Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Diễn đàn dịch thuật Anh Việt »» Kỳ 3 »»

Diễn đàn dịch thuật Anh Việt »» Kỳ 3

Donate

DIỄN ĐÀN DỊCH THUẬT ANH-VIỆT - KỲ 3

Nguyên tác Anh ngữ

Phần nguyên tác Anh ngữ này được trích từ bản in sách The Joy of Living, được ấn hành bởi Three Rivers Press (New York), thuộc Crown Publishing Group, một chi nhánh của Random House Inc. Bản quyền Anh ngữ được khẳng định thuộc về ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Phần này được trích từ trang 9 đến trang 14 trong bản sách in. PART ONE: THE GROUND

All sentient beings, including ourselves, already possess the primary cause for enlightenment.
- GAMPOPA, The Jewel Ornament of Liberation, translated by Khenpo Konchog Gyaltsen Rinpoche

1. THE JOURNEY BEGINS

If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism.
- ALBERT EINSTEIN

When you’re trained as a Buddhist, you don’t think of Buddhism as a religion. You think of it as a type of science, a method of exploring your own experience through techniques that enable you to examine your actions and reactions in a nonjudgmental way, with the view toward recognizing, “Oh, this is how my mind works. This is what I need to do to experience happiness. This is what I should avoid to avoid unhappiness.”

At its heart, Buddhism is very practical. It’s about doing things that foster serenity, happiness, and confidence, and avoiding things that provoke anxiety, hopelessness, and fear. The essence of Buddhist practice is not so much an effort at changing your thoughts or your behavior so that you can become a better person, but in realizing that no matter what you might think about the circumstances that define your life, you’re already good, whole, and complete. It’s about recognizing the inherent potential of your mind. In other words, Buddhism is not so much concerned with getting well as with recognizing that you are, right here, right now, as whole, as good, as essentially well as you could ever hope to be.

You don’t believe that, do you?
Well, for a long time, neither did I.
I would like to begin by making a confession, which may sound strange coming from someone regarded as a reincarnate lama who is supposed to have done all sorts of wonderful things in previous lifetimes.

From earliest childhood, I was haunted by feelings of fear and anxiety. My heart raced and I often broke out in a sweat whenever I was around people I didn’t know. There wasn’t any reason for the discomfort I experienced. I lived in a beautiful valley, surrounded by a loving family and scores of monks, nuns, and others who were deeply engaged in learning how to awaken inner peace and happiness. Nevertheless, anxiety accompanied me like a shadow.

I was probably about six years old when I first began to experience some relief. Inspired mostly by a child’s curiosity, I began climbing into the hills around the valley where I grew up to explore the caves where generations of Buddhist practitioners had spent their lives in meditation. Sometimes I’d go into a cave and pretend to meditate. Of course, I really had no idea how to meditate. I’d just sit there mentally repeating Om Mani Peme Hung, a mantra, or repetition of special combinations of ancient syllables, familiar to almost every Tibetan, Buddhist or not. Sometimes I’d sit for hours, mentally reciting the mantra without understanding what I was doing. Nevertheless, I started to feel a sense of calm stealing over me.

Yet even after three years of sitting in caves trying to figure out how to meditate, my anxiety increased until it became what would probably be diagnosed in the West as a full-blown panic disorder.

For a while I received some informal instructions from my grandfather, a great meditation master who preferred to keep his accomplishments quiet; but finally I summoned the courage to ask my mother to approach my father, Tulku Urgyen Rinpoche, with my request to study formally with him. My father agreed, and for the next three years he instructed me in various methods of meditation.

I didn’t understand much at first. I tried to rest my mind in the way he taught, but my mind wouldn’t rest. In fact, during those early years of formal training, I actually found myself growing more distracted than before. All sorts of things annoyed me: physical discomfort, background noises, conflicts with other people.

Years later I would come to realize I wasn’t actually getting worse; I was simply becoming more aware of the constant stream of thoughts and sensations I’d never recognized before. Having watched other people go through the same process, I realize now that this is a common experience for people who are just learning how to examine their mind through meditation.

Although I did begin to experience brief moments of calmness, dread and fear continued to haunt me like hungry ghosts - especially since every few months I was sent to Sherab Ling monastery in India (the primary residence of the Twelfth Tai Situ Rinpoche, one of the greatest masters of Tibetan Buddhism alive today, and one of my most influential teachers, whose great wisdom and kindness in guiding my own development are debts I can never repay) to study under new teachers among unfamiliar students, and then sent back to Nepal to continue training under my father.

I spent almost three years that way, shuttling back and forth between India and Nepal, receiving formal instruction from my father and from my teachers at Sherab Ling.

One of the most terrible moments came shortly before my twelfth birthday, when I was sent to Sherab Ling for a special purpose, one that I had been dreading for a long time: formal enthronement as the incarnation of the First Yongey Mingyur Rinpoche.

Hundreds of people attended the ceremony, and I spent hours accepting their gifts and giving them blessings as if I were somebody really important instead of just a terrified twelve-year-old boy. As the hours passed, I turned so pale that my older brother, Tsoknyi Rinpoche, who was standing beside me, thought I was going to faint.

When I look back on this period, and on all the kindness that was shown to me by teachers, I wonder how I ever could have felt as fearful as I did. In hindsight, I can see that the basis of my anxiety lay in the fact that I hadn’t truly recognized the real nature of my mind. I had a basic intellectual understanding, but not the kind of direct experience that would have enabled me to see that whatever terror or discomfort I felt was a product of my own mind, and that the unshakable basis of serenity, confidence, and happiness was closer to me than my own eyes.

At the same time that I began my formal Buddhist training, something wonderful was taking place; though I didn’t realize it at the time, this new turn of events would have a lasting impact on my life and actually accelerate my personal progress. I was gradually being introduced to the ideas and discoveries of modern science - in particular the study of the nature and function of the brain.

Bản Việt dịch thứ nhất

Bản dịch tiếng Việt này của dịch giả Chương Ngọc, được trích từ sách Sống an lạc, NXB Từ điển Bách khoa, tháng 3 năm 2012. Trong bản dịch không ghi tên nguyên tác Anh ngữ, chỉ ghi tên các tác giả là ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Tuy nhiên, qua đối chiếu nội dung thì đúng là được dịch từ sách The Joy of Living. Phần này được trích từ trang 19 đến trang 24 của bản sách in. PHẦN MỘT: NỀN TẢNG TU TẬP

Mọi vật hữu tình, kể cả chúng ta, đều sẵn có cái nhân giác ngộ.
GAMPOPA
Pháp bảo Giải thoát

1. BẮT ĐẦU CUỘC HÀNH TRÌNH

Nếu có một tôn giáo nào thỏa mãn được các nhu cầu của khoa học ngày nay, thì đó hẳn là Phật giáo.
ALBERT EINSTEIN

Khi bạn tu tập trong cương vị một tín đồ Phật giáo thì bạn không nghĩ Phật giáo là một tôn giáo. Bạn nghĩ về nó như một khoa học, một phương pháp khảo sát cuộc sống bằng những kỹ thuật giúp cho bạn có thể xem xét các hành động và phản ứng của mình một cách khách quan, để đi đến nhận thức rằng, “À, đây là cách hoạt động của tâm thức. Đây là những gì mình cần làm để có được hạnh phúc. Đây là những gì mình cần tránh để khỏi bị bất hạnh.”

Từ cốt lõi, Phật giáo rất thực tế. Đó là làm những gì để tăng thêm sự thanh thản, hạnh phúc, tự tin, và tránh những gì gây ra lo âu, tuyệt vọng, sợ hãi. Tinh yếu của việc tu hành Phật giáo không phải là một nỗ lực làm thay đổi ý nghĩ và hành vi để bạn có thể trở thành một người tốt hơn, mà để nhận thức được rằng cho dù bạn có nghĩ thế nào về những hoàn cảnh quyết định cuộc sống của mình, thì bạn vốn đã tốt, trọn vẹn và đầy đủ. Vấn đề là nhận biết được tiềm năng sẵn có của tâm thức. Nói cách khác, Phật giáo không quan tâm nhiều đến việc bạn có thể nhận thức rằng vào lúc này, tại đây, bạn đang là người toàn diện và hoàn hảo đúng như mình từng ao ước.

Bạn không tin như thế phải không?
Phải, một thời gian dài tôi cũng đã không tin.
Tôi xin bắt đầu bằng sự thú nhận, nghe có vẻ thật kỳ lạ ở một con người được xem như hoá thân làm Lạt ma, một người được cho là đã làm đủ mọi điều tuyệt diệu trong kiếp trước của mình.

Từ thời thơ ấu, tôi đã bị ám ảnh bởi những cảm giác sợ sệt và lo âu. Tim tôi đập nhanh và tôi thường toát mồ hôi mỗi khi đứng giữa những người không quen biết. Chẳng có một lý do nào cho sự sợ hãi mà tôi phải chịu. Tôi sống giữa một vùng thung lũng tươi đẹp, giữa một gia đình thân thương, cùng với rất nhiều vị tăng ni, và những người đã dày công tu tập để có thể khơi dậy sự bình an và hạnh phúc nội tâm. Thế nhưng nỗi lo vẫn cứ bám theo tôi như bóng với hình.

Có lẽ lần đầu tiên tôi bắt đầu cảm thấy ít nhiều nhẹ nhõm là vào khoảng sáu tuổi. Được kích thích chủ yếu bởi sự tò mò của một đứa trẻ, tôi đã leo lên các ngọn đồi bọc quanh thung lũng quê tôi để quan sát những cái hang mà nhiều thế hệ những người tu hành Phật giáo đã sống suốt đời trong đó để thiền định. Đôi khi tôi vào hẳn một cái hang và giả bộ thiền định. Tất nhiên, thực ra tôi chẳng hề có một ý niệm gì về cách thiền định. Tôi chỉ ngồi ở đấy và nhẩm đọc trong trí câu Om Mani Peme Hung, một câu thần chú, hoặc lặp lại nhiều lần những tập hợp các âm tiết xưa mà mọi người dân Tây Tạng đều biết, dù có phải là Phật tử hay không. Đôi khi tôi ngồi suốt nhiều giờ, nhẩm đọc câu thần chú mà mình chẳng hiểu gì. Tuy nhiên, tôi bắt đầu cảm thấy sự an tịnh bao phủ.

Thế nhưng sau ba năm ngồi trong các hang đá và cố gắng hình dung ra cách tu thiền, nỗi lo của tôi vẫn cứ tăng thêm. Một thời gian tôi nhận được những chỉ dẫn không chính thức của thân phụ tôi, một đại thiền sư nhưng không muốn cho biết sự hộ trì của ông; thế nhưng sau cùng tôi đã thu hết can đảm đề nghị mẹ tôi đề đạt lên thân phụ tôi, Tulku Urgyen Rinpoche, thỉnh cầu của tôi là muốn được học chính thức với ông. Thân phụ tôi đồng ý, và trong ba năm sau đó, ông đã dạy cho tôi nhiều phương pháp thiền.

Lúc đầu tôi chẳng hiểu được gì nhiều. Tôi cố gắng học những gì ông dạy, nhưng đầu óc vẫn không tập trung được. Thực ra, trong những năm đầu tiên học thiền chính thức, tôi càng xao nhãng nhiều hơn trước. Có rất nhiều thứ làm cho tôi chán nản: sự gò bó, sự ồn ào xung quanh, sự xung đột với người khác. Nhiều năm sau đó tôi mới nhận ra rằng không phải mình đang tệ dần đi, mà tôi đang trở nên có ý thức nhiều hơn về luồng mạch không ngừng của những ý tưởng và cảm giác mà trước đây mình đã không hề nhận biết. Sau khi nhìn thấy những người khác cũng trải qua một quá trình như thế, giờ đây tôi biết được rằng đó là một trải nghiệm chung cho những người vừa mới học cách khảo sát tâm thức qua việc thiền quán.

Mặc dù đã có được những quãng thời gian ngắn bình tĩnh, nhưng nỗi khiếp sợ vẫn bám theo tôi - đặc biệt là từ khi tôi được gởi qua tu viện Sherab Ling ở Ấn Độ (đây là trú xứ chính của Tai Situ Rinpoche thứ mười hai, một trong những bậc thầy Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng còn sống vào thời nay, và là một trong những vị thầy có nhiều ảnh hưởng nhất đối với tôi mỗi đợt vài tháng để học với những vị thầy mới và giữa những tăng sinh xa lạ, sau đó lại quay trở về Nepal để tiếp tục việc học. Suốt gần ba năm tôi đã sống như vậy, qua lại giữa Ấn Độ và Nepal để tiếp nhận sự dạy dỗ chính thức từ thân phụ tôi và từ các vị thầy ở Sherab Ling.

Một trong những thời khắc đáng sợ nhất đã đến không lâu sau khi tôi được mười hai tuổi. Tôi được gởi tới Sherab Ling vì một lý do mà tôi thấy kinh hãi suốt một thời gian dài: chính thức tấn phong làm hoá thân của Yongey Mingyur Rinpoche thứ nhất. Có hàng trăm người đến dự buổi lễ, tôi phải mất nhiều giờ để tiếp nhận quà biếu của họ và ban lời chúc lành cho họ như thể tôi là một nhân vật rất quan trọng chứ không phải là một cậu bé mười hai tuổi đang run sợ. Mấy giờ sau đó, tôi bị tái nhợt đến nỗi anh ruột tôi, Tsoknyi Rinpoche phải đứng bên cạnh tôi, vì sợ tôi ngất xỉu.

Khi nghĩ về quãng thời gian này, và về tất cả những ân cần tử tế mà các vị thầy đã dành cho mình, tôi không hiểu sao mình lại có thể cảm thấy sợ sệt như thế. Với sự nhận thức về sau, tôi có thể thấy nền tảng nỗi lo âu của tôi nằm ở sự kiện là tôi đã không nhận thức được chân tánh của tâm thức. Tôi đã có kiến thức cơ bản, nhưng không có sự trải nghiệm trực tiếp để giúp tôi thấy được bất cứ sự ghê sợ hoặc khó chịu nào mà mình cảm thấy đều là sản phẩm của tâm thức, và nền tảng vững chắc của sự thanh thản, tự tin, hạnh phúc đang ở rất gần mình.

Chính vào lúc tôi bắt đầu việc tu tập chính thức thì một điều tuyệt diệu xảy ra; dù rằng không nhận thức được ngay, nhưng diễn biến mới này của các sự kiện có lẽ đã có một tác động lâu dài đến cuộc đời tôi và thúc đẩy sự tiến bộ của tôi. Tôi đã dần dần được biết tới những ý tưởng và những khám phá của khoa học hiện đại - đặc biệt là việc nghiên cứu về tính chất và hoạt động của bộ não.

Bản Việt dịch thứ hai

Bản Việt dịch này do Diệu Hạnh Giao Trinh và Nguyễn Minh Tiến thực hiện, với lời giới thiệu của các ngài Karmapa Đời thứ 17 và Tai Situpa Đời thứ 12. Bản in thành sách Sống một đời vui được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa Công ty Văn hóa Hương Trang với The Crown Publishing Group (chi nhánh của Random House Inc. ), NXB Tôn giáo, Quý 1 năm 2013. Phần này được trích từ các trang 35 - 43 trong bản sách in. PHẦN MỘT: NỀN TẢNG

Tất cả hữu tình, bao gồm cả chúng ta, đều sẵn mang nhân tố chính của sự giác ngộ.
GAMPOPA
Giải thoát Trang nghiêm Bảo man (The Jewel Ornament of Liberation)
Khenpo Konchog Gyaltsen Rinpoche dịch sang Anh ngữ

1. KHỞI ĐẦU CUỘC HÀNH TRÌNH

Nếu có bất kỳ tôn giáo nào đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó hẳn phải là Phật giáo.
ALBERT EINSTEIN

Khi bạn tu tập như một người Phật tử, bạn sẽ không xem đạo Phật là một tôn giáo. Bạn sẽ thấy đó là một ngành khoa học, một phương pháp để khám phá kinh nghiệm của chính mình thông qua những kỹ năng cho phép bạn khảo sát mọi hành vi và phản ứng của chính mình một cách không phê phán, với quan điểm hướng đến sự thừa nhận: “À, đây là cách thức vận hành của tâm thức tôi. Đây là những gì tôi cần phải làm để được hạnh phúc. Đây là những gì tôi cần phải tránh để không bị khổ đau...”

Về cơ bản, đạo Phật rất thực tiễn. Đạo Phật dạy ta thực hành những điều để nuôi dưỡng sự an tĩnh, hạnh phúc và tự tin; tránh làm những điều gây ra sự lo âu, tuyệt vọng và sợ hãi. Cốt lõi của sự tu tập theo đạo Phật không hẳn chỉ là sự nỗ lực để thay đổi tư tưởng và cách ứng xử theo hướng trở thành một người hoàn thiện hơn, mà nhấn mạnh nhiều hơn ở sự nhận biết rằng: cho dù bạn có suy nghĩ như thế nào về những hoàn cảnh đang chi phối đời sống của bạn đi chăng nữa, thì tự thân bạn vốn đã là tốt đẹp, trọn vẹn và hoàn hảo. Đạo Phật dạy ta nhận biết tiềm năng sẵn có của tâm thức mình. Nói một cách khác, đạo Phật không chú trọng quá nhiều đến việc trở nên hoàn thiện, mà nhấn mạnh hơn đến sự nhận biết rằng ngay lúc này và tại đây, tự thân bạn vốn đã là tốt đẹp, là trọn vẹn, và về bản chất là hoàn hảo như bạn có thể đã từng mong muốn.

Bạn không tin vào điều đó, phải không?
Vâng, trong một thời gian dài, chính tôi cũng đã không tin vào điều đó.
Tôi muốn bắt đầu bằng cách đưa ra một lời tự thú. Điều này nghe có vẻ như thật kỳ lạ đối với một người được xem là lạt-ma tái sanh như tôi, vốn được tin là đã từng thực hành đủ mọi thiện hạnh trong những kiếp trước.

Từ thuở ấu thơ tôi đã luôn bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi và lo âu. Cứ mỗi khi gặp người lạ thì tim tôi đập loạn lên và toàn thân toát mồ hôi. Không có bất kỳ nguyên nhân nào để tôi phải trải qua những bất ổn như vậy cả. Tôi sống trong một thung lũng xinh đẹp, và quanh tôi là một gia đình đầy tình thương yêu cùng với rất nhiều vị tăng, ni, hành giả... là những người hành trì sâu sắc trên con đường khơi dậy sự an tĩnh nội tâm và nếp sống hạnh phúc. Thế nhưng, sự lo âu vẫn bám theo tôi như hình với bóng.

Có lẽ vào khoảng sáu tuổi thì tôi mới lần đầu tiên cảm thấy giảm nhẹ đôi chút. Tôi bắt đầu leo lên những ngọn đồi bao quanh thung lũng nơi tôi đang sống, chủ yếu là do tính tò mò trẻ con, để thám hiểm những hang động, nơi mà nhiều thế hệ hành giả Phật giáo đã dành trọn đời họ để thực hành thiền. Đôi khi tôi vào trong động và giả vờ như đang ngồi thiền. Tất nhiên, tôi thực sự chưa biết cách ngồi thiền như thế nào cả! Tôi chỉ ngồi xuống và niệm thầm trong đầu câu chú Om Mani Peme Hung, hay lặp lại một kết hợp đặc biệt những âm tiết cổ xưa, vốn quen thuộc với mọi người dân Tây Tạng cho dù có là Phật tử hay không. Đôi khi tôi ngồi niệm thầm câu chú ấy hàng giờ mà không hiểu gì về điều mình đang làm. Dù vậy, tôi bắt đầu cảm nhận được một cảm giác an tĩnh dần dần len lỏi trong tôi.

Nhưng ngay cả sau ba năm [với biết bao lần] ngồi trong động đá cố tìm hiểu về phương cách thiền định thì sự khủng hoảng của tôi vẫn tăng dần cho đến mức mà y học phương Tây chắc hẳn sẽ chẩn đoán là Hội chứng khủng hoảng toàn phát.

Có một thời gian tôi đã từng tu tập dưới sự hướng dẫn không chính thức của ông nội tôi, một bậc thầy lớn thích giữ kín những thành tựu tu tập của bản thân. Nhưng cuối cùng tôi đã dồn hết can đảm để nhờ mẹ tôi nói với cha tôi, Tulku Urgyen Rinpoche, về nguyện vọng của tôi là được chính thức theo học với ông. Cha tôi đồng ý, và trong ba năm sau đó, ông đã chỉ dạy cho tôi nhiều phương pháp thiền định khác nhau.

Thoạt tiên tôi chẳng hiểu được gì nhiều. Tôi cố buông thư tâm ý theo như cách mà cha tôi đã dạy, nhưng tâm ý tôi thường không chịu dừng nghỉ. Trên thực tế, trong những năm đầu tiên chính thức tu tập, tôi thực sự tự thấy mình ngày càng rối rắm hơn cả trước đó. Mọi thứ đều làm tôi khó chịu: thân thể bất an, môi trường ồn ào và xung đột với người khác...

Phải nhiều năm về sau tôi mới hiểu ra được rằng, thật ra lúc đó không phải tôi trở nên tồi tệ hơn, mà đơn giản chỉ là do tôi bắt đầu nhận biết ngày càng rõ hơn về dòng chảy tương tục của những suy tưởng và cảm xúc, mà trước đây tôi chưa từng nhận biết. Sau khi quan sát những người khác cũng đi qua cùng một tiến trình như vậy, giờ đây tôi nhận ra rằng, đó chính là một kinh nghiệm chung cho tất cả những ai vừa mới bắt đầu học cách quan sát tự tâm thông qua tu tập thiền định.

Mặc dầu tôi quả thật đã bắt đầu trải nghiệm những phút giây an bình ngắn ngủi, nhưng sự kinh hãi và sợ sệt vẫn tiếp tục bám theo tôi như những con ma đói - nhất là khi cứ vài ba tháng một lần thì tôi lại được gửi đến tu viện Sherab Ling ở Ấn Độ để tu học với những vị thầy mới, cùng với những tăng sinh xa lạ, rồi sau đó lại trở về Nepal tiếp tục tu học với cha tôi. (Tu viện Sherab Ling là trụ xứ chính của ngài Tai Situ Rinpoche thứ 12, một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của Phật giáo Tây Tạng hiện đang còn sống, và là một trong những vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi. Với tâm đại bi và trí tuệ sáng suốt, ngài đã dẫn dắt tôi trong quá trình tự phát triển, đó là những ân đức mà tôi không bao giờ có thể đền đáp.)

Tôi đã trải qua khoảng ba năm như vậy, thường xuyên lui tới giữa Ấn Độ và Nepal để nhận được những chỉ dẫn chính thức từ cha tôi và những vị thầy ở tu viện Sherab Ling.

Một trong những thời khắc kinh hoàng nhất đã đến ngay trước lần sinh nhật thứ 12 của tôi, khi tôi được đưa đến tu viện Sherab Ling nhằm một mục đích đặc biệt, là điều mà tôi đã hết sức lo sợ trong suốt một thời gian dài: nghi lễ chính thức tấn phong tôi là hóa thân tái sanh của vị Yongey Mingyur Rinpoche đời thứ nhất.

Hàng trăm người đã đến tham dự nghi lễ này và tôi phải trải qua nhiều giờ đón nhận những món quà biếu cũng như ban cho họ sự gia trì, như thể tôi là một nhân vật thực sự quan trọng chứ không phải một đứa bé 12 tuổi lòng đầy sợ hãi. Trải qua mấy giờ liền, tôi bắt đầu nhợt nhạt đến nỗi anh tôi là Tsoknyi Rinpoche, lúc đó đang đứng bên tôi, đã tưởng rằng tôi sắp ngất xỉu.

Khi hồi tưởng lại giai đoạn này và những sự thương yêu mà các vị thầy đã dành cho mình, tôi tự hỏi không biết vì sao tôi lại có thể sợ sệt như thế? Khi sự việc đã trôi qua, tôi có thể nhận ra rằng căn nguyên sự sợ hãi của tôi nằm ở chỗ là tôi không thực sự nhận biết được bản chất của tâm thức mình. Tôi đã có một hiểu biết căn bản về mặt tri thức, nhưng không phải là loại kinh nghiệm trực tiếp có thể giúp tôi thấy được rằng bất kỳ sự khiếp sợ hay khó chịu nào mà tôi cảm thấy cũng đều chỉ là do chính tâm thức tôi tạo ra, và rằng cái nền tảng vững chắc của sự an tĩnh, tự tin và hạnh phúc vốn còn gần gũi hơn cả đôi mắt của chính tôi.

Vào lúc tôi bắt đầu việc tu học chính thức, một điều kỳ diệu cũng đã bắt đầu diễn ra. Cho dù lúc đó tôi không nhận biết, nhưng những sự kiện chuyển biến này đã để lại một ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời tôi và thực sự thúc đẩy sự phát triển của cá nhân tôi: Tôi được tiếp cận dần dần với những ý tưởng và khám phá của khoa học hiện đại - đặc biệt là sự nghiên cứu về bản chất và chức năng của bộ não.


Xem ở dạng đối chiếu song song 2 bản dịch

Xem các kỳ khác


Phân tích - nhận xét đã có:


Nhập mã kiểm tra để đăng ý kiến của bạn:
Nếu chưa đăng ký thành viên, quý vị có thể nhập mã 112246 để đóng góp ý kiến,
hoặc gửi email cho chúng tôi để đăng ký thành viên và nhận mật mã riêng.


Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.218.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...