Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Tây phương huyền bí »» CHƯƠNG MƯỜI MỘT: ĐIỀU BÍ ẨN CUỐI CÙNG »»

Tây phương huyền bí
»» CHƯƠNG MƯỜI MỘT: ĐIỀU BÍ ẨN CUỐI CÙNG

Donate

(Lượt xem: 7.407)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tây phương huyền bí - CHƯƠNG MƯỜI MỘT: ĐIỀU BÍ ẨN CUỐI CÙNG

Font chữ:

Linh Đông thoát cơn ám ảnh – Quần chúng sôi động – Sự thất bại của Robespierre – Sự hy sinh của Zanoni – Thiên thần Adonai xuất hiện – Trong nhà ngục – Đứa trẻ mồ côi – Điều bí ẩn cuối cùng

Linh Đông thoát cơn ám ảnh

Sau cuộc gặp lần chót với Cai Da để thảo luận những chi tiết cuối cùng về việc đào thoát, Linh Đông cảm thấy yên lòng và trở về nhà. Giữa những ý nghĩ lạc quan về triển vọng tốt đẹp của một cuộc sống an toàn ở nước ngoài, thình lình anh nghe một giọng nói rùng rợn quen thuộc như rót từng tiếng vào tai anh:

– Sao? Mi muốn thách thức ta và muốn thoát khỏi tay ta ư? Mi muốn làm lại cuộc đời tốt lành và hạnh phúc ư? Vô ích, vì đã quá trễ! Không! Không chỉ có ta theo dõi mi đâu, mà những vết chân người, cũng rùng rợn không kém, nay đã rình rập theo sát bên cạnh mi. Còn ta, khi mi gặp lại ta thì đã là ở trong ngục tối vào lúc nửa đêm, trước khi định mệnh của mi kết thúc. Kìa, mi hãy nhìn xem!

Linh Đông quay đầu nhìn lại thì thấy sau lưng có một người lạ mặt, dáng điệu khả nghi. Anh đã nhìn thấy người này trước đây trên đường, nhưng không để ý. Người ấy dường như đã núp sẵn đâu đây và bám theo anh bén gót ngay khi anh vừa từ nhà lão Cai Da đi ra.

Linh Đông biết ngay là mình đang bị rình rập, theo dõi. Tuy là người gan góc, nhưng anh cũng không khỏi cảm thấy chột dạ. Anh biết quá rõ tình hình ở Paris lúc ấy để nhận thức được mối nguy cơ mà anh đang gặp phải. Một viễn ảnh rùng rợn phô bày trước mắt anh: theo dõi, bắt giữ, đưa ra xử án và lên máy chém. Đó là cách thức làm việc thông thường và mau lẹ của cái gọi là “luật pháp” dưới chế độ đương thời.

Tim Linh Đông đập mạnh, hơi thở dồn dập. Anh cố tìm cách lẫn tránh cái bóng đen đang bám theo anh trên quãng đường vắng.

Một lúc sau đó, Linh Đông đi vào một con đường nhỏ khúc khuỷu và lọt vào một khu đầy những ngõ ngách chằng chịt. Anh nhìn lại phía sau thì không còn thấy người theo dõi anh đâu nữa. Theo một con đường tắt, anh đi rảo bước và nhắm hướng trở về nhà. Khi anh vừa ra tới một con đường lớn thì bỗng có một người đi đường đầu đội nón sụp xuống tận mắt và khoác áo tơi che kín cổ bước lại gần, nói nhỏ vào tai anh:

– Linh Đông! Anh đang bị theo dõi! Hãy đi theo tôi!

Người ấy nói xong bèn tiếp tục đi trước mặt Linh Đông để dẫn đường. Kế đó, anh thấy người ấy đi tạt ngang qua lề đường và rẽ nhanh vào một ngôi nhà cửa đã mở sẵn ở ngay bên đường. Anh không sao nhìn thấy rõ mặt người ấy, vì cái áo tơi rộng được kéo lên phủ kín đến tận mang tai. Người ấy dừng trong cửa và ra dấu cho Linh Đông bước vào.

Linh Đông rón rén bước vào cửa và cánh cửa liền khép lại. Anh nín thở, nhưng vẫn không hỏi một câu nào, anh lặng lẽ đi theo người kia bước lên một cầu thang rộng rãi và đi xuyên qua những gian phòng trống trơn.

Sau cùng, khi hai người đã vào một gian phòng nhỏ, người lạ mặt bèn bỏ mũ và áo tơi ra, thì Linh Đông lấy làm ngạc nhiên vô cùng khi nhận ra đó chính là... Zanoni.

Zanoni mời Linh Đông ngồi xuống ghế và nói:

– Ở đây anh được an toàn. Anh thật may mắn khi được tôi tìm thấy ở đây.

Linh Đông đáp:

– Riêng tôi, có lúc tôi đã nghĩ rằng tốt hơn chúng ta không nên gặp lại nhau! Tuy vậy, bây giờ tôi cũng thấy vui khi được gặp lại một nhân vật kỳ bí như anh, cho dù anh đã từng mang đến cho tôi tất cả những nỗi đau khổ trong đời này! Giờ đây, tôi mong ông sẽ nói thật cho tôi biết về những điều bí ẩn lạ lùng của đời ông, hoặc ít nhất cũng là của cuộc đời tôi!

Zanoni nói với giọng thương hại:

– Anh đã đau khổ ư? Hỡi người đệ tử sơ cơ đáng tội nghiệp? Phải, tôi cũng đã thấy được điều đó trên khuôn mặt anh. Nhưng tại sao anh lại qui trách nhiệm cho tôi? Tôi há chẳng đã cảnh giác anh từ trước về sự ngẫu hứng nhất thời của anh đó sao? Tôi há chẳng đã cho anh biết trước rằng cuộc thử thách sẽ rất khủng khiếp và tai hại hay sao? Thậm chí, hỡi Linh Đông, tôi há đã không sẵn lòng hiến cho anh tình yêu của người con gái ấy hay sao? Cho dù đó là một tình yêu mãnh liệt đủ để làm tôi được sung sướng khi nàng thuộc về tôi. Phải chăng anh đã táo bạo và quyết tâm tự chọn lấy con đường khó khăn để đương đầu với cuộc thử thách đó? Chính do ý muốn của anh mà anh đã tôn Kiềm Mâu làm thầy và chọn con đường huyền môn làm mục đính của cuộc đời.

– Nhưng vì ai mà tôi nảy sinh những ý muốn mãnh liệt không cưỡng lại được như thế, để rồi lựa chọn khoa pháp môn lạ lùng và tai hại đó? Tôi không hề biết gì về những việc ấy trước khi gặp ông, và chính ông đã lôi cuốn tôi vào bầu không khí mê hoặc đó. Giờ thì ông có chịu thừa nhận rằng ông là một kẻ bịp bợm hay chăng? Hoặc ông có dám nói cho tôi biết rằng ông đã tự bán mình cho ma quỷ? Ông có dám thú nhận rằng ông chẳng qua chỉ là một tay phù thủy lợi hại, dùng tà thuật để sai khiến tà ma ám ảnh tôi ngày đêm?

Zanoni nói:

– Tôi là ai cũng đâu có gì quan trọng? Điều quan trọng là, hãy biết rằng tôi có thể giúp anh thoát khỏi sự ám ảnh ma quái và đưa anh trở về cuộc sống bình thường. Để đạt được mục đích ấy, anh nên biết rằng tôi không phải là phù thủy hay kẻ thù của anh. Tôi không có khả năng ban cho anh những gì không phù hợp với anh. Tôi cũng không thể hoàn tất nơi anh những gì mà Kiềm Mâu đã không làm được. Nhưng tôi có thể mang lại cho anh một điều quí báu. Đó là giúp anh được sống an ổn với thế gian, trở về với cuộc sống bình thường như mọi người, và có được sự bình an trong nội tâm.

– Ông có chắc chắn như vậy không?

– Tôi thề là như vậy, nhân danh mạng sống của vợ con tôi!

Linh Đông nhìn Zanoni với sự tin tưởng trong lòng. Rồi anh thì thầm cho Zanoni biết địa chỉ của Kiều Dung. Cho đến lúc đó anh vẫn hoàn toàn chưa biết rằng những cuộc viếng thăm của anh đã mang đến tai họa cho nàng.

Zanoni nói với một niềm hứng khởi trong lòng:

– Cầu mong mọi phước lành sẽ đến với anh. Anh biết không, ở ngưỡng cửa trung gian với các cảnh giới vô hình luôn có những tà ma, ác quỉ lởn vởn chực hại người? Anh đã dám phiêu lưu vào vùng cấm địa ấy, và những hình ảnh ma quỷ kia đã xuất hiện trước mắt anh, chúng sẽ tiếp tục ám ảnh anh mãi cho đến khi nào anh có thể đạt được tâm thức trong sáng như các đấng thiên thần, hoặc quay trở về cuộc sống bình thường hồn nhiên như trẻ con. Bây giờ, anh hãy trả lời cho tôi biết: mỗi khi anh khởi lòng hướng thiện và muốn noi theo đạo đức, phải chăng những hình ảnh ma quái ấy sẽ thình lình xuất hiện bên anh, làm cho anh phải thất vọng, sợ hãi và muốn đắm mình trong những cảnh ăn chơi trụy lạc? Và khi anh đã chấp nhận sự sa đọa, bóng ma ấy sẽ nhường chỗ cho những kẻ thù còn độc hại hơn cả nó để làm cho tâm hồn anh tiếp tục sa đọa hơn nữa? Đã có bao giờ anh can đảm chống cự và đương đầu với sự khủng khiếp mà nó gây ra cho anh chăng? Có khi nào anh tự nhủ rằng: “Dầu việc gì xảy ra, tôi cũng quyết tâm noi một cuộc sống đạo đức.”?

Linh Đông đáp:

– Có, Nhưng chỉ mới gần đây tôi mới dám làm như thế!

– Và anh có cảm thấy rằng khi đó thì những hình bóng ma quái kia trở nên lu mờ và yếu ớt?

– Đúng vậy!

– Vậy xin chúc mừng anh đã vượt qua được sự khủng khiếp thật sự và nắm được bí quyết của cuộc thử thách. Khi anh có được quyết tâm “muốn chiến thắng” là anh đã đạt được sự thành công đầu tiên. Anh hãy vui mừng đi, vì sự loại trừ những bóng ma ám ảnh kia chắc chắn sẽ thành tựu. Tôi biết anh không phải là hạng người chối bỏ ý niệm về đời sau để rồi trở thành nạn nhân của những tư tưởng hắc ám. Than ôi! Biết đến bao giờ loài người mới hiểu được rằng nếu tôn giáo đề cao đức tin, ấy không phải chỉ vì đức tin hướng đến một đời sau, mà còn vì nếu không có đức tin, không có một cái gì đó minh triết sáng suốt hơn, thánh thiện và thiêng liêng hơn cuộc đời trần gian ô trọc này, thì con người sẽ không có được lẽ sống vững bền, chân thật. Người nghệ sĩ có lý tưởng, vị giáo sĩ có đức tin. Lý tưởng và đức tin đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng nói chung thì cả hai đều hòa hợp làm một với nhau. Hỡi người lãng tử lạc loài cô đơn, hãy trở về với cuộc sống bình thường của thế gian. Hãy cố gắng hướng đến những gì là cao đẹp và thánh thiện trong đời sống hằng ngày. Và hỡi những ám ảnh ma quái, hãy rút lui về trong bóng tối u ám. Hãy tan biến cho mau, hỡi những ám ảnh của tội lỗi và mặc cảm! Và hỡi đấng thiêng liêng Toàn chân Toàn thiện, xin hãy ban ân huệ tốt lành cho tâm hồn trẻ con nông nổi này, xin hãy soi sáng tâm hồn anh ta ngày cũng như đêm bằng ánh sáng của Chân Thiện Mỹ.

Zanoni vừa nói vừa đặt nhẹ bàn tay lên hai bên thái dương nóng bỏng như lửa của Linh Đông. Linh Đông lấy làm ngạc nhiên và run cả người lên vì sung sướng. Anh dường như đang rơi vào một giấc mơ kỳ diệu! Thình lình, anh cảm thấy như đang sống lại cuộc đời thơ ấu trong ngôi nhà của cha mẹ mình trước kia, với bao nhiêu kỷ niệm êm đềm của tuổi xanh ngây thơ trong trắng.

Những hình ảnh rùng rợn khủng khiếp đã từng theo dõi, ám ảnh, làm cho anh đến muốn phát điên, nay bỗng tan biến đi đâu mất cả. Anh cảm thấy dường như anh đã quì gối xuống và cầu nguyện.

Kế đó, anh tỉnh lại... Anh đã tỉnh giấc với những giọt lệ lăn trên hai má, những giọt nước mắt sung sướng vì cảm nhận được rằng những bóng ma ám ảnh đã vĩnh viễn tan biến không còn nữa.

Linh Đông đưa mắt nhìn quanh. Zanoni đã biến mất dạng. Trên bàn có một mảnh giấy với mấy dòng chữ, mực hãy còn ướt:

“Tôi sẽ vạch một lộ trình và có sẵn những phương tiện chắc chắn để giúp anh trốn thoát. Tối nay, khi đồng hồ điểm chín giờ, một chiếc tàu sẽ đưa anh đến một nơi trú ẩn an toàn cho đến khi Triều đại Khủng bố hoàn toàn sụp đổ, cũng không còn bao lâu nữa. Anh hãy từ bỏ cuộc đời bê tha trác táng đã cuốn hút anh đi lạc đường và suýt phải bỏ mạng. Hãy trở về xứ sở của anh để sống an toàn. Anh sẽ còn sống trên đời được nhiều năm để suy gẫm về cuộc đời và cố gắng chuộc lại những lỗi lầm đã qua. Còn về tương lai, hãy lấy lý tưởng làm đuốc soi đường và lấy nước mắt làm dòng suối trong lành rửa sạch mọi tội lỗi!”

Linh Đông tuân theo một cách chặt chẽ những lời dặn dò khuyên bảo đó, và về sau tất cả đều xảy ra hoàn toàn đúng như vậy!


Quần chúng sôi động

Thư Zanoni gửi Kiềm Mâu:

“Nàng đã bị bắt giam theo lịnh của Robespierre! Theo sự tìm hiểu của tôi thì nguyên nhân là do mối liên hệ với Linh Đông. Đó là mối liên hệ đáng sợ nối liền định mệnh của hai người bọn họ với nhau mà tôi không sao gỡ ra được. Mối liên hệ đó trước đây vẫn bao phủ Linh Đông như một đám mây mù, che ám nhãn quang của tôi, không cho tôi tìm thấy nàng.

“Bị bắt! Bị giam! Đó là cái cửa ngõ đưa vào nhà mồ! Phiên xử án và thọ hình sẽ diễn ra trong ba ngày tới. Tên bạo chúa đã định ngày chém tập thể vào mồng mười. Trong khi cái chết của những kẻ vô tội làm sôi động cả thành phố, thì những thuộc hạ của ông ta sẽ thẳng tay tàn sát mọi kẻ thù.

“Chỉ còn lại một hy vọng duy nhất là tôi sẽ có thể nhân danh công lý để xử tội tên bạo chúa. Nhưng tôi chỉ còn có hai ngày nữa thôi! Sau hai ngày đó sẽ là sự âm u, cô quạnh, nhưng tôi vẫn còn có thể cứu nàng. Tên bạo chúa sẽ bỏ mạng trước ngày mà ông ta định thực hiện vụ hành quyết tập thể.

“Đây là lần đầu tiên tôi can thiệp vào những âm mưu sát phạt của loài người! Linh hồn tôi trong cơn thất vọng não nề đã quyết định phải xông xáo nhảy vào vòng chiến.”

***

Một cuộc tập hợp quần chúng đã diễn ra trên đường Thánh Hô-nô-rê. Một thanh niên vừa bị bắt theo lịnh của Chủ tịch Robespierre. Đó là người gia nhân của Tạ Liên, lãnh tụ phe đối lập ở Quốc hội, người mà cho đến nay tên bạo chúa vẫn còn do dự chưa dám xuống tay.

Vụ bắt bớ này chắc chắn sẽ gây ra một cơn sôi nổi dư luận trầm trọng hơn tất cả những vụ bắt bớ thông thường, vốn đã được xem như quá quen thuộc dưới Thời đại Khủng bố.

Trong đám đông có rất nhiều bạn bè thân hữu của Tạ Liên, đều là những kẻ thù của bạo chúa, và cũng có nhiều công dân đã quá chán ngán vì thấy con cọp dữ đã giết hại quá nhiều người vô tội, từ nạn nhân này đến nạn nhân khác.

Người ta nghe trong đám đông vang lên những tiếng chửi rủa ồn ào, báo hiệu những việc chẳng lành; những cái nhìn tức giận như nảy lửa chiếu vào các nhân viên mật vụ đang bắt giữ nạn nhân. Tuy họ không dám công khai chống cự, nhưng những người ở phía sau đang cố tình xô đẩy những người đứng trước tràn tới và làm nghẽn đường đưa nạn nhân đi. Người thanh niên nhân dịp đó bèn vùng vẫy thoát thân. Đám đông lập tức mở đường cho anh ta chạy thoát và khép chặt lại ngay để ngăn cản bọn mật vụ đuổi theo, trong khi người thanh niên chạy lủi nhanh vào giữa rừng người.

Nhưng thình lình có tiếng vó ngựa của quân kỵ mã vang lên dồn dập trên vệ đường lót đá. Tướng Henry dẫn đoàn kỵ binh hung bạo xông thẳng vào đám đông. Dân chúng sợ hãi chạy vẹt sang hai bên đường, và người thanh niên nhanh chóng bị bắt lại. Ngay khi đó, có một người xuất hiện và thì thầm vào tai người bị bắt:

– Lá thư anh đang giữ trong người sẽ rất tai hại nếu để lọt vào tay bọn chúng. Anh hãy đưa ngay cho tôi, tôi sẽ chuyển đến cho Tạ Liên.

Người thanh niên bị bắt ngạc nhiên quay đầu nhìn lại và thấy trong đôi mắt của người lạ mặt vừa nói ra câu ấy có một vẻ gì dường như rất chân thật và khích lệ. Đoàn kỵ binh thúc ngựa áp sát đến, tên cảnh binh vừa bắt được người thanh niên bèn tránh sang một bên. Thừa dịp thuận tiện đó, người bị bắt liền nhanh nhẹn dúi bức thư vào tay người lạ mặt, và người này sau đó biến mất dạng ngay vào đám đông...

***

Những người thù nghịch với Robespierre đang tụ họp tại nhà riêng của Tạ Liên. Tất cả các đảng phái khác nhau đã tạm thời quên đi những sự bất đồng chia rẽ để đoàn kết thành một khối chống lại Robespierre, vì ông ta đã không ngần ngại chà đạp lên tất cả mọi đảng phái đối lập và cai trị với một chính sách vô cùng cứng rắn.

Trong buổi hội họp ấy có sự hiện diện của Lê Công, kẻ thù công khai của Robespierre; Ba Rê, anh hùng của những kẻ nhút nhát, người vẫn còn mơ tưởng sự hòa hợp tất cả những cực đoan; Ba Rát, một con người bình tĩnh và nghiêm nghị; Đê Boa, vẻ mặt đầy sát khí và hận thù, không bao giờ thấy được rằng những tội ác của Robespierre cũng không hơn gì so với những vụ tàn sát đẫm máu của chính ông ta!

Cuộc thảo luận có vẻ sôi nổi và lộn xộn. Chế độ hiện thời đã tạo nên sự thành công liên tục và làm nổi bật cái sức mạnh khủng khiếp mà Robespierre đang nắm trong tay. Chính sách đàn áp thẳng tay của ông ta vẫn còn gây ảnh hưởng sợ sệt đến phần đông những người đến dự buổi họp phản kháng này.

Tạ Liên, người mà bạo chúa e sợ hơn cả, là người duy nhất có thể đứng ra điều khiển và dung hòa hết thảy những ý tưởng đối nghịch nhau. Nhưng chính ông ta cũng đã từng có những hành động tàn nhẫn và không thể không cảm thấy lúng túng, ngượng ngập trong vai trò đối lập ôn hòa.

Sau khi Lê Công đọc một bài diễn văn hùng hồn, Tạ Liên nói:

– Tên thật sự đã đe dọa đến tất cả chúng ta. Nhưng ông ta vẫn còn được quần chúng tin tưởng, vẫn còn được các đảng viên Jacobin hậu thuẫn mạnh mẽ, nên tốt hơn là hãy đình chỉ mọi hành động công khai chống đối cho đến khi thời cơ thuận tiện hơn. Một âm mưu thất bại sẽ đưa tất cả chúng ta lên máy chém. Hiện nay, uy thế của ông ta đang ngày càng suy giảm. Sự kéo dài thời gian là biện pháp tốt nhất của chúng ta!

Khi Tạ Liên đang cố gắng xoa dịu cử tọa thì có người vào báo tin một người lạ mặt muốn gặp ông ta vì một việc khẩn cấp. Nhà diễn giả mất bình tĩnh, đáp ngay:

– Tôi không có thời giờ để tiếp ai vào lúc này.

Nhưng người báo tin đã đặt một mảnh giấy nhỏ lên bàn. Tạ Liên xem qua liền thấy một dòng chữ viết bằng bút chì: “Có thư của Theresa gửi ra từ trong ngục.”

Tạ Liên lập tức đứng dậy, đi nhanh ra ngoài hành lang thì gặp một người hoàn toàn xa lạ đang đợi ở đó. Người lạ mặt nói:

– Người gia nhân của ông đã bị chặn bắt giữa đường. Tôi đã cứu mạng cho ông và người vợ tương lai của ông bằng cách nhận lấy bức thư trong người anh ta. Đây là bức thư, do bà Theresa viết và gửi về cho ông.

Tạ Liên mở bức thư với một bàn tay run rẩy và đọc:

“Phải chăng tôi vẫn cứ khẩn cầu anh một cách vô ích? Một lần nữa, tôi cho anh biết, đừng để mất một giây phút nào nữa nếu anh còn muốn giữ lại mạng sống của anh và của tôi.

“Ngày xử án và hành quyết tôi đã định vào mồng mười, trong ba ngày tới đây. Anh hãy hành động ngay khi còn kịp thời giờ. Hãy bằng mọi cách giết chết tên bạo chúa.

“Anh còn được hai ngày nữa. Nếu anh do dự, trì hoãn, thì anh chỉ còn có thể nhìn thấy tôi một lần cuối cùng trên chiếc xe cây đi qua cửa nhà anh để lên máy chém.”

Người lạ mặt nói:

– Bản án này sẽ liên hệ tới ông. Cái chết của bà ấy sẽ đưa đến cái chết của ông. Ông đừng lo lắng về dư luận quần chúng. Vừa rồi quần chúng đã tỏ rõ thái độ sẵn sàng giải thoát cho người gia nhân của ông. Còn về Robespierre, ông đừng e sợ gì cả. Hắn ta sẽ tự đến nạp mình để ông ra tay. Ngày mai hắn sẽ đến Quốc hội; ngày mai ông phải đánh một ván bài sống chết với cái đầu của ông và cái đầu của hắn.

– Ngày mai hắn ta sẽ đến dự họp Quốc hội sao? Và ông là ai mà biết rõ cả những việc tôi không biết?

– Ông đừng thắc mắc nhiều hơn. Tôi là một người cũng như ông, chỉ muốn cứu sống người đàn bà mình yêu.

Tạ Liên còn chưa hết ngạc nhiên và chưa kịp làm một cử chỉ để giữ người ấy lại thì ông ta đã nhanh nhẹn lui gót và biến mất dạng.

Khi Tạ Liên trở lại phòng khách, ông ta liền đổi thái độ và nói:

– Tôi vừa có tin tức mới. Các bạn không cần biết đó là tin gì, nhưng nó làm cho tôi phải thay đổi kế hoạch. Ngày mai Robespierre sẽ đến dự họp Quốc hội. Chúng ta phải tấn công và đè bẹp ông ta. Ngày mai chúng ta sẽ trả thù cho Danton, VerglliaudCondorcet. Ngày mai chúng ta sẽ phải ra tay.

Ba Rê bỗng trở nên táo bạo trước sự can đảm bất ngờ của người bạn đồng nghiệp, bèn kêu to:

– Phải hạ thủ! Chỉ có những người chết mới không còn trở lại!

***

Tại thủ đô Paris, người ta thấy trong ngày và đêm đó có một người lạ mặt xuất hiện ở nhiều nơi, trong những hàng quán, những câu lạc bộ và những nơi hội họp tại trụ sở các đảng phái... Và trước sự ngạc nhiên kinh sợ của những người chung quanh, ông ta lớn tiếng kể rõ những tội ác của Robespierre và tiên đoán về sự sụp đổ sắp đến của nhà độc tài.

Bằng một sự diễn thuyết hùng hồn và đầy thuyết phục trước đám đông thính giả, người ấy làm khích động lòng người, làm tiêu tan sự sợ sệt đang đè nặng lên mọi người chung quanh, nhen nhúm trong lòng họ ngọn lửa căm hờn, phấn khích và mang đến cho họ một tinh thần dũng mãnh phi thường.

Nhưng điều làm cho người ta ngạc nhiên hơn hết là không thấy có ai phản đối, cũng không có người nào bắt giữ ông ta! Tình trạng đó rõ ràng chứng tỏ rằng dân chúng đã chán nản và không còn ủng hộ nhà độc tài khát máu.

Chỉ có một lần, một đảng viên Jacobin cao lớn vạm vỡ đang ngồi uống rượu trong quán, thình lình xốc tới gần người lạ mặt đang diễn thuyết và nói:

– Nhân danh nền Cộng hòa, tôi bắt ông!

Người lạ mặt thản nhiên nói thấp giọng chỉ vừa đủ cho người kia nghe thấy:

– Hỡi công dân Ari! Anh đừng vội, hãy trở về văn phòng của Robespierre, hiện giờ ông ta đã đi vắng. Trong túi áo ngoài mà ông ta vừa cởi ra cách đây không đầy một giờ, anh sẽ thấy có một mảnh giấy. Khi anh đã đọc xong mảnh giấy ấy, hãy trở lại đây, và nếu anh còn muốn bắt tôi thì tôi sẽ không chống cự. Còn bây giờ, anh hãy nhìn những khuôn mặt tức giận của những người đang đứng quanh đây. Nếu anh dám đụng tới tôi, anh sẽ chết tan xác đấy!

Tên Jacobin buộc lòng phải vâng lời một cách miễn cưỡng. Hắn vừa đi ra vừa lầm bầm chửi thề. Một lát sau, khi ông ta trở lại thì người lạ mặt vẫn còn đó. Ông ta liền nói mau:

– Cám ơn ông! Mẹ kiếp! Thằng xỏ lá đã ghi tên tôi vào danh sách những người bị đưa lên máy chém.

Nói xong, Ari bèn nhảy lên bàn, khoa chân múa tay và hét lớn:

– Đả đảo bạo chúa!


Sự thất bại của Robespierre

Sáng ngày mồng tám, Chủ tịch Robespierre quả nhiên đến dự họp Quốc hội. Ông ta đã chuẩn bị sẵn sàng một bài diễn văn được soạn rất công phu tỉ mỉ. Tất cả những nhân vật vây cánh trong đảng đã sẵn sàng tiếp đón ông ta.

Tên hung thần Saint-Just vừa từ chiến trường trở về để trợ giúp lòng can đảm và tưới dầu vào lửa hận thù căm giận của Robespierre. Sự xuất hiện của Robespierre tại diễn đàn Quốc hội báo hiệu một sự chẳng lành và sẽ đưa Quốc hội vào cơn khủng hoảng bế tắc.

Robespierre mở đầu bài diễn văn bằng việc đính chánh, phủ nhận những sự bất công, những lời vu khống và nhưng tin đồn bất hảo xoay quanh sự cai trị bằng sự đàn áp đẫm máu của ông ta, bác bỏ và lên án danh từ “bạo chúa” mà người ta gán cho ông ta.

Giữa chừng, Robespierre ngừng lại. Georges Couthon lấy khăn chùi mắt. Saint-Just tỏ rõ vẻ tán thành khi phóng những tia nhìn hung hãn vào những hàng ghế của phe đối lập đang giữ thế thủ.

Một cơn im lặng rùng rợn và giá lạnh như băng đè nặng lên hội trường. Lời kêu gọi của diễn giả không gây được một tiếng vang nào! Nhà độc tài nhìn quanh khắp một lượt. Ông ta cần phải phá tan sự thờ ơ lãnh đạm này. Ông ta bèn tiếp tục, nhưng không tự bào chữa, tự đề cao mình nữa, cũng không than vãn, trách móc nữa. Ông ta bắt đầu tố giác, lên án dữ dội. Như con mãng xà phun nọc độc, ông ta lên án tất cả, nào là quốc gia, rồi ngoại bang, nền tài chánh, chiến tranh, và tất cả...

Trong suốt hai giờ đồng hồ, trước một cử tọa lạnh lùng, thù nghịch, giọng nói đanh thép của Chủ tịch Robespierre vang dội một bài diễn văn đầy sát khí.

Nhưng rồi, bắt đầu trong sự im lặng, bài diễn văn của ông ta cũng kết thúc trong sự im lặng. Những kẻ đối nghịch không dám bày tỏ sự căm hờn thù hận vì họ chưa biết rõ cán cân lực lượng của các đảng phái nghiêng về bên nào. Mặt khác, những bè phái vây cánh của Robespierre cũng do dự không dám vỗ tay hoan hô vì họ không biết rồi đây người nào trong giới bạn bè thân quyến của họ sẽ bị tố giác! Họ thì thầm riêng với nhau: “Hãy coi chừng, ông ta đang hăm dọa anh đấy!”

Tuy vậy, mặc dầu cơn im lặng lạnh lùng, toàn thể cử tọa hầu như sắp bị thuyết phục. Từ con người lợi hại đó vẫn còn toát ra cái ảnh hưởng của một ý chí cang cường sắt thép. Dầu sao, những lời nói hùng hồn đanh thép đó vẫn có hiệu lực khi nó được thốt ra từ miệng của người mà chỉ với một cái gật đầu hay vẫy tay cũng đủ huy động các đạo binh của tướng Henry và ảnh hưởng đến sự phán quyết của Chánh án Duy Mật, vị Chủ tịch rùng rợn của Tòa án Cách mạng.

Từ hàng ghế đối lập, Tạ Liên lấy làm bất mãn và tức giận, bèn đưa mắt nhìn lên hàng ghế dành cho các quan khách ngoại quốc được phép theo dõi cuộc bàn cãi tại Quốc hội. Thình lình, ông ta nhìn thấy đôi mắt của người lạ mặt đã đem thư của Theresa đến cho ông hôm qua.

Đôi mắt đó dường như có một sức mạnh nhiệm mầu, đem đến cho ông ta một luồng sinh khí mới và làm tăng thêm lòng can đảm của ông ta một cách bất ngờ. Tạ Liên bèn đứng dậy và nói thì thầm với các bạn đồng chí vài lời. Sự can đảm của ông ta có tác dụng lan truyền lập tức. Những người mà Robespierre vừa tố giác và cảm thấy sắp bị lâm nguy như chỉ mành treo chuông, liền đồng loạt đứng dậy. Tất cả đều yêu cầu được phát biểu ý kiến, ai cũng muốn lên diễn đàn tức khắc.

Vát Đê lên nói trước tiên; rồi kế đó là những người khác, từng người một nối tiếp theo. Phe đối lập đã có dịp gầm thét như một hỏa diệm sơn âm ỉ lâu ngày nay mới bừng bừng phun lửa.

Từng người một, họ lên diễn đàn để chĩa mùi dùi tấn công vào Robespierre và tuôn ra hết những căm hờn uất hận bị dồn nén trong lòng từ bấy lâu nay.

Robespierre cảm thấy bối rối, do dự, tìm cách tự bào chữa, tìm lối thoát. Phe đối lập nhận thấy sự lúng túng đó lại càng tăng thêm lòng hứng khởi và can đảm. Họ chặn ngang lúc ông ta còn đang nói giữa chừng; họ la hét để khỏa lấp tiếng nói của ông ta... Phòng họp Quốc hội bỗng trở nên ồn ào, náo loạn ầm ĩ!

Robespierre im lặng nhưng vẫn không thay đổi thái độ kiêu hãnh, thách thức. Khuôn mặt hắn ta tái nhợt. Nhưng dù thua trận, hắn ta vẫn không dễ dàng ngã quị. Robespierre hiên ngang đứng thẳng người như một cây cổ thụ giữa cơn giông bão!

Quốc hội đã biểu quyết bác bỏ bài diễn văn của Robespierre. Trong sự thất bại này, mọi người đều nhìn thấy trước sự sụp đổ của nhà độc tài. Một tiếng kêu lẻ loi bỗng vang lên ở góc phòng. Ngay sau đó, tiếng kêu đó liền được tất cả mọi người lặp lại khắp vòng cung hình bán nguyệt của hội trường, và trở thành một khẩu hiệu chung của toàn thể Quốc Hội:

– Đả đảo độc tài! Nền Cộng hòa muôn năm!

***

Khi Robespierre rời khỏi Quốc hội, một cơn im lặng thâm trầm như báo trước những điều chẳng lành bao trùm cả đám đông dân chúng đang vây quanh bên ngoài. Quần chúng bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng luôn ngả về phía thắng lợi, và đàn chuột luôn luôn chạy trốn khỏi một tòa nhà sắp sụp đổ.

Nhưng Robespierre dù có phần nào thiếu can đảm cũng không thiếu sự kiêu hãnh, tự phụ; và những tính cách này đôi khi cũng thay thế hoặc bổ sung được cho sự thiếu sót của hắn ta. Vẻ suy tư lộ rõ trên vầng trán bí hiểm, hắn ta rẽ lối đi qua đám đông, một tay vịn lên vai của Saint-Just, có Bá Văn và người em cùng đi theo. Khi cả bọn cùng đi đến chỗ công trường, Robespierre thình lình phá tan sự im lặng:

– Có bao nhiêu cái đầu phải rụng vào ngày mồng mười?

Bá Văn đáp:

– Tám chục.

– A! Không nên để lâu như vậy. Một ngày chậm trễ cũng có thể là nguyên nhân mất nước. Thời đại Khủng bố vẫn chưa thể chấm dứt.

Robespierre im lặng trong một lúc và nhìn dáo dác chung quanh với nét mặt băn khoăn. Thình lình ông ta nói một cách bực bội:

– Saint-Just! Bọn chúng vẫn chưa tìm thấy tên người Anh, trong khi lời khai hoặc phiên xử án tên này rất có thể sẽ giúp ta có cớ để ra tay với bọn Tạ Liên. Đám mật vụ của chúng ta đã trở nên ngu ngốc và vô dụng. Chúng nó đã bắt được một người đàn bà, và chỉ có một người đàn bà thôi!

Saint-Just nói:

– Chính bàn tay của đàn bà cũng đã giết chết Marat.

Robespierre ngừng hẳn và thở một cách khó khăn, rồi chậm rãi nói:

Saint-Just! Khi cơn sóng gió đã qua, chúng ta sẽ xây dựng một thế hệ hòa bình. Chúng ta sẽ xây cất những khu gia cư cho người nghèo và những kẻ già yếu. Họa sư David đã vẽ họa đồ thiết kế khu ấy. Những người đức hạnh sẽ được chọn để giáo dục thanh thiếu niên. Chúng ta chưa thể chết vội! Hậu thế không thể xét đoán chúng ta nếu như chúng ta không hoàn thành được sứ mạng. Chúng ta đã tái lập Đấng Tối Cao, bây giờ chúng ta phải cải tạo lại xã hội mục nát này. Tất cả sẽ là tự do, bình đẳng và bác ái. À này, Simon đâu? Saint-Just, anh đưa tôi cái bút chì...

Robespierre viết vội vàng mấy dòng lên một mảnh giấy và nói:

Simon, anh hãy đem tờ giấy này cho Chánh án Duy Mật. Hãy chạy nhanh lên. Tám chục cái đầu này phải rụng vào ngày mai. Ngày mai, nghe chưa Simon? Duy Mật sẽ xử án sớm hơn một ngày. Tôi sẽ viết thư cho Biện lý Phúc Khuê sau. Chúng ta sẽ hội họp chiều nay tại trụ sở Đảng Jacobin. Chúng ta sẽ lên án toàn thể Quốc hội và qui tụ chung quanh ta những người bạn cuối cùng của tự do và của nước Pháp.

Khi đó, cách một quãng ở phía sau lưng họ bỗng vang lên một tiếng hoan hô:

– Nền Cộng hòa muôn năm!

Đôi mắt nhà độc tài phóng ra một tia nhìn thù hận:

– Nền Cộng hòa ư? Ha ha! Không phải vì cái... điều vô lý đó mà chúng ta đã tiêu diệt cả một triều đại vững chắc tự muôn đời!

***

Thế là phiên xử và hành hình các nạn nhân đã được định sớm hơn một ngày! Được hướng dẫn bởi cái bản năng huyền bí từ trước đến nay vẫn thúc đẩy mọi hành động của chàng, Zanoni nhận thấy rằng chàng đã hoài công vô ích! Chàng biết rằng Kiều Dung sẽ được cứu thoát nếu nàng có thể sống sót sau tên bạo chúa được một giờ. Chàng biết rằng Robespierre đã sắp đến ngày tận số, và ngày mồng mười mà ông ta đã định trước đây làm ngày hành quyết các nạn nhân cuối cùng của ông ta cũng sẽ là ngày mà chính ông ta bị đưa lên máy chém!

Tất cả những cố gắng và kế hoạch của chàng đều nhắm vào việc sớm hạ bệ nhà độc tài và tiêu diệt luôn chế độ cai trị khát máu của ông ta, nhờ đó sẽ cứu sống được Kiều dung. Nhưng kết quả thì thế nào? Chỉ một tiếng nói của tên bạo chúa đã phá hỏng tất cả và làm cho kết quả ấy thành con số không. Sự thọ hình của Kiều Dung đã bị rút ngắn hơn một ngày, trước khi tên bạo chúa phải buông bỏ những gì hắn đang nắm giữ.

Hỡi người thuật sĩ quá tự phụ, muốn hành động nhân danh công lý! Chàng đâu ngờ rằng việc thúc đẩy những mối nguy cơ đe dọa nhà độc tài lại càng hối thúc thời gian hành quyết các nạn nhân sớm hơn dự tính! Ngày mai sẽ rơi rụng tám chục cái đầu, trong số đó có cái đầu của người đẹp đã từng ấp ủ bên quả tim chàng! Ngày mai! Ôi, trong cái ngày mai thật khủng khiếp đó thì tên bạo chúa Robespierre vẫn bình yên chưa đền tội!


Thiên thần Adonai xuất hiện

Một lần nữa, trong cơn tuyệt vọng và đau khổ, Zanoni lại đắm chìm trong sự cô đơn u tịch để kêu gọi sự trợ giúp của những vị thiên sứ trong không gian. Trong cơn khủng hoảng tinh thần đang giày vò tâm hồn chàng, còn có một quyền năng mà chàng chưa kêu gọi đến...

Và lời kêu gọi của chàng đã được đáp ứng. Trong khoảnh khắc, một luồng ánh sáng trong như bạc tràn ngập cả gian phòng khi chàng còn đang cầu nguyện. Thiên thần Adonai xuất hiện giữa một vầng hào quang sáng rỡ bao phủ chung quanh, và ban cho người thuật sĩ một cái nhìn tràn đầy tình thương vô biên.

Nụ cười ưu ái của người dường như cũng làm cho toàn cõi không gian trở nên tươi sáng. Cũng như bông hoa tỏa ra quanh nó hương thơm, sự hiện diện của thiên thần tỏa ra trong không gian một niềm an lạc tuyệt vời. Giọng nói êm ái du dương của thiên thần vọng đến tai người thuật sĩ:

– Ông đã hành động hợp lý. Sự can đảm và sáng suốt của ông đã giúp ông khôi phục được một vài quyền năng đã mất. Một lần nữa, linh hồn ông đã kêu gọi được ta đến với ông. Bây giờ, khi ông thấu hiểu được sự chết, ông đã trở nên minh triết hơn trước đây, khi mà với một tâm hồn thanh thản, ông chỉ chuyên lo học hỏi về những bí quyết của sự sống. Những rung cảm của tình người từ lâu nay vẫn trói buộc ông, bây giờ, trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, mới đem đến cho ông cái di sản tri thức cao quí nhất của nhân loại; đó là: Đời sống trường cửu chỉ bắt đầu từ sự chết!

Zanoni nói:

– Hỡi thiên thần! Tôi đã nhận ra rằng con người vào lúc chết sẽ thấy và hiểu được ý nghĩa của những điều bí hiểm từ trước vẫn khép chặt đối với mình. Vào giờ này, khi sự hy sinh mạng sống của tôi cho một người khác sẽ chấm dứt kiếp sống trường sinh của tôi trải qua nhiều thế kỷ, tôi mới nhận thấy sự nhỏ nhen hẹp hòi của đời sống so với sự cao cả huy hoàng của cõi chết! Nhưng, hỡi thiên thần cao cả, ngay lúc này, dẫu cho trước sự hiện diện của ngài, những liên hệ tình cảm của tôi vẫn còn làm cho tôi lo buồn, khi phải để lại sau lưng tôi, trên cõi thế gian hung ác này, không người trợ giúp và không ai bảo vệ, những người thân yêu mà vì họ tôi đã chấp nhận sự chết! Vợ tôi! Con tôi! Hỡi Adonai, hãy giúp can đảm cho tôi trong cơn thử thách đau đớn này!

Thiên thần đáp với giọng trách móc xen lẫn một tình thương siêu nhiên thoát tục:

– Với tất cả sự minh triết huyền diệu của ông, với tất cả quyền năng quán thông dĩ vãng và tiên liệu tương lai, ông vẫn còn thắc mắc về điều đó sao? Sức ông có là bao, đứng trước những quy luật nhân quả tự nhiên ảnh hưởng mọi sự và chi phối tất cả? Có phải ông nghĩ rằng sự có mặt của ông trên đời này có thể đem đến cho những người mà ông thương yêu sự trú ẩn an toàn nhất? Không phải vậy! Họ cũng có những nghiệp quả riêng chi phối cuộc đời họ, và sự can thiệp của ông không bao giờ có thể là yếu tố làm thay đổi tất cả. Vì thế, ông không cần phải lo ngại gì cho tương lai của vợ con ông! Dù ông sống hay chết, tương lai của họ vẫn sẽ tương ứng với những nghiệp duyên mà họ đã tạo.

Zanoni lắng nghe với một tâm thức hoàn toàn trong sạch và tĩnh lặng, rồi chàng cúi đầu xuống trong sự suy ngẫm đến tận cùng ý nghĩa của đời sống, và khi chàng ngước mặt lên thì nỗi âu lo cuối cùng trong lòng cũng đã tiêu tan không còn nữa!

Thiên thần Adonai đã biến mất dạng, nhưng ảnh hưởng huyền diệu toát ra từ sự hiện diện vừa rồi dường như vẫn còn phảng phất trong gian phòng. Trong một phút xuất thần, tâm thức Zanoni như vụt thoát ra trong không gian, chan hòa cùng vạn vật và vũ trụ. Rồi giữa những tòa nhà cổ điêu tàn ở ngoại ô thành La Mã, chàng nhìn thấy từ đàng xa người bạn đồng môn của mình trên đường đạo, vẫn điềm nhiên và lạnh lùng chăm chú vào những bài toán thần số bí ẩn.

Kiềm Mâu đạo sư đang ngồi trong phòng riêng bỗng cảm thấy rùng mình, tâm thức rung động. Ngay lúc ấy, ông nhận ra ngay là tinh thần của Zanoni đang thức động đến ông qua sự thần giao cách cảm:

– Hỡi Kiềm Mâu, tôi sẽ vĩnh viễn từ giã đạo huynh trên cõi thế gian này! Người bạn đồng môn cuối cùng của đạo huynh sẽ không còn nữa! Tôi sẽ tự do bước sang bên kia cửa chết, còn đạo huynh vẫn sống mãi đó với thời gian để suy gẫm trên những nấm mồ của chúng tôi! Tôi sẽ bước vào một cảnh giới mà những người thân yêu sẽ có thể cùng tôi sum họp trong niềm vui trường cửu. Vào lúc sắp từ giã cuộc đời tôi mới hiểu rằng bước nhập môn thật sự để đi vào một đời sống thánh thiện và minh triết diệu huyền chắc chắn phải ngang qua ngưỡng cửa của sự chết! Tôi đã nhận biết thế nào là sự thử thách và chiến thắng thật sự. Hỡi Kiềm Mâu, hãy vứt quách đi bầu kim đơn linh dược của đạo huynh! Hãy trút bỏ đi cái gánh nặng của bao nhiêu năm trường! Bất cứ nơi nào mà tâm thức còn hiện hữu thì nó vẫn không bao giờ mất đi niềm phúc lạc vô biên vốn có trong sự hiện hữu của muôn loài.


Sự hy sinh của Zanoni

Sau cuộc hội họp tại trụ sở Đảng Jacobin, Chánh án Duy Mật – Chủ tịch Tòa án Cách mạng – trở lại văn phòng làm việc. Cùng đi với ông có hai người nữa. Đó là Biện lý Phúc Khuê và tướng Henry, chỉ huy quân đoàn phòng vệ thủ đô Paris.

Bộ ba “hung thần” đáng sợ này đang hội họp để bàn về những biện pháp sẽ áp dụng trong ngày hôm sau. Duy Mật xem bản danh sách những nạn nhân sẽ bị xử án vào sáng ngày mai và nói:

– Đây là một danh sách khá dài! Tám chục bản án trong một ngày! Và lịnh của Robespierre rất rõ ràng, không thể có sự hiểu lầm. Tất cả đều phải xử và hành quyết nội trong ngày mai.

Biện lý Phúc Khuê nói với một chuỗi cười ồn ào và thô bạo:

– Có gì khó chứ? Chúng ta phải đem tất cả bọn họ ra xử tập thể. Tôi biết cách nói với Bồi thẩm đoàn: “Hỡi các công dân, tôi chắc các đồng chí đều nhận rõ tội ác của các bị cáo chứ?” Ha ha! Danh sách tội nhân càng dài thì công việc phán xét lại càng giản dị!

Chánh án Duy Mật quay lại nói với tướng Henry:

– Ngày mai, quần chúng rất có thể sẽ đổ xô ra đường, phải đề phòng tất cả các tầng lớp dân chúng có thể nổi dậy. Rất có thể họ sẽ tìm cách ngăn chặn các chuyến tù xa trên đường đi đến pháp trường. Đại tướng hãy cho lịnh báo động khẩn cấp, quân lính phải võ trang đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng. Hãy quét sạch chướng ngại trên mọi con đường và tuốt gươm chém bất cứ người nào muốn làm nghẽn các đường phố.

Tướng Henry vỗ mạnh vào thanh gươm đeo bên hông làm cho Duy Mật phải giật mình đánh thót. Hắn nói:

– Tôi hiểu rõ lịnh của ông Chánh án. Tôi sẽ không tha thứ cho bất cứ kẻ nào vi phạm.

Nói xong, ông ta đứng dậy chào từ giã rồi quay lưng bước ra ngoài. Trong phòng chỉ còn lại có hai người. Duy Mật nói với ông Biện lý:

– Tôi thấy có tên một phụ nữ ngoại quốc trong bản danh sách, một người đàn bà Ý. Nhưng tôi không thấy cô ta bị tố giác vì tội gì?

– Cần gì phải để ý chuyện đó kia chứ? Phải chém luôn cho đủ số chẵn. Tám chục nghe có vẻ gọn hơn là bảy mươi chín!

Khi đó, một viên lục sự vào báo có khách. Biện Lý Phúc Khuê có vẻ mỏi mệt, bèn cáo từ và rút lui. Chánh án Duy Mật cho mời người khách vào.

Người khách lạ bước vào ngồi trước mặt Duy Mật và nói:

– Thưa ông Chánh án, bao năm qua đã bận rộn với quá nhiều công việc, không biết ông có còn nhớ tôi chăng?

– Chúng ta đã từng gặp nhau rồi sao?

Vị thẩm phán vừa hỏi vừa nhìn kỹ khuôn mặt của người khách lạ, và đôi gò má tái nhợt của ông ta hơi có sắc trở lại.

– A! Đúng vậy! Tôi nhớ ra rồi.

– Vậy chắc ông cũng còn nhớ những lời tôi đã nói trong lần gặp gỡ đó? Tôi nhớ khi ấy ông có bày tỏ sự bất mãn về việc áp dụng bản án tử hình. Ông vui mừng mà tin tưởng rằng Cách mạng sẽ chấm dứt mọi hình phạt đổ máu. Ông đề cao chính trị gia Robespierre khi ông ta nói rằng: “Người đao phủ là một phát minh của những tay bạo chúa.” Ông còn nhớ chăng, khi ấy tôi có nói với ông rằng chúng ta rồi sẽ gặp lại nhau, và lúc đó những quan niệm của ông về bản án tử hình và triết lý cách mạng cũng sẽ thay đổi. Giờ thì ông thấy lời tôi nói có đúng không, hỡi công dân Duy Mật, Chủ tịch Tòa án Cách mạng?

Duy Mật có vẻ hơi lúng túng và nói:

– Ồ! Hồi đó tôi chỉ nói giống như người ta nói khi họ chưa bắt tay vào việc. Những cuộc Cách mạng không phải là cuộc dạo chơi bên luống hoa hồng! Nhưng thôi, hãy bỏ qua những lời nói của quá khứ! Tôi cũng nhớ rằng hồi đó ông có cứu mạng cho một người bà con của tôi, và chắc ông sẽ vui lòng khi được biết rằng tên thủ phạm vụ ám sát đó sẽ bị chém đầu vào ngày mai.

– Điều đó chỉ có liên hệ đến ông và việc làm của ông thôi. Xin ông cho phép tôi nhắc lại một lời hứa của ông hồi đó, rằng “nếu tôi có dịp nào cần đến ông thì ông sẽ ra công khuyển mã để đền đáp”. Hỡi vị quan tòa nghiêm khắc, ông đừng tưởng rằng tôi đến để cầu xin một ân huệ nào có thể ảnh hưởng đến cá nhân ông. Tôi chỉ đến để xin hoãn phiên xử án lại một ngày cho riêng một người thôi.

– Không thể được, hỡi công dân! Tôi đã được lịnh của Chủ tịch Robespierre rằng tất cả những người có tên trong danh sách đều phải mang ra xử vào ngày mai, không sót một người. Còn bản án như thế nào thì còn tùy sự phán quyết của Bồi thẩm đoàn.

– Tôi không cần ông giảm bớt số người trong danh sách. Xin ông hãy nghe tôi nói đây! Trong danh sách ấy có tên của một người đàn bà Ý vô tội. Nàng không những không gây nên bất cứ tội lỗi gì, mà sự thật là không ai có thể nghi ngờ hay tố giác nàng về một sự vi phạm nào cả. Chính ông, hỡi quan tòa Duy Mật, ông cũng không thể đọc bản án tử hình cô ta mà lòng không run sợ! Thật là nguy hiểm nếu có ngày quần chúng nổi dậy và ngăn chặn các chuyến tù xa đi ra pháp trường, rồi họ sẽ nhìn thấy trong đó biết bao nhiêu những người vô tội bị đưa đi hành hình, và họ sẽ nghĩ thế nào, thưa ông?

Duy Mật ngước mắt lên, và lại cúi mặt xuống ngay trước cái nhìn sáng quắc của người khách lạ. Ông ta nói:

– Hỡi công dân, tôi không phủ nhận những điều ông vừa nói, nhưng lịnh của cấp trên không thể thay đổi được.

– Tôi biết ông không thể thay đổi số người trong danh sách. Bởi vậy tôi đề nghị thay thế một người khác vào chỗ của người đàn bà mà tôi muốn cứu. Tôi xin thay vào đó cái đầu của một người biết rõ về một vụ âm mưu hiện nay đang đe dọa quyền lực cũng như tánh mạng của Chủ tịch Robespierre và luôn cả ông. Và nếu ông biết rõ chuyện này, ông sẽ thấy rằng dẫu thả hết tám chục người để đổi lấy một cái đầu đó cũng còn có lợi hơn rất nhiều.

Duy Mật sáng mắt lên và nói mau:

– A! Đây lại là một vấn đề khác! Nếu quả đúng như lời ông nói, tôi sẽ sử dụng quyền hạn và trách nhiệm của tôi để hoãn phiên xử người đàn bà Ý kia lại một ngày. Bây giờ, ông hay nói tên người đó đi!

– Người ấy đang đứng trước mặt ông!

Duy Mật kêu lên trong sự ngạc nhiên, với một vẻ sợ hãi lộ trên nét mặt:

– Là ông sao? Thật là ông? Và ông đến đây giữa lúc đêm khuya để tự nạp mình cho công lý? A! Đây hẳn phải là một cạm bẫy! Ông hãy run sợ đi, hỡi con người điên rồ! Ông đang nằm trong tay tôi, và tôi có thể quyết định số phận của cả hai người luôn thể! Còn gì để trao đổi kia chứ?

Người khách lạ nói với một nụ cười bình tĩnh và ngạo nghễ:

– Ông có thể làm như thế. Nhưng mạng sống của tôi không có ích lợi gì cho ông nếu như tôi không tiết lộ những điều bí mật. Ông hãy bình tĩnh ngồi yên và nghe tôi nói. Bây giờ ông có thể bắt tôi giam vào khám lớn, và đem ra xử cùng một lúc với bảy mươi chín người kia vào ngày mai, với cái tên là Zanoni. Nếu những điều do tôi tiết lộ vào ngày mai không đủ làm ông thỏa mãn, khi đó ông vẫn có thể xử tử người đàn bà mà tôi muốn cứu bằng cái chết của tôi. Tôi chỉ xin hoãn phiên xử cho cô ấy một ngày thôi. Qua ngày mai tôi sẽ trở thành cát bụi và ông có thể trả thù đối với sinh mạng của người đàn bà vẫn còn nằm trong tay ông. Hỡi ông Chánh án, bút mực đây, ông hãy viết trát lịnh cho người cai ngục rằng ông hoãn phiên xử người đàn bà Ý lại một ngày, và tôi sẽ đích thân đem tờ trát ấy đến nhà giam của chính tôi. Để chứng thật những gì tôi có thể tiết lộ cho ông biết, ngay từ giờ phút này, tôi có thể nói rằng tên ông đã được ghi trên bản danh sách những kẻ phải “đền nợ máu” đối với nhân dân. Tôi có thể nói cho ông biết bàn tay nào đã viết ra bản danh sách đó, và những ai sẽ đứng ra lật đổ triều đại của Robespierre và những người cộng tác.

Duy Mật tái mặt, và đôi mắt ông ta tìm cách lẩn tránh cái nhìn như điện chớp đang chế ngự và khuất phục ông ta. Dường như chịu ảnh hưởng của một sức mạnh vô hình mà ông ta không chống lại được, ông ta cúi xuống viết một cách vô tâm trong khi người lạ mặt đọc từng chữ cho ông ta viết. Ông ta vừa cười gượng vừa nói:

– Tôi đã hứa giúp ông, nay tôi phải giữ lời hứa. Để đáp lại, ông có thể nào tiết lộ cho tôi biết những sự việc mà ông định đến mai mới nói? Có thể rằng ông và cả người đàn bà ấy sẽ được hưởng một sự khoan hồng đặc biệt, một phán quyết trắng án.

– Không, tôi chỉ nói những điều ấy trước tòa mà thôi. Vả lại, hỡi ông Chánh án, có lẽ những điều tôi tiết lộ sẽ không có lợi cho ông, và chính vào lúc mà tôi vén đám mây mù thì có thể cơn giông bão cũng sẽ nổi dậy.

– Có phải ông là một nhà tiên tri chăng? Nếu vậy, ông hãy lo cho chính bản thân ông! Chúng tôi đã quá quen giỡn mặt với cái chết đến nỗi chúng tôi quên cả sự tôn kính đối với nó. Vì lẽ ông đã chịu dâng nạp cái đầu của chính ông, nên tôi chấp nhận. Ngày mai có lẽ ông sẽ hối tiếc, nhưng chừng đó thì đã quá trễ.

– Phải, đã quá trễ, thưa ông Chánh án!

Người lạ mặt lặp lại câu ấy như một tiếng vang.

– Nhưng ông hãy nhớ rằng đó không phải là một ân huệ phóng thích, mà chỉ là sự hoãn lại một ngày, như tôi đã hứa, đối với người đàn bà ấy. Ngày mai, tùy theo việc lời khai của ông có làm thỏa mãn tôi hay không mà bà ấy sẽ được sống hay phải chết. Tôi rất thành thật, hỡi công dân! Khi ông chết, linh hồn ông chớ có trở về khuấy phá tôi vì tôi đã phản bội lời cam kết nhé!

– Đúng vậy, tôi chỉ xin tạm hoãn một ngày thôi. Những gì sau đó, tôi xin phó mặc cho công lý và sức mạnh của quần chúng. Thôi, xin chào ông!


Trong nhà ngục

Kiều Dung bị giam trong nhà ngục dành riêng cho những người bị kết án trước khi đem ra xử. Nàng không hiểu tại sao nàng bị bắt. Nàng cũng không hiểu họ muốn gì khi những người cùng bị giam chung một khám – ngạc nhiên vì sắc đẹp phi thường của nàng – tụ họp quanh nàng để hỏi thăm và nói với nàng những lời an ủi khích lệ. Từ trước đến nay, nàng vẫn quen có định kiến không tốt đối với những người bị luật pháp lên án, nhưng nay nàng lấy làm ngạc nhiên khi thấy những người đầy lòng nhân ái, hiền từ, vẻ mặt sáng sủa tinh anh, lại là những người mà luật pháp lên án và dành cho một hình phạt tàn khốc nhất là cái chết!

Một vị giáo sĩ Gia Tô già, đầu bạc, cũng nằm trong số tù nhân, đã hỏi nàng:

– Con ơi! Tại sao họ lại bắt con vào đây?

– Chính con cũng đang tự hỏi như thế!

Một người trong nhóm nói:

– A! Nếu cô không biết cô bị bắt vì tội gì thì thật là... đáng ngại lắm!

– Còn con tôi? Số phận nó sẽ ra sao?

Người ta không còn cách nào thuận tiện hơn là để mặc cho nàng bế con theo vào khám.

– Không sao, chắc họ sẽ để cho nó sống.

– Nhưng nó sẽ sống như thế nào khi không có tôi?

Không ai trả lời câu hỏi đó. Kiều Dung quay sang tự trách mình và thầm nhủ:

– Chính ta đã làm cho con chàng thành một đứa bé mồ côi trong ngục tối! Zanoni chàng ơi! Xin chàng đừng hỏi em, dầu rằng chỉ qua tư tưởng, rằng em đã làm gì với đứa con của chúng ta.

Đêm đến, mỗi tù nhân đều phải đến trước cửa khám có song sắt để nghe điểm danh. Tên nàng có trong danh sách của những tử tội. Vị giáo sĩ già, sẵn sòng chờ chết hơn, nhưng lại không có tên trong danh sách đó, bèn đặt hai bàn tay trên đầu Kiều Dung làm dấu ban ân huệ cho nàng và để rơi hai hàng lệ.

Kiều Dung ngạc nhiên, nhưng không khóc. Đôi mắt nhìn xuống, hai tay khoanh trước ngực, nàng cúi đầu an phận trước định mệnh. Kế đó, giọng người cai ngục gọi lớn một tên khác, và một người đàn ông vừa đẩy nàng một cánh thô bạo vừa chen tới trước để nhìn và nghe cho rõ, bèn rú lên một tiếng thất vọng và căm hờn. Nàng quay lại nhìn, và người kia cũng nhìn nàng. Qua những ký ức của dĩ vãng, nàng nhận ra ngay bộ mặt gớm ghiếc từ thuở nọ. Nhưng nét mặt xấu xí cửa My Cốt – phải, chính hắn – liền đổi sang thành một nụ cười quỉ quái:

– Hỡi người đẹp! Ít nhất thì cái máy chém cũng giúp chúng ta được sum họp! Ha ha! Chúng ta sẽ ôm nhau ngủ thật kỹ trong đêm tân hôn!

Nói xong, hắn ta phát lên một chuỗi cười ồn ào thô tục, vượt qua đám đông và trở về chỗ ngồi trong một góc khám.

Trong khi chờ đợi ngày thọ hình, Kiều Dung bị nhốt riêng trong một xà lim tối. Người ta vẫn để cho nàng giữ đứa con bên nàng cho tới giờ phút chót – có lẽ họ cũng chẳng biết làm sao khác hơn.

Bỗng nghe có tiếng kêu to:

– Hãy dang ra! Vẫn còn chỗ trống trong xà lim! Đây là một tù phạm mới sẽ ra pháp trường vào sáng mai!

Khi người cai ngục một tay cầm đèn, đưa người tù nhân mới vào, người này bèn nắm lấy tay ông ta và nói nhỏ thì thầm vào tai. Người ấy vừa nói xong liền rút một chiếc nhẫn đang đeo ở ngón tay – hạt kim cương đính ở đó khá lớn, chiếu sáng rực dưới ánh sáng lập lòe của ngọn đèn dầu – và nói:

– Hãy cứ đánh giá tám chục cái đầu sắp rụng này, mỗi cái là một ngàn quan, thì chiếc nhẫn này vẫn còn đáng giá hơn gấp bội!

Tên cai ngục hơi do dự, hạt kim cương chiếu lấp lánh dưới cặp mắt trố nhìn thao láo của ông ta. Với cái nghề tàn ác thô bạo này, hắn ta đã dập tắt ngay cả chút ánh sáng le lói cuối cùng của lòng nhân đạo. Hắn ta không thể còn có lòng trắc ẩn, tình thương hay sự hối hận. Nhưng lòng tham thì khác! Và thế là... người tù nhân kia đã thắng!

Họ cùng nhau đi qua dãy hành lang đen tối, rồi đến trước cửa xà lim mà người cai ngục đã làm dấu sẵn nhưng bây giờ thì ông ta bèn xóa bỏ, vì người nữ tù ở trong đó sẽ được hoãn cái chết lại một ngày. Người cai ngục lấy chìa khóa mở cửa, người lạ mặt cầm lấy cái đèn dầu rồi bước vào.


Đứa trẻ mồ côi

Kiều Dung đang cầu nguyện. Nàng không nghe thấy tiếng cửa mở, cũng không nhìn thấy bóng người trên nền đá. Nàng quì gối trong một góc xà lim, và đứa bé tuy không hiểu gì cũng bắt chước khoanh hai tay nhỏ xíu và quỳ gối một bên mẹ.

Zanoni đứng yên nhìn hai mẹ con một cách trìu mến. Chàng nghe giọng nói của vợ, tuy rằng nàng không hề thốt ra lời. Đó là giọng nói xuất phát từ bên trong nội tâm nhưng rất mạnh mẽ thiết tha, đủ để vang dội đến với tất cả những tâm hồn đồng cảm:

– Lạy Chúa, nếu có phải là con sẽ không bao giờ gặp lại chàng, xin Chúa hãy làm cho tình yêu của chúng con được vĩnh cửu, dẫu chỉ là ở bên dưới đáy mồ! Dẫu rằng số mệnh của chúng con có như thế nào, dẫu cho chúng con có phải cách xa nhau đến hàng thế kỷ, xin Chúa hãy giúp cho chúng con sẽ còn được gặp lại nhau. Còn con của chàng, nó cũng đang quì trước Chúa bên cạnh con, ngày mai đây nó sẽ ngủ ở đâu? Bàn tay nào sẽ nuôi dưỡng nó? Ai sẽ là người bảo bọc và che chở cho nó trên cõi đời này?

Đến đây, nàng ngừng lại; những tiếng khóc nức nở nghẹn ngào làm lấp mất giọng nói của nàng.

– Chính em sẽ làm những việc đó, hỡi Kiều Dung! Vì người mà em từ bỏ nay đã đến đây để cứu sống mẹ con em!

Nàng rùng mình khi những lời này vang dội bên tai nàng! Nàng đứng phắt dậy. Chàng đang đứng đó, vẫn với phong độ trẻ đẹp phi thường như dạo nào, dù là trong nhà ngục tối tăm rùng rợn và vào giờ phút nguy khốn này!

Với một tiếng reo mừng sung sướng khôn tả, mà có lẽ những vách tường của nhà ngục này chưa từng được nghe, nàng chạy vội đến và để rơi mình xuống nền đá ngay dưới chân chàng.

Zanoni cúi xuống đỡ nàng dậy, nhưng nàng thoát ra khỏi vòng tay chàng và khóc nức nở.

– Kìa, em! Anh đến đây để cứu em. Sao em lại ngoảnh mặt đi? Em còn muốn trốn anh nữa sao?

– Em không trốn anh nữa đâu! Không phải vì bản thân mình mà em từ bỏ anh, mà chính là vì...

Kế đó, nàng đột ngột đứng dậy, bế đứa bé lên và đặt nó vào vòng tay của chàng. Đứa bé dường như đã nhận ra cha nó, bèn áp mặt vào ngực Zanoni và nằm gọn trong lòng chàng như con chim con nằm trong tổ. Rồi nó ngước mắt lên nhìn mẹ và mỉm cười.

Zanoni đã đến để cứu nàng! Nàng không hỏi chàng sẽ cứu bằng cách nào. Nàng tin lời chàng mà không cần thắc mắc hay do dự gì cả. Thế là sau cùng họ sẽ được tái hợp cùng nhau; họ sẽ tránh xa những cảnh tượng sắt máu ở nơi này. Hòn đảo xinh thơ mộng ngoài khơi xứ Hy Lạp sẽ đón họ trở lại một lần nữa. Nàng vui cười một cách ngây thơ như trẻ con trước cái viễn ảnh thần tiên đó trong nhà ngục tối tăm... Nàng nói:

– Lúc nãy em tưởng rằng em đã sẵn sàng chờ đón cái chết. Nhưng chỉ cần nhìn thấy anh, được sống gần kề bên anh thôi, là em lại thấy cuộc đời êm đẹp tươi vui biết bao. Anh hãy nhìn qua song cửa sổ kia. Các ngôi sao đã mờ dần, ngày mai sắp đến! Ngày mai, cửa nhà ngục sẽ mở để chúng ta được tự do! Anh đã nói rằng anh đến cứu em. Em không nghi ngờ gì cả! Ôi! Cái ngày mai đó mới đẹp làm sao! Ủa! Sao anh không mỉm cười với em, hở anh? Ngày mai há chẳng phải là một ngày tốt đẹp của chúng ta đó sao? Anh ác thật! Hay anh vẫn còn muốn trừng phạt em, nên anh không cùng chia sẻ niềm vui với em?...

Zanoni đáp sau một cơn im lặng:

– Kiều Dung! Em có nhớ chăng, một ngày nọ khi chúng ta ngồi trên bãi cát gần bên động đá trên hải đảo, em có hỏi anh về đạo bùa anh đeo trên cổ? Đó là di vật cuối cùng của quê hương xứ sở anh, và mẹ anh lúc hấp hối đã đeo vào cổ anh. Hôm đó anh có hứa là sẽ tặng cho em vào ngày nào mà cuộc đời chúng ta cùng chịu ảnh hưởng của những định luật giống nhau.

– A! Em nhớ ra rồi!

– Ngày mai, nó sẽ thuộc về em.

– Thế sao? Cái ngày mai... thật đáng yêu của em!

Bên ngoài cửa sổ, ánh sáng lờ mờ của buổi bình minh đã bắt đầu hiện lên nền trời. Một ngày mới sắp đến.

Hôm nay là ngày quyết định vận mệnh của nước Pháp. Trong sân tòa án đã bắt đầu xuất hiện sự náo nhiệt ồn ào như mọi ngày. Dầu việc gì xảy ra, bất luận ai thắng ai bại trong cuộc tranh chấp quyền hành này, hôm nay vẫn phải có tám chục cái đầu sẽ rơi trên máy chém!

***

Quá mệt mỏi, Kiều Dung đã ngủ mê. Zanoni đứng bên cạnh nhìn nàng ngủ mà lòng xúc động vô ngần! Giấc ngủ này sẽ ngăn cách nàng với chàng vĩnh viễn, vì nàng sẽ không còn thấy chàng bên cạnh nữa khi tỉnh giấc. Nàng không thể biết rằng sự êm ái, bình an của giấc ngủ đó đã phải mua với cái giá đắt là dường nào!

Cái ngày mai mà nàng vẫn thấp thỏm chờ mong nay đã đến. Nàng sẽ đón cái ngày mai đó như thế nào khi nàng biết rõ sự thật phũ phàng mà nó đem đến?

Zanoni quay lại nhìn đứa con. Thằng bé vẫn trố cặp mắt to đen lánh và sáng rỡ nhìn cha nó. Zanoni cúi xuống hôn lên mặt con và nhủ thầm:

– Từ nay con không bao giờ còn được nhìn thấy cha lần nữa! Từ nay cha cũng sẽ không còn bảo vệ che chở cho con. Số phận của con sẽ không thể được rèn luyện theo cách như cha từng mong ước. Con sẽ chia sẻ cái số phận chung của nhân loại, sẽ phải nỗ lực tranh đấu, rồi thất bại, khổ đau... Nhưng cha ước mong sao cho cuộc thử thách của con sẽ được êm ái, và tinh thần con sẽ luôn dũng mãnh để biết thương yêu và tin tưởng. Khi cha nhìn con một lần cuối cùng, ước gì tình yêu của cha đối với mẹ con sẽ được chuyển sang cho con; và mong sao mẹ con sẽ tìm thấy trong cái nhìn của đôi mắt con sự khích lệ và an ủi của cha. À, bọn họ đã đến kia rồi... Phải... Thôi, cha phải đi đây...

Cánh cửa phòng giam từ từ hé mở. Gã cai ngục xuất hiện, và xuyên qua khe cửa mở, một tia nắng mặt trời chiếu rọi vào phòng.

– Hỡi công dân, giờ của anh đã điểm.

– Suỵt...! Nàng vẫn còn ngủ. Đợi một chút. À... à... xong rồi. Nhờ trời, nàng vẫn còn ngủ mê!

Zanoni không dám hôn nàng lần cuối, sợ làm nàng thức giấc. Chàng chỉ đeo vào cổ nàng đạo linh phù để thay thế những lời từ giã, và mơ hồ hứa hẹn một sự tái ngộ trong tương lai...

Zanoni bước ra cửa, rồi quay đầu nhìn lại một lần cuối cùng. Cánh cửa khép từ từ. Chàng đã vĩnh viễn ra đi không còn trở lại!

***

Kiều Dung thức giấc, nhìn dáo dác chung quanh và kêu lên:

Zanoni, trời sáng rồi!

Không một tiếng đáp lại. Lạ thật! Phải chăng chuyện đêm qua chỉ là một giấc mơ? Nàng vén lại mái tóc xỏa trước trán làm che mất tầm mắt của nàng, và chợt thấy sợi dây với đạo bùa đeo trên cổ. Không! Đó không phải là một giấc mơ!

– Trời hỡi! Chàng đã đi thật rồi!

Nàng lao mình ra chỗ song cửa và kêu to. Người cai ngục bước tới.

– Chồng tôi đâu? Cha của đứa bé đâu?

– Hỡi nữ công dân, ông ta đã đi rồi.

– Đi đâu? Hả... đi đâu...?

– Đi ra pháp trường!

Câu trả lời gọn lỏn và dứt khoát! Cánh cửa vẫn vô tình khép chặt. Kiều Dung thả rơi người xuống nền đá lạnh, im lặng với nỗi khổ đau, thất vọng tràn ngập.

Như một tia chớp, những lời nói của Zanoni, vẻ u buồn và sự hy sinh của chàng, đến khi đó mới hiện lên rõ ràng trong trí óc của nàng.

Trong khi nàng vẫn ngồi đó, câm lặng không thốt nên lời, bất động như một pho tượng đá, thì một linh ảnh bỗng thoáng qua như một cái bóng trong tâm trí nàng. Nàng nhìn thấy cảnh tượng rùng rợn trong tòa án, vị quan tòa, bồi thẩm đoàn, viên biện lý buộc tội... Và trong số những nạn nhân, có một người hiên ngang đứng trước vành móng ngựa, không lộ vẻ gì sợ sệt.

– Có phải anh biết rõ những mối nguy cơ đang đe dọa nền Cộng hòa? Anh hãy nói ra những gì anh biết.

– Đúng, tôi biết. Và tôi sẽ giữ đúng lời hứa nói ra tất cả những điều đó. Hỡi quan tòa, tôi sẽ tiết lộ cho ông biết trước hết là định mệnh của ông. Tôi biết rằng cái tình trạng vô chính phủ mà ông gọi là “quốc gia” này sẽ chấm dứt vào chiều nay. Ông hãy nghe xem, ngoài kia là những tiếng chân người dồn dập, và những tiếng la thét căm hờn của dân chúng! Hỡi những người chết, hãy chuẩn bị tiếp đón Robespierre và bọn đồng lõa nơi địa ngục! Khi đó, những kẻ đưa tin, những đồng lõa của các ông với vẻ mặt tái nhợt và hoang mang sợ hãi sẽ bỏ chạy tán loạn khắp nơi. Tất cả sẽ là một sự hỗn độn, kinh hoàng, khủng khiếp!

– Kẻ âm mưu tạo loạn sẽ phải đền tội... và ngày mai, người đàn bà mà anh muốn cứu sẽ phải chết.

– Ngày mai ư? Thưa ông Chánh án, ngày mai thì chính lưỡi dao trên máy chém sẽ rơi xuống đầu ông đấy!

***

Những chiếc tù xa cuối cùng chở các nạn nhân ra pháp trường phải đi xuyên qua những đường phố đông nghẹt dân chúng. A! Dân chúng cuối cùng cũng đã thức tỉnh! Những tội nhân may ra sẽ được thoát chết! Tên bạo chúa đã bị hạ bệ chăng? Chủ tịch Robespierre đã bị truất phế chăng?

Dân chúng tràn ra đường định giải thoát cho những tù nhân. Trên một chiếc xe cây, đứng cạnh Zanoni, một người khoa chân múa tay miệng kêu rối rít, trông càng xấu xí dị đang hơn cả lúc bình thường. Đó là người mà trong những giấc mơ tiên tri Zanoni đã từng thấy đứng bên cạnh chàng vào lúc thọ hình.

My Cốt hét lên trong cơn tuyệt vọng:

– Hỡi dân chúng, hãy tiến lên! Tiến lên và giải cứu chúng tôi!

Trong đám đông hỗn độn, người ta thấy có một người đàn bà trẻ đẹp, tóc đen buông xõa rối bù, đang chen lấn để tiến đến gần đoàn tù xa. Nàng kêu to bằng giọng miền Nam nước Ý:

– Linh Đông đâu rồi? Quân đao phủ, bọn mi đã làm gì Linh Đông của ta?

Nàng vừa la thét vừa trố mắt nhìn đám tù nhân trong xe, nhưng rồi không thấy người nàng muốn tìm.

– Cám ơn trời đất! Tôi đã không nỡ hại chàng!

Dân chúng càng lúc càng tiến đến gần và sắp sửa bao vây đoàn tù xa. Chỉ trong chốc lát nữa thôi là đám tù nhân sẽ được giải thoát khỏi tay đao phủ. Nhưng, kìa Zanoni! Tại sao khuôn mặt chàng vẫn giữ nguyên vẻ an phận và không biểu lộ chút hy vọng nào?

Bỗng nhiên, có tiếng vó ngựa dồn dập từ xa kéo đến mỗi lúc một gần hơn. Tướng Henry nhận lệnh chỉ huy toàn bộ kỵ binh Bảo an xông đến đẩy lui đám rừng người trên các đường phố.

Đoàn kỵ binh kéo đến như một cơn gió lốc, và nhanh chóng giải tán đám đông vây quanh đoàn xe. Những người toan cướp xe để giải thoát cho tù nhân, một số bỏ chạy tán loạn, một số bị ngựa đạp té ngã trên đường... Đám kỵ binh tuốt gươm chém loạn xạ vào đám người định cướp tù xa, nhiều người đã ngã gục trên vũng máu, trong số đó có người sơn nữ miền Nam nước Ý với mái tóc đen huyền đẫm máu, trên đôi môi co quắp dường như vẫn còn thoảng một nụ cười và thì thầm một câu cuối cùng:

– Linh Đông ơi! Em không có giết anh!

Đoàn tù xa cuối cùng đã đi đến pháp trường. Trước mặt đã hiện rõ cái máy chém với lưỡi dao sáng quắc khổng lồ, rùng rợn!

Họ đi hàng một bước lên đài. Từng người một, họ bị đẩy kê đầu vào máy chém. Một người... một người nữa... và một người nữa...

Thế rồi, đến lượt chàng...

Từ trong ngục tối, Kiều Dung nhìn thấy những cảnh tượng ấy trong cơn linh ảnh bèn kêu thét lên:

– Khoan đã, chàng đừng chết vội! Đừng bỏ em trong cô đơn! Hãy nghe em nói đây. Ủa! Lạ nhỉ, sao anh còn có thể mỉm cười!

Phải! Đôi môi tái nhợt của chàng vẫn còn mỉm cười! Và trong nụ cười đó, toàn bộ khung cảnh pháp trường, người đao phủ, cái máy chém... tất cả đều tiêu tan. Trong nụ cười đó, toàn thể không gian dường như chói rạng một ánh sáng trường cửu, vô cùng... Chàng đã vượt lên khỏi mặt đất, bay lượn trên không gian đến trước mặt nàng, không phải trong hình thể vật chất nữa, mà như một niềm vui tươi, xán lạn, như để an ủi, xoa dịu tâm hồn nàng. Sau lưng chàng, không gian đã mở rộng đến tận chốn vô biên. Hằng hà sa số các thiên thần đã xuất hiện và một ca khúc đón mừng chàng được đồng loạt xướng lên với những âm điệu thần tiên du dương, êm ái:

– Chúng ta đón mừng người đã được tinh luyện bằng đức hy sinh cao cả, người đã dùng cái chết để trở nên bất tử!

Sự chết là như thế đó! Hân hoan sung sướng giữa các thiên thần, chàng quay lại thì thầm với người tri kỷ:

– Hỡi người bạn đường của ta trên cõi vô cùng, sự chết là như thế đó!

***

Ô kìa! Tại sao họ ra dấu cho chúng ta, những người đang đứng trên các nóc nhà kia? Tại sao dân chúng lại tràn ra khắp các nẻo đường? Tại sao có tiếng chuông nhà thờ đổ dồn khắp nơi? Tại sao có tiếng la thét và những âm thanh khua động ầm ĩ?

Hãy nghe kìa! Tiếng đại bác gầm rung chuyển mặt đất! Tiếng va chạm lách cách của các nòng súng và võ khí! Hỡi các bạn tù nhân! Rốt cuộc có hy vọng gì đến với chúng ta không?

Đó là những câu hỏi mà những tù nhân trong ngục đang trao đổi với nhau. Ngày đã hầu tàn, hoàng hôn đã đến, và những khuôn mặt tái nhợt vẫn cứ thập thò bên các chấn song để mong nhìn thấy những dấu hiệu gì khác lạ ở bên ngoài.

Từ những khung cửa sổ và trên các nóc nhà ở vùng lân cận, họ vẫn nhìn thấy những nụ cười thân thiện và những bàn tay vẫy chào. Sau cùng, một tin vui cũng được tung ra:

Robespierre đã bị hạ bệ! Nhờ trời, chúng ta sẽ được thoát chết!

***

Trong văn phòng Phủ Chủ tịch, Robespierre và các cố vấn đang lắng tai nghe những tiếng gầm thét rung chuyển từ bên ngoài. Thình lình, tướng Henry, mặt đỏ ngầu vì say máu, hối hả xông vào phòng với bước chân loạng choạng không vững, quăng xuống đất thanh gươm vẫn còn rỉ máu nhỏ giọt và nói lắp bắp:

– Thôi rồi! Hỏng bét hết cả rồi!

– Đồ khốn kiếp! Chính vì sự hèn nhát của mi mà làm cho chúng ta phải chết cả!

Cổ Phi giận dữ hét lớn và xông lại, hai tay nắm lấy Henry nhấc bổng lên khỏi đầu và ném qua cửa sổ. Bị ném từ trên cao xuống đất, tướng Henry vỡ sọ chết ngay.

Cố giữ bình tĩnh trong cơn thất vọng, Saint-Just rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy nhìn ra cửa sổ để quan sát đám rừng người đang tiến tới như nước vỡ bờ. Couthon bỏ chiếc xe lăn, bò lết nửa thân mình tàn phế đến núp dưới gầm bàn. Một tiếng súng nổ! Chủ tịch Robespierre toan tự sát, nhưng bàn tay run rẩy quá nên bắn không trúng đích, viên đạn chỉ chạy sướt qua làm vỡ quai hàm!

Đồng hồ tòa Đô chính điểm ba giờ sáng! Theo cánh cửa lớn bị phá vỡ tung, dân chúng tràn vào dinh, đi xuyên qua các hành lang tối om, và xông vào Văn phòng Chủ tịch. Gương mặc hốc hác, tái xanh và vấy máu đỏ lòm, không thốt nên được một lời, Chủ tịch Robespierre ngồi yên trên ghế bành, lưng thẳng và không một cử động, như vẫn còn thách thức định mệnh. Dân chúng vây quanh, la hét và nguyền rủa, khí giận bốc lên những cặp mắt đỏ ngầu và những gương mặt đầy sát khí, biểu lộ lòng uất hận căm hờn tột độ dưới ánh lửa bập bùng của những ngọn đuốc...

Đám đông xông vào xốc Robespierre dậy, lôi ông ta đi ra và đưa thẳng vào khám lớn.

Thế là từ nay Robespierre sẽ không còn được ai nhắc đến nữa. Thành phố Paris được giải phóng tự do, hàng nghìn người đổ xô nhau ra đường hoan hô nồng nhiệt. Chiếc tù xa đang lăn bánh chạy về hướng Công trường Cách mạng, chở trên đó là Robespierre, Saint-Just, Duy Mật, Bá Văn và Cửu Thông cùng đi ra pháp trường.

Người đao phủ giật mạnh cuộn vải băng trên cái xương hàm gãy của Robespierre... Một tiếng kêu thất thanh... Dân chúng phá lên cười hả hê... và lưỡi dao lớn rơi phập xuống giữa những tiếng hoan hô kéo dài như giông bão của dân chúng đứng xem chung quanh.

***

Một ngày mới rọi ánh nắng bình minh vào các gian nhà ngục. Từ đề lao nọ đến xà lim kia, những tù nhân truyền tin tức cho nhau. Dân chúng đã lần lượt nối đuôi nhau kéo vào khám lớn. Các tù nhân mừng rỡ hân hoan tuôn tràn ra ngoài cùng với những người cai ngục để tiếp đón dân chúng vào giải thoát cho họ. Những cai ngục trong lòng sợ sệt nhưng cũng giả vờ chia sẻ nỗi vui mừng của đám tù nhân. Mọi người đều đi vòng quanh quan sát một lần cuối cùng những hành lang ngoắt ngoéo như mê cung trong khám lớn, trước khi vĩnh viễn rời khỏi chốn địa ngục trần gian hắc ám này.

Họ bước vào một xà lim đã bị lãng quên từ sáng hôm qua. Trong đó, họ nhìn thấy một thiếu phụ đang quì gối trong tư thế cầu nguyện, mái tóc đen dài buông xõa xuống hai vai, thòng xuống trước ngực, gương mặt ngước lên trời, hai mắt hé mở, trên môi nở một nụ cười đầy an lạc.

Họ lùi lại trong sự ngạc nhiên mặc dầu giữa cơn vui nhộn ồn ào. Họ chưa từng thấy một người nào đẹp đến thế bao giờ; và khi họ rón rén bước lại gần vì tưởng rằng người thiếu phụ đang cầu nguyện, họ mới nhìn thấy đôi môi nàng không hề cử động và toàn thân cũng không còn hơi thở nhịp nhàng của người sống. Nàng đã yên nghỉ, và đó là sự yên nghỉ cuối cùng, vĩnh viễn nghìn thu...

Tất cả mọi người đều lẳng lặng đến đứng vây quanh nàng. Và họ nhìn thấy dưới chân nàng là một đứa bé vừa tỉnh giấc vì tiếng động do những bước chân của họ gây nên. Đứa bé vừa chăm chú nhìn họ, vừa đưa cánh tay bé nhỏ ra mân mê vạt áo của mẹ nó... Một đứa trẻ mồ côi nằm trên nền nhà ngục!

Một người đàn bà trong đám đông cất tiếng nói:

– Tội nghiệp đứa bé! Người ta nói rằng người cha nó vừa chết sáng hôm qua, và hôm nay lại đến phiên mẹ nó. Côi cút một mình, số phận nó rồi sẽ ra sao đây?

Đứa bé cười một cách hồn nhiên với đám đông trong khi người đàn bà thốt ra lời than vãn ấy. Vị giáo sĩ già đầu bạc cũng đứng cạnh đó, liền nói bằng một giọng dịu dàng:

– Kìa! Bà hãy nhìn xem! Đứa bé đang mỉm cười! Không sao đâu, những trẻ mồ côi luôn được sự che chở của Thượng đế!


Điều bí ẩn cuối cùng

Dân chúng thủ đô Paris hầu như đã tràn cả ra đường phố để ăn mừng sự sụp đổ của Ropespierre và sự chấm dứt thời đại của ông ta.

Những con đường tràn ngập bước chân người. Người ta chen nhau đi trên các đường phố nhưng phần lớn đều không biết mình muốn đi đến đâu! Họ chỉ đi để mà đi, để được gặp gỡ nhau trong cái không khí tưng bừng náo nhiệt sau những ngày tháng dài bị đè nặng dưới sự sợ hãi và nghi ngờ lẫn nhau, khi mà chỉ một lời tố giác vu vơ cũng đủ để cướp đi hàng loạt sinh mạng. Dân chúng Paris trong suốt thời của Ropespierre dường như lúc nào cũng thấy lởn vởn trước mắt lưỡi dao kinh khiếp của chiếc máy chém!

Trong sự vui mừng phấn khởi đến cuồng nhiệt đó, dường như không mấy ai còn nhớ đến những hy sinh mất mát đã qua! Con người hầu như ở đâu và bao giờ cũng thế! Khi tận hưởng niềm vui và hạnh phúc, mấy ai còn biết rằng những thứ ấy đã phải đổi bằng những nỗ lực đấu tranh, bằng sự thất bại và đau khổ, hay thậm chí còn có cả những hy sinh mất mát không gì bù đắp được!

Nhưng cuối cùng rồi cũng có người nhớ đến những nạn nhân đáng thương vừa bị hành hình ngay trước khi cơn ác mộng chấm dứt. Nhiều người rủ nhau kéo đến nơi pháp trường để tưởng niệm và an táng cho những người đã vĩnh viễn không còn đươc chia sẻ niềm vui của một cuộc sống an lành với họ.

Bảy mươi nạn nhân đã được nhận dạng và mang đi mai táng bởi những thân quyến của họ. Nhưng người ta đếm được số còn lại đến mười một cái đầu, và trong đó có đầu của một người đàn bà trẻ đẹp, rất đẹp! Cái đầu này nằm ngay ngắn bên cạnh đầu của một người đàn ông mà không ai có thể quên: Ông ta đã từng xuất hiện khắp nơi trong thành phố để hô hào khởi động cuộc nổi dậy lật đổ tên bạo chúa!

Người nhận ra và kinh ngạc trước tiên về sự lạ lùng này là vị giáo sĩ già đầu bạc đã từng là nạn nhân trong ngục tối. Ông ta cũng chính là người đã nhận nuôi dưỡng đứa con mồ côi còn sống sót trong ngục.

Nhanh chóng trở về nơi quàng thi hài của người phụ nữ xấu số, vị giáo sĩ kinh ngạc đến tột cùng khi thấy chỉ còn trơ nơi đó tấm vải liệm lạnh lùng: Nàng đã biến mất! Ông mơ hồ cảm thấy quanh đó một thứ ánh sáng khác thường và một mùi hương lạ...

Và khi những nghi lễ cuối cùng của tang lễ được thực hiện, người ta lần lượt đưa các thủ cấp vào khâm liệm thì... kỳ lạ thay, chỉ còn ở đó có chín thủ cấp mà thôi!

Vị giáo sĩ già lê những bước chân mệt mỏi thất thần về căn nhà nhỏ. Những việc vừa xảy ra làm cho đầu óc ông ta lộn xộn vô số những ý tưởng và niềm tin không rõ nét... Và khi mở cánh cửa nhỏ để bước vào phòng, ông một lần nữa đứng sững lại trong sự kinh ngạc tột cùng: Cái nôi nhỏ trong phòng đã hoàn toàn trống trơn! Căn phòng dường như vẫn còn được chiếu sáng bởi một thứ ánh sáng vừa diệu huyền vừa chói rạng...

Dấu tích cuối cùng về một siêu nhân từng hiện hữu trên cuộc đời này qua nhiều thế kỷ nay đã không còn nữa, và điều bí ẩn cuối cùng này hẳn sẽ mãi mãi không còn ai nhắc đến!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 12 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.188.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...