Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các vị chân sư Đại thủ ấn »» Đại sư thứ 13: Tantipa - Ngưòi thợ dệt già »»

Các vị chân sư Đại thủ ấn
»» Đại sư thứ 13: Tantipa - Ngưòi thợ dệt già

Donate

(Lượt xem: 4.986)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các vị chân sư Đại thủ ấn - Đại sư thứ 13: Tantipa - Ngưòi thợ dệt già

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Người thợ dệt từng khung vải
Ta dệt bằng giáo pháp của chân sư
Ta dệt những tao dây của tri kiến
Sợi là sự rỗng không của năm tịnh thức
Thoi là giáo pháp của chân sư
Khung cửi là trí tuệ Bát nhã
Vải pháp giới kia đã dệt xong
Sản phẩm của hư không cùng tri kiến

Truyền thuyết

Tại Sendhonagar có một người thợ dệt suốt đời lao động cực nhọc, chắt chiu tiền bạc để gầy dựng sự nghiệp. Kết quả là ông ta trở thành một trong những người giàu có trong làng thợ.

Khi ông được 90 tuổi thì người vợ qua đời, và vì già yếu ông không còn lao động được nên các con phải nuôi dưỡng và chăm sóc ông hằng ngày.

Nhưng chẳng bao lâu, sự già nua lẩm cẩm của ông khiến cho các nàng dâu lấy làm khó chịu. Họ cho rằng sự có mặt của ông cụ là điều phiền nhiễu mỗi khi có khách sang trọng đến viếng.
Vì thế, họ cùng nhau dựng một túp lều trong ngôi vườn rồi đưa ông cụ ra sống ở đấy, hằng ngày đem cơm nước đến.

Cho đến một ngày nọ, sư Jalandra tình cờ du hoá sang miền Sendhonagar. Ngài dừng chân trước ngôi nhà người thợ dệt xin thức ăn.

Con trai của người thợ dệt nhận lời nhưng bảo sư chờ vì cơm còn đang nấu. Khi cơm chín, người con thỉnh sư vào trong để dùng bữa.

Sau đó, anh ta mời sư nghỉ chân qua đêm nhưng sư bảo không quen nằm giường cao chiếu rộng. Vì thế, họ đưa Sư ra vườn để nghỉ ngơi.

Nghe tiếng động lạ, người thợ dệt già cất giọng hỏi: “Ai đấy?”
“Bần tăng là kẻ qua đường, tạm dừng chân đêm nay. Chẳng hay cụ là ai?”

“Trước đây tôi từng là chủ nhân ngôi nhà này, quán xuyến mọi việc làm ăn buôn bán. Nay tuổi già sức yếu không thể lao động được nữa, nên các con tôi đối xử tệ bạc với tôi. Thật là tủi nhục. Chúng sợ người khác thấy cái già nua, lẩm cẩm, hom hem của tôi nên đem tôi giấu ở nơi này. Cuộc sống sao mà giả dối!”

Đại sư nói: “Tất cả những gì chúng ta đóng góp cho cuộc sống này chỉ là những vai diễn trong vở kịch đã qua. Còn sống là còn phải nếm mùi cay đắng, đau khổ. Chỉ có Niết-bàn là cõi tịnh lạc. Cụ có muốn chuẩn bị cho mình một cái chết thanh thản không?”

Người thợ dệt già đáp: “Thưa vâng.”

Sư điểm đạo và truyền pháp thiền cho cụ, rồi ra đi.

Người thợ dệt già bắt đầu hành trì giáo pháp được trao. Mặc dù hoàn cảnh sống của cụ không có gì tiến bộ hơn trước nhưng chỉ có một điều là cụ không còn than vãn về con cháu nữa.

Sau 12 năm tu tập trong sự câm lặng, ông cụ đắc được các pháp thần thông. Sự tu tập thành công của cụ vẫn chưa bị khám phá, cho đến một ngày, khi nàng dâu mang cơm nước đến sớm hơn thường lệ.

Đứng bên ngoài túp lều, nhìn vào bên trong, người con dâu trông thấy một cảnh lạ thường. Có mười lăm thiếu nữ mặc y phục xinh đẹp, tay cầm những đĩa thức ăn đầy cao lương mỹ vị đứng vây quanh một ngọn đèn lớn đang tỏa sáng rực rỡ. Y phục và trang sức của các thiếu nữ đẹp đẽ, sang trọng như không hề có ở thế gian!

Nàng dâu lấy làm lạ lùng chạy ngay về báo lại với chồng. Người con trai vội vã đến chỗ cha thì thấy cụ già đang hấp hối. Nghe chuyện lạ, mọi người đến xem, họ bảo nhau: “Người thường không có khả năng làm những việc như thế. Lão già này chắc chắn là tôi tớ của quỷ dữ.”

Sáng hôm sau, dân chúng thành Sendhonagar nghe được tin đồn, họ rủ nhau đến xem, vài người trong bọn cung kính vái chào.

Khi ấy thân thể ông già biến thành dáng một thiếu niên 16 tuổi, từ đó chiếu ra một thứ ánh sáng rạng rỡ, chói loà khiến mọi người đang hiện diện phải lấy tay che mắt. Cảnh giới chung quanh trở nên hoàn toàn thanh tịnh trang nghiêm.

Kể từ đó, người thợ dệt già được tôn vinh là Đạo Sư Tantipa.

Hành trì

Ban đầu, sư Jalandra chỉ dạy cho Tantipa phương pháp tu luyện để đón một cái chết an lạc, nhưng sau đó nhờ công tu tập Tantipa đã đổi già hoá trẻ.

Theo đây, có lẽ Tantipa đã quán tưởng thân tướng của Kim cương Thánh nữ (Vajvayogini) ngự trị trong tâm ông, nên khi thành tựu pháp này, 15 quyến thuộc của Dakini đã hiện ra để cúng dường Tantipa.

Một hành giả Mật tông khi đắc pháp, thân phàm phu hoá thành linh quang, vì lúc ấy chính là lúc thâm nhập vào Pháp giới (Dharmakaya) Một sự hoà nhập giữ hư không và ánh sáng.
Vào giờ phút lâm chung, hay còn gọi là giai đoạn cận tử, khi ánh sáng xuất hiện ở cuối đường hầm thì tùy nghiệp lực mà thức bị cuốn hút vào một trong các cõi. Sự chọn lựa cảnh giới để tái sinh của hành giả được quyết định ngay lúc này.

Tùy mức độ hành trì, thức tâm phân hủy thành ánh sáng để hội nhập vào ánh sáng của cảnh giới nghiệp.

Sử liệu

Trong một truyền thuyết khác nói rằng Tantipa là thợ dệt ở thành Arati thuộc xứ Malara.

Sư thọ pháp Quán đảnh (Abhiseka) từ Kim cương thánh nữ khi vị Bồ Tát này đặt tay lên đỉnh đầu ông.

Sau khi đắc thần thông, Tantipa vẫn tiếp tục làm nghề thợ dệt như cũ, nhưng luôn miệng ca hát vui tươi, mãi cho đến khi gặp được sư Krsnacarya truyền cho pháp môn Bất nhị (Non-discrimination). Đó là phương pháp ăn phân cũng thấy ngon như ăn bánh mì với bơ và ăn thịt người như ăn thịt sói.

Cũng có truyền thuyết nói rằng chính Đại sư Tantipa đã thành công trong việc hủy bỏ lệ tế thịt sống cho nữ thần Durga bằng cách biến hàng ngàn con dê dùng trong lễ tế thành những con linh cẩu. Điều này khiến những kẻ tà kiến hoảng sợ đâm ra nghi ngờ pháp lực của vị nữ thần này. Ngài cũng nhiếp phục được vị thần nữ này và buộc không cho nhận đồ tế lễ bằng máu.
 

Có bốn phép quán đảnh: Thọ minh Quán đảnh, Sự nghiệp Quán đảnh, Bí mật Quán đảnh và Cam lồ Quán đảnh. (Chú thích của người dịch)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 86 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.68.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...