Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tâm yếu đường tu »» Bài thuyết pháp tại Ladakh »»

Tâm yếu đường tu
»» Bài thuyết pháp tại Ladakh

Donate

(Lượt xem: 4.850)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Tâm yếu đường tu - Bài thuyết pháp tại Ladakh

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

“Pháp chân thật có nghĩa là thực sự đi thật xa, thật sâu, vào tận bên trong.”

Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV


Để trở thành một con người có đạo đức - một con người có tình thương yêu rộng lớn - chúng ta không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào cả. Hàng ngàn năm nay, chuẩn mực đạo đức đã tồn tại và tiếp tục tồn tại [trong các hệ thống tôn giáo lẫn thế tục]. Hiến pháp Ấn Độ cũng dựa trên nền tảng căn bản của chuẩn mực đạo đức này.

Hơn nữa, khi bàn về các chuẩn mực đạo đức ta không nhất thiết phải đề cập tới những khái niệm như “Niết-bàn”. Đạo Phật phát triển trên căn bản là sự hiểu biết “cái đang tồn tại ở đây” và Phật giáo không tin vào bất cứ một đấng tạo hóa hay một vị thần nào cả. Trong khi đó các tôn giáo hữu thần lấy đức tin vào Thượng đế, Đấng tạo hóa, thần linh làm cơ sở căn bản. Đạo Phật và một số tôn giáo khác như Kỳ Na Giáo hoặc Ấn Độ Giáo (Hindu giáo) [có thể nói là] vô thần vì không tin vào Thượng đế. Họ giải thích sự sinh tồn, vũ trụ bằng thuyết nhân quả – mọi thứ đều do nhân duyên hợp thành.

Tuy nhiên có sự khác biệt giữa Đạo Phật và hai tôn giáo kia ở chỗ họ tin vào sự phụ thuộc (dependence) mà triết học Phật giáo không công nhận. Đạo Phật tin rằng những cảm xúc của chúng ta xuất hiện do nhân và duyên. Luật nhân quả là cốt lõi của giáo lý Phật-đà. Vì thế, Đức Phật đã dạy Tứ diệu đế (Bốn chân lý) với hai chân lý đầu tiên là Khổ đế và Tập đế: [sự thật về khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau]. Việc hiểu rõ nguyên lý đoạn diệt khổ đau chính là Diệt đế. Và con đường để thực hiện điều này là Đạo đế. Như vậy Tứ diệu đế hoàn toàn dựa trên cơ sở của luật nhân quả.

Giáo lý Phật giáo hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tế. Khi ta nói về một cảm giác đau là ta nói về một trạng thái tinh thần. Đó chính là tâm – cái trực tiếp trải nghiệm cảm giác đó. Ta biết rằng nó tốt hay không tốt. Vì có những cảm giác này nên ta tìm cầu hạnh phúc. Với động cơ mưu cầu hạnh phúc, với hiểu biết về lý nhân quả và nghiệp, ta sẽ biết cách sống sao cho phù hợp.

Có một nhà khoa học nổi tiếng, ông Hawking, cũng đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng không có Đấng tạo hóa nào cả – vạn vật trong vũ trụ đều do nhân duyên mà hợp thành. Ông Hawking cũng có những quan điểm về đạo Phật như Albert Einstein – ông cho rằng quan điểm của đạo Phật tương đồng với khoa học. Ông nói rằng đạo Phật khác với các tôn giáo khác ở chỗ các tôn giáo khác đều dựa trên đức tin ở chừng mực nào đó. Ông không lập luận chống lại các tôn giáo khác mà chỉ muốn nêu ra một sự thật. Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta cần phải biết.

Thậm chí trong Phật giáo cũng có những trường phái khác nhau như tông Duy Thức, tông Trung quán. Các trường phái này bác bỏ các quan điểm triết học hữu thần. Đồng thời tông Trung quán cũng bác bỏ một số quan điểm của tông Duy thức. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận triết học trong quá khứ giữa các tông phái khác nhau.

Trong một cuốn sách của ngài Thanh Biện (Bhavaviveka), một đạo sư Ấn Độ vĩ đại, có nhắc tới ngài Vô Trước (Asanga), người sáng lập ra tông Duy Thức và người em của ngài là Thế Thân (Vasubandhu). Vì ngài Thanh Biện theo tông Trung quán trong khi ngài Vô Trước và ngài Thế Thân thì lại bác bỏ quan điểm của Trung quán, nên trong cuốn sách đó Ngài đã gọi các bậc thầy này là “những vị thầy vô sỉ” (shameless masters). Tuy nhiên, đó là ngôn từ triết học. Điều đó không có nghĩa là ngài Thanh Biện không kính trọng ngài Vô Trước. Là một bậc thầy lớn của Phật giáo, chắc chắn là ngài có lòng kính trọng đối với ngài Vô Trước và ngài Thế Thân. Nhưng khi bàn luận các vấn đề của triết học thì những ngôn từ như vậy vẫn được dùng.

Cũng như hôm qua, trong một buổi nói chuyện ở Kargil, tôi ca ngợi đạo Hồi, thì tôi có căn cứ để làm việc đó, vì công lao của các truyền thống tôn giáo trên thế giới đối nhân loại vô cùng to lớn. Hàng triệu triệu con người trên thế giới được lợi lạc từ các truyền thống tôn giáo khác nhau. Và đây là nguyên nhân để chúng ta có lòng kính trọng đối với các tôn giáo khác. Trong khi chúng ta gìn giữ và phát triển đức tin, tâm chí thành đối với truyền thống của mình thì ta cũng phải kính trọng các truyền thống khác.

Ngài Nguyệt Xứng (Candrakirti) cũng đã bác bỏ quan điểm của ngài Thế Thân, ngài Hộ Pháp (một luận sư của Duy Thức Tông) và các vị Đạo sư khác. Ngài Nguyệt Xứng nói rằng họ không hiểu giáo lý một cách thật sự rốt ráo về bản chất rất vi tế của các mối quan hệ tương thuộc, tương duyên giữa các sự việc hay hiện tượng. Vì vậy, khi xem xét mọi thứ trong vũ trụ ta phải dựa trên cơ sở quan hệ nhân quả.

Đạo Phật giải thích rất rõ ràng rằng vạn pháp đều do duyên khởi mà thành. Chính trên cơ sở đó đạo Phật giải thích mọi hiện tượng bao gồm cả việc vũ trụ được hình thành như thế nào một cách rất đầy đủ, chính xác.

Giáo lý Phật-đà được gọi là “Dharma” (Pháp). Trong tiếng Tây Tạng, Dharma được dịch là Chos, có nghĩa là “có tác dụng chỉnh sửa/chuyển hóa”. Chuyển hóa ở đây có nghĩa là chuyển hóa tâm vô kỷ luật. Chúng ta có đủ mọi ý nghĩ trong đầu – một số có hại cho ta còn một số khác thì có lợi. Thực hành Pháp là chuyển hóa tâm của mình từ tâm vô kỷ luật thành tâm có kỷ luật. Nhờ vậy ta có thể chuyển hóa hoàn cảnh của mình – hoàn cảnh khổ đau về bản chất – thành trạng thái hỷ lạc, thành Niết-bàn.

Ta không thể tức thì đạt được Niết-bàn hay Diệt đế và Đạo đế. Phải qua công phu hành trì lâu dài thì Diệt đế và Đạo đế mới trở thành hiện thực. Chữ Buddha hay Bodhi trong tiếng Phạn dịch sang tiếng Tây Tạng là Sangye hay changchup. Changchup có nghĩa là giác ngộ, là quả Phật. Chữ Sangye trong tiếng Tây Tạng: sang” có nghĩa là đoạn diệt ô nhiễm, che chướng, còn gye là toàn giác. Khi đạt tới quả Phật là trở thành toàn giác, thoát khỏi mọi nhiễm ô, che chướng.

Ngài Long Trí (Nagabodhi) nói: “Quả Phật không phải một điều được ban cho chúng ta, mà ta phải tự mình nỗ lực để đạt tới.” Chúng ta phải dụng công, phải nỗ lực. Và ngài cũng nói rằng giác ngộ không thuộc sở hữu của riêng ai, nếu ta nỗ lực đầy đủ thì sẽ đạt tới cứu cánh tối hậu này. Không có một đấng tạo hóa hay một vị thần nào có thể ban cho ta cứu cánh ấy.

Theo Phật giáo Đại thừa, trong truyền thống Trung quán ngài Long Thọ dạy rằng có hai trở ngại cho việc đạt được cứu cánh tối hậu. Thứ nhất, đó là nuông chiều cái ngã của mình – yêu quý, nuông chiều bản thân mình hơn chúng sinh khác. Để vượt qua được chướng ngại này, cần phải trưởng dưỡng tâm từ bi, là cơ sở cho tâm Bồ-đề phát triển. Chướng ngại thứ hai là dính mắc vào cảm giác bị lệ thuộc. Khi nghĩ về cái “tôi” ta có cảm giác rằng cái “tôi” này là một tự thể tự nó tồn tại. Đó là “chấp ngã”, chấp vào một cái ngã tự tồn tại và độc lập đối với mọi yếu tố khác.

Để vượt qua hai chướng ngại nói trên, chúng ta cần học bộ luận Nhập Bồ Tát hạnh (Bodhicaryavatara) của ngài Tịch Thiên (Shantideva). Đây là bộ luận hay nhất trong các bộ luận do các bậc thầy Ấn Độ để lại.

Hôm nay chúng ta nhận quán đảnh Quán Thế Âm. Đức Quán Thế Âm là hiện thân của lòng từ bi – cốt lõi của Bồ tát Hạnh – vì vậy tôi sẽ có một bài Pháp thoại ngắn về bộ luận quan trọng này.

Trong giáo pháp của đức Phật, có những lời dạy về trí tuệ, có những lời dạy về từ bi. Có nhiều luận giải do các bậc thầy viết về các giáo huấn của đức Phật. Chẳng hạn như Tổ Di-lặc để lại Hiện quán Trang nghiêm luận (Abhisamayalankara), Đại thừa kinh Trang nghiêm luận (Mahayanasutralankara), và luận giải Du-già Sư Địa luận (Yogacarabhumisastra) của ngài Vô Trước.

Các bộ luận này nói về pháp tu để trưởng dưỡng tâm Bồ-đề. Bồ Tát Long Thọ có bộ Thích Bồ-đề tâm luận (Bodhicittavivarana), trong đó Ngài bàn về pháp tu để phát triển cả hai khía cạnh trí tuệ và tâm Bồ-đề. Một bộ luận khác của ngài Long Thọ luận về Tánh Không là Bảo tràng luận (Rajaparikatha-Ratnavali), còn gọi là Bảo hành vương chính luận.

Ngài Tịch Thiên cũng có một bộ luận khác là Tập Bồ Tát học luận (Siksamuccaya). Trong quyển này, ngài đề cập tới những giáo huấn của đức Phật nằm trong nhiều bộ kinh khác nhau.

Trong bộ luận Nhập Bồ Tát hạnh, ngài Shantideva đã luận về tánh Không trong chương 9; trong chín chương còn lại ngài luận về tâm Bồ-đề. Ở cả Tây Tạng và Ấn Độ, có thể nói không có giáo huấn nào cao hơn giáo huấn này về tâm Bồ-đề.

Để hiểu được Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên, cần phải đọc các bộ luận như Căn bản Trung quán luận tụng (Mulamadhyamakakarika), gọi tắt là Trung quán luận (Madhyamakasastra) của ngài Long Thọ, Nhập Trung quán luận (Madhyamakavatara) của ngài Nguyệt Xứng (Candrakirti) và Tứ bách tụng luận (Catuhsakata) của ngài Thánh Thiên, vì Nhập Bồ Tát hạnh dựa trên cơ sở của các bộ luận này.

Nhập Bồ Tát hạnh gồm cả thảy 10 chương như sau:

Chương 1: Những lợi lạc của Bồ-đề tâm,

Chương 2: Sám hối tội nghiệp,

Chương 3: Phát tâm Bồ-đề (hay Bồ-đề tâm nguyện),

Chương 4: Thực hành tâm Bồ-đề (hay Bồ-đề tâm hạnh),

Chương 5: Chánh niệm, tỉnh giác,

Chương 6: Nhẫn nhục,

Chương 7: Tinh tấn,

Chương 8: Thiền định,

Chương 9: Trí tuệ (hay Tánh Không),

Chương 10: Hồi hướng.

Tóm lại, bộ luận bao gồm đủ Sáu Ba-la-mật. Trong đó, chương 4, chương 5 chủ yếu nói về hạnh trì giới, và trong các chương từ một tới năm đều có nói về hạnh bố thí.

Đạo Phật luôn nhấn mạnh tới việc phát triển trí tuệ. Ta cần phải nghiên cứu, khảo sát bản chất của sự việc, hiện tượng thông qua việc vận dụng trí tuệ, khả năng tư duy, lập luận.

Mọi rắc rối, sai lầm đều bắt nguồn từ sự ngu si, vô minh: vô minh về đủ loại sự vật, hiện tượng và vô minh về bản chất của vạn pháp. Do vô minh mà chúng ta gây ra đủ loại phiền não và đau khổ, chướng ngại. Chúng ta yêu quý bản thân hơn chúng sinh khác cũng do bởi vô minh. Nếu quý vị thấu suốt được cái lợi của việc yêu quý chúng sinh khác hơn chính bản thân mình thì sẽ đặt quyền lợi của các chúng sinh cao hơn lợi ích bản thân mình. Nhưng thông thường ta hay làm ngược lại.

Khi cầu nguyện, ta phải cầu nguyện bằng tất cả thân, khẩu, ý của mình. Nhưng trên thực tế ta chỉ [đọc lời] cầu nguyện bằng miệng và dừng lại ở đó. Nếu chúng ta cầu nguyện với tâm Bồ-đề, có nghĩa là từ sâu thẳm trong tâm ta mong ước mãnh liệt cho lợi lạc của hết thảy hữu tình chúng sinh, nguyện cho tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo, thì công đức do thiện nghiệp đã tạo với động cơ mãnh liệt như vậy sẽ liên tục phát triển không bao giờ dứt.

Vì vậy, cần phải nhắc đi nhắc lại rằng, bất cứ việc tốt lành nào quý vị làm đều phải gắn liền với một động cơ cao quý là tâm Bồ-đề.

Chương 9 trình bày về trí tuệ, ở đây là trí tuệ nhận biết Tánh Không, tức bản chất tương sinh tương duyên của tất cả các pháp. Sự nhận biết này rất quan trọng trong việc tu hành. Ngay khi đức Phật tuyên thuyết Tứ diệu đế trong lần chuyển pháp luân đầu tiên, ngài đã đề cập tới vấn đề này. Trong Diệt đế, đức Phật đã chỉ rõ vạn pháp tồn tại theo nguyên lý nào.

Giáo huấn của đức Phật được gọi là giáo huấn tuệ giác siêu việt, [được trình bày trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật]. Cốt lõi của kinh Bát-nhã Ba-la-mật được thể hiện trong chương 9 này.

Chính vì kinh Bát-nhã Ba-la-mật này mà trong quá khứ có nhiều quan điểm cho rằng các kinh Đại thừa không do đức Phật tuyên thuyết. Vì vậy Ngài Long Thọ đã chứng minh rằng giáo lý Đại thừa là kinh đức Phật thuyết giảng trong cuốn Bảo hành vương chính luận (còn gọi là Bảo tràng luận). Và Đại sư Thanh Biện (Bhavaviveka), một vị đạo sư của tông Trung quán cũng chứng minh rằng giáo lý Đại thừa là do chính đức Phật tuyên thuyết. Trong bộ Trung quán tâm luận tụng (Madhyamakahrdayakarika) Ngài đã trình bày rất chi tiết các cách lý giải, các luận cứ để chứng minh điều đó.

Chúng ta cần phải căn cứ vào hiện thực, vào sự việc có thật với một thái độ khách quan, trung thực, không thiên kiến. Khi ta nghiên cứu thực tại, ta không thể chỉ dựa vào bản thân giáo lý, vào uy tín, sức mạnh của giáo huấn, mà phải vận dụng trí tuệ của mình, phải sử dụng lô-gích và khả năng phân tích lập luận. Khi dùng lô-gích và phân tích lập luận, ta sẽ thấy rằng giáo huấn của đức Phật không thể chỉ dừng lại ở Tứ diệu đế hay Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đặc biệt, theo giáo lý Tiểu thừa, trong phần Diệt đế có 16 phẩm chất của Tứ diệu đế. Trong phần giáo lý về vô ngã – khái niệm quan trọng của kinh điển Pali – thì vô ngã được trình bày ở mức sơ lược. Nếu chỉ như vậy thì không đủ để lý giải rốt ráo ý nghĩa của Diệt đế và giải thoát. Lý luận về việc chấm dứt đau khổ và khả năng đạt tới Niết-bàn cũng chưa thật sự đầy đủ và rốt ráo. Trong khi đó, trong giáo lý Đại thừa và pháp tu Đại thừa có áp dụng rất nhiều cách luận giải, phân tích.

Tôi có gặp một giáo sư Hàn quốc, đang viết một cuốn sách về đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Khi viết sách, ông ta đã so sánh đức Phật với bản thân tôi. Đức Phật là người đã tu tập qua ba a-tăng-kỳ kiếp và tích lũy vô lượng công đức, có vô lượng phẩm hạnh không thể nghĩ bàn. Vì vậy, không thể so sánh với tôi, một tăng sĩ bình thường. Tại sao ông ta lại có ý nghĩ kỳ lạ như vậy? Đó là vì ông ta không biết gì về đức Phật cả. Ông ta không có một khái niệm nào về bốn thân Phật – là khái niệm chính yếu để hiểu được cấu trúc của giáo lý Phật-đà. Tôi đã gửi một người phiên dịch, một vị Geshe, đến gặp ông giáo sư ấy để giải thích cho ông ta hiểu về bốn thân Phật.

Trong truyền thống Phật giáo có bốn yếu tố căn bản có giá trị chân thật: giáo lý chân thật của đức Phật, luận giảng chân thật [của các bậc thầy về giáo lý], các bậc thầy chân thật và sự trải nghiệm chân thật.

Trước hết, chúng ta có giáo lý do chính đức Phật trao truyền (giáo lý chân thật). Kế đó, ta có những luận giảng để làm rõ nghĩa các giáo huấn (luận giảng chân thật), rồi ta có Guru (bậc thầy chân thật) và qua tu tập [đúng đắn] ta có sự trải nghiệm trực tiếp [về sự giải thoát] (trải nghiệm chân thật).

Đó là trình tự mang tính lịch sử. Nhưng nếu xét từ quá trình phát triển sự xác tín của mỗi cá nhân về giáo lý thì người tu phải bắt đầu từ sự trải nghiệm cá nhân nơi bản thân mình. Sau khi lắng nghe giáo lý, quý vị phải thực hành những lời chỉ dạy và có sự trải nghiệm cá nhân thực sự (trải nghiệm chân thật).

Khi quý vị có sự trải nghiệm chân thật, ví dụ như trải nghiệm về tánh Không, về tâm Bồ-đề, thì khi đó quý vị mới thật sự thấy những điều này rất lợi lạc, có giá trị thực tế. Và nhờ đó quý vị thấy bậc thầy mình là người đáng tin cậy để đứng ra trao truyền giáo lý của đức Phật (bậc thầy chân thật). Và quý vị cũng thấy rằng vị thầy (Guru) ấy tin tưởng các giảng luận của Bồ Tát Long Thọ, của ngài Vô Trước và các đệ tử của các ngài... thì như vậy các giảng luận về giáo lý đó phải có giá trị chân thật (luận giảng chân thật). Và vì các vị Bồ Tát này có lòng tin mãnh liệt, có lòng kính ngưỡng vô bờ đối với giáo lý của đức Phật nên ta biết rằng đức Phật là bậc Thầy vĩ đại [và giáo huấn của ngài chính là giáo lý chân thật]. Như vậy, người tu phải đi theo một trình tự hoàn toàn ngược lại.

Tại sao tôi phải phân tích kỹ điều này? Để chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc phải hiểu đúng về bốn thân Phật. Chỉ kinh điển Pali thôi không đủ, chúng ta phải có kinh điển Đại thừa. Nếu không thì chúng ta sẽ rất khó để hiểu được rằng đức Phật không phải đơn thuần là một người bình thường sinh ra ở Ấn Độ vào thời điểm đó, chừng ấy năm trước đây, mà ngài chính là hóa thân của một vị Phật. Và hóa thân đó phải từ một Báo thân Phật, mà Báo thân đó chắc chắn phải là ở một cõi tịnh độ v.v...

Thực ra tất cả những điều này được giải thích rất cặn kẽ, rõ ràng trong Mật điển và vì vậy mà có được cả giáo lý Đại thừa Hiển giáo và Mật thừa là một điều rất quý báu. Quý vị có thể nghe người nào đó nói rằng kinh điển Đại thừa không phải do đức Phật thuyết giảng và Kim Cương thừa là một phần của đạo Hindu chứ không phải giáo lý của đức Phật. Và khi đó quý vị phải có luận cứ chắc chắn để thuyết phục họ rằng giáo lý Đại thừa Hiển giáo và Kim Cang thừa là do chính đức Phật thuyết dạy.

Trong chương 9, ngài Tịch Thiên bác bỏ quan điểm của đạo Hindu về sự tồn tại của linh hồn. Trong đạo Phật cũng có các trường phái triết học khác nhau như Hữu bộ (Vaibhasika), Kinh lượng bộ (Sautrantika), Duy thức (Cittamatra) và Trung quán (Madhyamika). Các trường phái này với những quan điểm triết học khác nhau đều thống nhất là không có “ngã” trong con người. Họ cho rằng, không có một cái “ngã” độc lập như cái “ngã” mà thuyết về linh hồn quan niệm – một cái “ngã” có thể rút lại thành tư tưởng chấp ngã.

Trong khi các quan điểm vô ngã này giúp ta không bị chấp ngã trong con người, ta vẫn có thể kẹt vào cái “ngã” nơi vạn pháp. Ví dụ, trường phái Tiểu thừa như Hữu bộ không nói đến sự vô ngã nơi các pháp.

Tông Duy thức nói những sự vật, hiện tượng mà ta nhìn thấy như tồn tại bên ngoài thật ra chỉ là cái mà ta cảm nhận thôi chứ không phải là sự thật. Họ bác bỏ tính khách quan, bên ngoài của vạn pháp theo cách đó. Tuy bác bỏ như vậy, họ vẫn cho rằng cái tâm thức nhận biết những thứ này là tự nó hiện hữu. Họ cho rằng ta thấy được sự vật hiện tượng là nhờ một hạt giống gieo trong quá khứ. Vì hạt giống này nên mới sinh ra “năng” (chủ thể) và “sở” (khách thể). Và vì thế nên cả hai đều không có tính nhị nguyên, tức là bất khả phân, xét từ góc độ cái “hạt giống ban đầu” kia. Từ đó họ khẳng định tính bất nhị, tính bất khả phân của chủ thể và khách thể. Điều này được xem như là “vô ngã” của các pháp theo tông Duy thức.

Sau đó, tông Trung quán lập luận rằng mặc dù tông Duy thức nhận ra được vô ngã của hiện tượng ngoài trần cảnh nhưng họ vẫn còn chấp vào tính khách quan của vạn pháp. Vì vậy, mặc dù họ giảm được chấp vào “ngã” bên trong nhưng vẫn kẹt ở chỗ cho rằng thức [là một thực thể] tự nó tồn tại. Và khi vẫn cho rằng thức tự nó hiện hữu thì không thể thoát khỏi sự bám chấp vào tính tồn tại khách quan, độc lập của các sự vật, hiện tượng bên ngoài.

Hiểu về “năng-sở” và tánh Không theo quan điểm Trung quán thì ý nghĩa rộng hơn nhiều. Trong Tâm kinh Bát-nhã cũng dạy rằng ngũ uẩn đều không có tự tánh. Sau đó, kinh cũng dạy rằng các cảm xúc cũng không có tự tánh. Ta cần phải hiểu về bốn thân Phật để hiểu rốt ráo những vấn đề vi tế của tâm. Chúng ta cần phải hiểu Mật điển cao cấp giải thích về thân và tâm như thế nào.

Kim Cương thừa còn có tên là Mật thừa, Chân ngôn thừa: Tantrayana, Mantrayana. Chữ tantra là bí mật, vì cần phải tu một cách bí mật. Khi hành giả đã thọ quán đảnh thì phải giữ giới nguyện: tu pháp Bổn tôn thì không được tiết lộ pháp tu cho người không có đức tin hay chưa đủ trình độ thọ nhận pháp đó.

Ngay cả giáo lý Đại thừa cũng chỉ được đức Phật dạy cho một số ít đệ tử được chọn lọc rất hạn chế, những người đã thanh tịnh nghiệp ở mức cao. Thế nhưng, Mật tông được truyền cho một nhóm đệ tử được chọn lọc còn nghiêm ngặt hơn thế nữa. Đó là những người có khả năng tu tập Mật tông một cách đúng đắn mà không phạm phải lỗi lầm.

Chữ mantra trong tiếng Phạn có nghĩa là bảo vệ tâm. Chữ man là tâm, còn chữ tra là duyên hay bảo vệ. Mantra có nghĩa là “bảo vệ tâm thoát khỏi những quan niệm thông thường sai lầm về cái ngã”.

Một khi đã thọ nhận giáo lý Mật thừa, nhận quán đảnh và bắt đầu tu tập pháp Bổn tôn thì trước tiên phải thiền quán về tánh Không. Trong pháp thiền quán về tánh Không đó, hành giả nhập vào hình tướng của Bổn tôn – điều này không có trong các giáo lý của Đại thừa Hiển giáo. Mặc dầu trên con đường Đại thừa dẫn đến quả Phật thì điều đó không mang nghĩa tuyệt đối.

Hành giả thiền quán Bổn tôn xuất hiện từ tánh Không, rồi quán hành giả hòa nhập vào Bổn tôn. Khi Bổn tôn xuất hiện, hành giả tập trung vào Bổn tôn, vào tánh Không của Bổn tôn. Và hành giả có cả pháp tu chân như tam-muội thâm diệu (profound practice) lẫn phổ chiếu tam-muội (practice of clarity). Pháp tu mật thường thực hiện theo nguyên tắc bất nhị và phổ chiếu của chân như.

Trong pháp tu Bổn tôn, hành giả thấy Bổn tôn và thấy ngài không có tự tánh – tức là hành giả bảo vệ cho tâm của mình khỏi cái nhìn tầm thường sai lạc. Qua quá trình đó, hành giả phải thấy thân xác thô của mình vốn là thanh tịnh, thấy cái “ngã” của mình vốn là trống không. Không ở đây không có nghĩa là không có gì theo quan điểm của chủ nghĩa hư vô, mà có nghĩa là sinh ra nhờ nhân duyên, vì vậy không hề có sự hiện hữu độc lập, không có một cái “ngã” tự nó hiện hữu độc lập.

Chữ vajra có nghĩa là bất khả phân, nghĩa là trong quá trình tu tập để thấy mạn-đà-la của Bổn tôn là trống không, hành giả thực hiện được nguyên tắc hợp nhất phương tiện và trí tuệ. Trong một niệm của tâm hành giả có cả phương tiện và trí tuệ cùng kết hợp.

Trong các pháp tu của Mật tông, hành giả thường phải thiền định về tánh Không. Trong trạng thái tri kiến thanh tịnh về tánh Không, hành giả quán mình hòa nhập với Bổn tôn. Điều này không thể xảy ra với một tri kiến bất tịnh. Trước khi quán tưởng chính mình là Bổn tôn, hành giả phải phát triển tri kiến thanh tịnh về tánh Không. Vì vậy mà Mật tông có đầy đủ các pháp tu để dẫn dắt hành giả tới Phật quả viên mãn.

Đức Đạt-lai Lạt-ma ban bài Pháp thoại này tại Pháp hội ngày 14.9.2010, Ladakh.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.128.227 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...