Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng »» Xem đối chiếu Anh Việt: Các pháp thực hành tu tập theo mật thừa »»

Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Các pháp thực hành tu tập theo mật thừa

Donate

(Lượt xem: 9.029)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Các pháp thực hành tu tập theo mật thừa

The Actual Paths of Tantric Practice

Tác Mật thừa
Action Tantra
Trong các lớp tantra căn bản, có hai cấp độ tu tập được đề cập và được gọi tên theo thuật ngữ Phật học là pháp Du-già có biểu tượng và pháp Du-già không biểu tượng.
In the lower classes of tantra, two levels of the path are referred to, technically called yoga with signs and yoga without signs.
Theo một cách nhìn khác hơn thì Tác Mật thừa trình bày các pháp tu tập trong ý nghĩa là những phương pháp để thành tựu thân, ngữ, tâm của Phật quả giác ngộ.
From another point of view, Action Tantra presents its paths in terms of methods to actualize the body of the Buddha, the speech of the Buddha and the mind of resultant Buddhahood.
Phương pháp để thành tựu Phật thân được giảng giải trong ý nghĩa hình dung quán tưởng vị bổn tôn.
The path for actualizing the body of the Buddha is explained in terms of visualization of the deity.
Phương pháp để thành tựu Phật ngữ được giảng giải trong ý nghĩa 2 cách trì tụng mật chú: trì tụng phát ra âm thanh nhỏ đều và trì tụng thầm lặng trong tâm ý.
The path for actualizing the speech is explained in terms of two types of mantra repetition - one actually whispered and the other repeated mentally.
Phương pháp để thành tựu Phật tâm được giảng giải trong ý nghĩa những gì mà thuật ngữ Phật học gọi là “sự định tâm mang lại giải thoát khi âm thanh chấm dứt”. Loại định tâm này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị bằng các pháp tu tập trước đó là “định tâm trong lửa” và “định tâm trong âm thanh”.
The path for actualizing the mind of the Buddha is explained in terms of what is technically called 'the concentration which bestows liberation at the end of sound'. This type of concentration requires as a prerequisite the concentration abiding in fire and the concentration abiding in sound.
Thành tựu Phật thân
Actualizing the Body of the Buddha
Trong Tác Mật thừa có bao hàm pháp tu để hành giả tự chuyển biến mình thành vị bổn tôn hay không, đó vẫn còn là điều mà các bậc thầy có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng, một hành giả Tác Mật thừa [ở mức độ] thông thường không cần thiết phải tự chuyển biến mình thành vị bổn tôn [của pháp tu]. Sự thiền tập của một hành giả thông thường được giới hạn đơn giản chỉ ở mức quán tưởng hình dung vị bổn tôn cùng hiện hữu với mình. Nhưng các hành giả chính yếu của Tác Mật thừa là những người có thể thực sự tự chuyển biến mình thành vị bổn tôn [của pháp tu] và quán tưởng bổn tôn trên nền tảng đó.
Whether or not Action Tantra incorporates a practice of generating oneself into the deity is a point on which masters have differing opinions. However, we can say that ordinary trainees of Action Tantra have no need to generate themselves into the deity. Their meditation is confined simply to visualizing the deity in their presence. But the principal trainees of Action Tantra are those who can actually generate themselves into deities and who visualize deities on such a basis.
Bổn tôn du-già
Deity Yoga
Theo như được giảng giải trong một tantra của Tác Mật thừa dành cho các hành giả chính yếu, việc hình dung quán tưởng một vị bổn tôn, chẳng hạn như đức Quán Thế Âm, hay vị bổn tôn du-già, có thể được mô tả trong 6 giai đoạn: bổn tôn tánh Không, bổn tôn mật chú, bổn tôn chủng tự, bổn tôn sắc tướng, bổn tôn thủ ấn và bổn tôn biểu tượng.
Visualization of a deity such as Avalokiteshvara, or deity yoga, as it is explained in an Action Tantra and intended for the principal trainees of that tantra, can be described in six stages: the emptiness deity, mantra deity, letter deity, form deity, mudra deity, and sign deity.
Thiền quán bổn tôn tánh Không là chỉ đến việc quán tưởng về tánh Không của tự ngã chính mình và tự ngã của vị bổn tôn, quán xét về những nền tảng chung trong ý nghĩa bản chất của những điều ấy đều là rỗng không.
Meditation on the emptiness deity refers to meditation on the emptiness of your own self and the self of the deity - reflecting on their common basis in terms of their empty nature.
Một cách khái quát, như trong Tứ bách kệ tụng của ngài Thánh Thiên có giảng giải, nhìn từ góc độ bản chất rốt ráo của các pháp thì không có bất kỳ sự khác biệt nào, bởi tất cả đều tương đồng ở điểm là không hề có sự tồn tại vốn có dựa vào tự tính. Nhìn từ bản chất rốt ráo, tất cả các pháp là đồng một thể trạng, do đó nói rằng vạn pháp cùng quy về nhất thể. Và mặc dù tất cả các pháp đều có bản chất rỗng không tương đồng, nhưng trên bình diện quy ước thì mỗi pháp đều có sự trình hiện khác biệt nhau, do đó nói rằng vạn pháp biến hiện từ nhất thể.
Generally speaking, as Aryadeva's 400 verses explains, from the point of view of their ultimate nature, there is no difference whatsoever between phenomena - they are all similar in that they lack inherent existence. From the ultimate point of view, they are of one taste; therefore it speaks of a multiplicity becoming of one taste. And though they all have identical empty natures, on the conventional level, phenomena have many different appearances, therefore it speaks of multiplicity from unity.
[Trong giai đoạn] thiền quán bổn tôn mật chú, hành giả quán tưởng tiếng vang của mật chú [mà mình trì tụng] khởi sinh từ trạng thái tánh Không, vốn là bản chất rốt ráo của tự ngã chính mình và tự ngã của vị bổn tôn. Hành giả không quán tưởng hình thể các mẫu tự [của mật chú], mà chỉ là tiếng vang của mật chú bổn tôn đó. Duy trì trạng thái thiền quán này là giai đoạn thứ hai, thiền quán bổn tôn mật chú hay bổn tôn âm thanh.
With meditation on the mantra deity, you visualize a resonant mantra arising from this state of emptiness, the ultimate nature of your own self and that of the deity. This is not in the form of letters, just the sound of the deity's mantra resounding. Maintaining that contemplation is the second step, meditation on the mantra or sound deity.
Trong giai đoạn thiền quán bổn tôn chủng tự, hành giả hình dung các âm tiết của mật chú tự vang lên và hiện khởi thành hình dạng các chủng tự đứng trên một đĩa mặt trăng trắng, nằm bên trong tự thân mình.
During meditation on the letter deity the practitioner imagines the syllables of the self-resounding mantra emerging in the shape of letters standing on a white moon disc, within him or herself.
Giai đoạn tiếp theo đó, hành giả hình dung các chủng tự của mật chú được chuyển biến thành sắc tướng thật của vị bổn tôn, đó là thiền quán bổn tôn sắc tướng.
Next, the practitioner visualizes the letters of the mantra being generated into the actual form of the deity, which is meditation on the form deity.
Thiền quán bổn tôn thủ ấn được thực hành một khi hành giả đã thể nhập sắc tướng của vị bổn tôn và dùng bàn tay thực hiện các thủ ấn đặc biệt, trong trường hợp của Liên hoa bộ thì [các thủ ấn này] được thực hiện ở [vị trí của] trái tim.
Meditation on the mudra deity occurs when the practitioner, having arisen in the form of the deity, performs the specific hand gesture, which in the case of the Lotus family is performed at the heart.
Giai đoạn cuối cùng, thiền quán bổn tôn biểu tượng chỉ đến việc hành giả hình dung quán tưởng trên đỉnh đầu, nơi cổ họng và trái tim của mình được gắn với 3 chủng tự lần lượt tương ứng là OM, AH, HUM đồng thời mời gọi các giác thể trí tuệ thâm nhập vào thân thể mình.
Finally, meditation on the sign or symbol deity refers to visualizing the crown of your head, throat and heart being marked respectively by the three syllables OM AH HUM and inviting the wisdom beings to enter into your body.
Tầm quan trọng của sự nhận biết tánh Không
The Importance of Realizing Emptiness
Một đặc điểm căn bản của tất cả các pháp tu theo Phật giáo Mật thừa là hành giả phải luôn thiền quán về tánh Không trước khi tự chuyển biến mình thành một vị bổn tôn, cho dù nghi thức tu tập mà quý vị đang sử dụng có bao gồm những từ ngữ Sanskrit như Om svabhāva shuddha sarva-dharma hay không. Điều đáng kể ở pháp thiền quán này là nó nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc tự mình khởi sinh tuệ giác nhận biết tánh Không hướng vào hình tướng của vị bổn tôn. Cho dù ở giai đoạn khởi đầu thì điều này chỉ được thực hiện ở mức độ hình dung, nhưng nó có tác dụng như một sự tập dượt trước, chuẩn bị cho giai đoạn mà trí tuệ nhận thức về tánh Không của hành giả thực sự sinh khởi trong sắc tướng của một thánh thể. Do đó, nếu hành giả không có được một sự nhận hiểu về tánh Không như được giảng giải theo các trường phái Du-già hay Trung đạo, thì sẽ rất khó để hành trì theo Du-già Mật tông.
One basic feature of all Buddhist tantric practices is that you should always meditate on emptiness before generating yourself into a deity, whether the manual you are using includes such Sanskrit words as am svabhavashuddha sarva-dharma or not. The significance of this meditation is to emphasize the importance of generating your own wisdom realizing emptiness into the appearance of the deity. Although at the initial stage this is only done on an imaginary level, it serves as a rehearsal for the occasion when the practitioner's awareness of the wisdom realizing emptiness actually arises in the form of a divine body. For this reason, if the practitioner lacks an understanding of emptiness as explained either by the Yogic Practitioner or Middle Way schools, it is difficult to practise tantric yoga.
Hình tướng vị bổn tôn [của pháp tu] được khởi sinh từ chính trí tuệ nhận biết tánh Không của hành giả, ở đây được xem là tiêu biểu cho pháp môn tu tập. Sau đó, thỉnh thoảng hành giả phải tiếp tục củng cố ý niệm nhận biết bản chất rỗng không của vị bổn tôn đó. Đây là pháp thiền quán về những gì được gọi là “đại ấn làm thuần thục năng lực thành tựu sắc thân”, trong bối cảnh tu tập của Tác Mật thừa.
The appearance or form of the deity, generated from your own wisdom realizing emptiness, is said here to represent the practice of method. Then the practitioner has occasionally to reaffirm his mindfulness of the empty nature of the deity. This is the meditation on what is called the 'great seal ripening the faculties to actualize the form body,' in the context of Action Tantra.
Nếu hành giả sẵn có khả năng tập trung nhất tâm hay một tâm thức định tĩnh thì điều đó sẽ rất tốt. Còn nếu đang trong giai đoạn rèn luyện năng lực nhất tâm song song với sự tu tập theo Mật thừa, thì hành giả nên hành trì sau khi đã [quán tưởng] tự chuyển biến mình thành vị bổn tôn [của pháp tu], nhưng trước khi trì tụng mật chú.
It is good if practitioners already possess the faculty of one-pointedness, or a calmly abiding mind. Otherwise, if you are cultivating single-pointedness in conjunction with tantric practice, you should do the practice after having generated yourself into the deity, but before doing the mantra repetition.
Có nhiều chỉ dẫn trong các tantra nói rằng, nếu hành giả cảm thấy mệt mỏi trong việc thiền tập thì có thể [quay sang] trì tụng mật chú. Vì thế, với các hành giả chưa có sự thiền tập mãnh liệt trong giai đoạn này, nếu cảm thấy mệt mỏi trong việc trì tụng mật chú, họ chỉ có thể dừng buổi tu tập. Cấu trúc thực sự của các nghi quỹ luôn nhấn mạnh trước hết vào việc thiền quán và xem việc trì tụng mật chú là thứ yếu.
Many tantric manuals say that if you feel tired of the meditation then perform the mantra repetition. So, when those who do not perform intensive meditations at this point feel tired of repeating mantras, they will only be able to end their session. The actual structure of the ritual texts emphasizes meditation first of all and treats mantra repetition as secondary.
Thiền quán ở đây chỉ đến sự tu tập theo các pháp môn thâm diệu và rộng lớn. Tu tập theo pháp môn thâm diệu là chỉ cho việc thiền quán về tánh Không, nhưng không phải tánh Không của bất kỳ [điều gì], mà tánh Không ở đây phải là bản tánh duy nhất của vị bổn tôn [theo pháp tu] mà quý vị đang hình dung quán tưởng. Việc chú tâm vào tánh Không của một vị bổn tôn như thế chính là nội dung của pháp tu này.
Meditation here refers to training in the profound and vast paths. Training in the profound path refers to meditation on emptiness, not meditation on any emptiness, but rather an emptiness which is the unique nature of the deity you have visualized. Focusing upon the empty nature of such a deity constitutes this practice.
Pháp môn thiền tập rộng lớn bao gồm 2 khía cạnh. Trước hết phải nỗ lực phát triển một hình ảnh vị bổn tôn được hình dung hết sức rõ nét, vì một khi quán tưởng thành tựu tự thân mình là vị bổn tôn với hình ảnh chắc chắn và rõ nét, hành giả sẽ có khả năng phát triển khía cạnh thứ hai, đó là niềm tự hào thiêng liêng. Một khi đã có được hình ảnh quán tưởng thật rõ ràng tự thân mình chính là vị bổn tôn, hành giả sẽ có khả năng phát triển một cảm giác tự hào thiêng liêng thật mạnh mẽ vì [cảm thấy] tự thân mình thực sự trở thành vị bổn tôn.
Meditation on the vast path consists of two aspects: firstly, trying to develop a very clear visualization of the deity, for once this appearance of yourself as the deity is firm and clear; you will be able to develop the second aspect, which is divine pride. Once you have a clear vision of yourself as a deity, you will be able to develop a very strong sense of divine pride, of actually being the deity.
Trong một tài liệu hướng dẫn thiền tập của đại sư Ấn Độ là Phật Trí (Buddha-jnana) có nêu lên vấn đề là, cho dù vô minh là nguyên nhân nguồn cội của luân hồi, nhưng trong tu tập du-già bổn tôn của giai đoạn phát khởi lại không hề có pháp thiền quán đặc biệt về tánh Không. Vậy thì, làm sao ta có thể luôn cho rằng pháp du-già bổn tôn ấy có công năng đối trị vô minh? Để trả lời câu hỏi này, ngài Phật Trí giải thích rằng, sự tu tập du-già bổn tôn trong giai đoạn phát khởi là một pháp tu đòi hỏi thiền quán về tánh Không của sắc tướng bổn tôn, chứ không chỉ là thiền quán về vị bổn tôn ấy. Hành giả thiền quán về tánh Không của vị bổn tôn trong khi vẫn duy trì hình ảnh quán tưởng của vị bổn tôn ấy. Như vậy, sự tu tập du-già bổn tôn [của giai đoạn phát khởi] bao gồm 2 khía cạnh: sự chú tâm vào thực tại quy ước (tục đế) và sự chú tâm vào thực tại rốt ráo (chân đế).
In one of the Indian master Buddha jnana's meditation manuals, the question is raised, that although ignorance is the root cause of cyclic existence, in the deity yoga of the generation stage, there is no specific meditation on emptiness. How then can one maintain that deity yoga serves as an opponent force to this ignorance? In reply, Bud-dhajnana says that what is meant by deity yoga in the generation stage of tantra is a practice in which you meditate on the empty nature of the form of the deity, not meditation on the deity alone. You meditate upon the emptiness of the deity while retaining its visualized appearance. So, the practice of deity yoga consists of two aspects: that focused on conventional truth and that focused on ultimate truth.
Các tantra [thuộc giai đoạn tu tập này] cũng nói đến 3 khuynh hướng: chú tâm vào tất cả những hiển lộ trong sắc tướng của vị bổn tôn, vào tất cả những gì nghe thấy như là mật chú, và vào bất kỳ kinh nghiệm tỉnh giác nào có được như là trí tuệ của bổn tôn.
The tantras also refer to three attitudes: regarding all appearances in the form of deities, everything you hear in the form of mantra and any conscious experience you have as the wisdom of the deity.
Khuynh hướng thứ nhất phải được nhận hiểu trong ý nghĩa không phải là để phát triển một cảm nhận [về vị bổn tôn] thông qua sự tin tưởng, mà là để đạt đến một mục đích rất cụ thể, đó là vượt qua cảm giác về sự tầm thường của bản thân hành giả. Từ cấp độ của một sự hình dung tưởng tượng, hành giả nỗ lực để nhận biết tất cả những gì hiện ra với mình trong hình tướng của vị bổn tôn. Vì thế, sự nhận hiểu khuynh hướng này phải luôn được dựa trên tánh Không.
The first attitude should be understood in the sense not of developing such a perception through conviction, but to achieve a very particular purpose, that is to overcome our sense of ordinariness. On an imaginary level you try to perceive everything that appears to you in the form of the deity. Therefore, the apprehension of that attitude is always founded on emptiness.
Một cách giảng giải khác về khuynh hướng này, cụ thể như được giảng giải trong phái Śākya, đề cập đến ý nghĩa của tantra 3 lớp. Giáo pháp được biết với tên gọi Đạo lộ và Quả vị của phái này mô tả “tantra nguyên nhân” như nền tảng căn bản và hành giả được đào luyện để nhận hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của nền tảng căn bản này, nhằm đạt đến một nhận thức rằng tất cả các pháp đều thanh tịnh và thiêng liêng.
Another explanation of this attitude, particularly as presented in the Sakyapa tradition, discusses the meaning of the three-fold tantra. Their teaching known as Path and Fruit describes 'causal tantra' as the fundamental ground and the practitioner is trained to understand the significance and meaning of this fundamental ground in order to attain a perception of everything as pure and divine.
Và một cách giảng giải khác nữa được tìm thấy trong tác phẩm “Những đề mục tổng quát trong tinh yếu mật tạng” của Đại sư Dodrup Jigme Tenpai Nyima thuộc phái Đại Toàn Thiện. Đại sư giải thích, việc phát triển nhận thức [rằng tất cả các pháp đều thanh tịnh] là xuất phát từ quan điểm tất cả các pháp hiện khởi trong luân hồi và [cảnh giới] an lạc thực ra chỉ là những hiển lộ hay diễn bày khác biệt của một nền tảng căn bản mà thuật ngữ của phái Đại Toàn Thiện gọi là giác tính bản sơ. Giác tính bản sơ này là cội nguồn của tất cả các pháp khởi sinh và hiển lộ trong sự phô diễn của thực tại – cõi luân hồi và [cảnh giới] an lạc đều chỉ là những hiển lộ của giác tính bản sơ, mà thật ra chính là cấp độ vi tế nhất của tâm quang minh.
Another explanation found in the works of one of the masters of the Great Perfection School, Dodrup Jigme Tenpai Nyima, called General Topics of the Essence Of Secrets, explains the cultivation of this perception from the point of view that everything that occurs within this cycle of existence and peace is in fact a different manifestation or play of the fundamental ground known as primordial awareness in the terminology of the Great Perfection. This primordial awareness is the source of everything that occurs and appears in the expanse of reality - cyclic existence and peace are just manifestations of primordial awareness, which is in fact the subtlest level of clear light.
Điều này tương tự với sự giảng giải của Trung Đạo, rằng tánh Không là nguồn gốc hay khởi nguyên của tất cả các hiện tượng [trong thế giới] quy ước, vì tất cả các hiện tượng đều là sự hiển lộ của cùng một bản chất rốt ráo, đó là tánh Không. Tương tự, các phái Śākya và Nyingma đều giảng giải rằng, tất cả các pháp hiện khởi trong cõi luân hồi và [cảnh giới] an lạc đều chỉ là những hiển lộ hay diễn bày của giác tính bản sơ, đều có cùng loại khuynh hướng như nhau.
This resembles the Middle Way explanation that emptiness is the source or the origin of all conventional phenomena, because all phenomena are manifestations of the same ultimate nature, emptiness. Similarly, the Sakya and Nyingma explanations that all phenomena appearing within the cycle of existence and peace are manifestations or the play of primordial awareness have the same kind of intention.
Giác tính bản sơ hay tâm quang minh vi tế là thường tồn, trong ý nghĩa là có sự tương tục, và về cơ bản thì bản chất tinh yếu của tâm này là thuần khiết và thanh tịnh, vì không bị nhiễm ô bởi phiền não. Từ quan điểm đó, quý vị có thể mở rộng tầm nhìn thanh tịnh của mình để bao gồm tất cả các pháp, vốn thật ra chỉ là những hiển lộ của một nền tảng căn bản [là giác tính bản sơ].
This primordial awareness, the subtle clear light, is permanent in terms of its continuity and its essential nature, unpolluted by disturbing emotions, is basically pure and clear. From that point of view it is possible to extend your vision of purity to include all phenomena, which are actually manifestations of this fundamental ground.
Chúng ta cần nhớ rằng, những giảng giải khác nhau như trên đều được đưa ra từ quan điểm của Tối thượng Du-già Mật thừa.
We should remember that these different explanations are given from the point of view of Highest Yoga Tantra.
Và như vậy, đó chính là khởi điểm mà quý vị phải bắt đầu thực hành thiền tập. Và sau khi đã đi vào thiền tập, nếu cảm thấy mệt mỏi thì quý vị có thể thực hành trì tụng mật chú để thành tựu Phật ngữ.
So, that is the point at which you have to undertake the meditation. If, after having done so, you feel tired, you can do the mantra repetition actualizing the Speech of the Buddha.
Tác Mật thừa nói về hai cách trì tụng mật chú, một là trì tụng thành tiếng với âm thanh chỉ vừa đủ cho chính mình nghe thấy; và hai là trì niệm trong tâm, có nghĩa là không phát ra âm thanh, nhưng [trong tâm] hình dung âm thanh của mật chú.
Action Tantra speaks of two types of mantra repetition: one is whispered, which means you recite quietly so you can hear yourself, and the other is mental repetition, which means you do not voice but imagine the sound of the mantra.
Thành tựu Phật tâm
Actualizing the Mind of the Resultant Buddha
Định tâm trong lửa là thuật ngữ dùng để chỉ pháp thiền mà hành giả quán tưởng các mật chú khác nhau, các âm tiết chủng tự... nơi trái tim của vị bổn tôn thiền quán và hình dung những ngọn lửa cháy lên từ đó.
The concentration abiding in fire is a term given to the meditation in which the practitioner visualizes different mantras, seed syllables and so on, at the heart of the meditational deity and imagines flames arising from them.
Định tâm trong âm thanh là pháp thiền mà hành giả hình dung và chú tâm vào giọng đọc mật chú, không phải như chính mình đang trì tụng, mà như thể là đang nghe giọng đọc của một người khác.
The concentration abiding in the sound refers to a meditation in which the practitioner imagines and concentrates on the tone of the mantra not as if he or she were reciting it themselves, but rather listening to the tone of mantra as though it were recited by someone else.
Như vậy, hành giả rèn luyện sự nhất tâm hay một tâm thức an định bằng những phương pháp này. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy có những đoạn văn trong các tantra của Tác Mật thừa nói rằng, thông qua tu tập pháp định tâm trong lửa, hành giả sẽ đạt được sự nhu nhuyến thân tâm. Và rồi thông qua sự tu tập pháp định tâm trong âm thanh, hành giả sẽ thực sự đạt đến một tâm thức an định.
So, the practitioner cultivates single-pointedness or a calmly abiding mind in these ways, which is why we find passages in the Action Tantras which say that through the practice of concentration abiding in fire, the practitioner will gain physical and mental suppleness. Then, through the concentration abiding in the sound, the practitioner will actually attain a calmly abiding mind.
Pháp [thiền tập] du-già thứ ba được gọi là pháp [định tâm] “mang lại giải thoát khi âm thanh chấm dứt”, là một pháp môn giúp cho hành giả đạt đến sự giải thoát nhờ chứng ngộ rốt ráo.
The third type of yoga, called bestowing liberation at the end of the sound, is a technique which provides the practitioner with eventual realization of liberation.
Nói chung, nếu chúng ta muốn phân loại trong phạm vi của Tam tạng là Luật tạng, Kinh tạng và Luận tạng, thì các giáo pháp Mật thừa hẳn phải được xếp vào Kinh tạng. Vì thế, trong các tantra, chính đức Phật từng nói rằng ngài muốn thuyết dạy tantra theo cách giống như các bộ kinh.
Generally speaking, if we were to classify the tantric teachings among the three scriptural collections of discipline, discourses and knowledge, the tantric teachings would be included amongst the second, the sets of discourses. Therefore, in the tantras, Buddha himself has said that he would teach tantra in the style of the sutras.
Ý nghĩa quan trọng của điều này là, những nét độc đáo và thâm diệu của tantra được đạt đến thông qua các pháp tu tập để nuôi dưỡng sự an định trong thiền tập. Nét độc đáo chung ở cả 4 lớp tantra, là điều tạo nên sự khác biệt giữa tu tập theo mật thừa với tu tập theo kinh điển, chính là phương pháp đặc biệt của tantra để nuôi dưỡng sự an định trong thiền tập.
The significance of this is that the unique or profound features of tantra come about through techniques for cultivating meditative stabilization. The unique feature, common to all four tantras, that distinguishes tantric practice from practices of the sutras is the tantras' special technique for cultivating meditative stabilization.
Có một điều tôi muốn làm rõ ở đây là, nói chung thì sự an định là một trạng thái tập trung của tâm thức, khi hành giả có khả năng duy trì sự chú tâm không xao nhãng vào một đối tượng đã chọn; do đó, những pháp tu để nuôi dưỡng một trạng thái như thế cũng phải [mang tính chất] chú tâm thay vì suy ngẫm.
One thing I would like to clarify here is that, generally speaking, calm abiding is an absorptive state of mind in which a person is able to maintain his or her attention to a chosen object undistractedly. Therefore, techniques for cultivating such a state are also absorptive rather than contemplative.
Tuệ giác nội quán là một kiểu thiền phân tích quán xét, nên những pháp tu để nuôi dưỡng tuệ giác nội quán cũng phải mang bản chất phân tích.
Special insight is an analytical type of meditation, so the methods for cultivating special insight are also analytical in nature.
An định là một trạng thái nâng cao của tâm thức, trong đó không chỉ là sự tập trung nhất tâm mà còn kèm theo cả những năng lực nhu nhuyến của thân tâm. Tương tự, tuệ giác nội quán cũng là một trạng thái nâng cao của tâm thức, trong đó năng lực phân tích được phát triển đến mức cũng kèm theo cả sự nhu nhuyến của thân tâm.
Calm abiding is a heightened state of mind in which not only is your concentration single-pointed, but it is also accompanied by faculties of mental and physical suppleness. Similarly, special insight is a heightened state of mind in which your analytical power is so developed that it is also equipped with mental and physical suppleness.
Như vậy, vì thiền an định mang bản chất chú tâm và thiền quán chiếu mang tính chất phân tích, nên khi bàn về thiền tập nói chung, chúng ta nhất thiết phải sáng suốt nhận biết rõ là có nhiều pháp thiền khác nhau. Có những pháp thiền là trạng thái tâm thức tập trung vào một đối tượng, như pháp thiền về tánh Không, khi ấy tánh Không là đối tượng; trong khi đó, nếu thiền về tâm từ thì hành giả khởi tâm hướng về một trạng thái thương yêu từ mẫn. Ngoài ra còn có những pháp thiền mà đối tượng chú tâm là sự tưởng tượng, hình dung một điều gì đó.
So, because meditation on calm abiding is absorptive in nature and meditation on special insight is analytical, when we speak about meditation in general, we must be aware that there are many different types. Certain types of meditation are states of mind which focus on an object, such as meditation on emptiness, in which emptiness is the object, whereas in meditation on love, you generate your mind into a state of love. In addition, there are different types of meditation in which the focus is on imagining or visualizing something.
Theo sự giảng giải trong kinh điển và trong các tantra của 3 thừa ngoại mật, khi nuôi dưỡng tâm an định trong buổi thiền tập thì hành giả hoàn toàn tập trung duy trì nhất tâm, không vận dụng bất kỳ sự phân tích nào. Hai pháp thiền khác nhau thường được phân biệt trong tương quan so sánh khác biệt, nhưng trong Tối thượng Du-già Mật thừa có một pháp tu độc đáo giúp khai thông những điểm trọng yếu trong cơ thể, và nhờ việc chú tâm chính xác vào những điểm nhạy cảm này của cơ thể mà ngay cả tuệ giác nội quán cũng có thể được nuôi dưỡng thông qua pháp thiền định tâm.
According to explanations in the sutras and the three lower tantras, when you cultivate calm abiding in a meditative session, you are thoroughly absorbed, maintaining single-pointedness and not employing any analysis. The two different types of meditation are usually distinct from one another, but Highest Yoga Tantra contains a unique method of penetrating the vital points of the body. It is by pin-pointing these sensitive points of the body that even special insight can be cultivated through concentrated or absorptive meditation.
Trong sự tu tập theo kinh điển và 3 lớp tantra ngoại mật, việc đạt đến sự an định và tuệ giác nội quán luôn xảy ra tuần tự. Trước hết, hành giả đạt được tâm an định, rồi từ đó mới dẫn đến tuệ giác nội quán, nhưng trong Tối thượng Du-già Mật thừa, một số hành giả siêu việt có thể đồng thời đạt đến cả hai.
In the practice of the sutra path and three lower tantras, attainment of calm abiding and special insight are always sequential. Calm abiding is attained first, leading on to special insight, whereas in Highest Yoga Tantra, some of the most able practitioners can attain the two simultaneously.
Pháp [thiền tập] du-già thứ ba đã nói trên [được gọi là] “sự định tâm mang lại giải thoát khi âm thanh chấm dứt”. Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ pháp thiền quán về tánh Không theo hệ thống Mật thừa. Pháp này cũng được gọi là pháp du-già không biểu tượng, còn 2 pháp thiền định tâm trước đó được gọi là pháp du-già có biểu tượng.
The third type of yoga referred to earlier, the concentration bestowing liberation at the end of the sound, is a technical term given to the meditation on emptiness according to the tantric system. It is also known as the yoga without signs, while the two earlier concentrations are referred to as the yoga with signs.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.14.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...