Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Đức Phật và chúng đệ tử »» Xem đối chiếu Anh Việt: Vùng đất cây jambu »»

Đức Phật và chúng đệ tử
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Vùng đất cây jambu

Donate

(Lượt xem: 4.794)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Vùng đất cây jambu

The Land Of The Rose Apple

Dẫu biết rằng Giáo Pháp được đơm hoa kết trái từ tuệ giác của chính Đức Phật, nhưng cách mà chúng hiển lộ nơi thế gian này, lại chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nền văn hóa ở vùng đất mà Đức Phật thị hiện. Vì vậy, hiểu biết ít nhiều về văn hóa nơi đó, chắc chắn sẽ giúp ta trong việc thấu hiểu thêm Giáo Pháp của Ngài.
1. Although the Dhamma is a direct outcome of the Buddha’s own understanding, the form in which it was proclaimed to the world was, of course, very much influenced by the culture in which the Buddha lived. Therefore, some understanding of this culture will help to give a better understanding of the Dhamma.
Ấn Độ là một tiểu lục địa mang hình dáng như một cái nêm khổng lồ với biển Ả Rập ở phía Tây, biển Andaman ở phía Đông và các đỉnh núi quanh năm tuyết phủ của dãy Himalaya ở phía Bắc. Vào thời cổ đại, nó được gọi là vùng đất của những cây Jampu (Jambudipa) (Diêm-Phù-Đề). Đức Phật đã đản sanh và trọn đời Ngài sống ở phía Bắc của Trung Ấn, trong khu vực được biết đến như là Vùng Đất Trung Tâm (Majjhima Desa). Người ta gọi như vậy là bởi vì dân cư sinh sống ở đó tin rằng nơi đây là trung tâm của quả đất. Toàn bộ khu vực bao gồm một đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng và vô cùng màu mỡ, với hai con sông lớn là sông Ganges (sông Hằng) và sông Yamuna (Á-Mặc-Nạp) cùng vô số sông nhỏ chảy qua. Khí hậu nơi đây một năm trải qua ba mùa - mùa Hè, khi nhiệt độ có thể lên tới 400C; mùa mưa, khi các con sông dâng lũ khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn; và mùa Đông, khi ban ngày thì dễ chịu nhưng có thể trở nên rét cóng khi đêm về. Vào thời của Đức Phật, nhiều khu vực rộng lớn vùng Bắc Ấn được bao phủ bởi rừng rậm và người dân sống tại những ngôi làng giáp rừng thường hay bắt gặp sư tử, voi, nai, tê giác và nhiều động vật hoang dã khác.
2. India is a huge, wedge-shaped subcontinent with the Arabian Sea to its west, the Andaman Sea to its east and the snowy peaks of the Himalayas to its north. In ancient times it was known as the land of the Rose Apple (Jambudipa). The Buddha was born and lived all his life in north-central India in the area known then as the Middle Land (Majjhima Desa), so called because it was believed to be, by the people who lived there, the centre of the earth. The whole area consists of a vast, f lat, fertile plain through which f low two great rivers, the Ganges and the Yamuna, and many smaller rivers. There are three seasons – summer, when the temperature can reach as high as 40°; the rainy season, when the rivers flood and travel becomes difficult; and the winter, when the days can be pleasant but the nights can be freezing. In the Buddha’s time, large areas of northern India were covered by jungle and the people who lived in the many villages that bordered the jungles often encountered lions, elephants, deer, rhinoceros and other wild animals.
Dân cư của phần phía Bắc Ấn Độ này ít hơn rất nhiều so với ngày nay và phần lớn đất đai nơi đây lại màu mỡ phù hợp cho trồng trọt, nên ai cũng lương thực dư dả. Ngay đến những hộ nông dân nghèo nhất cũng có thể bổ sung vào những bữa ăn, hoặc tạo thêm thu nhập cho mình bằng cách săn bắt động vật hoang dã và hái lượm đủ loại trái cây từ các khu rừng.
The population of this northern part of India was much smaller than it is today; there was plenty of arable land for farming and most people had more than enough to eat. Even very poor farmers could supplement their diet or income by hunting wild animals and collecting the abundant fruits that the forests provided.
Ấn Độ thời Đức Phật không phải là một quốc gia thống nhất, mà đúng hơn là tập hợp các quốc gia độc lập, thường xuyên cạnh tranh với nhau để giành quyền thống lãnh. Trong số các quốc gia này, lớn mạnh nhất chính là vương quốc Magadha (Ma-Kiệt-Đà), mà trong hầu hết thời gian lúc Phật còn tại thế, được cai trị bởi vua Bimbasara (Tần-Bà-Sa-La). Đó là một vị vua anh minh, tài giỏi và rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Thủ đô của Magadha là Rajagaha (Vương Xá, nơi ngự của Nhà Vua), nằm ẩn mình giữa trập trùng đồi núi và được bảo vệ bởi những bức tường thành bằng đá thật đồ sộ, mà tàn tích của chúng vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Một thời gian ngắn sau khi Đức Phật nhập diệt, Magadha đã dời thủ đô từ Rajagaha đến Pataligama, về sau được gọi là Pataliputta và hiện nay là Patna (Hoa-Thị). Trong khoảng 150 năm, vương quốc này đã chiếm lãnh gần hết diện tích Ấn Độ. Ngay phía Bắc và tách biệt với Magadha bởi dòng sông Hằng là Liên bang Vajjian (Bạt-Kỳ). Liên bang này được tạo thành từ nhiều bộ lạc, mà tiêu biểu trong số đó là Licchavi và Videha, đã đoàn kết lại nhằm bảo vệ mình khỏi láng giềng hùng mạnh ở phía Nam. Tộc Licchavi là bộ tộc quan trọng nhất trong Liên bang và thành phố trọng yếu của họ - Vesali (Tó-Sá-Ly), trên thực tế cũng chính là thủ đô của Liên bang.
3. The India the Buddha knew was not a single political unit but rather a collection of independent countries, often vying with each other for supremacy. The largest and most powerful of these countries was the kingdom of Magadha, which during most of the Buddha’s life was ruled by King Bimbasara, a strong and effective ruler who took a great interest in religion. The capital of Magadha was Rajagaha (The King’s Abode) which nestled amongst rugged hills and was protected by massive stone walls, the remains of which can still be seen today. A short time after the Buddha’s final Nirvana, Magadha shifted its capital from Rajagaha to Pataligama, later to be called Pataliputta and today called Patna, and within a hundred and fifty years had conquered nearly all of India. Directly north of Magadha and separated from it by the Ganges River was the Vajjian Confederacy. The Vajjian Confederacy was made up of several tribes, two of which were called the Licchavies and the Videhas, who had united to protect themselves from their powerful neighbour in the south. The Licchavies were the most important tribe in the Confederacy and their chief city Vesali was the de facto capital of the Confederacy.
Dọc theo biên giới phía Tây của Liên bang Vajjian là Malla, một bộ lạc nhỏ theo thể chế cộng hòa có lãnh thổ được chia thành hai phần, một phần với thủ đô là Kusinara (Câu-Thi-Na) và phần còn lại với thủ đô là Pava.
Along the western border of the Vajjian Confederacy was Malla, a small tribal republic divided into two parts, one with its capital at Kusinara and the other with its capital at Pava.
Hướng Bắc của Malla là hai nước nhỏ với thể chế cộng hòa bán độc lập của tộc Sakya (Thích-Ca) và tộc Koliya (Câu-Lợi), cùng thủ đô của họ lần lượt là Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) và Devadaha (Đề-Bà-Đa-Ha). Những bộ lạc này cùng với các bộ lạc lân bang khác, không phải được cai trị bởi các vị vua, mà bởi các hội đồng những người đại biểu của công dân, điều này không khác mấy với cách tổ chức của các thành bang Hy Lạp cổ đại. Các hội đồng này sẽ tụ họp lại với nhau thường xuyên và ở đó mọi người đều được tự do nói lên suy nghĩ của mình.
North of Malla were the two small semi-independent republics of the Sakyans and the Koliyans with their capitals at Kapilavatthu and Devadaha respectively. These and the other tribal states were not ruled by kings but by councils made up of the leading citizens, not unlike those that ruled the ancient Greek city-states. The councils would meet regularly and everyone was free to speak their mind.
Phía Tây Bắc của Magadha là Kosala (Kiều-Tát-La), một nước lớn và hùng mạnh xếp thứ hai thời bấy giờ. Trong phần lớn thời gian Đức Phật trụ thế, Kosala được cai trị bởi Vua Pasenadi (Ba-Tư-Nặc) từ thủ đô của ông ở Savatthi (Xá-Vệ) và Kosala đã có rất nhiều ảnh hưởng đối với tộc Sakya. Phía Đông Nam của Kosala là Vamsa, với thủ đô của nó là Kosambi (Kiều-Thượng-Di) trên dòng sông Yamuna, mà lúc bấy giờ được cai trị bởi Vua Udena (Ưu-Điền).
North-west of Magadha was Kosala, the second largest and most powerful country of the time. During most of the Buddha’s life Kosala was ruled by King Pasenadi from his capital at Savatthi. Kosala exercised a great deal of influence over the Sakyans. South-east of Kosala was Vamsa with its capital at Kosambi on the Yamuna River. During much of the Buddha’s time Vamsa was ruled by King Udena.
Thế kỷ thứ 5 trước TL đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp. Các bộ lạc cộng hòa cũ bị tan rã, dưới tác động bởi sự xâm lược của các nước lớn như Kosala và Magadha. Những thành phố ngày càng được mở rộng và trở nên phức tạp hơn. Nhiều đoàn người rời bỏ làng xã và trang trại của họ để đổ xô về Kosambi, Savatthi, Rajagaha cùng các trung tâm đô thị khác.
4. The 5th century B.C.E. was a period of transition. Old tribal republics were breaking up under the impact of predatory and autocratic kingdoms like Kosala and Magadha. Cities were becoming larger and more sophisticated, and people were leaving their villages and farms and flocking to Kosambi, Savatthi, Rajagaha and other urban centres.
Xã hội Ấn Độ khi đó bị chia cắt rất rõ nét bởi chế độ đẳng cấp (Catuvana). Giai cấp mà một người được sinh vào sẽ quyết định nghề nghiệp họ làm, địa vị của họ trong xã hội, người họ được kết hôn, nơi họ sinh sống và những người họ có thể cùng ngồi ăn, trên thực tế là gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống họ. Ở đẳng cấp cao nhất là các Brahmin (Bà-La-Môn), những giáo sĩ được cha truyền con nối của đạo Brahmin, chuyên lo công việc của các nhà giáo dục và học giả. Bên dưới họ là Khattiya (Sát-Đế-Lỵ), giai cấp của các chiến binh. Họ là những người cai trị, giai cấp cầm quyền và binh lính. Giai cấp kế tiếp là Vessa (Vệ-Xá), gồm các thương gia, nhà buôn và thợ thủ công. Ở dưới cùng của hệ thống đẳng cấp là Suda (Thủ-Đà-La), gồm những người làm các công việc như nông dân, làm công và tôi tớ. Ngoài ra, còn có một nhóm người bị xem như chẳng thuộc vào các đẳng cấp trên đó là Candala (Chiên-Đà-La) - những kẻ bị ruồng bỏ. Những người này được coi là ở ngoài rìa của xã hội văn minh và mọi sự thứ họ chạm vào đều bị coi là uế nhiễm. Họ sống tách mình ở những vùng ngoại ô thật xa các thị trấn, xóm làng và buộc phải làm những công việc bị coi là hèn hạ như thu gom rác, dọn dẹp xác chết, thuộc da và quét dọn đường phố. Chế độ đẳng cấp đúng là đã góp phần giúp cho xã hội khá ổn định, nhưng nó lại khiến cho những sự thay đổi và chuyển dịch của xã hội gần như không thể xảy ra. Bên cạnh đó, nó cũng mang tới rất nhiều tàn bạo và bất công trút xuống những giai cấp thấp hơn cũng như giai cấp hạ tiện nằm ngoài rìa xã hội.
5. Indian society was divided very sharply by the caste system (catuvana). The caste that people were born into determined what work they did, their status in society, who they married, where they lived and who they ate with, in fact almost every aspect of their lives. The highest caste were the Brahmins, who were the hereditary priests of Brahminism, the educators and the scholars. Below them were the Khattiyas, the warrior caste, who were rulers, administrators and soldiers. The next caste were the Vessa, the merchants, traders and artisans. At the bottom of the caste system were the Sudas, who worked as farmers, labourers and menial workers. Outside the caste system were the Candalas, the outcastes, who were considered beyond the pale of civilised society and whose touch was considered to be polluting. They lived on the outskirts of towns and villages, and were compelled to do degrading jobs like collecting rubbish, removing dead bodies, tanning and sweeping the streets. The caste system gave society a great deal of stability but it made social change and mobility almost impossible and it also engendered a great deal of cruelty towards lower castes and outcastes.
Ban đầu chế độ đẳng cấp chỉ là một thể chế xã hội nhưng dần dần được hợp nhất với đạo Brahmin cùng các giáo điều được ban hành. Theo đó, hầu hết những kinh điển của Hindu (Ấn-Độ-Giáo) cùng Brahmin Giáo đều chấp nhận chế độ đẳng cấp như là một điều đã được sắp đặt bởi Phạm Thiên.
Originally the caste system was only a social institution but later it was integrated into Brahminism and given religious sanction, and most Brahminical and Hindu literature accepts the caste system as having been ordained by God.
Việc biên chép đã được biết đến vào thời của Đức Phật, nhưng nó không được sử dụng rộng rãi. Nguyên nhân của điều đó, chính là Ấn Độ từ lâu đã hoàn thiện các phương pháp giúp việc ghi nhớ văn chương và truyền đạt lại nó, với độ chính xác cao đến mức khiến cho việc biên chép trở nên không cần thiết. Thực vậy, Kinh Veda (Vệ-Đà) - bản Thánh ca của Brahmin giáo đã được sáng tác gần cả nghìn năm trước Phật đản sanh, vẫn không được viết xuống trong suốt nhiều thế kỷ sau khi Phật nhập Niết Bàn, song chúng vẫn được lưu truyền gần như nguyên vẹn. Các khúc ca, truyền thuyết, lịch sử, thánh điển cùng với lượng lớn các tác phẩm văn chương khác, mà đã phần nào tạo nên nét văn hóa của thời bấy giờ, đều từng được bảo tồn bằng phương pháp truyền miệng.
6. Writing was known at the Buddha’s time but it was not widely used. The reason for this was that India had long before perfected ways of committing literature to memory and passing it on with such accuracy that writing was simply not necessary. The Vedas, the sacred hymns of Brahminism, had been composed nearly a millennium before the Buddha, and indeed were not written down for many centuries after his final Nirvana, and yet they were faithfully preserved. Songs, legends, histories, sacred texts and large amounts of other literature that formed a part of the culture of the day were all preserved orally.
Tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ thời Đức Phật là Brahmin Giáo, chứ không phải Ấn Giáo như thường được đề cập. Ấn Độ Giáo là một sự trộn lẫn những tư tưởng của Brahmin Giáo, Phật Giáo cùng các tín ngưỡng dân gian khác và chỉ được phát triển nhiều thế kỷ sau thời Đức Phật.
7. The prevailing religion in India during the Buddha’s time was Brahminism, not Hinduism as is commonly supposed – Hinduism being an amalgamation of Brahminism, Buddhism and various folk cults which developed only many centuries after the Buddha.
Đạo Brahmin tin vào một đấng sáng tạo tối cao được gọi là Brahma (Phạm-Thiên) và nhiều vị Thần nhỏ hơn như Thần lửa Aggi, Thần sét tối cao Indra, Vua địa ngục Yama, Thần mặt trời Suriya,... Những vị Thần này sẽ ban phước khi được dâng các tế lễ (yaga), là những vật phẩm được ném vào lửa trong các buổi lễ với niềm tin rằng, chúng sẽ theo khói mà bay lên trời và đến nơi các vị Thần. Người dân bình thường có thể chỉ hiến tế những phẩm vật đơn sơ như ngũ cốc hoặc bơ sữa, nhưng với những người giàu có và hoàng tộc, họ sẽ hiến tế một lượng lớn các loài động vật, mà thường là bò và thậm chí đôi khi họ còn hiến tế cả con người. Sự tế lễ là việc vô cùng phức tạp và người dâng lễ tin rằng họ sẽ chỉ nhận được phước lành được ban phát từ các vị thần, khi các nghi lễ được thực hiện một cách hoàn toàn chính xác. Chỉ những Brahmin và các Thầy tế tự được truyền thừa mới biết chính xác cách để thực hiện nghi thức hiến tế, một kiến thức mà họ bảo vệ hết sức cẩn trọng, và họ thường đòi hỏi một khoản trả công hậu hĩ cho mỗi buổi lễ. Hệ quả là các Brahmin thường bị xem là những người tham lam và hám lợi. Bên cạnh đó, một lễ nghi quan trọng khác trong Brahmin Giáo là nghi thức tắm rửa. Người ta tin rằng nếu một người làm điều ác, thì những điều ác đó có thể được rửa sạch hay cuốn trôi đi, bằng cách tắm gội tại một trong số những dòng sông thiêng, mà nổi tiếng nhất chính là sông Ganges.
Brahminism believed in a supreme creator god named Brahma and many lesser gods like Aggi, the god of fire, Indra, the king of gods, Yama, the king of the under- world, Suriya, the god of the sun, and so on. These gods were propitiated with sacrifices (yàga) which were thrown into the ritual fire and were then believed to be taken to heaven in the smoke. Ordinary folk might make small sacrifices of grain or ghee, but the wealthy or royalty would sometimes sacrifice large numbers of animals, usually cows but occasionally even human beings. Sacrifices were very complex affairs and it was believed that they would bring down the blessings from the gods only if they were performed absolutely correctly. Only the Brahmins, the hereditary priests knew how to perform the sacrificial rituals correctly, a knowledge that they jealously guarded, and they expected to be well paid for their services. As a result of this, Brahmins had a well-earned reputation for greed and avarice. Another important practice in Brahminism was ritual bathing. It was believed that if a person did evil it could be cleansed or washed away by bathing in certain sacred rivers, the most popular of which was the Ganges.
Vào thời của Đức Phật, sự bất mãn với giáo lý Brahmin đã lan rộng và nhiều người, trong đó có cả những trí thức Bà La Môn dần chuyển sang quan tâm đến những tư tưởng tôn giáo mới. Song song với Brahmin Giáo, một truyền thống vốn đã có mặt từ lâu đời hơn, chính là truyền thống của các bậc thầy khổ hạnh không chính thống (samana), đã bắt đầu thu hút được nhiều sự quan tâm. Nổi tiếng nhất trong số những hành giả khổ hạnh này là Nataputta (Nhã-Đề-Tử), người được các đệ tử của mình tôn xưng với danh hiệu Mahavira Jain (bậc Đại Anh Hùng). Môn đồ của ông được biết đến như Những Người Không Còn Sự Ràng Buộc (Nigantha) (Ni-Kiền-Tử) và tôn giáo mà ông sáng lập được gọi là Jaina Giáo (Kỳ-Na giáo). Nataputta sống cùng thời và lớn tuổi hơn Đức Phật và lúc Đức Phật bắt đầu truyền đạo thì đồ chúng của Nataputta đã rất đông rồi. Một nhóm hành giả khổ hạnh quan trọng khác là Ajivika (A-Cát Duy-Ca/Phái Tà Mệnh), được chủ trương bởi Makkhali Gossala. Đạo sĩ Ajivika lõa thể đi lại khắp nơi và rao giảng tư tưởng rằng, việc nỗ lực kiềm chế cái ác để trở nên tốt đẹp là vô ích, bởi vì tất cả mọi người cuối cùng đều sẽ tìm thấy sự cứu rỗi thông qua quá trình luân hồi tái sinh, giống như một quả bóng được bện chặt từ một sợi dây cuối cùng đều sẽ được tháo ra hết sau khi lăn dài trên mặt đất. Nhóm Ajivika có rất nhiều tín đồ và người ủng hộ vô cùng thế lực, nhưng Đức Phật phê phán họ là những hành giả khổ hạnh tệ hại nhất. Một số những đạo sĩ nổi tiếng khác lúc bấy giờ là đạo sĩ bện tóc Ajita, Purana Kassapa, Pakudha Kaccayana và Sanjaya Belatthiputta. Tất cả các tôn giáo mà họ khởi xướng, chỉ kéo dài được vài thế kỷ và sau đó đều dần biến mất.
8. By the Buddha’s time, there was widespread dissatisfaction with Brahminism and many people, including many Brahmin intellectuals, were becoming interested in new religious ideas. Parallel to Brahminism and much older was the tradition of unorthodox ascetic teachers (samana) who were beginning to attract increasing interest. The most famous of these ascetics was Nataputta, known to his disciples by the title Mahavira Jain (the Victorious Great Hero). His followers were known as the Bond-Free Ones (Nigantha) and the religion he founded came to be known as Jainism. Nataputta was an older contemporary of the Buddha and already had many disciples by the time Buddhism began. Another important group of ascetics were the Ajivikas, founded by Makkhali Gossala. Ajivika ascetics went naked and taught that being good by refraining from evil was useless because everyone would eventually find salvation through the process of transmigration just as a ball of twine rolling along the ground will eventually unwind. The Ajivikas had many influential followers and supporters but the Buddha criticised them as the worst of all ascetics. Some of the other well known teachers of the time were Ajita of the hair blanket, Purana Kassapa, Pakudha Kaccayana and Sanjaya Belatthiputta, all of whose religions lasted only a few centuries and then petered out.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.89.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...