Dưới đây sẽ trình bày một số pháp tu tập trong những lúc hành giả đã ra khỏi trạng thái thiền tập, không ngồi thiền (tức là sau khi xả thiền). Vì hành giả Mật thừa phải có nếp sống không bao giờ tách rời với sự tu tập kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, nên những giai đoạn sau khi đã xả thiền là rất quan trọng. Có những pháp du-già khác nhau để thực hành trong các giai đoạn này, chẳng hạn như pháp du-già lúc ngủ, pháp du-già lúc ăn, bao gồm những phương pháp thích hợp để duy trì chế độ ăn uống, hay pháp du-già lúc tắm rửa v.v... Thậm chí có cả các pháp tu nhất định để thực hành trong lúc nghỉ ngơi thư giãn.
Following this there are practices for the post-meditation period. Since a tantric practitioner has to lead a life in which he is never separated from his practice of union of method and wisdom, the post-meditation periods are very important. There are different yogas to be practised in these periods such as the yoga of sleeping, the yoga of eating, which includes the proper way of maintaining your diet, the yoga of washing and so on. There are even certain practices to be observed while relieving yourself.
Đúng như các bậc đại sư có dạy: “Những tiến bộ trong buổi thiền tập [theo thời khóa] phải củng cố và giúp hoàn chỉnh cho các tu tập của giai đoạn sau buổi thiền tập, và những tiến bộ trong giai đoạn sau buổi thiền tập phải củng cố và bổ sung cho những tu tập trong buổi thiền tập.”
Just as the great masters say, 'The progress made during the meditation session should complete and reinforce the practices during the post-meditation period, and the progress made in the period after your meditation session should reinforce and complement your practices during the session.'
Chính trong giai đoạn sau các buổi thiền tập, quý vị mới có thể thực sự thẩm định được việc tu tập của mình trong các buổi thiền tập là có thành công hay không. Nếu quý vị nhận ra rằng, cho dù đã tu tập thiền qua nhiều năm nhưng cách suy nghĩ, nếp sống, cung cách ứng xử của quý vị trong những lúc không ngồi thiền vẫn giữ nguyên không thay đổi, không chịu ảnh hưởng gì [của sự tu tập] thì đó không phải là một dấu hiệu tốt.
It is during the post-meditation period that you can really judge whether your practice during the meditation sessions has been successful or not. If you find that despite having undertaken meditation for years, your way of thinking, your lifestyle and behaviour during the post-meditation period remain unchanged and unaffected, it is not a good sign.
Chúng ta không dùng các loại thuốc men để thử nghiệm hoặc chỉ dùng qua để biết mùi vị, màu sắc hay kích cỡ của chúng, mà chúng ta dùng thuốc là để cải thiện sức khỏe. Nếu dùng thuốc sau một thời gian dài mà chẳng thấy có gì khá hơn thì không có lý gì ta lại tiếp tục dùng mãi. Cho dù việc thiền tập của quý vị là ít hay nhiều thì điều ấy cũng phải mang lại một sự chuyển hóa hay thay đổi nào đó theo hướng tốt đẹp hơn.
We don't take medicine in order to try it or test it for taste, colour or size, but in order to improve our health. If after taking it for a long time it has done us no good, there is no point in continuing to take it. Whether your practices are short or elaborate, they should bring about some transformation or change for the better.
Có những nghi thức tu tập khác nhau có thể được thực hành trên căn bản pháp du-già bổn tôn của giai đoạn phát khởi. Sự kiên trì theo đuổi các hình thức tu tập như thế sẽ giúp thiền giả đạt đến trình độ bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng tác động về mặt thể chất của những pháp tu này. Việc hành giả trải nghiệm được những ảnh hưởng đặc biệt về mặt thể chất này trong cơ thể mình là biểu hiện sự đạt đến mức độ đầu tiên của giai đoạn thành tựu.
There are different kinds of activities that can be done on the basis of the deity yoga practised in the generation stage. Consistently engaging in such forms of practice, the meditator will reach a point where he or she will begin to feel the physical effect of these practices. Experiencing this special physical effect within your body marks the attainment of the first level of completion stage.
Có nhiều pháp tu tập khác nhau trong giai đoạn thành tựu, chẳng hạn như pháp du-già nội hỏa, pháp khí du-già – tức là pháp du-già vận dụng các dòng năng lượng – và pháp du-già tứ hỷ lạc v.v... Pháp khí du-già bao gồm những kỹ năng như là kiểm soát hơi thở (giữ hơi trong lồng ngực) hay một pháp tu được gọi theo thuật ngữ là kim cang trì tụng.
There are many different types of completion stage practice, such as the yoga of inner heat, wind yoga - that is yoga that makes use of the currents of energy - and the yoga of the four joys and so forth. Wind yoga includes such techniques as holding the vase breath or what is technically referred to as vajra repetition.
Khi đạt đến trình độ này, một hành giả là cư sĩ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người phối ngẫu, nhưng với một hành giả là tu sĩ đã thọ Cụ túc giới thì mức độ này là chưa đủ. Để có thể dấn thân vào những pháp tu thâm diệu đến như thế của giai đoạn thành tựu, vị hành giả [tu sĩ] trước hết cần phải tỉnh giác nhận hiểu rõ về cấu trúc cơ thể của chính mình, dù là nam giới hay nữ giới, nghĩa là phải nhận hiểu được các kinh mạch tĩnh tại, các năng lượng lưu chuyển và những giọt [tinh chất] lưu trú tại những bộ phận nhất định trong cơ thể.
At that point a lay practitioner can seek the assistance of a consort. But if the practitioner is an ordained person holding monastic vows, the point has not yet been reached. In order to engage in such profound practices of the completion stage, the practitioner should first be aware of the structure of his or her own body. This means understanding the stationary channels, the flowing energies and the drops that reside in certain parts of the body.
Khi nói đến các kinh mạch, chúng ta chỉ chung cho 3 kinh mạch chính - kinh mạch trung tâm, kinh mạch phải và kinh mạch trái - cùng với 5 luân xa hay 5 trung tâm năng lượng. Theo các bản văn mật điển thì ba kinh mạch chính này lại phân chia thành các nhánh và chi nhánh [nhỏ hơn] để tạo thành 72.000 kinh mạch trong cơ thể. Một số bản kinh cũng đề cập đến 80.000 kinh mạch trong cơ thể.
When we speak of channels, we generally refer to three main ones - the central, right and left channels - and also the five channel wheels or energy centers. These three main channels branch and re-branch so that there are, according to the tantric texts, 72,000 channels in the body. Some sutras also mention 80,000 channels within the body.
Bây giờ nói đến các năng lượng lưu chuyển. Có 10 loại năng lượng, 5 năng lượng chính và 5 năng lượng phụ. Các giọt [tinh chất] là chỉ cho các yếu tố trắng và đỏ. Tantra Thời Luân có đề cập đến 4 loại giọt [tinh chất]: giọt [tinh chất] giữa 2 chân mày, được hiển lộ trong những lúc tỉnh thức; giọt [tinh chất] nơi cổ họng, hiển lộ trong trạng thái nằm mơ; giọt [tinh chất] nơi tim, hiển lộ vào lúc ngủ say; và giọt [tinh chất] nơi rốn, hiển lộ vào giai đoạn thứ tư, tức là lúc chết.
Then, there are the flowing energies. These are of ten types, five major energies and the five minor ones. The drops refer to the white element and the red element. The Kalachakra tantra refers to four types of drops: the drop between the brows, which becomes manifest during the waking period; the drop at the throat, which becomes manifest during the dream state; the drop at the heart, which becomes manifest at the time of deep sleep; and the drop at the navel, which becomes manifest at the fourth stage (death).
Trong [tantra] Thời Luân, chúng ta thấy các giảng giải rất chi tiết về những điều trên. Toàn bộ cấu trúc cơ thể của hành giả với các kinh mạch, năng lượng và những giọt [tinh chất] được gọi là nội thể thời luân, vốn là nền tảng của sự tịnh hóa. Tantra Thời Luân nói đến 3 loại thời luân (kalachakra) là ngoại vi thời luân, nội thể thời luân và dịch chuyển thời luân.
In the Kalachakra we find very detailed explanations of these things. The entire structure of the practitioner's body with its channels, energies and the drops is called the internal Kalachakra, which is the basis of purification. The Kalachakra Tantra speaks of three types of Kalachakra or wheel of time, the outer, inner and the alternative Kalachakras.
Dựa trên những hiểu biết thích hợp về cấu trúc vật lý của cơ thể mình, khi thiền giả tập trung chú ý vào những sinh điểm trọng yếu nào đó và khai thông chúng, vị ấy sẽ có khả năng loại bỏ hay hòa tan dòng tâm thức hoặc khí lực ở cấp độ thô trược. Cuối cùng, hành giả sẽ có khả năng chuyển hóa mức độ vi tế nhất của tâm thức tịnh quang - tịnh quang của sự chết – vào một thực thể của con đường tu tập, đó là trí tuệ nhận biết tánh Không. Việc đạt đến một nhận thức như thế cũng giống như tìm được chiếc chìa khóa để mở ra lối đi vào nhiều kho tàng quý giá.
Based on a proper knowledge of the physical structure of his or her body, when the meditator focuses on certain vital points and penetrates them, he or she is able to withdraw and dissolve the flow of the gross level of wind and mind. Eventually, the practitioner will be able to generate the subtlest level of clear light, the clear light of death, into an entity of the path which is the wisdom realizing emptiness. Gaining such a realization is like having found the key which provides access to many treasures.
Một khi đạt đến giai đoạn ấy và có trong tay chiếc chìa khóa, quý vị sẽ có thể đạt đến Phật quả giác ngộ viên mãn thông qua con đường tu tập Bí Mật Tập Hội, tức là bằng cách thành tựu thân ảo hóa như được giảng giải trong tantra Bí Mật Tập Hội, hoặc qua con đường tu tập Thời Luân, là tantra nói về thể dạng Không, hoặc thông qua thân cầu vồng như được giảng giải trong tantra Mayajala và cũng được trình bày trong các pháp tu Đại Toàn Thiện.
Once you achieve that stage and you have the key, you can attain the complete enlightenment of Buddhahood through the path of Guhyasamaja, that is by actualizing the illusory body as explained in the Guhyasamaja, or through the path of Kalachakra which speaks of the achievemen t of empty form, or through the rainbow body as explained in the Mayajala Tantra, which is also explained in the Great Perfection practices.
Khi thiền giả đạt được một sự kiểm soát nhất định đối với tâm mình trong trạng thái tỉnh thức, người ấy sẽ bắt đầu vận dụng ngay cả trạng thái ngủ mê vào con đường tu tập, và một số kỹ năng nhất định để thực hiện điều đó được mô tả [trong các tantra]. Các thiền tập loại này được gọi là “cửu nhập pháp”, [bao gồm các tu tập để] thể nhập [ba thân Phật] trong 3 trạng thái: trong lúc tỉnh thức, trong lúc ngủ và trong lúc lâm chung.
When a meditator has gained a certain control over his mind during the waking state, he or she begins to utilize even the dream state in the practice of the path and certain techniques are described for doing this. These kinds of meditation are called 'mixings', mixing during the waking state, during the dream state and during death.
Tantra Tối thượng Du-già giảng rằng, hành giả ưu tú nhất là người có khả năng đạt đến giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này. Những ai có năng lực trung bình có thể đạt giác ngộ viên mãn trong trạng thái trung ấm, và những ai có năng lực kém cỏi sẽ có khả năng đạt đến giác ngộ viên mãn trong những kiếp sống tương lai.
Highest Yoga Tantra explains that the best practitioner is someone who is able to attain complete enlightenment within his or her lifetime. Those with middling faculties are able to attain complete enlightenment during the intermediate state and those of inferior ability will be able to attain it during their future lives.
Những hành giả có khả năng giác ngộ trong trạng thái trung ấm hay trong các kiếp sống tương lai sẽ được giảng dạy về các pháp tu như là pháp chuyển di tâm thức. Có một pháp tu khác cũng khá tương tự với pháp chuyển di tâm thức, nhưng có khác biệt là tâm thức được chuyển dịch vào thân thể hay thi hài của một chúng sinh khác.
For those practitioners who will become enlightened during the intermediate state or during their future lives, practices such as the transference of consciousness are explained. There is also another practice quite similar to the transference of consciousness, but with the difference that the consciousness is transferred into another being's body or corpse.
Những kỹ năng này thuộc về các pháp môn được gọi là Lục Du-già của Naropa, vốn là những kỹ năng được ngài Naropa rút ra từ nhiều tantra khác nhau. Các pháp này nằm trong những pháp tu tập căn bản của dòng Kagyu. Dòng Gelug cũng có pháp Lục Du-già của Naropa, được rút ra từ dòng truyền của ngài Marpa. Những thiền tập này cũng có thể thấy trong các pháp tu của dòng Śākya thuộc các phần Đạo lộ và Quả vị, cũng như trong pháp tu Giọt [tinh chất] ở Tim của dòng Nyingma.
These techniques belong to what are called the Six Yogas of Naropa, which are techniques Naropa extracted from many different tantras. These are among the basic practices of the Kagyu tradition. There is also a Gelug practice of the Six Yogas of Naropa derived from Marpa’s tradition. These meditations can also be found in the Sakya practices of Path and Fruit and in the Nyingma practice of the Heart's Drop.
Chúng ta đã bàn về những tiến trình tu tập của Tối thượng Du-già Mật thừa theo truyền thống mới. Nhưng truyền thống cổ xưa hay trường phái Cựu dịch, phái Nyingma, thì nói đến Đại Toàn Thiện Thừa, với các pháp tu tập bao gồm Tâm tập pháp, Không xứ tập pháp và Diệu khẩu truyền tập pháp.
We have been discussing the Highest Yoga Tantra procedures according to the new tradition. But the old tradition or old transmission school, the Nyingma, refers to the Great Perfection Vehicle, whose practices consist of the Mind Collection, the Centeredness Collection and the Collection of Quintessential Instructions.
Mặc dù có nhiều tác phẩm nói về những chủ đề này, nhưng việc nhận hiểu được sự tinh tế của những pháp tu tập khác nhau này là rất khó khăn. Trong 3 tập pháp nói trên thì Diệu khẩu truyền tập pháp được cho là thâm diệu nhất. Có thể nói rằng, sự tu tập 2 tập pháp trước đó (Tâm tập pháp và Không xứ tập pháp) là để đặt nền tảng cho sự tu tập “xuyên suốt” [Diệu khẩu truyền tập pháp].
Although there are many works on these topics, it is very difficult to perceive the subtleties of these different practices. Among these three collections, the Collection of Quintessential Instructions is said to be the most profound. We can say that the practices of the first two Collections lay the foundations for the practice of ‘break-through’.
Quan điểm về tánh Không được giảng giải trong Tâm tập pháp và Không xứ tập pháp nhất định phải có những nét đặc thù để phân biệt với quan điểm tánh Không được giảng giải trong các thừa ngoại mật, nhưng sự khác biệt này rất khó giải thích rõ ràng qua từ ngữ. Việc tu tập Diệu khẩu truyền tập pháp có 2 mục đích: thành tựu Pháp thân và thành tựu Báo thân. Phương pháp giúp hành giả thành tựu hai thân Phật này chính là sự tu tập “xuyên suốt” hay “đốn nhập” [theo Diệu khẩu truyền tập pháp].
The view of emptiness explained in the Mind and Centeredness Collections must have some features that distinguish it from the view of emptiness expounded in the low vehicle, but it is difficult to explain this clearly in words. The practices of the Collection of Quintessential Instructions have two aims: actualization of the Truth Body and actualization of the Enjoyment Body. The paths by which you actualize these two bodies of the Buddha are the practice of 'breakthrough' and 'leap-over.'
Qua sự nhận hiểu các chi pháp trong trường phái Đại Toàn Thiện, quý vị có thể hiểu được ý nghĩa các phần Căn bản, Đạo lộ và Quả vị của Đại Toàn Thiện. Như tôi đã lưu ý từ trước, đây là những yếu tố chỉ có thể được nhận hiểu qua kinh nghiệm mà không thể giải thích hoàn toàn qua ngôn ngữ. Tuy nhiên, quý vị có thể nhận thức được phạm trù sâu xa và tính chất khó khăn của giáo pháp này bằng cách đọc qua tác phẩm Tối thượng thừa bảo tạng của ngài Long-chen-pa viết về các pháp tu tập của Đại Toàn Thiện, cho dù bản văn gốc cũng như phần luận giải đều rất đồ sộ và khó hiểu. Ngài có soạn một bản văn khác nữa là Kho báu Thực tại, nội dung đưa ra phác thảo về các pháp tu tập của Đại Toàn Thiện.
Through understanding these elements of the Great Perfection School, you can understand what is meant by the Great Perfection of the base, the Great Perfection of the path and the Great Perfection of the resultant state. As I have remarked before, these are factors that can be understood only through experience and cannot be explained merely through words. However, you can appreciate the extent of their profundity and difficulty by reading Longchen-pa's text on the Great Perfection practices called Treasury of the Supreme Vehicle, although the fundamental text as well as the commentary to it is very large and difficult to understand. He has also composed a text called the Treasury of Reality, which also outlines the practices of the Great Perfection.
Chỉ khi nào có được khả năng giải thích các pháp tu tập của Đại Toàn Thiện theo như 2 tác phẩm nói trên của ngài Long-chen-pa thì quý vị mới có hy vọng nhận hiểu đúng về Đại Toàn Thiện. Việc nghiên cứu tác phẩm Kho báu Đức hạnh của ngài Kunkhyen Jigme Lingpa viết về Đại Toàn Thiện cũng quan trọng. Ở quyển 2 của bộ sách này, quý vị sẽ thấy có những giảng giải về các pháp tu tập của Đại Toàn Thiện.
You can only hope to gain a good understanding of the Great Perfection if you are able to explain the practices of the Great perfection according to these two texts of Long-chen-pa. It is also important to study Kunkhyen Jigme Lingpa's text on the Great Perfection called the Treasury of Virtue, in the second volume of which you will find explanations of Great Perfection practices.
Ngoài ra còn có những bản văn rất ngắn, cô đọng, được biên soạn bởi các bậc thầy đã tự thân chứng nghiệm Đại Toàn Thiện. Bản thân tôi tin rằng, những bản văn này được biên soạn bởi những bậc thầy có sự chứng ngộ cao và có khả năng rút ra được những tinh yếu của mọi chi phần trong Đại Toàn Thiện cũng như các pháp môn tu tập, và nhờ đó mà các vị có thể ghi lại những kinh nghiệm của chính mình hết sức ngắn gọn. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc cố gắng nhận hiểu sự tu tập Đại Toàn Thiện chỉ dựa trên những bản văn ngắn này hẳn là sẽ rất khó khăn.
There are also very short and succinct texts composed by masters who have themselves had experience of the Great Perfection. I myself believe that these texts were composed by highly realized masters who have been able to extract the essence of all the elements of the Great Perfection and its practices and as a result have been able to recount their experiences in a very few words. However, I think it would be very difficult to try to understand the practice of the Great Perfection on the basis of these short texts.
Lấy ví dụ như khi Đức Phật thuyết giảng các kinh văn hệ Bát-nhã, kinh ngắn nhất chỉ gồm mỗi một âm tiết अ (ah). Bản kinh ngắn nhất này được cho là hàm chứa toàn bộ các kinh trong hệ Bát-nhã, nhưng nếu chúng ta cố gắng nghiên cứu về Bát-nhã Ba-la-mật-đa dựa trên bản kinh này thì hẳn sẽ là quá mức đơn giản, hoặc là quá khó khăn. Việc phát ra âm अ (ah) là rất đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã hiểu được ý nghĩa của bản kinh.
For example, when Lord Buddha taught the Perfection of Wisdom sutras, the shortest one consisted of the single syllable' Ah'. This sutra is said to encompass the entire meaning of the Perfection of Wisdom sutras, but it would be either too simple or too difficult if we were to try to study the Perfection of Wisdom on the basis of that sutra. To say 'Ah' is very simple, but it doesn't mean we have understood the meaning of the sutra.
Khi chúng ta nghiên cứu triết học Trung đạo với toàn bộ sự phức tạp của nó, ta nghiên cứu những lập luận khác nhau mà thông qua đó có thể đi đến kết luận rằng tất cả mọi hiện tượng đều không hề có sự tồn tại theo tự tính sẵn có. Nếu chúng ta muốn hiểu được toàn bộ sự tinh tế và những nội hàm của một quan điểm triết học như thế, thì việc nhận hiểu được quan điểm của các trường phái tư tưởng Tiểu thừa cũng là điều thiết yếu. Và khi ấy, kết luận mà chúng ta đạt đến là rất đơn giản: “Vì mọi sự vật đều tồn tại trong sự tương quan lẫn nhau và dựa vào các yếu tố nguyên nhân khác, nên chúng không có một bản chất độc lập hay một sự tồn tại theo tự tính sẵn có.”
When we study the Middle Way philosophy in all its complexity, studying the different reasons through which we can arrive at the conclusion that all phenomena lack inherent existence, if we are to understand all the subtleties and implications of such a philosophical view, it is also necessary to understand the viewpoint of the lower schools of thought. The conclusion you then arrive at is very simple. Because things are interdependent, and rely on other causal factors, they lack an independent nature or inherent existence.
Nhưng nếu quý vị muốn tiếp cận với quan điểm về tánh Không của phái Trung quán Cụ duyên ngay từ đầu với phát biểu đơn giản rằng: “ Vì mọi sự vật đều tồn tại trong sự tương quan lẫn nhau hay khởi sinh một cách phụ thuộc, nên chúng hoàn toàn không có sự tồn tại theo tự tính sẵn có”, hẳn là quý vị sẽ không hiểu được một cách trọn vẹn ý nghĩa hay nội hàm của điều đó. Tương tự, nếu quý vị đọc một bản văn ngắn về Đại Toàn Thiện, biên soạn bởi một vị lạt-ma có sự chứng nghiệm, và rồi đi đến kết luận rằng “giáo pháp Đại Toàn Thiện rất đơn giản”, hẳn đó sẽ là dấu hiệu cho thấy quý vị đã không hiểu được giáo pháp một cách đúng đắn. Và hẳn cũng là điều quá mỉa mai nếu như giáo pháp cao siêu nhất trong chín thừa lại cũng được cho là đơn giản nhất!
But if you were to approach the Middle Way Consequentialist view of emptiness right from the beginning with that simple statement, 'Because things are interdependent or dependently arising, they are empty of inherent existence', you would not fully understand what it meant or implied. If, in a similar way, you were to read a short text composed by an experienced lama on the Great Perfection and were to conclude that the view of the Great Perfection was very simple, that would be a sign that you had not understood it properly. It would also be very ironic if the highest of the nine vehicles could also be said to be the simplest.
Và đến đây tôi xin kết thúc phần tổng quan về tất cả các pháp tu của Phật giáo được thực hành theo truyền thống Tây Tạng, được thuyết dạy trong cả hai hệ thống Kinh điển và Mật điển.
And with this I come to an end of my survey of all the Buddhist practices including the systems of both sutra and tantra undertaken in the Tibetan tradition.
London, 1988
Geshe Thupten Jinpa
dịch sang Anh ngữ,
Jeremy Russell hiệu đính.
Chân thành cảm ơn
Tibet Foundation đã cung cấp băng giảng
để thực hiện bản dịch Anh ngữ.
London, 1988
Translated by Geshe Thupten Jinpa and edited by Jeremy Russell.
We are grateful to Tibet Foundation for providing tapes of the teaching.