Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Ba mươi ngày thiền quán »» Buổi sáng thứ ba mươi »»

Ba mươi ngày thiền quán
»» Buổi sáng thứ ba mươi

Donate

(Lượt xem: 7.882)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Ba mươi ngày thiền quán - Buổi sáng thứ ba mươi

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kết thúc

Bạn không thể ở mãi trên đỉnh núi cao. Rồi bạn cũng phải đi xuống, vậy sao phải bận tâm leo lên? Đó là vì, ở trên cao ta có thể biết được những gì bên dưới, nhưng ở dưới thấp thì không bao giờ biết được cái gì ở trên cao.

Ta leo lên, ta chứng kiến; khi trở xuống ta không còn thấy nữa, nhưng ta đã được thấy. Đem những gì đã được thấy khi còn ở trên cao áp dụng vào đời sống dưới thấp là cả một nghệ thuật. Khi không còn thấy, ít nhất ta vẫn còn biết.

Mount Analogue

Câu hỏi bây giờ là: làm sao để phối hợp sự hành thiền tích cực vào đời sống hằng ngày? Câu trả lời rất giản dị: Hãy giữ chánh niệm. Mặc dù chung quanh có rất nhiều điều làm ta phân tâm, những giác quan ta có trăm ngàn đối tượng, nhưng nếu ta không có sự ưa thích, không có sự ghét bỏ, không có sự mong mỏi nào, thì tâm ta sẽ vẫn giữ được sự an tĩnh và quân bình. Chánh niệm là thành trì bảo vệ kiên cố nhất.

Có những cách giúp ta duy trì được sự quân bình và an tĩnh trong tâm. Quan trọng nhất là ngồi thiền thường xuyên mỗi ngày. Ngồi mỗi ngày hai lần trong vòng một tiếng đồng hồ, hay lâu hơn, sẽ duy trì định lực và chánh niệm mà ta đã bỏ công vun trồng trong một tháng qua.

Ngay sau khi kết thúc một khóa thiền tích cực nhiều ngày như thế này, bạn có thể sẽ cảm thấy rằng ngồi một hay hai tiếng mỗi ngày chẳng khó khăn gì, nhưng khi bạn trở về với công việc làm ăn thường ngày, việc ấy sẽ không dễ dàng như bạn tưởng. Nó đòi hỏi một tinh thần kỷ luật và sự tinh tấn. Hãy cố gắng giữ cho việc ngồi thiền được ưu tiên nhất trong ngày. Mỗi ngày, hãy sắp đặt những sinh hoạt khác chung quanh giờ ngồi thiền của bạn, thay vì ép nó vào giữa hai công việc cần làm nào đó. Bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm được việc ngồi thiền mỗi ngày có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Nếu bạn có thể sắp xếp một thời gian nhất định trong ngày để ngồi thiền sao cho không bị quấy rầy, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu bạn có được thói quen ngồi thiền vào một giờ nhất định, bạn sẽ ít bỏ lỡ hơn. Thời gian tốt nhất là khi vừa thức dậy, dùng việc ngồi thiền để chuẩn bị cho một ngày chánh niệm; và một giờ ngồi thiền vào buổi tối để thân tâm ta được nghỉ ngơi, tươi mát trở lại. Nhưng cũng có thể vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho bạn. Hãy thực nghiệm. Điều quan trọng là giữ cho sự thực hành được liên tục. Việc ngồi thiền đều đặn mỗi ngày có một giá trị vô cùng.

Còn một số việc khác bạn có thể làm để phối hợp sự tu tập vào đời sống hằng ngày. Hãy giữ chánh niệm trong một số việc hằng ngày của bạn, chẳng hạn như khi ăn. Cố gắng ít nhất ăn một buổi cơm trong im lặng mỗi ngày. Đây sẽ là thời gian để ta thực tập sống có ý thức, có chánh niệm, và làm sống dậy những khuynh hướng tốt trong tâm mà ta đã vun trồng trong khóa tu một tháng này.

Bằng sự thực tập chánh niệm một cách thường xuyên, bạn làm giảm đi những thói quen xấu đã tích tụ lâu ngày.

Trong cuộc sống hằng ngày ta thường đi bộ rất nhiều. Hãy vận dụng thời gian này để hành thiền. Khi đi, bạn không cần phải bước thật chậm và niệm “dở lên, bước tới, đặt xuống”, chỉ trừ khi nào thật thuận tiện. Bạn chỉ cần chú ý đến cử động của toàn thân, hay cảm giác sự đụng chạm của mỗi bước chân. Một lần nữa, hãy thực nghiệm.

Trong ngày, nếu có những lúc căng thẳng hay mệt mỏi, hãy nhớ đến hơi thở. Cứ mở mắt, đừng cố ý phô trương là mình đang tập thiền. Chú ý đến sự phồng xẹp ở bụng hay hơi thở ra vào, dù chỉ trong một vài phút. Tâm ta sẽ trở lại an tĩnh và thư thái.

Sau một thời gian, bạn sẽ thấy rằng chánh niệm bắt đầu có mặt trong bất cứ việc làm nào. Giáo pháp là một cuộc sống trọn vẹn. Không phải chỉ có những khi ngồi thiền hay các khóa tu tập tích cực mới là thực hành giáo pháp. Giáo pháp có mặt trong tất cả và chúng ta phải biết sống hòa hợp với sự hiểu biết đó.

Hạt giống trí tuệ và từ bi mà ta vun trồng có một sức mạnh rất lớn. Chúng sẽ kết quả một cách biến thiên và bất ngờ. Những khi bạn cảm thấy đang bị lôi cuốn, vướng víu vào những rối ren của cuộc sống, sẽ có một ý thức chánh niệm tự nhiên khởi lên. Ánh sáng của chánh niệm ấy sẽ giúp bạn tự thấy được chính mình và cả tấn tuồng đời đang diễn ra chung quanh. Hãy giữ sự giản dị và thoải mái. Với một tâm tĩnh lặng và an lạc, giáo pháp sẽ tự nhiên phô bày.

Có những điều suy nghiệm có thể giúp ta thêm tinh tấn, cố gắng sống trong giây phút hiện tại. Thứ nhất là suy nghiệm về sự thật vô thường. Hãy nhớ đến cái chết không thể tránh khỏi, và tự tánh thay đổi của mọi hiện tượng trong từng giây, từng phút. Giữ ý thức về dòng biến chuyển, về sự thật là mọi vật đều đang ở trong một trạng thái biến đổi không ngừng, tâm ta sẽ được an ổn và quân bình trong mọi hoàn cảnh. Bạn sẽ bớt đi khuynh hướng tự xét đoán mình và phê bình kẻ khác, không còn những thành kiến phân loại người khác và hoàn cảnh chung quanh. Bạn sẽ kinh nghiệm được một lối sống mới, cởi mở và trống không hơn, phản ứng một cách tự nhiên và hiệu quả hơn trong hiện tại mà không cần phải vác theo gánh nặng của thành kiến, khái niệm từ quá khứ.

Suy nghiệm thứ hai là về lòng từ bi. Khi bạn ứng xử với cha mẹ, bạn bè hay người lạ, hãy nhớ rằng trên một bình diện sâu xa không có “tôi” và “anh”, không có “chúng ta” và “họ”; tất cả chỉ là một thực thể trống rỗng. Từ sự trống rỗng này, phát tỏa tình thương đối với muôn loài. Nhiều yếu tố khổ đau trong sự liên hệ tình cảm của ta đối với người khác sẽ rơi rụng, khi ta thực tập phát triển lòng từ bi trong cuộc sống.

Đức Phật có đưa ra một hình ảnh để thí dụ về sự cởi mở, nhân ái có thể giữ cho ta được an lạc và quân bình. Nếu bạn bỏ một muỗng muối vào trong ly nước, nước trong ly sẽ có vị mặn. Nhưng nếu bạn bỏ bấy nhiêu muối, hay nhiều hơn thế nữa, vào một hồ nước lớn, vị của nước vẫn không thay đổi. Tương tự như vậy, khi tâm ta hẹp hòi và cố chấp, bất cứ một sự đụng chạm nào cũng đều có ảnh hưởng xáo trộn mạnh mẽ. Khi tâm ta có một khoảng không gian thênh thang thì những đụng chạm tiêu cực gấp mấy lần thế cũng không gây ảnh hưởng. Từ bi là một đức tính nhu thuận và rộng khắp mà ta luôn có thể ban bố trong cuộc sống.

Sự suy nghiệm thứ ba là đức khiêm tốn, hay là sự vô hình. Bạn không cần phải vỗ ngực xưng mình là ông hay bà “thiền sĩ”, là một nhân vật quan trọng. Trang tử có viết:

“Thế cho nên bậc chân nhân làm việc không gây thiệt hại cho ai, mà cũng không ân huệ cho ai. Không động vì lợi mà cũng không coi người canh cửa là hèn. Không vì tiền của mà tranh, cũng không lấy sự nhún nhường làm quý. Công việc không nhờ vả vào ai, mà cũng không lấy việc tự lập làm quý, không khinh kẻ tham lam. Đức hạnh khác người thế tục, nhưng chẳng chuộng sự khác lạ. Không hùa theo đám đông mà cũng không khinh người xiểm nịnh. Tước lộc của đời không đủ để khuyến khích, hình phạt chẳng đủ để sỉ nhục. Họ biết phải trái không có chỗ phân được, lợi nhỏ không có chỗ định được. Cổ nhân có nói: “Người có đạo thì lặng lẽ, bậc chí đức thì không mong gì cả, còn người đại nhân thì không có mình: họ đã hợp tất cả làm một.”

Bạn sẽ khám phá ra rằng càng vô hình chừng nào, cuộc sống lại càng giản dị và thư thái chừng ấy. Một lần nữa, tôi lấy từ Trang Tử:

“Một người đi thuyền qua sông. Một chiếc thuyền không người lái từ đâu trôi đến, đụng vào mạn thuyền của ông. Cho dù có là người nóng tính đến đâu, ông cũng sẽ không giận. Nhưng nếu thấy bên thuyền kia có người, ông sẽ hét lên, bảo người kia bẻ lái. Nếu không nghe, ông sẽ tiếp tục la hét, chửi mắng, nóng giận. Tất cả chỉ khác nhau ở chỗ thuyền bên kia có người. Nếu là một chiếc thuyền không thì chắc chắn sẽ không có sự nóng giận, la mắng.

“Nếu biết đem cái lòng trống không mà đối xử với đời thì ai mà ngăn trở mình, ai lại muốn làm hại mình?”

Hãy làm một chiếc thuyền không, băng qua dòng sông cuộc đời bằng sự cởi mở, trống không và thương yêu, “thì ai mà ngăn trở mình, ai lại muốn làm hại mình?”

Có nhiều người hỏi tôi, làm sao để nói cho người khác nghe về giáo pháp. Một đức tính vô cùng quan trọng trong việc trao đổi ý kiến là phải biết lắng nghe, biết thông cảm với hoàn cảnh và với người khác. Bằng một tâm thinh lặng, khi chúng ta thật sự biết chú ý, một phương tiện truyền thông thích hợp sẽ trở thành rõ rệt. Đừng chấp chặt vào một khái niệm đặc biệt nào của giáo pháp, hay là giữ bất cứ một thiên kiến nào. Đừng dựa vào một nơi nào. Đôi khi ta chỉ cần một cuộc đối thoại tầm thường, trao đổi giản dị và thoải mái. Học cách lắng nghe là một nghệ thuật rất cao. Hãy giữ sự cởi mở và chấp nhận kẻ khác. Một thái độ vô ngã và chịu tiếp nhận có thể đem lại cho ta một tầm hiểu biết và chia sẻ rộng rãi.

Theo nghĩa đen thì danh từ Vipassana có nghĩa là nhìn thấy sự vật một cách rõ ràng, không phải chỉ có tiến trình của thân tâm, mặc dù đây là điều căn bản, mà là thấy mọi sự cho thật sáng suốt, những người chung quanh, mối quan hệ, hoàn cảnh. Đạo ở đây là sống một cuộc sống không tham, không sân, không si; sống với chánh niệm, với tỉnh thức cùng với một sự an lạc và tình thương. Tự thân chúng ta là một chân lý đang phô bày, và một tháng tu học, hay là cả một đời người, chỉ là sự bắt đầu của một nhiệm vụ to tát: thực hiện sự tự giác.

Đại trí thì bao trùm, tiểu trí thì giới hạn; lời lẽ hay đẹp thì khích lệ, lời lẽ vụn vặt thì tầm phào... Khi chúng ta tỉnh thức, các giác quan rộng mở. Ta bị lôi cuốn vào sự sinh hoạt và thân tâm ta phân tán. Đôi khi ta ngập ngừng, đôi khi ta lén lút, đôi khi ta bí mật. Nỗi sợ nhỏ gây nên sự ưu tư, nỗi sợ lớn gây nên sự kinh hoảng. Lời của ta phóng ra như những mũi tên, như là mình có thể biết đâu là phải, đâu là quấy. Ta bám víu vào quan niệm của mình, như thể là mọi sự đều tùy thuộc vào đấy. Nhưng rồi ý kiến của ta cũng không thường hằng, như mùa thu, mùa đông... chúng từ từ qua đi.

Ta bị mắc kẹt giữa dòng nước cuốn và không thể trở về. Ta bị cột nút lại như một ống nước cũ bị nghẹt cứng; ta đang đi gần đến cái chết mà không có cách nào thu hồi lại tuổi trẻ của mình. Vui mừng và giận dữ, sầu khổ và hạnh phúc, hy vọng và sợ hãi, bất lực và sức khỏe, khiêm nhường và cương quyết, như những tiếng nhạc trổi lên từ thân rỗng của ống sậy, hay những thân nấm mọc lên từ vùng đất ẩm đen, luôn xuất hiện trước mắt ta ngày đêm. Nào ai biết chúng từ đâu đến? Nhưng đừng lo! Cứ để mặc chúng! Làm sao ta có thể hiểu hết tất cả chỉ vỏn vẹn trong một ngày?

_

    « Xem chương trước «      « Sách này có 29 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Vào thiền


Truyện cổ Phật giáo


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.145.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...