Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị chân sư Đại thủ ấn »» Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo »»

Các vị chân sư Đại thủ ấn
»» Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo

Donate

(Lượt xem: 7.677)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị chân sư Đại thủ ấn - Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người ngư phủ bám chặt vào chiếc cần câu
Trôi dạt ra biển cả của số phận
Sống sót trong bụng cá
Tu tập phép Du-già
Mà thần Siva dạy cho Uma
Người ngư phủ ấy là Minapa
Và sau đó trở lại đất liền
Ngay cả đá
cũng không chịu nổi bước chân của ngài

Truyền thuyết

Minapa vốn làm nghề chài lưới ở vùng Bengal. Chân sư của ngài chính là Đại phạm thiên vương.

Minapa thường ngày vẫn dong thuyền ra khơi đánh cá đem về chợ bán để độ thân.

Một hôm, Minapa vô tình dùng thịt làm mồi câu, một con kình ngư nổi lên đớp mồi làm đắm cả thuyền và nuốt trọn thân mình Minapa vào trong bụng. Nhưng vì số kiếp chưa hết nên Minapa tiếp tục sống trong bụng của nó.

Trong khi ấy, Thánh nữ Umadevi là vợ của Đại phạm thiên (Mahadeva) cầu xin chồng bà truyền cho pháp thuật. Đại phạm thiên không muốn truyền pháp bí mật ở những nơi mà người khác có thể lén nghe, bèn bảo với Umadevi cùng đi xuống đáy biển sâu.

Lúc bấy giờ, con thủy quái chứa Minapa trong bụng lại nằm nghỉ gần nơi Đại phạm thiên đang truyền pháp cho Umadevi.
Vì nữ thần này ngủ gục trong khi Đại phạm thiên giảng pháp, nên chính Minapa lại là người học được trọn vẹn pháp thuật của Thiên vương.

Đến khi Đại phạm thiên vương ngừng nói pháp thì Umadevi tỉnh giấc, lại bảo: “Ngài nói tiếp đi.”

“Nhưng ta vừa mới nói xong. Vậy thì từ nãy giờ ai đã đối dáp cùng ta? ” Đại phạm thiên nói với vẻ ngạc nhiên.

Ngài liền dùng thiên nhãn xem khắp, chợt thấy Minapa đang ở trong bụng con thủy quái nằm gần đó, bèn nghĩ thầm: “Chính người này mới thực sự là môn đồ của ta.”

Được cơ may hiếm có, Minapa thiền định suốt 12 năm trong bụng con thủy quái.

Về sau, ngư dân trong vùng bắt được con thủy quái và mổ bụng nó vì tưởng có châu báu. Nhờ thế, Minapa thoát ra được.

Mọi người chứng kiến cảnh Minapa chui ra từ bụng cá đều kinh hãi. Ai cũng sửng sốt khi nghe tên vị vua dưới thời Minapa chưa bị nạn, mới biết ngài ở trong bụng cá được 12 năm.
Vì vậy họ gọi ngài là Thầy Cá và tất cả đều đảnh lế cúng dường vật thực cho ngài.

Vui mừng về sự thành tựu ấy, Minapa nhảy nhót khiến chân ngài lún sâu vào mặt đất đá y như người ta cho chân xuống bùn.
Tương truyền, ngài thọ đến 500 năm.

Hành trì

Con cá khổng lồ trong truyện là biểu trưng của đời sống tinh thần. Bị cá ấy nuốt vào bụng mà không chết là do công đức đời trước của Minapa.

Khác với các vị Du-già kia, Minapa không tự nguyện mà là tình cờ một cách may mắn học được pháp thuật. Sự may mắn sau cùng là sau 12 năm thiền định dưới nước, Minapa được về lại đất liền. Ở đây, ý nói Minapa không bị tù đày, trói buộc trong pháp môn tu tập mà vượt thoát ra ngoài, không chấp vào pháp tu của mình.

Đối với một hành giả Mật tông (tantrika), cá tượng trưng cho sự giải thoát vì nó tự do bơi lội không cần phải nỗ lực, không cần phải ngủ nghỉ và không bị ướt (ái nhiễm, tỉnh giác).

Sử liệu

Minapa còn gọi là Macchendra hay Mina. Ngài vốn là bậc Đệ nhất chân sư (Adi Guri) của giáo phái Sakta tức dòng tu Yogini Kaula hay còn gọi là Siddhamarta.

Kinh Kaulajrana Nimaya có ghi phần giáo pháp mà Đại phạm thiên truyền cho Umadevi.

Cũng có tương truyền rằng Minapa đã nhặt được kinh này ngoài biển, vì con trai của thần Siva hoá chuột đánh cắp kinh này, sau đó ném ra biển. Cho nên mới có sự tích Minapa học được pháp thuật này ở Nepal. Người ta còn cho rằng chính Bồ Tát Quán Thế Âm dạy cho thần Siva môn Du-già, và Minapa vô tình học được khi thần Siva truyền lại pháp này cho Parvatte tức Umadevi.

Cũng có thuyết nói rằng khi nạn đói kém vì thiên tai hạn hán xảy ra ở Nepal thì chỉ có Minapa mới đủ khả năng cầu đảo. Vua Narendradeva đã sai sứ giả đến tìm. Ngài Minapa nhận lời và bảo sứ giả về trước, còn ngài hoá thân thành một con ong nghệ xuất hiện bay quanh chỗ vua. Nhà vua vừa đưa tay tóm bắt thì trời đổ mưa.

Cảm động công đức ấy, vua cho vẽ chân dung của ngài để thờ phụng khắp nơi như một vị thần thủ hộ của xứ Nepal.

Ngày nay, người ta còn thấy tại một trong những ngôi đền chính của thủ đô Kathmandu có tượng thờ ngài Minapa.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 86 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.37.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...