Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Gió Bấc »» Chương 4. Cá Chậu Chim Lồng »»

Gió Bấc
»» Chương 4. Cá Chậu Chim Lồng

Donate

(Lượt xem: 1.413)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Gió Bấc - Chương 4. Cá Chậu Chim Lồng

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đến hôm thứ sáu thì Trang tìm được cái cơ quan công an đã bắt nàng.

Bọn họ ngao ngán không biết tính sao, lần này không bắt Trang nữa, nhưng rất khó xử vì thấy rằng kẻ tù nhân vô tội đã thoát ra, còn tìm trở lại đòi công lý thì biết làm sao đây? Thả Trang họ không muốn vì sợ Trang về thành phố chỉ điểm tung tích cho quân địch. Tiền bạc của Trang họ không trả lại vì chắc đã chia nhau hết cả rồi. Trong khi lấy cớ đợi lệnh của cấp trên họ mời Trang theo cái cơ quan bắt người ấy như hình với bóng, dời đi đâu cũng đem Trang theo.

Trang không phải là tù nhân, mà cũng không phải là nhân viên. Trang làm việc như chiến sĩ, mà không được coi như chiến sĩ. Trang là công dân vô tội mà không được tự do.

Một thứ nô lệ kiểu mới? Không có giây xích ở cổ nhưng tên nô lệ được hứa một ngày kia sẽ được về miền Trung, tiếp tục chuyến đi về quê không thành.

Suốt mấy tháng trời màn trời chiếu đất theo cơ quan nay đây mai đó, trốn chui trốn nhũi vì quân Pháp đang lùng riết. Hai công tác quan trọng nhất của tất cả mọi người là Chạy và Gạo. Chạy vắt giò lên cổ khi nghe tin Pháp sắp bố ráp, rồi khi đến một vùng an toàn hơn thì lo kiếm gạo nấu cơm.

Trong cái cảnh sống quản thúc vô lý, Trang tưởng như mình không bao giờ quên được những nắm cơm khô nhạt, ăn vội vàng rồi cúi đầu vào vũng nước bên đường uống lấy uống để. Vũng nước đọng bẩn thỉu đầy những nòng nọc và bọ muỗi, nhưng sau bao nhiêu ngày lạc lõng đói rét trong rừng, người bác sĩ cùng đi cũng uống, nên mọi nguời đều tranh nhau uống.

Có những đêm tối mù mịt cả đoàn người phải lần mò đi trên cầu xe lửa, chỉ sẩy chân một bước là rơi ngay xuống lòng sông, những đêm người được gọi là liên lạc đã đưa bọn họ đi lưu lạc từ rừng này sang rừng khác, cho đến khi chính người ấy cũng ngẩn người ra không biết đấy là chốn nào.

Nếu được nghỉ một chốc, bọn con gái đi theo đoàn liền ngồi bệt ngay xuống đất, xoa bóp những bàn chân trắng trẻo mềm mại đã bị đỏ chủng cả lên, chỉ động vào một tí là đau nghiến như kim châm, nhưng vẫn phải chạy không kịp thở, khi nghe tiếng súng bắn gấp bên tai.

Này quận Tân Uyên, thôn Tân Nhuận, mặt trận Lạc An, sở Ông Đội, thác Trị An... Lúc nào Trang cũng được đi ngay hàng đầu, sau bước chân của người liên lạc dẫn đường. Bọn họ đã có kinh nghiệm về sức khỏe bốc đồng của Trang. Nếu họ để Trang đi vào đoạn giữa, Trang sẽ cắt đứt mất với đoạn đầu, và nếu để nàng đi cuối cùng thì có lẽ cọp sẽ tha mất lúc nào không biết. Có khi Trang dâng lên một cơn suyễn, hơi thở hổn hển, phổi đau như xé, lưng mỏi gần như cúi gập xuống, chỉ muốn ngả lăn ra bên đường.

Một đêm, người Trang như say, cứ theo đà bước những bước chân liều lĩnh như mọi người không hề nghĩ ngợi, bỗng nhiên có tiếng gọi giật:

- Chị Trang!

Trang giật mình hốt hoảng:

- Gì thế anh? Phục kích phải không?

Tuấn, một chính trị viên lém lỉnh, lắc đầu cười chỉ tay lên trời:

- Trăng mờ!

Trang tuy tức giận Tuấn đã làm nàng giật mình vì cái hồn thơ lai láng không phải lúc, nhưng nàng cũng phải nhận cảnh rừng lúc ấy đẹp lạ lùng. Ánh trăng mờ mờ xanh xanh rất dịu dàng, và bóng lau trắng xóa runh rinh từng đám từng đám, dồn dập như những luồng sóng... Nhưng đoàn người vẫn cứ im lìm đi ra khỏi rừng.

Tuấn lại đùa:

- Thấy trăng mờ mà nghĩ đến người mơ phải không?

- Không, tôi đang nuốt nước bọt đây.

- Lại nhớ đến sâm banh, bơ, sữa, phó mát?

- Không tôi đang nghĩ đến hôm qua, lúc đi ngang chợ ở rừng cao su trông thấy một người đàn bà mua cho đứa con gái bé một hào xôi đậu, tôi thấy ao ước giá có mẹ tôi, hay ít nhất cũng có một hào bên mình thì sung sướng biết bao nhiêu.

- Nhưng tôi nghe nói chị có một món tiền kếch sù cũng đáng được đào mỏ lắm cơ mà.

Trang bật cười:

- Thế thì thất vọng to rồi, số tiền ấy Ủy ban Công An tỉnh đã giữ hộ cho tôi rất cẩn thận. Cất kỹ đến nỗi không làm sao tìm thấy lại được. Ai muốn đào mỏ tôi chỉ sợ toi công, gãy cả cuốc, thiệt đến vốn nhà thôi.

- À thế thì tiền của chị đã được cất vào một nơi gọi là vô thiên vô địa rồi!

- Ở đâu vậy anh?

Tuấn cười sằng sặc:

- Sao chị ngây thơ quá vậy? Vô thiên vô địa là ăn vào bụng hết rồi, tiêu mất rồi. Nhưng chị lấy đâu ra lắm tiền thế? Ăn cắp của nhà phải không?

- Nhà tôi làm gì có lắm tiền cho tôi ăn cắp chứ.

- Thế thì làm gián điệp cho Anh, Mỹ?

Trang tỏ vẻ khinh bỉ:

- Tôi không tin là tôi giỏi đến thế.

- Nhưng sự thực là chị đã có một số tiền làm cho chúng tôi thèm rõ dãi. Trời ơi, đáng giá những 3 lượng vàng.

- Có nghĩa lý gì đâu! Một chiếc kiềng với hai đôi xuyến là có thể quá 3 lượng rồi. Con gái nhà ai chẳng có.

- Tôi đoán chị cần tiền nên bán ra phải không? Dù sao tôi cũng khen chị đã giữ của được khá lâu. Chung quanh nhiều kẻ cắp quá mà không phải ai cũng là bà già cả.

- Tôi suýt bị mất cắp mấy lần. Thoát được không phải vì khôn mà vì may. Nhưng cũng có lẽ nếu được mất đi lại hay hơn. Của đi thay người mà!

- Trông chị yếu xìu như con gà mắc mưa thế kia chắc không phải là một vụ đánh lộn để cướp giật.

- Không. Tinh vi hơn nhiều. Tôi có cô em họ rất giỏi buôn bán. Hôm ấy cô em muốn dùng ghe vì số hàng cồng kềnh.

- Chị mà tập buôn bán tôi không biết coi tướng cũng thấy điềm “bán lúa giống mà ăn”. Tôi không đọc được hai chữ buôn bán trên mặt chị. Ai định lừa chị ra sao? Không phải là cô em họ chứ?

- Không. Chuyến ghe bầu đi Huế Đà Nẵng ấy chỉ có độ mười người đàn bà. Ai cũng nói là xe lửa bây giờ quân Nhật chiếm hết các toa tốt. Những toa hạng tư họ cũng lấy gần hết để chuyển thương binh không biết từ đâu về. Kinh khủng quá, nếu gặp họ trên xe lửa lắm khi cũng hay bị trêu ghẹo bất ngờ.

- Nhưng ai muốn lừa chị như thế nào?

- Tôi cũng không chắc là có chuyện lừa đảo. Trên thuyền mấy bà già trầu kia cứ ngồi nói chuyện cướp giật. Nhất là chuyện cướp thuyền buôn. Họ nói bọn cướp chuyên môn tìm thuyền chở đàn bà con gái, lột hết nữ trang tiền bạc, rồi còn gì gì nữa nhiều lắm. Rốt cuộc họ rủ chúng tôi gói tất cả kiềng vòng nữ trang lại, bỏ vào trong lu nước chung với họ. Nếu không may gặp cướp thì chúng chỉ soát người chứ không ngờ là nữ trang vàng bạc dấu trong lu.

- Cô em họ tôi có vẻ tin lắm cứ nhìn tôi gật gật như tán thành muốn làm theo. Tôi cứ phớt tỉnh. Không phải vì khôn ngoan gì cả. Chỉ không biết tại sao trong óc tôi không ghi nhận được thảm cảnh ấy. Sáng hôm sau thuyền đến bến bình an. Các bà vớt gói vàng bạc dấu trong lu nước ra chia nhau. Hai chị em tôi chỉ mỉm cười vì chiếc kiềng vàng một lượng của mỗi đứa vẫn còn nằm yên dưới áo cổ cao không ướt.

- Tôi thấy hai cô chì quá cỡ. Đêm khuya thân gái dặm trường, bộ cô em có bản lĩnh, hở ? Nếu họ đánh tráo đưa cho cô một chiếc kiềng vàng giả thì sao? Hai cô giỏi quá!

Trang cười:

- Nói thực “điếc không sợ súng” hay là gặp may thì đúng hơn.

- Thế cô em bây giờ ở dâu?

- Tản lạc khi tôi bị bắt. Có thể cũng đang ở trong một nhà tù nào đó.

- Chắc cô có dự định gì khác hơn làm giàu?

Trang bâng khuâng:

- Có lẽ. Tôi muốn đi thực xa, đi học một cái gì chính tôi cũng chưa biết. Thế còn anh? Tại sao anh lại dám nói chuyện với tôi? Anh được lệnh dò xét thêm bí mật phải không?

- Quả thực có lệnh ấy. Nhưng tôi cũng thấy vui khi thi hành nhiệm vụ. Tôi phải phụ trách đi theo đoàn người này để chuyển giao cho Ủy ban ở vùng Phan Thiết, nhưng tôi tình nguyện đi để khỏi tham gia một công tác khác. Cha mẹ tôi không thuộc thành phần ba đời bần cố nông, giờ này chắc đang được... hỏi thăm sức khỏe.

Trang nghĩ thầm: “Giọt nước mắt của cán bộ. Của quí. Anh này chắc chưa nhiều tuổi đảng, mà mới là một thanh niên theo tiếng gọi “xếp bút nghiên”!

Cả đoàn người cứ đi lang thang như thế cho đến khi đến một làng cạnh bờ biển Mũi Né, và được chuyển giao cho một nhóm người khác chỉ huy. Nghỉ ngơi được mấy hôm, một buổi sáng lúc Trang còn đang ngủ bỗng giật mình nghe tiếng súng nổ quanh vùng. Trang vội dậy theo mọi người vừa đi, vừa chạy, vừa té nhào để xuống bến ngay cổng sau trụ sở, nơi đã có nhiều ghe neo sẵn.

Từng người, từng người lần lượt len lén lội xuống nước, tay lần theo sợi dây buộc sẵn để trèo lên một chiếc ghe lớn cắm neo cách bờ không xa, định cứ thế chèo trốn ra khơi. Nằm nép xuống gầm ghe, Trang lắng nghe tiếng súng nổ, nhiều viên đạn xuyên qua mui ghe, có lẽ quân Pháp đã vây chặt và đã trông thấy ghe nàng chèo nhanh có vẻ khả nghi.

Mọi người bắt đầu bàn tán tìm cách đổi ghe. Họ ngừng chèo, một người nấp sau mui ghe nhảy xuống nước mang theo một đầu dây thừng, lặn sang ghe bên cạnh cách nhau hơi xa, buộc đầu dây vào với ghe bên kia. Họ tranh nhau xuống trước, thân mình cố chìm sâu, tay lần theo sợi dây thừng.

Không tranh giành nên Trang là người cuối cùng, lần được sang đầu dây bên kia thì thấy giây đã bị cắt. Trang đành phải nổi lên mặt nước và ngay trước mặt nàng, một chiếc ghe có những mũi súng đen đang chờ đón.

Tất cả đều bị giải lên bờ. Bộ áo quần mỏng ướt sũng dán sát vào người làm Trang thấy ngượng nghịu. Một sĩ quan Pháp vào lục soát ngôi nhà cạnh đấy, lấy một chiếc chăn dày quấn vào người Trang rồi lùa Trang xếp hàng theo với đám người bị bắt.

Trang lặng yên ngồi bệt xuống đất, đầu cúi gầm như mọi người. Thì ra quân Pháp có mật báo một nhóm người Bắc tiến đã đến trụ sở của du kích địa phương, và trong đó có cả một bà bạn thân của Đại Tướng Nguyễn. Bà được hộ tống ra Bắc, vì lý do chính trị hay gia đình, chỉ có cán bộ cao cấp biết thôi.

Quân Pháp đã có kế hoạch hành quân rõ ràng, họ bao vây cả làng đánh cá và đến ngay trụ sở của Ủy Ban để bốc luôn một đám mấy trăm người.

Tất cả đều ngồi bệt xuống đất hai tay để lên đầu trên một bãi cỏ rộng. Trong số vàng thau lẫn lộn ấy có cán bộ, có quân du kích, có lính Nhật, có dân chài lưới đánh cá trong làng và có cả những tù nhân vô tội bị giải đi nơi khác.

Nhiều người lính Pháp rảo vòng quanh canh chừng, một đám khác đứng lại chỉ trỏ bàn tán, có lẽ họ đang nhận xét bên ngoài để chia thành phần. Giữa đám phụ nữ chài lưới khỏe mạnh, cao đen, Trang bé nhỏ da trắng tóc dài thực không giống ai. Những đôi mắt xanh non, xanh thẳm chiếu vào nàng không ít.

Phơi nắng từ sáng đến trưa, đợi lúc bọn lính Pháp tản mát đi ăn, một người thông dịch viên Việt Nam vờ đến đưa cho Trang một cốc nước, hỏi khẽ:

- Cô có quen ai làm việc dưới tỉnh Phan Thiết không?

- Tôi quen với ông Phùng hồi xưa. Ông ấy từng làm việc dưới quyền ba tôi.

Tối hôm qua tình cờ Trang nằm ngủ ở phòng bên cạnh, nghe được nhà chủ cũng là Trưởng ban gì đó khai hội. Họ kết án Ông Phùng là Việt Gian vì ông đã chịu ra làm việc với quân Pháp, và họ định ám sát ông. Trang nghe lõm bõm tên ông với chức vụ nên mới biết được.

- Ông Phùng bây giờ làm to lắm, vậy lúc họ hỏi cô cứ đòi gặp ông ấy. Họ cho phép, tôi sẽ đi mời ông ấy ngay, đừng để bị giam một ngày nào cả. Nếu ông ta chịu bảo lãnh nhận ra, thì mọi sự sẽ bình yên.

Không biết có phải nhờ mẹ tu nhân tích đức, xưa mẹ ở hiền nên nay con mới gặp lành. Trang cảm ơn Trời Phật, cảm ơn mẹ, và cảm ơn người thông ngôn Việt Hoa không quen biết, đã gánh chịu tiếng Việt gian để tìm dịp giúp những người vô tội.

Không biết chị Hạnh, người yêu của Đại Tướng Nam Bộ có được cái may mắn như Trang không. Suốt thời gian băng rừng vượt suối, Trang không ngờ là mình tháp tùng đoàn người hộ tống một nhân vật đặc biệt. Và mục đích của chuyến đi có lẽ cốt để đưa chị Hạnh về quê. Vì Trang cũng xin về quê nên được tháp tùng. Những bí mật quân sự này cố nhiên không đến phần Trang hiểu nổi.

Suốt cuộc hành trình, chị Hạnh cũng ăn mặc mặc đơn sơ, không phấn son như mọi người. Chỉ khác là khi cắm trại nơi chị ngủ được vệ sĩ Nhật canh gác. Chị có một cô thông ngôn vì vệ sĩ của chị toàn là lính Nhật. Đó là những Samurai của xứ Phù Tang không chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Hoàng nên đào ngũ vào rừng với một số súng ống đạn dược đem theo tặng quân kháng chiến.

Quả nhiên cái thành phần không giống ai hơi ít ỏi nên Trang được thẩm vấn trước. Sau khi biết được lý do tại sao Trang lại ở trong cái ổ của du kích, quân Pháp gọi điện thoại ngay cho ông Phùng chủ tỉnh và ông Công Sứ cũng từng làm việc chung một tỉnh với ba Trang.

Họ là những viên chức thời Pháp thuộc, đã kè kè ngay sau lưng quân Giải Giới Anh. Xong thủ tục giải giới là quân Anh giao ngay bản đồ và súng ống cho quân Pháp dàn dựng lại, người cai trị cũ, bổn cũ soạn lại không mất công gì cả.

Hình như cuộc điện đàm đã thành công, nhóm thẩm vấn được lệnh phải đối đãi với Trang theo phép lịch sự của người văn minh.

Tối hôm ấy Trang ăn bữa cơm tù Tây một mình trong một căn phòng của ai không biết, chắc bị bắt buộc phải nhường cho Trang dùng tạm. Trang nhớ đến tối qua lúc cả bọn lâu la đang vây quanh mâm cơm tù ở trụ sở của Ủy Ban, chỉ có mắm tép với cơm nguội, thì chị Hạnh ngồi một mình một cỗ với món thịt chó Ủy Ban đặc biệt chiêu đãi khách quí. Trang chưa bao giờ trông thấy ai ăn thịt chó, hay thịt chó hình dáng ra sao. Trang tò mò cứ đứng nhìn chầm chập. Chắc chị Hạnh tưởng Trang thèm nên hỏi:

- Thịt luộc chấm nước mắm gừng. Không kho nấu gì cả. Ăn không?

Trang lắc đầu:

- Cám ơn, nhưng không biết ăn thịt chó.

- Ngon lắm. Đây có nước dưa, muốn chan cơm không?

Trang lại lắc đầu cám ơn. Quả thực Trang sợ vì thuờng nghe mẹ nói ai ăn thịt chó lúc chết xuống Âm phủ, đi ngang qua cầu sẽ bị chó sủa rớt xuống cầu cho rắn rết thuồng luồng ăn thịt. Trang không dám không tin mẹ, mà cũng chưa từng ăn nên từ chối lòng tốt của chị.

Không biết giờ này chị Hạnh ở đâu. Có được đối đãi một cách văn minh không?

Trang được thả ra ở tạm nhà Ông Bà Phùng ít lâu, bèn trở lại Saigon tìm người chị dâu bà con. Nhờ chị liên lạc, Trang nhận được tin cho biết gia đình cũng lãnh đủ những bắt bớ hạch hỏi của mỗi chánh quyền như ai.

Khi tất cả các con đã thành chiến sĩ “một ra đi...” cả rồi thì Chánh quyền lại một lần nữa sang tay. Ba Me Trang và em trai còn nhỏ sau khi tản cư đã hết đường đều bị bắt. Lúc Dung viết thư, Ba Me đã được quân Pháp thả, chỉ còn anh Tân phải ở lại với chiếc áo có số, vì tội anh to hơn hết. Anh biết làm lựu đạn, biết chế thuốc súng và sửa các thứ máy móc khí giới cho quân kháng chiến.

Các chị em gái Trang tản mác mỗi người một chiến khu. Một phần theo tiếng gọi “xếp bút nghiên...” nhưng có lẽ phần để đổi lấy sự an toàn cho hai thân già thì nhiều hơn.

Mẹ đầu tóc đã bạc phơ vì thế sự thăng trầm, nay mới biết đem tình thương chia đều cho các con một cách bộc lộ hơn thì các con không còn được hưởng vì đã tản lạc hết mất rồi!

Trang lại còn được nghe một bài thơ của ba Trang làm tả nỗi thương nhớ con. Trang nghe thơ cảm động đến ứa nước mắt:

Ngao ngán cho con đã lạc đường,
Giận thì khi đánh, quạnh thì thương...

Bài thơ còn dài và còn nhiều dòng lạ lùng. Ba Trang cũng biết thương con sao? Con người nghiêm khắc, tuy nhiều lúc cũng biết khôi hài, nhưng không bao giờ để ý đến sự giáo dục con cái! Thực là một sự không ngờ!

Trang hy vọng đấy không phải chỉ là tứ thơ bất chợt của một hồn thơ, cho nên khi những giọt nước mắt cảm động đã lau ráo, Trang thấy hương vị ngọt ngào thương yêu còn vương vấn dù nhẹ như tơ.

Nhớ lại những ngày xưa, Trang lại thấy một nỗi thắc mắc vô cớ. Sự kết hợp của ba và me là do tình yêu, một tình yêu cuồng nhiệt say đắm đến nỗi cả hai bất chấp trăm nghìn khó khăn của đại gia đình thời phong kiến cản trở để được có nhau.

Nhưng khi người ta cần khẩn cấp những đứa con trai để bảo đảm cho cuộc hôn nhân chắp nối cả hai phía ấy được an toàn, thì sự có mặt của một đàn con gái 4 đứa từ từ nối tiếp nhau ra đời là một ân sũng Trời ban mà lòng người không muốn. Cho đến khi đứa em trai út ra đời. Tổng kết 2 trai, địa vị của me mới được củng cố.

Trang lại nhớ đến những sự trái ngược của cha mẹ, me với cái chủ thuyết “Người ăn thì còn, con ăn thì hết”, cố làm sao cho các con chịu đủ các thứ khổ sở để có thể ra lăn lóc chịu đựng với đời. Có lẽ vì những khổ nhục bà đã chịu nên không muốn các con cũng sẽ trải qua chăng?

Ba Trang thì trái lại, chủ trương “Muốn thương người, phải thương mình trước”. Ba Trang làm cho mình được dễ chịu tất cả mọi phương diện trước, thừa ra sẽ đến các con. Mà sự thực một người đã tự yêu mình có bao giờ thấy thừa đâu.

Ở thế hệ của ông, thế hệ “sao lục y theo bản chính” của các thế hệ trước, con cái ít khi được nghe một lời âu yếm, một cử chỉ săn sóc, một nỗi lo lắng cho tương lai. Các cụ ngoài giờ làm việc, nào tiếp đãi bạn bè, nào những lễ nghi quan hôn tang tế, nào giờ ăn, nào giờ ngủ, nào giờ đi chơi giải trí... còn có giờ nào đâu là giờ cho các con. Mà các con đối với ông lại là những đứa con gái không chờ đợi, không muốn có nhưng đã hiện diện lỡ rồi, thì đó là bổn phận của người mẹ phải săn sóc kiểu nhờ Trời mà thôi.

Ba Trang, con người vừa có năng lực làm việc phi thường vừa tài hoa, con người biết làm thơ Đường luật, biết đàn, biết vẽ, hơn nữa lại có một khuôn mặt đẹp trai và cái tài nói chuyện có duyên, với ngần ấy điều kiện, ba Trang tuy đã có vợ với mấy đàn con, ông cũng thừa phong độ làm rung động những trái tim già, tim trẻ.

Trang nhớ hồi bé, ba còn là một công chức nhỏ, một lần me Trang đi chợ về, chị Dung bèn chạy ra ngõ mách:

- Me, có cô Ngọc Vân đến chơi. Me dặn con có khách đến phải pha nước nhưng cửa đóng con không vào được.

- Thôi con chơi ngoài sân vậy, để me lại ra chợ mua thêm rau nhé, me quên.

Me Trang lại xách giỏ ra đi. Trang nhìn mắt me long lanh ướt mà không hiểu gì hết. Một giờ sau me mới về, và tối hôm ấy tôm cá đều ươn hết, nhưng ba Trang vẫn không nói gì, me cũng không nói gì, hình như không có chuyện gì khác thường xảy ra cả.

Còn một lần Trang thấy vẫn còn nhớ rõ rệt như mới hôm qua. Lúc ba Trang đã làm Tỉnh trưởng một tỉnh miền thượng du, cái tỉnh nhỏ đầu tiên của cuộc đời làm quan, một hôm có một bà bạn của me từ Saigon tới thăm. Trang tò mò nấp sau lưng mẹ để nhìn bà khách Saigon ăn mặc thực đẹp ấy.

- Tôi đến thăm anh chị mục đích chỉ cốt xin anh chị một đứa con.

Trang vội chạy đi loan báo cho tất cả các anh chị em biết cái tin động trời ghê gớm ấy, và người nào cũng lắc đầu:

- Không, em không đi theo cái bà Saigon ấy đâu.

- Em cũng không, em ở nhà cơ.

Đêm hôm ấy, Trang đang ngủ bỗng giật mình thức dậy, ngạc nhiên thấy me nằm cạnh ôm chặt lấy mình, me hôn Trang nhưng sao mặt me lại ướt? Trang úp mặt vào lòng me ngủ lại, với cái kiêu hãnh được ngủ với mẹ, vì thường me vẫn ngủ với ba cơ mà.

Lúc bà bạn Saigon của me về rồi, chị em Trang vừa sung sướng vừa ngạc nhiên vì bà ấy không bắt ai đi theo làm con cả. Mãi về sau Trang mới hiểu bà ấy đến xin một đứa con là con chưa đẻ để bà tự đẻ lấy. Và Trang mới hiểu tại sao hôm ấy mắt me Trang lại ướt.

Trang hiểu được sự thực của người cha lạnh lùng, Trang hiểu được bề trái của người me, lúc nào cũng tự khoe là rộng rãi, chiều chồng, không ghen... và đó chỉ là một trong trăm ngàn câu chuyện vẫn thường xảy ra, nhưng vì người ta khéo léo quá, nhã nhặn quá, lịch sự quá nên mọi sự đều lướt qua êm đẹp.

Nhiều đêm Trang thấy không chịu nổi những cơn hen ngạt thở, Trang cắn chặt chiếc khăn tay vào miệng chặn những tiếng nức nở để mặc nước mắt chảy, cho đến khi mệt quá ngủ thiếp đi.

Trong khu vực chiếm đóng, đêm đêm nghe tiếng chân giày đinh của toán quân viễn chinh đi rầm rập ngoài đường, hay khi nghe tiếng đấm cửa ầm ỹ ở một nhà nào trong phố, Trang thấy tim đập mạnh hồi hộp một cách lạ lùng.

Cuộc sống thực là bấp bênh, một người nào giận ghét, một câu nói lỡ lời, cầm một số tiền trong tay, có một điểm nào xuất sắc. Tất cả đều có thể là cái cớ để bị bắt, bị giết. Trong thời loạn, một mạng người chỉ như một giọt máu rơi, có nghĩa gì đâu! Trang đâm ra liều lĩnh và giấc mộng viễn du ngày xưa như đang chuẩn bị thành hình.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Thiếu Thất lục môn


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.86.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...