Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Vô ngã vô ưu »» Chương 13: Một Cuộc Bắt Đầu Mới »»

Vô ngã vô ưu
»» Chương 13: Một Cuộc Bắt Đầu Mới

Donate

(Lượt xem: 14.098)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Vô ngã vô ưu - Chương 13: Một Cuộc Bắt Đầu Mới

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Các bạn đã ở đây được mười ngày, và sẽ trở về lại nhà trong một khung cảnh hoàn toàn khác. Việc hành Thiền cũng như sự hiểu biết của các bạn về Phật pháp tiến bộ thấy rõ. Khi trở lại nhà, các bạn có thể nghĩ là người thân ở nhà đã thay đổi. Đột nhiên họ như không hiểu những điều bạn nói nữa. Họ lại quan tâm đến những việc đối với bạn không có gì là quan trọng cả. Khi đó bạn nên biết rằng không phải họ là người đã thay đổi, mà chính bạn mới là người thay đổi.

Khi bạn xuống phố, quan sát mọi người, xe cộ qua lại bạn có thể tự hỏi: "Tại sao mọi người vội vã thế? Họ cần đi đâu? Có cần phải vội vã như thế không?" Bạn đứng yên ở một chỗ, quan sát và than rằng: ‘Tôi không thể hiểu tại sao mọi người lại cần vội vã đến thế?” Rồi chừng ba tuần hay ba tháng sau, tùy theo sự thực tập của bạn, mọi việc lại trở lại bình thường trong mắt bạn. Ai cũng thế, và bạn cũng thế. Và điều đó chứng tỏ rằng bạn đã chểnh mảng trong thực tập, bạn không còn tự tại nữa, có nghĩa là bạn cần dự một khóa tu học khác nữa.

Vậy bạn cần phải làm gì trước những sự kiện này? Ngồi Thiền một tiếng buổi sáng, một tiếng buổi tối, có lẽ là lời khuyên hữu dụng nhất. Nếu bạn có thể thực tập nhiều hơn, càng tốt.

Tóm lại có nhiều việc bạn có thể làm. Trong nhà, bạn có chỗ riêng để ăn uống, ngủ nghĩ, làm việc, tắm gội. Hãy chọn một chỗ nhất định, không dời đổi để tọa Thiền. Bạn không thường xuyên dời đổi chỗ ngồi ăn, hay chỗ ngủ nghĩ. Cũng thế, hãy dành một góc nào đó trong nhà, vừa đủ một chỗ ngồi cho bạn. Để gối Thiền hay tọa cụ ở đó và không dời đổi. Nếu mỗi lần cần ngồi Thiền mà bạn phải đi tìm kiếm những thứ này, thì bạn dễ bị phân tâm. Nếu muốn, bạn có thể đặt một tượng Phật hay ảnh Phật với bông hoa để tạo ra không khí riêng cho góc phòng đó. Cũng giống như trong phòng ăn thì phải có bàn ăn, ghế ngồi, nhà bếp có lò nấu, thì góc tọa Thiền của bạn cũng cần có tọa cụ, chiếu Thiền, có thể một bàn thờ nhỏ với hoa hay một ngọn nến.

Mỗi ngày bạn đều đến ngồi vào chỗ đó ở một thời điểm nhất định, mang theo một đồng hồ báo giờ. Để đồng hồ báo giờ một tiếng sau đó, nếu không, lúc đang tham Thiền, bạn sẽ nghĩ "Có lẽ đã hơn một tiếng rồi". Nhưng khi bạn đứng lên, xem giờ, thì chỉ mới được mười phút, rồi một khi đã đứng lên đi ra chỗ khác, bạn khó lòng quay trở lại với việc tọa Thiền. Ít ai làm được điều đó. Vì thế tốt hơn hết là mang theo đồng hồ, và ngay khi bạn nghĩ: ‘Chắc được một tiếng rồi’, bạn cũng biết không thể nào như thế, vì đồng hồ chưa reo báo giờ. Khi bạn biết đồng hồ chưa reo, thì chưa tới giờ, nghĩa là bạn chưa thể đứng lên. Dần dần việc tọa Thiền sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ta cần sự hổ trợ càng nhiều càng tốt. Vì ta luôn tìm cách để tránh né việc khó. Ai cũng thế. Hãy cảnh giác về những lý do để tránh né. Khó có ai tọa Thiền thường xuyên như thế này, lâu như thế này, nếu không có người khác cũng ngồi với nhau. Vì thế nếu có được một nhóm hay ít nhất là hai người ngồi với nhau càng tốt. Nếu họ không biết tọa Thiền, dạy họ quán về từ bi, theo dõi hơi thở, và cùng ngồi im lặng với nhau.

Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà thuyết phục mọi người trong gia đình phải ngồi Thiền với bạn. Cách đó chỉ làm họ càng tránh né. Chỉ cần nói: ‘Tôi thích ngồi Thiền. Tôi sẽ làm như thế’. Vậy là đủ. Ai có thể cãi với chúng ta điều gì? Hay ‘Tôi sẽ dậy sớm hơn một tiếng’. Tốt. Thức dậy nhẹ nhàng, êm ái, tránh làm người khác thức giấc theo, vì bạn đâu có muốn cả nhà cùng dậy ồn ào, trong khi bạn ngồi trong góc phòng, cố gắng Thiền định. Buổi chiều, lúc nào thuận tiện, hãy vào ngồi ở góc Thiền của bạn. Nhưng phải đợi lúc TV đã được vặn tắt.

Con người dễ tập thói quen. Khi chúng ta còn nhỏ, mẹ chúng ta thường bảo: ‘Đi đánh răng’. Và chúng ta thường nói, ‘Con không muốn’, hay ‘Tại sao phải đánh răng’, ‘Con đã làm rồi’ hay ‘Lát nữa con sẽ đánh’. Nhưng các bà mẹ vẫn kiên trì: "Đi đánh răng”. Dần dần ta cũng làm theo, và theo thời gian, ta đã có thói quen đánh răng. Ở đây bạn phải đảm luôn trách nhiệm của người mẹ. Khi tâm ta nói: ‘Tôi không muốn ngồi’, hay ‘Lát nữa tôi sẽ ngồi’, hay ‘Bỏ một ngày có hề gì’, ‘Căng quá. Chân tôi đau. Ngày mai tôi sẽ ngồi’; bạn đừng nghe theo nó, mà phải nói; "Đi ngồi đi. Nhanh lên. Không có gì đáng làm hơn chuyện đó”.

Khi còn nhỏ, ta không hiểu tại sao phải đánh răng, giữ răng cho sạch. Mẹ ta luôn nhắc rằng nếu không chúng sẽ rụng hết, ta cũng chưa chắc hiểu rụng là thế nào. Làm sao mà răng có thể rụng được, ta thầm nghĩ. Còn bây giờ bạn nghe nói: "Nếu bạn không tham Thiền, tâm bạn sẽ thiếu minh mẫn". Có thể ta cũng không hoàn toàn hiểu tâm minh mẫn là như thế nào. Nhưng ta cần phải tự nhủ với mình như một người mẹ nói với con: "Điều đó tốt cho con. Hãy làm đi”. Bạn phải lo chăm sóc cho tâm mình, nếu không tâm sẽ không lo cho bạn đâu.

Đó là một thói quen tốt, trong sạch, nó dẫn ta đến con đường thanh tịnh hóa. Những thói quen của tư tưởng sẽ tạo hình cho cá tính của ta và dẫn dắt ta đi vào những nẻo đường tâm linh, đường đến với Đạo.

Nếu ta không sử dụng tâm cho một mục đích nào khác hơn là chỉ để sống và hưởng thụ, thì đó là một sự lãng phí thời gian. Dĩ nhiên là ta phải sống, mới có thể hành Thiền, nhưng không phải vì thế mà để cho nó chiếm hết tâm tư của ta. Ta phải thêm vào yếu tố chánh niệm và thực tập nó suốt tất cả thời gian tỉnh thức của ta. Bất kỳ ta làm gì - nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chợ búa hay đi đứng - đều có thể là một bài học về chánh niệm. Khi đang rửa chén, đừng nghĩ đến việc bạn sẽ làm sau khi làm xong công việc nhàm chán đó, nhưng phải hoàn toàn để tâm vào từng thao tác trong việc rửa chén. Khi đang lau nhà, đừng nghĩ đến làm sao cho rồi việc, nhưng chú tâm vào từng chuyển động; đó chính là chánh niệm.

Tất cả những tư tưởng tiêu cực đều khiến tâm thoái hóa. Tâm giống như thân, cũng sẽ bị hoại diệt, hư hao qua thời gian sử dụng. Nó sẽ trở nên bớt trong sạch với những ý nghĩ vụng về. Khi nào có những - ‘Tôi không thích điều đó. Tôi không muốn làm điều đó. Tôi muốn thoát ra khỏi đây. Tôi căm thù việc này. Tôi ganh ghét. Tôi hãnh diện vì nó’ - trong tâm, ta trở nên yếu đuối hơn, đánh mất chánh niệm, sáng suốt một lần nữa.

Chánh niệm có thể đem áp dụng vào hành, vào cảm thọ, vào tư duy, hay vào các trần, tùy hoàn cảnh. Thí dụ khi đang có cảm giác buồn, sự chú tâm được đặt vào cảm giác ấy với cái biết rằng nó sẽ không mang lại lợi ích gì cho ai. Chúng ta biết là cần phải thay thế nó bằng những tình cảm khác, hay buông bỏ nó. Khi đang suy tư, phải hoàn toàn biết quá trình tư duy, và biết đối tượng tư duy. Có nghĩa là biết điều mình suy nghĩ là tốt hay xấu.

Việc này cũng sẽ trở thành thói quen, để chúng ta tránh khỏi việc trách móc người khác. Nó phủi sạch tấm màn nhện của quá trình tư duy, làm chúng trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Chúng ta biết rõ ràng những gì xảy ra bên trong nội tâm mình, và chung quanh ta.

Đó là công việc của mười-lăm-tiếng mỗi ngày, tùy thuộc vào thì giờ ngủ nghỉ của ta. Trừ khi công việc này được thực hiện trong suốt thời gian hay phần lớn thời gian tỉnh thức của ta, nếu không ta khó có hy vọng tọa Thiền thành công. Ngược lại, ta khó có được chánh niệm nếu không thực tập Thiền. Hai việc này hỗ trợ nhau. Ta phải thực hành Thiền dầu ta có nghĩ rằng sự tu tập của ta là thành công hay thất bại. Đó là vấn đề của lòng kiên nhẫn, chịu đựng, kiên quyết và tinh tấn. Ta chỉ có việc phải ngồi và thực hành.

Trong suốt mười ngày ở Thiền viện đây, bạn đã có được cơ hội quý báu để ngồi và thực hành, và đã có được chút ít kết quả. Khi trở về nhà, sẽ có ít thời gian để thực tập hơn, kết quả sẽ không giống như thế này, hay tiến bộ hơn. Thiền định là một thành quả mong manh. Nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc cho xứng đáng. Định vô lượng là hạt kim cương ít người trên cõi đời này với tới được. Họ có thể được đọc về nó, nghe về nó, nhưng như thế thì ích lợi gì cho họ. Nó sẽ không có ý nghĩa gì, trừ khi ta kinh nghiệm được nó, và sự thành tựu ít có được này đáng được trân trọng cho xứng đáng với giá trị của nó; nghĩa là phải luôn trao chuốt để nó mãi sáng chói.

Ngoài ra Thiền định cũng giúp cho sự chánh niệm của ta trong đời sống hằng ngày. Đối với những ai chưa đạt được trình độ Tu-đà-hoàn (stream¬entry), gần phân nữa những gì dấy lên trong tâm họ đều là ô uế. Khi ta biết cảnh giác như thế, ta sẽ dễ dàng buông bỏ các vọng tưởng vì ta đã học làm thế trong Thiền định.

Ta cần phải tránh một cuộc sống lờ mờ, không chủ định. Sự huyền diệu của trạng thái tỉnh thức không phải là đối ngược với giấc ngủ. Mà là đối ngược với trạng thái không chủ định. Phần lớn chúng ta không biết mình làm gì, nghĩ gì, cảm giác ra sao. Nên chúng ta chọn một giải pháp dễ dàng là nữa tĩnh nữa mê. Đó là trốn tránh khổ đau. Nhưng biết khổ cũng là biết sự thật, là khổ đế trong tứ diệu đế của Đức Phật. Bất cứ ai trước khi muốn thoát khổ, cũng cần phải biết rõ về cái khổ. Khi đã biết cái khổ mà không tìm cách giải thoát thì thật là điên rồ. Không có lối thoát nào ở ngoài ta, hay có thể thoát ra bằng sự ơ thờ, ngơ ngác. Con đường giải thoát duy nhất là quay trở vào bên trong, để nhìn thấy mọi sự rõ ràng. Mọi ngõ thoát khác đều là ngõ cụt.

Mỗi tuần nên Thiền chung với bạn bè, để tạo sự phấn khởi trong ta. Năng lực của đám đông có giá trị riêng của nó. Năm uẩn là rào cản, làm cho cuộc sống của ta thêm khó khăn. Và liều thuốc đối trị hiệu nghiệm nhất cho chúng là thiện tri thức, là những cuộc trao đổi về Phật Pháp cao siêu. Đừng tham gia vào bất cứ những cuộc đối thoại nào. Bạn đâu có ăn những thức ăn có thể độc hại cho cơ thể, thì cũng đừng hấp thụ vào tâm những thứ độc hại như tán gẫu, nói chuyện người, nói thị phi, bàn chuyện thời sự, bàn về sách tiểu thuyết rẻ tiền hay chỉ nói để mà nói. Những thứ đó sẽ đầu độc tâm ta và dẫn ta đi vào con đường tà.

Một phương thức khác để thấm nhuần Phật Pháp là nhìn mọi hoàn cảnh, mọi kinh nghiệm - dù lớn hay nhỏ - theo cái nhìn của Pháp. Khi bạn nhìn thấy một bụi cây với những bông hoa tươi đẹp cùng những bông hoa khô héo trên cành, tâm bạn nên nghĩ đến sự sinh tử, hoại diệt. Hay khi bạn nhìn thấy chú chim nhỏ đang chăm chút xây tổ, kiên trì tha từng cọng rơm để làm cho chiếc tổ được chắc chắn, ấm êm. Bạn cũng nhìn thấy ở cạnh cây bên cạnh một cái tổ hoang. Luôn có sự thay đổi. Không có gì thường còn. Đây là nhà của tôi, tổ của tôi. Bao nhiêu tiền bạc, công sức, thời gian đã bỏ ra để xây cái tổ đó. Rồi một ngày kia tôi cũng phải bỏ nó mà đi.

Tất cả mọi vật ở chung quanh ta đều có thể được nhìn dưới con mắt Pháp để nhận ra rằng không có sự bền vững tuyệt đối, do đó luôn mang đến phiền não, thất vọng. Điều đó không tạo ra cho ta sự chán nản, phiền muộn. Trái lại, chúng giúp ta thoát ra khỏi đau khổ, phiền muộn, vì chúng giúp ta coi thường mọi việc xảy ra. Làm giảm bớt lòng ham muốn trong ta, vì ta biết rằng mọi ham muốn đều không thể được hoàn toàn thỏa mãn, vì mọi thứ đều vô thường.

Chánh Pháp ở trong tim ta. Chứ không ở trong các chùa chiền, y áo, hay các gốc cây bồ đề. Pháp chỉ có thể trụ ở một nơi. Những ai biết đem nhập Pháp vào tâm và hành Pháp, họ chính là đền đài chứa đựng Phật Pháp. Gạch ngói làm nên chùa chiền. Cũng như cây Bồ đề, các hình tượng đều chỉ là biểu tượng. Chúng ta cần các biểu tượng để nhắc nhở vì ta rất dễ quên. Nhưng chánh Pháp trụ ở những trái tim biết sống theo chánh Pháp.

Đức Phật đã nói: "Ai nhìn thấy ta, là thấy Pháp. Ai thấy Pháp, là thấy Ta". Sống ở thời đại này, ta không hy vọng thấy được Phật sống, nhưng điều đó không cần thiết vì "Ai thấy Pháp, thấy Ta". Nếu bạn có thể tự thấy Pháp trong tim mình, thì bạn có thể thấy Phật. Phật chỉ là tánh Giác của ta. Vì thế nếu ta có Pháp trong lòng, thì ta cũng có Phật ở gần bên ta. Ta không cần phải đi tới đâu đâu để tìm Ngài. Ta không cần phải làm gì đặc biệt để được gặp Ngài. Bạn chỉ cần có chánh niệm và chuyển đổi cái xấu thành cái tốt. Có đơn giản không? Nhưng đơn giản, không có nghĩa là dễ dàng. Đó là những việc khó làm, nhưng chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta. Những lợi ích không có gì có thể so sánh được. Giờ bạn đã được trang bị đầy đủ. Tất cả là của các bạn. Hãy sử dụng chúng thật tốt.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới cội Bồ-đề


Chớ quên mình là nước


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.140.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...