Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Có và Không »» Chương IV. Có và Không theo tinh thần Bát-nhã »»

Có và Không
»» Chương IV. Có và Không theo tinh thần Bát-nhã

Donate

(Lượt xem: 3.005)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Có và Không - Chương IV. Có và Không theo tinh thần Bát-nhã

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phật Tử Việt Nam chúng ta, bất kể là người tu theo Thiền tông, Tịnh Độ, Mật Tông hay Pháp Hoa tông v.v... vào cuối mỗi thời kinh đều có tụng kinh Bát-nhã.

Kinh này do Đức Phật nói tất cả là 22 năm trong 16 hội và ở 4 nơi khác nhau tại Ấn Độ. Sau đó Ngài Huyền Trang dịch ra tiếng Trung Quốc gồm 600 quyển vào đời nhà Đường (hơn 1.000 năm về trước) và vào đầu thế kỷ 20, chư Tăng Việt Nam đã dịch bài kinh Bát-nhã gồm 270 chữ theo âm Hán Việt, được sử dụng từ đó đến nay. Nghĩa là rất thâm trầm, tuy đã có Thầy dịch ra âm tiếng Việt, nhưng nhìn chung thì không lột hết được ý nghĩa từ văn chữ Hán. Do vậy mà cho đến nay nhiều chùa Việt Nam và ngay cả các nước Phật giáo Á Châu khác như Đại Hàn, Nhật Bản đều dùng bản kinh 270 chữ này, chỉ có tụng âm khác mà thôi. Khi Phật giáo được du nhập vào Âu Mỹ, nhiều nước như Nhật, Trung Hoa, Việt Nam và Đại Hàn đều cho những Phật tử tại các địa phương này tụng theo âm tiếng mẹ đẻ của quê hương mình, mặc dầu kinh Bát-nhã ngày nay đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng thông dụng trên thế giới nữa.

Sau đây chúng ta đọc lại bài kinh Bát-nhã 270 chữ bằng âm Hán-Việt để được hiểu sâu sắc thêm.

Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết-đế yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha.

Nguyên bản Hán văn

摩訶般若波羅蜜多心經 

觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。

舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。

舍利子。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。

以無所得故。菩提薩埵依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。

故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛。

故說般若波羅蜜多咒即說咒曰。

揭帝,揭帝,般羅揭帝,般羅僧揭帝,菩提僧莎訶。

Nếu giảng nghĩa từng chữ, từng câu và từng ý nghĩa thì thiết tưởng đã có nhiều vị Pháp Sư và nhiều vị Tổ Sư đã làm rồi. Nơi đây chúng tôi chỉ đơn giản hóa một số vấn đề và ý nghĩa cũng như tư tưởng của Bát-nhã để mọi người cùng nghiên cứu, học hỏi v.v...

Chữ Bát-nhã trong tiếng Sanskrit là Prajñā, Trung Hoa viết là 般若 (ban nhược) nhưng vì mượn chữ để phiên âm nên đọc là bát-nhã, gần với âm Phạn ngữ hơn, dịch nghĩa là trí tuệ. Tiếng Anh dịch là wisdom, tiếng Đức dịch là weisheit. Cả tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt đều dịch rất sát nghĩa chữ Prajñā. Vậy làm sao để có trí tuệ và tu pháp môn gì để hiểu biết được bằng trí tuệ?

Nội dung của bài kinh Bát-nhã 270 chữ này mô tả về CÓ và KHÔNG, KHÔNG và CÓ. Người nào nhận thức được sự hiện hữu này không thường còn, không bất biến, luôn luôn thay đổi. Đó là cái nhìn của Bát-nhã. Ví dụ câu: “Có tức là không, không tức là có, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.” Nếu mới đọc qua, người đọc sẽ không hiểu gì cả, mà phải nghiền ngẫm, suy luận, thực hành... thì mới mong hiểu được lý Bát-nhã này. Tại sao có tức là không? Như chúng ta thấy đó, mọi vật tồn tại nơi thế gian đều không có gì chắc thật, luôn luôn thay đổi và luôn luôn biến hóa. Con người chỉ an trụ trong những phút giây ngắn ngủi, rồi quên đi, tưởng rằng chúng có thật, nhưng trên thực tế lại là không. Tuy rằng không đó, nhưng những vi trần nhỏ li ti, những biến động của gió, của không khí sẽ làm cho từ chỗ không biến thành có v.v... Cho đến sự cảm nhận nơi tâm thức, tư tưởng của mỗi con người, sự tạo tác, sự biến đổi của tâm thức cũng đều như vậy cả. Nghĩa là không có cái gì dừng lại và không có vật gì là không biến đổi. Tâm chúng ta luôn thay đổi và dòng tư tưởng của chúng ta thì niệm niệm sinh diệt. Do vậy mà có tức là không, không tức là có.

Ví dụ ta đứng trên một bờ hồ, chúng ta thấy thân hình của mình soi bóng xuống dưới mặt nước. Nếu ta tự hỏi: Đó là ai? Dĩ nhiên câu trả lời là “ta”, nhưng trên thực tế không phải là ta, vì đó chỉ là ảnh hiện của cái ta mà thôi, khi sóng dội đến, hay mặt nước bị một hòn sỏi rơi làm cho gợn sóng thì hình hài kia không còn nữa. Do vậy mà nói có tức là không.

Đến câu hỏi thứ hai ta có thể tự đặt ra cho mình rằng: Vậy thì ai ở dưới mặt nước đó, nếu không phải là ta? Như thế đó, từ cái không biến thành có và từ cái có lại biến thành không và chính những sự đổi thay này làm cho tâm chúng ta phân biệt. Thế rồi bị rơi vào vòng chấp ngã và chấp pháp.

Một ví dụ khác dễ hiểu hơn. Ví dụ như sóng và nước. Nước luôn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và đôi khi trên mặt nước lại gợn lên một tí sóng. Có người bảo: Sở dĩ có vậy vì nước bị gió. Có người bảo: Chẳng phải bị gió mà cũng chẳng phải vì có sự hiện hữu của nước. Đó chỉ là sự chấp trước của tâm thức mà thôi. Hẳn nhiên là tất cả mọi câu trả lời đều không sai, nhưng tùy theo từng đối tượng một để xác định lại việc này. Ta ví dụ nước như là chơn tâm và sóng là vọng tâm thì dễ hiểu hơn. Vọng và chơn thực ra chỉ có một chứ không có hai. Sở dĩ ta thấy sóng, vì có gió. Sóng ở đây thuộc về vọng. Còn nước thuộc về chơn. Cái tâm của ta vốn thường hằng, nhưng vì trải qua vô lượng sanh tử, do vậy ngọn gió nghiệp kia đã thay đổi chiều hướng nhiều lần, cho nên mới có vọng, có chơn là vậy.

Chữ ma-ha có nghĩa là rộng lớn. Ý nói phải hiểu kinh này bằng trí tuệ rộng lớn, chứ không thể dùng trí bình thường mà phân tích được. Bát-nhã có nghĩa là trí tuệ siêu việt. Ba-la-mật-đa có nghĩa là rốt ráo, qua bên kia bờ. Như vậy nếu ai hành trì kinh này thì sẽ hiểu thấu đáo lời Phật dạy bằng trí tuệ và chính trí tuệ này sẽ đưa chúng sanh đến Niết-bàn tịch tịnh và thoát ly khỏi sanh tử luân hồi.

Còn bộ kinh Đại Bát-Nhã (600 quyển) trong Đại Tạng Kinh đã được Hòa Thượng Trí Nghiêm dịch sang Việt ngữ từ năm 1972, in thành 24 tập và đại dịch phẩm này đã hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 âm lịch năm 1980, Phật lịch 2524, nhân lễ vía Đức Phật A-di-đà tại Am Hoàng Trúc thuộc chùa Long Sơn, trụ sở Tỉnh Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang.

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm cho biết rằng, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh ra tiếng Việt được họp vào các ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 tại Đại Học Vạn Hạnh dưới sự Chủ Tọa của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu và 12 vị khác. Phần dịch sang Việt văn đại tác phẩm này do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đảm trách và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu khảo chánh. Theo Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm thì trước Hội Nghị, Hòa Thượng đã khởi dịch được 100 bộ và 500 bộ còn lại Hòa Thượng dịch từ năm 1972 đến 1980 thì xong. Đến năm 1998, đại dịch phẩm này mới được xuất bản tại Việt Nam và chùa Viên Giác Hannover đã được một Phật Tử Việt Nam tại Úc phát tâm cúng dường.

Trong lời tựa “Thừa sự Tăng sai” trang 27, quyển một, Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã viết:

“Sáu trăm quyển phân thành 24 tập (ngoại trừ tập Mục Lục), mỗi tập có 25 quyển, mỗi quyển trung bình 40 trang. Mỗi trang 10 hàng, mỗi hàng 20 chữ. Mười trang 2.000 chữ. Bốn chục trang 8.000 chữ. Mười quyển có 80.000 chữ. Một trăm quyển có 800.000 chữ. Sáu trăm quyển tổng cộng có 4 triệu 8 trăm ngàn chữ. Chưa kể 2 bài Ngự Chế của hai Vua nhà Đường và 16 bài tựa của 16 Hội do dịch giả viết tại chùa Tây Minh, ký hiệu Huyền Tắc chớ không phải Huyền Trang. (Toàn kinh có 16 Hội. Hội thứ nhất chiếm 400 quyển có một bài tựa. Còn 200 quyển 15 Hội có 15 bài. Không như thông thường một bộ kinh là chung một tựa. Quyển Kim Cương Bát-nhã ta thường tụng thuộc Hội thứ 9 cũng riêng một tựa. Như thế bộ kinh này dịch ra Việt văn đầy đủ không dưới năm triệu chữ.”

Toàn bộ dịch phẩm được in thành 24 tập với số trang như sau:

Tập 1 có 25 quyển, 810 trang.

Tập 2, từ quyển 26 đến quyển 50, 764 trang.

Tập 3, từ quyển 51 đến quyển 75, 748 trang.

Tập 4, từ quyển 76 đến quyển 100, 715 trang.

Tập 5, từ quyển 101 đến quyển 125, 691 trang.

Tập 6, từ quyển thứ 126 đến quyển 150, 651 trang.

Tập 7, từ quyển 151 đến quyển 175, 716 trang.

Tập 8, từ quyển 176 đến quyển 200, 737 trang.

Tập 9, từ quyển 201 đến quyển 225, 764 trang.

Tập 10, từ quyển 226 đến quyển 250, 775 trang.

Tập 11, từ quyển 251 đến quyển 275, 763 trang.

Tập 12, từ quyển 276 đến quyển 300, 735 trang.

Tập 13, từ quyển 301 đến quyển 325, 778 trang.

Tập 14, từ quyển 326 đến quyển 350, 759 trang.

Tập 15, từ quyển 351 đến quyển 375, 776 trang.

Tập 16, từ quyển 376 đến quyển 400, 783 trang.

Tập 17, từ quyển 401 đến quyển 425, 784 trang.

Tập 18, từ quyển 426 đến quyển 450, 799 trang.

Tập 19, từ quyển 451 đến quyển 475, 795 trang.

Tập 20, từ quyển 476 đến quyển 500, 798 trang.

Tập 21, từ quyển 501 đến quyển 525, 845 trang.

Tập 22, từ quyển 526 đến quyển 550, 823 trang.

Tập 23, từ quyển 551 đến quyển 575, 846 trang.

Tập 24, từ quyển 576 đến quyển 600, 789 trang.

Như vậy tổng số trang trong 24 tập là: 18.444 trang kinh Việt ngữ, gần 5 triệu chữ. Đây là một đại dịch phẩm mà Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã dày công phiên dịch trong gần 20 năm trời. Mỗi năm trung bình một tập hay hơn một tập để 18 năm sau (1998) được xuất bản lần đầu tiên 1.500 bộ. Trong hơn 70 triệu người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước và hải ngoại mà chỉ có 1.500 bộ kinh, quả là con số rất khiêm nhường, mà Thư Viện chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, có được một đại dịch phẩm như thế quả là điều rất hy hữu.

Tôi chưa có dịp được diện kiến Hòa Thượng. Nghe đâu Hòa Thượng năm nay (2000) vẫn còn minh mẫn, tuổi gần 90, hiện ở Nha Trang và là một trong những cột trụ của Phật giáo Việt Nam trong cũng như ngoài nước, giới đức rất trang nghiêm, cả Tăng lẫn Ni đều luôn luôn quy ngưỡng về. Mặc dầu quê hương đất nước chúng ta đang chìm trong cơn hỏa mù của chủ nghĩa, nhưng Phật giáo Việt Nam còn lại được những bậc tôn túc khả kính như thế, thật quý hơn cả vàng bạc, kim cương. Cho nên những tên gọi như: Thiền gia thạch trụ hay lương đống của Phật Pháp quả không hổ danh chút nào.

Sau đây chúng ta có thể xem lược qua Mục Lục bản Việt dịch của 600 quyển gồm 600 phẩm khác nhau của từng Hội để có một cái nhìn khái quát về bộ kinh Đại Bát-nhã này, vì nhiều người trong chúng ta chỉ được nghe tên chứ chưa được thấy. Nếu muốn trì tụng, nghiên cứu, chắc phải mất đến vài chục năm mới xong bộ kinh đồ sộ này.

Mục Lục

- Tựa Tam Tạng Thánh Giáo

- Lời ký Tam Tạng Thánh Giáo

- Tựa Sơ hội kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa

- Thừa sự Tăng sai

Tập 1

Quyển 1 - 2: Hội thứ nhất, Phẩm Duyên Khởi, thứ 1

Quyển 3 -4: Hội thứ nhất, Phẩm Học Quán, thứ 2

Hội thứ nhất, Phẩm Tương Ưng, thứ 3

Quyển 5 - 7: Hội thứ nhất, Phẩm Tương Ưng, thứ 3 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Chuyển Sanh, thứ 4

Quyển 8 - 9: Hội thứ nhất, Phẩm Chuyển Sanh, thứ 4 (tiếp theo)

Quyển 10: Hội thứ nhất, Phẩm Khen thắng đức, thứ 5

Hội thứ nhất, Phẩm Hiện tướng lưỡi, thứ 6

Quyển 11 - 25: Hội thứ nhất, Phẩm Dạy bảo dạy trao, thứ 7

Tập 2

Quyển 26 - 36: Hội thứ nhất, Phẩm Dạy bảo dạy trao, thứ 7 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khuyến học, thứ 8

Hội thứ nhất, Phẩm Vô trụ, thứ 9

Quyển 37: Hội thứ nhất, Phẩm Vô trụ, thứ 9 (tiếp theo)

Quyển 38 - 41: Hội thứ nhất, Phẩm Bát-nhã hành tướng, thứ 10

Quyển 42 - 45: Hội thứ nhất, Phẩm Thí dụ, thứ 11

Hội thứ nhất, Phẩm Bồ Tát, thứ 12

Quyển 46: Hội thứ nhất, Phẩm Bồ Tát, thứ 12 (tiếp theo)

Quyển 47 - 49: Hội thứ nhất, Phẩm Ma Ha Tát, thứ 13

Hội thứ nhất, Phẩm Áo giáp Đại Thừa, thứ 14

Quyển 50: Hội thứ nhất, Phẩm Áo giáp Đại Thừa, thứ 14 (tiếp theo)

Tập 3

Quyển 51: Hội thứ nhất, Phẩm Áo giáp Đại Thừa, thứ 14 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Biện Đại Thừa, thứ 15

Quyển 52 - 56: Hội thứ nhất, Phẩm Biện Đại Thừa, thứ 15 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khen Đại Thừa, thứ 16

Quyển 57 - 61: Hội thứ nhất, Phẩm Khen Đại Thừa, thứ 16 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Tùy thuận, thứ 17

Hội thứ nhất, Phẩm Vô sở đắc, thứ 18

Quyển 62 - 70: Hội thứ nhất, Phẩm Vô sở đắc, thứ 18 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Quán hạnh, thứ 19

Quyển 71- 74: Hội thứ nhất, Phẩm Quán hạnh, thứ 19 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Vô sanh, thứ 20

Quyển 75: Hội thứ nhất, Phẩm Vô sanh, thứ 20 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Tịnh đạo, thứ 21

Tập 4

Quyển 76: Hội thứ nhất, Phẩm Tịnh Đạo, thứ 21 (tiếp theo)

Quyển 77 - 81: Hội thứ nhất, Phẩm Thiên Đế, thứ 22

Hội thứ nhất, Phẩm Chư Thiên Tử, thứ 23

Quyển 82: Hội thứ nhất, Phẩm Chư Thiên Tử, thứ 23 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Thọ Giáo, thứ 24

Quyển 83 - 84: Hội thứ nhất, Phẩm Thọ Giáo, thứ 24 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Rải Hoa, thứ 25

Quyển 85 - 89: Hội thứ nhất, Phẩm Học Bát-nhã, thứ 26

Hội thứ nhất, Phẩm Cầu Bát-nhã, thứ 27

Quyển 90 - 98: Hội thứ nhất, Phẩm Cầu Bát-nhã, thứ 27 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khen Các Đức, thứ 28

Quyển 99: Hội thứ nhất, Phẩm Khen Các Đức, thứ 28 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Nhiếp Thọ, thứ 29

Quyển 100: Hội thứ nhất, Phẩm Nhiếp Thọ, thứ 29 (tiếp theo)

Tập 5

Quyển 101 - 103: Hội thứ nhất, Phẩm Nhiếp Thọ, thứ 29 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm So Lường Công Đức, thứ 30

Quyển 104 - 125: Hội thứ nhất, Phẩm So Lường Công Đức, thứ 30 (tiếp theo)

Tập 6

Quyển 126 - 150: Hội thứ nhất, Phẩm So Lường Công Đức, thứ 30 (tiếp theo)

Tập 7

Quyển 151- 168: Hội thứ nhất, Phẩm So Lường Công Đức, thứ 30 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 31

Quyển 169 -172: Hội thứ nhất, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 31 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khen Bát-nhã, thứ 32

Quyển 173 - 175: Hội thứ nhất, Phẩm Khen Bát-nhã, thứ 32 (tiếp theo)

Tập 8

Quyển 176 - 181: Hội thứ nhất, Phẩm Khen Bát-nhã, thứ 32 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Chê Bát-nhã, thứ 33

Quyển 182 - 200: Hội thứ nhất, Phẩm Khó Tin Hiểu, thứ 34

Tập 9

Quyển 201 - 225: Hội thứ nhất, Phẩm Khó Tin Hiểu, thứ 34 (tiếp theo)

Tập 10

Quyển 226 - 250: Hội thứ nhất, Phẩm Khó Tin Hiểu, thứ 34 (tiếp theo)

Tập 11

Quyển 251 - 275: Hội thứ nhất, Phẩm Khó Tin Hiểu, thứ 34 (tiếp theo)

Tập 12

Quyển 276 - 284: Hội thứ nhất, Phẩm Khó Tin Hiểu, thứ 34 (tiếp theo)

Quyển 285 - 287: Hội thứ nhất, Phẩm Khen Thanh Tịnh, thứ 35

Hội thứ nhất, Phẩm Trước Chẳng Trước Tướng, thứ 36

Quyển 288 - 292: Hội thứ nhất, Phẩm Trước Chẳng Trước Tướng, thứ 36 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Thuyết Tướng Bát-nhã, thứ 37

Quyển 293 - 296: Hội thứ nhất, Phẩm Thuyết Tướng Bát-nhã, thứ 37 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Ba-la-mật-đa, thứ 38

Quyển 297: Hội thứ nhất, Phẩm Ba-la-mật-đa, thứ 38 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Công Đức Khó Nghe, thứ 39

Quyển 298 - 300: Hội thứ nhất, Phẩm Công Đức Khó Nghe, thứ 39 (tiếp theo)

Tập 13

Quyển 301 - 302: Hội thứ nhất, Phẩm Công Đức Khó Nghe, thứ 39 (tiếp theo)

Quyển 303 - 304: Hội thứ nhất, Phẩm Ma Sự, thứ 40

Quyển 305 - 308: Hội thứ nhất, Phẩm Phật Mẫu, thứ 41

Hội thứ nhất, Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn Thảy, thứ 42

Quyển 309 - 310: Hội thứ nhất, Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn Thảy, thứ 42 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Biện Sự, thứ 43

Quyển 311 - 313: Hội thứ nhất, Phẩm Các Dụ, thứ 44

Hội thứ nhất, Phẩm Bạn Lành Chơn Thật, thứ 45

Quyển 314 - 316: Hội thứ nhất, Phẩm Bạn Lành Chơn Thật, thứ 45 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Tới Trí, thứ 46

Quyển 317 - 318: Hội thứ nhất, Phẩm Tới Trí, thứ 46 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Chơn Như, thứ 47

Quyển 319 - 324: Hội thứ nhất, Phẩm Chơn Như, thứ 47 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Bồ Tát Trụ, thứ 48

Quyển 325: Hội thứ nhất, Phẩm Bồ Tát Trụ, thứ 48 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Bất Thối Chuyển, thứ 49

Tập 14

Quyển 326 - 327: Hội thứ nhất, Phẩm Bất Thối Chuyển, thứ 49 (tiếp theo)

Quyển 328 - 330: Hội thứ nhất, Phẩm Xảo Phương Tiện, thứ 50

Quyển 331: Hội thứ nhất, Phẩm Nguyện Hạnh, thứ 51

Hội thứ nhất, Phẩm Căng Già Thiên, thứ 52

Hội thứ nhất, Phẩm Khéo Học, thứ 53

Quyển 332 - 335: Hội thứ nhất, Phẩm Khéo Học, thứ 53 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Dứt Phân Biệt, thứ 54

Quyển 336: Hội thứ nhất, Phẩm Dứt Phân Biệt, thứ 54 (tiếp theo)

Quyển 337 - 341: Hội thứ nhất, Phẩm Học Khéo Tiện, thứ 55

Hội thứ nhất, Phẩm Nguyện Dụ, thứ 56

Quyển 342: Hội thứ nhất, Phẩm Nguyện Dụ, thứ 56 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khen Bền Chắc Thảy, thứ 57

Quyển 343 - 346: Hội thứ nhất, Phẩm Khen Bền Chắc Thảy, thứ 57 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Chúc Lụy, thứ 58

Quyển 347: Hội thứ nhất, Phẩm Chúc Lụy, thứ 58 (tiếp theo)

Hội thứ nhất: Phẩm Vô Tận, thứ 59

Quyển 348: Hội thứ nhất, Phẩm Vô Tận, thứ 59 (tiếp theo)

Quyển 349 - 350: Hội thứ nhất, Phẩm Dẫn Nhiếp, thứ 60

Tập 15

Quyển 351 - 363: Hội thứ nhất, Phẩm Hỏi Nhiều Chẳng Hai, thứ 61Hội thứ nhất, Phẩm Nói Thật, thứ 62

Quyển 364 - 365: Hội thứ nhất, Phẩm Nói Thật, thứ 62 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khéo Tiện Hành, thứ 63

Quyển 366: Hội thứ nhất, Phẩm Khéo Tiện Hành, thứ 63 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Khắp Học Đạo, thứ 64

Quyển 367 - 372: Hội thứ nhất, Phẩm Khắp Học Đạo, thứ 64 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Ba Lần Lữa, thứ 65

Quyển 373: Hội thứ nhất, Phẩm Ba Lần Lữa, thứ 65 (tiếp theo)

Hội thứ nhất: Phẩm Vô Tướng Vô Đắc, thứ 66

Quyển 374 - 375: Hội thứ nhất, Phẩm Vô Tướng Vô Đắc, thứ 66 (tiếp theo)

Tập 16

Quyển 376 - 378: Hội thứ nhất, Phẩm Vô Tướng Vô Đắc, thứ 66 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Pháp Nghĩa Không Tạp, thứ 67

Quyển 379: Hội thứ nhất, Phẩm Pháp Nghĩa Không Tạp, thứ 67 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Các Tướng Công Đức, thứ 68

Quyển 380 - 383: Hội thứ nhất, Phẩm Các Tướng Công Đức, thứ 68 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Các Pháp Bình Đẳng, thứ 69

Quyển 384 - 386: Hội thứ nhất, Phẩm Các Pháp Bình Đẳng, thứ 69 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Chẳng Khá Động, thứ 70

Quyển 387 - 390: Hội thứ nhất, Phẩm Chẳng Khá Động, thứ 70 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Thành Thục Hữu Tình, thứ 71

Quyển 391- 393: Hội thứ nhất, Phẩm Thành Thục Hữu Tình, thứ 71 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Nghiêm Tịnh Cõi Phật, thứ 72

Quyển 394: Hội thứ nhất, Phẩm Nghiêm Tịnh Cõi Phật, thứ 72 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Tịnh Độ Phương Tiện, thứ 73

Quyển 395: Hội thứ nhất, Phẩm Tịnh Độ Phương Tiện, thứ 73 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Vô Tánh Tự Tánh, thứ 74

Quyển 396: Hội thứ nhất, Phẩm Vô Tánh Tự Tánh, thứ 74 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Thắng Nghĩa Du Già, thứ 75

Quyển 397: Hội thứ nhất, Phẩm Thắng Nghĩa Du Già, thứ 75 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Vô Động Pháp Tánh, thứ 76

Quyển 398: Hội thứ nhất, Phẩm Bồ Tát Thường Khóc, thứ 77

Quyển 399: Hội thứ nhất, Phẩm Bồ Tát Thường Khóc, thứ 77 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Pháp Dũng Bồ Tát, thứ 78

Quyển 400: Hội thứ nhất, Phẩm Pháp Dũng Bồ Tát, thứ 78 (tiếp theo)

Hội thứ nhất, Phẩm Kiết Khuyến, thứ 79

Tập 17

- Tựa Hội Thứ Hai

Quyển 401: Hội thứ hai, Phẩm Duyên Khởi, thứ nhất

Quyển 402: Hội thứ hai, Phẩm Hoan Hỷ, thứ 2

Hội thứ hai, Phẩm Quán Chiếu, thứ 3

Quyển 403 - 405: Hội thứ hai, Phẩm Quán Chiếu, thứ 2 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Vô Đẳng Đẳng, thứ 4

Hội thứ hai, Phẩm Tướng Lưỡi, thứ 5

Quyển 406 - 408: Hội thứ hai, Phẩm Thiện Hiện, thứ 6

Hội thứ hai, Phẩm Vào Ly Sanh, thứ 7

Hội thứ hai, Phẩm Thắng Quân, thứ 8

Quyển 409: Hội thứ hai, Phẩm Thắng Quân, thứ 8 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Hành Tướng, thứ 9

Quyển 410: Hội thứ hai, Phẩm Hành Tướng, thứ 9 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Huyễn Dụ, thứ 10

Quyển 411: Hội thứ hai, Phẩm Thí Dụ, thứ 11

Hội thứ hai, Phẩm Đoạn Các Kiến, thứ 12

Hội thứ hai, Phẩm Sáu Đáo Bỉ Ngạn, thứ 13

Quyển 412: Hội thứ hai, Phẩm Sáu Đáo Bỉ Ngạn, thứ 13 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Đại Thừa, thứ 14

Quyển 413: Hội thứ hai, Phẩm Không Buộc Không Mở, thứ 15

Hội thứ hai, Phẩm Tam Ma Địa, thứ 16

Quyển 414: Hội thứ hai, Phẩm Tam Ma Địa, thứ 16 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Niệm Trụ Thảy, thứ 17

Quyển 415: Hội thứ hai, Phẩm Niệm Trụ Thảy, thứ 17 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Tu Trị Địa, thứ 18

Quyển 416: Hội thứ hai, Phẩm Tu Trị Địa, thứ 18 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Xuất Trụ, thứ 19

Quyển 417: Hội thứ hai, Phẩm Xuất Trụ, thứ 19 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Siêu Thắng, thứ 20

Quyển 418: Hội thứ hai, Phẩm Siêu Thắng, thứ 20 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Vô Sở Hữu, thứ 21

Quyển 419 - 420: Hội thứ hai, Phẩm Vô Sở Hữu, thứ 21 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Tùy Thuận, thứ 22

Hội thứ hai, Phẩm Vô Biên Tế, thứ 23

Quyển 421 - 423: Hội thứ hai, Phẩm Vô Biên Tế, thứ 23 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Viễn Ly, thứ 24

Quyển 424: Hội thứ hai, Phẩm Viễn Ly, thứ 24 (tiếp theo)

Quyển 425: Hội thứ hai, Phẩm Đế Thích, thứ 25

Tập 18

Quyển 426: Hội thứ hai, Phẩm Đế Thích, thứ 25 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Tín Thọ, thứ 26

Hội thứ hai, Phẩm Rải Hoa, thứ 27

Quyển 427: Hội thứ hai, Phẩm Rải Hoa, thứ 27 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Trao Ký, thứ 28

Hội thứ hai, Phẩm Nhiếp Thọ, thứ 29

Quyển 428: Hội thứ hai, Phẩm Nhiếp Thọ, thứ 29 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Bảo Tháp, thứ 30

Quyển 429: Hội thứ hai, Phẩm Phước Sanh, thứ 31

Hội thứ hai, Phẩm Công Đức, thứ 32

Hội thứ hai, Phẩm Ngoại Đạo, thứ 33

Hội thứ hai, Phẩm Trời Đến, thứ 34

Quyển 430: Hội thứ hai, Phẩm Trời Đến, thứ 34 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Thiết Lợi La, thứ 35

Quyển thứ 431: Hội thứ hai, Phẩm Kinh Văn, thứ 36

Quyển 432: Hội thứ hai, Phẩm Kinh Văn, thứ 36 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 37

Quyển 433: Hội thứ hai, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 37 (tiếp theo)

Quyển 434: Hội thứ hai, Phẩm Đại Sư, thứ 38

Hội thứ hai, Phẩm Địa Ngục, thứ 39

Quyển 435: Hội thứ hai, Phẩm Địa Ngục, thứ 39 (tiếp theo)

Quyển 436: Hội thứ hai, Phẩm Thanh Tịnh, thứ 40

Hội thứ hai, Phẩm Không Nêu Cờ, thứ 41

Quyển 437: Hội thứ hai, Phẩm Không Nêu Cờ, thứ 41 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Bất Khả Đắc, thứ 42

Quyển 438 - 440: Hội thứ hai, Phẩm Đông Bắc Phương, thứ 43

Hội thứ hai, Phẩm Ma Sự, thứ 44

Hội thứ hai, Phẩm Chẳng Hòa Hợp, thứ 45

Quyển 441: Hội thứ hai, Phẩm Chẳng Hòa Hợp, thứ 45 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Phật Mẫu, thứ 46

Quyển 442: Hội thứ hai, Phẩm Phật Mẫu, thứ 46 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Chỉ Tướng, thứ 47

Quyển 443: Hội thứ hai, Phẩm Chỉ Tướng, thứ 47 (tiếp theo)

Quyển 444: Hội thứ hai, Phẩm Thành Xong, thứ 48

Hội thứ hai, Phẩm Dụ Thuyền Thảy, thứ 49

Quyển 445: Hội thứ hai, Phẩm Dụ Thuyền Thảy, thứ 49 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Sơ Nghiệp, thứ 50

Quyển 446: Hội thứ hai, Phẩm Sơ Nghiệp, thứ 50 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Điều Phục Tham Thảy, thứ 51

Hội thứ hai, Phẩm Chơn Như, thứ 52

Quyển 447 - 448: Hội thứ hai, Phẩm Chơn Như thứ 52 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Bất Thối Chuyển, thứ 53

Quyển 449: Hội thứ hai, Phẩm Chuyển Bất Chuyển, thứ 54

Hội thứ hai, Phẩm Nghĩa Thẳm Sâu, thứ 55

Quyển 450: Hội thứ hai, Phẩm Nghĩa Thẳm Sâu, thứ 55 (tiếp theo)

Tập 19

Quyển 451: Hội thứ hai, Phẩm Mộng Hành, thứ 56

Hội thứ hai, Phẩm Nguyện Hạnh, thứ 57

Hội thứ hai, Phẩm Trời Căng Già, thứ 58

Quyển 452: Hội thứ hai, Phẩm Tập Cận, thứ 59

Hội thứ hai, Phẩm Tăng Thượng Mạn, thứ 60

Quyển 453 - 454: Hội thứ hai, Phẩm Tăng Thượng Mạn, thứ 60 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Đồng Học, thứ 61

Quyển 455: Hội thứ hai, Phẩm Đồng Học, thứ 61 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Đồng Tánh, thứ 62

Quyển 456: Hội thứ hai, Phẩm Đồng Tánh, thứ 62 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Vô Phân Biệt, thứ 63

Hội thứ hai, Phẩm Bền Chẳng Bền, thứ 64

Quyển 457: Hội thứ hai, Phẩm Bền Chẳng Bền, thứ 64 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Thật ngữ, thứ 65

Quyển 458: Hội thứ hai, Phẩm Thật Ngữ, thứ 65

Hội thứ hai, Phẩm Vô Tận, thứ 66

Quyển 459: Hội thứ hai, Phẩm Nhiếp Nhau, thứ 67

Quyển 460 - 463: Hội thứ hai, Phẩm Xảo Tiện, thứ 68

Hội thứ hai, Phẩm Dụ Cây, thứ 69

Quyển 464: Hội thứ hai, Phẩm Bồ Tát Hạnh, thứ 70

Hội thứ hai, Phẩm Gần gũi, thứ 71

Hội thứ hai, Phẩm Biến Học, thứ 72

Quyển 465: Hội thứ hai, Phẩm Biến Học, thứ 72 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Lần Hồi, thứ 73

Quyển 466: Hội thứ hai, Phẩm Lần Hồi, thứ 73 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Vô Tướng, thứ 74

Quyển 467: Hội thứ hai, Phẩm Vô Tướng, thứ 74 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Không Tạp, thứ 75

Quyển 468: Hội thứ hai, Phẩm Không Tạp, thứ 75 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Nhiều Đức Tướng, thứ 76

Quyển 469 - 471: Hội thứ hai, Phẩm Nhiều Đức Tướng, thứ 76 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Khéo Đạt, thứ 77

Quyển 472 -473: Hội thứ hai, Phẩm Khéo Đạt, thứ 77 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Thật tế, thứ 78

Quyển 474: Hội thứ hai, Phẩm Thật Tế, thứ 78 (tiếp theo)

Hội thứ hai, Phẩm Vô Khuyết, thứ 79

Quyển 475: Hội thứ hai, Phẩm Vô Khuyết, thứ 79 (tiếp theo)

Tập 20

Quyển 476: Hội thứ hai, Phẩm Đạo Sĩ, thứ 80

Quyển 477: Hội thứ hai, Phẩm Chánh Định, thứ 81

Hội thứ hai, Phẩm Phật Pháp, thứ 82

Quyển 478: Hội thứ hai, Phẩm Vô Sự, thứ 83

Hội thứ hai, Phẩm Nói Thật, thứ 84

Hội thứ hai, Phẩm Không Tánh, thứ 85

Quyển 479:

- Tựa hội thứ ba

Hội thứ ba, Phẩm Duyên KhởI, thứ nhất

Hội thứ ba, Phẩm Xá Lợi Tử, thứ 2

Quyển 480 - 482: Hội thứ ba, Phẩm Xá Lợi Tử, thứ 2 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Thiện Hiện, thứ 3

Quyển 483 - 498: Hội thứ ba, Phẩm Thiện Hiện, thứ 3 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Thiên Đế, thứ 4

Quyển 499 -500: Hội thứ ba, Phẩm Thiên Đế, thứ 4 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 5

Tập 21

Quyển 501 - 502: Hội thứ ba, Phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 5

Hội thứ ba, Phẩm Xưng Nêu Công Đức, thứ 6

Quyển 503: Hội thứ ba, Phẩm Xưng Nêu Công Đức, thứ 6 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Thiết Lợi La, thứ 7

Hội thứ ba, Phẩm Phước Tụ, thứ 8

Quyển 504: Hội thứ ba, Phẩm Phước Tụ, thứ 8 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 9

Quyển 505: Hội thứ ba, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 9 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Địa Ngục, thứ 10

Quyển 506: Hội thứ ba, Phẩm Địa Ngục, thứ 10 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Khen Tịnh, thứ 11

Quyển 507: Hội thứ ba, Phẩm Khen Tịnh, thứ 11 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Khen Đức, thứ 12

Quyển 508 - 509: Hội thứ ba, Phẩm Đà La Ni, thứ 13

Hội thứ ba, Phẩm Việc Ma, thứ 14

Quyển 510: Hội thứ ba, Phẩm Hiện Thế Gian, thứ 15

Quyển 511: Hội thứ ba, Phẩm Bất Tư Nghì Đẳng, thứ 16

Hội thứ ba, Phẩm Thí Dụ, thứ 17

Quyển 512: Hội thứ ba, Phẩm Bạn Lành, thứ 18

Quyển 513 - 514: Hội thứ ba, Phẩm Chơn Như, thứ 19

Hội thứ ba, Phẩm Tướng Bất Thối, thứ 20

Quyển 515: Hội thứ ba, Phẩm Tướng Bất Thối, thứ 20 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Không Tướng, thứ 21

Quyển 516 - 517: Hội thứ ba, Phẩm Không Tướng, thứ 21 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Căng Già Thiên, thứ 22

Hội thứ ba, Phẩm Xảo Tiện, thứ 23

Quyển 518 - 520: Hội thứ ba, Phẩm Xảo Tiện, thứ 23 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Khi Học, thứ 24

Quyển 521 - 522: Hội thứ ba, Phẩm Thấy Bất Thối, thứ 25

Quyển 523 - 525: Hội thứ ba, Phẩm Phương Tiện Khéo Léo, thứ 26

Tập 22

Quyển 526: Hội thứ ba, Phẩm Phương Tiện Khéo Léo, thứ 26 (tiếp theo)

Quyển 527: Hội thứ ba, Phẩm Huệ Đến Bờ Kia, thứ 27

Quyển 528 - 532: Hội thứ ba, Phẩm Diệu Tướng, thứ 28

Hội thứ ba, Phẩm Thí Thảy, thứ 29

Quyển 533 - 535: Hội thứ ba, Phẩm Thí Thảy, thứ 29 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Phật Quốc, thứ 30

Quyển 536: Hội thứ ba, Phẩm Phật Quốc, thứ 30 (tiếp theo)

Hội thứ ba, Phẩm Tuyên Hóa, thứ 31

Quyển 537: Hội thứ ba, Phẩm Tuyên Hóa, thứ 31 (tiếp theo)

Quyển 538 - 539:

- Tựa hội thứ tư

Hội thứ tư, Phẩm Diệu Hạnh, thứ nhất

Hội thứ tư, Phẩm Đế Thích, thứ 2

Hội thứ tư, Phẩm Cúng Dường Bảo Tháp, thứ 3

Quyển 540 - 541: Hội thứ tư, Phẩm Cúng Dường Bảo Tháp, thứ 3 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Khen Nêu Công Đức, thứ 4

Hội thứ tư, Phẩm Cửa Phước, thứ 5

Quyển 542: Hội thứ tư, Phẩm Cửa Phước, thứ 5 (tiếp theo)

Quyển 543 - 544: Hội thứ tư, Phẩm Tùy Hỷ Hồi Hướng, thứ 6

Hội thứ tư, Phẩm Địa Ngục, thứ 7

Quyển 545: Hội thứ tư, Phẩm Thanh Tịnh, thứ 8

Hội thứ tư, Phẩm Khen Ngợi, thứ 9

Hội thứ tư, Phẩm Tổng Trì, thứ 10

Quyển 546: Hội thứ tư, Phẩm Tổng Trì, thứ 10 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Việc Ma, thứ 11

Quyển 547: Hội thứ tư, Phẩm Việc Ma, thứ 11 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Thế Gian, thứ 12

Hội thứ tư, Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn Thảy, thứ 13

Quyển 548: Hội thứ tư, Phẩm Thí Dụ, thứ 14

Hội thứ tư, Phẩm Trời Khen, thứ 15

Hội thứ tư, Phẩm Chơn Như, thứ 16

Quyển 549: Hội thứ tư, Phẩm Chơn Như, thứ 16 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Tướng Chẳng Lui, thứ 17

Hội thứ tư, Phẩm Tướng Không, thứ 18

Quyển 550: Hội thứ tư, Phẩm Tướng Không, thứ 18 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Thâm Công Đức, thứ 19

Hội thứ tư, Phẩm Trời Căng Già, thứ 20

Hội thứ tư, Phẩm Giác Việc Ma, thứ 21

Tập 23

Quyển 551: Hội thứ tư, Phẩm Giác Việc Ma, thứ 21 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Bạn Lành, thứ 22

Quyển 552: Hội thứ tư, Phẩm Bạn Lành, thứ 22 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Thiên Chủ, thứ 23

Hội thứ tư, Phẩm Không Tạp Không Dị, thứ 24

Hội thứ tư, Phẩm Chóng Mau, thứ 25

Quyển 553: Hội thứ tư, Phẩm Chóng Mau, thứ 25 (tiếp theo)

Hội thứ tư, Phẩm Huyễn Dụ, thứ 26

Hội thứ tư, Phẩm Bền Chắc, thứ 27

Quyển 554: Hội thứ tư, Phẩm Bền Chắc, thứ 27

Hội thứ tư, Phẩm Rải Hoa, thứ 28

Quyển 555: Hội thứ tư, Phẩm Tùy Thuận, thứ 29

Quyển 556:

- Tựa hội thứ năm

Hội thứ Năm, Phẩm Thiện Hiện, thứ nhất

Hội thứ năm, Phẩm Thiên Đế, thứ 2

Quyển 557: Hội thứ năm, Phẩm Bảo Tháp, thứ 3

Hội thứ năm, Phẩm Thần Chú, thứ 4

Quyển 558: Hội thứ năm, Phẩm Thiết Lợi La, thứ 5

Hội thứ năm, Phẩm Kinh Điển, thứ 6

Hội thứ năm, Phẩm Hồi Hướng, thứ 7

Quyển 559: Hội thứ năm, Phẩm Địa Ngục, thứ 8

Hội thứ năm, Phẩm Thanh Tịnh, thứ 9

Hội thứ năm, Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn, thứ 10

Quyển 560: Hội thứ năm, Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn, thứ 10 (tiếp theo)

Hội thứ năm, Phẩm Việc Ma, thứ 11

Hội thứ năm, Phẩm Chơn Như, thứ 12

Quyển 561: Hội thứ năm, Phẩm Tướng Thẳm Sâu, thứ 13

Hội thứ năm, Phẩm Dụ Thuyền Thảy, thứ 14

Hội thứ năm, Phẩm Như Lai, thứ 15

Quyển 562: Hội thứ năm, Phẩm Như Lai, thứ 15 (tiếp theo)

Hội thứ năm, Phẩm Chẳng Lui, thứ 16

Hội thứ năm, Phẩm Tham Hành, thứ 17

Quyển 563: Hội thứ năm, Phẩm Tham Hành, thứ 17 (tiếp theo)

Hội thứ năm, Phẩm Chị Em, thứ 18

Hội thứ năm, Phẩm Mộng Hành, thứ 19

Quyển 564: Hội thứ năm, Phẩm Thắng Ý Lạc, thứ 20

Hội thứ năm, Phẩm Tu Học, thứ 21

Hội thứ năm, Phẩm Gốc Chồi, thứ 22

Quyển 565: Hội thứ năm, Phẩm Gốc Chồi, thứ 22 (tiếp theo)

Hội thứ năm, Phẩm Phó Chúc, thứ 23

Hội thứ năm, Phẩm Thấy Phật Bất Động, thứ 24

Quyển 566:

- Tựa hội thứ sáu

Hội thứ sáu, Phẩm Duyên Khởi, thứ nhất

Hội thứ sáu, Phẩm Thông Suốt, thứ 2

Quyển 567: Hội thứ sáu, Phẩm Hiển Tướng, thứ 3

Hội thứ sáu, Phẩm Pháp Giới, thứ 4

Quyển 568: Hội thứ sáu, Phẩm Pháp Giới, thứ 4 (tiếp theo)

Hội thứ sáu, Phẩm Niệm Trụ, thứ 5

Quyển 569: Hội thứ sáu, Phẩm Pháp Tánh, thứ 6

Quyển 570: Hội thứ sáu, Phẩm Bình Đẳng, thứ 7

Hội thứ sáu, Phẩm Hiện Tướng, thứ 8

Quyển 571: Hội thứ sáu, Phẩm Vô Sở Đắc, thứ 9

Hội thứ sáu, Phẩm Chứng Khuyên, thứ 10

Quyển 572: Hội thứ sáu, Phẩm Hiển Đức, thứ 11

Hội thứ sáu, Phẩm Hiện Hóa, thứ 12

Hội thứ sáu, Phẩm Đà La Ni, thứ 13

Hội thứ sáu, Phẩm Khuyên Răn, thứ 14

Quyển 573: Hội thứ sáu, Phẩm Khuyên Răn, thứ 14 (tiếp theo)

Hội thứ sáu, Phẩm Hai Hạnh, thứ 15

Hội thứ sáu, Phẩm Khen Ngợi, thứ 16

Hội thứ sáu, Phẩm Phó Chúc, thứ 17

Quyển 574:

- Tựa Hội thứ bảy

Hội thứ bảy, Phần Mạn Thù Thất Lợi, thứ nhất

Quyển 575: Hội thứ bảy, Phần Mạn Thù Thất Lợi, thứ hai

Tập 24

Quyển 576:

- Tựa Hội thứ tám

Hội thứ tám, Phần Na Già Thất Lợi

Quyển 577:

- Tựa Hội thứ chín

Hội thứ chín, Phần Kim Cương Năng Đoạn

Quyển 578:

- Tựa Hội thứ mười

Hội thứ mười, Phần Lý Thú Bát Nhã

Quyển 579 - 583:

- Tựa Hội thứ mười một

Hội thứ mười một, Phần Bố Thí Ba-la-mật-đa

Quyển 584 - 588:

- Tựa Hội thứ mười hai

Hội thứ mười hai, Phần Tịnh Giới Ba-la-mật-đa

Quyển 589:

- Tựa Hội thứ mười ba

Hội thứ mười ba, Phần An Nhẫn Ba-la-mật-đa

Quyển 590:

- Tựa Hội thứ mười bốn

Hội thứ mười bốn, Phần Tinh Tiến Ba-la-mật-đa

Quyển 591 - 592:

- Tựa Hội thứ mười lăm

Hội thứ mười lăm Phần Tĩnh Lự Ba-la-mật-đa

Quyển 593 - 600:

- Tựa Hội thứ mười sáu

Hội thứ mười sáu, Phần Bát-nhã Ba-la-mật-đa

Đa phần kinh Đại Bát-nhã này được Đức Phật thuyết giảng tại núi Linh Thứu nơi gần kinh đô xứ Ma Kiệt Đà và một phần khác Phật nói tại Ao Bạch Lộ tại Tịnh Xá Trúc Lâm, cũng cách thành Vương Xá xứ Ma Kiệt Đà không xa mấy, khoảng 10 cây số là cùng. Đây là tinh xá đầu tiên vua Tần-bà-sa-la và các Trưởng Lão trong làng xây lên để cúng dường Đức Phật và chư Tăng. Riêng vườn của Trưởng Giả Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ là nơi Đức Phật an cư kiết hạ nhiều nhất, hơn 25 lần trong đời Ngài, mỗi lần 3 tháng, nhưng kinh Đại Bát-nhã lại ít được nói ở đây. Có lẽ vì địa lý của 2 nơi khác nhau chăng? Ngoài ra Đức Phật cũng đã nói một phần của kinh Đại Bát-nhã này tại thiên cung chứ không phải chốn Ta-bà này.

Cho đến nay thì bộ kinh này đã được dịch ra tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn, tiếng Tây Tạng và tiếng Việt. Riêng ở Tây phương như tiếng Anh, Pháp, Đức thì tôi chưa từng thấy. Hy vọng trong những thế kỷ sau sẽ có nhiều nhà học Phật lưu tâm về việc này để lợi lạc khắp tất cả quần sanh.

Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh

Thường gọi tắt là kinh Đại Bát-nhã, được Phật thuyết trong 16 hội tại 4 nơi. Ngài Huyền Trang đời Đường dịch sang Hán văn gồm 600 quyển. Khai Nguyên Thích giáo lục, quyển 11 chép: “大般若波羅蜜多經(六百卷六十帙大唐三藏玄奘於玉華宮寺譯出翻經圖)” - Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (600 quyển, 60 pho, do ngài Tam Tạng Huyền Trang dịch ở chùa Ngọc Hoa Cung vào đời Đường - theo Phiên Kinh Đồ). Cũng trong Khai Nguyên Thích giáo lục, quyển 20 chép lại về kinh này chi tiết hơn: “六百卷(十六 會說六十帙一萬三百三十一 紙” - (600 quyển, 16 hội, chia thành 60 pho, gồm một vạn ba trăm ba mươi mốt tờ).

Tứ Xứ Thập Lục Hội (Bốn nơi, mười sáu hội).

Tứ xứ (bốn nơi):

Nghĩa là đức Phật đã thuyết giảng kinh này tổng cộng ở bốn nơi, phân chia thành 16 hội. Bốn nơi gồm có:

1. Núi Linh Thứu ở thành Vương Xá,

2. Vườn Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ,

3, Tha Hóa tự tại thiên cung,

4. Ao Bạch Lộ trong tinh xá Trúc Lâm tại thành Vương Xá.

Mười sáu hội:

Hội thứ nhất có 400 quyển, thuyết ở núi Linh Thứu.

Hội thứ hai gồm 78 quyển từ quyển 401 đến quyển 478, thuyết ở núi Linh Thứu. Rất giống với hội thứ nhất Ma-ha Bát-nhã của La Thập dịch, Phóng quang Bát-nhã của Vô-la-xoa, Quang Tán Bát-nhã của Trúc Pháp Hộ dịch nhưng số phẩm có sự tách ra gộp vào khác nhau, văn có hơi lược bớt, lại không có hai phẩm Thường đề, Pháp dũng.

Hội thứ ba gồm 59 quyển, từ quyển 479 tới quyển 537 cũng thuyết ở núi Linh Thứu, so với hội thứ hai cũng có sự tách ra gộp vào khác nhau, cũng không có hai phẩm Thường đề, Pháp dũng.

Hội thứ tư gồm 18 quyển, từ quyển 538 tới quyển 555. Cũng thuyết ở núi Linh Thứu, nhưng văn của phẩm Tùy Thuận khác với ba hội trước. Kinh Ma-ha Bát-nhã sao, Đàm-ma-tỳ và Trúc Phật Niệm đời Tần dịch, kinh Đại Minh độ, Chi Khiêm đời Ngô dịch, Đạo hành Bát-nhã kinh, Chi-lâu-ca-sấm dịch, Tiểu phẩm Bát-nhã, La Thập dịch Phật mẫu xuất sinh Tam Tạng Bát-nhã, Thi Hộ đời Tống dịch, Phật mẫu Bảo đức tạng Bát-nhã Pháp Hiền dịch đều là hội này.

Hội thứ năm gồm 10 quyển từ quyển 556 đến quyển 565 cũng thuyết ở núi Linh Thứu, so với phần thứ tư càng sơ lược hơn.

Hội thứ sáu gồm 8 quyển từ quyển 566 đến quyển 573, cũng thuyết ở núi Linh Thứu, có 17 phẩm, hoàn toàn khác với phần trước. Thắng Thiên Vương Bát-nhã, Nguyệt-bà-thủ-na dịch, chính là hội này.

Hội thứ bảy gồm hai quyển 574 và 575, thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, được gọi là Mạn-thù-thất-lỵ phần. Hai bộ Văn-Thù, Bát-Nhã của Mạn-đà-tiên Tăng-già-bà-la dịch là hội này. Hơn nữa hội này cũng được thu vào hội thứ 46 của kinh Đại Bảo Tích.

Hội thứ tám là quyển 576, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc và được gọi là Na-già-thất-lỵ phần. Nhu Thủ Bồ Tát Vô thượng Thanh tịnh phần kinh của Tường Công đời Lưu Tống dịch là hội này.

Hội thứ chín là quyển thứ 577, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc và gọi là Năng đoạn Kim cương phần.

Hội thứ 10 là quyển thứ 578, thuyết ở Tha Hóa tự tại thiên cung, gọi là Bát-nhã lý thú phần, là đồng bản với kinh Lý Thú của Mật bộ, nhưng chú thì khác.

Hội thứ 11 gồm 5 quyển từ quyển 579 tới quyển 583, thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, gọi là Bố thí Ba-la-mật phần.

Hội thứ 12 gồm 5 quyển từ quyển 584 tới quyển 588, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, gọi là Tịnh giới Ba-la-mật phần.

Hội thứ 13 là quyển thứ 589, cũng thuyết ở vườn Cấp Cô Độc, gọi là An nhẫn Ba-la-mật phần.

Hội thứ 14 là quyển thứ 590, thuyết ở núi Linh Thứu, gọi là phần Tinh Tiến Ba-la-mật-đa.

Hội thứ 15 gồm 2 quyển 591 và 592, cũng thuyết ở núi Linh Thứu, gọi là Tĩnh lự Ba-la-mật phần.

Hội thứ 16 gồm 8 quyển từ quyển 593 đến quyển 600, thuyết ở cạnh Ao Bạch Lộ trong tinh xá Trúc Lâm, gọi là Bát-nhã Ba-la-mật phần.

Ngoài ra còn một số bộ kinh nhỏ khác. Tóm lại, ngoài Đại Bát-Nhã ra, các kinh hiện còn đều ở trong này. Nhưng kinh Nhân Vương Bát-Nhã không ở trong 16 hội này. Các trước thuật về kinh này như sau:

1. Đại Bát-nhã kinh thông quan pháp, 6 quyển, Vĩnh Long đời Tống san định.

2. Đại Bát-nhã kinh, Bát-nhã Lý Thú Phần Thuật Tán, 3 quyển, Sa môn Khuy Cơ đời Đường soạn.

Bát-nhã tâm kinh mà chúng ta vẫn thường tụng hằng ngày có 270 chữ do Ngài Huyền Trang dịch và hiện nay vẫn còn lưu hành khắp đó đây. Đây là một bản dịch mang tính cách lịch sử. Ý vị thâm trầm cũng như tư tưởng về Bát-nhã, về Trung Đạo, về Tánh Không, về Lục Độ Vạn Hạnh đã thể hiện rõ nơi bản kinh này.

Có nhiều người muốn hiểu ngay ý nghĩa kinh văn, nhưng trên thực tế thì không thể hiểu hết nổi, khi bản kinh chỉ tụng có 5 phút là xong mà ý nghĩa giải thích rộng cả hàng trăm quyển và mấy chục ngàn trang kinh thì quả là không thể tóm thâu ý nghĩa trong một trang kinh ngắn ngủi như thế.

Để tìm hiểu thêm những tư liệu về kinh Bát-nhã, chúng ta nên tra cứu một số dữ kiện lịch sử của kinh văn, từ đó sẽ có một cái nhìn cụ thể và xác thực hơn. Vì lẽ khi trì tụng chúng ta không có đủ thì giờ để thực hiện việc này.

Bát-nhã Tâm Kinh

Cùng một nội dung Tâm kinh này, có nhiều bản Hán dịch khác nhau, đôi khi tên kinh cũng được dịch có khác biệt. Các bản hiện còn như sau:

1. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh [般若波羅蜜多心經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 251, tổng cộng 1 quyển, Huyền Trang dịch vào đời Đường.

2. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh [般若波羅蜜多心經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 253, tổng cộng 1 quyển, Bát Nhã và Lợi Ngôn cùng dịch vào đời Đường.

3. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh [般若波羅蜜多心經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 254, tổng cộng 1 quyển, Trí Huệ Luân dịch vào đời Đường.

4. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh [般若波羅蜜多心經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 255, tổng cộng 1 quyển, Pháp Thành dịch vào đời Đường.

5. Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh [摩訶般若波羅蜜大明咒經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 250, tổng cộng 1 quyển, Cưu Ma La Thập dịch vào đời Tần.

6. Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh [普遍智藏般若波羅蜜多心經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 252, tổng cộng 1 quyển, Pháp Nguyệt dịch vào đời Đường.

7. Phật Thuyết Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說聖佛母般若波羅蜜多經]: thuộc tập 8 (Đại Chánh tạng), kinh số 257, tổng cộng 1 quyển, Thi Hộ dịch vào đời Tống.

Đó là phần chánh văn kinh, còn về các bản chú giải thì hiện còn như sau:

1. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Chú Giải [般若波羅蜜多心經註解]: thuộc tập 33 (Đại Chánh tạng), kinh số 1714, tổng cộng 1 quyển, Tông Lặc và Như Khí cùng chú giải.

2. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Hoàn Nguyên Thuật [般若波羅蜜多心經還源述]: thuộc tập 85 (Đại Chánh tạng), kinh số 2746, tổng cộng 1 quyển (khuyết danh).

3. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ [般若波羅蜜多心經略疏]: thuộc tập 33 (Đại Chánh tạng), kinh số 1712, tổng cộng 1 quyển, Pháp Tạng soạn vào đời Đường.

4. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Tán [般若波羅蜜多心經贊]: thuộc tập 33 (Đại Chánh tạng), kinh số 1711, tổng cộng 1 quyển, Viên Trắc soạn vào đời Đường.

5. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán [般若波羅蜜多心經幽贊]: thuộc tập 33 (Đại Chánh tạng), kinh số 1710, tổng cộng 2 quyển, Khuy Cơ soạn vào đời Đường.

6. Bát Nhã Tâm Kinh Chánh Nhãn [般若心經正眼]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 549, tổng cộng 1 quyển, Đại Văn soạn vào đời Minh.

7. Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Chưởng [般若心經指掌]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 558, tổng cộng 1 quyển, Nguyên Hiền soạn vào đời Minh.

8. Bát Nhã Tâm Kinh Chú [般若心經注]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 534, tổng cộng 1 quyển, Đạo Long soạn vào đời Tống.

9. Bát Nhã Tâm Kinh Chú [般若心經註]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 526, tổng cộng 1 quyển, Đề Bà chú thích.

10. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải [般若心經註解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 576, tổng cộng 1 quyển, Phu Hữu Đế Quân chú giải vào đời Thanh.

11. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (Vô Cấu Tử Chú Giải Tâm Kinh) [般若心經註解(無垢子註解心經)]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 574, tổng cộng 1 quyển, Hà Đạo Toàn chú giải vào đời Minh.

12. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải [般若心經注解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 536, tổng cộng 1 quyển, Chơn Khả soạn vào đời Minh.

13. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải [般若心經註解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 547, tổng cộng 1 quyển, Gia Vạn Lý chú giải vào đời Minh.

14. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải [般若心經註解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 571, tổng cộng 1 quyển, Kính Chỉ soạn vào đời Thanh.

15. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải [般若心經註解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 573, tổng cộng 1 quyển, Đại Điên Tổ Sư chú giải vào đời Thanh.

16. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải [般若心經註解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 575, tổng cộng 2 quyển (khuyết danh).

17. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giảng [般若心經註講]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 568, tổng cộng 1 quyển, Hạnh Mẫn soạn vào đời Thanh.

18. Bát Nhã Tâm Kinh Chú Sớ [般若心經註疏]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 564, tổng cộng 1 quyển, Trọng Chi Bình Toản chú giải vào đời Thanh.

19. Bát Nhã Tâm Kinh Cú Giải Dị Tri [般若心經句解易知]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 569, tổng cộng 1 quyển, Vương Trạch Sanh chú giải vào đời Thanh.

20. Bát Nhã Tâm Kinh Dị Giải [般若心經易解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 572, tổng cộng 1 quyển, Tạ Thừa Mô chú thích vào đời Thanh.

21. Bát Nhã Tâm Kinh Đại Ý [般若心經大意]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 561, tổng cộng 1 quyển, Vương Khởi Long soạn vào đời Thanh.

22. Bát Nhã Tâm Kinh Đề Cương [般若心經提綱]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 543, tổng cộng 1 quyển, Lý Chí soạn vào đời Minh.

23. Bát Nhã Tâm Kinh Giải [般若心經解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 562, tổng cộng 1 quyển, Từ Xương Trị chú giải vào đời Thanh.

24. Bát Nhã Tâm Kinh Giải Nghĩa [般若心經解義]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 570, tổng cộng 1 quyển, Từ Hòe Đình giải nghĩa vào đời Thanh.

25. Bát Nhã Tâm Kinh Giải Nghĩa Tiết Yếu [般若心經解義節要]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 535, tổng cộng 1 quyển, Hàn Lâm Học Sĩ Tiềm Khê Tông Cảnh Liêm Văn soạn vào đời Minh.

26. Bát Nhã Tâm Kinh Khai Độ [般若心經開度]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 550, tổng cộng 1 quyển, Hoằng Ly soạn vào đời Minh.

27. Bát Nhã Tâm Kinh Khái Luận [般若心經概論]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 545, tổng cộng 1 quyển, Lâm Triệu Ân soạn vào đời Minh.

28. Bát Nhã Tâm Kinh Luận [般若心經論]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 565, tổng cộng 1 quyển, Hàm Thị soạn vào đời Thanh.

29. Bát Nhã Tâm Kinh Lược Sớ Hiển Chánh Ký [般若心經略疏顯正記]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 531, tổng cộng 3 quyển, Pháp Tạng sớ giải vào đời Đường, Trọng Hy giải thuyết vào đời Tống.

30. Bát Nhã Tâm Kinh Lược Sớ Liên Châu Ký [般若心經略疏連珠記]: thuộc tập 33 (Đại Chánh tạng), kinh số 1713, tổng cộng 2 quyển, Sư Hội soạn vào đời Tống.

31. Bát Nhã Tâm Kinh Lược Sớ Tiểu Sao [般若心經略疏小鈔]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 532, tổng cộng 2 quyển, Tiền Khiêm Ích soạn vào đời Minh.

32. Bát Nhã Tâm Kinh Lý Tánh Giải [般若心經理性解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 560, tổng cộng 1 quyển, Tục Pháp soạn vào đời Thanh.

33. Bát Nhã Tâm Kinh Như Thị Kinh Nghĩa [般若心經如是經義]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 567, tổng cộng 1 quyển, Hạnh Mẫn soạn vào đời Thanh.

34. Bát Nhã Tâm Kinh Nhất Quán Sớ [般若心經一貫疏]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 557, tổng cộng 1 quyển, Ích Chứng sớ giải vào đời Minh.

35. Bát Nhã Tâm Kinh Phát Ẩn [般若心經發隱]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 551, tổng cộng 1 quyển, Chánh Tướng soạn giải vào đời Minh.

36. Bát Nhã Tâm Kinh Quán Nghĩa [般若心經貫義]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 554, tổng cộng 1 quyển, Hoằng Tán soạn vào đời Minh.

37. Bát Nhã Tâm Kinh Sớ [般若心經疏]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 521, tổng cộng 1 quyển, Huệ Tịnh soạn vào đời Đường.

38. Bát Nhã Tâm Kinh Sớ [般若心經疏]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 522, tổng cộng 1 quyển, Tĩnh Mại soạn vào đời Đường.

39. Bát Nhã Tâm Kinh Sớ [般若心經疏]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 528, tổng cộng 1 quyển, Minh Khoáng soạn vào đời Đường.

40. Bát Nhã Tâm Kinh Sớ [般若心經疏]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 529, tổng cộng 1 quyển, Trí Viên soạn vào đời Tống.

41. Bát Nhã Tâm Kinh Sớ Di Mưu Sao [般若心經疏詒謀鈔]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 530, tổng cộng 1 quyển, Trí Viên soạn vào đời Tống.

42. Bát Nhã Tâm Kinh Sự Quán Giải [般若心經事觀解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 559, tổng cộng 1 quyển, Tục Pháp soạn vào đời Thanh.

43. Bát Nhã Tâm Kinh Tam Chú [般若心經三注]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 533, tổng cộng 1 quyển, Huệ Trung soạn vào đời Đường; Đạo Khải và Hoài Thâm soạn vào đời Tống.

44. Bát Nhã Tâm Kinh Tán [般若心經贊]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 527, tổng cộng 3 quyển, Viên Trắc soạn vào đời Đường.

45. Bát Nhã Tâm Kinh Tế Quyết [般若心經際決]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 552, tổng cộng 1 quyển, Đại Huệ giải thích vào đời Minh.

46. Bát Nhã Tâm Kinh Thích Lược [般若心經釋略]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 544, tổng cộng 1 quyển, Lâm Triệu Ân soạn vào đời Minh.

47. Bát Nhã Tâm Kinh Thích Nghi [般若心經釋疑]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 541, tổng cộng 1 quyển, Quán Quang giải thích vào đời Minh.

48. Bát Nhã Tâm Kinh Thích Nghĩa [般若心經釋義]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 540, tổng cộng 1 quyển, Quán Quang giải thích vào đời Minh.

49. Bát Nhã Tâm Kinh Thích Yếu [般若心經釋要]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 555, tổng cộng 1 quyển, Trí Húc soạn vào đời Minh.

50. Bát Nhã Tâm Kinh Thiêm Túc [般若心經添足]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 553, tổng cộng 1 quyển, Hoằng Tán soạn vào đời Minh.

51. Bát Nhã Tâm Kinh Thỉnh Ích Thuyết [般若心經請益說]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 563, tổng cộng 1 quyển, Đạo Bái giảng vào đời Thanh.

52. Bát Nhã Tâm Kinh Thuyết [般若心經說]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 539, tổng cộng 1 quyển, Chân Khả giảng vào đời Minh.

53. Bát Nhã Tâm Kinh Thuyết [般若心經說]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 546, tổng cộng 1 quyển, Hồng Ân soạn vào đời Minh.

54. Bát Nhã Tâm Kinh Tiểu Đàm [般若心經小談]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 556, tổng cộng 1 quyển, Quán Hoành soạn vào đời Minh.

55. Bát Nhã Tâm Kinh Trác Luân Giải [般若心經斵輪解]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 548, tổng cộng 1 quyển, Thông Dung soạn vào đời Minh.

56. Bát Nhã Tâm Kinh Trực Đàm [般若心經直談]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 537, tổng cộng 1 quyển, Chân Khả soạn vào đời Minh.

57. Bát Nhã Tâm Kinh Trực Thuyết [般若心經直說]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 542, tổng cộng 1 quyển, Đức Thanh soạn vào đời Minh.

58. Bát Nhã Tâm Kinh U Tán Không Động Ký [般若心經幽贊崆峒記]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 525, tổng cộng 3 quyển, Thủ Thiên soạn vào đời Tống.

59. Bát Nhã Tâm Kinh U Tán Thiêm Cải Khoa [般若心經幽贊添改科]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 524, tổng cộng 1 quyển, Thủ Thiên soạn thêm vào đời Tống.

60. Bát Nhã Tâm Kinh Vị Toản [般若心經彙纂]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 566, tổng cộng 1 quyển, Tôn Niệm Cù soạn vào đời Thanh.

61. Bát Nhã Tâm Kinh Yếu Luận [般若心經要論]: thuộc tập 26 (Tục tạng), kinh số 538, tổng cộng 1 quyển, Chân Khả giảng thuyết vào đời Minh.

Chỉ một trang kinh, theo bản Hán dịch của ngài Huyền Trang thì chỉ có 270 chữ, nhưng đã có đến chừng ấy các bản sớ giải qua các triều đại, đủ thấy tầm quan trọng và nghĩa lý uyên thâm của bản Tâm kinh này là như thế nào. Dưới đây chúng ta tìm hiểu qua về vị dịch giả đã có bản dịch Tâm kinh được lưu hành rộng nhất, tức là ngài Huyền Trang.

Huyền Trang

Ngài Huyền Trang Tam Tạng ở chùa Đại Từ Ân đời Đường, họ Trần vốn tên tục là Huy, người ở Yển Sư, Hà Nam. Anh ngài xuất gia trước ở chùa Tịnh Độ tại Lạc Dương, pháp hiệu là Trường Tiệp. Huyền Trang năm 13 tuổi cũng xuất gia vào ở chùa Tịnh Độ, theo Tuệ Cảnh nghe Kinh Niết-bàn, theo Nghiêm pháp sư học luận Đại Thừa, nổi tiếng từ sớm.

Niên hiệu Vũ Đức nguyên niên, Ngài và người anh cùng vào Trường An, được ít lâu thì tới Thành Đô, theo hai sư Đạo Cơ, Bảo Thiên học Nhiếp Luận, Tì Đàm, theo Chấn pháp sư nghe giảng Phát Trí Luận. Niên hiệu Vũ Đức thứ 5 thì thụ giới Cụ Túc. Sư học Luật bộ xong rồi thì tới Kinh Châu giảng Nhiếp Luận, Tì Đàm. Tới Tương Châu yết kiến Tuệ Hưu. Tới Triệu Châu, học Thành Thực Luận ở Ngài Đạo Thâm. Ít lâu sau vào Trường An theo Đạo Nhạc học Luận Câu Xá.

Bấy giờ có hai vị Đại Đức là Pháp Thường và Tăng Biện danh tiếng đứng đầu ở chốn Thượng kinh, giảng khắp Nhiếp Đại Thừa Luận. Ngài lại đến nghe, nhưng vì tông chỉ đường lối các sư mỗi vị mỗi khác, thánh điển cũng vốn có chỗ tối nghĩa nên không biết theo thuyết nào là đúng. Vì vậy Ngài định Tây Du để xác minh. Ngài dâng biểu xin, nhưng nhà vua không cho. Song nghĩ không vì thế mà chịu khuất. Tháng 8 năm Trinh Quán (có thuyết nói là năm Trinh Quán 1 hoặc tháng 4 năm Trinh Quán 3), Ngài đã một mình lên đường viễn du muôn dặm, nếm trải đủ mùi gian khổ, đi qua các nước Tây Phiên. Đến năm Trinh Quán 7 thì tới Ấn Độ. Trên đường đi, Ngài đã gặp Mộc-xoa-cúc-đa ở nước Khuất Chi, đã lễ răng Phật, chậu tắm của Phật tại chùa Nạp-phọc ở nước Phọc-hát, đã theo vị tăng tên là Bát-nhã Yết-la ở nước Lịch-ca để học Tỳ-bà-sa luận, đã lễ tượng đá lớn ở nước Phạ-diễn-na. Tới nước Ca-tất-thí, Ngài đã an cư ở chùa Sa-lạc-ca, đã cùng với vị tăng Đại Thừa là Mạt-nô-nhã-cù-sa và các vị tăng thuộc Tát-bà-đa bộ là A-lê-đa, Phạt-ma v.v... cùng nhau hội pháp tập. Khi vào tới cõi Ấn Độ, Ngài đã đến nước Na-yết-la-hát để chiêm bái thánh tích Nhiên Đăng thụ ký. Ngài còn đến thành Phật đỉnh cốt để lễ đỉnh cốt của Phật, lễ áo Tăng-già-đê (Samghati) của Phật, lễ ảnh Phật ở động Long Vương Cù-bà-la. Khi vào thành Bố-lộ-sa-bố-la, nước Kiện-đà-la, Ngài đã đến thăm chỗ ngồi của 4 Đức Phật quá khứ dưới cây Tì-bát-la và thăm chùa vua Ca-sắc-nhị-ca v.v... Ngài đến nước Ô-trượng-na, đi chiêm lễ các nơi linh địa, chỗ xưa kia đức Phật tu hành đạo Bồ Tát, các nơi Bồ Tát đã ngàn đời thí nhẫn, cắt chặt thân thể, đâm mình nuôi năm Dược-xoa v.v... Ngài còn đến tham bái các di tích chỗ Bồ Tát xả ngàn đầu, chỗ Bồ Tát lao mình vào cho hổ đói ăn thịt v.v... ở các nước Đát-xoa-thủy-la v.v... Tới nước Ca-thấp-di-la, theo Tăng Xứng pháp sư học Luận Câu-xá, Nhân minh luận, Thanh minh luận, Thuận chính lý luận v.v... Ngài còn cùng các học tăng Đại Thừa là Tì-thành-đà, Tăng-ha v.v... nghiên cứu các kinh luận. Tới nước Kiệt-ca, Ngài học Bách luận, Quảng bách luận v.v... ở chỗ vị Trưởng Niên Ba-la-môn. Ở nước Chí-na-bộc-để, Ngài theo Tì-nhị-đa-bát liệp-bà học Đối pháp luận, Hiển tông luận, Lý môn luận v.v... Tới nước Tụy-lộc-cần-na, Ngài theo Dà-xa-cúc-đa nghe giảng kinh bộ Tỳ-bà-sa. Tới nước Xà-lạn-đạt-la, Ngài theo Chiên-đạt-la-phạt-ma học Chúng sự Tỳ-bà-sa. Khi vào nước Mạt-để-bổ-la, Ngài theo Mật-đa-tư-na vốn là đệ tử của Đức Quang học Biện chân luận, Tùy phát trí luận. Tới nước Kiếp-tì-tha, Ngài đến chiêu lễ tháp ba đường thềm báu mà đức Phật đã từ cõi trời giáng hạ. Tới nước Yết-nhã-cúc-xà, Ngài cùng Tì-li-da-tê-na đọc Phật thuyết Tỳ-bà-sa. Ngài còn đi khắp các nước Bát-la-da-già v.v... để chiêm bái các thánh tích như nơi Phật đản sinh, nơi Phật nhập Niết-bàn, nơi Phật chuyển pháp luân. Ở thành Phệ-đa-bổ-la, Ngài được Bồ Tát tạng kinh. Ngài còn đến nước Ma-kiệt-đà, ở đây Ngài đã tới tòa kim cương dưới gốc cây Bồ-đề. Ngài còn đi lễ các chốn linh địa như núi Kỳ-xà-quật, tinh xá Trúc Lâm v.v..., vào chùa Na-lan-đà, tôn Giới Hiền làm thầy và học Du-già luận v.v... Ngài còn nghe giảng các Luận Thuận chính lý, Hiển dương, Đối pháp v.v... nghiên cứu Phạn thư. Sau Ngài tới nước Y-lan-nã-bát-phạt-đa cùng với Đát-tha-yết-đa cúc-đa v.v... cùng nhau đọc các luận như Tỳ-bà-sa luận... Tới nước Kiều-tát-la, Ngài theo học Tập lượng luận với một vị Bà-la-môn. Tới nước Đà-na-yết-kiệt-ca, Ngài theo các vị tăng thuộc Đại chúng bộ là Tô-bộ-để v.v... học Đại chúng bộ căn bản A-tì-đạt-ma và các kinh luận Đại Thừa. Tới nước Bát-phạt-đa, Ngài theo Đại Đức học Chính lượng bộ A-tì-đạt-ma, Nhiếp chính pháp luận v.v... Quay về nước Ma-kiệt-đà, Ngài tới chỗ Thắng Quân pháp sư ở núi Trượng lâm, học Duy thức quyết trạch luận, ý nghĩa lý luận, Trang nghiêm kinh luận v.v... Sư Tử Quang giảng hai bộ luận là Trung luận và Bách luận, phá nghĩa Du-già, thuật 3000 bài tụng Hội tông luận. Quang thẹn đến đỏ cả mặt phải tháo lui. Ngài lại gặp Thuận thế ngoại đạo, cùng họ biện luận, chế phục được họ. Ngài đọc qua Phá Đại thừa luận gồm 700 bài tụng của luận sư Tiểu Thừa ở nước Ô-đồ chế tác, Ngài liền chỉ trích luận thuyết sai lầm của họ và sáng tác Phá ác kiến luận gồm 1600 bài tụng. Vua Giới Nhật Vương rất kính trọng hậu đãi Ngài, vì Ngài mở đại hội, hạ lệnh sai các học giả am hiểu nghĩa lý đến họp ở thành Khúc Nữ. Ngài được thỉnh lên ngồi trên giường, một mực nghị luận chuyên ca ngợi Đại Thừa, không một người nào phát biểu phản bác bắt bẻ được. Ít lâu sau Ngài cùng với vua Giới Nhật Vương cùng đến nước Bát-la-da-gia để dự đại hội năm năm tổ chức một lần. Sau đó Ngài về nước, năm Trinh Quán 19 thì về tới kinh đô, mang theo 657 bộ kinh sách bản tiếng Phạn mà Ngài sưu tầm được dâng lên triều đình. Vua Thái Tông sai đem dịch ở chùa Hoằng Phước. Niên hiệu Vĩnh Huy thứ 3 đời vua Cao Tông, Ngài xin với triều đình xây tháp lớn theo phép Tây Vực ở chùa Từ Ân. Niên hiệu Hiển Thánh thứ 4, vua Cao Tông lấy cung Ngọc Hoa làm chùa, cung tiến tiên đế và thỉnh Ngài ở đó. Năm sau, tại đây Ngài đã dịch kinh Đại Bát-Nhã. Tháng 2 niên hiệu Lân Đức nguyên niên, sai đệ tử là Phổ Quang sao lục các kinh luận mà Ngài đã dịch tất cả là 75 bộ gồm 1335 quyển. Ngày 5 tháng đó, Ngài tịch, thọ 65 tuổi. Về sự tích của Ngài, có thể xem kỹ ở Đại Đường Tây Vực ký, Quảng Hoằng Minh tập, Tục Cao Tăng truyện, quyển 4, Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện, Phật Tổ thông tải, quyển 12 v.v...

Về lý thú Bát-nhã, về tư tưởng Bát-nhã, về triết lý Bát-nhã v.v... đã được trình bày đầy đủ nơi bộ Đại Bát-nhã và phần này trong các tạng Đại Chánh Tân Tu, Càn Long, Tục Tạng v.v... đều có ghi lại rất rõ ràng.

Nếu ai đó bỏ công cả một đời thì mới đọc xong các Đại Tạng này, đó là chưa kể các Tạng Pali, Tạng Tây Tạng, Tạng Mông Cổ v.v... Mỗi một Đại Tạng như thế có một nét đặc thù của nó. Vì mỗi nước đều có những bậc Tổ Sư truyền thừa, có các bậc danh tăng trong nhiều thời đại khác nhau và cũng được đưa vào Đại Tạng của mỗi quốc gia để làm phong phú cho văn hóa của xứ sở mình.

Ví dụ, bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh nguyên là một tạng bằng chữ Hán, nhưng được san định, ghi chép tại Nhật Bản vào thời vua Đại Chánh, tức phụ hoàng vua Chiêu Hòa và nội tổ của vua Bình Thành trong hiện tại. Bộ này có tất cả chừng 250.000 trang kinh gồm 100 bộ kinh, luật, luận. Nếu dịch ra tiếng Việt cho hoàn thành, chắc phải gấp đôi hoặc gấp ba con số trên. Ở đây xin tìm hiểu một ít về Đại Tạng kinh để chúng ta có một cái nhìn khái quát hơn.

Đại Tạng Kinh

Đại Tạng Kinh là tên chung của các kinh điển Phật giáo, hoặc cũng gọi là Kinh Đại Tạng hay Nhất Thiết Kinh, gọi tắt là Tạng Kinh. Sách Tùy thư chép: “Năm đầu niên hiệu Khai Hoàng (581), ở Kinh sư và các chốn đô ấp lớn đều có quan nha đứng ra tổ chức việc viết Nhất Thiết Kinh đặt ở trong chùa. Lại viết riêng Tạng để ở Bí các.” Tên Nhất Thiết Kinh có nguồn gốc từ đó. Tên này vốn để gọi kinh, luật v.v... mà đức Phật đã thuyết giảng, nhưng ngày nay thì gộp cả trước tác của các vị cao tăng ở Trung Quốc, ở Ấn Độ, ở Nhật Bản lại mà gọi chung.

Phật giáo truyền bá ra các nước trên thế giới, kinh điển Phật giáo đã được dịch ra nhiều thứ tiếng của các nước. Các tạng kinh dịch từ nguyên bản bằng tiếng Sanskrit và tiếng Pali mà được lưu truyền chủ yếu gồm có Tạng Hán, Tạng Tây Tạng, Tạng Mông Cổ, Tạng Mãn Châu (xem Thanh tự kinh quán) và các kinh điển dịch ra các thứ tiếng châu Âu. Tạng Tây Tạng là Tạng được tín đồ Lạt-ma giáo hộ trì, thuộc kinh bộ, gồm tám loại, tổng cộng có 151 bộ, 350 sách. Kinh bộ được khắc in vào niên hiệu Khang Hi thứ 23 triều Thanh (1684), còn Tục Tạng thì được khắc vào niên hiệu Ung Chính thứ 6 (1728).

Tạng Mông Cổ và Tạng Mãn Châu được bảo tồn ở Phụng Thiên, trong đó Tạng Mãn Châu cả thế giới chỉ có một bộ, đã bị Nhật Bản chiếm được trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. Ngoài ra Tạng kinh bằng tiếng các nước tuy vẫn còn mấy loại nữa, nhưng trong các Tạng, Tạng có số quyển nhiều nhất và bộ nghĩa hoàn bị nhất thực ra chỉ là Tạng Hán dịch. Kinh Tạng Hán dịch được ấn hành sớm nhất là Kim ngân tự Phật kinh trước sau gồm mấy Tạng được làm ra vào niên hiệu Khai Bảo thứ 5 (972), triều Tống Thái Tổ. Cùng năm đó còn ra sắc lệnh cho khắc in một tạng kinh Phật, tổng cộng là mười ba vạn ván in.

Tới niên hiệu Chí Đạo nguyên niên (995), vua Cao Ly là Trị sai sứ sang nhà Tống xin quan bản để đem về so sánh đối chiếu với hai Tạng trước sau hiện vẫn tàng trữ ở bản quốc và Tạng Khiết-Đan. Sau 14 năm, việc đối chiếu, hiệu đính và khắc in đã xong toàn bộ. Đó là Tạng kinh được thế giới gọi là Tạng Cao Ly. Tạng này tổng cộng gồm 1.521 bộ, 6.589 quyển.

Niên hiệu Gia Hi thứ 3 (1239), đời vua Tống Lý Tông nhà Nam Tống lại khắc ván Tạng kinh, gồm 1.421 bộ, 5.916 quyển, đó gọi là Tống Tạng. Niên hiệu Chí Nguyên thứ 14 (1277) triều Nguyên Thế Tổ lại phiên khắc xong, gồm 1.422 bộ, 6.017 quyển - gọi là Nguyên Tạng. Tạng này cùng với Tống Tạng đều bị thiêu hủy trong cơn binh hỏa cuối đời Nguyên, chỉ có bản lưu truyền sang Nhật Bản là vẫn còn. Có vị ni là Pháp Trân hăng hái quyết chí hưng công khắc lại Tạng kinh, trải qua ba mươi năm mới dần dần làm xong. Đó là duyên khởi (nguyên ủy) của Phương sách Tạng kinh vậy.

Niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), Minh Thành Tổ ra lệnh khắc ván in Đại Tạng Kinh. Tới niên hiệu Chính Thống thứ 5 đời vua Minh Anh Tông (1440) thì xong. Đó gọi là Vĩnh Lạc Bắc Tạng, được tàng trữ ở Bắc Kinh. Còn Nam Tạng thì được khắc vào niên hiệu Hồng Vũ (1368-1398) triều Minh Thái Tổ. Vua Minh Thành Tổ còn ra lệnh để một tạng khắc trên đá ở động Đại Thạch, nhưng lưu hành chưa được rộng khắp, vì các học giả phần nhiều cho là bất tiện. Sau này, thời vua Thần Tông, Thiền sư Mật Tạng cũng phát nguyện khắc Phương sách Tạng bản, khởi công vào niên hiệu Vạn Lịch 17 (1589) ở Ngũ Đài Sơn. Công việc chưa xong thì Thiền sư Mật Tạng viên tịch. Người sau lại tiếp tục sự nghiệp và cuối cùng đã hoàn thành được. Đó gọi là Minh Tạng gồm 6.771 quyển. Còn Thanh Tạng thì khởi công khắc vào niên hiệu Ung Chính thứ 13 (1735) và hoàn thành niên hiệu Càn Long thứ 3 (1738). Lại còn có Tạng Kinh khắc đá núi Thạch Kinh. Đó là Tạng Kinh do pháp sư Tịnh Uyển khởi xướng việc khắc vào đá từ đời Tùy.

Ở Nhật Bản còn bảo tồn được nhiều bản chép tay thời cổ, nổi tiếng nhất là bộ Nhất thiết kinh do Quật Xuyên Thiên Hoàng ra lệnh cho một vạn vị tăng chép xong trong một ngày và bộ Nhất thiết kinh do Thuận Đức Thiên Hoàng ra lệnh cho một vạn năm ngàn vị tăng chép xong trong một ngày. Đức Xuyên Thị sai Thiên Hải Tăng Chính khắc chữ rời để sắp chữ mà in Đại Tạng. Chữ rời và Tạng kinh đó đến nay vẫn còn, gồm có 6323 quyển. Ít lâu sau, Hòa Thượng Thiết Nhãn ở Hoàng Bá lại đem Minh Tạng khắc in năm Minh Trị 13 (1880), Hoằng Giáo thư viện lấy tạng Cao Ly làm nền, rồi đem đối chiếu với ba bản Tống, Nguyên, Minh mà hiệu đính lại và ấn hành Đại Tạng Kinh bản chữ rời, tổng cộng là 1916 bộ, gồm 8534 quyển, đóng gọn lại thành 40 tập, gồm 418 sách.

Năm Minh Trị 33 (1900), Tàng Kinh Thư Viện lại dùng chữ rời ấn hành Nhật Bản Đại Tạng Kinh, Tạng Giáo Thư viện lại biên tập những phần mà Tạng Kinh còn bị sót, đề là Nhật Bản Tục tạng, tổng cộng là 7873 quyển. Cuối đời Thanh, Tần Già Tịnh xá ở Thượng Hải căn cứ vào bản Hoằng Giáo, có thêm bớt chút ít, dùng chữ rời ấn hành Đại Tạng Kinh, 40 tập, 414 sách, gồm 1916 bộ, 8416 quyển.

Gần đây, các bản dịch bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga dần dần ra đời. Trong tương lai, sẽ còn có bản dịch Nhất Thiết Kinh bằng các thứ tiếng phương Tây khác nữa. (Dựa theo TĐPH Hán-Việt, trang 870-871)

Như thế, ngày nay khắp năm châu bốn biển đâu đâu cũng học Phật và hành hạnh Phật. Trong khi học Phật dĩ nhiên là phải tìm tòi tra cứu. Do vậy mà các phân khoa Phật học lại được thành lập tại hầu hết các Đại Học lớn ở Âu Mỹ ngày nay.

Phật giáo qua 2.500 năm lịch sử truyền thừa, dĩ nhiên Phật giáo phải biến đổi và vì lẽ đó cho nên Phật giáo sẽ hội nhập vào các nước phương Tây khác hơn là Phật giáo hội nhập vào các nước phương Đông. Ngày xưa Phật giáo đến Á Châu phải cần ít nhất là 500 đến 1.000 năm sau mới đâm chồi nảy lộc. Ngày nay Phật giáo đến Âu Mỹ là thời đại tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do vậy mà chỉ cần 100 năm thôi, Phật giáo đã đi sâu vào các tầng lớp dân chúng tại đây. Đặc biệt về tính khoa học của Phật giáo, tính bao dung, vị tha của Đạo Phật và lòng từ bi bao la vô lượng của các vị Bồ Tát trong quá khứ cùng với trí tuệ siêu việt của một số quý vị Đại Sư đã giúp cho Phật giáo có một chỗ đứng thật vững vàng ngày nay trên các xứ tân tiến này.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 8 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Những Đêm Mưa


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.92.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...