Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Gió Bấc »» Chương 1. Gia Đình »»

Gió Bấc
»» Chương 1. Gia Đình

Donate

(Lượt xem: 5.711)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Gió Bấc - Chương 1. Gia Đình

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ thuở bé, cứ mỗi lần gió bấc thổi là Trang lại thấy lo lắng, sợ hãi, có cảm tưởng sắp bị đem ra hành tội. Hơi gió lạnh từ từ thấm dần vào cơ thể, Trang thấy như có cái gì chặn đè ở ngực, làm hơi thở nàng ấm ức, nghẹn ngào. Từ trong phổi Trang một âm thanh nhè nhẹ phát ra, có khi chỉ ty tỷ như một điệu đàn êm dịu, nhưng lúc gió bấc thổi mạnh, hay ban ngày làm việc nhọc mệt thì điệu đàn trở nên thống thiết vô cùng.

Trong lúc mọi người đang yên nghỉ và có lẽ đang chìm đắm trong những giấc mơ tuyệt vời thì Trang quay cuồng khổ sở vì ngẹt thở. Như người hấp hối cố níu lấy sự sống, Trang ngồi ưỡn ngực lên, lấy hết sức hít vào, và lịm dần khi thở ra. Trang mệt lả, nhưng vẫn gắng thở, vì nếu chỉ ngừng lại một làn hơi, không tiếp sức nữa, Trang chắc chắn hồn mình sẽ lâng lâng nhẹ bước ra đi...

Sau mỗi cơn bệnh, Trang nằm mềm người trong chăn, không ngủ cũng không thức, chân tay mỏi rã rời, tâm thần trí óc mê mê. Và cứ như thế từng mùa đông trôi qua...

Cái gì là sung sướng, cái gì là hạnh phúc, cái gì là những phút nô đùa thần tiên của tuổi trẻ thơ ngây, Trang đã bị chứng bệnh ác nghiệt ấy cướp đi tất cả. Nếu lỡ vui chúng vui bạn, Trang cũng chạy nhảy nô đùa, hay cười to nói lớn, thì đêm ấy Trang phải trả giá bằng cực hình: ngồi dán lưng vào tường thở dốc, nhìn người ngủ say sưa...

Bảo rằng Trang đã thức suốt cả mấy mùa đông thì quá đáng, nhưng thực ra những đêm đông Trang đã thức nhiều hơn ngủ. Không phải cố ý thức để nghe gió nghe mưa, nghe tiếng trùng tiếng dế, tiếng lá rơi xào xạc hay tiếng bước chân của người bộ hành cô đơn trên đường. Đối với Trang, trong đêm đông những âm thanh ấy không hề gợi hứng, vì nàng còn phải lắng nghe và chống cự với niềm đau của chính mình.

Trang thấy buồn cười người em gái tập tễnh muốn làm thi sĩ, trong một đêm đông đã viết mấy câu thơ với cái ý rất thơ:

Anh ước mơ gì em biết không?
Bằng lòng thức suốt mấy mùa đông,
Để cùng em sống thêm vài phút,
Chỉ một mình em sưởi ấm lòng.

Trang nghĩ thầm nếu chỉ được sống với em thêm vài phút cũng đủ làm cho thi sĩ bằng lòng đánh đổi tất cả những giấc ngủ say sưa suốt mấy mùa đông thì cũng đến bái phục. Với Trang thì trái lại, tưởng như dám đánh đổi mấy mùa hè để được ngủ rất ngon say trong một đêm đông có gió bấc thổi.

Nhưng sự thực vẫn sờ sờ không chịu nhường bước. Trang chỉ còn cách nghiền ngẫm chịu đựng, và đôi khi trách “ai đó” đã bất công! Gia đình Trang mọi người khỏe mạnh cả, tại sao bắt Trang trúng độc đắc cuộc xổ số rủi ro bệnh suyễn.

Trang không nhớ ba mẹ Trang có hiểu gì về con hay không, Trang chỉ nhớ rằng chưa bao giờ được uống một thứ thuốc gì để chữa cái bệnh đêm đêm ngạt thở ấy.

Có một lần Trang nghe mẹ nói chuyện với bà bạn. Bà Tâm - người mà chị em Trang vẫn gọi đùa là cuốn tự vị sống, vì không có chuyện gì bà không biết, từ thiên văn địa lý, bà Tống Mỹ Linh đi giày da cá vàng bên Tàu, cho đến ông ngũ đại, tam đại nhà ai có mấy cô vợ lẽ, hay hôm nay bà Thượng tỉnh nhà phát tiền chợ mấy đồng... Nói chuyện về bệnh suyễn, bà vỗ đánh đét một cái vào đùi bảo:

- Bệnh suyễn ấy à! Ha ha, ông nội tôi biết rõ lắm! Này, kiêng thịt gà, tôm, cua, măng, đu đủ... đấy nhé. Thảm! Nó mà phát lên thì phải ngồi ôm ngực thở như xe bò kéo gỗ lên dốc, thực là sống dở chết dở! Chỉ có thuốc tiên chứ người trần chả có thuốc gì chữa khỏi được. Ai vướng phải thì coi như mắc nợ thiên khối phải trả cả một đời! Tôi nghe nói cháu Trang cũng có bệnh ấy, vậy bà chị có định xin cầu thuốc đâu cho cháu không?

Mẹ Trang thản nhiên đáp:

- Ờ, cháu có làm sao đâu! Nó không sốt, không bỏ cơm, ngày ngày vẫn dậy đi ra đi vào, vẫn chơi như thường đấy chứ ! Lớn lên rồi tự khắc nó sẽ khỏi. Tôi nuôi con như nuôi heo, cứ ngày cho ăn hai bữa, còn thì nhờ Trời nhờ Phật!

Trang nghĩ thầm:

- À, thế ra chưa bệnh liệt giường, liệt chiếu thì vẫn chưa cần đến thuốc!

Mẹ Trang chỉ nhờ Trời nhờ Phật, mặc Trang với ngọn gió bấc đêm đêm hành hạ nàng, đêm đêm bắt nàng thao thức.

Căn bệnh của Trang không cho nàng một giấc ngủ say sưa để may ra được mộng đẹp, mà đến một ước mơ giữa biên giới thức ngủ cũng không thành!

Cứ sau mỗi cơn bệnh, Trang thấy trong người có một cảm giác mới mẻ lạ lùng, trí óc nàng trong sạch đến nỗi gần như quên hết tất cả những việc gì đã xảy ra chung quanh. Sự thay đổi nghe hơi khó tin. Trang đã học rất cần mẫn và trải đủ những thương ghét mừng giận trong mùa hè gió hạ, nhưng nàng thấy gần như quên hết những thứ ấy khi ngọn gió bấc đầu tiên thổi báo mùa đông tới. Và cứ thế từng đêm này qua đêm khác. Từng mùa đông này sang mùa đông khác đến rồi đi...

Năm tháng qua... Từ một con bé lọ lem bị bỏ quên trong bầy con gái “không cầu mà được”, ngày ngày trong cái áo cánh dài quá gối của các anh chị thải ra, tay cầm chiếc quạt gắp để tự đuổi ruồi, bò lên bò xuống những bậc thềm giữa nhà bếp với nhà ngang, Trang cùng với mấy chị em “không cầu” cũng lớn dần lên thành những cô bé xinh xinh.

Bao nhiêu tuổi đời không cần biết, Trang đã quen sống nhẫn nhục, cô đơn trong gia đình đông đúc của Trang, cái đại gia đình rất hòa thuận, êm ái, quanh năm chẳng bao giờ có tiếng cãi mắng nhau, mà thực ra mỗi người là một tâm hồn bí mật, một tư tưởng riêng biệt và một giấc mộng khác hẳn nhau.

Thực là một phép mầu vì không ai cố tránh xung đột, không ai lựa ý chiều chuộng thân ái nhau, tất cả đều sống tự nhiên mà vẫn vẽ được một bức tranh hòa thuận lý tưởng.

Lắm lúc Trang thấy thương Ba vì ông cũng chỉ là một nạn nhân của đại gia đình. Địa vị một người con trưởng, ông phải chấp nhận nền nếp của ông bà cha mẹ để lại, phải trang trải thu xếp những sự khó khăn cho tất cả bà con.

Gia tài của ông được hưởng là cổ tục và thủ tục. Một năm vài lần, có những người bà con gần, xa ở nhà quê ra nhắc nhở:

- Dạ bẩm cụ, nhà thờ lớn dột ở nóc bên tả ạ.

- Bẩm cụ chái hậu cần phải tu bổ lại mới qua được mùa đông năm nay.

- Bẩm cụ... Bẩm cụ...

- Bẩm cụ ngôi mộ cụ Cố bị bọn trẻ con chăn bò vào bẻ trộm cây, phá nát mấy chỗ.

- Bẩm cụ...

- Bẩm cụ, ngày 28 giỗ cụ Cố, tháng tư giỗ cụ... tháng bảy giỗ cụ...

- Bẩm cụ...

Tháng nào cũng có một vài ông bác họ, chú xa đến thăm, rụt rè gãi đầu gãi tai xin giúp đỡ.

Cái gia tài Ba Trang được hưởng của ông nội Trang là những món nợ lớn, nợ con... ông cụ vay lúc sinh thời. Cứ đến đầu tháng là có một vài bà ăn mặc diêm dúa, miệng cười toe toét đến thăm:

- Bẩm cụ hôm nay đầu tháng, cho tôi xin ...!

Lễ phép chi lạ! Rõ ràng là đòi nợ lại nói xin.

Và các cô hầu non vợ lẽ của ông nội Trang cũng lần lượt tìm đến, tay dắt vài đứa trẻ mà Trang phải gọi bằng chú.

- Thưa anh chị, bây giờ tôi xin gửi các em lại cho anh chị, để tôi còn tìm cách làm ăn...

Và cái gánh nặng đại gia đình của Ba Trang càng trĩu thêm lúc hai người chú ruột của Trang bỗng nhiên lần lượt ra về với Phật Trời, để lại các bà vợ trẻ với mỗi bà một đàn con.

- Thưa anh chị, bây giờ trăm sự đều nhờ anh chị cả. Chúng em xin về quê.

Và cứ thế các bà lần lượt làm lại cuộc đời sau khi đã gởi con lại cho ông anh cả. Trang càng cảm thấy thương cha hơn khi hiểu rõ cả một trời bất như ý, ông chỉ có thể giải bày vào những vần thơ Đường luật nói bóng gió xa xôi cái tình đời mà có lẽ ai cũng là nạn nhân.

Mặc dầu còn nhỏ, nghe hoài Trang cũng nhớ vài câu, như bài thơ:

“Nằm đêm không ngủ biết đêm dài,
Trở lại xây qua thổn thức hoài.
Trong xóm vang vang muôn sủa lãng,
Bên tường réo rắt dế kêu dai.

(Quên 2 câu...)

Và hai câu cuối cùng tha thiết tâm sự:

Gánh nặng đường xa lo có xiết?
Mà lo không xiết bỏ cho ai?

Ông không bài bạc để hầu các cụ lớn, kiểu đánh cầu thua... Ông không luồn cúi nịnh hót, và cũng không cho Mẹ Trang lễ mễ vào cửa sau gãi tai to nhỏ với các cụ lớn bà:

- Tết năm nay chúng tôi có chút lễ mọn...

Trong làng quan trường người ta thường làm thế để thăng quan tiến chức, thì Ba Trang ở trong nhóm số ít người chỉ biết cố gắng làm việc, nhưng càng cố gắng, càng chậm thăng quan tiến chức. Nguồn giải trí độc nhất của ông là đọc sách và hút thuốc. Lúc rỗi, ông không thể rời cuốn sách trên tay, và những điếu thuốc trên môi nối tiếp nhau không ngừng.

Mẹ Trang lắm lúc phải bực mình vì khói thuốc cũng như món tiền thuốc. Để tiết kiệm, muốn ông bỏ thuốc, bà bèn mua kẹo mời ông nhai cho khỏi buồn miệng nhớ thuốc. Để khỏi phụ lòng người mua kẹo, Ba Trang bèn ăn kẹo trước khi hút thuốc cho ngọt giọng, và sau khi hút xong lại ăn kẹo cho đỡ ráo cổ.

Kể ra Ba Trang nghiện thuốc lá cũng là lỗi tại ông. Bụng làm dạ chịu, trách ai được. Ông được tiếng văn hay chữ tốt nên rất nhiều chàng và nàng nhờ viết thơ tình, họ trả công mỗi lần bằng một bịch thuốc lá hiệu Melia. Vì thế nên ông mới đâm nghiện quá sớm.

Hồi còn trẻ ông cũng là một tay nghịch có hạng. Vụ cô Sương Nguyệt Anh là một. Ông biết dưới chân núi Ngự Bình có cái quán bán nước chè tươi và một vài thứ quà bánh lặt vặt. Chủ quán là một bà cụ, già nua lụm khụm tên Sương Nguyệt Anh. Cái tên thuở con gái, bây giờ còn không ai biết.

Thấy vậy thầy ký trẻ đầy sáng kiến bèn phao tin đồn với tất cả các bạn rằng dưới chân núi Ngự Bình có cái quán của hai mẹ con một cô gái rất đẹp, tên cô là Sương Nguyệt Anh. Ai đến hỏi cô bà cụ cũng tự nhận mình là Sương Nguyệt Anh, cố ý không cho các chàng trai gặp con.

Ông còn cố vấn cho các cậu mê gái biết là cứ kiên nhẫn giả vờ ăn món này món kia, thế nào cô Sương Nguyệt Anh cũng phải ra bưng nước dọn hàng tiếp khách giúp mẹ. Suốt mấy tháng trời buôn bán thịnh vượng, bà cụ kiếm được món tiền đủ mua cái hòm để yên tâm đợi ngày ra đồng...

Có một lần nghe Trang ca tụng cảnh hòa bình thần tiên lý tưởng trong gia đình mình, Ba Trang bảo:

- Con có biết tại sao không? Khi mẹ đang lên cơn thì Ba không trả lời, không nói gì cả. Cứ im như một pho tượng đất, coi như ngồi nghe máy hát ca cải lương, thế thì chiến tranh dù có muốn bùng nổ cũng không có lý do. Đừng tranh nhau to tiếng, thì khỏi lỡ lời nói những gì làm mình phải mất công xin lỗi về sau. Các con nhớ lấy, sau này có khi cần dùng.

Trang tin lời Ba, nhưng nàng cũng phải tin cả lời Mẹ khi nghe bà phân trần :

- Ba thực vô tâm vô tình, Me phải nhịn nhục Ba cả trăm chuyện, nếu không có Me tu hành làm phúc làm đức thì Trời Phật đâu có phù hộ cho nhà ta được bình yên như thế này.

Trang còn nhớ một lần nể Me quá nên Ba Trang nhận lời ăn chay ngày mồng một. Hôm sau, trước khi đi làm ông gọi Dung, chị Trang, bảo:

- Dung, hôm nay con tự đi chợ mua cái gì làm cơm mặn cho ngon ngon nhé!

Me Trang nghe tức lắm, chỉ sợ hết phước, nhưng vẫn không dám nói gì, vì chịu ăn chay một ngày như thế là chồng đã nể mình lắm rồi.

Trang lại còn nhớ mãi cái nét mặt nhăn nhó của em Tuấn, nhai miếng rau má đắng quá là đắng mà vẫn nói ngon cho Me bằng lòng.

Cho Me bằng lòng! Cho Me bằng lòng! Lúc nào cũng chỉ cốt cho Me bằng lòng!

Còn me Trang cả ngày chỉ lo thu va thu vén, bớt sự tiêu pha, ăn mặc; và tặn tiện cả tình thương của các con để chia bớt cho bọn em và cháu mồ côi đầy nhà.

Những giờ phút rảnh rang bà chỉ đi các chùa đền. Tu bổ chùa nầy miễu nọ, cúng ăn cúng mặc cho các thầy tu, bà vãi, đó là sở thích duy nhất. “Người ăn thì còn, con ăn thì hết.” Me Trang lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm câu thần chú ấy, làm cho chị em Trang lắm lúc phải đùa khi thấy mâm cơm sơ sài mà các em vẫn đặt tên là “thực đơn tu tiên”, còn các món tiền thì cứ nhảy sang mâm cơm người khác một cách thoải mái.

Hôm qua mụ thủ từ giữ chùa đầu làng đến với một vài thứ rau quả trong vườn, thủ thỉ:

- Bẩm cụ hôm nay vườn nhà con mới ra được mấy trái khế chua và rau dưa, con xin đem ra dâng cụ xơi... lộc đầu mùa.

Mụ ra về với mấy chục lon gạo. Không nói, me cũng biết người ta cần gì.

Hôm nay ông sư chùa A đến, hai mắt lim dim, tay chắp trước ngực:

- Bẩm cụ, mai nhà chùa có lễ xá tội vong nhân, và nhân thể cúng sao, xin cụ ít đèn dầu để chúng tôi khấn cho hai cụ và cả nhà luôn thể.

Ông thầy ra về không thất vọng.

Lại còn các dì các cậu bên ngoại, những phần tử của đại gia đình may mắn có một người bà con khá giả. Họ nhất định xúm vào chia sẻ, nếu không sợ nó phí đi!

- Chị ơi, nhà em thật là một thằng đểu, hôm qua đánh thua hết sạch cả tiền, lại còn cầm ráo cả vòng vàng quần áo của mẹ con em để gỡ, cũng thua luôn.

- Em lạy chị, chị không cứu thì mẹ con em chết mất!

Me Trang mở tủ.

- Dì ơi, nói ra thì xấu hổ quá chừng! Dì nghĩ xem... hở môi răng lạnh... dì giúp đỡ cho mãi rồi, không lẽ bây giờ lại ngồi nhìn hay sao?

Cái tủ kiên nhẫn lại từ từ mở ra.

- Cô Hai, cô phải biết đời xưa mới nói trọng nam khinh nữ, chứ đời bây giờ nam nữ gì cũng bình quyền giống nhau. Tổ Tiên Ông Bà là Ông Bà chung. Trong các anh chị em, chỉ có một mình cô lấy được chồng khá giả hơn cả, cô phải liệu làm sao cho mát mặt Ông Bà. Hiện đất đã có rồi, việc cất nhà thờ, xây lăng cô phải gánh vác...

Thế là số tiền dành để học hành, may sắm của chị em Trang lại có việc cần khác đáng tiêu hơn.

Nhà Trang không ngày nào vắng mặt đội ngũ cô bác chú dì, và cả những người không bà con họ hàng cũng đến để thực hành cái câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, hay là “Một người lấy chồng quan, cả họ được nhờ”.

Có người như bác Chè Xôi Chuối chẳng hạn, quanh năm chỉ đi tuần các nhà bà con từ làng ra tỉnh là đủ no nê. Bọn Trang đặt cho ông bác họ cái tên ấy thực đúng, vì nhà ai có kỵ giỗ, nghĩa là có chè, xôi, chuối là thấy bóng ông cắp ô đến. Ông thuộc vanh vách nhà ai, ngày nào có giỗ to hay giỗ nhỏ, giỗ ông nội, ông cố, ông tứ đại, ngũ đại, thập đại gì từ 18 đời vua Hùng Vương xa xưa.

Nếu con cháu có nghĩ rằng các cụ chết mấy trăm năm rồi chắc đã đi đầu thai ráo cả, không cúng riêng nữa, có nhà thờ của cả họ lo việc phụng sự tổ tiên, thì ông đến nhắc:

- Anh nói mới vô lý chứ! Không có ông bà thì làm sao có mình! Dù không cỗ to bàn lớn, thì cũng phải gọi là có chai rượu, đĩa xôi để vọng nhớ đến công ơn của các cụ chứ! Với lại cúng ra thì còn cỗ để chúng mình làm mấy chén cho vui, cho đậm tình quyến thuộc...

Tuổi trẻ của chị em Trang sống trong cảnh thăm viếng không ngừng, làm cho các cô cũng phải bận rộn chào hỏi, mà cũng rất lạc lõng với đám đông, nên chỉ còn biết chơi với nhau.

Tân, anh Trang, ngoài giờ học và làm thí nghiệm trong phòng riêng hay chơi nhạc, những lúc rảnh chỉ thích đạp xe theo một tà áo màu nào đó mà anh gọi là vận động giải trí siêu đẳng. Trong phòng Tân giăng đầy những dây điện ngang dọc, các đồ thí nghiệm nho nhỏ và Tân thường nói với các cô em:

- Rồi các em sẽ thấy, anh tán người đẹp trong điện thoại mà thành công cho các em xem!

Tuấn, em trai út Trang, những lúc đi học về, giải trí bằng cách xáo trộn các đồ vật. Cái tủ bát chén, cốc, đĩa, cái bàn phấn của mẹ, tủ sách của ba, các đồ lặt vặt, Tuấn cứ dời cái này vào chỗ của cái khác, và khi nào mẹ cần không thấy, cả nhà lại phải tìm cuống cả lên.

Người chị hơn Trang hai tuổi gần như là một tai nạn cho tất cả bọn em về sau này, Trang điểm vào trông cũng khá xinh, nhưng hình như lúc Dung ra đời, được ban phát tính nết, ai đó ngủ gà ngù gật nên trao cho Dung lòng thương em quá ít .

Mỗi lúc Dung ngồi bên cạnh Ba Mẹ, Trang và các em biết ngay sắp có một cơn lôi đình xảy ra mà nạn nhân chưa biết là ai!

- Ba này, con Trang nó mới nhác làm sao! Con làm việc túi bụi ở dưới bếp mà nó chẳng giúp con chút nào cả. Ai lại cả ngày cứ thu thu cuốn tiểu thuyết trong tay, thiệt là dễ ghét!

- Còn con Huệ, con Hoài nữa, lúc nào cũng chúi đầu làm bài, hừ, làm bài để thi đỗ Ông Trạng cho làng nhờ à?

Thủ thỉ một lúc rồi Dung nhập đề:

- Me ạ, cái thứ áo nhung mới về rẻ quá đi mất, có 50 đồng một áo thôi! Sớm mai này bà Giang bảo con nếu mặc áo ấy thì nổi ghê lắm, có lẽ sẽ đẹp nhất tỉnh!

Và Dung kết luận:

- Ba này, trong tỉnh các ông các bà ai cũng khen phục Ba Me. Họ bảo từ xưa đến nay chưa có ai giỏi như Ba, thực là người biết “chiêu hiền đãi sĩ”, đứng đắn công bình, không hề cờ bạc chơi bời gì cả, thực là... thực là... và Me, một người mẹ kiểu mẫu, sau nầy nếu ai lấy được con thì thực là đại phúc.

Đại phúc với ai không biết chứ với các em Dung thì thực là đại họa. Với cái tài ngoại giao tấn công rất có phương pháp của Dung, vào đề, nhập đề và kết luận, bao giờ kết quả cũng như ý Dung muốn. Để khen tài tán tỉnh thêu dệt của Dung, các em nàng vẫn thì thầm:

- Sau này nếu chị Dung không đi làm ngoại giao thì phí cả một thiên tài! Chị đã tán thì rắn trong lỗ cũng phải bò ra!

- Ừ, bò ra rồi, nhưng nếu chị Dung bảo nó bò vô thì nó cũng riu ríu bò vô lại mới giỏi chứ.

Thực tình Dung đối với các em bao giờ cũng rất ngọt ngào!

- Thôi, cho em đi chơi đi, trẻ con chúi đầu vào bếp làm gì, khói hỏng mắt! Có gì đâu mà đòi làm giúp. Có mấy chục chiếc bánh chỉ một chốc là xong ngay, đi chơi đi!

Bao giờ cũng thế, Dung muốn vơ tất cả công việc bánh mứt làm lấy một mình, để rồi đến trước mặt mẹ kể công, lau mồ hôi trán kêu mệt, kêu nhọc. Nhất là những lúc làm món gì đặc biệt. Dung đuổi tất cả, từ cô nàng hầu, chị họ, các em, cho đến những người ở gái. Nhưng dù Dung đuổi, mọi người cũng không đi. Họ đứng vây quanh Dung nhất định đòi xem tài bánh mứt của nàng.

Đã thế Dung cũng có cách dấu nghề. Nàng mở ra năm sáu gói bột để trước mặt, nào bột mì, bột gạo, bột sắn, bột hoàng tinh, bột năng, bột nếp v.v... Hai bàn tay ngắn ngủn nhưng trắng và thuôn của Dung nhảy múa giữa các đám bột, gói này một nắm, gói kia nửa nắm, gói nọ một phần, Dung trộn lẫn cả với nhau. Nhìn đám bột cùng màu trắng và để lẫn lộn, Trang nghĩ thầm có lẽ chính Dung cũng không biết gói nào là bột gì, và kết quả sẽ ra sao nữa!

Mỗi lúc Dung bốc một nắm bột, mọi người lại nhao nhao lên hỏi:

- Bột gì thế hở chị? Bột gì thế hở chị?

Trang bật cười bảo:

- Các người muốn học cái bánh tả pín lù làm chi, này nhé một hộp bơ, một hộp sữa, một cân đường, bột nổi, trứng gà. Có ngần ấy thứ thì không cần gì quí lạ cả, cứ nhồi với một nắm đất sét cũng phải ngon, thêm tí va ni, một nắm gì đó và mồ hôi nữa thì tuyệt.

Hoài cũng tán thêm:

- Dạ, vừa ngon vừa ngọt vừa béo lại vừa bùi!

Trang vội kéo em lên nhà trên để tránh cái nguýt dài và sự trừng phạt sẽ đến.

Về cái đức tính diện của Dung thì không ai bằng. Tất cả những cái gì tốt, mới đều về phần Dung, còn các em thì cứ lần lượt lãnh đồ thừa.

- Em thì phải nhường cho chị chứ! Các em chỉ ở nhà và đi học, mặc áo vải là được rồi. Áo cũ của chị còn chưa đủ mặc sao?

Một lần có người biếu Me hai cái xắc bằng xa tanh trắng, thêu cườm nổi rất đẹp, Dung muốn giành cả, nhưng Me lấy lại một cái để cho Trang. Kể từ đó Dung nhìn Trang như một đối thủ đáng sợ.

Sau một bữa cơm chiều, Dung đưa cho mẹ xem một xấp hàng kim tuyến thêu rất đẹp, kèm theo tấm danh thiếp có những giòng chữ viết:

Em Dung thân mến

Nhân dịp chị về lại Sài gòn không có gì quí mua biếu em, chỉ có xấp hàng kim tuyến này mong em nhận để làm kỷ niệm.

Ngọc Mỹ

Me Trang khen mãi:

- Người Saigòn thực là rộng rãi hào phóng làm sao! Ra đây ở chơi có mấy hôm, về cũng không quên quà cáp. Cái áo này con mặc sang hơn áo nhung nữa đây, đẹp quá! Thôi con đưa thợ may nào giỏi cắt cho khéo nhé!

Trong lúc ấy các em Dung đứng sau bức màn, không thể nhịn, cười oà cả lên. Hoài bảo:

- Những giòng chữ trong danh thiếp, em viết hộ cho đấy, vì Ba nhận được nét chữ của chị Dung.

Huê cũng bảo:

- Còn cái áo kim tuyến mua ở hiệu Thuận Mỹ mới đến được mấy hôm nay.

Hoài nháy mắt nhìn Trang cười:

- Bao giờ thì đến lượt chị giữ tiền chợ?

Cái gương nhẫn nhục để rồi phản đối ngầm phải nhường cho Huệ. Ai nhờ làm gì, Me sai làm gì Huệ đều vui lòng làm cả, nhưng làm xong rồi mới phàn nàn than thở riêng:

- Trời ơi nhiều việc quá! Sao tôi khổ thế này hở Trời!

Còn Hoài, cô em gái nhỏ nhất trốn tất cả các công việc, đi học về nàng chỉ thơ thẩn ngoài vườn chơi một mình, hay cắm cúi làm những bài thơ nho nhỏ:

Hôm nay thầy em ho,
Em cảm thấy lo lo.
Về nhà nói với chị,
Bảo cô mua thịt bò.

Chị bảo mặc xác mi,
Nói với tau làm chi.
Thầy ho thì mặc kệ,
Ho chứ chết chóc gì.

.... ... ... .

Hay để chế nhạo Dung lúc chờ một người bạn đến chơi, Hoài viết:

Chó kêu cũng đủ lòng tươi,
Nhìn ra cánh cửa mỉm cười say sưa...

Để dung hòa, Trang không bao giờ từ chối công việc gì rơi đến tay, nhưng cũng không bao giờ nàng chịu làm một mình. Trang chia đều công việc cho mỗi người và tự mình làm một ít. Lắm khi Trang còn là cái mộc hứng đòn. Có lần Trang đang ngồi ở nhà trên bỗng nghe tiếng hỏi nhau ở bếp đưa lên:

- Ai làm vỡ cái bát kiểu cúng nước hở?

Có tiếng nói:

- Chị Trang chứ còn ai!

Trang chạy vội xuống bếp, tay chống cạnh sườn, quắc mắt lên hỏi:

- Ai nói gì tôi đấy? Ai bảo tôi đánh vỡ cái gì đấy?

Người ở gái bảo:

- Thưa chị, cái bát kiểu hình Bát Tiên để cúng trà ở bàn Phật vỡ, chị Hải nói chị làm vỡ đấy ạ!

Trang ngẩn người ra:

- Ừ, ừ, ờ, ờ... à phải!

Bọn ở gái, người nàng hầu, người chị họ mồ côi, lúc nào cũng gán cho Trang những cái lỗi nhỏ nhặt, vì họ biết Trang sẽ không từ chối. Đến lúc mẹ mắng, nàng cứ lỳ ra một chốc là xong.


« Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.189.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...