Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Ai vào địa ngục »» Chữ tâm kia mới bằng ba... »»

Ai vào địa ngục
»» Chữ tâm kia mới bằng ba...

Donate

(Lượt xem: 6.876)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Ai vào địa ngục - Chữ tâm kia mới bằng ba...

Font chữ:


Khi chúng ta cần tiếp xúc, học hỏi một công việc mới, thường thì ta phải mất một thời gian mới có thể nắm vững và thực hiện nhuần nhuyễn công việc ấy.

Thời gian học hỏi và làm quen đó kéo dài bao lâu là tùy thuộc rất nhiều vào phương thức tiếp cận của chúng ta.

Nếu chúng ta chỉ hoàn toàn dựa vào sự rập khuôn theo những người đi trước, chúng ta sẽ có thể thấy là công việc đó đầy sự buồn tẻ, phức tạp hoặc thậm chí rất khó khăn. Do đó, điều tất yếu là ta phải mất một thời gian khá lâu để có thể nắm vững mọi vấn đề liên quan và tự mình thực hiện công việc một cách tốt đẹp.

Tuy nhiên, nếu trước khi bắt tay vào thực hiện công việc, chúng ta chấp nhận bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để nghiền ngẫm, nắm vững các nguyên tắc và yêu cầu của công việc cũng như các yếu tố liên quan, thì ngay sau đó chúng ta sẽ có thể nhanh chóng thích nghi và nắm vững được công việc trong một thời gian ngắn nhất. Do đó, ta sẽ có thể tự mình thực hiện công việc một cách hiệu quả mà không cần phải dựa vào ai khác.

Điều này vừa mang tính nguyên tắc, vừa là một kinh nghiệm quý báu được truyền lại từ những người đi trước. Nói là nguyên tắc, bởi vì bạn có thể dễ dàng dùng khả năng suy luận để thấy được tính hợp lý của nó. Nói là kinh nghiệm, bởi vì bất cứ ai đã từng trải qua đều có thể xác quyết với bạn về tính đúng đắn của nó.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy thử tiếp xúc và tìm hiểu về một số người học đàn guitar. Thực tế cho thấy là bạn sẽ gặp hai nhóm người học đàn theo hai cách khác nhau.

Nhóm thứ nhất quan sát người khác chơi đàn và bắt chước theo các động tác, từ cách cầm đàn, khảy đàn cho đến bấm phím đàn... Đồng thời, họ cũng học thuộc lòng từng đoạn nhạc và luyện tập. Bằng cách đó, càng ngày họ càng chơi được nhiều đoạn nhạc hơn, khả năng cảm thụ âm nhạc cũng tăng dần, cho đến lúc họ có thể nghe và lặp lại nhiều đoạn nhạc.

Nhóm thứ hai tiếp cận với loại nhạc cụ này sau một thời gian tìm hiểu học hỏi về các nguyên lý âm nhạc cũng như cấu trúc phím đàn và phương pháp ký âm. Vì thế, họ hiểu rõ nguyên tắc tăng giảm của các cao độ khác nhau trên phím đàn như thế nào, cũng như có thể đọc hiểu được sự thể hiện của chúng trên giấy bằng các ký hiệu âm nhạc. Do đã nắm vững các vấn đề về lý thuyết, nên khi bắt đầu sử dụng đàn guitar, họ không thấy khó khăn trong việc nắm hiểu các chỉ dẫn của người dạy đàn, cũng như có thể ghi nhớ và thực hiện những chỉ dẫn ấy một cách dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, chỉ ngay sau khi thông thạo cách sử dụng đàn, họ đã có thể nhìn vào dòng nhạc để chơi bất cứ đoạn nhạc nào, ngay cả khi chưa từng nghe qua đoạn nhạc ấy. Và đến một giai đoạn sau đó, họ sẽ có thể tự viết ra được những dòng nhạc theo ý mình để thể hiện.

Cho dù kết quả cuối cùng có vẻ như giống nhau, là những người học đàn đều có thể chơi đàn ngày càng thành thạo, điêu luyện hơn. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm thứ hai bao giờ cũng cảm thấy thoải mái hơn trong suốt quá trình học hỏi, bởi vì họ luôn tự mình hiểu được những gì đang làm mà không phải phụ thuộc vào sự bắt chước người khác. Hơn thế nữa, chỉ có họ mới là những người có thể nảy sinh được cảm hứng sáng tạo ngay trong khi học, bởi vì họ nắm vững được nguyên tắc để vận dụng các nốt nhạc, trong khi những người thuộc nhóm thứ nhất không làm được điều đó, đơn giản chỉ là vì họ chưa từng được học.

Nếu bạn quan sát những trường hợp khác trong cuộc sống, bất cứ khi nào có nhu cầu học hỏi một công việc mới, bạn đều có thể dễ dàng nhận ra hai phương thức tiếp cận khác nhau như trên. Khi cần sử dụng một phần mềm mới trên máy tính chẳng hạn, bạn sẽ học hỏi rất nhanh nếu nắm vững được các nguyên tắc hoạt động của phần mềm ấy. Ngược lại, nếu bạn chỉ học hỏi bằng cách lặp lại đúng theo những gì được chỉ dẫn, bạn sẽ phải mất một thời gian rất lâu mới có thể sử dụng được phần mềm ấy tương đối thành thạo.

Và điều thú vị mà ít người nhận ra là cuộc sống này của chúng ta cũng là một công việc lớn mà mỗi người phải mất rất nhiều thời gian để có thể học hiểu và thực hiện tốt, có nghĩa là sống tốt. Kinh sách Phật giáo thường gọi công việc lớn của một đời người này là đại sự. Và tất cả mọi sự giáo huấn, giảng dạy đều không đi ngoài mục đích giúp cho mỗi người thực hiện tốt hơn cái đại sự của đời mình, hay nói cách khác là giúp cho mỗi người đều có thể sống tốt hơn.

Mỗi chúng ta đều mong muốn vươn lên hoàn thiện chính mình trong cuộc sống. Công việc đó sẽ vô cùng khó khăn và vất vả nếu như ta không hiểu được những nguyên tắc thực hiện. Ngược lại, chúng ta sẽ thoải mái hơn nhiều, và do đó tất nhiên cũng thực hiện đại sự của mình một cách tốt đẹp và hiệu quả hơn, nếu chúng ta nắm hiểu được những nguyên tắc chi phối công việc của mình.

Một trong những vấn đề mà tôi muốn đề cập đến ở đây là việc “làm lành, lánh dữ”. Có lẽ không ai trong chúng ta phản đối một quan điểm chung về sự đồng nhất trong một chừng mực nào đó giữa người tốt với người làm lành, và giữa người xấu với người làm ác. Có thể còn có đôi chút khác biệt khi bàn đến “điều lành, điều dữ”, nhưng thường thì những khác biệt như thế không lớn lắm ở các nền văn hóa hay tín ngưỡng khác nhau của toàn nhân loại. Bởi vì có rất nhiều điều được con người nhìn nhận giống nhau ở khắp mọi nơi trên hành tinh này. Chẳng hạn, mọi người đều dễ dàng đồng ý với nhau rằng những hành vi như nói dối, trộm cắp, sát hại sinh mạng... đều là những điều xấu ác; và những ai biết giúp đỡ người khác, biết tha thứ, cảm thông, nhẫn nhịn... đều được xem là những người tốt.

Vấn đề ở đây là, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều muốn làm người tốt, mà thực tế thì vẫn tồn tại không ít những hành vi xấu ác. Và cuộc đấu tranh giữa thiện với ác, giữa tốt với xấu bao giờ cũng là cuộc đấu tranh gay gắt nhất trong chính nội tâm của mỗi con người!

Chúng ta đều biết nói dối là điều xấu, nhưng thỉnh thoảng ta vẫn nói dối. Đó là sự thật! Chúng ta đều biết tham lam là xấu, nhưng thỉnh thoảng ta vẫn tham lam. Đó cũng là sự thật! Mỗi lần ta phạm vào một điều xấu, ta đều có thể tự biết được sự lầm lỗi của mình. Nhưng sự thật là những lầm lỗi như thế xảy ra hầu như ở tất cả mọi người. Thi sĩ người Anh Alexander Pope (1688-1744) trong tác phẩm nổi tiếng của ông “An Essay on Criticism” (1711) đã viết: “To err is human, to forgive divine.” (Lầm lỗi là bản chất của con người, và biết tha thứ là thánh thiện.)

Vì thế, công việc một đời của mỗi chúng ta xét cho cùng thì không gì khác hơn là loại bỏ dần những lầm lỗi của bản thân cũng như học cách tha thứ những lỗi lầm của người khác. Được như thế, cho dù chưa thể trở thành một bậc thánh nhân, chúng ta cũng đã có thể tự hào về những nỗ lực vươn lên hoàn thiện của chính bản thân mình!

Nhưng vấn đề “làm lành, lánh dữ”, như đã nói, cũng có nguyên tắc của nó. Khi bạn đối mặt với một sự việc nào đó và nhận xét: “Đây là việc xấu, ta không nên làm”, hoặc: “Đây là việc tốt, ta nên làm”.v.v... thì có vẻ như đó là một phương cách cụ thể và tích cực để giúp bạn lánh dữ, làm lành. Nhưng sự thật là không bao lâu bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và chán nản, bởi vì phải liên tục đưa ra những phán đoán đại loại như thế và đồng thời cần đến rất nhiều nỗ lực để có thể “làm” hoặc “không làm”...

Ngược lại, nếu bạn hiểu được rằng tất cả chúng ta đều có khuynh hướng thực hiện những việc xấu ác trong trạng thái tinh thần nặng nề, trầm uất, và ngược lại, bao giờ cũng muốn thực hiện những việc tốt đẹp trong trạng thái tinh thần nhẹ nhàng, thanh thản, thì sự làm lành, lánh dữ của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Bạn có thể tự kiểm chứng nguyên tắc này nơi chính bản thân mình, đồng thời cũng có thể quan sát những người quanh bạn để thấy rõ là nguyên tắc này hoạt động như thế nào.

Khi một cặp vợ chồng cãi vã nhau và chén bát, ly tách trong nhà bay tứ tung, đổ vỡ ngổn ngang... không ai có thể cho đó là việc tốt. Và sự việc không tốt ấy lại là hoàn toàn bình thường, vì nó luôn diễn ra theo chiều hướng như thế trước mắt chúng ta. Nguyên nhân khởi đầu từ đâu? Chính là trong tâm trạng nặng nề gây ra bởi sự sân hận – như chúng ta vừa đề cập ở phần trước – mà sự việc không tốt này được thực hiện. Bạn sẽ không thể hình dung được rằng một người chồng có khả năng kiềm chế hoặc hóa giải cơn giận của mình mà vẫn thực hiện sự việc đập phá vô lý như thế! Đơn giản chỉ là vì tâm trạng của anh ta quyết định hành vi mà anh ta sẽ làm.

Tương tự, nếu bạn cần đến sự giúp đỡ của cấp trên, chẳng hạn như một kỳ nghỉ phép hoặc một đề nghị tăng lương... đừng bao giờ dại dột đưa ra đề xuất của mình vào lúc mà thủ trưởng đang có vẻ mặt cau có. Ngược lại, nếu bạn có thể chọn lúc thủ trưởng đang ở trong một trạng thái tinh thần hân hoan, phấn khởi, thì đề nghị của bạn sẽ có nhiều cơ may được chấp thuận hơn.

Cũng có thể là bạn chưa bao giờ lưu ý đến những điều tôi vừa nói, nhưng thực tế vẫn luôn diễn ra như thế. Khi chúng ta có một tâm trạng nhẹ nhàng, thanh thản, chúng ta luôn có khuynh hướng muốn làm tất cả những điều tốt đẹp, chẳng hạn như giúp đỡ người khác, tha thứ cho mọi lỗi lầm, nhẫn nhịn mọi sự xúc phạm... Ngược lại, trong một tâm trạng nặng nề, trầm uất, chúng ta luôn có khuynh hướng thực hiện mọi điều xấu ác, gây xúc phạm hay tác hại đến người khác, chẳng hạn như đập phá, trừng phạt, trả thù, chỉ trích, nguyền rủa...

Và bởi vì tâm trạng bao giờ cũng quyết định việc làm của chúng ta, nên thay vì chú ý đến việc thiện và việc ác, bạn nên chú ý nhiều hơn đến tâm thiện và tâm ác.

Tâm thiện chính là tâm trạng sáng suốt, nhẹ nhàng, thanh thản, loại bỏ được hoàn toàn sự chi phối bởi các nhóm nguyên nhân như tham lam, sân hận, sự mê ngủ và mệt mỏi, bất an và hối tiếc, nghi ngờ. Vì sao có thể nói như vậy? Bởi vì trong một tâm trạng sáng suốt như thế, chúng ta luôn có khuynh hướng làm điều thiện, cảm nhận được niềm vui của việc làm điều thiện, và do đó mà xét cho cùng thì đó chính là nguồn gốc khởi đầu của mọi điều thiện. Khi đã có tâm thiện, chúng ta thực hiện mọi điều thiện theo một khuynh hướng tự nhiên, theo một sự thôi thúc từ tự tâm, và do đó mà không cảm thấy việc làm của mình là khó khăn hay mệt mỏi. Nếu chúng ta tự mình chưa có được tâm thiện, thì việc làm điều thiện nếu có cũng chỉ là những nỗ lực gượng ép, dễ gây ra sự chán nản và mệt mỏi.

Mặt khác, chính tâm thiện mới quyết định những lợi ích về mặt tinh thần mà bạn có được trong việc làm điều thiện. Vì thế, khi bạn nuôi dưỡng tâm thiện, cho dù không gặp những điều kiện để làm nhiều việc thiện, thì điều đó cũng không ngăn cản bạn có được những niềm vui thanh thản, nhẹ nhàng luôn tràn ngập trong tâm hồn. Ngược lại, khi không hiểu được điều này, bạn có thể ngày nào cũng bắt tay làm rất nhiều việc thiện, nhưng phần lợi ích tinh thần lại vô cùng hạn chế. Điều đó chỉ đơn giản là vì khi bạn không có được tâm thiện thì những niềm vui thanh thản, nhẹ nhàng có được do việc làm điều thiện sẽ không có lối nào để đi vào tâm hồn của bạn, vốn đang bị ngăn che, bao phủ bởi các nhóm nguyên nhân như tham lam, sân hận... Cũng tương tự như một ly nước đầy sẽ không thể nhận thêm giọt nước nào nữa cả!

Nuôi dưỡng tâm thiện trước khi thực hiện mọi việc thiện, đó là bạn nắm hiểu được nguyên tắc để thực hiện công việc một đời của mình dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì sao có thể nói như vậy? Bởi vì ngay khi bạn bắt đầu làm một điều thiện, dù là nhỏ nhặt, thì điều thiện ấy sẽ có tác dụng nuôi lớn thêm tâm thiện của bạn. Và tâm thiện được nuôi lớn thêm sẽ càng tạo điều kiện cho bạn thực hiện những việc thiện tiếp theo sau đó một cách dễ dàng và thoải mái hơn, không có bất cứ sự ngăn ngại nào trong tâm hồn. Ở đây, mối tương quan thuận chiều giữa tâm thiện và việc làm điều thiện sẽ phát triển theo cấp số nhân, ngày càng mạnh mẽ, vững chắc hơn.

Không ít người làm điều thiện nhưng lại chưa thực sự nuôi dưỡng được tâm thiện. Điều đó không phải là không có lợi. Họ vẫn nhận được những lợi ích nhất định từ việc làm điều thiện của mình. Tuy nhiên, cũng giống như người học một công việc mà không nắm được nguyên tắc của công việc ấy, họ sẽ phải mò mẫm, chậm chạp trong công việc. Việc làm thiện khi ấy là đi ngược với khuynh hướng của một tâm thức còn bị ngăn che bởi tham lam, sân hận... nên tất yếu sẽ làm cho họ cảm thấy khó khăn, mỏi mệt. Do đó, khuynh hướng thối lui là điều rất dễ xảy ra.

Mặt khác, khi không nuôi dưỡng được tâm thiện thì điều đó cũng đồng nghĩa với một tâm bất thiện, hay tâm ác. Bởi vì, như đã nói, một tâm trạng nặng nề, trầm uất bao giờ cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của mọi điều ác. Trong khi việc làm điều thiện đối với những người này là khó khăn, mỏi mệt, thì việc rơi vào những điều xấu ác lại rất dễ dàng, thuận lợi. Và mỗi khi thực hiện một điều xấu ác, tâm bất thiện lại càng được nuôi lớn thêm, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc rơi vào những điều xấu ác nặng nề hơn tiếp theo sau đó.

Nói tóm lại, việc nuôi dưỡng tâm thiện là sự khởi đầu khôn ngoan nhất khi bạn muốn hoàn thiện tâm hồn để có một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. Và để nuôi dưỡng tâm thiện thì không cần phải làm gì khác hơn là loại trừ tất cả các nhóm nguyên nhân ngăn che, bao phủ sự sáng suốt của tâm hồn như tham lam, sân hận... Khi các nguyên nhân ấy đã bị loại trừ, tâm hồn bạn sẽ tự nhiên trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và sáng suốt. Khi ấy, mọi điều thiện đều sẽ sẵn sàng để được thực hiện, và mọi điều ác đều không thể xen vào trong tâm hồn của bạn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Phù trợ người lâm chung


Thiếu Thất lục môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.102.0 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...