Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị chân sư Đại thủ ấn »» Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm »»

Các vị chân sư Đại thủ ấn
»» Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm

Donate

(Lượt xem: 5.864)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị chân sư Đại thủ ấn - Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nếu chỉ vì lòng ghen tị
Ra sức hành trì các pháp môn
Nỗ lực tích lũy các công đức
Tất cả đều vô ích mà thôi
Vì ngươi không thể nào đạt tới thần thông
Nếu ngươi không có được
sự dìu dắt của một chân sư
Như chiếc xe kia thiếu bánh
Chẳng thể nào lăn đi trên đường
Chỉ có bậc thầy mới có thể
Chắp cho ngươi đôi cánh rộng
Để ngươi có thể vút bay trên trời cao

Truyền thuyết

Đạo sư Kanhapa còn được biết dưới cái tên khác là Krsnacarya, vốn là con trai của một quan văn.

Ngài thọ pháp tại đại tu viện Somapuri. Đây là một trong số những tu viện lớn được vua Dharmapala xây dựng nên. Chân sư của ngài là Đại thành tựu giả Jalandhara.

Ngài Kanhapa tu tập thiền định trong 12 năm thì bắt đầu thấy có những hiện tượng chứng đắc. Một hôm khi đang ở trong định, ngài thấy hảo tướng rõ ràng của thủ thần Hevajra cùng các quyến thuộc của vị thần này thì đất dưới chỗ ngài ngồi rung chuyển mạnh.

Thấy thế, Kanhapa lấy làm tự mãn. Nhưng Kim cương Du-già Thánh nữ (Dakini) hiện ra bảo cho ngài biết rằng đó chỉ là sơ chứng, chứ chưa phải là cứu cánh rốt ráo.

Kanhapa lại tiếp tục công phu cho đến một ngày nọ ngài nảy sinh ý định thử xem định lực của mình đạt tới mức nào.

Ngài đặt bàn chân lên đá, chân ngài liền lún sâu như đạp vào bùn, để lại cả dấu chân.

Một lần nữa, vị thánh nữ hiện ra khuyên ngài phải tiếp tục nỗ lực tu tập.

Một hôm vừa xuất định, ngài thấy thân thể bềnh bồng bay là đà cách mặt đất khoảng bốn năm tấc. Vị thánh nữ lại hiện ra, bảo ngài cần tiếp tục chuyên cần hơn nữa.

Kanhapa lại nỗ lực công phu cho đến một hôm khi vừa xuất định, ngài nhìn thấy bảy cái lọng che đầu ngài và bảy cái trống damaru bay lượn quanh tự kêu vang khắp trời, ngài Kanhapa bảo với môn đệ rằng: “Nay đã đạt mục đích. Ta sẽ đi Lankapuri, thuộc đảo quốc Śrỵ Lanka.”

Lúc đến gần đảo, Kanhapa muốn chứng tỏ thần lực của mình bèn vận thần thông đạp xé nước để đi qua.

Vừa đi ngài vừa nghĩ thầm: “Ngay cả thầy ta cũng chưa chắc làm được như thế này.”

Niệm ấy vừa khởi lên trong tâm của Kanhapa, ngài liền bị chìm ngay xuống biển. Kế đó, một ngọn sóng lớn đánh dạt ngài vào bờ.

Vừa khi ấy, ngước mặt nhìn lên trời, Kanhapa thấy thầy mình bay lơ lửng trên đầu. Vị sư phụ hỏi: “Kanhapa! Ngươi đi đâu đấy? Có chuyện gì mà trông thấy thảm thương vậy?”

“Bạch thầy! Đệ tử đang trên đường đi đến Lankapuri để độ người. Chẳng may vì mất thần thông nên rơi xuống đây.”

“Hoằng pháp độ sinh là việc tốt. Nhưng tốt hơn ngươi nên đến Pataliputra tìm cho ra đại đệ tử của ta. Y làm nghề dệt ở thành phố này. Nếu ngươi muốn thành tựu đạo quả, hãy tuyệt đối vâng lời của y.”

Nghe lời thầy, Kanhapa lại đi về hướng thành phố Pataliputra.

Lạ thay, thần lực của ngài tự nhiên hồi phục. Những cái lọng và những trống damaru lại xuất hiện trên đầu. Ngài đi đến đâu chúng theo đến đấy. Đến Pataliputra, ngài để lại 3.000 môn đồ bên ngoài thành, rồi một mình đi vào thành phố để tìm người thợ dệt.

Ngài đi từ đầu phố đến cuối phố, thấy nhà nào có khung dệt thì ngài dừng lại, dùng thần nhãn dứt đứt sợi chỉ trong guồng. Nếu người nào dùng tay để nối sợi chỉ đứt thì Kanhapa hiểu rằng ngài còn phải tiếp tục tìm kiếm.

Thế rồi, rốt cùng ngài cũng tìm thấy con người mà ngài cần tìm thấy, khi ngài nhìn thấy sợi tơ mà ngài dùng thần thông bứt đứt tự nhiên nối liền lại.

Kanhapa đến vái chào người thợ dệt và cầu pháp. Người thợ dệt hỏi: “Ngươi một lòng qui thuận ta chăng?”

“Thưa vâng, đệ tử xin phục tòng mọi mệnh lệnh của chân sư.”
“Vậy hãy đi theo ta.”

Cả hai cùng đi ra mộ địa, nơi ấy có một cái thây ma còn tươi. Người thợ dệt hỏi: “Ngươi ăn xác chết được chăng?”

Kanhapa quì gối, rút dao, xẻo một miếng.

“Không phải vậy! Hãy làm như thế này.”

Rồi người thợ dệt hoá thành con sói nhảy đến cạnh xác chết, xé thây ma ra ăn ngấu nghiến.

Đoạn biến trở lại thành người, y bảo: “Ngươi chỉ nên ăn thịt người khi ngươi biến thành thú mà thôi.”

Nói xong, người thợ dệt rặn bụng lòi ra ba cục phân. Y cầm một cục đưa cho Kanhapa: “Nào, ăn đi!”

“Không thể thế được. Nếu tôi ăn thứ này, mọi người sẽ nhạo báng tôi.”

Không nói lời nào, người thợ dệt cầm lấy cục phân đưa vào mồm ăn, chư thiên hiện ra chia nhau ăn một cục khác.

Còn cục phân thứ ba bị một con rồng bay đến tha đi.

Kế đó, họ quay về thành phố, người thợ dệt đưa cho Kanhapa năm xu để mua rượu và thức ăn.

“Bây giờ, ngươi hãy đi gọi các đệ tử của ngươi đến đây để cùng ta dự tiệc Pháp.”

Kanhapa vừa đi vừa nhủ thầm: “Chỉ có ngần này tiền, không đủ cho một người ăn, làm sao mà thầy bảo đãi cả bọn ta?”

Và khi mọi người tề tựu đông đủ, người thợ dệt tác pháp cúng dường, lập tức vô số thức ăn, vật uống hiện ra la liệt, toàn là sơn hào mỹ vị.

Bữa tiệc kéo dài bảy ngày bảy đêm.

Mọi người không sao ăn hết, Kanhapa lấy làm bực bội, thầm nghĩ: “Ăn thế này thì biết bao giờ mới xong? Ta phải đi thôi.”

Kanhapa ném phần thức ăn thừa cho ngạ quỷ rồi gọi đệ tử lên đường mà không một lời từ biệt.

Người thợ dệt cất tiếng mắng theo:

Này lũ trẻ đáng thương
Các nguơi tự huỷ mình
Các người là những kẻ
Dứt lìa trí huệ lớn
Ra khỏi tâm từ bi
Bỏ đi, ngươi được gì?
Lọng, trống là chuyện nhỏ
Chân đế mới tột cùng

Nhưng Kanhapa không muốn nghe, tiếp tục lầm lũi dẫn môn đồ ra đi cho tới vùng Bhadhokura cách tu viện Somapuri khoảng năm trăm dặm về phía đông.

Dừng chân nơi đây, ngài gặp một cô gái đang ngồi dưới gốc cây vải sum xuê những quả, ngài hỏi xin: “Này nữ thí chủ, cho ta xin ít quả.”

Kanhapa vận thần lực nhìn lên cây, quả liền rụng xuống. Nhưng cô gái chỉ liếc nhìn, các trái vải lại dính trên cành như cũ.

Sư tức giận dùng thần chú đả thương cô gái. Nàng đau đớn quằn quại gục đầu xuống đất.

Đám đông chứng kiến cảnh ấy lấy làm căm phẩn: “Đệ tử Phật lúc nào cũng từ bi, nhưng gã ác tăng này lại là một kẻ sát nhân.”

Nghe họ quở trách, Kanhapa bừng tỉnh, nguôi cơn giận, thâu phép về và chữa thương cho cô gái.

Thừa cơ hội nhà sư không chú ý, cô gái niệm chú đánh lại khiến sư thổ huyết và rơi vào tình trạng rất nguy kịch.

Kanhapa liền gọi một trong các nữ thần kim cương đến cứu giúp. Vị thánh nữ vâng mệnh đi tìm dược thảo để cứu thầy.

Sau bảy ngày vất vả, bà tìm được được thảo nhưng trên đường về bà lại gặp một cụ già đứng giữa đường khóc lóc. Thánh nữ dừng lại hỏi nguyên cớ. Cụ già mếu máo trả lời: “Tôi khóc vì ngài Kanhapa đã qua đời.”

Nghe tin dữ, vị thánh nữ vất thuốc đi vì cho rằng không còn cần đến nữa.

Nhưng khi về tới nơi, bà thấy Kanhapa chưa chết mà chỉ trong tình trạng nguy kịch. Sư hỏi thuốc đâu thì bà lắp bắp kể lại chuyện mình bị lừa. Do không có thuốc chữa nên sư phải lìa đời.

Sau cái chết của thầy, vị dakini này quyết tìm cho ra cô gái nọ.
Bà đi khắp mọi nơi từ cõi trời cho đến cõi nhân gian và cho tới một hôm bà bắt gặp cô gái nọ đang ẩn mình trong thân cây sambhila. Bà lôi cô gái ra ngoài và dùng linh phù đánh cho một trận nhừ tử.

Hành trì

Kanhapa trước tiên đã không nghe theo lời khuyên của Kim cương Thánh Nữ, sau đó lại không vâng mệnh thầy, lại tỏ ra kiêu ngạo và khinh suất. Ngài đã bị sân hận và kiêu mạn sai xử. Vì vậy, ngài đã nhận một hậu quả bi thảm.

Người thợ dệt tuy là bậc tôn túc nhưng cũng đã thất bại khi chỉ dùng thần thông để giáo huấn người, thiếu sự hài hoà giữa Bi và Trí.
 

Damaru là một loại pháp khí bằng sọ người hay sọ thú dùng trong nghi lễ để triệu thỉnh quỉ thần.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 86 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Quy Sơn cảnh sách văn


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.154.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...