Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyên lý duyên khởi »» Xem đối chiếu Anh Việt: Nguyên lý duyên khởi và sự rèn luyện tâm thức »»

Nguyên lý duyên khởi
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Nguyên lý duyên khởi và sự rèn luyện tâm thức

Donate

(Lượt xem: 10.502)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Nguyên lý duyên khởi và sự rèn luyện tâm thức

Dependent Arising and Training the Mind



Sự giảng giải về cách thức diễn ra tái sinh trong luân hồi dựa trên 12 chi phần của duyên khởi cũng giống như sự trình bày về nền tảng của những nghiệp bất thiện, phiền não và khổ đau. Vậy thì, liệu tâm thức có thể tách rời khỏi sự vô minh [hiện có] này hay không? Đây là điều mà quý vị nhất thiết phải suy xét. Dù có phân tích bất kỳ loại tâm thức nào, quý vị cũng sẽ thấy nó liên kết với sự huân tập. Khi quý vị phát triển một tâm thức sai lầm, thì vì nó không có một nền tảng hợp lý được xác thực bởi nhận thức đúng thật, nên dù quý vị có huân tập nhiều đến đâu đi chăng nữa, tâm thức sai lầm ấy cũng không thể tăng trưởng vô giới hạn. Nhưng nếu quý vị bắt đầu huân tập một tâm thức không sai lầm, vốn có một nền tảng hợp lý được xác thực bởi nhận thức đúng thật, thì dù quý vị không nỗ lực huân tập nhiều lắm, tâm thức ấy vẫn được duy trì. Còn nếu như quý vị không ngừng huân tập rèn luyện tâm thức ấy, nó sẽ tăng trưởng mãi và cuối cùng trở nên vô giới hạn.
The explanation of the way of taking birth in cyclic existence based on the twelve members of dependent arising is like a presentation of the basis: the contaminated actions, afflictive emotions and suffering. Now, can the mind be separated from this ignorance or not? This is something you have to look into. No matter what type of consciousness you consider, it is connected with familiarization. No matter, how much you develop a mistaken consciousness, since it doesn't have a valid foundation certified by valid cognition, it cannot be increased limitlessly. However, if you become familiar with a non-mistaken consciousness, which has a valid foundation certified by valid cognition, even if you don't train a great deal in it, it will remain with you. To the degree that you continuously familiarize with it, it will increase and eventually can become limitless.
Các phẩm tính [giác ngộ] dựa vào tâm thức được cho là có một nền tảng vững chãi. Vì sao vậy? Vì tâm thức được cho là [vô thủy vô chung,] không có thời điểm khởi đầu và cũng không có thời điểm kết thúc. Những phẩm tính tâm linh có nền tảng vững chãi trong tâm thức đó tự nó cũng đã là nền tảng.
It is said that qualities that depend on the mind have a stable basis. Why is this?-because consciousness is said to have no beginning and no end. Mental qualities have a stable basis in that consciousness itself is the basis.
Khi một phẩm tính tâm linh hiện hữu trong tâm thức, nó hiện hữu với một năng lực nhất định, và quý vị không cần thiết phải dùng đến cùng năng lực đó thêm một lần nào khác chỉ để làm cho phẩm tính ấy trở lại với mức độ ban đầu. Vì [không cần đến năng lực duy trì như] thế, nên khi tiếp tục rèn luyện nhiều hơn thì quý vị chắc chắn sẽ làm tăng trưởng phẩm tính ấy.
Once a mental quality is in the mind, it is in the mind with a certain force, and you don't have to exert that same force again to bring it up to the initial level. Thus when you train more, you will increase that quality.
Chính trong ý nghĩa đang bàn về sự vô thủy vô chung của tâm thức như trên mà tự thân luân hồi cũng được cho là vô thủy vô chung, và điều đó dẫn đến việc bàn về tái sinh. Trong phạm vi của một chu kỳ duyên khởi như đã giải thích trên, để cho tất cả 12 chi phần đều hiện khởi thì thời gian lâu nhất là 3 kiếp sống, và nhanh nhất cũng phải trải qua 2 kiếp.
It is in terms of this discussion of no beginning and no end to consciousness that cyclic existence itself is said to have no beginning and no end, which leads to the topic of rebirth. With regard to the one round of dependent arising explained above, for all twelve members to occur, at the slowest it takes three lifetimes, and the fastest they can be completed in is two lifetimes.
Khi bàn về tái sinh lại dẫn đến chủ đề về [mối liên hệ với] tiền kiếp. Ngày nay, có những người nhớ lại được về các kiếp trước của họ. Gần đây, ở Ấn Độ có 2 trường hợp mà chính tôi đã gặp, cả 2 đều là bé gái. Đối với người nào chấp nhận là có những kiếp sống quá khứ và tương lai thì loại hiện tượng này chẳng có gì lạ lùng cả. Nhưng với một người không chấp nhận việc có những kiếp sống quá khứ và tương lai, hẳn phải suy ngẫm tìm lời giải đáp cho câu hỏi này: Do những điều kiện hay nguyên nhân nào mà xảy ra [hiện tượng] nhớ lại được [kiếp trước] như thế?
The topic of rebirth leads to the topic of reincarnation. Nowadays there are people who remember their former lifetimes. Recently in India there have been two cases that I have come across, both of small girls. For somebody who accepts former and future lifetimes, there's nothing amazing about this sort of phenomenon. But a person who does not accept former and future- lives should come up with some answer: through what sort of condition or causation does this memory take place?
Tâm thức cũng không có thời điểm kết thúc, nhưng sẽ đạt đến sự viên mãn của nó trong trạng thái thành tựu Phật quả. Và không có vấn đề những cấp độ nhiễm ô của tâm thức sẽ tiếp diễn trong trạng thái thành tựu Phật quả, hay thậm chí ngay cả những cấp độ thô trược của tâm thức. Chính cấp độ vi tế nhất của tâm thức mới tiến triển đạt đến và tồn tại trong trạng thái thành tựu Phật quả. Cấp độ vi tế nhất này vốn đã hiện hữu từ vô thủy và sẽ tiếp tục trong trạng thái thành tựu Phật quả. Vào thời điểm chúng ta chết đi, những cấp độ thô trược hơn của tâm thức sẽ tan hòa hoặc chấm dứt, và tâm thức cuối cùng hiện hành chính là tâm thức tịnh quang vi tế nhất này. Nó chính là tâm thức tạo ra sự kết nối với đời sống tiếp theo.
Consciousness also has no end, but reaches its fulfillment in Buddhahood. Now there's no question of the afflicted levels of mind going on the Buddhahood, or even the coarser levels of consciousness. It is the subtlest level of consciousness that proceeds to and through Buddhahood. This subtlest level has existed since beginning less time and goes on to Buddhahood. When we die, our coarser levels of consciousness dissolve or cease and the final consciousness that manifests is this most subtle mind of clear light, it is this consciousness that makes the connection to the next lifetime.
Mười hai chi phần của duyên khởi cũng có thể được giảng giải trong ý nghĩa là những chướng ngại của tâm Nhất thiết trí, với sự liên hệ đến các vị Bồ Tát đã đạt 3 thanh tịnh Bồ Tát địa, tức là các địa vị thứ 8, thứ 9 và thứ 10 [trong Thập địa].
The twelve branches of dependent arising can also be explained in terms of the obstructions to omniscience, with reference to Bodhisattvas on the three pure Bodhisattva grounds, the eighth, ninth and tenth grounds.
Khổ đau của chúng ta có nguồn gốc từ vô minh, nên chính vì mang tâm thức không được điều phục mà chúng ta phải đối mặt với nguồn gốc ấy và phải gánh chịu khổ đau. Do đó, chúng ta nhất thiết phải loại trừ vô minh trong dòng tâm thức, vốn là nguyên nhân khiến ta phải khổ đau. Thông qua [việc tu tập] điều phục tâm, chúng ta sẽ [tiến tới] đối diện với khổ đau. Và vì tâm thức cần phải được điều phục, nên có một phương thức điều tâm bằng vào chính tự thân tâm thức. Như vậy, cả chủ thể điều phục lẫn đối tượng đang được điều phục đều chính là tâm thức. Do đó, chúng ta nhất thiết phải [tu tập để] trở nên khéo léo trong sự phô diễn tâm thức. Trong [sự tu tập theo] giáo pháp đạo Phật thì vấn đề này chiếm rất nhiều thời gian.
Since the root of our suffering is ignorance, it is from having an untamed mind that we meet with that root and suffer. Therefore we have to eliminate the ignorance in our mind stream that brings us suffering. Through taming the mind we will meet with suffer-ing. Now, since the mind needs to be tamed, there is a mode of taming the mind in terms of the mind itself. Then the trainer and that which is being trained are both the mind. So one has to become skilled in the presentation of mind. In Buddhist teachings a great deal of time is devoted to this.
Trong tâm thức chúng ta, loại tâm kém điều phục nhất là tà niệm, tà kiến hay vọng niệm. Khi được nghe hiểu và trở nên quen thuộc với giáo pháp, ta dần dần phát triển đến mức độ khởi nghi. Có 3 cấp độ của lòng nghi: cấp độ thấp nhất là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng nghiêng về những điều sai trái, cấp độ trung bình là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng cân bằng hướng về cả những điều sai trái cũng như đúng đắn, và cấp độ cao nhất là khởi lòng nghi nhưng có khuynh hướng nghiêng về những điều đúng đắn. Và rồi, khi tu tập tiến triển hơn nữa, lòng nghi sẽ được chuyển hóa thành những sự thừa nhận đúng đắn. Từ cấp độ này, nhờ suy ngẫm về những gì hợp lý, ta có được những kết luận hợp lý. Rồi bằng cách tự mình huân tập với những hiểu biết hợp lý, ta sẽ đạt đến sự trực nhận giúp ta nhận hiểu được đối tượng.
Within our consciousness, the most untamed type of mind is called wrong ideas, wrong knowledge, or wrong consciousness. As one hears and becomes accustomed to teachings, one gradually rises to the level of doubt. There are three levels of doubt: the lowest being doubt that tends to what is wrong, the middling being equal doubt, which tends both to what is wrong and to what is right, and the highest being doubt that tends towards what right. Then, as one trains more doubt is transformed into correct assumption. From this level, by reflecting on reasons and so forth, one generates inference. Then by accustoming oneself to the inferential understanding, direct perception which realizes that object is gained.
Để có thể vượt qua những vọng niệm hay tà kiến này, nhiều hệ quả phi lý sẽ được chỉ ra. Vào thời điểm khi tiến lên đến mức độ khởi nghi, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng lý luận để làm sinh khởi những hiểu biết hợp lý. Thông qua đó, ta phát triển được trí tuệ phân biệt các pháp. Trong tiến trình này, ta dần dần phát triển trí tuệ khởi sinh từ việc được nghe pháp (văn), suy ngẫm (tư) và thực hành thiền tập (tu).
In order to overcome these wrong consciousnesses or wrong ideas, many absurd consequences are set forth. At the point when you rise to the level of doubt it is possible to use reasoning to, generate an inferential understanding. Through this one develops the wisdom that discriminates phenomena. In the process, one gradually develops the wisdom arisen from hearing, from thinking and from meditation.
Khi tiếp tục tu tập theo giáo pháp, ta dần dần đạt đến mức độ nhận ra được rằng, quả thật tâm thức mình có khả năng chuyển hóa [để hoàn thiện hơn]. Từ cách nhìn nhận đó, ta có thể bắt đầu tin sâu vào sự tu tập [giáo pháp] bất hại (ahimsa). Cấp độ đầu tiên [của pháp tu này] là tự mình kiềm chế không tham gia vào những hành vi gây hại đến người khác. Cấp độ thứ hai là thực hành các pháp đối trị những yếu tố tinh thần nào thúc đẩy các hành vi bất thiện. Cấp độ thứ ba là chế ngự ngay cả những chủng tử [phiền não] vốn đã được tạo ra từ trước đây bởi các cảm xúc phiền não. Thông qua sự suy ngẫm về quan điểm duyên khởi, ta sẽ thấy được những lỗi lầm tai hại của sinh tử luân hồi, thấy được cách thức mà khổ đau sinh khởi, và sẽ được dẫn dắt, cuốn hút vào quá trình tu tập theo những cấp độ như trên [của giáo pháp] bất hại.
When one proceeds with this type of practice one gradually comes to see that there is indeed a possibility of transforming one's consciousness. From this point of view one can become convinced about the practice of non-violence. This first level is to restrain oneself from engaging in activities that harm others. The second level is to implement the antidotes to the mental factors that motivate bad actions. The third level is to overcome even the predispositions that have been established previously by afflictive emotions. Through reflecting on the view of dependent arising one sees the faults of cyclic existence, how suffering comes about, and one is drawn into the practice of these levels of non-violence.
Để có thể loại trừ những chủng tử tiềm tàng [trong tâm thức] vốn đã từng được tạo ra bởi các cảm xúc phiền não, điều thiết yếu trước tiên là phải dứt trừ những cảm xúc phiền não. Sự loại bỏ [hoàn toàn] các phiền não cũng như mọi chủng tử do chúng tạo ra trước đây được gọi là đạt đến Phật quả. Chỉ loại bỏ hết phiền não [nhưng vẫn còn các chủng tử phiền não] thì gọi là chứng quả A-la-hán hay Sát tặc, [nghĩa là đã trừ hết giặc phiền não]. Sự tu tập để chế ngự các cảm xúc phiền não và những chủng tử do chúng tạo ra cũng giống như một trận ác chiến. Trước khi tham chiến, điều quan trọng là phải hành động để tạo ra một giới tuyến phòng thủ, và do đây mà phải xem trọng việc khởi đầu bằng cách kiềm chế những hành vi bất thiện của thân (hành động) và khẩu (lời nói). Mục đích rốt ráo là [tu tập để] đạt đến quả vị Phật. Nhưng trong tiến trình tu tập đó, ngay từ đầu chúng ta nhất thiết phải kiềm chế những hành vi bất thiện [xuất phát từ] thân (hành động) và khẩu (lời nói) của mình. Và nếu như do động cơ ích kỷ [thôi thúc] mà ta phạm vào một hành vi bất thiện, chẳng hạn như giết hại, trộm cắp, nói dối, tà dâm hay vu cáo [người khác], những hành vi bất thiện của thân và khẩu như vậy không chỉ gây hại cho người khác, mà rốt cùng chúng sẽ mang lại khổ đau cho chính bản thân ta. Vì thế, cho dù chỉ quan tâm đơn thuần đến những gì mà hành vi bạo lực gây hại mang lại cho chính bản thân ta thôi, thì việc kiềm chế những hành vi bất thiện [như vậy] của thân (hành vi) và khẩu (lời nói) cũng đã là cần thiết.
In order to remove the latent predispositions established by the afflictive emotions, it is necessary first to eliminate the afflictive emotions. The removal of the afflictions, as well as of the predispositions established by them, is called the stage of Buddhahood. The mere removal of the afflictive emotions is called the stage of an Arhat or a Foe-Destroyer. The practice for overcoming the afflictive emotions and the predispositions established by them is like an offensive engagement. Prior to this it is important to engage in a defensive line of action, hence the importance of initially restraining ill-deeds of body and speech. The ultimate aim is to attain Buddhahood. But in the implementation of this one initially has to restrain one's ill-deeds of body and speech. Now, if with a selfish motive one commits a wrong action, such as killing, stealing, lying, adultery or slander, these bad actions of body and speech not only harm others, ultimately they will bring suffering upon oneself. Thus, even if one considers merely the violence one is bringing on oneself, it is necessary to restrain wrong actions of body and speech.
Vì lý do đó, sự suy ngẫm về [ý nghĩa] vô thường là rất hữu ích. Cho dù ta có sống thọ đến đâu đi chăng nữa, chẳng phải là luôn có một giới hạn [cuối cùng] của đời sống đó sao? So với sự hình thành của vũ trụ và thời gian hình thành trái đất thì một kiếp người là quá ngắn ngủi. Dù vậy, cũng chẳng có gì bảo đảm rằng ta sẽ sống qua được hết cái quãng đời [ngắn ngủi] thông thường chừng 100 năm đó, hay thậm chí chỉ 60 năm thôi! Và trong những trường hợp đó, việc tập trung hết thảy mọi năng lượng tinh thần cũng như thể chất vào tiền bạc hay sức khỏe chỉ giúp ích cho riêng đời sống này thôi, vốn thật bấp bênh và ngắn ngủi. Việc suy ngẫm về ý nghĩa này sẽ giúp ta giảm nhẹ đi sự tham lam thái quá, sự khao khát mong cầu điều gì đó bất chấp mọi hệ quả.
For this, it is helpful to reflect on impermanence. No matter now long our life is, there's limit to it, isn't there? Compared to the formation of the universe, and geological time, the human lifetime is very short. Even then, there isn't any guarantee that we'll live out the usual lifespan of 100 or even 60 years. In these circumstances, to concentrate all your energy, mental as well as physical on money or on wealth is only helpful for this life, which is uncertain and short. Reflecting on this will help reduce extreme greed, the desire to get something, no matter what the consequences.
Suy ngẫm về thực trạng thế giới hiện nay cũng hữu ích cho sự tu tập, vì vật chất dù có tốt đẹp hơn đến đâu đi chăng nữa cũng không thể là giải pháp cho cuộc sống. Sự phát triển riêng về vật chất giải quyết được một số bất ổn, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra những loại bất ổn mới. Thông qua kinh nghiệm của chính bản thân mình, chúng ta có thể nhận ra rằng chỉ phát triển vật chất không thôi là chưa đủ. Suy ngẫm về những điều này, chúng ta sẽ phát triển một niềm tin chắc chắn rằng việc làm hại người khác sẽ mang đến những mất mát, thiệt hại cho chính bản thân ta. Đây chính là điều mà ta phải thường xuyên quán xét. Ngoài ra, trong giai đoạn này, hãy phân tích sự hữu ích của bộ não con người, của thân người và điều kiện được làm người, bởi nếu ta sử dụng những điều này theo một phương cách gây hại [đến người khác] thì quả thật đáng buồn.
Thinking about the current world situation also helps this practice, no matter how good material things become, they can't give the answer to life. Material progress alone is solving some problems, but at the same time it is producing new kinds of problems. Through our own experience we can realize that mere material progress is not sufficient. Thinking along these lines a conviction will grow, that harming others will bring loss to yourself. This is something to reflect on again and again. Also, at this stage, analyze the usefulness of the human brain, the body, the human condition, for it is really sad to use it in a harmful way.
Đối với một số người, việc suy ngẫm về sự tái sinh vào ba đường ác - như địa ngục, ngạ quỷ hay súc sinh - sẽ là hữu ích. Nếu thấy khó tin vào sự hiện hữu của những cảnh giới như địa ngục, thì có thể ta chỉ cần suy xét về những khổ đau mà các loài vật đang phải chịu đựng, những khổ đau mà ta có thể tự mình tận mắt chứng kiến. Chúng ta nên suy ngẫm về việc liệu mình có thể chịu đựng nổi những khổ đau như thế hay không, nếu như phải sinh vào những hoàn cảnh ấy. Chúng ta có thể thừa nhận rằng, trong tâm thức ta vốn đã sẵn có các chủng tử được tạo ra bởi những hành vi được thúc đẩy từ vô minh căn bản, có thể dẫn đến tái sinh làm những con vật như thế. Chúng ta cần phải suy nghĩ rằng mình đã sẵn có trong dòng tâm thức tương tục những hạt giống căn bản sẵn sàng phát triển [để đưa ta vào] kiếp sống như thế. Và nếu tái sinh vào kiếp sống như thế, ta sẽ phải chịu đựng những loại khổ đau nào? Từ trước đến nay ta chỉ đứng ngoài nhìn vào thôi, giờ đây ta cần phải tưởng tượng: “Nếu tôi mà trở thành như thế, liệu tôi có chịu đựng nổi không?” Khi suy nghĩ theo cách này, quý vị sẽ thấy ra rằng đó không phải là điều mình mong muốn. Và nguyên nhân dẫn đến khổ đau loại này chính là việc dùng bạo lực gây hại đến các chúng sinh khác. Đây là cấp độ quán chiếu đầu tiên về những tai hại của bạo lực và sự cần thiết phải kiềm chế những hành vi bất thiện của thân và khẩu.
For some people it is helpful to reflect on the three bad levels of transmigration, as hell beings, hungry ghosts or animals. If it is difficult to believe that there are hell-beings, we can just consider the suffering that the animals undergo, sufferings we can see with our own eyes. We should think about whether we could stand that sort of suffering, if we born in such circumstances. We can assume that in our minds we already have the predispositions from actions motivated by initial ignorance for rebirth as such animals. We need to think that we have within our continuums the substances which are just ready to develop into that kind of lifetime. And if we were born into that kind of life, what kind of suffering would we have? Up to now we have just been looking at them; now we should imagine: 'If I became like that, could I bear it or not?' When you think this way, you discover it's not what you want. Now what brings about this kind of suffering is violence towards others. This is the first level of reflection on the faults of violence and the need to restrain ill-deeds of body and speech.
Tiếp theo, nếu quý vị đã kiềm chế được những hành vi bất thiện của thân và khẩu trong đời này, thì cũng không có gì đảm bảo rằng quý vị sẽ tiếp tục làm được như vậy trong kiếp sống tiếp theo. Vì thế, cách phòng hộ tốt nhất, cũng là cấp độ thứ hai của “trận ác chiến”, là tu tập để chế ngự các cảm xúc phiền não. Những cảm xúc phiền não vốn mang lại mọi bất ổn cho chúng ta, chính là những gì đã đề cập trong 12 chi phần của duyên khởi. Nền tảng căn bản của mọi phiền não là vô minh, vốn nhận biết về các đối tượng như là tồn tại dựa vào tự tính sẵn có, và rồi điều đó lại khơi dậy những mức độ khác nhau của tham lam, căm ghét, thù hận, ganh tỵ v.v... Những điều này đích thực là nguyên nhân gây ra bất ổn. Trong thế giới của chúng ta hiện nay, thật quá rõ ràng là mọi vấn đề khó khăn và bất ổn đều có liên quan đến tham luyến, sân hận và ganh tỵ, dù là xét trên bình diện quốc gia hay gia đình.
Now there's no guarantee that if you restrain ill-deeds of body and speech in this lifetime you will do so in the next lifetime. Therefore the best defence is the second level of offensive engagement, training to overcome afflictive emotions. The afflictive emotions that bring us all this trouble are those mentioned in the twelve limbs of dependent arising. The basis of the afflictions is the ignorance which conceives of objects as inherently existing, which then induces varying degrees of desire, hatred, enmity, jealousy and so forth. These are the real trouble-makers. It is very clear in our present world, at the national or family level, all difficulties and problems are related to attachment, anger and jealousy.
Khi có ai đó tìm cách hãm hại ta, ta đồng nhất người ấy như là kẻ thù của ta. Nếu như sự giận giữ hay ý muốn hãm hại đó mà đúng thật là bản chất của người ấy thì hẳn đã là một vấn đề khác hơn rồi. Thế nhưng, sự căm ghét, giận dữ và ý muốn hãm hại kia thật ra chỉ là những yếu tố tinh thần từ ngoài tác động vào tâm thức. Mặc dù chúng ta có những hành vi bất thiện, nhưng không phải lúc nào ta cũng luôn nghĩ đến việc làm điều bất thiện. Kẻ thù của ta cũng thế thôi. Nguyên nhân thực sự gây ra bất ổn không phải là [tự thân] con người, không phải là chúng sinh [ta đang xem như kẻ thù đó], mà chính là cái tâm thức đang chịu tác động bởi phiền não của người ấy. Kẻ thù thực sự nằm ngay trong tự thân ta, không phải ở bên ngoài. Là một hành giả tu tập, trận chiến thực sự của chúng ta nên diễn ra ngay trong nội tâm mình chứ không phải ở bên ngoài. Phải mất nhiều thời gian, nhưng đó là cách duy nhất để chúng ta làm giảm thiểu hết mức những gì mà tôi gọi là những tính xấu của con người. Và thông qua tiến trình này, quý vị sẽ được an vui trong tinh thần nhiều hơn, không phải đợi sau một thời gian dài hay trong đời sống sắp tới, mà là [ngay bây giờ đây,] trong mỗi ngày ta đang sống. Nguyên nhân cơ bản hủy hoại sự an vui trong tâm thức ta chính là lòng thù ghét hay sân hận. Tất cả những tư tưởng bất thiện đều gây ra bất ổn, nhưng sân hận là yếu tố mạnh mẽ nhất.
When some other person seeks to harm us, we identify that person as an enemy. If this anger, this wish to harm, were the very nature of that person, it would be a different matter. But hatred, anger, and the wish to harm are actually peripheral mental factors affecting the mind. Although we do bad actions, we're thinking of doing bad actions all the time. It is the same for your enemy. The actual trouble-maker is not the person, not the being; it is his or her afflicted mind. The real enemy is within ourselves, not outside. As practitioners the real battle should take place within ourselves. It will take time, but it is the only way to minimize what I call the bad human qualities. And through this you will get more mental peace, not only in the next life, or after a long time, but day by day. The basic destroyer of our peace of mind is hatred or anger. All bad thoughts are trouble-makers, but anger is the most powerful.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.87.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...