"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» Chương 2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT »»

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật
»» Chương 2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT

Donate

(Lượt xem: 6.761)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - Chương 2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT

Font chữ:


Diễn đọc: Thế Giới Phật Giáo

Hoặc nghe giọng đọc Tàng Thư Phật Học dưới đây:

THƯỢNG TỌA BỘ

Th.1 Phẩm tánh của đức Phật

Đây là một phần của đoạn nói về ba Quy y (xem *Th.93) thường được tụng bằng Pāli ở các buổi lễ, cũng như suy niệm trong các đề mục tu thiền tùy niệm.

Ở đây, này các tỳ-kheo, Thánh đệ tử thành tựu tín tâm bất động đối với đức Phật như vầy: ‘Thế Tôn là vị A-la-hán,116 Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Tchú giải thuật ngữ và tên riêng.rượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’

Rājā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.343, dịch Anh P.H.

Tương quan Phật và Pháp

Bản tánh của Phật được xem là tương quan mật thiết với Pháp, theo nghĩa rằng lời dạy của Ngài, đạo lộ dẫn đến cứu cánh của Phật giáo, và tự thân mạn-đà-la (maṇḍala)’ của tâmcứu cánh này, Niết-bàn.

Th.2 Thấy Pháp, tức thấy Phật

Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo dù sống cách xa đến bảy trăm dặm, nhưng là người không hiện tham trong các dục… hay với tâm không sân hận,… chánh niệm hiện tiền, chánh tri, định tĩnh, tâm nhất cảnh (tập trung trên một điểm), phòng hộ các căn, tỳ-kheo ấy thân cận Ta… Vì sao? Tỳ-kheo ấy thấy Pháp; ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta.

Saṅghāṭikaṇṇe Sutta: Itivuttaka 91, dịch Anh P.H.

Th.3 Phật chính Pháp

Trong đoạn này, A-la-hán Mahā-kaccāna (Đại Ca-chiên- diên) nêu rõ đức Phật là gốc của Pháp.

Thế Tôn là vị tri giả nên biết rõ, là vị kiến giả nên thấy rõ; Thế Tôn chính là nhãn (con mắt), chính là trí, chính là pháp, là vị tối thắng (Brahmabhūta), là vị thuyết giả, vị tuyên thuyết, vị soi sáng ý nghNày các thiện nam tử, chính vì điều đó nên ĩa, vị trao cho bất tử (Niết-bàn), vị chủ của pháp (pháp chủ), là Như Lai (xem *L.20).

Madhupiṇḍaka Sutta: Majjhima-nikāya I.111, dịch Anh P.H.

Th.4 Phật như là hiện thân của Pháp

Những đoạn này giới thiệu thuật ngữ Pháp thân (Pāli. dhamma-kāya, Skt. dharma-kāya), vốn được suy tưởng rất nhiều và mở rộng trong Phật giáo Đại thừa (xem *M.9–11, *V.2). Kāya nghĩa là ‘thân’, nhưng có thể có nghĩa là ‘tập hợp’, bao gồm một tập hợp các phẩm tánh thuộc về tâm. Trong một hợp từ, ta không thể biết được từ đầu tiên là số ít hay số nhiều, do đó, dhamma có thể có nghĩa là Pháp (Dhamma) ở số ít toàn xưng, hay dhamma ở số nhiều, các phẩm tánh được tu tập trên thánh đạo. Trong đoạn đầu tiên, hợp từ này là tính từ và dường như có nghĩa rằng đức Phật là một người có thân là các ‘công đức / phẩm tánh’, tức đặc tính, là Pháp: Ngài là một người có thân là tập hợp của các phẩm tánh Pháp, Ngài là hiện thân của Pháp. Đoạn dẫn cho đoạn được nêu ra dưới đây là *Th.44. Trong đoạn thứ hai, hợp từ là danh từ, vị A-la-hán ni Mahā-pajāpatī, di mẫu của đức Phật, nói với đức Phật.

Này Vāseṭṭha, ai mà tín tâm nơi Như Lai đã trụ vững, đã bám rễ, đã xác lập, kiên cố mà tất cả thế gian bao gồm sa-môn, bà- la-môn, chư thiên, Ma, Phạm, không ai có thể làm cho dao động, người ấy xứng đáng để nói rằng: “Ta là con đích tử của Thế Tôn, sanh từ miệng Thế Tôn, sanh từ Pháp, hóa sanh bởi Pháp, là người thừa tự Pháp”. Vì sao vậy? Bởi vì, này Vāseṭṭha, đây là những từ đồng nghĩa với Như Lai: ‘Pháp thân’, ‘Phạm thân’ (Tối Thắng giả), ‘Pháp thể’ (tác thành pháp), ‘Phạm thể’ (tác thành Tối thắng).

Aggañña Sutta: Dīgha-nikāya III.84, dịch Anh P.H.

Bạch Thiện Thệ, con là mẹ của Ngài. Đấng Đại Huệ, Ngài là cha của con: Ngài là vị Hộ chủ ban cho nguồn Pháp lạc, (nên) con được sanh bởi Ngài, thưa Gotama!

Bạch Thiện Thệ, sắc thân Thiện Thệ con nuôi lớn. Pháp thân tịnh vô cấu của con, do Thiện Thệ trưởng dưỡng.

Therī-apadāna, section 17, vv. 31–32: Apadāna p.532, dịch Anh P.H.

Tự tánh của Phật

Th.5 Đức Phật chỉ là một con người?

Phần giới thiệu của đoạn *L.38 đề cập đến ‘ba mươi hai tướng đại nhân’ duy chỉ Phật và Chuyển luân vương mới có. Điều này cho thấy rằng ngay cả sắc thân của đức Phật cũng được xem là vi diệu, và là nghiệp cảm bởi các ba-la-mật được tu tập trong nhiều kiếp. Trong đoạn trích gây ấn tượng này, thuật chuyện có một người nhìn thấy một trong ba mươi hai tướng đại nhân nơi dấu chân của Phật, và cho rằng đây không thể là dấu chân của con người. Sau đó, ông gặp đức Phật và hỏi có phải Ngài là thiên thần, nhạc thần (gandhabba: càn-thát-bà), đại lực quỷ (yakkha: dạ-xoa) hay là người. Đức Phật nói rằng Ngài không phải là ai trong số đó (và trong đời vị lai sẽ không là ai bất kỳ trong số đó), nhưng là người đứng trên tất cả thế gian này, là nơi mà Ngài đã trải qua tu tập, chính xác là một vị Phật.

Rồi Doṇa theo dấu chân của Thế Tôn, thấy Ngài đang ngồi dưới một gốc cây, căn tịch tĩnh, ý tịch tĩnh, các căn được chế ngự, được thủ hộ, như voi chúa đã được thuần phục, đạt đến tối thượng thuần phục, khiến người nhìn khởi tâm tịnh tín, phát sanh hoan hỷ.

Thấy rồi, ông liền đi đến Ngài, thưa rằng ‘Tôn giả, Ngài có thể là trời chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là trời.’ ‘Ngài có thể là nhạc thần chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là nhạc thần.’ ‘Ngài có thể là đại lực quỷ chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là đại lực quỷ.’ ‘Ngài có thể là một con người chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là con người.’

‘… Vậy Ngài có thể là gì?’ ‘Này bà-la-môn, với các lậu chưa được đoạn trừ, thì Ta có thể là thiên thần; nhưng Ta đã đoạn trừ các lậu, đã diệt tận các hữu, như cây đa-la đã bị chặt đứt rễ, không còn sanh trưởng được nữa. Với các lậu chưa được đoạn trừ, thì Ta có thể là nhạc thần… đại lực quỷ… con người; nhưng Ta đã đoạn trừ các lậu, đã diệt tận các hữu, như cây đa-la đã bị chặt đứt rễ, không còn sanh trưởng được nữa.

Ví như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị ô nhiễm bởi nước, cũng vậy, tuy cũng sinh ra trong thế gian, lớn lên trong thế gian, Ta đã chinh phục thế gian, không bị ô nhiễm bởi thế gian. Hãy ghi nhận, này bà-la-môn, Ta là Phật (vị đã tỉnh thức).

Doṇa Sutta: Aṅguttara-nikāya II.37–9, dịch Anh P.H.

Tiền thân Phật: Bồ-tát tích tập các ba-la-mật, và những đệ tử đắc quả

Th.6 Chuyện Bổn Sanh (Jātaka) và các ba-la-mật của Bồ-tát

Đức Phật hiện tại đã từng gặp một vị Phật quá khứ trong nhiều đời trước đây, và đã phát nguyện thành Phật. Sau đó, Ngài tiếp tục tu tập trong nhiều đời, và gặp nhiều vị Phật quá khứ khác. Bản sanh truyện (jātaka), thể tài văn học rất phong phú, thuật chuyện các đời quá khứ của Bồ-tát (một chúng sanh chuyên hướng đến thành Phật), sau này thành đức Phật lịch sử. Phần Bổn Sanh của Thánh điển Pāli có 547 chuyện theo thể thi kệ, và bản chú giải văn xuôi triển khai những câu chuyện này thành một loạt những câu chuyện đạo, mà không nghi ngờ gì là đã tiếp thu và cải biên những câu chuyện dân gian Ấn-độ. Bộ Cariyā-piṭaka (III.15 vv.8–11), ‘Sở Hành Tạng’, một bản kinh ngắn (37 trang) là một tác phẩm cuối cùng được đưa vào của Thánh điển Pāli. Bộ này tập trung vào một số chuyện Bổn Sanh để minh họa mười ‘ba-la-mật’ (Pāli. pāramī, Skt. pāramitā) của Bồ-tát: bố thí, trì giới, xuất ly, trí tuệ, tinh tấn, an nhẫn, chân thật, quyết định, tâm từ, và xả tâm. Mỗi pháp này được nói là có ba cấp: ba-la-mật, thượng ba-la-mật (upapāramī), và thắng nghĩa ba-la-mật (paramattha-pāramī; Buddhavaṃsa I.77). Đây được xem là các pháp được tu tập bởi một vị A-la-hán, một vị độc giác, và một vị chánh đẳng giác. Đoạn sau được trích một chuyện Bổn Sanh thuật chuyện Bồ-tát khi là Magha, đã lãnh đạo những người khác làm những việc có lợi cho cộng đồng, nhưng sau lại bị vu cáo tội trộm cắp. Bị kết án, cùng với những người bạn của mình, bị voi chà đạp cho chết, Ngài bảo vệ tất cả họ bằng cách khích lệ họ khởi tâm từ với kẻ vu khống, với người ra lệnh trừng phạt, và con voi.

Vào một thời nọ, có ba mươi nam tử dẫn đầu bởi Bồ-tát thảy có cùng mục đích; Ngài dựng họ trong năm giới, và sau đó thường cùng với họ đi khắp nơi hành các thiện hành… Họ dùng những cây gậy dọn sạch tất cả những tảng đá nằm trên các đường làng; đốn ngã những cây có thể đập vào trục xe; san bằng những nơi ghồ ghề; đắp những con đường cái, xây nhà hội, đào bể nước; họ hành bố thí và trì giới. Bằng phương tiện này, phần lớn dân làng đều làm theo lời dạy của Bồ-tát và thọ trì giới.

Nhưng ông thôn trưởng thầm nghĩ, ‘Trước đây, khi những người này thường uống rượu, giết hại v.v..., ta thu được nhiều tiền, nào tiền rượu, tiền phạt, tiền nộp thuế. Nay niên thiếu bà-la-môn Magha khiến họ giữ giới, nó ngăn ngừa giết hại và các tội khác’. Ông giận dữ và gào lên: ‘Ta sẽ làm cho bọn chúng từ bỏ giữ năm giới!’.

Rồi ông ta đi đến tâu vua: ‘Tâu Đại vương, có một bọn cướp, chúng tàn phá xóm làng, và gây nhiều tội ác’. Vua nghe nói như vậy, liền bảo thôn trưởng dẫn họ đến trước bệ… [ông vâng lệnh, vu cáo họ với vua]. Không điều tra, vua tức khắc hạ lệnh dẫn họ đi cho voi chà. Quân lính bắt tất cả những người ấy nằm xuống trên sân vua và dẫn voi đến. Bồ-tát khích lệ họ, ‘Các bạn hãy nhất tâm trì giới; phát khởi tâm từ đối với kẻ vu cáo, đối với vua, đối với con voi, và đối với tự thân.’

Voi được dắt đến để chà đạp họ cho chết. Nhưng khi được dắt đến, nó không chịu bước đến gần, chỉ rống to rồi bỏ chạy. Họ lại dắt đến những con voi khác, nhưng tất cả đều bỏ chạy như vậy. Nghĩ rằng chắc trong tay những người này có phương thuốc gì, vua ra lệnh lục soát, nhưng không thấy gì; vua nói, ‘Vậy chắc họ có chú thuật gì đó. Hãy hỏi xem chúng có chú thuật gì không’. Thuộc hạ của vua hỏi, Bồ-tát trả lời có chú thuật… Vua cho gọi tất cả bọn họ đến và bảo ‘Hãy nói cho ta hay chú thuật của các người’.

Bồ-tát trả lời, ‘Tâu Đại vương, chúng tôi không có chú thuật gì ngoài điều này: không ai trong 30 người chúng tôi sát sanh, lấy của không cho, tà hành trong các dục, nói dối, uống rượu; chúng tôi tu tập tâm từ; chúng tôi bố thí; chúng tôi san phẳng đường đi; chúng tôi đào các bể nước, chúng tôi dựng nhà công hội: đấy là chú thuật của chúng tôi, là sức mạnh của chúng tôi’.

Vua rất hài lòng; nói với họ, ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của kẻ vu cáo và ban cấp cho họ, và buộc kẻ vu cáo làm nô lệ cho họ…

Kulāvaka-jātaka: Jātaka I.199-200, dịch Anh P.H.

Th.7 Phật và các A-la-hán

Đoạn *L.18 nêu rõ rằng Chánh Đẳng Giác là vị khai phát lại con đường giải thoát khi bị mất dấu. Đoạn này cho thấy rằng đây là điểm khác biệt chính yếu giữa một vị Chánh Đẳng Giác và các vị A-la-hán.

Ở đây, thế nào là sự sai biệt, sự đặc thù, sự bất đồng giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, và một tỳ-kheo huệ giải thoát (giải thoát do tuệ mà không do định)?... Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác là vị phát khởi lên con đường trước kia chưa phát khởi, dẫn sanh con đường trước kia chưa được dẫn sanh, thuyết thị con đường trước kia chưa được thuyết thị; là vị tri đạo, giác đạo, thiện xảo đạo. Các đệ tử là những vị an trú đạo, tùy thuận thành tựu đạo.

Sambuddha Sutta: Saṃyutta-nikāya III.66, dịch Anh P.H.,

Th.8 Phật biết nhiều điều nhưng chỉ dạy những gì hữu ích cho việc tu tập

Đoạn này gợi ý rằng những điều Phật thấy biết thật quá nhiều, so với các A-la-hán, nhưng chỉ dạy những gì dẫn đến chứng đắc giải thoát.

Một thời, Thế Tôn trú tại Kosambī trong rừng cây siṃsapā. Bấy giờ Thế Tôn nhặt lên một ít lá siṃsapā trong tay, và bảo các tỳ-kheo: ‘Các ông nghĩ sao, này các tỳ-kheo? Đâu nhiều hơn, nắm lá trong tay Ta, hay lá trong rừng cây siṃsapā?’

‘Bạch Đại Đức, lá trong nắm tay Thế Tôn chí ít; thật quá nhiều là lá trong rừng cây siṃsapā.’

‘Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các ông thật là quá nhiều. Những gì mà Ta đã nói ra thật là quá ít. Vì sao, này các tỳ-kheo, Ta đã không nói hết những điều ấy? Bởi vì, này các tỳ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản phạm hạnh, không dẫn đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói hết những điều ấy. Và này các tỳ-kheo, điều gì mà Ta đã dạy? Ta đã dạy: ‘Ðây là khổ’; Ta đã dạy: ‘Ðây là khổ tập’; Ta đã dạy: ‘Ðây là khổ diệt’; Ta đã dạy: ‘Ðây là con đường đưa đến khổ diệt’.

Siṃsapā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.437–478, dịch Anh P.H.

Th.9 A-la-hán quả

Những đoạn này tóm tắt ngắn gọn bản tánh của A-la-hán (nguyên nghĩa là ‘xứng đáng được tôn kính: Ứng cúng’), vị đã y theo những gì Phật dạy mà hành trì để chấm dứt mọi nguyên nhân của khổ, chứng đạt Niết-bàn, và cuối cùng chấm dứt tất cả sanh tử. Tùy theo các năng lực đạt được mà

có sự sai khác, như hồi ức đối với quá khứ, khả năng làm thầy thuyết đạo. (Xem thêm *Th.205ff).

‘Này hiền giả Sāriputta, được nói “A-la-hán, A-la-hán”. Vậy A-la-hán có nghĩa là gì?’ ‘Đoạn trừ tham, đoạn trừ sân, đoạn trừ si, này hiền giả, đây là nghĩa A-la-hán.’

Arahantta Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.252, dịch Anh P.H.

Người mà ý tịch tĩnh, ngữ và nghiệp tịch tĩnh, giải thoát bằng chánh trí, người như vậy an tĩnh.

Dhammapada 96, dịch Anh P.H.

Như Lai sau khi chết

Như được thấy trong *Th.20, đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi ‘không xác định’ (vô ký vấn): sau khi chết, Như Lai tồn tại, hay không tồn tại, hay vừa tồn tại vừa không tồn tại, hay ‘không phải vừa tồn tại vừa không tồn tại. Từ 'tồn tại' (hoti: là / đang là) ở đây, thường được dùng để khẳng định tính đồng nhất, chẳng hạn như ‘ông bà-la-môn ấy là một đại thần’, hoặc tương đương với nghĩa ‘đang xảy ra’; đó là nói về các sự biến và tính đồng nhất trong thời gian. Kinh điển nói rõ ràng rằng Phật hay những vị đã giác ngộ khác hoàn toàn không còn tái sinh: không thể nói một vị như vậy là ‘tồn tại’ sau khi chết trong cõi tạm nào đó. Nhưng cũng không thể nói rằng vị đó hoàn toàn là ‘không tồn tại’, nếu câu ‘không tồn tại’ hàm nghĩa rằng ‘vị mà các lậu đã bị đoạn trừ, diệt tận (chỉ vị A-la-hán) vị ấy sau khi thân hoại mạng chung không còn tồn tại’ (Saṃyutta-nikāya III.110). Câu ‘vừa tồn tại vừa không tồn tại’ bị phủ định hàm nghĩa rằng một vị đã giác ngộ sau khi chết sẽ tồn tại trong một trạng thái mà chỉ một phần tự thể tái sanh trong cảnh giới vô sắc siêu việt tất cả sắc tưởng; và câu nói ‘không phải còn cũng không phải không còn’ hàm nghĩa rằng vị ấy đang tồn tại trong trạng thái cực kỳ muội lược: tái sanh ở cảnh giới vô sắc cao nhất, ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’. Hơn nữa, những người hỏi Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết được cho là lầm tưởng Ngài là một Ngã thể giác ngộ.

Th.10 Như Lai vô lượng như đại dương

Trong đoạn này, du sĩ Vaccahagotta hỏi Phật về số phận của một Thánh giả sau khi chết. Phật không chấp nhận bất kỳ khả tính nào trong bốn khả tính được nêu và nói rằng hỏi như vậy chẳng khác nào hỏi lửa đi về đâu khi bị dập tắt. Cho rằng ‘lửa’ là một trong bốn nguyên tố (4 đại chủng, mahābhūta) tổ hợp thành vật chất (sắc sở tạo), và cho rằng một trong bốn khả tính nói Thánh giả giác ngộ sẽ thành hư vô, không tồn tại sau khi chết, thí dụ này không thể hàm nghĩa rằng một vị đã giác ngộ sẽ hoàn toàn đoạn diệt sau khi chết. Đúng hơn, như một ngọn lửa không có nhiên liệu (upādāna), vị Thánh giả không còn chấp thủ (upādāna), thì không còn gì để dẫn đến bất kỳ tái sanh nào. Ngay cả trong đời này, các vị ấy cũng được xem là ‘thâm sâu... khó dò như đáy đại dương’, vì đã đoạn trừ mọi chấp thủ, không còn bám chặt vào và như vậy không tự đồng nhất với năm uẩn là tổ hợp thân và tâm, tác thành một con người. Một tác phẩm hậu Thánh điển sơ kỳ, nói rằng đức Phật vẫn ‘tồn tại’, Milinda Sở Vấn (Milindapañha) (p.73), nói rằng đức Phật vẫn “tồn tại”, mà không thể định vị ở đâu, nhưng có thể chỉ ra được bằng y cứ Pháp thân (Dhamma-kāya)’, bởi Ngài vẫn thuyết pháp.

‘Nhưng, Tôn giả Gotama, tỳ-kheo tâm giải thoát như vậy tái sanh nơi nào (sau khi chết)?’ ‘Nói “sanh”, này Vaccha, không thích đáng.’ ‘Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không tái sanh?’

‘Nói “không sanh”, này Vaccha, không thích đáng.’ ‘… vừa tái sanh vừa không tái sanh.’ ‘… không thích đáng.’ ‘… không vừa tái sanh vừa không tái sanh.’ ‘… không thích đáng.’

‘… Đến đây thì, thưa Tôn giả Gotama, tôi trở nên vô trí; đến đây thì tôi trở nên mê mờ. Đàm luận trước đây khiến tôi có tịnh tín đối với Tôn giả Gotama, nay tịnh tín ấy biến mất trong tôi.’ ‘Tất nhiên rồi, Vaccha, ông trở nên vô trí. Tất nhiên rồi, ông trở nên mê mờ. Pháp này thật là sâu xa, khó thấy, khó tỏ, tịch tĩnh, vi diệu, siêu việt tầm tứ, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Với những ai có tri kiến khác, nhẫn thọ khác, sở thích khác, gia hành khác, sư truyền khác, thật rất khó có thể hiểu được. Trường hợp như vậy, Ta giờ sẽ nêu một vài câu hỏi; ông hãy trả lời nếu thấy thích hợp.

Ông nghĩ thế nào, này Vaccha: Nếu một ngọn lửa đang cháy trước mặt ông, ông có nhận thức hay không, rằng “Ngọn lửa này đang cháy trước mặt tôi”?’ - ‘… có…’ - ‘Nhưng nếu có người hỏi: này Vaccha, “Ngọn lửa đang cháy trước mặt ông này, do duyên gì mà nó cháy?” Được hỏi vậy, ông trả lời như thế nào?’ ‘… tôi sẽ trả lời “Ngọn lửa đang cháy trước mặt tôi này do duyên bởi cỏ và củi.”’
‘Nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt ông, ông có nhận thức hay không, rằng “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi”?’ ‘… có…’ ‘Và nếu có người hỏi ông “Ngọn lửa đã tắt trước mặt ông ấy, nó đã đi đâu? Đi về phương đông, phương tây, phương bắc, hay phương nam?” Được hỏi vậy, ông trả lời thế nào?’ ‘Hỏi như vậy là không thích đáng, Tôn giả Gotama. Bất kìkỳ ngọn lửa nào cháy do bởi cỏ và củi, khi hết cỏ và củi, nếu không có thêm chất đốt khác, vì không có gì giữ ngọn lửa, nó đã “tắt mất”.’

‘Cũng vậy, này Vaccha, do bởi sắc pháp nào mà Như Lai được nhận biết, sắc ấy Như Lai đoạn trừ, đã cắt đứt rễ, như cây Tāla bị cắt đứt rễ không sanh trưởng được nữa trong tương lai. Giải thoát do đoạn trừ sắc, này Vaccha, Như Lai thật là thâm sâu, vô lượng, khó dò như đáy đại dương. “Sanh”, không thích đáng, “không sanh”, cũng không thích đáng, “vừa sanh vừa không sanh khởi”, không thích đáng, “không vừa sanh vừa không sanh”, không thích đáng. Do bởi cảm thọ nào… do bởi tưởng nào… do bởi hành nào… do bởi thức nào Như Lai được nhận biết, cảm thọ, cho đến thức ấy Như Lai đoạn trừ, đã cắt đứt rễ, như cây Tāla bị cắt đứt rễ không sanh trưởng được nữa trong tương lai. Giải thoát do đoạn trừ sắc, này Vaccha, Như Lai thật là thâm sâu, vô lượng, khó dò như đáy đại dương.

Aggi-vacchagotta Sutta: Majjhima-nikāya I.486–488, dịch Anh P.H.

Th.11 Siêu việt sanh tử, vị giác ngộ siêu việt ngôn từ

Đoạn này nhấn mạnh rằng một vị giác ngộ siêu việt sanh tử (không phải là ‘sau khi’ chết, vì điều này vẫn ngụ ý tồn tại trong thời gian) là siêu việt mọi khả thuyết về Ngài.

Niên thiếu Upasīva hỏi:
‘Vị mà đã đi mất (như mặt trời lặn, hay đã đi đến đích), phải chăng không tồn tại, hay thường hằng, không bệnh? Nguyện Mâu-ni giải rõ, để con như thật hiểu, Pháp đã được nói này.’

Thế Tôn trả lời:
‘Này Upasīva, kia đã đi mất, không thể lường; không thể nói kia còn, không còn. Với ai nói đến Ngài. Khi mọi pháp bị đoạn tuyệt căn, mọi ngôn từ cũng bị đoạn tuyệt.’

Upasīva-māṇavapucchā Sutta: Sutta-nipāta 1075–1076, dịch Anh P.H.

ĐẠI THỪA

Danh hiệu và phẩm đức của đức Phật

M.1 Giải thích các danh hiệu của Phật

Phần này giải thích các phẩm đức của đức Phật như được tìm thấy trong *Th.1.

1. Đức Như Lai (Tathāgata), từ quán bất tịnh118 cho đến thành tựu chánh đẳng chánh giác, từ địa vị trang nghiêm đến địa vị giải thoát, vượt trội các vị thanh văn và bích-chi-phật, vì thế Ngài được gọi là Vô thượng sĩ, ‘đấng không ai bằng’.

2. Đức Như Lai, đấng Thế Tôn, dạy các pháp tu Không định, Tưởng Thọ diệt tận định, bốn thiền, từ bi, mười hai nhân duyên đều vì lợi ích chúng sinh. Các pháp đức Như Lai đã diễn bày là không thay đổi. Vì lý do đó, Ngài được gọi là Như Lai, ‘đấng đã đến như vậy’. Lại nữa, đức Phật trước tiên bắt đầu từ trang nghiêm địa rồi thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, do đó Ngài được gọi là Như Lai, ‘đấng đã đi như vậy’.119

3. Ngài đã thành tựu được những phẩm đức vi diệu, chân thật120 nên được gọi là A-la-hán, ‘đấng Ứng cúng’. Lại nữa, Ngài xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người nên được gọi là A-la-hán.

4. Ngài đã giác ngộ hai loại sự thật (nhị đế), sự thật mang tính quy ước (tục đế) và sự thật tối hậu (chân đế), nên Ngài được gọi là ‘Chánh đẳng chánh giác’.

5. Ngài đã thành tựu giới hạnh và đầy đủ ba minh (ba loại trí tuệ) vì thế Ngài được gọi là Minh hạnh túc, ‘đấng đủ trí tuệ và đức hạnh’.

6. Ngài sẽ không còn tái sinh trở lại trong bất cứ hình thức nào nên được gọi là Thiện thệ, ‘đấng đã khéo vượt qua’.121

7. Ngài đã hiểu thấu hai thế giới, thế giới hữu tình và thế giới vật chất, nên được gọi là Thế gian giải, ‘đấng hiểu rõ thế gian’.

8. Ngài thông hiểu phương tiện để điều phục chúng sinh nên được gọi là Điều ngự trượng phu, ‘đấng khéo điều phục’.

9. Ngài có năng lực khiến cho chúng sinh không còn sợ hãi, khéo léo giáo hóa khiến cho họ lìa khổ được vui, do đó Ngài được xưng tụng là Thiên nhân sư, ‘bậc thầy của trời và người’.

10. Ngài hiểu rõ mọi hiện tượng cũng như việc làm, nên Ngài được gọi là Phật, ‘đấng tỉnh thức’. Lại nữa, Ngài chiến thắng bốn loại ma,122 do vậy Ngài được gọi là Bạc-già-phạm, ‘Thế Tôn’.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishōvol.24, text 1488, ch.16, p.1051b01– b16, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.2 Xưng tụng đức Phật

Những bài kệ sau đây được trích từ một bài ca tụng đức Phật của một nhà thơ Đại thừa.

1-2. Thật thích hợp để người có trí quy y nơi đấng vô khuyết, đấng đầy đủ mọi đức hạnh. Thật thích hợp để tôn kính và ca tụng Ngài, và để y chỉ giáo pháp của Ngài…

27. Không ganh ghét người trên, không khinh khi kẻ dưới, không tranh đấu với người ngang mình. Với cách hành xử này, đạt tối thắng trong cuộc đời.

28. Chú tâm đến những nhân duyên tốt lành chứ không phải kết quả của chúng; và thông qua sự tu hành các thắng hành, mọi đức hạnh được tròn đầy…

40. Thành tựu được Pháp bảo, và từ đó thành tựu được sự tối thắng. Chỉ bằng vào sự thành tựu đó mà Ngài bình đẳng với Pháp bảo, và nó an lập trong Ngài…

52. Đoan nghiêm mà tịch tĩnh, rực rỡ mà không chói chang, mạnh mẽ mà từ tốn, sắc thân Ngài toàn mĩỹ…

56. Diệu đức của Như Lai trú ở đâu hơn ở thân đủ các tướng hảo trang nghiêm của Ngài…

58. Mọi người trong thế gian, không ngoại trừ một ai, bị phiền não bao phủ.123 Để cứu đời khổ não, từ lâu Ngài đã an trú trong đại bi.

59. Nên xưng tán gì trước, Ngài hay tâm đại bi của Ngài, cái đã giữ Ngài ở lại giữa luân hồi124 lịch kiếp, dù biết nó vốn xấu xa?

60. Ngài vốn thích tịch tĩnh nhưng vì lòng đại bi mà đã trải qua nhiều kiếp giữa quần sinh (huyên náo)…

92. Nghe Ngài lòng hoan hỉ, thấy Ngài tâm tịnh an. Lời Ngài mang hoan lạc, pháp Ngài cho giải thoát…

94. Ca tụng Ngài, dứt trừ được cấu uế; hoài niệm Ngài, được hoan hỉ. Tìm cầu Ngài, được minh tuệ; hiểu thấu Ngài, được thanh tịnh.

95. Gặp Ngài được cát tường, phụng sự Ngài trí tuệ sinh, quý kính Ngài được vô úy, tôn kính Ngài phước tăng thêm.

96. Thanh tịnh bởi tịnh giới, tịch tĩnh bởi thiền định, an nhiên bởi trí tuệ, Ngài là hồ phước lành…

98. Ngài là hòn đảo cho những ai đang bị lũ cuốn, là sự che chở cho những người bị thương, là nơi quy y cho những ai sợ tái sinh, và là chốn thanh vắng cho những người cầu giải thoát.

99. Với mọi loài hữu tình, Ngài là đấng Ứng cúng vì tịnh giới của Ngài viên mãn, là phước điền vì Ngài cho ra quả,125 và là thiện hữu vì Ngài thường giúp đỡ…

113. Bỏ niềm vui tịch tĩnh mà nhận lấy mệt nhọc; sống chung với kẻ ngu, với những sự đối đãi,126 và với mọi người; Ngài đón nhận những điều trắc trở như thể chúng là phước lạc.

114. Siêng năng làm lợi ích cho đời với một tấm lòng vô nhiễm. Thật là phước lạc vô cùng, Phật tánh của chư Phật…

116. Ngài là người che chở hùng cường, vì thương tưởng chúng sinh mà bỏ qua sự tôn kính, nhập gia tùy tục để phục vụ chúng sanh…

119. Ngài giúp đỡ những người muốn hại Ngài còn nhiều hơn người bình thường giúp đỡ những ai muốn giúp họ.

120. Với oán thù muốn làm hại, Ngài là bạn lành hay giúp đỡ. Ngài luôn kiếm tìm những điều tốt đẹp nơi những kẻ luôn kiếm tìm lỗi của người.

124. Dưới phương tiện khéo léo của Ngài, kẻ lỗ mãng trở thành nhẹ nhàng, kẻ keo kiệt trở thành hào phóng, và kẻ tàn bạo trở thành hiền lành…

138. Ngài đã tuyên thuyết về sự tận diệt của phiền não và xua tan những trò lừa của ác ma, đã dạy rõ sự khiếm khuyết của sinh tử luân hồi và chỉ bày chốn xa lìa lo sợ.

139. Vì tâm đại bi, còn điều lợi ích nào cần làm cho chúng sinh mà Ngài chưa làm?

142. Vì thương tưởng thế gian, từ lâu Ngài đã truyền bá Chánh pháp trên cõi đời, đã giáo hóa nhiều vị thánh đệ tử có khả năng đem lại lợi ích cho tam giới.127

143. Ngài đã giáo hóa rất nhiều vị đại đệ tử, vị sau cùng trong số đó là Tu-bạt-đà-la (Subhadra). Ngài còn nợ điều gì với các loài chúng sinh?

145. Ngài đã dạy rằng sắc thân và Pháp thân của Ngài hiện hữu vì lợi ích cho kẻ khác. Dù đã Niết-bàn, Ngài cũng chỉ cho thế giới hoài nghi thấy được con đường.

Śatapañcaśatka-stotra of Mātṛceṭa, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.3 Xưng tụng công đức vô lượng của Như Lai

Đoạn này ca ngợi công đức vô lượng của đức Phật, được phu nhân Thắng Man (Śrīmālā) xướng lên ngay sau khi nhận được một bức thư từ phụ vương và mẫu hậu gửi đến.

Thắng Man được thư, hoan hỷ cúi đầu tiếp nhận. Bà đọc thư, ghi nhớ kỹ, phát tâm hy hữu, bèn nói các bài kệ cho Chiên- đề-la (Chandra) nghe như sau:

Ta nghe: danh hiệu Phật, chưa từng có trên đời. Lời ấy nếu chân thật, Ta sẽ tưởng thưởng ngươi.

Cúi lạy Phật Thế Tôn, xuất hiện vì thế gian; xin cũng thương tưởng con, cho con thấy tôn nhan.

Tâm niệm ấy vừa phát, Phật hiện giữa hư không; với tịnh quang sáng chói, rạng ngời tối thắng thân.

Thắng Man cùng quyến thuộc, Cúi đầu lạy sát chân. Bằng cả tâm thanh tịnh, Tán thán công đức Phật.

Như Lai diệu sắc thân, Thế gian không gì hơn, Tối thắng, bất tư nghì; Con cúi đầu đảnh lễ.

Sắc Như Lai vô tận, Trí tuệ cũng không cùng; Hết thảy Pháp thường trụ, Con chí thành quy y.

Hàng phục tâm xấu ác, Và bốn loại thuộc thân,128 Đã đến cõi nan phục; Con kính lạy Pháp vương.

Biết hết thảy nhĩ-diệm, Trí tuệ thân tự tại, Nhiếp trì tất cả Pháp, Con cúi đầu đảnh lễ.

Kính lễ đấng không lường, Kính lễ đấng vô tỉ, Kính lễ pháp vô biên, Kính lễ siêu tư duy;

Thương xót che chở con, Cho lớn hạt giống Pháp. Đời này và đời sau, Mong Phật thường nhiếp thọ.

Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra ch.1: sūtra 48 of Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 353, p.217a16–217b10; cf. text 310, pp.672c24–673a18, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.4 Tự tánh của vô thượng Chánh đẳng chánh giác

Đoạn kinh này diễn tả sự giác ngộ của đức Phật như một sự vô đắc — bởi vì chính sự thể nghiệm việc buông xả triệt để mọi chấp thủ mà thấy được tính không thể nghĩ bàn của chân lý.

“Này Tu-bồ-đề (Subhūti), ý ông nghĩ sao, có chăng tồn tại một pháp bất kỳ mà do bởi pháp đó Như Lai chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác?

Tu-bồ-đề trả lời, “Thưa không, bạch Thế Tôn. Không tồn tại bất cứ một pháp bất kỳ nào mà do bởi pháp đó Như Lai chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác”

Đức Thế Tôn nói, “Đúng vậy, đúng vậy, Tu-bồ-đề. Chí thiểu không tồn tại một pháp nào,129 mà do bởi pháp đó Như Lai chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.”

Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 22, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Phật tánh

Trong khi Phật giáo Thượng tọa bộ xem đức Phật lịch sử như một con người vừa mới giác ngộ, một con-người-trở-thành- cứu-cánh; Phật Giáo Đại thừa và Kim cang thừa lại xem Ngài như là sự thị hiện của một đức Phật siêu việt, đấng đã giác ngộ từ vô lượng kiếp trước, một vị thánh hiện thân cho chân lý tối hậu vượt thoát thời gian.

M.5 Lo sợ Phật nhập Niết-bàn không còn thấy nữa

Trong đoạn này, nhiều vị thần và thiên bậc thấp than khóc trước viễn cảnh đức Phật sắp nhập Niết-bàn tối hậu.

Thấy Phật nhập Niết-bàn, chúng con chìm biển khổ, rất sầu lo, đau buồn, như trâu nghé mất mẹ.

Bần cùng không ai giúp, như người bệnh ngặt nghèo, không lương y chăm sóc, ăn đồ không nên ăn.

Chúng sinh bệnh phiền não, thường bị kiến chấp hại.

Xa lìa đấng Y vương, uống nhầm thuốc độc hại, nên cúi nguyện Thế Tôn, chẳng nên hiện xả ly.

Như nước không có vua, dân chúng bị đói khát, chúng con cũng như vậy, mất bóng mát, pháp vị.

Nay nghe Phật Niết-bàn, lòng chúng con rối loạn, như mặt đất chấn động, mất hết các phương hướng.

Đại Tiên nhập Niết-bàn, mặt trời Phật rụng xuống, nước Pháp đều khô cạn, chúng con sẽ chết chắc.

Như Lai nhập Niết-bàn, chúng sinh rất khổ não, như con của trưởng giả, vừa mất cha lẫn mẹ.

Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 374, ch.3, pp.0375c07–21, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.6 Đức Phật không thật sự biến mất khi nhập Niết-bàn

Đoạn này mô tả đức Phật chân thật là thường tại: việc nhập Niết-bàn của Ngài chỉ là sự thị hiện.

Đức Phật bảo Ca-diếp (Kāśyapa): “Như một người khi không nhìn thấy mặt trăng, liền nói ‘mặt trăng lặn’, rồi hình thành khái niệm ‘lặn’. Tuy nhiên, mặt trăng, về bản chất, thực sự không lặn mất. Nó chỉ thay đổi địa điểm và hiện ra nơi khác. Mọi người ở nơi khác sẽ bảo ‘mặt trăng mọc’; kỳ thực, mặt trăng đó vốn không thật sự mọc ra. Vì sao vậy? Mặt trăng đó không hiện ra là bởi vì núi Tu-di che khuất.130 Nó vốn thường hiện diện, không mọc cũng không lặn. Như Lai, đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cũng như thế; xuất hiện trong thế giới hệ ba ngàn đại thiên. Ở cõi Diêm-phù-đề, thị hiện có cha mẹ, chúng sinh đều nói rằng ‘[đức Như Lai] xuất hiện ở Diêm- phù-đề;’ thị hiện nhập Niết-bàn, thể tánh của Như Lai, thật sự, vốn không Niết-bàn, nhưng các loài chúng sinh đều bảo rằng ‘đức Như Lai thật sự đã nhập Niết-bàn,’ cũng như mặt trăng lặn. Thiện nam tử, Như Lai vốn không sinh diệt, vì hóa độ chúng sinh mà thị hiện có sinh diệt.

Thiện nam tử, giống như mặt trăng tròn này ở nơi khác sẽ thấy là khuyết, mặt trăng khuyết ở nơi này thì ở nơi khác sẽ thấy là tròn. Người ở cõi Diêm-phù-đề khi thấy trăng non liền bảo ‘ngày mồng một’ và hình thành khái niệm ‘trăng non’; khi thấy trăng tròn liền bảo ‘ngày mười lăm’ và hình thành khái niệm ‘trăng tròn’. Tuy nhiên, trăng này vốn không có khuyết hay tròn, do núi Tu-di mà có tăng hoặc giảm. Thiện nam tử, Như Lai cũng vậy, ở cõi Diêm-phù-đề, hoặc thị hiện đản sinh hoặc thị hiện Niết-bàn. Thị hiện đản sinh thì giống như trăng non. Khi mọi người nói ‘đồng tử mới sinh đi bảy bước’ thì giống như trăng ngày mồng hai. Thị hiện đến lớp học thì như trăng ngày mồng ba. Thị hiện xuất gia thì như trăng ngày mồng tám. Thị hiện phóng hào quang trí tuệ to lớn và vi diệu, có năng lực phá ác ma trong vô lượng chúng sinh, thì giống như trăng tròn ngày rằm. Lại nữa, thị hiện sự trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng hảo131 và tám mươi vẻ đẹp, rồi thị hiện Niết-bàn, những việc đó cũng giống như trăng bị khuyết dần.

Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 375, p.657a17–b07, cf.
Taishō vol.12, text 374, p.416a18–c03, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.7 Như Lai thọ mạng vô lượng. Phật thị hiện thường trú

Đoạn này trích từ kinh Pháp hoa, tuyên bố rằng đức Phật đã thành tựu Phật quả không phải mới trong kiếp hiện tại mà đã từ vô lượng kiếp về trước. Ngài đã thị hiện trong thế giới của chúng ta (và những thế giới khác) rất nhiều lần trong hình tướng một đức Phật loài người để truyền dạy Chánh Pháp rồi sau đó nhập vô dư Niết-bàn. Ngài thị hiện như thế để chúng sinh không nghĩ rằng Ngài vẫn còn đâu đó bên họ và giúp đỡ họ mà sinh biếng nhác, thay vào đó, phải nỗ lực trên con đường tu tập. Chân thân của Ngài trú ở một cảnh giới vượt lên trên thế gian này.

Các thiện nam tử, hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho các ngươi biết thần lực của Như Lai. Các thiện nam tử, tất cả trời, người, a- tu-la trong thế gian này đều nghĩ rằng đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni, trong kiếp hiện tại, ra khỏi cung điện họ Thích, đến ngồi nơi đạo tràng tại thành Gayā, thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tuy nhiên, các người chớ nghĩ như vậy. Các thiện nam tử, Ta đã thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác từ trăm ngàn vạn ức vô số kiếp về trước.…

Các thiện nam tử, từ lúc đó Ta đã giáo hóa chúng sinh trong thế giới Ta-bà này và trong trăm ngàn vạn ức vô số thế giới khác. Này các thiện nam tử, trong khoảng thời gian đó, Ta nói đến Phật Nhiên Đăng (Dīpaṃkara)132 và các đức Phật, A- la-hán khác; Ta cũng nói đến sự nhập Niết-bàn cùng với các việc làm phi thường khác của chư Phật. Đó đều là do Ta dùng phương tiện để giáo hóa vậy.

Lại nữa, các thiện nam tử, khi các chúng sinh đến chỗ Như Lai, Như Lai sẽ xem xét các căn của họ, như tín căn… là lanh lợi hay chậm lụt mà thọ ký danh hiệu,133 bảo rằng Ta sẽ nhập Niết-bàn, rồi dùng nhiều giáo pháp khác nhau khiến cho chúng hoan hỷ.…

Các thiện nam tử, thọ mạng mà Ta có được do quá trình tu tập con đường Bồ-tát trước đây vẫn chưa hết.134 Các thiện nam tử, thọ mạng của Ta chưa hết bởi nó gấp đôi con số trăm ngàn vạn ức vô số kiếp như đã trải qua. Các thiện nam tử, nay Ta tuyên bố Niết-bàn nhưng kỳ thật không phải Niết-bàn. Vì sao vậy? Này các thiện nam tử, Ta sẽ không dẫn chúng sinh đến chỗ thành thục nếu ở lại quá lâu. Nếu chúng sinh luôn dễ dàng thấy Ta, chúng sẽ không vun trồng các thiện căn, và sẽ lãng quên tu tập thiện nghiệp. Chúng sẽ trở thành nghèo khổ ngu tối, tham trước các dục, và sẽ bị dính mắc trong lưới tà kiến. Khi gặp được Như Lai, chúng sẽ rất vui mừng; nhưng nếu Như Lai cứ ở ngay bên cạnh, chúng sẽ không nghĩ rằng Như Lai rất khó gặp được. Chúng sẽ không nỗ lực để thoát khỏi tam giới,135 và họ sẽ không nghĩ rằng khó gặp được Như Lai.

Này các thiện nam tử, chính vì điều đó nên Như Lai dùng pháp phương tiện nói rằng, ‘các tỳ- kheo, thật là khó gặp được sự xuất thế của Như Lai.’
Vì sao vậy? Vì những chúng sinh trải qua vô số trăm ngàn vạn ức kiếp, có kẻ gặp Như Lai, có kẻ không. Các thiện nam tử, vì lý do đó nên Ta nói rằng ‘các tỳ-kheo, thật là khó gặp được sự xuất thế của Như Lai.’ Khi hiểu được rằng khó để gặp được một đức Như Lai, chúng sẽ biết được cái gì là an ổn, cái gì là khổ não. Khi không gặp được đức Như Lai, A- la-hán, Chánh đẳng chánh giác, chúng sẽ mong muốn được thấy đức Như Lai, sẽ ngưỡng mộ đức Như Lai và gieo trồng thiện căn, nhờ đó mà được lợi ích, tiến bộ và an lạc lâu dài. Một khi biết rằng chúng đã đạt được lợi ích, Như Lai sẽ thị hiện nhập Niết-bàn, dù rằng không thật sự nhập Niết-bàn, để cho những chúng sinh đó sinh tâm khát ngưỡng mà tu tập.

Các thiện nam tử, đó là phương tiện giáo hóa của Như Lai, không phải Như Lai nói lời hư ngụy.

Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, ch.15, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.8 Như Lai đồng đẳng vô vi

Đoạn này nói rằng đức Phật, cũng như Niết-bàn, là vô vi.

Một thiện nam tử, nếu muốn hộ trì Chánh Pháp, không nên nói rằng Như Lai đồng đẳng với các hành. Như Lai không đồng đẳng với các pháp hành. Nếu ai nói như thế, người ấy nên tự trách rằng “tôi là một kẻ ngu muội, không có tuệ nhãn.” Chánh Pháp của Như Lai là bất khả tư nghị, vì thế không nên nói rằng Như Lai là hữu vi. Ngài là vô vi. Một người có chánh kiến nên nói rằng Như Lai là vô vi. Vì sao? Vì Như Lai có năng lực sinh ra thiện pháp và từ bi để lợi ích chúng sinh, cũng giống như một phụ nữ nghèo xả bỏ thân mạng trên sông Hằng vì thương yêu đứa con của mình.

Thiện nam tử, Bồ-tát hộ Pháp nên phải như vậy. Vị ấy thà hi sinh thân mạng chứ không nói rằng Như Lai đồng với pháp hữu vi. Vị ấy nên nói rằng Như Lai đồng với pháp vô vi. Vì nói rằng Như Lai đồng với pháp vô vi, vị ấy sẽ đạt được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng như phụ nữ kia xả bỏ thân mạng vì đứa con sẽ được sinh lên cõi trời Phạm thiên. Vì sao? Vì người ấy hộ trì Chánh Pháp. Thế nào là hộ trì Chánh Pháp? Là bảo rằng Như Lai đồng với pháp vô vi. Thiện nam tử, người ấy tự nhiên chứng đắc giải thoát như thế dù rằng người ấy không tìm cầu, cũng giống như người phụ nữ kia xả bỏ thân mạng vì đứa con sẽ tự nhiên được tái sinh lên cõi Phạm thiên, dù không có tâm mong cầu.

Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol. 12, text 375, chapter 2, p.613c10-23; cf. Taishō vol. 12, text 374, vol.12, p.374a19–28, dịch Anh T.T.S. và D.S.

Ba ‘thân’ Phật

Tư tưởng Đại thừa về tự tánh của Phật được hệ thống hóa thành giáo lí lý ‘Ba thân’ (tri-kāya) của Phật. Pháp thân (Dharma-kāya) (xem Th.4) là thể tánh chân thật; Báo thân (Saṃbhoga-kāya) là thân ở cảnh giới tịnh độ mà chỉ các đại Bồ-tát mới thấy được; và Hóa thân (nirmāṇa-kāya) là thân xuất hiện trong thế giới phàm phu như thế giới mà loài người đang sống.

M.9 Pháp thân I: Như Lai là Pháp thân, không đến không đi.

Những đoạn kinh văn dưới đây nói lên ý nghĩa rằng hình tướng và âm thanh của đức Phật không biểu lộ đức Phật chân thật: chỉ có thể thấy Phật qua Pháp của Ngài, mà trong đoạn trích dịch dưới đây, đó là những phẩm đức (pháp) gắn liền với Chánh Pháp như một con đường tu tập.

Bồ-tát đại sỹ Pháp Thượng (Dharmodgata) nói với Bồ-tát đại sỹ Thường Đề (Sadāprarudita): “… Thiện nam tử, một người bị thiêu đốt dưới cái nóng của mùa hè, vào lúc giữa trưa của tháng cuối hè, có thể sẽ thấy một huyễn tượng chuyển động trong không trung. Người ấy đuổi theo và tự nghĩ rằng ‘ta thấy nước, ta sẽ có nước để uống!’ Thiện nam tử, ông nghĩ nước đó đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Sẽ chảy vào biển đông hay biển nam, biển tây, biển bắc?

Thường Đề nói: “Thiện nam tử, trong huyễn tượng đó nước vốn không tồn tại, làm sao nói được nó từ đâu đến và đi về đâu. Thiện nam tử, người khờ dại, vô trí, bị thiêu đốt dưới cái nóng của mùa hè, thấy huyễn tượng và khởi ý tưởng nước ở nơi không có nước. Thật ra, nơi ấy vốn không có nước.”

Pháp Thượng nói: “Đúng vậy, đúng vậy, thiện nam tử. Người nào chấp trước vào hình sắc hay âm thanh của Như Lai và khởi ý tưởng Như Lai có đến có đi thì cũng như vậy. Nên biết, những ai mà khởi ý tưởng Như Lai có đến có đi là người khờ dại, vô trí, cũng giống như người hình thành khái niệm nước ở nơi không có nước. Vì sao vậy? Vì không thể thấy Như Lai qua sắc tướng; vì Như Lai là Pháp thân.”

Aṣṭasāhaśrikā Prajñāpāramitā Sūtra, ch.31, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Những ai thấy Ta qua sắc tướng và tìm Ta qua âm thanh, người ấy đang hành tà pháp, sẽ không thấy được Ta.

Hãy quán Phật như là Pháp, bởi các Đạo Sư chính là Pháp thân. Nhưng, Pháp tánh vốn không thể nhận biết, vì không phải là khả tri bởi thức.

Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 26, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.10 Pháp thân II: Pháp thân lưu xuất từ những phẩm tính của Thánh Đạo

Đoạn này cho thấy Pháp thân là sự lưu xuất từ nhiều phẩm tính của Phật đạo.

Này các nhân giả, thân của Như Lai là Pháp thân, sinh từ vô lượng công đức và trí tuệ; sinh từ bố thí, trì giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến; sinh từ từ, bi, hỉ, và xả; sinh từ bố thí, tự điều phục, và trì giới; sinh từ nhẫn nhục và nhu hòa; sinh từ thiện căn được thành tựu bởi cần hành tinh tấn; sinh từ tĩnh lự, giải thoát, nhất tâm, và định; sinh từ đa văn, trí tuệ, và phương tiện thiện xảo; sinh từ ba mươi bảy đạo phẩm;136 sinh từ chỉ và quán; sinh từ mười lực, bốn vô úy, và mười tám pháp bất cộng của Phật; sinh từ tất cả các ba-la-mật; sinh từ thần thông và diệu trí. Nó sinh ra từ sự đoạn trừ các bất thiện pháp và sự tích tập các thiện pháp; sinh từ chân lý, thật lý; sinh từ không phóng dật; sinh từ vô số nghiệp thanh tịnh.

Này các nhân giả, nếu muốn chứng được thân của Như Lai để diệt trừ hết thảy bệnh chướng của tất cả chúng sinh, các người hãy phát tâm cầu vô thượng bồ-đề.

Trưởng giả Duy-ma-cật của gia tộc Ly-xa đã thuyết pháp cho những người đến thăm bệnh như thế, khiến cho vô số nghìn người phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 2, sec.12, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.11 Phật và các đại Bồ-tát thị hiện dưới vô số hình tướng

Đức Phật thị hiện dưới hình tướng nào cũng giúp chúng sinh đến với Chánh pháp và đưa họ đến giải thoát.

Như Lai phân thân vô số để độ thoát vô lượng chúng sinh. Hoặc hiện thân nam tử, hoặc hiện thân nữ nhân, hoặc hiện thân trời rồng,137 hoặc hiện thân quỷ thần; hoặc hiện núi, rừng, sông, ngòi, suối, hồ, ao, giếng để lợi ích mọi người và giải thoát tất cả. Lại có lúc hiện thân Thiên đế Thích138—vua của các vị trời, hoặc hiện thân Phạm vương, hoặc hiện thân Chuyển luân vương, hoặc hiện thân cư sĩ, hoặc hiện thân quốc vương, hoặc hiện thân tể tướng, hoặc hiện thân quan viên, hoặc hiện thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ…, hoặc hiện thân Thanh văn, A-la-hán, Bích-chi-phật, Bồ-tát… để thành tựu chúng sinh. Như Lai không phải chỉ thị hiện thân Phật.

Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra, Taishō vol.13, text 412, ch.2, p.779b18–b26, dịch Anh D.S.

Phật tánh

Mọi chúng sinh đều tàng chứa Như Lai tạng (Tathāgata- garbha)—phôi thai hay bào thai Như Lai—nghĩa rằng chúng có trong mình quang minh bản hữu của Phật tánh. Như Lai tạng vốn quang rạng và thanh tịnh như bản tánh của tâm trong (*Th.24) nhưng bị che phủ bởi những phiền não khách trần. Trong phần lớn các ngữ cảnh sau đây, Như Lai tạng chỉ cho một dịch ngữ khá rộng, đó là ‘Phật tánh’

M.12 Bản tánh Như Lai tạng trong các chúng sinh

Đoạn thứ nhất được trích từ một bản kinh quan trọng mà dường như đó là bản kinh đầu tiên giới thiệu tư tưởng Như Lai tạng. Kinh đưa ra chín thí dụ về mối tương quan giữa Như Lai tạng và chúng sinh bằng vào những ý nghĩa của từ ‘garbha’: tạng hay bào thai, phôi thai, đài hoa, mật thất, vỏ hạt hoặc hạt, hay nội tạng của bất cứ thứ gì. Bản kinh tự diễn tả được đức Phật dạy cho hàng ngàn tỳ-kheo ưu việt và vô số Bồ-tát khoảng mười năm sau khi Ngài thành đạo. Hầu hết các thí dụ gợi ý rằng Như Lai tạng là Phật tánh ẩn tàng bên trong chỉ cần được vén bày bằng cách trừ bỏ những phiền não đang che phủ, nhưng thí dụ thứ 3, 6 và 8 lại cho rằng đó là thứ cần được phát triển và làm cho thành thục. Tổng hợp lại, những thí dụ này nói rằng Như Lai tạng là khả năng thành Phật tiềm ẩn quí giá cần được khai phát và làm cho chín muồi.

(1) Đức Phật dạy, “Thiện nam tử, như vô số hoa sen do đức Phật biến hóa bỗng chốc tàn úa, vô số hóa Phật ngồi kiết già trong hoa sen ấy, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, phóng ánh sáng to lớn, thật là hi hữu, ai cũng cung kính. Cũng vậy, thiện nam tử, Ta dùng Phật nhãn quán sát hết thảy chúng sinh, thấy Như Lai trí, Như Lai nhãn và Như Lai thân ngồi kiết già bất động giữa các phiền não tham, sân và si. Thiện nam tử, hết thảy chúng sinh tuy ở trong chốn phiền não nhưng luôn có Như Lai tạng không bị nhiễm ô, đức tướng đầy đủ không khác gì ta.

(2) Giống như mật ong thuần khiết ở trên vách đá hoặc ở trên cây được bầy ong vô số bao quanh bảo vệ, Như Lai tạng bị các phiền não bao phủ và che đậy.

(3) Lại nữa, thiện nam tử, giống như hạt lúa chưa bóc trấu, kẻ khờ dại đần độn xem thường bỏ đi, nhưng sau khi bóc sạch lại đem dùng được.…

(4) Lại nữa, thiện nam tử, giống như vàng ròng rơi vào chỗ dơ, khuất lấp nhiều năm, vàng không hư hoại mà mọi người không hay biết.…

(5) Lại nữa, thiện nam tử, giống như trân bảo được cất giấu trong nhà kẻ bần cùng mà không ai hay biết.…

(6) Lại nữa, thiện nam tử, giống như trái xoài, hạt của nó chưa hư hoại, đem vùi dưới đất thì sẽ mọc lên cây lớn, vua trong các giống cây.…

(7) Lại nữa, thiện nam tử, giống như có người mang theo tượng vàng đi qua nước khác, vì đường đi hiểm trở, sợ gặp giặc cướp nên giấu tượng vào dưới đồ rách nát để mọi người không biết. Trên đường đi, người này đột ngột qua đời. Tượng vàng do đó bị vất bỏ giữa nơi hoang vắng, người đi đường đều cho rằng dơ bẩn mà giẫm đạp lên.

(8) Lại nữa, thiện nam tử, giống như có người phụ nữ nghèo khổ xấu xí, mọi người đều xa lánh, nhưng mang thai quý tử, đứa con ấy sẽ làm thánh vương, làm chủ cả bốn châu. Người phụ nữ ấy không biết, trải qua ngày tháng vẫn thường suy nghĩ hạn hẹp, cho rằng sẽ sinh đứa con bần tiện. Cũng vậy, thiện nam tử, Như Lai quán sát hết thảy chúng sinh, trôi nổi trong sinh tử luân hồi, chịu sự thống khổ của các độc, thân của họ đều chứa bảo tạng của Như Lai nhưng không hay biết, giống như người phụ nữ kia. Vì thế, Như Lai nói pháp cho tất cả mọi người, bảo rằng ‘các thiện nam tử chớ xem thường bản thân, các ông đều có Phật tánh, nếu siêng năng diệt trừ các điều xấu ác chắc chắn sẽ trở thành các bậc Bồ-tát và Thế Tôn, rồi giáo hóa cứu độ vô lượng chúng sinh.’…

(9) Lại nữa, thiện nam tử, giống như người thợ đúc tượng đúc một pho tượng bằng vàng, đúc xong rồi lật úp nó trên mặt đất. Bên ngoài tuy trông cháy đen nhưng tượng bên trong vẫn không biến đổi. Đến khi mở khuôn bày tượng, sắc vàng liền sáng rực rỡ.…

Tathāgata-garbha Sūtra, Taishō vol.16, text 666, p.457b25–c03, c23–c27, p.458a10–a14, a24–a28, b10–b15, b23–b24, b29–c06, c15–21, p.459a07–a14, a25–b02, dịch Anh D.S.

28.… Hết thảy chúng sinh đều có Như Lai tạng, phát triển từ hạt giống [Phật].

45. Xét trên phương diện chân thật nghĩa, không có sự khác biệt giữa phàm phu, thánh nhân và Phật chánh giác. Những ai đã thấy được Chân như sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh đều có Tối thắng tạng (Jina-garbha).139…

47. Bất tịnh là chúng sinh, vừa tịnh vừa bất tịnh là Bồ-tát, toàn tịnh là Như Lai.…

49. Như hư không bao trùm tất cả mà không phân biệt, cũng vậy, tự tánh vô cấu của tâm thâm nhập khắp tất cả các pháp.…

155. Giới nầy (Phật tánh, Như Lai tạng) vốn Không, không có các đặc tính khách trần, vốn là những đặc tính dị biệt với Phật tánh; nhưng không phải Không, không có các phẩm chất siêu việt vốn không dị biệt với Phật tánh.

Ratnagotra-vibhāga of Sāramati or Maitreya, ch.1, v.28, 45, 47, 49, 155, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.13 Phu nhân Thắng Man (Śrīmālā) nói về Phật tánh

Đoạn này mô tả Phật tánh (tức Như Lai tạng) như là sở y của sinh tử luân hồi (bởi nó là căn để của tâm thức, cái có thể lầm đường lạc lối do các phiền não bám theo), nhưng đồng thời nó cũng là cội nguồn cho ước muốn giải thoát và sự tìm cầu giải thoát. Nó thường còn và thanh tịnh nhưng không phải là một cái Ngã chủ tể và bất biến.

Bạch Thế Tôn, sinh tử y trên Như Lai tạng, và do Như Lai tạng mà nói rằng không thể biết được bản thể. Bạch Thế Tôn, có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéo nói.…

Bạch Thế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng. Do ngôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử là căn hủy hoại, sinh là các căn mới khởi lên, chứ không phải rằng Như Lai tạng có sinh có tử. Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai tạng vốn thường trụ, không hủy hoại. Cho nên, Như Lai tạng là sở y, là khả năng duy trì, là khả năng kiến lập. Bạch Thế Tôn, là Phật pháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, không thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lập các pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn, được giải thoát, có biến dị, chính là Như Lai tạng.

Bạch Thế Tôn, nếu không có Như Lai tạng thì không thể có sự nhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn.140…

Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không có giới hạn nguyên thủy, là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng các khổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.

Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúng sinh, không phải mạng, không phải nhân cách. Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là cảnh giới cho những chúng sinh rơi vào thân kiến, chúng sinh điên đảo, chúng sanh loạn ý chấp không.

Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng là pháp giới tạng,141 là Pháp thân tạng, là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánh thanh tịnh. Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần142 và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao?

Thiện tâm sát-na không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não, vậy đâu có thể pháp không xúc mà có thể nhiễm ô tâm được.

Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.13, p.222b05–26; cf. Taishō vol. 11, text 310, p.677c07–27, dịch Anh T.T.S. and D.S.

KIM CANG THỪA

Phật tánh

V.1 Ai cũng có Phật tánh

Trong phẩm đầu của ‘Giải thoát bảo nghiêm luận’ nổi danh và có ảnh hưởng của mình, căn cứ trên các nguồn kinh điển Ấn-độ, vị đại luận sư Tây Tạng Gampopa (1079-1153) lập luận rằng Phật tánh (xem *M.12–13) hiện hữu trong tất cả chúng sanh, và cuối cùng sẽ chứng đắc vô thượng bồ-đề, thành Phật.

Ta cần phải tự giải thoát ra khỏi vòng luân hồi143 hư vọng và chứng đắc vô thượng bồ-đề. Thế nhưng chúng ta lại tự hỏi liệu những chúng sanh hạ liệt như chúng ta có thể tinh cần nỗ lực để đạt được như vậy chăng? Nếu như chúng ta chân chánh tinh cần nỗ lực, hà cớ gì chẳng thể thành tựu như vậy? Suy cho cùng, cũng như hết thảy hữu tình, ta cũng có Phật tánh, trong chính chúng ta – đây là nhân để thành tựu Phật quả.…

Nếu thật vậy thì do bởi nguyên do gì mà hết thảy hữu tình đều có Phật tánh? Đó là (1) bởi vì Pháp thân144, Không tánh145, sung mãn trong hết thảy hữu tình; (2) bởi vì thể tánh chân như vốn không sai biệt; và (3) bởi vì mỗi chúng sanh đều thuộc trong các chủng tánh. Do bởi ba nguyên do này mà hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh. Đây là điều được nói trong Vô thượng mật Tục (Uttaratantra), ‘Bởi vì Phật thân viên mãn biến mãn khắp mọi nơi; bởi chân như vốn không sai biệt; và bởi tất cả đều thuộc trong các chủng tánh / chủng tộc; và tất cả chúng sanh có thân đều sẵn có Phật tánh.’ (UT VII.28).

Nguyên do thứ nhất là Pháp thân, Không tánh, biến mãn khắp trong hết thảy chúng sanh. Điều này có nghĩa rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bởi vì Phật là Pháp thân; Pháp thân là Không tánh, mà Không tánh thì biến mãn hết thảy chúng sanh. Nguyên do thứ hai là thể tánh chân như vốn không sai biệt. Điều này có nghĩa rằng mọi chúng sanh đều có Phật tánh cũng bởi vì chân như của Phật không phải rộng lớn hơn hay cao hơn chân như của chúng sanh. Nguyên do thứ ba là hết chúng sanh đều thuộc trong các chủng tánh.

Điều này có nghĩa rằng mỗi chúng sanh đều thuộc một trong năm chủng tánh: chủng tánh đoạn diệt, 146 chủng tánh bất định, 147 chủng tánh Thanh văn, chủng tánh Độc giác, hay chủng tánh Đại thừa.148…

Có hai loại (Phật tánh): đã giác tỉnh và chưa giác tỉnh. Đã giác tỉnh, là đã thành tựu Phật quả viên mãn, dấu hiệu có thể thấy. Chưa giác tỉnh, là chưa thành tựu Phật quả viên mãn, dấu hiệu không thể thấy. Ở đây có thể hỏi rằng do duyên gì mà Phật tánh có thể được giác tỉnh. Đáp rằng, một khi những chướng duyên bị loại bỏ, và những thuận duyên được sẵn sàng, Phật tánh sẽ được giác tỉnh. Ngược lại, Phật tánh không được giác tỉnh. Có bốn nghịch duyên là: sanh không gặp thời có Phật (trước và sau Phật), không có tập khí (hướng đến giác ngộ), thú hướng điên đảo (xu hướng Tiểu thừa), và tội nghiệp chướng đạo. Có hai thuận duyên là: ngoại duyên là có thầy dạy Pháp, và nội duyên là như lý tác ý mong cầu thiện pháp.…

Trong số năm chủng tánh, chủng tánh Đại thừa là thân nhân (nguyên nhân trực tiếp) của Phật quả. Chủng tánh Thanh văn và Độc giác là sơ nhân (nguyên nhân gián tiếp) bởi vì các chủng tánh này rốt cuộc cũng dẫn đến Phật quả. Chủng tánh bất định có thể là thân nhân hoặc sơ nhân. Chủng tánh đoạn diệt – không có nghĩa là tuyệt đối chẳng thể thành Phật, chỉ là nguyên nhân phải trải qua thời gian rất lâu dài. Do đó, bởi vì hết thảy hữu tình đều thuộc một trong năm chủng tánh, mỗi hữu tình đều có Phật tánh.

Do vậy, bởi ba nguyên do (giải thích ở trên) mà nói rằng mỗi mỗi hữu tình đều có Phật tánh. Điều này có thể ví dụ ra sao? Phật tánh vốn có sẵn trong ta cũng như bạc trong khoáng, dầu mè trong hạt mè, bơ trong sữa. Do đó, cũng như khoáng có thể thành bạc, mè thành dầu, và sữa thành bơ, hết thảy hữu tình đều có thể thành Phật.

‘The Jewel Ornament of Liberation’, pp.6–8, 13–16, dịch Anh T.A.

Tam thân Phật

Trong Kim cang thừa, ba thân của Phật (xem *M.9–11) được xem là có sẵn tại, trong các khía cạnh khác nhau của tâm.

V.2 Ba thân Phật là tự tánh tâm

Đoạn này giới thiệu ba thân Phật từ quan điểm Đại Viên Mãn (Dzogchen)149, chỉ ra sự hiện diện của ba thân Phật trong tự tánh của tâm hay ‘trí’ (Tây Tạng gọi là rig pa) như ba mặt hay ‘chiều kích’ của thể nghiệm bất nhị.150 Ba thân trong bối cảnh này được định nghĩa là tự tánh, thể tánh và đại bi của trí, và được ví dụ với sự phản chiếu sáng tỏ mà rỗng lặng của gương. Đoạn này được trích từ ‘Đại bàng vỗ cánh’ (FG) của Lama Zhabkar (1781-1850).

EMAHO151

Bây giờ, các con thân yêu, hãy lắng lòng nghe.152

Ba thân của Phật: tự tánh, thể tánh, và đại bi cũng như năm thân (Thọ dụng thân) hay năm bộ trí153 – đều viên mãn trong tâm tánh và tự tánh quang minh này. Tự thể của tâm là tánh không, vốn không hiển sắc, không hình sắc, hay bất kỳ thuộc tính nào khác, là Pháp thân. Tự tánh quang mình của tánh không ấy là Thọ dụng thân (Báo thân). Và sự ứng hiện sai biệt không cùng tận là Hóa thân.154

Ba thân của Phật được dụ như gương. Tự thể pha lê của gương chỉ cho Pháp thân, sự sáng trong của nó dụ cho Báo thân, và sự ứng hiện không cùng tận các hình ảnh của nó dụ cho Hóa thân. Nếu chúng sanh có thể nhận ra ba thân của Phật là vốn có trong tâm, chúng sẽ tức thì thành Phật, mà không cần tu tập gì. Mặc dù ta đã nêu ra lần lượt ba thân Phật, nhưng thực ra ba chỉ là một và đồng một pháp giới,155 do vậy đừng lẫn lộn mà xem là khác nhau, các con thân yêu!

Biết ba thân Phật là chân không thanh tịnh ngay từ đầu, một thực thể duy nhất là sự hiệp nhất của quang minh và tánh không, và luôn duy trì trạng thái ấy mà chẳng hề chấp thủ. Biết ba thứ tự thể, tự tánh và đại bi lần lượt tương ứng với Pháp thân, Thọ dụng thân, và Ứng hóa thân, và biết ba thứ ấy là sự hiệp nhất đầy đủ của quang minh và tánh không, hãy tự thể nghiệm trạng thái ấy mà chẳng hề chấp thủ!

‘The Flight of the Garuda’, pp.171–72, dịch Anh T.A.

Ngũ bộ Phật bộ

Năm ‘gia tộc’ của Phật (Ngũ bộ Phật) gồm năm vị Phật Thọ dụng thân như là gia chủ (‘cha’), các Minh phi của Phật (‘mẹ’), nhiều Bồ-tát được xem là pháp tử, và một số diện mạo nhỏ khác.Trong Kim cang thừa, mặc dù các vị này được khắc họa như những bổn tôn siêu việt thuộc ngoại giới, nhưng chính thực được hiểu là các phương diện của một tự tánh.

V.3 Năm bộ Báo Thân Phật và năm trí

Trong phần tiếp theo của đoạn trước, Zhabkar nêu ra ý niệm về năm Phật Thọ dụng thân (xem phần giới thiệu trước *M.9) như năm trí có sẵn trong tự thể của tâm. Danh hiệu của mỗi vị Phật được giải thích và mô tả như là ‘diệu dụng’ của trí được định nghĩa sau đó. Sự trực ngộ của khả năng giác ngộ hiện hữu trong bản tánh bản giác của tâm có thể giúp thành tựu giác ngộ nhanh chóng.

Lại nữa, vì tự nhiên trí, trí tuệ bản nhiên tự hữu, xuất hiện trong mọi loại hình thức, đó là thân của Tỳ-lô-giá-na (Vairocana, ‘Biến Chiếu’). Không thay đổi, đó là thân của A- súc-bệ (Akṣobhya, ‘Bất Động’). Không có trong hay ngoài, đó là thân của A-di-đà (Amitābha, Vô Lượng Quang). Ví như như ý bảo châu, đó là thân của Bảo Sanh (Ratnasambhava). Và vì thành tựu mọi thứ, đó là thân của Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi). Các vị ấy không ngoài năng lực thể hiện của tự tâm.

Vì thể tánh trí của tâm mà tự tánh là quang minh biến chiếu, đó là trí đại viên kính (tấm gương lớn tròn sáng). Do bởi trí ấy biến mãn, đó là trí bình đẳng tánh. Do bởi các pháp sai biệt hiện khởi từ diệu dụng quán chiếu của trí này, đó là trí diệu quan sát. Do bởi trí này thành tựu tất cả, đó là trí thành sở tác. Và do bởi tất cả các loại trí đều thuộc về thể tánh thanh tịnh bản hữu (của tâm), đó là trí pháp giới thể tánh. Các loại trí này không tồn tại ngoài diệu dụng của tự tâm.

Nếu Ta phải chỉ cho các con thấy trực tiếp ba thân của Phật – thể tánh, tự tánh và đại bi, và năm Thọ dụng thân (Báo thân) hay năm trí – bằng cách chỉ thẳng tay vào đó, thì tất cả ở đây ngay trong sát-na hiện tại vô tác, vô niệm của tâm, không bị tác động bởi cảnh giới, không bị nhiễm ô bởi chấp thủ. Tất cả ở ngay tại đây trong sát-na tỉnh giác của tâm; đây là nơi mà từ đó tất cả chư Phật quá khứ đã xuất hiện, tất cả chư Phật trong hiện tại đang xuất hiện, và tất cả chư Phật vị lai sẽ xuất hiện. Đây là tâm của chư Phật trong ba thời, vậy đừng bao giờ tách biệt, này những người con phước đức của ta!

‘The Flight of the Garuda’, p.172, dịch Anh T.A.

V.4 Sám nguyện ngũ bộ Phật trong ‘Tử thư Tây Tạng’

Đoạn này được trích từ quyển ‘Tử thư Tây Tạng’ nổi danh, giới thiệu năm bộ Báo thân Phật, cùng với ‘gia quyến’ của các vị ấy, như là những thực tại siêu việt gặp được sau khi một người qua đời. Đó là một lời cầu nguyện với ‘phụ mẫu’ của các bộ – mà có thể được hiểu là tự tánh của mỗi người – để giải cứu người chết thoát khỏi vực thẳm của ‘trung hữu (bardo) hiểm nạn’, trạng thái trung gian giữa tử hữu và sanh hữu.156 Mỗi bộ trong năm Phật bộ đều được thiết tưởng là trình bày một đạo lộ tuệ giác về Phật độ tương ứng của mình, nơi ta có thể nhanh chóng chứng đạt giải thoát và giác ngộ. Phật bộ của một người sẽ được xác định bởi phiền não / khổ nạn nổi trội của vị ấy, được xem như một sự biểu hiện méo mó của loại trí được đại diện bởi Báo Thân Phật làm tôn chủ của bộ ấy.

Nguyện giải thoát khỏi Vực thẳm Trung hữu

Kính lễ Thượng sư, Không Hành Mẫu!

Đại bi vô lượng dẫn đạo con.

Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực ngu si,

Nguyện chư Dũng phụ, Trì Minh Tôn,158

Chỉ đường câu sanh tịnh trí quang,159

Nguyện Không hành mẫu hộ trì con;

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, bởi vô thủy vô minh,

Nguyện Đại Nhật Phật (Vairocana Buddha: Tì-lô-giá-na / Đại Nhật Phật) dẫn đạo con,

Soi đường, Pháp giới thể tánh trí,

Cúi nguyện Không Giới Tôn Thắng Mẫu (Ākāśadhātvīśvarī);160

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực sân hận,

Kim Cang Tát-đỏa (Vajrasattva Buddha),161 dẫn đạo con,

Chỉ đường trí quang đại viên kính,

Cúi nguyện Phật Nhãn Tôn Thắng Mẫu (Buddhalocanā);162

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực kiêu mạn

Nguyện Bảo Sanh Phật (Ratnasambhava Buddha) dẫn đạo con

Chỉ đường trí quang bình đẳng tánh,

Cúi nguyện Tôn mẫu Ma-ma-chỉ (Māmakī);163

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực tham dục,

Nguyện Phật Di-đà (Amitābha Buddha) dẫn đạo con

Chỉ đường trí quang diệu quan sát,

Cúi nguyện Bạch Y Tôn Thắng Mẫu (Pāṇḍaravāsinī);164

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực tật đố,

Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi Buddha) dẫn đạo con

Chỉ đường trí quang thành sở tác trí,

Cúi nguyện Bản thệ Thánh Độ Mẫu (Samayatārā);165

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, bởi vọng niệm năm độc166

Xin dẫn đạo con, năm Phật phụ,

Trên đường quang minh hợp bốn trí,167

Cúi nguyện năm Tôn thắng Phật mẫu;

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử bởi tập khí sâu dày,

Xin chỉ đường con, Hỷ Nộ168 Phật,

Trên đường quang minh và khủng bố,

Cúi nguyện Phẫn nộ Tôn thắng mẫu;

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực ngu si,

Nguyện chư Dũng phụ, Trì Minh Tôn,169

Chỉ đường câu sanh tịnh trí quang,170

Nguyện Không hành mẫu hộ trì con;

Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,

Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!

‘The Tibetan Book of the Dead’, pp.185–191, dịch Anh T.A.

Phật trong tâm

V.5 Nội mạn-đà-la Ngũ trí Như Lai

Ngược lại, đoạn này trong ‘Đại bàng vỗ cánh’ xem năm vị Phật Thọ dụng thân (Ngũ trí Như Lai) là những thực tại nội tâm, những phẩm tính khác nhau của trí bao hàm trong ‘nội mạn-đà-la (maṇḍala)’ của tâm. Hơn nữa, còn xác định chúng như là sự thanh tịnh cố hữu của năm phiền não.171

EMAHO!

Lại nữa, những người có phước duyên, hãy nghe tụng ca này!

Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana), ở trong chẳng ở ngoài.

Chân thật Tỳ-lô-giá-na, tự tánh tâm,

Trí pháp giới thể tánh lìa hý luận phân biệt,

Bản tánh vô minh, hằng thanh tịnh.

Kim Cang Tát-đỏa (Vajrasattva), ở trong chẳng ở ngoài.

Chân thật Kim Cang Tát-đỏa, trí đại viên kính,

Hiển hiện không ngừng diệu trí lực,

Bản tánh sân khuể, hằng thanh tịnh.

Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava), ở trong chẳng ở ngoài.

Chân thật Bảo Sanh Phật, trí bình đẳng tánh,

Không bác không nhận, không thủ xả,

Bản tánh kiêu mạn, hằng thanh tịnh.

Phật A-di-đà, ở trong chẳng ở ngoài.

Chân thật A-di-đà, trí diệu quán sát,

Không tánh, đại lạc, đồng hư không

Bản tánh tham dục, hằng thanh tịnh.

Bất Không Thành Tựu Phật, ở trong chẳng ở ngoài.

Chân thật Bất Không Thành Tựu, trí thành tựu sở tác,

Tự nhiên nhiệm vận, vô công dụng,

Bản tánh tật đố, hằng thanh tịnh.

The Flight of the Garuda, p.196, dịch Anh T.A.

V.6 Phổ Hiền Bản Sơ Phật (Ādibuddha Samantabhadra) nguyện tán

Bản Sơ Phật (Ādibuddha) là một khái niệm then chốt trong Phật giáo Kim cang thừa. Đây là vị Phật tối sơ, nguyên thủy, đã giác ngộ ngay từ thuở khởi thủy.172 Phật được biết dưới nhiều danh hiệu khác nhau tùy theo bộ phái, nhưng trong phái Cổ mật (Nyingmapa) của Phật giáo Tây Tạng, Ngài được gọi là ‘Samantabhadra’, ‘Phổ Hiền’. Đoạn dưới đây là một phần của một văn bản Mật tục dài hơn nói về Phổ Hiền (Tantra Showing the Transparency of the Samantabhadra’s Buddha Mind: Hiển hiện Phổ Hiền Mật Tục Như lai tự nhiên trí), mang tựa đề là: Phổ Hiền Vương Như Lai Đại lực nguyện tụng (A Prayer of Great Efficiency which cannot fail to make all sentient being attain Buddhahood: Đại Thành tựu nguyện văn, đại lực cứu hộ hết thảy chúng sanh thành Phật).173 Thay vì là một vị sáng thế toàn năng toàn hiện, Phổ Hiền tượng trưng cho căn bản trí, là căn bản của tất cả các pháp sanh tử và Niết-bàn. Phổ Hiền nguyện tán cầu giải thoát và giác ngộ cho tất cả chúng hữu tình là một phương tiện thiện xảo giúp chứng đắc thể tánh đồng nhất với Ngài. Trong phần đầu của bài tán, đức Phổ Hiền diễn tả quá trình chúng sanh bị lạc vào các nẻo luân hồi; trong khi Ngài vẫn là Phật. cCũng mô tả phương tiện điều phục chúng sanh bằng thị hiện vô số hóa thân. Trong phần thứ hai, Ngài mô tả các động lục của năm trong sáu cõi chuyển sanh theo phiền não nổi trội của chúng, và trong khi hiển hiện cầu giải thoát chúng sanh thì Ngài mô tả một phương pháp tu tập giải trừ tâm mê muội thành ‘pháp giới thể tánh’, phát sinh ánh sáng của trí tuệ.

HO! Luân hồi Niết-bàn đồng một căn – hai đạo một căn thành hai quả, biến hiện bởi giác và vô minh. Nay bằng Phổ Hiền đại nguyện, cầu tất cả hiện thành Chánh giác, trong cung điện pháp giới.

Thể tánh Chân như nguyên vô vi, tự nhiên, quảng đại như hư không, bất khả tư nghị, không thể nói, không gọi sanh tử hay Niết-bàn.

Hiểu rõ tự nhiên tức thành Phật, lưu chuyển sanh tử do vô minh, nguyện thảy hữu tình trong tam giới174, chứng ngộ thật nghĩa ly ngôn thuyết!

Ta là Phổ Hiền đại nguyện vương, vốn có tự nhiên căn bản trí, ly nhân, ly duyên, không trong, ngoài, không tăng không giảm không tăm tối, dứt trừ tâm cấu không thất niệm, thể tánh quang minh không nhiễm ô.

An trú tự tánh nguyên bản giác, ba cõi hoại diệt không kinh sợ, không tham chấp trước năm dục trần, trong tự nhiên trí vô phân biệt, tịnh không vật sắc không năm độc.175

Trí quang chiếu diệu chưa từng dứt, một tánh bản nguyên sanh năm trí.176 Từ trong năm trí thành thục này, xuất hiện năm bộ Bản Sơ Phật.177 Rồi từ năm trí tăng trưởng này, xuất hiện Phật vị bốn mươi hai178, hiển hiện uy lực của năm trí, phát sanh sáu mươi Ẩm Huyết Tôn.179 Bởi căn bản trí không từng mê.

Vì Ta nguyên thủy Bản Sơ Phật, Ta phát thanh tịnh nguyện quảng đại, nguyện rằng tất cả chúng hữu tình, lưu chuyển sanh tử trong ba cõi, tỏ ngộ tự nhiên bản giác trí, tu tập viên mãn nhất thiết trí. Ta hóa ức triệu thân bất tuyệt, ứng hiện giáo hóa điều phục tâm. Bằng nguyện lực đại bi của Ta, chúng sanh luân hồi trong ba cõi, mong giải thoát khỏi sáu nẻo khổ.

Chúng sanh mê hoặc từ vô thủy, Do không tỏ ngộ căn bản minh, Do bởi thất niệm lạc si ám, Nguyên nhân vô minh do vô tri. Từ trong mê muội khởi kinh sợ, động niệm khởi chấp ‘ta’ và ‘người’.

Tập khí huân nhiễm dần tăng trưởng, vậy nên lưu chuyển trong sanh tử. Năm độc phiền não càng lẫy lừng, vô gián phát khởi năm nghiệp độc. Vậy nên thất niệm, không chánh tri, đệ nhất nguyên nhân của si hoặc; Do Ta - Phật – phát đại nguyện lực, chúng sanh tự ngộ minh giác tánh.

Câu sanh vô minh che bản giác, sanh khởi thất niệm, không chánh tri; phân biệt vô minh thành vọng tưởng, phân biệt chấp thủ ta và người. Câu sanh, phân biệt, hai vô minh, nguyên nhân chúng sanh hằng điên đảo.

Ta, Phật, nguyện hết thảy chúng sanh, luân chuyển sanh tử thoát hiểm nạn, hố thẳm hắc ám của thất niệm, diệt hai vọng chấp, ngộ minh tánh.

Hai thủ, sanh nghi hoặc, khởi vi tế tham chấp, tập khí nhiễm sâu dày, bám chặt xứ sở, bạn, áo cơm và năm dục, thân quyến, thành bức khổ. Thế gian sinh mê hoặc, nghiệp hai thủ (năng thủ / sở thủ) không cạn. Khi quả tham chín muồi, chúng sanh làm ngạ quỷ, bức khổ bởi đói khát.

Ta, Phật, phát đại nguyện, nguyện chúng sanh tham dục, ngoại không phải đoạn tham, nội cũng không chấp thủ; an nhiên trụ bản tâm180, thành trí diệu quán sát.

Tâm khuấy động vi tế, bởi kinh sợ ngoại cảnh, tăng trưởng tập khí sân, khởi địch tâm sân, hại. Khi quả sân chín muồi, chúng khổ lửa địa ngục. Ta Phật, nguyện chúng sanh, luân hồi trong sáu nẻo, khi khởi tâm cực sân, không thủ không xả sân, an nhiên trụ bản tâm, thành trí đại viên kính.181

Khi tâm khởi cao ngạo, sinh tâm hủy báng người; do kiêu mạn mãnh liệt, hằng khổ vì đấu tranh. Khi nghiệp quả chín muồi, sinh thiên rồi đọa lạc.Ta, Phật, phát đại nguyện, nguyện chúng khi khởi mạn,tự nhiên ngộ bản giác, an nhiên trụ bản tâm, thành trí bình đẳng tánh.

Do tập khí hai thủ (năng thủ / sở thủ), khổ khen mình chê người, thành giành giật, ganh tị, tái sanh a-tu-la (quỷ thân ưa sân hại), sau chết đọa địa ngục.Ta, Phật, phát đại nguyện, nguyện chúng sanh ganh tị, xả giành giật ganh tị, an nhiên trụ bản tâm, thành trí vô ngại nghiệp.182

Thất niệm, xả, tán loạn, phú tàng và hôn trầm, thụy miên và giải đãi, vọng niệm và ngu si, sanh cầm thú, sâu trùng.

Ta, Phật, phát đại nguyện, soi sáng tâm ngu ám, an nhiên trụ bản tâm, thành trí vô phân biệt.183

Chúng sanh trong ba cõi, căn bản trí đồng Phật. Do thất niệm điên đảo, tạo tác nghiệp vô nghĩa, nghiệp sáu nẻo184 như mộng.

Ta bản Phật Tối sơ, hiện hóa thân giáo hóa, chúng sanh trong sáu nẻo, bằng Phổ Hiền đại nguyện, nguyện hết thảy chúng sanh, đồng thành Chánh đẳng giác trong vô tận pháp giới.

‘Tantra Showing the Transparency of the Samantabhadra’s Buddha Mind’, 1: 535–541, dịch Anh T.A.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Học đạo trong đời


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.153.110 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...