Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Người Tây Tạng nghĩ về cái chết »» 2. Giai đoạn chuyển tiếp ngay trước khi chết »»

Người Tây Tạng nghĩ về cái chết
»» 2. Giai đoạn chuyển tiếp ngay trước khi chết

Donate

(Lượt xem: 5.650)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Người Tây Tạng nghĩ về cái chết - 2. Giai đoạn chuyển tiếp ngay trước khi chết

Font chữ:

Cảm giác cơ bản đầu tiên của người sắp chết là không biết chắc mình sẽ chết hay tiếp tục sống. Cần hiểu chết ở đây nghĩa là chấm dứt mối liên hệ với thế giới vật chất. Không những thế, người chết sẽ có cảm giác mình đang từ bỏ một thế giới có thực để đi vào một thế giới không ổn định.

Thế giới có thực có những đặc trưng gì? Đó là một thế giới có niềm vui, nỗi buồn, có thiện, có ác. Tóm lại đó là một thế giới luôn luôn có hai cực, thế giới nhị nguyên. Nếu có ai đứng ngoài được sự tranh chấp giữa hai cực đó, người ấy sẽ hiểu thấu được tri kiến nhất nguyên. Với tri kiến này, người ta sẽ không còn mâu thuẫn, vì nhìn thấy được vạn hữu trong một thể trọn vẹn thống nhất. Những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra là vì chúng ta không thấy được bản chất thật sự của nhị nguyên. Chính vì tri kiến sai lầm về thế giới nhị nguyên hiện tại nên người chết có cảm giác sợ hãi, vì thấy mình đang phải từ bỏ cái có thực để đi vào một nơi hoang địa, của tối tăm, của sương mù.

Luận vãng sanh này mô tả những giai đoạn của sự chết khi các yếu tố tứ đại[36] dần dần tiêu tan và đoạn diệt. Khi yếu tố đất đoạn diệt trong yếu tố nước, người chết có cảm giác hết sức nạng nề trì trệ. Lúc yếu tố nước tiêu tan trong yếu tố lửa, người chết thấy rõ bộ tuần hoàn ngưng hoạt động. Khi yếu tố lửa tan trong yếu tố gió, người chết mất cảm giác về nhiệt độ, về sự tăng trưởng. Và khi yếu tố gió tan vào trạng thái không, chính lúc đó người chết thấy mất hẳn mối liên hệ với thế giới vật chất. Cuối cùng, khi không hoặc thức tan biến trong thức vô ngã, thần thức người chết bỗng nhiên cảm nhận một thứ ánh sáng rực rỡ, chói lòa, một thứ ánh sáng tự thân. Đây là trạng thái có khi được gọi là chân tâm hay pháp thân thường trú. Tiếc thay, thần thức người chết sẽ không lưu lại nơi đây, mà thông thường sẽ bị nghiệp lực lôi kéo dẫn dắt đi về những cảnh giới khác.

Về mặt tâm thức, khi trải qua những giai đoạn vừa kể, người chết có những cảm giác khác nhau, nhưng nói chung là hoang mang không rõ mình đạt được chánh kiến hay sa vào điên loạn. Khi mất yếu tố đất, thần thức có cảm giác mình mất luôn cách suy nghĩ duy lý thông thường, lúc đó chỉ còn dựa vào yếu tố nước, và cho rằng tuy thế mình vẫn còn biết suy luận. Tới lúc yếu tố nước đoạn diệt, thần thức rời bỏ suy luận. Lúc đó cảm tính nổi lên rất mạnh. Thần thức tha thiết nhớ tới những người mình yêu thương hoặc hằn học với những gì mình ghét bỏ. Yếu tố lửa làm các cảm giác yêu ghét đó lên đến cao độ. Nhưng khi lửa tan đi trong gió thì những cảm giác ấy cũng nhạt dần, thần thức có cảm giác trống rỗng hoặc thanh thản, đồng thời mất khả năng tập trung, tất cả bị cái không xâm chiếm.

Sau đó là pháp thân thường trú hiện ra, thật ra là lúc đạt đến chân tâm. Trong trạng thái này, thần thức sẽ thấy được tính chất nhất thể, sẽ có cảm giác niềm vui và đau khổ chỉ là một, xuất hiện cùng lúc. Cái tự ngã vốn hay tranh chấp mâu thuẫn trong cõi nhị nguyên, một khi nhận ra được cái nhất nguyên sẽ tự tan biến và chân tâm xuất hiện.

Chính từ chân tâm không sanh không diệt này, nghiệp lực sẽ bắt đầu xuất hiện dẫn dắt thần thức đi vào đời sống mới. Nếu thần thức lưu trú trong chánh niệm, nhất tâm trong thiền định, pháp thân sẽ xuất hiện. Còn nếu thần thức bị năng lực của nghiệp báo dẫn dắt. Thần thức sẽ xa dần pháp thân thường trú. Lúc đó một tâm niệm chấp hữu khởi lên, và tùy theo mức độ chấp hữu. Thức sẽ đi vào những cảnh giới khác nhau trong sáu cõi luân hồi, hay lục đạo. Chính năng lực chấp hữu là động cơ thôi thúc thức đi vào lục đạo, hay sáu nẻo đường. Vậy lục đạo là gì? Đó là những cảnh giới sẽ lần lượt được trình bày sau đây.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 25 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Sen búp dâng đời


Phát tâm Bồ-đề


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.25.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...