Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Công đức phóng sinh »» CHUƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH »»

Công đức phóng sinh
»» CHUƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Donate

(Lượt xem: 9.315)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Công đức phóng sinh - CHUƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Font chữ:


Hỏi: Có thể nào giảng giải thêm về ý nghĩa sâu xa hơn nữa của việc phóng sinh trong trường hợp những con vật thả ra bị chết?

Đáp: Chúng ta có thể xem trong phẩm Lưu thủy trưởng giả tử thứ 16 trong kinh Kim Quang Minh. Tiền thân của Đức Phật có lần là con nhà trưởng giả, vì không nỡ nhẫn tâm thấy hàng vạn con cá đang dần dần bị chết khô trong vũng cạn, nên gấp rút dùng hai mươi con voi lớn chở nước đến đổ vào để cứu sống sinh mạng đàn cá, lại vì một vạn con cá ấy mà thuyết pháp, niệm Phật. Trong ngày mạng chung, số thi thể cá này tích tụ trên bờ ao, thần thức của chúng được vãng sinh lên cõi trời Đao-lợi, hưởng phước không cùng. Nay xin trích dẫn nguyên văn trong kinh làm chứng: “Bấy giờ, cõi đất nơi ấy chấn động dữ dội, mười ngàn con cá cùng chết đi trong một ngày. Vừa chết rồi liền được sinh về cõi trời Đao-lợi.”

Sự thật, phước báu lớn lao của việc phóng sinh còn là ở chỗ thực hiện nghi thức phóng sinh, bao gồm việc quy y, niệm Phật. Loài súc sinh trong lúc sắp chết, thử hỏi có mấy con may mắn được quy y Phật, Pháp, Tăng? Lại còn được các vị pháp sư và cư sĩ đều vì chúng mà niệm Phật cầu nguyện cho được siêu độ. Nhờ đó mà nghiệp báo mau dứt, sớm được ra khỏi ba đường ác, há chẳng phải phước duyên sâu dày lắm sao? Nhờ đó mà nghiệp báo súc sinh sớm dứt, được chuyển sinh kiếp người, biết niệm Phật tu hành, nhanh chóng được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc, há chẳng phải là nhân duyên thù thắng hay sao? Cho nên khi cư sĩ khi phóng sinh phải luôn phát tâm từ bi mà cứu chuộc sinh mạng. Thử đặt mình vào vị trí nguy kịch ấy, vì cứu lấy mạng sống đang nguy ngập mà làm việc phóng sinh. Nếu vạn nhất con vật ấy có chết đi thì chúng ta cũng không có gì phải hổ thẹn với lương tâm, đồng thời cũng đã dành cho chúng sự cầu nguyện chân thành vô hạn. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy rằng: “Tâm Phật chính là tâm đại từ bi, dùng tâm từ không vướng mắc mà hóa độ khắp cả chúng sinh.

Hỏi: Muôn loài cầm thú có đến hàng ngàn, hàng vạn, chúng ta phóng sinh làm sao thả cho hết được?

Đáp: Đức lớn của trời đất là sự sống, đạo lớn của Như Lai là từ bi. Thuận theo đạo trời thì yêu thích sự sống mà chán ghét sự giết hại. Nay ta cố gắng thực hiện việc phóng sinh, nuôi dưỡng tâm từ bi là hợp với lòng trời mà chư Phật lại hoan hỷ. Nếu như cứu được một mạng sống, công đức đã là vô lượng vô biên, huống chi là cứu được nhiều mạng sống? Đến như muôn vạn loài súc sinh, dù hết lòng cứu vớt cũng không hết, đó là do từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay cộng nghiệp tạo thành, chẳng phải trong một lúc có thể dứt hết. Chúng ta chỉ cần đem hết khả năng mình, tùy duyên mà thực hiện việc phóng sinh. Không thể vì muôn loài súc sinh quá nhiều không giải cứu hết mà lại không ra tay cứu lấy những sinh mạng trong muôn một.

Kinh Đại Bát Niết-bàn dạy rằng: “Lòng đại từ đại bi gọi là tánh Phật.” Lại cũng dạy rằng: “Lòng từ bi chính là Như Lai, Như Lai chính là lòng từ bi.
Hỏi: Tôi nghĩ, thà đem số tiền làm việc phóng sinh để cứu tế cho những người nghèo khó đói thiếu, xem ra có hiệu quả thực tế hơn.

Đáp: Già cả cô độc, bần cùng khổ nạn, tuy thật đáng thương xót, nhưng mạng sống chưa đến nỗi phải mất đi trong chốc lát. Còn loài vật đang nguy ngập kia, nếu chẳng kịp cứu giúp phóng sinh thì tức khắc sẽ bị giết để nấu nướng, phải bỏ mạng trong miệng con người. Một bên là cảnh ngộ đáng thương, nhưng vẫn còn giữ được tính mạng. Một bên là chỉ mành treo chuông, mạng sống bị đe dọa. So ra bên nào gấp rút hơn đã có thể thấy ngay.

Nên biết, chúng sinh muôn loài so với chúng ta thì tánh Phật cũng đồng nhất, không sai khác. Chỉ vì vô minh che lấp, nghiệp báo nặng nề mà phải trầm luân trong cảnh giới súc sinh. Đối với tất cả chúng sinh, đức Phật đều thương yêu như đứa con duy nhất. Cứu được một mạng sống tức là cứu được một người con Phật, nên chư Phật đều hoan hỷ. Lại nữa, cứu một chúng sinh cũng như cứu được một vị Phật tương lai, vì tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có khả năng thành Phật.

Luận Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất. Trong kinh Phật cũng dạy rằng: “Tâm từ chính là nhân duyên đem đến mọi sự an lạc.

Hỏi: Nếu ai ai cũng làm việc phóng sinh mà không giết hại, các loài súc sinh sẽ sinh sản càng nhiều, tương lai thế giới này há chẳng phải sẽ trở thành thế giới cầm thú hay sao?

Đáp: Như các loài kiến, mối, côn trùng... loài người không ăn chúng nó, để mặc tình chúng tự nhiên sinh sản, nhưng thế giới ngày nay có phải là thế giới của loài kiến chăng? Hay là thế giới của loài mối, của côn trùng chăng? Thật ra, những loài vật mà ta phóng sinh, khi được tự do sinh sản, được nuôi dưỡng trong thế giới tự nhiên, thì tự chúng có sự điều tiết phù hợp trong sinh thái và sinh sản cân bằng. Nghiệp ác của chúng ta hiện nay vẫn chưa được giải trừ, nếu lại cứ một mực lo lắng rằng các loài súc sinh trên thế giới sẽ quá nhiều, như vậy có khác nào người nông dân chưa xuống ruộng gieo giống mà lại cứ ngày ngày lo lắng mai sau lúa thóc chín đầy cả ruộng đồng, không sử dụng hết. Lo lắng vô cớ như thế há chẳng phải là buồn cười lắm sao?
Nên biết rằng, nhân quả báo ứng như bóng theo hình, mảy may không sai chạy. Hiện nay, trên thế giới sở dĩ cầm thú rất nhiều chính là vì trước kia những người giết cầm thú quá nhiều, nay phải hóa sinh làm cầm thú. Như người ăn dê, dê chết rồi thành người, người chết lại thành dê, sinh sinh tử tử trở thành báo oán lẫn nhau, đời đời không dứt. Vì sự oan oan tương báo như thế, cùng làm súc sinh, cho nên có thế giới cầm thú. Nếu như người người đều có thể bỏ việc giết hại, làm việc phóng sinh, thì oan nghiệp hận thù giữa súc sinh và con người sẽ dần dần tiêu mất. Cầm thú súc sinh do đó dần dần giảm thiểu, cõi người, cõi trời ngày càng thêm đông. Như nước Sở chẳng ăn ếch mà ếch lại ít dần. Nước Thục chẳng ăn cua mà cua tự nhiên ngày càng hiếm. Thời xưa đã có tấm gương sáng, chúng ta nên tự phản tỉnh, xét soi. Kinh Đại Nhật có dạy rằng: “Phật pháp lấy tâm Bồ-đề làm chánh nhân, lấy lòng đại bi làm căn bản.

Hỏi: Khuyên những người làm nghề sát sinh thay đổi nghề nghiệp, đó là làm hại sinh kế của người ta. Như thế là thương loài súc sinh mà không thương người, có vẻ như không được hợp tình hợp lý chăng?

Đáp: Xã hội có đủ các giới sĩ, nông, công, thương, đủ các ngành nghề. Mỗi ngành nghề đều có thể kiếm ra tiền, đều có thể nuôi sống gia đình, lẽ nào cứ phải lấy việc sát sinh hại mạng để làm phương tiện mưu sinh cho mình hay sao? Nên biết rằng, nhân quả báo ứng mảy may không sai lệch. Đã tạo nghiệp giết hại ắt phải gặp quả báo bị giết hại. Ngày nay tuy có tạm thời được ăn sung mặc sướng, nhưng tương lai đến lúc thọ nhận quả báo e rằng chẳng có lúc được ngừng nghỉ, vả lại còn để họa lây đến con cháu đời sau. Quả là điều lợi chẳng bằng điều hại! Kinh Phạm Võng dạy rằng: “Bồ Tát nên sinh khởi tánh Phật, hiếu thuận từ bi, thường giúp đỡ cho hết thảy mọi người đều được an vui hạnh phúc.

Hỏi: Việc phóng sinh có hạn chế đối tượng hay không?

Đáp: Không có hạn chế! Phàm là các loài chim bay trên trời như bồ câu, se sẻ..., các loài sống trong nước như tôm, cua, cá, ốc..., các loài sống trên mặt đất như hươu, nai, dê, thỏ..., các loài chui sâu trong đất như giun, trùng, kiến, mối... Chỉ cần có mạng sống thì đều có thể phóng sinh được. Luận Đại trí độ dạy: “Tâm đại từ là ban vui cho tất cả chúng sinh, tâm đại bi là cứu vớt khổ nạn cho tất cả chúng sinh.

Hỏi: Tại sao khi thực hiện việc phóng sinh thường có nghi thức thọ Tam quy y và niệm Phật cho loài súc sinh?
Đáp: Chánh pháp ngàn năm khó gặp. Chúng ta cùng với loài súc sinh ấy có nhân duyên, nên phát tâm cứu được mạng sống cho chúng, nhưng không thể cứu giúp chúng thoát khỏi luân hồi nghiệp báo. Vì vậy rất nên phát tâm đại từ bi, vì chúng mà truyền thọ Tam quy y, để giúp chúng kết duyên lành với Phật pháp. Chúng sinh nào có duyên lành được quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì không còn phải đọa vào ba đường ác, nên có thể giúp cho những súc sinh ấy khi nghiệp báo dứt hết sẽ vĩnh viễn không rơi vào các đường ác nữa. Ngoài ra, khi thực hành nghi thức như vậy, vị pháp sư cùng tất cả cư sĩ tham gia đều vì chúng mà trì niệm danh hiệu Phật: “Nam-mô A-di-đà Phật”. Được nghe sáu chữ hồng danh ấy tức là đã gieo nhân lành vào tạng thức, nhờ đó mà kiếp sau chuyển thế làm người ắt sẽ gặp được Phật pháp, biết niệm Phật tu hành, được vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly cái khổ của sáu đường luân hồi. Đây mới chính là ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm nhất của việc phóng sinh.

CHÚ THÍCH

Kinh Kim Quang Minh, phẩm thứ 16, Lưu thủy trưởng giả tử: (Nhĩ thời kỳ địa thốt đại chấn động, thời thập thiên ngư, đồng nhật mạng chung, ký mạng chung dĩ, sanh Đao-lợi thiên.”
Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh: (Phật tâm giả, đại từ bi tâm thị. Dĩ vô duyên từ phổ nhiếp chúng sanh.)
Đại Bát Niết-bàn kinh, quyển 32: (Đại từ, đại bi danh vi Phật tánh.)
Kinh Đại Bát Niết-bàn: (Từ tức Như Lai, Như Lai tức từ.)
Đại Trí độ luận, quyển 22: (Chư dư tội trung, sát tội tối trọng. Chư công đức trung, bất sát đệ nhất.)
Kinh Phạm Võng: (Bồ tát ưng sanh Phật tánh, hiếu thuận từ bi, thường trợ nhất thiết nhân sanh phước sanh lạc.)
Đại Trí độ luận: (Đại từ dữ nhất thiết chúng sinh lạc, đại bi bạt nhứt thiết chúng sinh khổ.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Kinh Kim Cang


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.19.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...