Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Vãng Sanh Thập Nghi Quảng Ngũ Uẩn Chư Luận Giảng Ký »» Dẫn nhập »»

Vãng Sanh Thập Nghi Quảng Ngũ Uẩn Chư Luận Giảng Ký
»» Dẫn nhập

(Lượt xem: 117)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

  • »» Dẫn nhập

Vãng Sanh Thập Nghi Quảng Ngũ Uẩn Chư Luận Giảng Ký - Dẫn nhập

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Mời quý vị xem nội dung đầy đủ trong dạng file PDF. Từ menu Xem định dạng khác, chọn dạng file PDF.

Hôm nay, tôi sẽ giảng cho quý vị bộ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ, còn gọi là Vãng Sanh Luận.

Trước khi khai giảng, trước hết hãy nói rõ nhân duyên giảng bộ luận này. Năm ngoái, Chí Liên tinh xá xây dựng xong, đã thỉnh một bức tượng A Di Đà Phật từ Hương Cảng về; [giảng kinh trong dịp ấy] là do Đạo Nguyên giảng kinh Kim Cang. Vì Tịnh Độ Tông chúng ta thì phải thờ phụng Tây Phương Tam Thánh, năm nay, lại thỉnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và tượng Đại Thế Chí Bồ Tát từ Hương Cảng. Thỉnh tượng Tây Phương Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ Giảng Ký Tam Thánh viên mãn, đều rất trang nghiêm, họ lại muốn Đạo Nguyên giảng một bộ kinh để kết duyên với mọi người. Tôi cảm thấy mọi người đều rất bận rộn, chẳng dám phát tâm giảng kinh dài, suy nghĩ mấy lượt, năm nay tôi chọn giảng Vãng Sanh Luận.

Bộ luận này rất ngắn, có thể giảng xong trong khoảng mười ngày, hy vọng mọi người đều có thể phát tâm nghe giảng đến khi viên mãn. Năm ngoái, tôi giảng kinh Kim Cang thuộc về Bát Nhã Bộ, giảng lý Không của Bát Nhã; năm nay, giảng Vãng Sanh Luận thuộc về Hữu Bộ, là kinh điển của Tịnh Độ Tông. Một bộ giảng về Không, một bộ giảng về Hữu, có mâu thuẫn hay chăng? Hoàn toàn chẳng mâu thuẫn! Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết pháp, thường nói là “tám vạn bốn ngàn pháp môn”, đại thể chia thành hai môn: Một là Không Môn, hai là Hữu Môn. Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh thuộc về Không Tông thì Không là Chân Không. Chân Không chẳng không, tức là Diệu Hữu. Ngài giảng kinh thuộc về Hữu Môn, thì Hữu là Diệu Hữu. Diệu Hữu chẳng hữu, tức là Chân Không.

Do đó, nếu quý vị nghĩ kinh luận Tịnh Độ Tông và kinh Kim Cang của Bát Nhã Tông có mâu thuẫn, đó là vì nghe Phật pháp quá ít. Quý vị phải hiểu: Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết pháp, pháp nào cũng đều viên dung vô ngại. Chân Không và Diệu Hữu vốn bất nhị! Đức Phật nói kinh điển Không Tông chính là “Chân Không bất không”, “không” có nghĩa là “rỗng rang, chẳng có vọng nhiễm”, mong sao sau khi đã trừ sạch pháp ô nhiễm, cái Thể của Chân Không sẽ hiện ra. “Chân Không bất không” tức là Diệu Hữu, chính là Hữu Môn niệm A Di Đà Phật của chúng ta. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, [sẽ thấy] kinh Kim Cang không chỉ chẳng mâu thuẫn Vãng Sanh Luận mà còn giúp chúng ta thấu hiểu Vãng Sanh Luận.

Ai nấy đều biết pháp môn Niệm Phật là “vạn người tu, vạn người đến”. Một vạn người niệm Phật thì một vạn người có thể sanh về Tây Phương, nhưng vì sao có rất nhiều người niệm Phật khi lâm chung chẳng thấy thụy tướng, dường như chẳng sanh về Tây Phương? Đấy là vì chẳng trải qua công phu “rỗng rang, chẳng có vọng nhiễm”. Nếu quý vị nghe kinh Không Môn trước, các pháp hư vọng ô nhiễm phiền não đều trừ sạch; sau đấy, niệm A Di Đà Phật, chỉ cần niệm một câu bèn niệm đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Do đó, kinh điển Không Tông không chỉ chẳng trở ngại niệm Phật, mà còn giúp ích cho niệm Phật. Đấy là nói theo Lý. Tu hành dụng công, ngay lập tức sẽ vận dụng đạo lý này.

Chúng ta niệm Phật chẳng đạt đến nhất tâm bất loạn, chẳng đạt được công phu niệm Phật, chính là do vừa niệm Phật, vừa dấy vọng Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ Giảng Ký 3 tưởng. Dấy vọng tưởng thì chẳng phải là chúng ta muốn dấy vọng tưởng, mà là vọng tưởng tùy ý dấy lên. Chúng ta chẳng phải là phàm phu trong hiện thời, mà từ vô thỉ kiếp đến nay, đã là phàm phu. Tâm của phàm phu chính là cái tâm vọng tưởng; từ vô thỉ kiếp đến nay, dấy vọng tưởng đã thành thói quen. Quý vị chẳng muốn dấy vọng tưởng, càng khiến cho vọng tưởng dấy lên. Sức mạnh của vọng tưởng rất lớn, chúng ta chẳng thể làm chủ được! Nay nghe Phật pháp, muốn niệm A Di Đà Phật, công phu niệm Phật ngắn ngủi, công phu vọng tưởng sâu đậm. Do vậy, công phu niệm Phật chẳng thể đối phó vọng tưởng. Vừa niệm Phật, vừa dấy vọng tưởng, niệm Phật chẳng đắc lực!

Làm thế nào để công phu niệm Phật đắc lực? Tĩnh tọa thì cứ tĩnh tọa, chẳng dừng vọng tưởng được. Trước hết, hãy lắng cái tâm, đừng suy tưởng nữa, đợi cho đến khi cái tâm đã tĩnh lặng rồi mới niệm A Di Đà Phật. Tâm tĩnh lặng chính là đã vận dụng đạo lý của Không Tông. Rỗng không các pháp vọng tưởng ô nhiễm rồi mới niệm Phật tức là vận dụng đạo lý của Hữu Môn. Vì chẳng có vọng tưởng xen tạp vào đó, niệm một câu bèn niệm đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Niệm hai câu, bèn niệm đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vì thế, kinh điển của Không Tông không chỉ chẳng trở ngại, mà còn bổ trợ kinh điển của Hữu Môn. Hôm nay quý vị nghe tôi nói, trở về niệm Phật thử xem, sẽ lập tức có thể đạt được công phu.

« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Phát tâm Bồ-đề


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 3.80.4.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh ... ...

Hoa Kỳ (164 lượt xem) - Việt Nam (142 lượt xem) - Bulgaria (1 lượt xem) - Thái Lan (1 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - Italy (1 lượt xem) - Ấn Độ (1 lượt xem) - ... ...