Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» CHƯƠNG 7.  ĐẠO ĐỨC »»

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật
»» CHƯƠNG 7.  ĐẠO ĐỨC

Donate

(Lượt xem: 4.690)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật - CHƯƠNG 7.  ĐẠO ĐỨC

Font chữ:


Diễn đọc: Thế Giới Phật Giáo

Hoặc nghe giọng đọc Tàng Thư Phật Học dưới đây:

THƯỢNG TỌA BỘ

Thiện và bất thiện hành

Th.102 Thiện và bất thiện hành cùng căn bổn của chúng

Đoạn này làm rõ một số hành động thân, ngữ và ý là akusala

– bất thiện, không thiện xảo, không khéo (không được dẫn bởi trí tuệ) – và việc tránh xa chúng là kusala, thiện, thiện xảo. Bất thiện xuất phát từ một hoặc nhiều hơn trong ba căn: động cơ tham hoặc sân, và một xu hướng si (xem *Th.26). Thiện xuất phát từ những động cơ đối nghịch lại: vô tham, vô sân, và vô si.

Chư Hiền, bất thiện là gì, và căn của bất thiện là gì? Bất thiện là những gì? Đó là, sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham dục, ác tâm, tà kiến.

Căn của bất thiện là gì? Tham, sân, si.

Thiện là gì? Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ ác khẩu, từ bỏ nói phù phiếm, không tham dục, không ác tâm, chánh tri kiến là thiện.

Căn bổn thiện là gì? Vô tham, vô sân, vô si là căn bổn thiện.

Sammā-diṭṭhi Sutta: Majjhima-nikāya I.47, dịch Anh P.D.P.

Th.103 Không hành động gây hại cho mình và cho người khác

Trong đoạn này, đức Phật dạy con trai là Rāhula khi còn là sa-di, chú tiểu tập sự. Thay vì tập trung vào gốc rễ bên trong của hành động xấu và tốt, như trong đoạn trên, Phật tập trung vào hậu quả của chúng như là những lý do để làm hoặc không làm: hoặc gây khổ cho chính mình hoặc người. Suy ngẫm về những điều này hỗ trợ cho thiện hành.

‘Này Rāhula, mục đích của cái gương là gì?’ ‘Bạch Thế Tôn, mục đích là để nhìn thấy mình.’ ‘Cũng vậy, này Rāhula, sau khi nhìn lại mình nhiều lần rồi hãy làm bằng thân nghiệp; sau khi nhìn lại mình nhiều lần rồi hãy làm bằng ngữ nghiệp; sau khi nhìn lại mình nhiều lần rồi hãy làm bằng ý nghiệp.

Này Rāhula, trước khi con muốn làm một việc gì bởi thân, hãy suy xét việc làm bởi thân ấy như sau: “Việc mà tôi muốn như bởi thân này có khiến hại mình, hại người, hại cả hai không? Việc làm này là không khéo chăng? Nó đưa đến hậu quả khổ, chín muồi trong khổ chăng?” Sau khi suy xét, nếu con biết, “Việc mà tôi muốn làm bởi thân này có thể khiến hại mình… quả khổ”, này Rāhula, như vậy con nhất định chớ có làm một việc bởi thân như vậy.

Này Rāhula, nếu sau khi suy xét, con biết rằng, “Việc mà tôi muốn làm bởi thân này không khiến hại mình, hại người, hại cả hai; nó là việc làm khéo, có kết quả an lạc, chín muồi trong an lạc.” Rāhula, con nên làm một việc bởi thân như vậy.

Ngay trong khi đang làm một việc bởi thân, con cần phải suy xét việc làm bởi thân ấy như sau: “Việc tôi đang làm bởi thân này có khiến hại mình… đau khổ chăng?” Rāhula, nếu có, con hãy từ bỏ việc làm bởi thân vậy… Nhưng nếu con biết như sau, “Việc mà tôi đang làm bởi thân này không khiến hại mình…”, con nên tiếp tục làm.

Cũng vậy, sau khi con đã làm một việc bởi thân, con cần phải suy xét việc đã làm bởi thân ấy như sau. “Việc tôi đã làm bởi thân này có khiến hại mình… đau khổ chăng?” Nếu sau khi suy xét, con biết là có, con cần phải nói ra, cần phải phát lộ, cần phải thú nhận việc đã làm bởi thân như vậy trước các vị giáo thọ, hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã nói ra, đã phát lồ, đã thú nhận, con cần phải phòng hộ trong tương lai. Rāhula, nếu trong khi suy xét, con biết “Việc tôi đã làm bởi thân này không khiến hại mình…”, con nên an trú trong đó với hỷ lạc tự mình ngày đêm tu tập trong các phẩm thiện.’ [Tương tự lặp lại cho ngữ và ý.]

Này Rāhula, những sa-môn hay bà-la-môn nào tịnh hóa những việc đã làm bởi thân, ngữ, ý trong quá khứ, các vị ấy cũng suy xét nhiều lần như vậy. Những sa-môn hay bà-la- môn nào tịnh hóa những việc sẽ làm bởi thân, ngữ, ý trong vị lai, các vị ấy cũng sẽ suy xét nhiều lần như vậy. Những sa- môn hay bà-la-môn nào tịnh hóa những việc đang làm bởi thân, ngữ, ý trong hiện tại, các vị ấy cũng suy xét nhiều lần như vậy. Do vậy, này Rāhula, con cần phải học như sau: “Sau khi suy xét nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa những việc đã làm bởi thân, ngữ, ý.”

Ambalaṭṭhikā-rāhulovāda Sutta: Majjhima-nikāya I.415–420, dịch Anh P.D.P.

Th.104 Chuẩn vàng đạo đức trong giáo pháp của Phật Trong đoạn đầu trích dịch, những người tại gia thỉnh cầu chỉ dẫn làm sao để thành công trong đời này và hạnh phúc đời sau, đức Phật nêu ra một ‘chuẩn vàng’ đạo đức: không gây ra cho người khác điều mà ta không muốn người khác gây ra cho mình (xem *V.62). Đoạn thứ hai diễn đạt ngắn gọn chuẩn vàng này.

Này các gia chủ, thế nào là pháp môn tự lợi? Ở đây, này các gia chủ, thánh đệ tử suy nghĩ như sau, ‘Ta muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Nếu có ai đến tước đoạt mạng sống của ta, một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là việc làm không khả ái, không khả ý đối với ta. Và nếu ta tước đoạt mạng sống một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là việc làm không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Những gì không khả ái, không khả ý cho ta, những thứ ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Sao ta lại buộc ràng người khác những gì không khả ái, không khả ý cho ta?’ Sau khi suy nghĩ như vậy, thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, tán thán từ bỏ sát sanh. Như vậy, vị ấy ba mối thanh tịnh thân hành.

Lại nữa, này các gia chủ, thánh đệ tử suy nghĩ như sau, ‘Nếu có ai trộm lấy của không cho của ta, như vậy là việc làm

không khả ái, không khả ý cho ta… Nếu có ai tà dâm với những người vợ400 của ta… Nếu có ai nói dối gây tổn hại ta… Nếu có nói hai lưỡi gây chia rẻ các thân hữu của ta… Nếu có ai nói lời thô bạo… Nếu có ai nói lời phù phiếm….’ Nên vị ấy tự mình từ bỏ lời nói phù phiếm, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, tán thán từ bỏ nói lời phù phiếm. Như vậy, vị ấy ba mối thanh tịnh ngữ hành.

Veḷudvāreyya Sutta: Saṃyutta-nikāya V.353–355, dịch Anh P.D.P.

Ai cũng sợ bị đánh; ai cũng sợ bị giết. So người dụ với mình, chớ giết chớ bảo giết.

Dhammapada 130, dịch Anh P.H.

Bố thí

Th.105 Quả bố thí

Đoạn văn này nhấn mạnh đến lợi ích của bố thí.

Này các tỳ-kheo, nếu các chúng sanh biết, như Ta biết, quả dị thục của bố thí chia sớt, chúng sẽ không thụ hưởng mà không bố thí, không an trú với tâm không gột sạch cáu bẩn xan tham; cho dù đó là vắt cơm cuối cùng, miếng ăn tối hậu của mình sẽ không thụ hưởng mà không chia sớt; nếu có người nhận chia sớt.

Dāna Sutta: Itivuttaka 18, dịch Anh P.H.

Th.106 Bố thí với tấm lòng rộng mở

Thánh đệ tử sống tại gia với tâm không bị nhiễm bởi cáu bẩn của xan tham, dễ dàng buông xả, bàn tay trong sạch, ưa thích buông xả, là người dễ xin cho, là người vui thích phân chia vật bố thí.

Patta-kamma Sutta: Aṅguttara-nikāya II.66, dịch Anh P.H.

Và này các tỳ-kheo, thế nào là hạng người như không mưa? Ở đây, này các tỳ-kheo, có hạng người không bố thí cho ai cả, không bố thí cho sa-môn, bà-la-môn, người bần cùng,



400 Mặc dù chế độ một vợ một chồng là tiêu chuẩn trong hầu hết các vùng

đất Phật giáo.

người lỡ đường, người ăn xin, không cho đồ ăn, thức uống, y phục, xe cộ, tràng hoa, hương, dầu xoa, giường ghế, nhà ở, đèn đuốc,.… Và này các tỳ-kheo, thế nào là hạng người như chỉ mưa trong một địa phương? Ở đây, này các tỳ-kheo, có người bố thí cho một số sa-môn, bà-la-môn, người bần cùng, người lỡ đường, người ăn xin, nhưng không bố thí cho những người khác.… Và này các tỳ-kheo, thế nào là hạng người như mưa đổ xuống khắp tất cả? Ở đây, này các tỳ-kheo, có hạng người bố thí cho tất cả sa-môn, bà-la-môn, người bần cùng, người lỡ đường, người ăn xin…

Hạng đáp ứng lời cầu xin, thương tưởng mọi chúng sanh, tâm hoan hỷ phân chia, luôn nói cho, và cho.

Như mây, chớp, sấm rền, mưa tuôn thấm đồi đất; tài sản kiếm như pháp, như vậy đầy bát nghèo.

Vuṭṭhi Sutta: Itivuttaka 64–66, dịch Anh P.H., and P.D.P.

Th.107 Bố thí người có giới

Đoạn trích thứ nhất nói rằng ngay dù chỉ bố thí chút ít cũng tạo ra nghiệp quả công đức trong tương lai, tuy bố thí cho người có giới mang lại nhiều công đức hơn. Đoạn trích thứ hai nhấn mạnh về điểm này. Khi bố thí cho người có giới, người thí càng có tin tưởng hơn, rằng vật thí sẽ được sử dụng hữu ích, vì vậy càng bố thí thêm nữa mà không hề dè dặt. Hơn nữa, bố thí với sự tin tưởng vào những kết quả tốt đẹp của hành vi cho cũng tăng gia không ngừng ảnh hưởng tác động lên người cho, và bố thí cho người có đức hạnh càng lúc càng thắt chặt mối liên hệ giữa người cho và người nhận. Ta nói, này Vaccha, thậm chí một người đổ nước rửa bát hay chén xuống hố có sinh vật, trong cống rãnh, hay vũng nước, nghĩ rằng, ‘Mong thứ này nuôi sống chúng sanh trong đây’, do nhân duyên này mà có phước báo, hà huống là cho con người. Nhưng Ta cũng nói rằng cho người có giới có quả lớn, và cho kẻ ác giới thì không bằng như vậy.

Vaccha Sutta: Aṅguttara-nikāya I.161, dịch Anh P.H.

Người có giới thí người ác giới, vật như pháp với tâm tịnh tín; chí tín nghiệp quả này sẽ lớn, đây thí thanh tịnh bởi người cho.

Người ác giới thí người có giới; tâm không tịnh, vật không như pháp, không tin nghiệp quả này sẽ lớn, đây thí thanh tịnh bởi người nhận.

Người không giới, thí người không giới; tâm không tịnh, vật không như pháp, không tin nghiệp quả này sẽ lớn; Ta nói thí này không quả lớn.

Người có giới thí người có giới, vật như pháp với tâm tịnh tín, chí tín nghiệp quả này sẽ lớn, Ta nói thí này có quả lớn.

Dakkhiṇā-vibhaṅga Sutta: Majjhima-nikāya III.257, dịch Anh P.H.

Th.108 Thí Pháp: thí tối thắng

Trong mọi thí, Pháp thí tối thắng. Trong các vị, Pháp vị tối thắng. Trong mọi hỷ, Pháp hỷ tối thắng. Ái tận, chiến thắng hết thảy khổ.

Dhammapada 354, dịch Anh P.H.

Th.109 Hồi hướng công đức

Trong *Th.49, chúng ta thấy rằng việc vì cha mẹ quá cố mà bố thí cúng dường, đây được xem là tốt. Trong khi nói một cách chung chung thì nghiệp quả tốt thông qua hành động tốt phải được trực tiếp thực hiện bởi chính mình, cũng có ý tưởng cho rằng trong một số trường hợp, người ta có thể chia cho người khác phước mà ta đã làm, nếu người ấy biết có hành động đó và tùy hỷ. Ngạ Quỷ Sự (Petavatthu) có nhiều trường hợp giúp đỡ người thân đã chết tái sinh vào ngạ quỷ nhờ vậy mà tình cảnh trở nên tương đối tốt hơn. Điều này thường được thực hiện bằng cách bố thí cho một sa-môn có đức hạnh, rồi hồi hướng công đức bố thí này cho người cần cứu giúp. Bài kệ sau đây là lời một ngạ quỷ đau khổ nói với người đàn ông đã từng là chồng của cô trong quá khứ, và những người muốn giúp cô.

Vật chàng trao tay em, không ích gì cho em. Dâng ẩm thực đầy đủ, cho tỳ-kheo đa văn, có giới, không phiền não, hồi hướng thí cho em. Thời em được thọ lạc, thành mãn điều mong ước.

Nandā-petavatthu: Petavatthu 23, dịch Anh P.H.

Trì giới

Th.110 Tam quy và Ngũ giới

Để trở thành Phật tử, là phải quy y Phật, Pháp và Tăng, xem đó là nơi nương tựa an toàn cho những bất an trong đời sống và cũng là nguồn suối cho cảm hứng tu đạo. Hầu hết các nghi lễ bái dành cho Phật tử tại gia trong Thượng tọa bộ bao gồm việc xướng tụng bằng tiếng Pāli văn thọ Tam quy (xem đoạn *Th.93) và sau đó là văn thọ Ngũ giới bằng phát thệ rằng ‘Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa ...’ nêu từng hành vi trong năm giới cấm. Những phát thệ này là tránh: giết chết bất kỳ sinh vật sống nào; trộm cướp hoặc gian lận; hành vi tình dục sai trái như ngoại tình; nói dối; và dùng các chất say dẫn đến buông lung. Phá giới là khi có cố ý.

‘Bạch Đại Đức, như thế nào mới là một ưu-bà-tắc (nam cư sỹ)?

‘Này Mahānāma, khi nào một người quy y Phật, Pháp, Tăng, cho đến như vậy, người ấy thành một ưu-bà-tắc.’

‘Bạch Đại Đức, như thế nào là ưu-bà-tắc có giới?

‘Này Mahānāma, khi nào ưu-bà tắc ấy từ bỏ: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói dối, đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, đó là ưu-bà-tắc có giới.’ Mahānāma Sutta: Aṅguttara-nikāya IV.220, dịch Anh P.H.

Th.111 Mười thiện nghiệp đạo

Đoạn này liệt kê mười hành vi thiện: ba nghiệp đạo thuộc thân, đồng nhất với ba điều đầu tiên trong năm giới, và với chi ‘chánh nghiệp’ trong tám chi thánh đạo (xem đoạn

*Th.99); bốn nghiệp đạo thuộc ngữ, đồng nhất với chi ‘chánh ngữ’ trong tám chi thánh đạo, và nghiệp đạo ngữ thứ nhất đồng nhất với giới thứ tư trong năm giới; và ba thuộc ý, hai

nghiệp đạo đầu của ý gần với chi ‘chánh tư duy’ của thánh đạo, và nghiệp thứ ba của ý đồng nhất với hình thức thông thường của chi ‘chánh kiến’ trong thánh đạo (xem *Th.100). Ở đây, này các tỳ-kheo, có những nghiệp đã được tạo tác bởi tư thiện (cố ý thiện), được tích tập, dẫn đến lạc, cho quả dị thục lạc: ba thành tựu bởi thân, bốn thành tựu bởi ngữ nghiệp, ba thành tựu bởi ý.

Và như thế nào là ba nghiệp thành bởi thân, được tạo tác bởi tư thiện (cốó ý thiện), dẫn đến lạc, cho quả dị thục lạc? Ở đây, có người dứt trừ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ gậy, bỏ kiếm, biết tàm quý, có nhân từ, sống thương xót đến lợi lạc của tất cả sanh loại và các loài hữu tình. Dứt trừ lấy của không cho, tránh lấy của không cho, bất cứ tài sản, tư cụ gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không được cho người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Dứt trừ sống tà hạnh trong các dục, tránh xa tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ thủ hộ, có cha thủ hộ, có mẹ cha thủ hộ… cho đến những nữ nhân được quàng một vòng hoa. …

Và thế nào, bốn nghiệp được thành tựu bởi ngữ, đã được tạo tác bởi tư thiện (cố ý thiện), được tích tập, dẫn đến lạc, cho quả dị thục lạc? Ở đây, có người dứt trừ nói dối, tránh xa nói dối; đến chỗ tập hội của đại chúng, hay trong chúng hội khác, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các công hội, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn ra làm chứng và được hỏi hãy nói những gì mình biết, nếu biết, người ấy nói ‘tôi biết’, nếu không biết, người ấy nói ‘tôi không biết’; hay nếu thấy, người ấy nói ‘tôi thấy’; nếu không thấy, người ấy nói ‘tôi không thấy’. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì lợi lộc gì.

Dứt trừ lời nói chia rẽ, tránh xa lời nói chia rẽ. Nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói, gây chia rẽ giữa những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đến nói với những người này, gây chia rẽ giữa những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ đã

hòa hợp, vui trong sự hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Dứt trừ lời nói thô ác, tránh xa lời nói thô ác; nói những lời nhu hòa, êm tai, dễ thương, cảm động đến tâm, thanh nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Dứt trừ lời nói phù phiếm,401tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được ghi nhớ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có lợi ích.…

Và thế nào, ba nghiệp thành tựu bởi ý nghiệp, đã được tạo tác bởi tư thiện (cố ý thiện), được tích tập, dẫn đến lạc, cho quả dị thục lạc? Ở đây, có người không tham lam, không tham cầu tài vật của người khác, không nghĩ rằng, ‘Ôi, mong sao tài vật của người khác trở thành của ta!’ Lại có người không có tâm sân hại, không khởi lên ý ác hại, nhưng nghĩ rằng, ‘Mong cho các chúng sanh này sống không thù, không oán, không não hại, được an lạc, tự thủ hộ!’; người ấy có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng,… [Ngược với các tà kiến được nêu trong *Th.56]…

Do nhân bởi ba nghiệp thành tựu bởi thân, bốn nghiệp thành tựu bởi ngữ, ba nghiệp thành tựu bởi ý, đã được tạo tác bởi tư thiện (cố ý thiện), được tích tập, dẫn đến lạc, cho quả dị thục lạc, các chúng sanh ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, sanh thiên giới. …

Sañcetanika Sutta: Aṅguttara-nikāya V.294–297, dịch Anh P.H.

Chánh mạng và các giới khác

Th.112 Chánh mạng

Đoạn trích thứ nhất liệt kê năm điều vi phạm (bất luật nghi) xảy ra trong‘chánh mạng’, và đoạn thứ hai mô tả đức Phật thực hành điều này trong nhiều đời trước.

Này các tỳ-kheo, có năm nghề buôn bán này ưu-bà-tắc không nên làm. Năm điều ấy là gì? Buôn bán vũ khí,402 buôn bán



401 Chuyện phiếm về các chủ đề như được nêu ở đầu *L.47.

402 Tức là bán binh khí.

chúng sanh, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc

độc.

Vanijjā Sutta: Aṅguttara-nikāya III.208, dịch Anh P.D.P.

Này các tỳ-kheo, trong bất cứ đời trước nào… Như Lai, khi ấy là con người, đã từ bỏ tà mạng, tự nuôi sống bằng chánh mạng; tránh xa gian lận cân, gian lận tiền, gian lận đo lường, nhận hối lộ, lừa đảo và gian trá, và tránh xa những hành vi bạo lực như gây tổn thương, đánh đập, cột trói, chặn đường cướp giựt. Do tạo tác và tích lũy nghiệp ấy, tăng trưởng và khuếch đại, sau khi thân hoại mạng chung, tái sanh vào thiện thú, sanh thiên giới.

Lakkhaṇa Sutta: Dīgha-nikāya III.176, dịch Anh P.H.

Th.113 Giới cận sự cho tại gia thọ vào những ngày trai Cũng như năm giới cho cư sĩ, tám giới cận sự được các đệ tử tại gia thọ trì vào bốn ngày của tháng âm lịch. Ở đây, giới thứ ba cho tại gia là tránh tà dâm, được thay thế bằng tránh hành dâm, sau đó thêm hai giới phòng hộ kiêu mạn, phóng dật, và một giới (không ăn phi thời) là thể của giới cận sự.

Ta nói cho các ông, nghĩa vụ của gia chủ, hành thế nào để thành, vị đệ tử hiền thiện. Tại gia nhiều lợi đắc, và cũng nhiều sản nghiệp, khó thành tựu đầy đủ, toàn bộ pháp tỳ-kheo.

(1) Chớ giết các hữu tình, chớ bảo người khác giết, không tán thành kẻ khác, giết hại các hữu tình. Từ bỏ các hình phạt, cho mọi loài trong đời, dù kẻ mạnh hay yếu.

(2) Rồi hãy quyết từ bỏ, lấy của không được cho. Vị đệ tử biết rõ, vật gì, vật của ai. Chớ khiến người khác lấy, không tán thán. Hãy tránh xa tất cả, những vật không được cho.

(3) Tránh xa phi phạm hạnh, như hiền trí tránh né hố than đang rực cháy. Nếu tự mình không thể, tu hành Phạm hạnh này, thời chớ có xâm phạm vợ con của người khác.

(4) Khi đến giữa đại chúng, hay đến chỗ tập hội, hoặc chỉ ta với người, chớ nói lời dối gạt, chớ khiến người nói dối, không tán thán nói dối. Hãy tránh xa, từ bỏ, những lời không chân thật,.

(5) Cư sỹ mộ pháp này, không uống các thứ rượu. Biết rượu khiến buông lung, chớ khiến người khác uống, không tán thán uống rượu.

Người ngu phạm tội ác, do bởi đã uống rượu, và khiến người khác uống, người khác cũng buông lung. Hãy từ bỏ, tránh xa, môi trường phi phước này, khiến điên cuồng, si mê, làm kẻ ngu thỏa thích.

Chớ có giết hữu tình, chớ lấy của không cho, chớ nói dối không thật, chớ uống rượu say sưa. Từ bỏ phi Phạm hạnh, không hành trì dâm dục.

(6) Không ăn lúc phi thời.403

(7) Chớ mang các vòng hoa, chớ dùng các nước thơm. (8) Hãy nằm trên mặt đất, trên thảm chiếu trải dài. Đây là tám chi trai (cận trụ), do đức Phật thi thiết, để chấm dứt khổ đau.

Mồng tám, mười bốn, rằm, là những ngày thần biến (pāṭihāriya-pakkha), 404 nửa tháng hành bố-tát (uposatha: cận trụ), tâm hoan hỷ thọ trì, giới cận trụ tám chi.

Do vậy, vào buổi sáng, hiền trí thọ cận trụ, tâm tịnh tín, tùy hỷ, cúng dường tỳ-kheo tăng, thức ăn thức uống, thích hợp theo khả năng.

Hãy nuôi dưỡng mẹ cha, hợp Pháp và có Pháp, và cũng đúng với Pháp, mà làm nghề buôn bán; người gia chủ như vậy, sở hành không phóng dật, được sanh làm thiên nhân, tên là ‘Tự chói sáng’.

Dhammika Sutta: Sutta-nipāta 393–404, dịch Anh P.D.P.



403 Luật tu đạo (Vinaya IV.85–86) giải thích ‘phi thời’ là ‘sau khi đã qua trưa (đứng bóng) cho đến khi mặt trời mọc hôm sau’.

404 Ngày thần biến (pāṭihāriya), theo truyền thuyết, trong những ngày này chư thiên tuần thú thế gian để quan sát thiện ác của loài người.

Từ ái và kham nhẫn

Th.114 Tu tập tâm từ và giá trị tu tập

Đoạn này là lối diễn đạt có tính kinh điển về phẩm tính của mettā, từ tâm, và thường được tụng, bằng tiếng Pāli, để tu tập phẩm tính này và tạo ra một sức mạnh nội tâm để hộ trì (như một bài tụng paritta: xem tiểu tựa ở trên *Th .95). Lòng từ là tâm đầu tiên được gọi là ‘vô lượng tâm’, những tâm khác là bi, hỷ và xả. *Th.136, 137, *M.113 và *V.65–68 nói về tu tập bốn vô lượng này.

Người thiện xảo mục đích, cần phải làm như vầy: Sau khi đã thông, đạo tịch tĩnh Niết-bàn, hãy là người khả năng, chất trực, thuần chất trực, thiện ngôn và nhu hòa, không kiêu mạn, quá mạn. Tri túc, dễ hài lòng, ít bận rộn, đạm bạc; căn tịch tĩnh, hiền minh, khiêm, không tham vọng tộc.

Không làm điều ác dù nhỏ, khiến kẻ trí chê trích. Cầu hết thảy chúng sanh, an lạc và an ổn.

Mong tất cả chúng sanh, kẻ yếu hay kẻ mạnh, cao dài hay to lớn, trung, thấp, nhỏ, hay mập; loài được thấy, không thấy, loài sống xa, hay gần, loài đã sanh, sẽ sanh, cầu hết thảy an lạc.

Mong không ai dối ai, không khinh ai dù đâu, không cầu người bất hạnh, do giận hay oán hờn.

Như mẹ yêu con một, liều mình bảo vệ con, đối với con của mình, người tu vô lượng từ, đối tất cả cũng vậy.

Hãy tu từ vô lượng, đối hết thảy hữu tình, sung mãn khắp các phương, trên dưới và bốn phương, không kết không oán hận.

Khi đứng, đi, ngồi, nằm, trong khi còn tỉnh thức, an trú chánh niệm, đây gọi là từ phạm trụ.

Không dấn sâu kiến chấp, có giới và chánh kiến, trị tham trong các dục, không tái nhập thai mẹ.405

Mettā Sutta: Sutta-nipāta 143–152, dịch Anh P.D.P.

Th.115 Xả sân hận thù oán

‘Nó mắng tôi, đánh tôi, thắng tôi, cướp của tôi.’ Ai ôm oán hận ấy, hận thù không thể nguôi.

‘Nó mắng tôi, đánh tôi, thắng tôi, cướp của tôi.’ Ai không ôm hận ấy, hận thù được tự nguôi.

Không có trong đời này, hận thù diệt hận thù. Đây quy luật ngàn đời.…

Ai ngăn giận bộc phát, như dừng xe đang lăn, đây thật người đánh xe. Kẻ khác, cầm cương hờ.

Dhammapada 3, 4, 5 and 222, dịch Anh P.H.

Th.116 Kham nhẫn và kiên trì thiện ý

Đoạn *L.40 cho thấy đức Phật dạy ứng xử như thế nào với cơn giận bằng nhẫn nhịn và khéo léo khi bị chỉ trích. Đoạn này chủ trương một lý tưởng cao không thù hận và một thái độ thân thiện ngay cả khi đối mặt với sự khiêu khích lớn nhất. Tất nhiên để đạt được trình độ này đòi hỏi thay đổi bên trong và sức mạnh nội tâm lớn lao.

Khi người khác nói với các ông, lời nói của họ đúng thời hay phi thời… chân thực hay không chân thực… nhu nhuyến hay thô bạo… liên hệ mục đích hay không liên hệ mục đích… với tâm từ hay với tâm sân. Ở đây, này các tỳ-kheo, các ông cần phải học tập như sau: ‘Chúng ta sẽ không để tâm biến đổi, không thốt ra những lời xấu ác; chúng ta sẽ an trú với tâm lân mẫn, với tâm từ, không ôm lòng thù hận. Chúng ta sẽ an trú làm tràn đầy người ấy với tâm câu hữu với từ. Rồi duyên từ người ấy, ta an trú làm sung mãn khắp thế gian với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không oán, không hận.’ Các tỳ-kheo, các ông cần phải học tập như vậy.…



405 Điều này có thể có nghĩa là chứng quả A-la-hán giải thoát vĩnh viễn không còn tái sanh, hoặc quả Bất hoàn giải thoát không tái sinh trở lại Dục giới.

Này chư tỳ-kheo, nếu có những tên cướp, những kẻ hành nghề hạ tiện, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân; dầu vậy, nếu ai trong các ông có ý ác hại, người ấy như vậy không hành theo lời dạy của ta. Ở đây, này các tỳ-kheo các ông phải học tập như sau: ‘Chúng ta sẽ không để tâm biến đổi… không ôm lòng thù hận.’ Các ông cần phải học tập như vậy.

Kakacūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.126–129, dịch Anh P.H.

Giúp mình và giúp người

Th.117 Về việc lợi mình và lợi người

Các đoạn trích dưới đây chủ trương rằng tốt nhất tự mình hành xử thế nào để phục vụ phúc lợi cho ta và cho người khác, thì một người hành xử chỉ để phục vụ cho mình chứ không phải cho người khác vẫn tốt hơn người hành xử vì phúc lợi của người khác mà không nghĩ đến phúc lợi nội tâm của mình. Đấy là vì ta cần phải chuyên cần tu tập cho sự thắng tiến nội tâm trước khi có thể giúp ích người khác.

Này các tỳ-kheo, có bốn hạng người trong đời. Bốn hạng ấy là gì? (1) hạng người không hành trì vì lợi mình lẫn lợi người; (2) hạng người hành trì vì lợi người mà không lợi mình; (3) hạng người hành trì lợi mình mà không lợi người, và (4) hạng người hành trì lợi cả hai, mình và người.

Này các tỳ-kheo, ví như một cột lửa trên giàn thiêu, đang cháy hai đầu với đoạn giữa bị trét phân, không được dùng làm củi cả trong làng lẫn trong rừng; Ta nói hạng người này cũng như ví dụ ấy, tức là hạng người hành trì không lợi mình lẫn lợi người.

Ở đây, này các tỳ-kheo, trong hai hạng người (đầu tiên) này, bất kìkỳ ai hành trì lợi người mà không lợi mình, người ấy tốt đẹp hơn và vượt trội hơn… Trong ba hạng người (đầu tiên) này, bất kìkỳ ai hành trì lợi mình mà không lợi người người ấy cao đẹp hơn và vượt trội hơn… Trong (cả) bốn hạng người này, bất kìkỳ ai hành trì lợi mình lẫn lợi người, người ấy cao hơn hết, vượt hơn hết, trên tất cả, chóp đỉnh trên tất cả.

Chavālāta Sutta: Aṅguttara-nikāya II.95, dịch Anh P.D.P.



Này Cunda, một người đang bị sa lầy, nhất định không thể thể kéo người khác cũng đang bị sa lầy. Nhưng này Cunda, người không bị sa lầy chắc chắn có thể kéo người khác bị sa lầy. Này Cunda, người không tự nhiếp phục, không tự tu luyện, chưa được tịch diệt (Niết-bàn), nhất định không thể nhiếp phục, huấn luyện, và khiến người khác được tịch diệt. Nhưng này Cunda, một người đã tự nhiếp phục, tự tu luyện, đã được tịch diệt (Niết-bàn), người ấy nhất định có thể nhiếp phục, huấn luyện, và giúp người khác được tịch diệt.

Sallekha Sutta: Majjhima-nikāya I.45, dịch Anh P.D.P.

Th.118 Hộ mình và hộ người: hỗ tương tác dụng Đoạn này nhấn mạnh rằng tự mình chuyên tâm tu tập các thiện phẩm của tâm, và thiện hành là một cách hiệu quả để lợi người, trong khi hãy chăm sóc người khác (cf. *L.53, chăm sóc người bệnh) lại là lợi mình. Tuy nhiên, điều mà người ta không thể làm là trực tiếp kiểm soát người khác.

Thuở trước, này các tỳ-kheo, có một người biễu diễn tạp kỹ với gậy tre, sau khi dựng lên một cột tre, bảo người đệ tử Medakathālikā: ‘Này Medakathālikā, hãy đến đây, leo lên cột tre và đứng trên vai ta.’ ‘Thưa thầy, vâng’, người đệ tử vâng đáp, rồi leo lên cột tre và đứng trên vai của thầy.

Bấy giờ người biễu diễn gậy tre nói với đệ tử: ‘Này Medakathālikā, giờ con canh chừng ta và ta giữ chừng con. Như vậy, thầy trò ta canh chừng nhau, nhờ vậy mà biểu diễn tài nghệ, sẽ nhận được tiền thưởng, rồi leo xuống cột tre một cách an toàn.’

Khi nghe nói vậy, đệ tử Medakathālikā nói với thầy biểu diễn, ‘Thưa thầy, không nên như vậy. Mà nên như vầy: Thầy nên canh chừng mình và con tự canh chừng cho con. Như vậy, chúng ta tự canh chừng mình, nhờ vậy mà biểu diễn tài nghệ, sẽ nhận được tiền thưởng, rồi leo xuống cột tre một cách an toàn. ’

Cũng như điều mà đệ tử Medakathālikā đã nói với thầy là

đúng trong trường hợp ấy; cũng vậy, này các tỳ-kheo, thường

hành niệm trụ, với ý nghĩ ‘Tôi sẽ tự thủ hộ mình’; thường hành niệm trụ, với ý nghĩ ‘Tôi sẽ thủ hộ người khác.’ Này các tỳ-kheo, tự thủ hộ mình cũng là thủ hộ người khác; và thủ hộ người khác cũng là tự thủ hộ mình.

Và này các tỳ-kheo, thế nào là tự thủ hộ mình và cũng thủ hộ người khác? Thường hành, tu tập, tu tập nhiều, như vậy là tự thủ hộ mình và cũng thủ hộ người khác. Và này các tỳ-kheo, thế nào là thủ hộ người khác và cũng thủ hộ mình? Kham nhẫn, không gây hại, có tâm từ, có tâm thương xót, như vậy là, này các tỳ-kheo, thủ hộ người khác và cũng thủ hộ mình. Sedaka Sutta: Saṃyutta-nikāya V.169, dịch Anh P.D.P.

Chăm sóc thú vật và môi trường

Kinh điển Phật giáo cho thấy sự tôn trọng các chúng sinh không phải con người và môi trường tự nhiên hộ trì con người và mọi loài. Đức Phật cho phép các tỳ-kheo và tỳ- kheo-ni nhận và ăn một số thịt động vật, nhưng chỉ khi con vật không bị giết để dâng cho họ: (*L.56). Về các đoạn khác trong cuốn sách này: *Th.30 có ý niệm rằng thời tiết và sự sinh trưởng cây trồng có thể bị ảnh hưởng bởi những suy hoại đạo đức của con người; *Th.32 cho rằng một trong những nhiệm vụ của ông vua Phật tử tốt là bảo vệ ‘thú vật và chim chóc’; *Th.143 kể chuyện một vị tỳ-kheo đã giải thoát nói lên cảm nghiệp hoan lạc trước những vẻ đẹp của thiên nhiên; và đoạn *Th.198 cho thấy tăng lữ sơ kỳ luân chuyển sử dụng các loại y được cúng dường để không lãng phí.

Th.119 Không gây hại các chúng sanh khác

Bài kệ này được cho là đức Phật đã nói lên khi Ngài thấy một số trẻ nhỏ đang hành hạ một con rắn bằng một cây gậy.

Mọi loài đều cầu an lạc, ai dùng gậy gộc gây hại, mong cầu an lạc cho mình, sẽ không an lạc trong đời sau.

Dhammapada 131, dịch Anh P.H.

Th.120 Loại bỏ tế tự hiến sinh, đối xử từ ái với thú vật Trong đoạn này, bà-la-môn Kūṭadanta, đang muốn tổ chức một đại tế đàn hiến sinh, được tin là mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, trong đó dự định giết 700 con bò đực, 700 con bò thiến, 700 con bò cái, 700 con dê và 700 con cừu. Ông đi đến đức Phật để hỏi ý, tổ chức đại tế đàn thế nào tốt nhất. Đáp lại, đức Phật kể cho ông nghe câu chuyện quá khứ, một ông vua muốn tổ chức đại tế đàn đẫm máu, nhưng được vị tư tế (tiền thân của Phật) khuyên, trước hết đảm bảo không vì tế đàn mà nhân dân thành nghèo khốn dẫn đến bạo loạn (xem *Th.33). Sau đó vua mới thực hiện đại tế đàn, nhưng không sử dụng bạo lực theo lời khuyên của vị tư tế.

‘Này bà-la-môn, trong tế đàn này, không có trâu bò, dê cừu, gà lợn bị giết, không có các loại sinh vật nào khác bị giết. Không có cây rừng bị chặt để làm cột tế đàn, không có loại cỏ cát tường bị cắt để rải xung quanh tế đàn. Các nô tỳ hay những người sưu dịch không làm công việc vì sợ bị đánh đập hay bị dọa nạt, không làm việc trong than khóc với đôi mắt đẫm lệ. Ai muốn tham dự thì tham dự, ai không muốn làm thì không bắt họ phải làm. Tế đàn này được thành tựu chỉ với dầu, sanh tô, thục tô, mật và đường miếng.’… [Đức Phật sau đó giải thích, để trả lời câu hỏi của Kūṭadanta, rằng ‘tế đàn’ tốt nhất là những hành trì theo Phật, bắt đầu bằng bố thí cho các sa-môn, cho đến những vị đã giác ngộ. Kūṭadanta sau đó bày tỏ tín tâm đối với Phật, Pháp, Tăng và nói:]

‘Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy y Phật, con xin thả hết bảy trăm con bò đực, bảy trăm con bò cái, bảy trăm con dê và bảy trăm con cừu, để cho chúng được sống. Mong chúng được ăn cỏ xanh và uống nước mát, mong chúng được hưởng gió mát.’

Kuṭadanta Sutta: Dīgha-nikāya I.144–148, dịch Anh P.H.

ĐẠI THỪA

Năng lực của thiện pháp

M.77 Thiện thắng ác

Đoạn này chỉ ra năng lực của thiện pháp chiến thắng điều xấu ác.

Này chư vị Thiện sỹ, trong thế giới gọi là Ta-bà này có mười thiện pháp mà các quốc độ Phật khác không có. Mười thiện pháp đó là gì? Đó là: (1) Lấy bố thí đối trị bần cùng. (2) Lấy trì giới đối trị phạm giới. (3) Lấy nhẫn nhục đối trị sân nhuế.

(4) Lấy tinh tấn đối trị giải đãi. (5) Lấy thiền định khắc phục loạn ý. (6) Lấy trí tuệ dẹp tan vô minh. (7) Nói pháp trừ nan để vượt qua tám nan406. (8) Dạy pháp Đại thừa cho người còn chấp pháp Tiểu thừa. (9) Lấy các thiện căn giúp người vô đức. (10) Thường dùng bốn nhiếp pháp để thành tựu chúng sinh.407

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.9, section 17, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Bố thí

M.78 Thực hành Bố thí

Tu hành pháp môn bố thí như thế nào? Nếu thấy ai đó đến cầu xin thì theo sức mà bố thí những của cải mình có. Cho đi tất cả những gì mình có không một chút bủn xỉn và khiến cho người kia vui vẻ. Nếu thấy người bị khủng hoảng, áp bức, thì dùng phương tiện thiện xảo để giúp họ thoát khỏi sự sợ hãi. Nếu có ai đến cầu học Pháp, thì tùy chỗ hiểu của mình mà nói cho họ.

Nên thực hành ba loại bố thí theo cách này, không nên vì tham cầu danh tiếng, không cầu lợi dưỡng, cung kính, không tham cầu quả báo thế gian. Duy chỉ nghĩ đến những lợi ích, an lạc của mình và người, và hồi hướng đế vô thượng chánh đẳng bồ-đề.



406 Những trương hợp khó khăn, cản trở việc nghe và hiểu Pháp; xem

*V.14.

407 Bố thí, ái ngữ, lợi hành, và đồng sự.

Treatise on the Awakening of Faith in the Mahāyāna / Dasheng qixinlun (dịch Anh by Śikṣānanda), Taishō vol.32 text 1667 p. 590a26-b3, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.79 Các loại bố thí

Này thiện nam, có ba loại bố thí: Một là bố thí pháp; hai là bố thí vô uý (cho điều không sợ hãi, không tai họa, an ninh); ba là bố thí tài vật. Bố thí pháp là chỉ dạy cho người khác thọ giới… Nếu Bồ-tát thấy có chúng sanh bị tai họa vua quan, hay các loài sư tử, cọp, sói, hay các nạn nước, lửa… liền ra sức cứu nguy ngay. Đây gọi là vô uý thí (bố thí an ninh)… Có bốn hệ lụy trong bố thí: (1) tâm keo kiết. (2) thông tu bố thí. (3) khinh chê vật nhỏ mọn. (4) cầu phước báo thế gian… Này thiện nam,thí chủ có ba hạng: thượng, trung và hạ. Bậc hạ là người không tin nghiệp quả, thường tham lam, keo kiết. Người này sợ tài vật có thể bị cạn kiệt, và sanh ý tưởng sân hận khi thấy có người đến xin. Bậc trung là người tin có nghiệp quả, nhưng đối với tài vật vẫn sanh tâm tham tiếc. Người này sợ tài vật có thể bị cạn kiệt, nhưng dù vậy vẫn quyết định bố thí khi thấy có người đến xin. Bậc thượng là người tin sâu nghiệp quả, đối với tài vật không tham trước keo kiết; quán sát các tài vật với ý tưởng vô thường, và khi thấy có người đến xin, nếu có của để cho, thì hoan hỷ. Nếu không có gì để cho thì người này sanh tâm buồn rầu, và thậm chí đem tài sản quý báu nhất ra bố thí...

Này thiện nam, người trí thực hành bố thí là vì lợi ích cho mình và người, vì biết rằng tất cả tài sản, vật báu là vô thường. Người này bố thí vì muốn chúng sanh khởi tâm hoan hỷ. Người này bố thí vì thương yêu mọi người; vì muốn trừ lòng keo kiệt; không cầu phước báo đời sau.408 Người này bố thí vì muốn trang nghiêm đạo bồ-đề.

Upāsika-ṣīla-sūtra, Taisho vol. 24 text 1488, ch.19, pp. 1054c02- 08, 1054c14-16, 1055b3-6, Trans. T.T.S. and D.S.

408 Phước báu không phải là ‘phần thưởng’, mà là kết quả tự nhiên. Người bố thí cao nhất thì không quan tâm đến bất kỳ ‘sự đền ơn’ nào của việc bố thí, nhưng cũng không làm để cầu phước báu.



Các học xứ giới

M.80 Tu giới, không chấp thủ giới, không phán đoán người phá giới

Vì tự tánh của trì giới và phá giới vốn Không, do đó không chấp thủ giới, cũng không phán đoán người phá giới.

Lại nữa Xá-lợi-phất, Bồ-tát tu tịnh giới ba-la-mật-đa,…không ỷ thị, không chấp trước nơi tịnh giới, không chán ghét người phá giới, không chấp thủ phá giới, do bởi bản tánh của trì giới và phạm giới đều là Không. Xá-lợi-phất, Bồ-tát ấy mặc khôi giáp đại công đức bát-nhã ba-la-mật-đa trong khi hành tịnh giới ba-la-mật-đa.

Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol.5, text 220, p.269b13–22, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.81 Năm giới

Đức Phật nói với trưởng giả Úc-già (Ugra), ‘Bồ-tát tại gia cần phải thọ thiện giới, đó là năm giới: Bồ-tát tại gia vui trong việc không giết, từ bỏ dao gậy, biết tàm quý, thệ nguyện kiên cố không giết hại hết thảy chúng sanh, không sân hận với bất kỳ chúng sanh nào, tâm bình đẳng đối với các chúng sanh, thường hành tâm từ.

Bồ-tát tại gia không được trộm cướp, biết đủ với tài vật của mình, không tham cầu tài vật của người; từ bỏ tham, không khởi ngu si, và không có tâm tham dính nơi tước lộc của người, cho đến một lá cỏ, nếu không được cho thì không lấy. Bồ-tát tại gia xa lìa tà dâm, hài lòng với vợ mình; không mong cầu thê thiếp của người, hoặc nhìn ngắm nữ sắc với tâm nhiễm ô; cần phải nên khởi tưởng thấy nơi đó bất tịnh, đáng kinh sợ,409 đó là do lực của kết sử mà khởi dục, không phải là điều ta nên làm; thường khởi tưởng vô thường, khổ, vô ngã. Bồ-tát tại gia nên khởi tưởng như vầy: ‘Ngay cả ý niệm về dục tôi cũng không khởi, hà huống hai thân thể hòa hợp, xúc chạm.’



409 Nơi đó là những bộ phận kín trong cơ thể một người.

Bồ-tát tránh xa nói dối; nói lời chân thật; làm đúng như nói, nói đúng như làm, không dối gạt người; bằng tâm thiện, cần suy nghĩ trước khi làm; nói như thật theo những gì đã nghe, đã thấy; thủ hộ như pháp, thà bỏ thân mạng, chứ không nói dối.

Bồ-tát tại gia xa lìa uống rượu; không say sưa, không mê loạn; không quên những điều đã nói; không cuồng loạn, không cười cợt; không vật lộn nhau; cần phải trụ chánh niệm, sau đó mới có nhận biết rõ ràng; nếu muốn xả thí tài vật, cần ăn cho ăn, cần uống cho uống; khi bố thí nên khởi ý nghĩ rằng, ‘Khi nghĩ đây là bố thí ba-la-mật, tôi sẽ cho những gì người ấy muốn; tôi sẽ khiến cho ngươi cầu xin được thỏa mãn. Nếu cần thí rượu để nhiếp phục người ấy có chánh niệm, không mê hoặc, tôi sẽ cho rượu. Vì sao? Vì đây là bố thí ba-la-mật, làm thoả mãn những gì người khác muốn. Này Trưởng giả, đó là Bồ-tát tại gia bằng bố thí ba-la-mật mà hồi hướng vô thượng chánh đẳng bồ-đề.’

Ugra-paripṛcchā: Taishō vol.11, text 310, p.473c05–25, dịch Anh

T.T.S. and D.S.

M.82 Tam quy và Ngũ giới

Người trí nên quán giới có hai loại. Thứ nhất là giới thế tục, cái còn lại là giới đệ nhất nghĩa. Giới thế tục là thọ giới mà không quy y Tam bảo. Loại giới này không bền chắc, như thuốc nhuộm rực rỡ chưa được nhúng hồ. Vì lý do này, ta trước quy y Tam bảo, sau mới thọ Ngũ giới.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.22, p.1063c19- c22, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.83 Giữ giới loại bỏ sợ hãi các chúng sanh khác

Này thiện nam, trong tất cả bố thí, thí sự không sợ hãi (vô úy thí) là tối thắng. Cho nên Ta nói năm bố thí lớn, đó là năm giới. Năm giới như vậy khiến chúng sanh lìa xa năm thứ sợ hãi (tai họa).

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.22, p.1064a16–18, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.84 Về việc tự sát

Đoạn này chỉ ra rằng trong trường hợp tin có nghiệp báo và tái sanh, tự sát khi đối mặt với những khó khăn hiện tại là một biện pháp không khôn ngoan. Nó cũng làm rõ rằng, bất kỳ hình thức tự tra tấn nào cũng không phải là phương cách để chấm dứt những đau đớn của đời sống.

Một số người cho rằng nếu ta tự sát bằng cách ném mình vào vực sâu, hoặc lửa, hoặc chết đói, nó sẽ khiến ta thoát khỏi đau đớn. Những điều này tạo ra đau đớn, sao chúng có thể dứt trừ đau đớn? Tất cả chúng sanh tạo nghiệp thiện, bất thiện, thảy đều tự thọ nhận quả báo của những nghiệp ấy.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.20, p.1062b05–08, dịch Anh D.S.

M.85 Về Việc Ăn Thịt

Đoạn này trình bày đức Phật cấm các đệ tử ăn các loại thịt, không giống như các kinh văn trước đó cho phép ăn thịt ở một mức độ nào đó (xem *L.56).

Này Đại Huệ (Mahāmati), có vô số lý do khiến Bồ-tát đại từ bi không ăn thịt, Ta sẽ giảng giải cho ông. Này Đại Huệ, trong thế gian này, từ vô thỉ đến nay, trong luân hồi sinh tử, không có chúng sanh nào chưa từng là thân thích của ông, chưa từng là cha, là mẹ, anh, em, con cái của ông. Các chúng sanh này khi tái sanh đời khác, hoặc làm thân chim hay thú, hoặc bà con thân thích. Thế thì, làm thế nào Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu tập Phật pháp, xem chúng sinh như một phần thân thể mình, lại có thể ăn thịt?... Cho nên, này Đại Huệ, không thích hợp cho bất kỳ chúng sanh nào ở bất kỳ đâu trong vòng luân hồi có bất kỳ khái niệm nào về thân thuộc lại ăn thịt. Họ phải trau dồi nhận thức rằng tất cả chúng sanh đều quý giá như con một của mình. Thật không thích hợp để một vị Bồ- tát với tâm đại từ bi lại ăn thịt. Này Đại Huệ, thật không thích lý, Bồ-tát như thực tu hành lại có thể ăn bất cứ loại thịt nào… Laṅkāvatāra Sūtra, ch.8, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.86 Giới Bồ-tát về việc ăn thịt

Đây là một trong 48 giới khinh của luật Phạm Võng được hành trì ở Đông Á.

Nếu Phật tử cố ý ăn thịt, tất cả các loại thịt đều không được phép ăn; ăn thịt, là đứt chủng tử của đại từ bi, bị hết thảy chúng sanh xa lánh. Vì vậy tất cả Bồ-tát không được ăn thịt của hết thảy mọi chúng sanh. Ăn thịt, phạm vô lượng tội. Nếu Bồ-tát cố ý ăn thịt, phạm tội khinh cấu.

Brahmā’s Net Sūtra / Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1005b10–b13, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.87 Đặc tính của chánh ngữ

Lại nữa, Xá-lợi-phất, thế nào là chánh ngữ của Bồ-tát ma-ha- tát? Này Xá-lợi-phất, lời nói của Bồ-tát như thế nào mà không gây tổn hại cho mình và cho người, không khiến chúng sanh giao tranh với nhau.

Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Assembly 12, ch. 14, Taisho vol. 11, text 310, p.312a19-21, dịch Anh T.T.S. and D.S.

Có hai hạng người sống đúng như Pháp: một là hạng có đầy đủ tám trí, và hai là hạng không đầy đủ tám trí. Tám trí là: trí biết Pháp, trí biết nghĩa, trí biết thời, trí biết đủ, trí biết mình và người, trí biết chúng sanh, trí biết các căn, trí biết trình độ người cao hay thấp. Lời nói của người có đầy đủ tám trí có mười sáu đặc tính. Đó là hợp thời, rõ ràng, mạch lạc, hài hoà, có ý nghĩa, dễ chịu và vui lòng; nói không khinh bỉ, cũng không chỉ trích người khác; nói đúng như Pháp, và mang lại lợi ích cho mình và người; không nói lạc đề mà nói súc tích, trung thực và không kiêu ngạo, không kỳ vọng gì vào sự tán thưởng của thế gian.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.10, p.1043 b20– 29, dịch Anh T.T.S. and D.S.

Chánh mạng và các giới phụ

M.88 Chánh mạng

Này thiện nam, có năm nghề nghiệp mà người thọ trì Bồ-tát giới không nên làm: không buôn bán chúng sanh; không

buôn bán vũ khí; không buôn bán thuốc độc; không buôn bán rượu; và không ép mè lấy dầu410… Này thiện nam, có thêm ba việc mà người thọ Bồ-tát giới không nên làm: không làm nghề chài lưới; không làm nghề thợ nhuộm; không làm nghề thuộc da.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.14, p.1048c02–08, dịch Anh T.T.S. and D.S.

10. Phật tử không nên cất chứa đao, gậy, cung, tên, hoặc buôn bán bằng cân non đong thiếu; không được lạm dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản của người khác; hoặc vì tâm ác hại mà cột trói, phá hoại sự thành công của người khác; không được nuôi mèo, cáo, heo, hoặc chó. Nếu cố ý làm như vậy, phạm tội khinh cấu.

Brahmā’s Net Sūtra / Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1007b11–b13, dịch Anh T.T.S. and D.S.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất,... Các Bồ-tát ma-ha-tát không nên kiếm sống bằng những cách thức nịnh bợ, lừa dối, hoặc gian lận; không yêu sách hoặc ép buộc người khác phải cho; dễ hài lòng, dễ nuôi, vâng giữ quy tắc mà tu hành, không sanh tâm biếng nhác; không sanh tâm tật đố lợi dưỡng của người khác; tri túc với lợi dưỡng của mình; không bảo thủ quá đáng những điều Đức Thánh tạm cho phép, mà luôn luôn tự thủ hộ mạng hành của mình cho thanh tịnh. Này Xá-lợi-phất, đây là Chánh mạng của các Bồ-tát ma-ha-tát.

Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.312a29–b06, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.89 Bát quan trai giới

Đoạn này liên quan đến việc thực hành Bát quan trai giới được thảo luận trong *Th.113. Chúng được tuân thủ một ngày một đêm, từ bình minh hôm nay cho đến bình minh ngày sau.



410 Có lẽ vì điều này có thể giết những sinh vật nhỏ có trong các hạt.

Đức Phật nói với Thiện Sanh (Śrīgāla): ‘Này thiện nam, một người đã quy y Tam bảo, phát nguyện thọ trì tám giới,… người ấy không nên chỉ đối trước tượng Phật (cầu thọ giới), mà phải cầu thọ từ một người căn bản thanh tịnh. Sau khi thọ, hãy giữ thanh tịnh, trang nghiêm thanh tịnh, giác quán thanh tịnh và niệm tâm thanh tịnh, cầu phước báu thanh tịnh.’ Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.21, p.1063a27–b2, dịch Anh T.T.S. and D.S.

Giúp mình và người

M.90. Lợi mình và lợi người

Đức Phật nói với Thiện Sinh (Śrīgāla), ‘Này thiện nam, Bồ- tát có tín căn, đã được lợi ích cho mình, lại làm lợi ích cho người khác. Lợi ích cho mình không thực sự là lợi ích cho mình. Khi một người làm lợi ích cho người khác đó là thực sự làm lợi ích cho mình. Tại sao vậy? Đó là vì Bồ-tát ma-ha- tát sẵn sàng từ bỏ thân mạng, tài sản vì lợi ích của người khác, nhưng làm như vậy cũng là lợi ích cho chính mình… Làm lợi ích cho người khác là làm lợi ích cho chính mình… Bồ-tát bỏ rơi người khác trong khổ não, và tự mình sống an lạc, thì không thể làm lợi ích cho người khác. Nếu không tu hành bố thí, giữ giới, học rộng nghe nhiều, mà lại chỉ dạy người khác thực hành, thì đó gọi là lợi tha, chứ không là tự lợi.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.10, p.1043a05-15, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.91 Thanh tịnh giới mình, gánh vác việc người Thiện Sanh (Sujāta) bạch Phật, ‘Nếu có người đó đã thọ trì giới như vậy, làm thế nào để giới được thanh tịnh?’ Phật dạy: ‘Này thiện nam, người ấy có thể làm thanh tịnh giới của mình… bằng bốn pháp: 1. tâm từ; 2. tâm bi; 3. tâm không tham lam; 4. giúp đỡ người không có ai giúp đỡ… Lại có ba điều để thanh tịnh giới: 1. bỏ việc mình, cáng đáng việc của người; 2. khi cáng đáng việc của người không đợi thời tiết; 3. không ngại khó nhọc, buồn phiền.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.15, p.1050c16–18, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.92 Quan tâm đến cộng đồng, người và phi người Này thiện nam, người có trí khi cầu bồ-đề, giả sử có nhiều tài vật, cũng thông thạo các sách về y phương, nên lập bệnh xá, cung cấp thức ăn, thuốc men, các thứ cần cho người bệnh. Nếu đường sá gồ ghề, chật hẹp, người ấy sẽ san bằng và làm cho rộng ra; loại bỏ gai góc, đá sỏi, phân và các thứ dơ bẩn khác.411Những thứ mà nơi nguy hiểm cần đến, hoặc ván, hoặc thang, dây leo, thảy đều cung cấp đầy đủ. Bên cạnh những con đường ở vùng hoang dã, người ấy đào giếng, trồng cây ăn trái, nạo vét ao, suối… Nếu người ấy nhìn thấy thú rừng đang chạy trong sợ hãi, thì không do dự, sẽ cứu nó, cho nó nơi trú ẩn, và bằng tài vật, bằng lời nói khéo, thuyết phục thợ săn. Nếu thấy lữ khách lạc vào chỗ nguy hiểm, ngay tức khắc ấy sẽ hướng dẫn thoát khỏi hiểm nguy… Nếu nhìn thấy người đau khổ vì mất tài sản, hoặc cha mẹ chết, người ấy sẽ bố thí cho tiền, ân cần an ủi và khuyến khích bằng chỉ dạy Pháp, khéo léo giải thích về hai quả của phiền não và phước đức.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.19, p.1060c21– 1061a05, 1061a23-26, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.93 Giới Bồ-tát về chăm sóc người bệnh

Đây là một trong bốn mươi tám khinh giới của Bồ-tát giới hệ Phạm Võng thọ trì ở Đông Á.

Nếu Phật tử thấy bất kỳ người bệnh nào, phải tận tâm chăm sóc như cúng dường Phật không khác. Trong tám ruộng phước, chăm sóc người bệnh là ruộng phước bậc nhất. Nếu cha mẹ, sư tăng, đệ tử có tật bệnh, các căn khiếm khuyết, trăm thứ bệnh khổ não, thảy đều chăm sóc cho đến khi bình phục. Nhưng nếu Bồ-tát, vì ác ý oán giận, mà không vào tăng phòng (để chăm sóc); hoặc ở thành ấp, vùng hoang vu, núi



411 Cf. *Th.6 Bản Sanh truyện.

rừng, hoặc trên đường thấy có người bệnh mà không cứu, phạm tội khinh cấu.

Brahmā’s Net Sūtra / Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p. 1005c8–c13, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.94 Giúp người khác là để giúp mình

Đoạn này nói rằng Bồ-tát quyết định trụ trong sinh tử vì lòng đại bi cứu giúp người khác, không nên tự chấp chặt tin tưởng rằng cuối cùng có thể trực tiếp cứu giúp chúng sanh. Thay vào đó, Bồ-tát nên chú tâm giúp chúng sanh có khả năng tự giải thoát khỏi những phiền não nhiễm ô.

Bồ-tát nên tu tập tâm đại bi, không rơi vào kiến chấp cho rằng có thể làm lợi ích cho chúng sanh (ái kiến đại bi), mà chuyên cần đoạn trừ khách trần phiền não cho chúng sanh. Vì sao? Tâm bi rơi vào kiến chấp cho rằng có thể làm lợi ích chúng sanh (ái kiến đại bi) sẽ khiến Bồ-tát mệt mỏi chán chường sanh tử. Tâm Bi mà xả ly được kiến chấp này (ái kiến đại bi) sẽ không làm Bồ-tát mệt mỏi, chán chường sinh tử. Vị ấy tái sanh như vậy ở bất cứ đâu, đều không có kiến chấp như vậy xuất hiện. Không bị quấn chặt bởi kiến chấp như vậy thì như giải thoát. Khi thọ sinh như vậy, như giải thoát sanh tử, vị ấy có năng lực để chỉ dạy Pháp cho chúng sanh đang bị ràng buộc, giải thoát chúng ra khỏi những ràng buộc ấy.

Như đức Thế Tôn đã dạy, ‘Tự mình bị trói buộc, mà có thể giải thoát trói buộc cho người khác, điều này không thể xảy ra. Những người đã giải thoát trói buộc có thể giải thoát trói buộc cho người khác, điều này là hợp lý’.412 Do đó, Bồ-tát cần được giải thoát, không nên bị trói buộc.

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 4, section 15, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Giáo hóa người khác

M.95 Bồ-tát giáo hóa không mệt mỏi

Đoạn này cho thấy bản chất bố thí vô tận của Bồ-tát.



412 Cf. *Th.117.

Duy-ma-cật nói rằng, ‘Này các cô, có Pháp môn được gọi là “Ngọn đèn vô tận”, các cô nên học. Pháp môn này là gì? Này các cô, ví như, từ một ngọn đèn dầu có thể mồi sáng hàng trăm ngàn ngọn đèn khác mà không làm giảm bớt ánh sáng của ngọn đèn ban đầu. Cũng như vậy, một Bồ-tát dẫn dắt hàng trăm ngàn chúng sinh khiến cho họ phát tâm cầu giác ngộ tối thượng, mà Đạo ý của Bồ-tát không hề suy giảm hay tắt ngúm, mà phát triển mạnh mẽ hơn. Thực vậy, cứ mỗi lần thuyết pháp là mỗi lần tăng thêm tất cả pháp thiện cho mình. Đây là Pháp Vô tận đăng. Khi các cô sống ở nơi cung điện của Ma, các cô hãy nên dùng Pháp Vô tận đăng này để dẫn dắt vô lượng con trai, con gái của Trời khiến phát tâm cầu giác ngộ. Theo cách này, các cô vừa báo ân Phật lại vừa làm lợi ích chúng sinh’.

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.3, section 66, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Chăm sóc thú vật và môi trường

M.96 Chăm sóc tất cả chúng sanh

Này chư Phật tử, khi Bồ-tát ra đời như một vị vua, và có thể ra lệnh như mong muốn, vị ấy ra sắc lệnh ngăn cấm sát sanh. Sát sanh bị ngăn cấm ở mỗi thị trấn và làng mạc trong vương quốc. Tất cả các loài vật – không chân, hai chân, bốn chân và nhiều chân – đều được ban cho sự vô uý (không tai họa), và không ai có ý nghĩ làm tổn hại chúng. Vị ấy đã tu tập tất cả hạnh Bồ-tát, nhân từ đối với động vật, không làm hại chúng bằng bất cứ cách nào. Vị ấy đã tu tập tâm giác ngộ vi diệu để mang lại an ổn cho tất cả chúng sanh.

Avataṃsaka Sūtra, Taishō vol.10, text 279, p.149b16–21, dịch Anh

T.T.S. and D.S.

Dưới đây là một số điều trong bốn mươi tám khinh giới của Bồ-tát giới của hệ Phạm Võng được thọ trì ở Đông Á (xem

*M.108).

14. Nếu Phật tử có tâm địa xấu ác, cố ý phóng lửa đốt cháy núi rừng hoặc vùng hoang dã giữa tháng tư và tháng chín (âm lịch)413, hoặc nếu cố ý đốt cháy nhà cửa, thành thị, thôn xóm tự viện của Tăng-già, cây cối ở những phạm vi mà quỷ thần ở, hoặc tài sản của người không được phép phóng lửa đốt, phạm tội khinh cấu.

20. Nếu Phật tử có tâm từ bi, giải thoát động vật khỏi sự giam cầm414, nên nghĩ như vậy, ‘Tất cả đàn ông là cha ta, tất cả phụ nữ là mẹ ta. Từ nhiều đời, ta chưa bao giờ sanh ra mà không có cha mẹ. Tất cả chúng sanh trong sáu cõi đã từng là cha mẹ ta.415 Nếu ta giết hoặc ăn thịt một hữu tình, ta sẽ giết một trong những cha mình, người đã cho ta hình hài này. Đất và nước là thân thể ban sơ của ta. Lửa và gió là thân thể ban sơ của ta.’ Đó là tại sao, trong mỗi hiện hữu, giải thoát động vật khỏi sự giam cầm là sự tu tập không hề thay đổi, Phật tử cũng dạy người khác phóng sanh. Khi nhìn thấy ai đó giết một con vật, sẽ cố gắng tìm cách giải thoát, cứu chúng khỏi đau khổ, sẽ hướng dẫn kẻ giết, và giải thích cho biết giới Bồ- tát giải thoát chúng sanh.

‘Brahmā’s Net Sūtra’/Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1006a6–7, b9–18, p.1007b11-13, dịch Anh T.T.S. and D.S.

Từ và Bi

M.97 Tâm từ

Tâm từ là đối trị của tâm sân, không có tâm từ ái đối với chúng sanh. Ở đây do bởi từ mà phát sinh hỷ khi ta có cùng một mục đích chung với những người khác, như cùng thọ dụng chung v.v.. Từ, đó là hỷ, là ái, là mong cầu, là hy vọng vì an lạc của người khác. Tình cảm thân ái không bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân như mong cầu báo đáp, hay tham nhiễm trong các dục. Đây là là ý nghĩa của tâm từ.



413 Khi nó có thể gây tổn hại lớn nhất đến động vật.

414 Cf. *M.92 về ‘cứu động vật từ thợ săn’.

415 Nghĩa là, như ta đã có vô số những kiếp quá khứ, tất cả chúng sanh hiện tại cũng vậy, trong một số kiếp trước, đã từng là cha hoặc mẹ ta.

Śikṣā-samuccaya of Śāntideva, ch.12, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.98 Sức mạnh của Tâm bi

Người tại gia trước hết nên tu tập tâm bi. Nếu không tu tập tâm bi, người ấy sẽ không thể đắc giới ưu-bà-tắc. Nếu đã tu tập tâm bi, người sẽ đắc giới. Người xuất gia chỉ có thể thực hành đầy đủ năm pháp ba-la-mật, vì không thể thực hành đầy đủ bố thí ba-la-mật. Chỉ có người tại gia mới có thể thực hành đầy đủ bố thí ba-la-mật. Vì sao vậy? Bởi vì người tại gia có thể bố thí bất cứ thứ gì ở bất kỳ thời điểm nào. Do đó, một người tại gia trước tiên nên tu tập tâm bi. Một khi đã tu tập tâm bi, người ấy có thể hoàn thiện trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Nếu tu tập tâm bi, người ấy sẽ có thể bố thì những cái khó thí, nhẫn những điều khó nhẫn, và làm những việc khó làm. Vì vậy tâm bi là căn nguyên của tất cả thiện pháp. Này thiện nam, ai có thể tu tập tâm bi như vậy, người đó sẽ có thể phá trừ nghiệp ác lớn như núi Tu-di, chẳng bao lâu sẽ chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Thậm chí một chút nghiệp lành mà người này tạo tác, sẽ mang lại phước báu to lớn như núi Tu-di.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.3, p.1036c12–20, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.99 Những hoạt động từ bi, vị tha của Bồ-tát trên thế gian

Đoạn này mô tả Bồ-tát di chuyển giữa thế gian như thế nào mà không bị trói buộc vào nó, từ bi cứu giúp mọi loài.

69. Thật tuyệt vời Con của đấng Tối Thắng, đã nhận thức pháp tánh vốn không biến đổi, thị hiện giữa mọi chúng sinh như là những kẻ vô minh, mù tối.

70. Bằng phương tiện và bi tâm đối với mọi loài, Bồ- tát gắn bó mình với thế gian. Mặc dù đã đạt đến cảnh giới sở hành của Thánh giả, mà vẫn hiện thân trong cảnh giới sở hành của phàm ngu.

71. Đã vượt ngoài thế gian, nhưng vẫn không từ bỏ thế gian; đi trong thế gian vì lợi ích của thế gian, nhưng không nhiễm bởi những cáu bẩn của thế gian.

72. Như sen không nhiễm mặc dù sinh trưởng trong nước, cũng vậy, Bồ-tất sinh trưởng trong thế gian nhưng không ô nhiễm bởi thế gian.

73. Tâm bồ-đề thường rực sáng như lửa trong sự nghiệp độ sinh, nhưng vẫn thường hành tu tập tĩnh lự tịch tĩnh.

74. Do thế lực của tu tập đời trước, và do bởi đã viễn ly tất cả phân biệt tư duy, Bồ-tát thuần thục chúng sinh mà không cần phải dụng công.

75. Biết ai cần được hóa độ, hóa độ như thế nào, bằng phương tiện gì, bằng thuyết pháp hay bằng oai nghi tế hạnh.

76. Bằng vô công dụng hành, với trí tuệ vô ngại, hành động vì lợi ích của thế gian trong hư không vô biên.

77. Khi đã đạt đến địa vị này, Bồ-tát thành tựu bình đẳng như Như Lai, cứu độ chúng sanh khắp trong các thế gian.

78. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Bồ-tát và Phật như sự khác biệt giữa một cực vi và đại địa, hoặc giữa dấu chân bò và đại dương.

Ratnagotra-vibhāga of Sāramati or Maitreya, ch.1, v. 69–78, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Ba-la-mật của Bồ-tát

Sáu ba-la-mật của Bồ-tát là những đặc tính được phát triển ở trình độ cao để vị ấy có thể phát triển tâm từ bi và tiến gần hơn với Phật quả. Sáu ba-la-mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

M.100 Tu các ba-la-mật vì lợi ích của người khác

Bồ-tát ma-ha-tát khi chánh tu hành trong sáu ba-la-mật, luôn luôn tâm niệm như vầy: ‘Các hữu tình trong thế gian, tâm thường điên đảo, chìm đắm trong biển sanh tử, không thể tự

thoát. Nếu ta không tu các hành thù thắng và các phương tiện thiện xảo, thì sẽ không thể cứu vớt chúng ra khỏi khổ luân hồi. Do vậy ta nên siêng tu các hành thù thắng và các phương tiện thiện xảo để cứu giúp những chúng sanh đó, và tu tập các ba-la-mật – từ bố thí ba-la-mật cho đến trí tuệ ba-la-mật – để chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và giải thoát các hữu tình ra khỏi nỗi khổ lớn của luân hồi.’ Tâm niệm như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát thí xả tất cả sở hữu nội thân và ngoại thân vì lợi ích của chúng sanh. Bồ-tát khi đã thí xả như vậy, lại tư duy: ‘Ta không có bất cứ thứ gì, nội hay ngoại, để thí xả. Vì sao vậy? Đó là vì mọi vật nội hay ngoại đều không có tự tánh,416 không thể thí xả. Chúng không thật sự thuộc về ta.’ Do quán sát như vậy, Bồ-tát tu hành bố-thí ba-la-mật sẽ nhanh chóng viên mãn và sẽ chứng được vô thượng chánh đẳng bồ-đề.

Bồ-tát ma-ha-tát vì muốn giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử, không bao giờ phạm giới. Vì sao vậy? Bồ-tát ma-ha- tát ấy luôn tâm suy niệm: ‘Ta vì muốn giải thoát chúng sanh khỏi khổ sanh tử, nên cầu chứng vô thượng chánh đẳng bồ- đề, Ta quyết định không tước đoạt mạng sống của bất kỳ sinh vật nào, hoặc tạo bất kỳ điều ác nào trong mười nghiệp bất thiện, cho đến không tà kiến. Ta cũng quyết định không tìm cầu trong các đối tượng dục lạc, mong cầu lạc thú trong cõi trời, hoặc cầu làm Thiên đế Thích, Ma vương, Phạm vương. Ta cũng không cầu các địa Thanh văn, Độc giác, vì đó duy chỉ tự giải thoát. Do quán sát như vậy, Bồ-tát tu hành tịnh giới ba-la-mật nhanh chóng viên mãn, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Bồ-tát ma-ha-tát ấy vì muốn giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử, không bao giờ sinh tâm sân hận. Giả sử thường xuyên bị chê bai, lăng nhục, tra tấn, khiển trách, đau tận xương tủy, vẫn không bao giờ phát khởi một niệm hận thù. Ngay cả khi bị đánh bằng gậy, bị ném đá, ngay cả khi thân



416 Nghĩa là chúng vốn trống rỗng, không có sự tồn tại độc lập và bản chất vốn có.

thể bị chặt ra từng mảnh, chân tay bị đứt lìa, như vậy vẫn không bao giờ móng khởi một niệm ác tâm. Vì sao vậy? Đó là vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy quán sát tất cả âm thanh như tiếng dội trong hang, sắc như chùm bọt nước, do quán sát như vậy, không ở trong điên đảo vọng khởi sân hận, huỷ hoại các thiện phẩm. Bồ-tát ma-ha-tát ấy do quán sát như vậy, tu hành an nhẫn ba-la-mật chóng viên mãn, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Bồ-tát ma-ha-tát ấy vì muốn giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử, tinh tấn tầm cầu các pháp thiện thù thắng, cho đến khi chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác không bao giờ biếng nhác. Vì sao vậy? Đó là vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy thường suy nghĩ rằng: ‘Nếu ta biếng nhác, ta sẽ không thể cứu vớt tất cả chúng sanh ra khỏi nỗi khổ lớn của luân hồi, và cũng không thể đạt được trí Nhất thiết trí.’ Bồ-tát do quán sát như vậy, tu hành tinh tấn ba-la-mật chóng được viên mãn, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Bồ-tát ma-ha-tát ấy vì muốn giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử, tu các định thù thắng,cho đến khi chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, không bao khởi tâm tán loạn câu hành với tham, sân, si. Vì sao vậy? Đó là vì Bồ-tát ma- ha-tát ấy thường suy nghĩ rằng: ‘Nếu ta khởi tâm tán loạn câu hành với tham, sân, si, ta sẽ không thể làm bất cứ điều gì lợi lạc cho người khác, và cũng không thể chứng đắc Phật quả như mong cầu.’ Bồ-tát do quán sát như vậy, tu hành tĩnh lự (thiền) ba-la-mật chóng được viên mãn, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Bồ-tát ma-ha-tát ấy vì muốn giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ sanh tử, không lìa trí tuệ ba-la-mật, cho đến khi chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, thường xuyên tinh tấn tu tập trí tuệ thù thắng vi diệu của thế gian và xuất thế gian. Vì sao vậy? Đó là vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy thường xuyên suy nghĩ rằng: ‘Nếu ta lìa trí tuệ ba-la-mật, ta không thuần thục các chúng sanh, và cũng không thể đạt được trí Nhất thiết trí.’ Bồ-tát do quán sát như vậy, tu hành trí tuệ ba-la-mật

chóng được viên mãn, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Này Tu-bồ-đề, do nhân duyên này, tuy tất cả các pháp không có tướng, dụng chân thật; tự tánh đều rỗng không, nhưng các Bồ-tát ma-ha-tát siêng năng tu tập sáu ba-la-mật cầu chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không hề ngơi nghỉ. Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol.7, text 220, p. 323a21-c13, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.101 Sáu ba-la-mật đồng hành

Đoạn này cho thấy sáu ba-la-mật có thể tương trợ, dẫn nhiếp lẫn nhau ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Tôn giả Thiện Hiện (Subhūti) lại bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Làm thế nào Bồ-tát ma-ha-tát an trụ nơi bố thí ba-la-mật mà dẫn nhiếp an nhẫn ba-la-mật? Phật dạy: ‘Này Tu-bồ-đề, Bồ- tát ma-ha-tát tu tập bố thí ba-la-mật với tâm không nắm chặt, bỏn xẻn, đem công đức ấy ban đều cho chúng sanh, hồi hướơng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Giả sử dù bị người nhận mắng chưởi, gia hại, lăng nhục, đối với người ấy, Bồ-tát không khởi tâm độc hại, tâm bị biến đổi; duy chỉ khởi tâm từ bi, thương xót. Thay vào đó, vị ấy đối xử với họ bằng sự thân thiện, yêu thương và từ bi. Bồ-tát ma-ha- tát như vậy an trú nơi bố thí ba-la-mật dẫn nhiếp an nhẫn ba- la-mật.’

Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol. 6, text 220, p. 791c14–17, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.102 Nhẫn ba-la-mật I

Giả sử bị chúng sanh gây hại bằng những sự đại cực ác, mà vẫn không hề khởi tâm sân dù trong một ý niệm, trọn không bao giờ đáp trả bằng những điều ác. Nếu khi có người đến tạ lỗi, tức thì chấp nhận. Khi nhìn chúng sanh, tâm thường hoan hỷ. Khi thấy chúng gây ác, sanh tâm thương xót. Tán thán quả của nhẫn, chỉ trích sân hận, và giảng nói về quả báo của sân hận mang lại nhiều khổ độc.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.18, p.1052c, dịch Anh T.T.S. and D.S.



M.103 Nhẫn ba-la-mật II

Đoạn này tán dương sự nhẫn nhục của đức Phật trong quá khứ khi Ngài đã từng bị chặt ra từng mảnh. Kinh nói rằng điều này có thể thực hiện được vì Ngài không có bất kỳ ý niệm nào về ‘tự ngã’ bị tấn công,417 và nhấn mạnh sự không trói buộc vào mọi thứ.

Này Tu-bồ-đề, nhẫn nhục ba-la-mật của Như Lai tức phi ba- la-mật. Vì sao? Này Tu-bồ-đề, đó là vì, khi Ta bị vua Ca-lợi (Kaliṃga) cắt xẻo chi thể ta đứt lìa từng đoạn, Ta bấy giờ không có ý tưởng tự ngã, ý tưởng nhân xưng, ý tưởng chúng sanh, ý tưởng sinh mạng. Thật vậy, với Ta bấy giờ không có bất cứ gì là tưởng, hay vô tưởng. Vì sao vậy? Này Tu-bồ-đề, nếu lúc ấy Ta có tưởớng tự ngã, Ta cũng phải có tưởng sân. Lúc ấy nếu Ta có tưởớng nhân xưng, tưởng chúng sanh, tưởng sinh mạng, Ta cũng phải có tưởng sân. Vì sao vậy? Này Tu- bồ-đề, Ta nhớ lại, trải qua năm trăm đời Ta là vị Tiên tu nhẫn nhục (Kṣantivādin).418 Trong các đời đó, Ta không có tưởng tự ngã, không có tưởng nhân xưng, không có tưởng chúng sanh, không có tưởng sinh mạng.

Tu-bồ-đề, vì thế nên Bồ-tát phải lìa tất cả tưởng419 và phát tâm Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Bồ-tát không phát tâm trụ nơi sắc, không phát tâm trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp; không phát tâm trụ bất cứ nơi đâu. Vì sao vậy? Bất cứ cái gì có trụ đều là vô trụ.420 Cho nên Như Lai nói rằng Bồ-tát bằng vô trụ mà bố thí.

Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 14, dịch Anh from Sanskrit by D.S.



417 Xem tiêu đề phía trên *Th.170 và so sánh với *Th.210.

418 Tên này có nghĩa là ‘người thuyết về nhẫn’.

419 Tức là bất kỳ tri giác giả thi thiết tên gọi.

420 Tức là người ta phải có tính bình đẳng (xả) không an trụ và bất cứ đối tượng nào, của các giác quan hay ý thức, nhưng nhận biết tất cả pháp đều là không thật.

M.104 Tinh tấn ba-la-mật

Tầm quan trọng của không phóng dật (buông lung), và làm thế nào để hành sự tốt nhất.

Này thiện nam! Có bốn loại chủng tử của bồ-đề: 1. không tham tài vật; 2. không tiếc thân mạng; 3. tu hành nhẫn nhục;

4. thương yêu chúng sanh.

Có năm hành sự để tăng trưởng những chủng tử này: 1. không có ý tưởng tự khinh thường, nghĩ rằng, ‘Ta không thể chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.’ 2. tự thân thọ khổ, tâm không mệt mỏi; 3. cần hành tinh tấn không gián đoạn; 4. cứu vớt chúng sanh thoát vô lượng khổ não; 5. thường tán thán công đức vi diệu của Tam bảo. Người có trí tu hành bồ-đề phải tu tập năm sự như vậy. Lại có sáu hành sự để tăng trưởng mãnh liệt chủng tử bồ-đề, đó là sáu ba-la-mật, từ bố thí ba-la-mật cho đến trí tuệ ba-la-mật. Sáu pháp ba-la- mật đều là nhân nơi một pháp mà tăng trưởng, đó là tính không phóng dật. Bồ-tát phóng dật sẽ không thể làm tăng trưởng sáu hành sự này; chỉ không phóng dật mới có tăng trưởng.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.4, p.1037c5-16, dịch Anh T.T.S. and D.S.

Một người không biếng nhác, không vui thú trong ngồi hoặc nằm dài; cũng như lực khi làm các lợi ích của công việc quan trọng và các việc nhỏ, tâm cũng vậy, khi làm bất cứ việc gì đều mong thành tựu rốt ráo, mà không quan tâm đến đói khát, nóng lạnh, thời hay phi thời; không khinh thường tự thân; không buồn rầu khi việc lớn chưa xong; khi đã làm xong, hài lòng bởi khả năng thành biện của mình, và tán dương kết quả có được do tinh tấn… Không bỏ dỡ nửa chừng khi công việc chưa hoàn thành.

Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.18, p.1053a1–9, dịch Anh T.T.S. and D.S.

M.105 ba-la-mật tác thành Phật quốc

Đoạn này giải thích rằng tu tập các ba-la-mật vừa tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn ngay bây giờ và ở đây, vừa dẫn đến một

quốc độ Phật thậm chí tốt đẹp hơn, ở đó Bồ-tát sẽ cư ngụ khi chứng đắc Phật quả, và đó sẽ là một cảnh giới lý tưởng cho các chúng sinh khác tái sanh về.

Phật bảo, ‘Này thiện nam, quốc độ của chúng sinh là quốc độ Phật của Bồ-tát. Vì sao vậy? Tùy theo mức tăng ích an lạc của chúng sinh mà Bồ-tát tiếp thọ quốc độ Phật; tùy theo loại chúng sinh được điều phục như thế nào mà Bồ-tát tiếp thọ quốc độ Phật như vậy; tùy theo loại quốc độ nào thích hợp để chúng sinh thâm nhập Phật trí mà tiếp thọ quốc độ Phật; tùy theo loại quốc độ nào thích hợp để chúng sinh làm trỗi dậy căn tính của Bồ-tát mà tiếp nhận quốc độ Phật. Vì sao vậy? Vì Bồ-tát tiếp thọ quốc độ thanh tịnh chỉ vì lợi ích của chúng sinh.

Này Bảo Tích, ví như một người có thể xây dựng đền đài nhà cửa trên khoảng đất trống, tùy ý không trở ngại; nhưng không thể xây dựng như vậy ở giữa hư không. Cũng vậy, Bồ-tát vì muốn thành tựu chúng sinh mà ước nguyện tiếp thọ quốc độ Phật. Ước nguyện tiếp thọ quốc độ Phật không thể tìm thấy giữa hư không.

Lại nữa, này Bảo Tích, quốc độ của ý chí hướng thượng (tăng thượng ý lạc độ / trực tâm) là Phật quốc độ của của Bồ-tát, khi Bồ-tát thành tựu bồ-đề, các chúng sanh đã tích tập tư lương của hết thảy thiện căn sẽ sanh về đó ...

Quốc độ (xây dựng bằng) bố thí là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành bồ-đề, những chúng sinh nào có thể thí xả tất cả sẽ tái sinh vào đó. Quốc độ trì giới là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh tu hành mãn nguyện, và đã hộ trì mười thiện nghiệp đạo sẽ tái sinh vào đó. Quốc độ nhẫn là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, những chúng sinh tự trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt, thành tựu nhẫn nhục nhu hoà tịch tĩnh sẽ tái sinh vào đó. Quốc độ tinh tấn là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ- tát thành Phật, chúng sinh nào cần mẫn tinh tấn trong tất cả thiện phẩm sẽ tái sinh vào đó. Quốc độ thiền-na là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, những chúng sinh có tâm định tĩnh với chánh niệm chánh tri sẽ tái sinh vào đó.

Quốc độ trí tuệ là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, tất cả chúng sanh nhập chánh tánh đều sẽ tái sanh vào đó. Quốc độ bốn vô lượng là Phật quốc độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, những chúng sinh an trú với từ, bi, hỷ, xả sẽ tái sinh vào đó…

Như vậy, thiện nam tử, tùy theo bồ-đề tâm của Bồ-tát như thế nào, như vậy là ý lạc (ý chí định hướng) của Bồ-tát. Tùy theo ý lạc (thâm tâm) như thế nào mà như vậy khởi gia hành. Tùy theo gia hành mà khởi tăng thượng ý lạc (ý chí hướng thượng). Tùy theo tăng thượng ý lạc mà khởi quyết trạch. Tùy theo quyết trạch mà khởi thắng hành. Tùy theo thắng hành mà khởi hồi hướng. Tùy theo hồi hướng như vậy khởi phương tiện. Tùy theo phương tiện thanh tịnh quốc độ. Tùy theo sự thành tựu chúng sinh mà quốc độ Phật thanh tịnh. Tùy theo thanh tịnh quốc độ như thế nào mà thành tựu chúng sanh như vậy. Tùy theo thanh tịnh chúng sanh như thế nào mà thanh tịnh trí tuệ như vậy. Tùy theo thanh tịnh trí tuệ mà thanh tịnh thuyết pháp. Tùy theo thanh tịnh thuyết pháp mà thanh tịnh trí và hành.’

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.1, sections 12–14, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

M.106 Chân thật Bồ-tát

Đoạn này phác họa trí tuệ vi diệu và tâm bi dũng mãnh của Bồ-tát chân thật.

Này các Hiền giả, Trí tuệ ba-la-mật là mẹ Bồ-tát, phương tiện thiện xảo đó là cha, hết thảy đấng Đạo sư, đều từ đấy mà sinh.

Lấy pháp hỷ làm vợ; từ và bi là hai con gái. Chân thật và Pháp, là hai người con trai. Tư duy nghĩa Không là nhà.

Đó là những anh hùng chiến thắng, đã diệt trừ oán địch phiền não; dũng mãnh công kích bốn thứ ma,421 dựng cờ chiến thắng Bồ-đề tràng.



421 Xem phần Bảng chú giải thuật ngữ và tên riêng.

Thật thấy không sanh, không xuất sanh, vẫn cố ý thọ sanh,422 xuất hiện trong hết thảy quốc độ, như mặt trời rọi khắp.

Phụng hiến trăm ức Phật, Đạo Sư, bằng tất cả cúng phẩm, tuy vậy thường không hề phân biệt, sở y423 Phật và ta.

Thanh tịnh quốc độ Phật, như thanh tịnh sở hành chúng sanh. Đi cùng quốc độ như hư không, dù với các chúng sanh, không có tưởng chúng sanh.424

Sắc, âm thanh, và oai nghi, của hết thảy chúng sanh, Bồ-tát lực vô úy, thị hiện trong sát-na.

Tuy giác tri Ma nghiệp, vẫn tùy chuyển theo Ma, vì

đắc phương tiện ba-la-mật, thị hiện tất cả sự.

Hoặc thị hiện thân già, bệnh, chết, an trụ pháp như huyễn, để thuần thục hết thảy hữu tình.

Hoặc hiện lửa tận thế, đốt cháy rực cõi đất; khiến ai tưởng thường hằng, hiểu rõ pháp vô thường. …

Hoặc tai kiếp tật dịch,425 thị hiện cây cỏ thuốc, để

cho người được uống, trị dứt các dịch bệnh.

Hoặc tai kiếp đói kém; hiện thân làm thức ăn; trước cứu người đói khát, sau dạy pháp giải thoát.

Hoặc tai kiếp đao binh; khơi dậy tâm từ bi, giáo hóaoá chúng sinh kia, để sống không tranh chấp.

Hoặc khi giữa chiến trận, bình đẳng hai phía địch, Bồ-tát bằng đại lực, khiến họ vui hòa hợp.

Quốc độ Phật vô lượng, địa ngục cũng vô biên, cố ý

đi khắp cả, vì lợi lạc chúng sanh.

Hiện thân bàng sanh thú, trong hết thảy giống loài, đi khắp nơi thuyết pháp, nên được gọi Đạo sư.



422 Vì biết rằng cõi sinh tử trong sáu cảnh không khác với Niết-bàn vô sinh.

423 Có thể ý muốn nói sở y của chấp thủ.

424 Tức là không có tự tánh của chúng sanh.

425 Vào những thời tiểu kiếp bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, đói kém hay binh đao, cf. cuối bài *Th.32, về thời kỳ cực suy thoái trong xã hội trước khi con người bắt đầu thấy lỗi của mình.

Thị hiện thọ dục lạc, mà vẫn hiện hành thiền, làm rối loạn các ma, không cho chúng tự tiện.

Hy hữu như trong lửa, nở một đoá sen hồng; hành thiền trong ngũ dục, cũng hy hữu như vậy.426

Cố ý hiện dâm nữ, dẫn dụ người háo sắc; trước lấy dục câu móc, sau dẫn vào Phật trí.

Hoặc thị hiện ấp chủ, thương chủ và tể quan, đại thần và liêu thuộc, vì lợi lạc chúng sinh.

Với chúng sanh nghèo khốn, hiện làm kho vô tận; rồi nhân ban phát thí, khiến phát Bồ-đề tâm.

Với kẻ tâm kiêu mạn, hiện làm đại lực sĩỹ, khuất phục các kiêu mạn, đưa về vô thượng đạo.

Hoặc thị hiện đứng đầu, giữa chúng sanh kinh sợ, trước bố thí vô úy; sau khiến phát đạo tâm.

Hoặc hiện Tiên ngũ thông, thanh tịnh tu phạm hạnh,

để dẫn dắt quần sinh, trụ giới, nhẫn, tự chế.

Các Bồ-tát Đạo sư, thấy chúng sanh ở đây, đáng cung kính phụng sự, hiện thân làm tôi tớ, hoặc đệ tử hầu cận.

Tùy theo phương tiện gì, khiến chúng sanh vui pháp, hiện tất cả tác sự, khéo học đại phương tiện.

Như thế, học vô biên, sở hành cũng không bờ; trí tuệ không biên tế, người độ vô số chúng.

Dù hết thảy chư Phật, trải qua vô lượng kiếp, tán thán công đức này, cũng không thể nói hết.

Pháp như vậy, ai nghe, mà không phát bồ-đề? Chỉ trừ kẻ vô dụng, hoặc si ám, vô tri.

Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.7, section 6, verses 1–2, 12–19, 24– 42, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

Bồ-tát nguyện và Bồ-tát giới

M.107 Phổ Hiền hành nguyện

Đoạn này đặc biệt tập trung vào hạnh nguyện phụng sự tất cả chúng sanh.



426 Vì không tồn tại thực hữu.

Mười nguyện lớn này là gì? Thứ nhất là lễ kính chư Phật. Thứ hai là xưng tán các đức Như Lai. Thứ ba là cúng dường rộng khắp. Thứ tư là sám hối các nghiệp chướng đã tạo. Thứ năm là tùy hỷ công đức của người khác. Thứ sáu là thỉnh Phật chuyển Pháp luân. Thứ bảy là thỉnh Phật ở lại trên thế gian. Thứ tám là thường tu tập theo lời Phật dạy. Thứ chín là hằng tùy thuận chúng sanh. Thứ mười là hồi hướng tất cả cho tất cả chúng sanh...

Này thiện nam, lại nữa, nói tùy thuận tất cả chúng sanh là như vầy: Có nhiều loại chúng sanh sai khác trong tất cả cõi nước ở mười phương pháp giới… Với những ai khổ đau vì bệnh, tôi sẽ làm một vị lương y tốt. Với những ai bị lạc đường thì tôi sẽ chỉ cho con đường chân chánh. Với những ai trong bóng tối, tôi sẽ mang cho ánh sáng rực rỡ. Với người nghèo khó, tôi sẽ hướng dẫn khám phá kho báu. Bồ-tát làm lợi ích cho chúng sanh bình đẳng như vậy.

Vì sao thế? Nếu Bồ-tát hằng tùy thuận chúng sanh cũng là hằng tùy thuận cúng dường tất cả chư Phật. Nếu tôn trọng phụng sự chúng sanh, cũng là tôn trọng phụng sự các đức Như Lai. Nếu khiến cho hết thảy chúng sanh phát sanh hoan hỷ, thì cũng khiến cho tất cả Như Lai hoan hỷ.

Vì sao thế? Đó là vì tự thể của các đức Như Lai là tâm đại bi. Nhân bởi chúng sanh khởi tâm đại bi. Nhân bởi tâm đại bi mà phát tâm bồ-đề. Nhân bởi tâm bồ-đề mà thành Đẳng chánh giác.

Ví như trong hoang dã sa mạc có cây chúa to lớn; rễ có được nước, thì cành, lá, hoa trái sum sê. Cây Bồ-đề,427 vua của các loài cây, mọc trong vùng sinh tử hoang vu cũng như vậy. Tất cả chúng sanh là rễ; tất cả chư Phật và Bồ-tát là hoa trái; bằng nước đại bi tưới nhuần gốc rễ chúng sanh thì có thể trổ hoa trí tuệ ba-la-mật của chư Phật và Bồ-tát.

Vì sao thế? Vì chư Bồ-tát dùng nước đại bi mà làm lợi ích cho chúng sanh thì có thể thành tựu quả Vô thượng Chánh



427 Một thuật ngữ chỉ cho loại cây mà dưới gốc cây đó đức Phật đã chứng

đạo quả Giác ngộ; ở đây nó được dùng theo nghĩa tượng trưng.

đẳng chánh giác. Cho nên, quả bồ-đề thuộc về chúng sanh. Nếu không có chúng sanh, thì hết thảy Bồ-tát không thể chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

Này thiện nam tử, ông nên hiểu ý nghĩa này như vậy. Tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, thì có thể thành tựu viên mãn đại bi. Vì tâm đại bi tùy thuận chúng sanh, do đó mà thành tựu cúng dường Như Lai. Bồ-tát tùy thuận chúng sanh là như vậy.

Dù cho hư không giới tận diệt, chúng sanh giới tận diệt, nghiệp của chúng sanh tận diệt, phiền não của chúng sanh tận diệt, nguyện tùy thuận chúng sanh này của tôi không cùng tận. Niệm niệm tiếp nối liên tục, không gián đoạn, mà nghiệp thân, ngữ, ý, không hề mệt mỏi…

Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát Phổ Hiền muốn trùng tuyên nghĩa trên, bèn quán sát khắp mười phương và nói những kệ tụng này:

Tôi bằng thân, ngữ, ý thanh tịnh, kính lễ chư Phật ba

đời,428 khắp trong khắp mười phương.

Bằng oai lực của hạnh nguyện Phổ Hiền, tôi phân thân hiện trước chư Như Lai,

Phân thân vô số như cực vi, tôi kính lễ vô số Phật, nhiều như cực vi trong thế giới,

Trong một cực vi có vô số Phật, vố số chư Bồ-tát bao quanh, vô tận pháp giới cũng như vậy, thấm nhuần bởi tất cả chư Phật…

Ban bố an vui cho chúng sanh, như thểế trải qua vô số kiếp, lợi ích mười phương không cùng tận.

Tôi thường phụng sự các chúng sanh, cho đến tận các kiếp vị lai, thường tu hạnh lớn của Phổ Hiền, chứng đắc quả Vô thượng Bồ-đề.

Avataṃsaka Sūtra, Taishō vol.10, text 293, pp.844b24–29, 845c24–25, 846a07–28, 846c29– 847a07, 847b13–16, ch.40, dịch Anh D.S.



428 Quá khứ, hiện tại và vị lai.

M.108 Bồ-tát giới hệ Phạm võng

Đoạn này dẫn ra một tụ mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh của Bồ-tát. Bộ luật này phát triển ở Trung Hoa và được dùng cho hàng xuất gia sung cho giới luật tăng viện, và cũng được áp dụng cho những cư sĩ chí thành. Đây cũng là trường hợp ở Hàn Quốc. Ở Nhật Bản luật này dùng để thay thế bộ luật xuất gia.

Mười Giới Trọng429

Đức Phật nói với các Phật tử: ‘Có mười giới trọng của Bồ-tát. Nếu ai đã thọ giới Bồ-tát mà không tụng những giới này, người ấy không phải là Bồ-tát, không phải là hạt giống Phật. Chính Ta cũng tụng những giới này. Tất cả Bồ-tát quá khứ đã học (những giới này). Tất cả các Bồ-tát tương lai sẽ học (những giới này). Tất cả các Bồ-tát hiện tại cũng đang học (những giới này). Đã lược thuyết tướng mạo ba-la-đề-mộc- xoa của Bồ-tát, cần phải học như vậy, tâm kính cẩn phụng trì.’

1. Giới giết hại

Phật nói, ‘Phật tử không tự giết, khiến người giết, phương tiện giết, tán thán giết, thấy giết mà tùy hỷ, cho đến chú thuật giết, gây nhân giết, duyên giết, pháp giết, nghiệp giết, cho đến tất cả loài có mạng sống đều không được giết. Bồ-tát ấy cần phải khởi thường trụ tâm từ bi, tâm hiếu thuận, phương tiện cứu hộ hết thảy chúng sanh, thế nhưng lại mặc tình phóng tâm khoái ý sát sanh, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.430

2. Giới trộm cắp

Phật tử tự mình trộm, khiến người khác trộm, phương tiện trộm cắp, gây nhân trộm, duyên trộm, pháp trộm, nghiệp



429 Những giới này tương đương với năm giới đầu của Tám giới (*Th.113)

– ngoại trừ giới thứ năm ở đây liên quan đến buôn bán chất làm say hơn là uống các chất làm say (điều này ít vi phạm hơn) – cùng với bốn khía cạnh của chánh ngữ và bố thí.

430 ‘Bị thất bại’ trong đời sống cộng đồng, dẫn đến phải bị tẫn xuất (xem

*V.84, và tiêu đề ở trên *Th.193). Vi phạm bất kỳ một trong mười giới trọng được liệt kê ở đây thì gọi là phạm tội ba-la-di.

trộm, chú thuật trộm, cho đến quỷ thần, trộm cướp vật có chủ. Một câậy kim, một cọng cỏ, hay tài vật đều không được trộm. Bồ-tát cần phải sanh khởi tâm từ bi, hiếu thuận, Phật tánh, trái lại trộm của người, Bồ-tát ấy phạm tội Ba-la-di.

3. Giới dâm431

Phật tử không tự mình dâm dục, khiến người khác dâm dục, cho đến với tất cả nữ nhân, đều không được cố ý dâm dục, tạo nhân dâm dục, duyên dâm dục, pháp dâm dục, nghiệp dâm dục, cho đến súc sanh mái, thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ, cho đến phi đạo hành dâm. Bồ-tát thì phải sanh tâm hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sanh, đem tịnh pháp cho người, thế mà trái lại, khởi dâm với tất cả mọi người, không kể súc sanh, thậm chí với mẹ, chị, em gái, sáu thân, thảy đều hành dâm, không có tâm từ bi, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.

4. Giới vọng ngữ

Phật tử không tự mình nói dối, khiến người khác nói dối, phương tiện nói dối, tạo nhân nói dối, duyên nói dối, pháp nói dối, nghiệp nói dối, cho đến không thấy mà nói thấy, thấy mà nói không; nói dối bằng thân, nói dối bằng tâm. Bồ-tát thì phải thường sanh chánh ngữ, chánh kiến, cũng khiến tất cả chúng sanh sanh chánh ngữ, chánh kiến, thế mà trái lại, khởi tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp cho chúng sanh, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.

5. Giới buôn bán rượu

Phật tử không tự mình buôn bán rượu, khiến người khác buôn bán rượu, tạo nhân buôn bán rượu, duyên buôn bán rượu, pháp buôn bán rượu, nghiệp buôn bán rượu. Tất cả rượu đều không được buôn bán, vì rượu nhân duyên gây tội. Bồ-tát thì nên phát sanh tuệ thông suốt cho tất cả chúng sanh, thế nhưng trái lại, làm sanh tâm điên đảo cho tất cả chúng sanh, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.



431 Cách diễn đạt của giới này chỉ cho những vị Tăng và Ni và bất kỳ ai sống đời sống không gia đình. Những người khác nên tránh hành vi tình dục sai trái.

6. Giới nói lỗi người

Phật tử không được tự mình nói lỗi, khiến người nói lỗi của Bồ-tát xuất gia, Bồ-tát tại gia, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, gây nhân nói lỗi, duyên nói lỗi, pháp nói lỗi, nghiệp nói lỗi. Bồ- tát khi nghe những ác nhân ngoại đạo hoặc ác nhân trong hai thừa nói những điều phi pháp phi luật trong Phật pháp, thì phải thường sanh tâm từ, giáo hóa bọn người xấu ấy, khiến sanh tín tâm nơi Đại thừa; thế mà trái lại, tự mình nói những điều lỗi lầm trong Phật pháp, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.

7. Giới tự khen mình chê người

Phật tử không được tự khen mình chê người, khiến người khác khen mình chê người, tạo nhân khen mình chê người, duyên khen mình chê người, pháp khen mình chê người, nghiệp khen mình chê người. Bồ-tát thì phải nên thay chúng sanh chịu lấy hủy nhục, chuyện xấu nhận về mình, chuyện tốt nêu cho người, nếu tự phô trương đức của mình và che giấu việc tốt của người khiến người bị chê bai, phạm tội ba-la-di.

8. Giới bủn xỉn

Phật tử không được tự mình bủn xỉn, khiến người khác bủn xỉn, gây nhân bủn xỉn, duyên bủn xỉn, pháp bủn xỉn, nghiệp bủn xỉn. Bồ-tát khi tất cả những người nghèo đến xin, phải nên tùy nhu cầu mà cung cấp tất cả, thế nhưng, bằng ác tâm, sân tâm, thậm chí một đồng tiền, một cây kim, một cọng cỏ, cũng không cho; có người đến cầu pháp, không nói cho một câu, một bài kệ, một pháp nhỏ bằng hạt bụi, trái lại còn nhục mạ, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.

9. Giới giận dữ và bạo hành

Phật tử không được tự mình sân, khiến người khác sân, gây nhân sân, duyên sân, pháp sân, nghiệp sân. Bồ-tát thì phải nên làm phát sanh những sự việc thuộc thiện căn vô tránh trong hết thảy chúng sanh, thường sanh tâm bi. Thế mà trái lại, đối với hết thảy chúng sanh, cho đến phi chúng sanh, bằng ác khẩu mà nhục mạ, gia dĩ dùng tay đánh đập, thậm chí dùng dao, gậy, mà ý vẫn chưa nguôi; người trước cầu xin hối lỗi, dùng lời thân thiện mà sám tạ, nhưng vẫn không cởi bỏ, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.

10. Giới phỉ báng Tam bảo

Phật tử không được tự mình phỉ báng Tam bảo, khiến người phỉ báng Tam bảo, gây nhân phỉ báng, duyên phỉ báng, pháp phỉ báng, nghiệp phỉ báng. Bồ-tát thì phải nên cảm thấy như mình đang bị một trăm mũi nhọn đâm vào khi nghe ngoại đạo hoặc ác nhân nói dù chỉ một lời phỉ báng đến Phật,432 hà huống chính miệng mình phỉ báng, không sanh tâm tin, tâm hiếu thuận, thế mà trái lại, trợ kẻ xấu, kẻ tà kiến phỉ báng, Bồ-tát ấy phạm tội ba-la-di.

Kết luận

Thưa các nhân giả học thông, đây là mười Ba-la-đề-mộc-xoa của Bồ-tát mà các nhân giả cần phải học, không được phạm bất cứ một giới nào trong đây dù chỉ nhỏ bằng hạt bụi, hà huống phạm đủ cả mười giới...

Bốn mươi tám giới khinh

Đã thuyết mười Ba-la-dề-mộc-xoa rồi, nay sẽ thuyết bốn mươi tám giới khinh. Tóm tắt nội dung: 1. Giới không kính thầy bạn; 2. Giới uống rượu; 3. Giới ăn thịt; 4. Giới ăn năm vị cay;433 5. Giới không dạy người sám tội; 6. Giới không cúng dường hoặc thỉnh Pháp; 7. Giới không đi nghe Pháp; 8. Giới quay lưng lại với Đại thừa và theo Tiểu thừa; 9. Giới không chăm sóc người bệnh; 10. Giới chứa khí cụ sát sanh;

11. Giới đi sứ; 12. Giới tham gia kinh doanh buôn bán; 13. Giới huỷ báng người; 14. Giới phóng hỏa; 15. Giới dạy giáo pháp một cách xuyên tạc; 16. Giới vì lợi mà giảng Pháp sai;

17. Giới cậy thế lực để thu được nhiều hơn cho mình; 18. Giới giảng dạy những điều mà ta không hiểu; 19. Giới lưỡng thiệt (nói hai chiều); 20. Giới không phóng sanh; 21. Giới giận dữ trả thù và bạo lực; 22. Giới kiêu mạn không thỉnh Pháp; 23. Giới khinh mạn và tự hào mà bóp méo sự thật; 24. Giới không thực hành và học tập lời dạy của Phật; 25. Giới giảng dạy mà không hiểu nhu cầu của người nghe; 26. Giới



432 Quan điểm thoải mái hơn được trình bày ở *Th.16.

433 Tỏi, ba loại hành và tỏi tây.

tích trữ mọi thứ cho mình; 27. Giới thọ biệt thỉnh; 28. Giới biệt thỉnh Tăng; 29. Giới tà mạng; 30. Giới không quan sát ngày trăng tròn và trăng non;434 31. Giới không cứu giúp và giải thoát chúng sanh; 32. giới làm tổn hại chúng sanh; 33. Giới giải trí bất thiện; 34. Giới nghĩ đến việc theo Tiểu thừa, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn; 35. Giới không phát nguyện vì mong cầu của chúng sanh mà thực hành Bồ-tát đạo; 36. Giới không phát thệ; 37. Giới mạo hiểm đi vào những chặng đường khó khăn; 38. Giới trái trật tự tôn ty trong lúc tụ họp;435 39. Giới không tu phước và huệ; 40. Giới không bình đẳng thuyết giới; 41. Giới vì lợi mà giảng dạy;

42. Giới vì người ác thuyết giới; 43. Giới không khiêm tốn trong việc nhận quà tặng; 44. Giới không tôn kính kinh điển;

45. Giới không giáo hóa chúng sanh; 46. Giới thuyết pháp không đúng pháp; 47. Giới tạo ra luật trái với giáo pháp; 48. Giới phá hủy giáo pháp.

Brahmā’s Net Sūtra / Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1004b11-5a24, dịch Anh T.T.S. and D.S.

KIM CANG THỪA

Nghiệp thiện và bất thiện

V.41 Mười thiện nghiệp

Đoạn trích này là danh sách giản lược mười nghiệp đạo thiện như đức Phật đã thuyết (xem đoạn *Th.111), tránh xa những hành vi bất thiện và thực hành các pháp đối trị tích cực.

Mười nghiệp thiện bao gồm việc đoạn trừ mười nghiệp bất thiện và phụng hành các thiện pháp đối trị ác nghiệp. Thiện nghiệp thứ nhất thuộc thân là tránh sát sanh và ái hộ sanh mạng. Thiện nghiệp thứ hai thuộc thân là tránh xa lấy vật



434 Tức là những lễ đặc biệt diễn ra trong những ngày này.

435 Kính trọng theo trình tự của cấp bậc thọ giới bồ-tát, cho dù là xuất gia hay cư sĩ. Tuy nhiên, theo luật của tỳ-kheo, trình tự là theo cấp bậc đã phát nguyện thọ giới tỳ-kheo.

không được cho và rộng rãi bố thí. Thiện nghiệp thứ ba thuộc thân là tránh xa tà dâm và hộ trì giới luật.

Thiện nghiệp thứ nhất thuộc ngữ là đoạn trừ nói dối, nói lời chân thật. Thiện nghiệp thứ hai thuộc ngữ là đoạn trừ nói ly gián ngữ và hóa giải oán hận. Thiện nghiệp thứ ba thuộc ngữ là đoạn trừ ác ngữ và nói lời nghe êm tai. Thiện nghiệp thứ tư thuộc ngữ là đoạn trừ ý ngữ và tinh tấn niệm tụng.

Thiện nghiệp thứ nhất thuộc ý là đoạn trừ tham tâm và hành trì xả tâm. Thiện nghiệp thứ hai thuộc ý là đoạn trừ hại tâm và tu nhiêu ích tâm. Thiện nghiệp thứ ba thuộc ý là xả ly tà kiến và y chỉ chánh kiến.

The Words of My Perfect Teacher, pp.186, dịch Anh T.A.

Bố thí ba-la-mật

Những đoạn dưới đây mô tả ba loại bố thí ba-la-mật: tài thí, pháp thí và vô úy thí.

V.42 Tài thí

Tài thí có ba hạng: phổ thông bố thí, quảng đại bố thí và cực

đại bố thí.

Phổ thông bố thí có nghĩa là cho kẻ khác các loại tài vật từ một chén trà hay một bát mạch. Miễn là người cho đi vật gì với ý lạc thanh tịnh, thì tài vật được thí xả lớn hay nhỏ không quan trọng...

Nói chung, nếu người ta sở hữu dù chỉ chút tài sản hay của cải, thì họ nắm giữ cho đến hơi thở cuối cùng, và vì vậy nó chẳng lợi ích gì cho họ trong đời này hay trong đời sau. Bất luận có bao nhiêu, họ cũng nghĩ rằng mình chẳng có gì và lớn tiếng ta thán rằng mình đang đói đến chết. Những người ấy ngay trong hiện tại đã cảm thọ quả đẳng lưu để thành ngạ quỷ.

Tránh những thái độ như vậy, ngươi nên nỗ lực hành bố thí, trên thì cúng dường Tam Bảo, dưới thì cho kẻ bần cùng khốn khó, và các việc như vậy. Như Milarepa nói, ‘Hãy nhường phần cơm từ miệng mình mà cho người đang đói.’ Nếu không, ngươi tư dục khống chế, dù cho ngươi có tất cả tài sản trên thế gian thì ngươi cũng chẳng bao giờ cảm thấy thỏa

mãn. Dù khi có cơ hội cúng dường, bố thí, mà ngươi không sẵn lòng thí xả những gì mình có, nhưng lại nghĩ rằng, sau này khi có tài sản nhiều hơn trước rồi mới cúng dường, bố thí.

Pháp hành tài thí và các loại của cái khác được Phật dạy chủ yếu cho hàng tại gia Bồ-tát. Hàng xuất gia chỉ nên tu học thiểu dục tri túc. Với họ điều quan trọng nhất là quyết chí tinh cần hành trì ba tăng thượng học (giới, định, tuệ), dù trong những điều kiện khó khăn như thâm sơn cùng cốc, am thất cô tịch.

Một số kẻ ngược đường hành đạo, tích lũy tài vật một cách gian dối bằng thương nghiệp hay nông nghiệp,436 hay các nghiệp bất thiện khác, rồi tự khoe rằng hành trì pháp, trên cúng dường Tam Bảo, dưới bố thí kẻ nghèo. Dù vậy, nếu không hành đúng pháp, thì cái gọi là chánh pháp cũng thành nguyên nhân cho ác đạo. Loại bố thí như thế hoàn toàn vô ích. Điều quan trọng nhất, do đó, là luôn giữ tâm thiểu dục tri túc.

Quảng đại bố thí, đó là cho kẻ khác đến cả những thứ vô cùng quý hiếm hay trân quý với mình, như là ngựa khôn, voi chúa, con cái yêu quý.

Cực đại bố thí, chỉ cho việc bố thí thân thể, mạng sống, tứ chi hay các thứ khác của mình. Chẳng hạn như Vương tử Đại Lực thí thân mình cho hổ cái, Thánh giả Long Thọ dâng đầu mình cho Vương tử Sātavāhana, hay Công chúa Mandhabhadrī thí thân mình cho hổ cái.437 Điều này, tuy vậy, ngoại trừ hàng Bồ-tát đắc địa (không còn nhiều những giới



436 Chắc chắn không tránh khỏi giết hại chúng sinh, bao gồm cả côn trùng sâu bọ.

437 Ba điển hình về bố thí bất nghịch ý rất nổi tiếng từ văn học Đại thừa. Đại Lạc Vương tử là một tiền thân của đức Phật, đã thí thân mình cho một con hổ đói trên bờ vực ăn (Jātaka-māla, chuyện số 1, Suvarṇa-bhāsottama Sūtra, ch.18). Ngài Long Thọ (Nāgārjuna) được cho là đã hy sinh cái đầu của mình theo lời yêu cầu của vương tử Sātavāhana trẻ tuổi, người mong muốn trở thành vua sau cái chết của phụ vương mình, mà sinh lực có liên hệ với Long Thọ.

hạn của phàm phu), hạng phàm phu bình thường không thể làm nổi. Hiện thời, chúng ta chỉ nên tự trong thâm tâm đối với thân mạng và tất cả vật thọ dụng đều không tham chấp mà hồi hướng đến lợi lạc cho chúng sanh, rồi nguyện rằng trong vị lai có thể thực sự hành bố thí được như vậy.

The Words of My Perfect Teacher, pp.381–84, dịch Anh T.A.

V.43 Pháp thí

Pháp thí có nghĩa là làm tất cả mọi thứ để giúp người khác tu tập thiện pháp, – như quán đảnh, truyền pháp, truyền kinh, và các thứ khác. Tuy vậy, cho đến khi đoạn trừ tư dục (với những thứ như lợi lộc, danh dự), thì ta tuy mặt ngoài có làm việc lợi tha, ấy cũng chỉ là vang bóng mà thôi. …

Thật sự, bố thí pháp cho chúng sanh là điều rất khó. Thuyết pháp cho người mà tự mình chưa thực tu thì không ích lợi gì cho người khác. Truyền giảng pháp để thu thập cúng dường và tài lợi, là điều mà Dampa, từ Ấn-độ,438 gọi là ‘đem chánh Pháp làm món hàng kiếm lợi.’ Chừng nào mà tâm niệm tự tư tự lợi của mình chưa dứt sạch, ngươi chẳng nên vội làm việc lợi tha. Thay vào đó hãy nguyện rằng bất cứ khi nào các thiện thần nghe đến lời trì tụng kinh điển, và xưng tụng nguyện tán hay đọc tụng Phật ngôn, thì tâm họ sẽ được giải thoát. Sau khi niệm tụng các nghi quỹ như thủy thí hay thí thân, kết thúc bằng bài kệ quen thuộc rằng ‘Không làm các việc ác; vâng làm những điều lành, tự thanh tịnh tâm ý, đây lời chư Phật dạy.’ (Pháp Cú 183), chỉ như vậy cũng đủ để gọi là hành pháp thí.

Cho đến khi mà tư dục của ngươi hoàn toàn đoạn tận, thì bấy giờ chính là lúc hiến thân chủ yếu hành lợi tha mà chẳng yên nghỉ trong chỗ an nhàn tịch lạc, dù chỉ sát-na. Hãy nên hành trì như vậy.

The Words of My Perfect Teacher, pp.384–87, dịch Anh T.A.



438 Đại thành tựu giả Ấn-độ tên Padampa Sangye (Dam pa sangs rgyas), đã viếng Tây Tạng nhiều lần trong thế kỷ XI đến thế kỷ XII và lập ra truyền thừa mật tục tại đây.

V.44 Vô úy thí cho người và vật

Vô úy thí chỉ cho những hành vi như cứu hộ chúng sanh không được bảo vệ, che chở những kẻ không được che chở, hay hộ trì những ai không được hộ trì. Đặc biệt, vì Thế Tôn từng thuyết rằng trong tất cả các pháp thiện hữu vi, cứu hộ sanh mạng của hữu tình là công đức hơn cả, vậy ngươi nên tinh cần nỗ lực cứu hộ chúng sanh, bằng mọi phương tiện có thể, như cấm chỉ săn thú và đánh bắt cá trong phạm vi quyền hạn của mình, chuộc lại dê cừu đang trên đường đến lò mổ, cứu mạng cá, sâu, côn trùng, sắp sửa bị giết hại, và các việc như vậy.

The Words of My Perfect Teacher, p.387, dịch Anh T.A.

Trì giới ba-la-mật

Những đoạn dưới đây mô tả ba phương thức thực hành trì giới ba-la-mật: phòng hộ ác hành, nhiếp tập thiện pháp và nhiêu ích hữu tình.

Giới phòng hộ ác hành, nghĩa là tránh xa tất cả mười nghiệp bất thiện bởi thân, ngữ, và ý, xem như nọc độc, chẳng làm lợi ích gì cho ai cả.439

The Words of My Perfect Teacher, pp.387–88, dịch Anh T.A.

V.46 Nhiếp tập thiện pháp

Giới nhiếp tập thiện pháp chỉ cho việc tận lực tạo tác hết thảy các thiện căn440, bất cứ khi nào, ngay cả từ những việc nhỏ nhặt nhất. Thậm chí dân gian cũng có câu rằng: ‘dữ lành tạo tác mọi khi, bằng tay, bằng miệng, dù đi, dù ngồi.’ Đó là lý do tại sao, trừ phi ta quan tâm đến việc bỏ ác theo thiện bằng chánh niệm chánh tri mà quán sát tự thân mọi thời, trong bất kìkỳ việc gì mình làm,441 ta sẽ có thể phạm những tội nghiệp nghiêm trọng ngay cả khi ta chỉ đùa giỡn. Lời rằng, ‘Chớ



439 Mười nghiệp bất thiện đối nghịch với mười nghiệp thiện được liệt kê trong *V.41 và *Th.111.

440 Xem *Th.102.

441 Cf. *Th.103.

xem thường tội ác, nghĩ rằng nhỏ, vô hại. Đốm lửa tuy nhỏ, cũng đốt được núi rơm.’ (xem Pháp Cú 71).

Mặt khác, nếu ta bằng chánh niệm chánh tri mà hộ trì tự tâm trong mọi thời mọi việc, thì ta thậm chí có thể tích lũy được tư lương thiện nghiệp bất khả tư nghì ngay khi làm những việc thường nhật. Thậm chí cả một hành vi nhỏ nhặt như cởi nón để tỏ lòng (chắp tay) tôn kính với đống đá ma-ni442 trên đường và nhiễu quanh thuận theo hướng phải, trong khi bằng sự nhiếp trì bởi ba thù thắng,443 có thể dẫn ngươi thẳng đến vô thượng bồ-đề. Như lời rằng, ‘Chớ khinh thường thiện nhỏ, nghĩ vô ích không làm. Giọt nước nếu rỉ mãi, dần dần đầy bồn lớn’ (Pháp Cú cf. Dhammapada 122, *Th.72). Nhớ chuyện con lợn thuở xưa bị chó đuổi mà chạy nhiễu quanh bảo tháp, hay chuyện bảy con sâu bướm từ một chiếc lá rơi xuống dòng nước và bị dòng nước cuốn nhiễu quanh bảo tháp bảy vòng, cũng thành là nhân khiến chúng rốt cuộc đạt được giải thoát. Do vậy, trong mọi thời mọi xứ, ta phải tận lực đoạn trừ gốc rễ nghiệp ác dù nhỏ nhiệm nhất và tạo tác tích lũy thiện căn dù nhỏ nhất mà ta có thể làm, rồi hồi hướng công đức ấy cho hết thảy chúng sanh. Ấy là bao hàm hết thảy học xứ và luật nghi của Bồ-tát.

The Words of My Perfect Teacher, pp.388–89, dịch Anh T.A.

V.47 Nhiêu ích hữu tình

Giới nhiêu ích hữu tình, có nghĩa là việc làm thực tế vì lợi ích của chúng sanh bằng vào y chỉ bốn nhiếp sự444 – sau khi ta đã hoàn toàn đoạn tận tư dục như đã nêu ở trước.445 Trong khi còn là hạng sơ học, điều này được thực hiện bằng hồi hướng



442 Một đống những viên đá nhỏ có ghi khắc các chữ của thần chú Oṃ maṇi padme huṃ (thần chú của Quán Thế Âm (Avalokiteśvara, Bồ-tát đại bi tâm), phổ biến ở Tây Tạng.

443 Ba thù thắng của mọi thiện nghiệp là: khởi đầu, thù thắng do phát bồ-đề tâm để nhiếp trì các thiện căn đã tu; trung gian, thù thắng do chánh hành vô duyên, tức không bị nhiễm bởi ý niệm phân biệt, và cuối cùng, thù thắng do kết hành hồi hướng công đức cho chúng sinh.

444 Đó là: bố thí, ái ngữ, lợi hành, và đồng sự (cf. *Th.229).

445 Xem *V.43.

cho hết thảy chúng sanh các công đức do hành trì các học xứ đoạn ác, hành thiện, được nhiếp trì bởi ba thù thắng446.

The Words of My Perfect Teacher, p.389, dịch Anh T.A.

Giới nhiêu ích hữu tình, gồm mười một điều, được nêu trong luận ‘Du-già Bồ-tát địa’ như sau: ‘Trợ bạn cho những hành vi có ý nghĩa, giải trừ thống khổ của các chúng sanh khổ đau, dạy dỗ những kẻ vô tri không rõ phương tiện, tri ân và báo ân, bảo hộ chúng sanh thoát khỏi các hiểm nạn, tiêu trừ ưu khổ của các chúng sanh đang đau khổ, bố thí nhu yếu cho những kẻ thiếu thốn, tập họp chúng hội các bạn đạo và tùy cơ mà dẫn nhập, khiến sanh hoan hỷ bằng chân thật công đức, khiến tịnh trị thích đáng và bằng năng lực thần thông mà uy trấn (các đối địch chánh pháp), và khuyến phát khát ngưỡng.’ The Jewel Ornament of Liberation, p.220, dịch Anh T.A.

V.48 Luật nghi giới

Đoạn này mô tả các loại và lý do để thọ biệt giải thoát giới là cơ sở thọ giới Bồ-tát.

Luật nghi giới (chỉ ác, phòng hộ) có hai sai biệt là cộng và bất cộng. Cộng giới là (một trong) bảy nhóm biệt giải thoát (giới). Như được nói trong luận ‘Du-già Bồ-tát địa’ rằng: ‘Luật nghi giới của Bồ-tát là biệt giải thoát giới mà vị ấy đã thọ. Có bảy loại: tỳ-kheo giới, tỳ-kheo-ni giới, thức-xoa-ma- na giới, sa-di giới, sa-di-ni giới, ưu-bà-tắc giới, ưu-bà-di giới. Nên biết, các giới này gồm hai phần, tại gia và xuất gia.’447 Những giới này ngăn ngừa tổn hại người khác cùng với căn của nó (sân). Biệt giải thoát giới chỉ phòng hộ vì tự lợi, trong khi Bồ-tát phòng hộ vì lợi tha. Như trong Kinh “Na-la-diên vấn’ có nói, ‘(Bồ-tát) Trì giới không vì mục đích vương quyền, không vì mục đích thượng sanh (sanh thiên), không vì mục đích Thiên đế Thích, hay vì Phạm Thiên thân, hay vì thọ



446 Giải thích trong cước chú của *V.46.

447 Giới thệ thọ của những người tại gia thuộc phần giới tại gia, phần kia là giới xuất gia.

dụng, hay để đắc Đại Tự Tại Thiên thân,448 cũng không vì dung sắc. Cũng vậy, Bồ-tát trì giới không vì sợ đọa địa ngục, sợ sanh vào súc sanh, sợ Diêm-la giới. Bồ-tát trì giới vì để an lập trong Phật đạo; trì giới vì lợi lạc cho mọi chúng sanh.’ The Jewel Ornament of Liberation, pp.214–15, dịch Anh T.A.

An nhẫn ba-la-mật

Các đoạn sau đây được trích từ phẩm thứ mười bốn, luận ‘Giải thoát trang nghiêm bảo’ của Gampopa, về an nhẫn ba- la-mật: nhẫn những điều khó nhẫn và khó hành, cho đến nhẫn các giáo pháp cao thâm.

V.49 Vì sao nhẫn

Đoạn này tư duy về những tai hại do thiếu nhẫn, và ngược lại.

Tuy có hành thí và giới nhưng không có nhẫn thì sân nộ vẫn dễ phát sanh. Nếu phát khởi sân, thì hết thảy thiện căn mà ta đã tạo bằng thí, giới, và các phương tiện khác trong một thoáng hoàn toàn tiêu hủy. 449 Như kinh ‘Bồ-tát tạng’ nói rằng, ‘Sân có thể tiêu hủy thiện căn được tích tập trong trăm ngàn đời.’ Cũng vậy, trong luận Nhập Bồ-tát hành nói, ‘Một niệm sân tâm khởi, hủy hoại mọi thiện hành, bố thí, lễ Như Lai, đã hành trong ngàn kiếp’ (BCA VI.1).

Lại nữa, trừ khi ngươi có nhẫn, nếu không ngươi sẽ bị sân cắm vào, gây ra một vết thương sâu trong tâm ngươi như thể bị một mũi tên độc xuyên qua, ngươi sẽ không còn có thể cảm thấy vui mừng, sung sướng, yên ổn trong lòng, ngươi sẽ không thể nào ngủ được. Như luận Nhập Bồ-tát hành nói, ‘Bị kẹp bởi sân khổ, tâm chẳng chút an bình. Chẳng được chút hỷ lạc, khó ngủ, tâm bất định.’ (BCA VI.3). Và lại nữa, ‘Tóm lại, không ai có thể sống bình an với sân trong tâm mình’ (BCA VI.5b).

Lại nữa, nếu ngươi không có nhẫn, mỗi khi ngươi sân, ngươi sẽ hiện vẻ phẫn nộ, khiến cho chồng, hoặc vợ, và hết thảy



448 Indra, Brahmā và Śiva là các vị thần thế gian.

449 Chẳng hạn, như vì tức giận mà giết người.

thân quyến cảm thấy buồn phiền và khó chịu. Họ sẽ không đến gần ngươi ngay dù khi ngươi có cho họ thực phẩm và tặng vật. Như lời rằng, ‘Người thân sẽ nản lòng. Họ có thể đến bên, bởi lợi mà ngươi cho, nhưng sẽ không tin ngươi.’ (BCA VI.5a).

Lại nữa, nếu ngươi chẳng có nhẫn, Ma vương sẽ tìm cơ hội để gây chướng ngại cho ngươi. Như lại được nói trong kinh ‘Bồ-tát tạng’ rằng, ‘Ai bị sân chế ngự, sẽ cho Ma vương cơ hội gây chướng ngại cho mình.’ Lại nữa, nếu ngươi không có nhẫn, sáu ba-la-mật của con đường dẫn đến Phật quả sẽ chẳng thể viên mãn và ngươi sẽ không thể chứng đắc vô thượng bồ-đề. Như được nói trong Thánh bát-nhã tập yếu ('Phags pa bsduds pa) rằng, ‘Có sân, không có nhẫn, làm sao thành Chánh giác?’

Mặt khác, nếu ngươi có nhẫn, đó là tối thượng trong hết thảy thiện căn. Như nói rằng, ‘Không gì ác như sân; khổ hành không bằng nhẫn. Vậy ta phải nỗ lực, thực hành nhẫn mọi cách’ (Pháp Cúcf. Dhammapada 184). Lại nữa, nếu ngươi có an nhẫn, ngươi thậm chí còn có tất cả các an lạc tạm thời (của thế gian). Như lời rằng, ‘Nhiếp tâm chiến thắng sân, đời này, đời sau vui.’ Lại nữa, nếu ngươi có nhẫn, ngươi sẽ chứng đạt vô thượng bồ-đề. Như trong kinh Phụ tử thỉnh tương phùng (Yab sras mjal ba) rằng, ‘Nếu ngươi luôn suy niệm về tâm từ, nghĩ rằng “sân không phải là con đường dẫn đến giác ngộ”, như vậy ngươi sẽ đạt đến giác ngộ.’

The Jewel Ornament of Liberation, pp.227–29, dịch Anh T.A.

V.50 Nhẫn là gì

Đoạn này đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về nhẫn và nêu ba loại nhẫn, sau đó sẽ thảo luận trong ba đoạn văn tiếp theo.

Tự tánh của nhẫn là không bận tâm. Như được nói trong ‘Bồ- tát địa’: ‘Nói ngắn gọn, tự tánh nhẫn (của Bồ-tát), do tâm không tạp nhiễm, chỉ thuần bi mẫn, không bận tâm.’

Có ba nhẫn: nhẫn nại không bận tâm những tổn hại người khác gây cho mình; nhẫn thọ các thứ khổ đau; và nhẫn chứng quyết định thắng giải pháp. Nhẫn thứ nhất phát sanh do thẩm

sát bản tánh của chúng sanh gây tổn hại; nhẫn thứ hai do quán sát tự tánh của khổ, và thứ ba tư trạch tự tánh không điển đảo của các pháp. Hai loại nhẫn đầu được tu hành trong thế tục đế, loại thứ ba trong thắng nghĩa đế.

The Jewel Ornament of Liberation, pp.229–30, dịch Anh T.A.

V.51 Kham nhẫn tổn hại

Bên cạnh việc mô tả bản chất của nhẫn thứ nhất, đoạn văn này giới thiệu một phương pháp tu tập nhẫn đối với chúng sinh được coi là người gây hại.

Nhẫn thứ nhất, nhẫn nại những oán hại mà người khác gây ra cho bản thân, hoặc cho quyến thuộc bằng đánh đập, hủy báng, nhục mạ, hoặc vạch lỗi giấu kín của mình; hoặc nhẫn nại những điều người khác gây ra chướng ngại ước muốn của mình. Nhẫn nại như vậy có nghĩa là chi? Có nghĩa, không bị nhiễu loạn, không trả thù, và không ôm chặt oán hận. …

[Tu tập nhẫn]

Luận Bồ-tát địa nói, nhẫn cần được tu bằng năm quán tưởng. Luận viết, ‘Quán tưởng kẻ gây hại như thân quyến của mình, quán tưởng chúng sanh ấy chỉ là pháp, quán tưởng vô thường, quán tưởng khổ, và quán tưởng nhiếp thọ.’

Quán tưởng kẻ gây hại như thân quyến của mình: Ngươi nên nghĩ, ‘Chúng sanh hiện đang làm hại ta đã từng là mẹ ta, cha ta, chị ta, anh ta, hay thầy ta trong một đời quá khứ. Kẻ ấy ắt từng giúp đỡ ta trước đây bằng vô số phương tiện, vậy ta không được trả thù việc họ làm hại mình.’ Do vậy mà nhẫn với kẻ gây hại bằng quán tưởng kẻ ấy là thân quyến của mình.

Quán tưởng chúng sanh ấy chỉ là pháp: Ngươi nên nghĩ, ‘Kẻ gây hại này tùy thuộc vào nhân duyên; đó chỉ là niệm tưởng, đó chỉ là pháp. Trong đó thật sự không có gì là tự ngã, là hữu tình, là mạng căn, không có cái gì là chúng sanh mà đánh đập, hủy báng, nhục mạ, hoặc vạch lỗi kín của ta.’ Nỗ lực tu nhẫn bằng tư duy như vậy.

Quán tưởng vô thường: Ngươi nên nghĩ, ‘Chúng sanh là vô thường, thảy đều phải chết. Nguy hại lớn nhất có thể xảy ra là

mất mạng, và vì mọi người đều sẽ phải chết dù thế nào đi nữa, đừng nên hại mạng của ai.’ Nỗ lực tu nhẫn bằng tư duy như vậy.

Quán tưởng khổ: Ngươi nên nghĩ, ‘Hết thảy chúng sanh đều chịu ba loại khổ.450 Ta phải nỗ lực loại trừ chứ không nên gây thêm khổ.’ Nỗ lực tu nhẫn đối với kẻ gây tổn hại bằng quán chiếu kẻ ấy như là người chịu khổ.

Quán tưởng về nhiếp thọ: Bởi ta đã khởi phát bồ-đề tâm, ta nên làm lợi lạc cho hết thảy chúng sanh. Ta phải gánh vác cho hết thảy chúng sanh như (gánh vác) cho thê tử. Gánh vác cho họ như vậy, chẳng lý nào lại trả thù một chuyện nhục mạ cỏn con.’ Nỗ lực tu nhẫn bằng tư duy như vậy.

The Jewel Ornament of Liberation, pp.230, 233–35, dịch Anh T.A.

V.52 Nhẫn thọ khổ

Loại nhẫn tiếp theo là chịu đựng những khổ nhọc trong Phật

đạo, được cho là timh tấn dũng mãnh.

Nhẫn thọ khổ, đó là không phiền muộn với những khổ nhọc trên đường tu tập viên mãn vô thượng bồ-đề mà nhẫn thọ với tâm hoan hỷ thản nhiên. Theo luận Bồ-tát địa, có tám loại khổ cần phải nhẫn thọ – như khổ xứ sở, và vân vân. Cụ thể như sau. Khi xuất gia, phải nhẫn thọ các khổ cực trong việc tìm cầu pháp, y thực, và các thứ khác. Rồi có những khổ cực do phải nỗ lực cúng dường, thừa sự, và cung kính Tam Bảo và các thượng sư, nghe Pháp, thuyết Pháp, xướng tụng, tu tập, và để hành trì du-già chẳng ngại thức khuya dậy sớm; cũng như những cực khổ do phải nỗ lực thi hành mười một pháp đã nêu trước đây nhằm làm lợi lạc cho chúng sanh.451 Tất cả những điều khổ nhọc trên cần phải nhẫn thọ mà quản chút gì khó nhọc, mỏi mệt, nóng lạnh, đói khát, hay chút gì tâm tình nhiễu loạn; như nhẫn thọ khổ do trích huyết để trị chứng bệnh trầm kha. Hay là, như được nói trong Nhập Bồ-



450 Về ba loại khổ, xem *V.20 và *Th.152.

451 Xem *V.47.

tát hành: ‘Để ta thành tựu bồ-đề, khổ do tu ấy có hạn; như đau khi mổ vết thương, để rút ra mũi tên độc’ (BCA VII.22). Nếu tu nhẫn như vậy, ngươi sẽ là dũng sĩ chiến thắng trong chiến trường sanh tử, tiêu diệt quân địch phiền não. Trong thế gian, chiến sĩ nổi tiếng do giết những địch tầm thường, nhưng vẫn phải chết, dù vậy, lại được gọi là ‘dũng sĩ’.Nhưng đó không thực sự là dũng sĩ. Vì chỉ như đâm gươm vào xác chết. Như được nói trong Nhập Bồ-tát hành, ‘Diệt trừ tất cả khổ, hàng phục sân, phiền não, như vậy là trượng phu, đó là chân dũng sĩ, còn các ‘dũng sĩ’ khác, chỉ như người chém xác’ (BCA VI.20).

The Jewel Ornament of Liberation, pp.235–36, dịch Anh T.A.

V.53 Pháp nhẫn

Loại nhẫn thứ ba và cuối cùng có nghĩa là lãnh thọ pháp do hiện quán Thánh đế và chứng ngộ tự tánh của các pháp. Nhẫn là sát-na vô gián phát sanh trí nhận thức Thánh đế. Cụ thể, đó là tỏ ngộ Không tánh. Định nghĩa ngắn của Gampopa được bổ sung bởi một câu chuyện minh họa từ ‘Thượng sư khẩu giáo’.

Nhẫn hiểu giáo pháp, theo như ‘Bồ-tát-địa’, có nghĩa là ‘có thắng giải (tin tưởng) nơi tám pháp, như công đức của Tam bảo và vân vân.’ Lại nữa, nó có nghĩa là có thắng giải và nhẫn tự tánh Không của hai tự ngã452 trong chân như.

The Jewel Ornament of Liberation, pp.235–36, dịch Anh T.A.

Đức Thánh Chủ (Atiśa) có lần được hai vị tỳ-khưu Ấn-độ đang hành mười hai hạnh đầu-đà đến diện kiến.453 Trước hết Ngài giảng cho họ nhân vô ngã và cả hai đều rất hoan hỷ. Nhưng khi Ngài bắt đầu nói cho họ về pháp vô ngã thì họ trở nên kinh hãi và thỉnh Ngài đừng nói như vậy. Khi họ nghe Ngài dẫn các kinh điển (Đại thừa) uyên áo, thì họ bịt tai lại. Ngài Atiśa thương cảm mà nói họ rằng: ‘Trừ khi các ngươi



452 Đó là nhân vô ngã và pháp vô ngã. Xem *V.75 và 76.

453 Điều này đề cập đến mười hai quy tắc chính trong giới tỳ-kheo. Có ba

điều liên quan về thức ăn, ba về quần áo, và sáu về nơi ở và nghỉ ngơi.

không bằng vào từ bi, bồ-đề tâm, mà tự tu tập tự tu luyện về từ bi bằng bồ-đề tâm, đối với chánh pháp thậm thâm (Không tánh) chưa từng khởi thành tín, mà chỉ bằng vào hộ trì một phần tịnh giới, thì ngươi không thể thành tựu bất cứ sự gì.’ ‘The Words of My Perfect Teacher’, pp.397–98, dịch Anh T.A.

Tinh tấn ba-la-mật

V.54 Gia hành tinh tấn

Dù rằng ngươi cảm thấy có tâm cầu pháp tu pháp, nhưng nếu ngươi cứ trì hoãn ngày này qua ngày khác, thời ngươi sẽ uổng phí hết một đời người. Ngươi phải thôi uổng phí đời mình khi mà vẫn còn muốn tu trì chánh pháp. Như Đại Sư Padma Karpo, tổ sư nổi danh của phái Drukpa Kagyupa, nói như vầy: ‘Đời người như loài thú, được dẫn đến lò mổ, mỗi mỗi từng khoảnh khắc, cái chết càng đến gần. Nếu ngươi cứ trì hoãn, việc nay đến ngày mai, thời lâm chung nằm đó, khóc hối chẳng ích gì.’

Do vậy, đừng lãng phí giây phút nào nữa mà trì hoãn tu trì chánh pháp. Cũng như kẻ trí thấy rắn trên đùi, hay như mỹ nữ mà tóc bị bén lửa, tức khắc phải buông bỏ hết thảy thế sự mà khởi tu hành chánh Pháp. Nếu không thế, ngươi sẽ bị vây bức bởi các thế sự vô tận tiếp nối nhau như sóng cả, và thời giờ tu hành Pháp không khi nào đến. Thời giờ ấy chỉ đến khi ngươi hạ quyết tâm buông bỏ hết thảy thế sự tế toái. Như tôn giả Longchen Rabjam454nói rằng, ‘Thế sự chẳng hồi kết, cho đến lúc ta vong, nhưng nếu ta buông xả, chúng tức thì dừng ngay’, hay như ‘Sở tác như trò chơi, của ấu nhi con trẻ; còn tiếp thì chẳng dừng, nhưng rời đi thì dứt.’

Nên một khi ngươi khởi tưởng tu hành chánh Pháp, thấy khích lệ bởi vô thường (tưởng) và khởi ngay tu trì mà chẳng hề biếng lười dễ dãi dù chỉ phút giây. Đó là điều mà ta gọi là ‘gia hành tinh tấn’.

The Words of My Perfect Teacher, pp.399–400, dịch Anh T.A.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.100.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...