Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị chân sư Đại thủ ấn »» Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục »»

Các vị chân sư Đại thủ ấn
»» Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục

(Lượt xem: 5.409)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị chân sư Đại thủ ấn - Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Từ thuở vô minh phủ lấy ta
Sinh tâm phân biệt người với ta.
Ngay lúc nhận ra lẽ thật ấy
Bao nhiêu vọng tưởng khuất dần xa
Cả tên gọi “Phật” cũng chỉ là nhãn hiệu
Đem dán làm chi khắp hà sa?
Khi biết bản tâm là trống rỗng
Hình thù không có, tìm đâu ra?

Truyền thuyết

Kirapalapa cai trị một vương quốc rộng lớn và hùng mạnh. Nhưng nhà vua không bao giờ thỏa mãn với sự giàu có của mình nên thường đem quân đánh phá các nước láng giềng để vơ vét của cải.

Tuy vậy, nhà vua không hề có ý niệm gì về cảnh tàn khốc của chiến tranh. Có một lần, nhà vua cùng quân lính đi tiếp quản một thành phố đã bị đánh chiếm hoàn toàn, và nhà vua lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những cảnh tượng hãi hùng sau cuộc chiến. Phụ nữ, trẻ con, người già, người bệnh bị bỏ lại trong thành vì tất cả đàn ông, thanh niên đều đã chạy trốn. Tất cả các nạn nhân đều tiều tụy, hốc hác và đói khát. Họ lang thang, vất vưỡng khắp trên đường phố.

Chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, nhà vua động lòng từ bi, xuống chiếu tha tội cho các trai tráng để họ có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Từ đó, hằng ngày nhà vua đều tổ chức chẩn bần, bố thí cho người nghèo đói.

Một hôm, có nhà sư Du-già đến kinh thành để khất thực. Vua hoan hỷ cúng dường cho Sư những thứ tốt nhất và khẩn cầu Sư giáo hoá.

Sư làm lễ qui y cho nhà vua, truyền giới Bồ Tát và dạy cho vua về Bốn tâm vô lượng cùng với phép thiền định.

Nhưng nhà vua vẫn không thoả mãn, ngài muốn được thọ lãnh pháp môn tối thắng để có thể chứng ngộ trong đời hiện tại.

Sở nguyện như vậy, nhưng công việc triều chính khiến vua thật khó lòng tu tập tinh tấn. Ngài liền trình bày trở lực với tôn sư.

Vị chân sư nói: “Ngươi hãy quán tất cả chúng sinh trong ba cõi là kẻ thống soái các chiến binh kiêu hãnh. Trong vô tận của bản tâm lưu xuất hằng hà sa số các anh hùng hợp lực đánh bại kẻ thù kia, để rồi ngươi, đức vua vĩ đại, tắm mình trong sự vinh quang ấy.”

Nhà vua lãnh hội được ý nghĩa lời dạy của chân sư, có thể tinh tấn tu tập ngay trong khi giải quyết những công việc triều chính. Nhờ đó đạt đến sự giải thoát.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 86 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.248.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...