Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng »» Đại sư thứ sáu: THONGWA DHÖNDEN (1416-1453) »»

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
»» Đại sư thứ sáu: THONGWA DHÖNDEN (1416-1453)

Donate

(Lượt xem: 6.150)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng - Đại sư thứ sáu: THONGWA DHÖNDEN (1416-1453)

Font chữ:

Đại sư Thongwa Dhonden sinh năm 1416 ở Ngomtư Shakyam, gần Karma Gưn thuộc miền đông Tây Tạng, trong một gia đình mà cha mẹ đều là những người chuyên cần thực hành pháp môn Du-già. Không lâu sau khi sinh ngài ra, một hôm người mẹ đang dắt ngài đi trên đường thì tình cờ gặp đại sư Ngompa Chadral, một trong số các vị đệ tử của đức Karmapa đời thứ năm. Bấy giờ, cậu bé bỗng có dấu hiệu phấn khích kỳ lạ, khiến người mẹ lấy làm ngạc nhiên phải dừng lại. Đại sư Ngompa Chadral chú ý ngay đến cậu bé và bước đến hỏi: “Tên em là gì?” Cậu bé mỉm cười đáp: “Ta là Karmapa.”

Đại sư Ngompa Chadral liền xin phép cha mẹ cậu bé kỳ lạ ấy để được nuôi dưỡng em trong 7 tháng rồi đưa đến Karma Gưn.

Cậu bé Thongwa Dưnden ngay sau đó đã chứng tỏ khả năng giảng dạy của mình. Vị Shamar Rinpoche đời thứ ba là Chopal Yeshe đã tìm đến Karma Gưn trong giai đoạn này để tiến hành nghi lễ công nhận đây là hóa thân tái sinh của vị Karmapa đời thứ sáu. Sau đó, Thongwa Dưnden được học tập kinh điển cũng như nhận sự truyền thừa giáo pháp của dòng Karma Kagyu từ các vị Shamar Chopal Yeshe, Jamyang Drakpa, và Khenchen Nyephuwa. Đặc biệt, ngài được nhận truyền thừa toàn bộ giáo pháp mật truyền của dòng Karma Kagyu từ Ratnabhadra, người đang giữ cương vị đứng đầu tông phái.

Ngay từ những năm tuổi trẻ, Thongwa Dưnden đã bắt đầu biên soạn nhiều quyển luật nghi quy định lại một cách rõ ràng các nghi thức Tan-tra mà trước đó dòng Karma Kagyu thường chỉ vay mượn từ các tông phái khác. Các nghi thức này về sau được sử dụng trong truyền thống tu tập của phái Kamtsang. Ngài cũng là người đã hợp nhất các dòng Shangpa Karma Kagyu và Shijay vào với dòng Karma Kagyu.

Là một người hoạt động tích cực và năng nổ, ngài đã dành phần lớn công sức vào việc trước tác, biên soạn và giảng thuyết, khôi phục được nhiều trung tâm tu học tại Tây Tạng, xúc tiến việc in ấn kinh sách và củng cố tăng đoàn. Ngài cũng bắt đầu phát triển hệ thống Shedra trong dòng Karma Kagyu, một hệ thống đào tạo tăng sĩ tương tự như các Phật học cao cấp hiện nay.

Trước khi viên tịch một năm, đức Karmapa đời thứ sáu đã báo trước với các đệ tử của mình. Ngài ẩn cư trong một thời gian tại Kongpo, thuộc miền nam Tây Tạng. Trong thời gian đó, ngài chính thức giao quyền dẫn dắt tông phái cho vị Gyaltsab thứ nhất là Goshir Paljor Dưndrup trách nhiệm dẫn dắt phái Karma Kagyu trong thời gian chờ đợi ngài tái sinh, và để lại một di thư nói rõ nơi ngài sẽ tái sinh.

Đại sư Thongwa Dưnden, đức Karmapa đời thứ sáu của dòng Karma Kagyu, đã viên tịch vào năm 1453, khi ngài được 37 tuổi. Sau lễ hỏa táng, các vị đệ tử tìm được rất nhiều xá-lợi trong tro cốt của ngài.

Một trong các đệ tử kế thừa giáo pháp của đức Karmapa đời thứ sáu là Pengar Jampal Zangpo, tác giả tập “Nghi thức cầu nguyện Đại thủ ấn” được truyền tụng rộng rãi về sau, và tập “Lược tụng Kim cương thừa” được sử dụng trong tất cả các tự viện thuộc dòng Karma Kagyu.

Bengar Jampal Zangpo sống vào cuối thế kỷ 15 bước sang đầu thế kỷ 16, nhưng không rõ chính xác năm sinh và năm mất. Ngài sinh ra trong gia đình Nyemo Dzongpa, cha mẹ là các vị thành tựu giả ở Damshang, có lẽ thuộc miền đông Tây Tạng. Ngài bắt đầu việc học tập kinh điển từ rất sớm. Năm 20 tuổi ngài bắt đầu nghiên cứu các kinh điển Mật tông và Kim cương thừa với ngài Rongton. Sau đó, ngài được đức Karmapa truyền thụ giáo pháp dòng Karma Kagyu cùng với Sáu pháp thành tựu của ngài Naropa. Ngài thực hành chuyên nhất các phần giáo pháp này và đạt được sự chứng ngộ cao siêu, trở thành một bậc thầy uyên bác của dòng Karma Kagyu.

Ngài Bengar Jampal Sangpo là thầy dạy chính của đức Karmapa đời thứ bảy. Tuy nhiên, người chính thức truyền thụ toàn bộ giáo pháp của dòng Karma Kagyu cùng với quyền dẫn dắt tông phái cho vị Karmapa đời thứ bảy là đại sư Goshir Paljor Dhưndrup.

Goshir Paljor Dhưndrup sinh năm 1427 tại Nyemo thuộc miền trung Tây Tạng. Dưới sự dẫn dắt của đức Karmapa đời thứ sau là Thongwa Dhưnden, ngài được học tập giáo pháp của dòng Karma Kagyu, dòng Tengyu và của nhiều tông phái khác. Ngài đã nghiên cứu toàn bộ triết học Phật giáo và thực hành thiền định với sự chỉ dạy của đức Karmapa đời thứ sáu cùng với đại sư Bengar Jampal Sangpo và nhiều bậc thầy nổi tiếng khác. Sau đó, ngài được đức Karmapa chỉ định làm người trợ lý chính thức để trợ giúp đức Karmapa trong tất cả các hoạt động của ngài. Trong cương vị này, ngài đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động của đức Karmapa cũng như cho tông phái Karma Kagyu. Người ta tin rằng ngài Paljor Dhưndrup chính là hóa thân tái sinh lần thứ nhất của Gyaltsab Rinpoche.

Ngài Paljor Dhưndrup là người chính thức nhận sự truyền thừa từ đức Karmapa đời thứ sáu và sau đó truyền lại cho đức Karmapa đời thứ bảy, Chưdrak Gyatso. Ngài viên tịch vào năm 1489, khi đức Karmapa đời thứ bảy được 25 tuổi. Vào lúc ngài viên tịch, người ta nhìn thấy nhiều hiện tượng khác thường và mầu nhiệm cho thấy sự chứng ngộ của ngài.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 18 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.42.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...