Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Ba mươi ngày thiền quán »» Buổi tối thứ mười hai »»

Ba mươi ngày thiền quán
»» Buổi tối thứ mười hai

Donate

(Lượt xem: 5.576)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Ba mươi ngày thiền quán - Buổi tối thứ mười hai

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ba trụ pháp: Ba-la-mật

Thực hành và hiểu được Phật pháp là điều hiếm có và vô cùng quí báu. Rất ít người trên thế giới có được cơ hội này. Đa số bị kẹt trong vòng luẩn quẩn, chạy theo lòng tham và sự si mê, không ý thức được rằng mình có khả năng thoát ra khỏi vòng luân hồi, bánh xe của ái dục và sân hận. Cơ hội tu tập có được là nhờ vào điều mà tiếng Pali gọi là Pramỵ, dịch âm là Ba-la-mật. Ba-la-mật có nghĩa là sự tích lũy năng lực của một tâm trong sạch. Mỗi khi tâm ta không bị ảnh hưởng bởi tham, sân, si, nó sẽ có một năng lực làm cho dòng tâm thức trở nên tinh khiết. Trên hành trình tiến hóa, chúng ta cũng tích lũy được khá nhiều năng lực trong sạch này trong tâm.

Chữ Pramỵ đôi khi cũng được diễn dịch một cách rộng rãi là phần thưởng, công trạng. Nhưng chúng ta đừng hiểu lầm chúng như là những ngôi sao vàng thưởng cho mỗi việc thiện. Thật ra, Pramỵ có nghĩa là một năng lực trong sạch trong tâm. Khi những yếu tố không tham, không sân, không si được tích lũy đầy đủ, Pramỵ sẽ trở thành sức mạnh và sinh ra quả hạnh phúc đủ loại, từ những thú vui sắc dục ở thế gian cho đến sự an lạc giải thoát cao tột nhất. Không có gì trên đời này xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô duyên cớ.

Có hai loại Ba-la-mật: sự trong sạch của hành động và sự trong sạch của trí tuệ. Hành động trong sạch là nhân duyên tạo nên những cảnh vật vui vẻ, hoàn toàn thuận tiện, tình thân thiết và cơ hội để nghe được Phật pháp. Thí dụ, khóa tu này không phải ngẫu nhiên mà xảy ra. Nó có được là nhờ ở sức mạnh của sự trong sạch có trong mỗi người chúng ta.

Loại Ba-la-mật thứ hai là sự trong sạch của trí tuệ, phát triển nhờ sự thực tập chánh tư duy. Ba-la-mật này giúp cho tuệ sáng suốt được tăng trưởng.

Cả hai loại Ba-la-mật, hai năng lực trong sạch này phải được phát triển đầy đủ thì ta mới có cơ hội để tu tập Phật pháp, cũng như có được một trí tuệ để lãnh hội.

Có ba trụ pháp, hay ba lãnh vực của hành động giúp vun trồng và củng cố các Ba-la-mật.

1. Bố thí:

Trụ pháp thứ nhất là bố thí. Bố thí là tâm hành không tham được biểu hiện ra hành động. Không tham có nghĩa là buông bỏ, không níu kéo, không bám víu. Mỗi khi chúng ta chia sẻ một việc gì, hay một vật gì, điều đó sẽ củng cố tâm hành thiện này, và dần dần nó sẽ trở thành một năng lực mạnh mẽ trong tâm.

Đức Phật dạy rằng, nếu chúng ta biết được lợi ích của sự bố thí, ta sẽ không bao giờ để một bữa ăn trôi qua mà không chia sẻ với người khác.

Kết quả của nhân bố thí là sự sung túc, đầy đủ và sự hòa hợp với những người chung quanh. Chia sẻ những gì mình có là một cách ứng xử vô cùng tốt đẹp, tình thân hữu sẽ được tăng trưởng nhờ đức tính vị tha. Cao thượng hơn nữa, tâm không tham có thể là một sức mạnh quan trọng cho sự giải thoát. Chúng ta bị trói buộc vì lòng tham và sự ái dục trong tâm. Thực hành bố thí tức là ta đang học cách tháo gỡ và buông bỏ những sợi dây xiềng xích này.

Có ba hạng người bố thí. Hạng thứ nhất là hạng người bố thí bần cùng. Hạng người này chỉ cho sau khi đã do dự, suy tính rất kỹ, và họ chỉ cho những gì dư thừa, cặn bã của họ. Họ suy nghĩ: “Có nên cho hay không? Cho như vậy có nhiều quá không?” Và có lẽ cuối cùng họ cũng chỉ cho đi những gì mà họ không thật sự muốn giữ lại.

Hạng thứ hai là hạng người bố thí theo nhân đạo. Hạng người này cho những thứ mà họ cũng có thể cần đến. Họ chia sẻ những gì của họ mà không tính toán nhiều với một tấm lòng rộng mở.

Hạng người bố thí cao thượng nhất là hạng người sẵn sàng dâng tặng ngay cả những gì mà họ quý trọng nhất. Họ chia sẻ một cách tự nhiên và tức thời, không cần cân nhắc. Sự bố thí đã trở thành một thói quen tự nhiên. Tâm không tham của họ vững mạnh đến mức họ có thể cho đi cả những gì mà họ trân quý nhất, bằng một thái độ thoải mái, nhẹ nhàng.

Đối với một số người, bố thí là việc rất khó khăn. Tâm tham của họ quá mạnh khiến họ luyến ái rất nhiều. Đối với một số người khác, hành động bố thí đến rất dễ dàng. Nhưng vấn đề đó không quan trọng. Dù chúng ta có bắt đầu ở hạng người nào đi chăng nữa, điều quan trọng là phải bắt đầu thực hành. Mỗi hành động bố thí sẽ dần dần làm tâm tham dục yếu đi. Chia sẻ rộng rãi là một lối sống đẹp trên cuộc đời này. Bằng sự thực hành, tất cả chúng ta đều có thể trở thành những người bố thí cao thượng nhất.

Có hai loại tâm thức hiện hữu trong mỗi hành động của ta. Một là loại tâm thức có tính cách thúc đẩy: đây là tâm suy nghĩ, tính toán, đắn đo trước mỗi hành động. Loại thứ hai là tâm thức tự nhiên, không khích động, nó là một thứ trực giác. Khi một hành động đã được ý thức kỹ lưỡng rồi, thì không cần thiết đắn đo nữa. Loại tâm thức này hoạt động trong giây phút hiện tại một cách thật tự nhiên. Bằng sự thực hành, chúng ta sẽ phát triển loại tâm thức mà trong đó sự bố thí là một biểu hiện tự nhiên.

Trong một tiền kiếp của đức Phật, khi còn là một vị Bồ Tát, một hôm ngài đi ngang qua vách núi và thấy một con cọp mẹ với hai con cọp nhỏ mới sinh. Cọp mẹ đang bệnh, không có đủ sữa cho hai con bú. Với lòng từ bi, ngài quên cả sinh mạng của mình, gieo mình xuống vực núi, hy sinh thân mình làm thực phẩm nuôi cọp mẹ, để nó có đủ sức khỏe lo cho hai đứa con. Đây là một hành vi bố thí thuộc hạng cao thượng nhất.

Dù chúng ta chưa đạt đến mức vô ngã như thế, nhưng câu chuyện trên vạch ra cho ta một hướng đi: vun trồng tâm bố thí vì lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Trong nhiều bài pháp, đức Phật luôn khuyến khích ta hãy thực hành bố thí cho đến ngày nào nó trở thành biểu hiện tự nhiên của sự hiểu biết. Bố thí là một đại Ba-la-mật, nó được coi như là một đức đầu tiên trong sự toàn thiện của đức Phật. Và khi được vun trồng đầy đủ nó sẽ là nhân của những hạnh phúc lớn trong cuộc sống chúng ta.

2. Trì giới:

Trụ pháp, hay lãnh vực thứ hai của hành động trong sạch là giữ giới luật. Đối với hàng cư sĩ có nghĩa là giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng những chất say nào có thể làm mê mờ tâm trí.

a. Không sát sinh:

Mọi chúng sinh đều muốn được sống và được an vui. Không ai muốn khổ đau. Bảo vệ sự sống bao giờ cũng đem lại cho ta một tâm nhẹ nhàng, thư thái hơn là hủy hoại nó. Đem một con ruồi trong nhà thả ra ngoài sân bao giờ cũng làm cho ta thoải mái hơn là giết chết nó. Hãy tôn trọng mọi sự sống.

b. Không trộm cắp:

Có nghĩa là không lấy giữ những gì không phải là của mình.

c. Không tà dâm:

Có thể hiểu một cách đơn giản là đừng làm những hành động sắc dục nào có thể gây hại hay tổn thương cho người khác, hay tạo sự bất an, phiền não cho chính mình.

d. Không vọng ngữ:

Không chỉ là không nói dối mà còn có nghĩa là tránh nói những câu chuyện vô ích, nhỏ mọn. Chúng ta thường bỏ rất nhiều thời giờ ra để bàn tán về những lời đồn đại vô căn cứ. Chuyện đến trong đầu là ta cứ nói mà không cần suy nghĩ xem chúng có ích lợi gì không. Kiểm soát được lời nói là một cách để giúp cho tâm mình được an vui. Đừng nói những lời gây gổ hay chửi mắng. Lời nói phải nhã nhặn, gieo những hạt giống hòa ái và thân thiết giữa tất cả mọi người.

e. Không dùng chất say:

Trên con đường hướng đến sự giác ngộ, hướng về sự tự do và sáng suốt, ta nên tránh dùng những chất có thể làm cho tâm mình bị mê mờ và chậm lụt. Nhiều khi vì sự say sưa mà ta dễ dàng phạm vào những giới cấm khác.

Sự quan trọng và giá trị của những giới cấm có nhiều mức độ khác nhau. Giới cấm là một sự bảo vệ cho ta, giúp ta tránh tạo ác nghiệp. Ta sẽ không hành động vì lòng tham, sân, si, bởi biết rằng chúng là nhân của quả khổ đau trong tương lai. Khi chánh niệm vẫn còn đang phát triển, chưa được vững mạnh, sự quyết tâm giữ gìn giới luật sẽ nhắc nhở mỗi khi chúng ta sắp làm một việc bất thiện. Thí dụ như khi bạn sắp giết một con muỗi, tay bạn giơ lên sửa soạn đập xuống, thì ngay khi ấy giới cấm sát sinh sẽ khởi lên và trở thành nhân của chánh niệm.

Những hành động bất thiện sẽ tạo nên trạng thái mê mờ, hắc ám trong tâm. Còn những hành động có ý thức, tự chủ không làm các hành động bất thiện sẽ tạo cho ta một tâm nhẹ nhàng và sáng suốt. Khi bạn cẩn thận quan sát hoạt động của tâm trong mọi hành động, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm được rằng, những việc làm do tham, sân, si sẽ khiến cho tâm nặng nề khởi lên. Giữ giới luật như là một cách sống giúp cho ta được an lạc, tâm ta luôn cởi mở và trong sáng. Đây là một lối sống thật thư thái và đơn giản. Hiểu được như vậy thì giới luật không phải là sự ngăn cấm khắt khe, mà chúng ta giữ theo là vì chúng có ảnh hưởng tốt đến giá trị của cuộc sống. Chúng ta không cần phải thần thánh hóa chúng, vì chúng chỉ là những biểu hiện tự nhiên của một tâm trong sáng.

Giới luật còn có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nữa trên con đường tu tập. Chúng giải thoát tâm ta khỏi mọi hối hận và lo âu. Mặc cảm tội lỗi về những chuyện quá khứ không có ích lợi, chúng chỉ làm cho ta lo buồn thêm. Bằng cách tạo dựng một căn bản trong sạch cho hành động của mình trong giây phút hiện tại, ta có thể giúp cho tâm mình trở nên thư thái và an tĩnh một cách dễ dàng. Không có định thì sẽ không bao giờ có tuệ. Vì thế, nền tảng giới luật là một căn bản vô cùng cần thiết trên con đường tu tập.

3. Thiền:

Lãnh vực thứ ba của hành động trong sạch là thiền. Thiền được chia ra làm hai dòng chánh. Thứ nhất là thiền chỉ hay định, là khả năng tập trung tâm mình vào một đối tượng duy nhất trong một thời gian, mà không hề lo nghĩ lăng xăng hay lơ đãng. Khi tâm ta tập trung, nó sẽ có một khả năng soi thấu rất mãnh liệt. Một tâm ý tán loạn không thể nhìn thấy được tự thể của thân và tâm. Sự phát triển trí tuệ đòi hỏi tâm ta phải có một mức định tối thiểu nào đó.

Nhưng định không thôi cũng chưa đủ. Sức mạnh của tâm phải được sử dụng để phục vụ cho sự hiểu biết, đó là loại thiền thứ hai: thiền quán. Quán có nghĩa là nhìn thấy rõ được chân tướng của mọi hiện tượng, tự tính của vạn pháp. Mọi vật đều vô thường và luôn luôn biến chuyển, sinh diệt trong mỗi giây phút. Tâm thức, đối tượng, các tâm hành, thân: mọi hiện tượng đều nằm trong dòng sông vô thường. Khi tâm ta sáng suốt, ta có thể kinh nghiệm được sự biến chuyển liên tục này trên một bình diện thật vi tế: trong mỗi sát-na chúng ta đang chết đi và được sinh ra trở lại. Không có gì để nắm giữ, chẳng có gì để níu kéo. Không có một trạng thái nào của tâm hay thân, không có hoàn cảnh nào bên ngoài ta để bám víu, bởi vì tất cả đều thay đổi ngay trong giây phút này. Sự phát triển trí tuệ có nghĩa là kinh nghiệm được sự vô thường nơi chính ta, để bắt đầu buông bỏ, không còn mù quáng, níu chấp vào tiến trình thân tâm.

Kinh nghiệm được tính chất vô thường đưa đến một hiểu biết về sự không thỏa mãn bẩm sinh của tiến trình thân tâm: không thỏa mãn vì nó không có khả năng đem lại cho ta một hạnh phúc nào vĩnh viễn. Nếu chúng ta cho rằng thân của mình là nguồn gốc của hạnh phúc, an lạc thường hằng, tức là ta chưa thấy được sự hủy hoại không thể nào tránh khỏi của nó. Khi ta trở nên già, bệnh tật, tàn hoại và chết đi, những ai quyến luyến thân này sẽ rất khổ đau. Bản chất của bất cứ một vật nào có sinh ra đều là sẽ tàn hoại đi. Mọi yếu tố của thân, mọi yếu tố của tâm đều đang sinh ra và diệt đi ngay trong giây phút này.

Đặc tánh thứ ba của hiện hữu dưới sự quán sát của trí tuệ và chánh niệm là trong dòng hiện tượng này không có một cái gì gọi là “tôi”, “ngã” hay là “của tôi”. Tất cả chỉ là một dòng hiện tượng vô ngã, trống rỗng. Không có một thực thể nào đứng sau những hiện tượng ấy để kinh nghiệm. Cá nhân, chủ thể, tự nó cũng chỉ là một phần của tiến trình. Nếu ta biết vun trồng trí tuệ bằng chánh niệm, ba đặc tính này của hiện hữu sẽ tự nhiên hiển lộ.

Giả sử bạn có một hồ nước, trong hồ mọc đầy cỏ dại. Giữ giới luật cũng giống như cúi xuống, dùng tay vẹt cỏ để lấy nước uống. Cỏ dại vẫn còn đó, và khi bạn lấy tay lên, chúng sẽ trở lại phủ đầy mặt hồ. Những khi giữ giới luật, tâm ta trở nên trong sạch, nhưng ngay khi ta quên lãng, những dơ bẩn, ô uế sẽ trở lại với ta. Nếu bạn xây một hàng rào quanh bờ hồ, ngăn chặn những cỏ dại rong rêu ra chung quanh, nước bên trong sẽ trong sạch và có thể dùng được nhờ có hàng rào. Nhưng cỏ dại vẫn còn chung quanh đó, và nếu ta dời hàng rào đi nơi khác, chúng sẽ lan tràn lại như xưa. Hàng rào cũng giống như định lực trong tâm, có khả năng đè nén những tâm hành bất thiện. Còn trí tuệ cũng giống như khi ta bước xuống hồ và nhổ đi những cỏ dại, từng chút một, cho đến khi cả hồ được trong sạch. Nhổ như thế thì cỏ sẽ không còn mọc trở lại nữa. Trí tuệ là một phương pháp thanh lọc: khi những sự bất thiện trong tâm được quán chiếu cặn kẽ và cuối cùng bị bứng nhổ, chúng sẽ không còn khởi lên được nữa.

Trí tuệ là điểm cao tột nhất trên con đường tu tập, được bắt đầu bằng sự thực hành bố thí, giữ giới và phát triển định lực. Từ căn bản trong sạch ấy phát sinh một trí tuệ có khả năng soi thấu được thực chất của thân và tâm. Bằng cách giữ chánh niệm hoàn toàn trong giây phút hiện tại, những gì huân tập trong tâm ta từ bấy lâu nay sẽ bắt đầu hiển lộ. Mọi tư tưởng, mọi tà ý, tham dục, luyến ái, tình yêu, nghị lực, mọi niềm vui, tất cả những gì trong phạm vi tâm sẽ được mang lên bình diện nhận thức. Và bằng sự thực hành chánh niệm, không dính mắc, không ghét bỏ, không nhận một đối tượng nào làm mình, tâm ta sẽ trở nên thư thái và tự tại.

Đức Phật có nói về sức mạnh của các ba-la-mật này. Ngài nói rằng sức mạnh của bố thí sẽ được gia tăng bằng sự trong sạch của người nhận. Và thực hành từ bi quán với một định tâm còn hùng mạnh hơn là cúng dường Phật và toàn thể tăng đoàn của ngài gấp bội phần. Nhưng dũng mãnh hơn cả sự vun trồng những tư tưởng từ bi ấy là thấy được sự vô thường trong mọi hiện tượng, vì thấy được vô thường tức là khởi đầu của sự giải thoát.

Hỏi: Có một lúc tôi cảm thấy mình cho nhiều quá; tôi cảm thấy như mình bị lợi dụng. Ông có thể nói thêm về bản chất của bố thí khi nó đưa đến việc mình cảm thấy bị lạm dụng không?

Đáp: Chúng ta đều có những trình độ khác nhau. Chúng ta không phải đang ở trình độ của một vị Bồ Tát dám hy sinh thân mình để nuôi cọp mẹ và hai đứa con của nó. Có thể đôi khi ta có những thúc giục để làm những chuyện như vậy, để rồi theo sau là những hối hận. Đó không phải là một phương pháp khéo léo. Chúng ta phải ý thức được trong giờ phút này mình đang ở đâu và vun trồng sự bố thí sao cho thích hợp với mình. Tâm ta sẽ phát triển. Khi chúng ta thực hành bố thí, thì dần dần việc ấy sẽ trở nên tự nhiên. Và khi ta đạt được một sự quân bình, tâm ta sẽ trở thành hòa hợp, không có một mảy may hối tiếc nào theo sau cả.

Hỏi: Những giới luật có thể là sự chỉ đạo ở một trình độ nào đó, nhưng chấp cứng vào nó có nguy hiểm không? Giới cũng có thể là một trở ngại vì dù sao thì nó cũng chỉ là những ý niệm? Có những hành động có thể vì lòng từ bi nhưng lại phạm giới, như là nói dối để cứu một người nào. Khi giới luật và trực giác mâu thuẫn với nhau thì sao?

Đáp: Tất cả các hành động thiện phải được hiểu theo những tâm hành mà chúng đang vun trồng, chứ không phải tự ở những hành động đó. Nếu chúng ta hành động vì lòng từ bi thì đó là hành vi thiện. Nhưng thường thì chúng ta chưa tới trình độ tỉnh thức đủ để có thể nhận biết mọi yếu tố liên quan đến hành động của mình. Khi ta chưa thể ý thức được hết thảy mọi động lực khiến ta hành động để phân biệt thiện ác, thì giới luật vẫn được xem như những quy tắc rất hữu ích. Một vị sư đến than phiền với đức Phật rằng ông không thể nào nhớ hết hơn hai trăm giới luật dành cho các vị tăng, chứ đừng nói gì đến việc giữ cho đừng phạm giới. Đức Phật hỏi: “Vậy ông có thể nhớ được một giới không?” Vị tăng trả lời: “Được.” Đức Phật dạy: “Hãy giữ chánh niệm!” Mọi điều khác đều đến từ chánh niệm. Nếu bạn có thể giữ chánh niệm cho tinh chuyên, tự nhiên mọi hành động sẽ trở thành chân chánh.

Hỏi: Tôi thấy có một sự mâu thuẫn giữa việc theo con đường bố thí cao thượng và một cuộc sống được bảo đảm.

Đáp: Sự vun trồng hạnh bố thí cao thượng không cần thiết có nghĩa là ta phải mang hết tài sản của mình cho kẻ khác. Nó chỉ có nghĩa là ta bố thí với một tâm độ lượng, tùy theo hoàn cảnh. Chúng ta cũng có trách nhiệm đối với chính mình, phải biết duy trì một mức sống vừa đủ để mình có thể tu tập và vun trồng những yếu tố giác ngộ. Mức độ của sự bố thí sẽ tùy thuộc rất nhiều vào trình độ tiến hóa của tâm. Chúng ta không nên có một ý niệm cứng ngắc về sự bố thí rồi tự cưỡng ép, cố gắng làm theo như vậy. Chỉ đơn giản là ngay trong mỗi giây phút hiện tại hãy nắm lấy mọi cơ hội để vun trồng tâm hành không tham. Điều đó không phức tạp lắm đâu, hãy để nó tự nhiên hiển lộ. Đến khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng gieo mình xuống vực thẳm để nuôi những con cọp, bạn sẽ làm chuyện ấy.

Hỏi: Tôi cảm thấy hơi bối rối về cách hiểu thế nào là nói dối. Khi ta không nói lên những gì mà ta nghĩ là chân thật và thích hợp với hoàn cảnh, như vậy có gọi là nói dối không?

Đáp: Có những việc có thể là sự thật, là ý niệm chân chánh, nhưng nó không có ích lợi gì cho người khác, bởi vì người ấy không ở vào một hoàn cảnh có thể nghe và hiểu được. Chúng ta chỉ nên nói sự thật khi nào có ích lợi. Sống với sự thinh lặng thì tâm ý rất đẹp và an lạc. Nhưng điều ấy đòi hỏi nhiều chánh niệm, vì chúng ta rất dễ bị thôi thúc phải nói. Lời nói thoát ra ngay cả trước khi ta ý thức được rằng ta có điều gì muốn nói hay không. Điều đó rất máy móc. Nhưng khi chánh niệm được giũa mài sắc bén, chúng ta sẽ bắt đầu có ý thức trước khi nói: tác ý muốn nói khởi lên và ta lập tức có chánh niệm về nó. Và khi ấy ta có thể nhận biết chúng có chân thật và ích lợi hay không.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 29 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Chớ quên mình là nước


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.212.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...