Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Năng lực chữa lành của tâm »» 13. THIỀN ĐỊNH SÙNG TÍN CHỮA BỆNH »»

Năng lực chữa lành của tâm
»» 13. THIỀN ĐỊNH SÙNG TÍN CHỮA BỆNH

Donate

(Lượt xem: 7.641)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Năng lực chữa lành của tâm - 13. THIỀN ĐỊNH SÙNG TÍN CHỮA BỆNH

Font chữ:

Tất cả mọi sự vật đều là một trong Phật tánh: tâm, trái đất, tinh tú, thời gian và không gian. Mọi thứ đều hoàn thiện trong cái nhất thể này, ngay cả những gì ta thường thấy như không hoàn hảo. Phật tánh đang hiện hữu trong tất cả chúng sanh, và trong những sự kiện của cuộc sống hằng ngày. Rốt lại, Phật tánh vượt khỏi những hình ảnh ngôn từ hay khái niệm được tạo tác bởi tâm phân biệt, nhị nguyên.

Đây là điều đạo Phật tin tưởng. Khi một số người phương Tây quan tâm đến Phật giáo, họ có thể thất vọng với việc thực hành sùng tín. Họ nói đại loại như: “Cầu nguyện một quyền năng cao ở ngoài chúng ta, đây là điều chúng tôi đã muốn bỏ lại.” Thật là một hoàn cảnh buồn cười, chạy trốn sự sùng tín chỉ để tìm thấy niềm tin và sự cầu nguyện chực chờ sau đó!

Vâng, thực sự thì tất cả vũ trụ là Phật tánh và an bình nằm ngay trong chúng ta. Vậy tại sao phải thực hành sùng tín? Nó là một cách chúng ta buông bỏ ý niệm về bản ngã. Tin tưởng giúp chúng ta rộng mở. Nó là sự thoát khỏi những nghi ngờ và sợ hãi. Rộng mở và tiếp thu là một cách cầu khẩn sự giúp đỡ mà chúng ta cần.

Một số trường phái Phật giáo nhấn mạnh hành động lễ lạy như một thực hành sùng tín. Đây là một cách đơn giản để từ bỏ bản ngã. Nó chấp nhận niềm tin rằng việc bám chấp và cố gắng chế ngự mọi sự sẽ dẫn chúng ta xa cách khỏi trí huệ. Niềm tin cũng có thể ở ngoài hệ thống tôn giáo. Ví dụ, chương trình Mười Hai Bước của Alcoholic Anonymous nhấn mạnh sự từ bỏ cái ngã bé nhỏ và trói buộc đang cố gắng để kiểm soát. Nó công nhận sự cần thiết được giúp đỡ từ một “năng lực cao hơn” trong bất cứ cách nào mà cá nhân hiểu được.

Trong đạo Phật, sự sùng tín là phát triển niềm tin vào đức Phật như vị Đạo sư, tin vào Pháp, những giáo lý của đạo Phật, như con đường Chánh đạo, và tin vào Tăng đoàn, cộng đồng Phật tử như sự nương dựa trên hành trình tâm linh.

Sùng tín nghĩa là cầu khẩn sức mạnh trên đường đạo. Sự đáp ứng những nhu cầu tâm linh của chúng ta có thể không luôn luôn ở dạng chúng ta ước muốn hay mong đợi hoặc phù hợp với thời biểu vạch sẵn của ta. Điểm quan trọng của niềm tin là sự rộng mở, đó là cách tiếp nhận những ban phước và giảm nhẹ đau khổ. Trích dẫn Đạo sư Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), Ngài Patrušl Rinpoche viết:

Nếu tâm bạn thoát khỏi những nghi ngờ, những ước muốn sẽ đạt được.

Nếu bạn hoàn toàn tin vào sự sùng tín, gia hộ ban phước sẽ vào trong bạn.

Sự sùng tín giống như mặt trời, làm chảy tan sự chấp ngã và để thật tánh của chúng ta chiếu rọi. Trích dẫn Ngài Drigung Kyobpa Rinpoche, Ngài Patrušl Ripoche viết:

Từ vị thầy, giống như ngọn núi tuyết...,
Mà không có sự chạm xúc của những tia sáng mặt trời của lòng sùng tín

Sự ban phước như dòng suối sẽ không tuôn chảy.

Thế nên hãy nỗ lực đưa tâm bạn vào việc tu tập sùng tín.

Nếu chúng ta không có lòng tin hay sự sùng tín, cho dù đức Phật đứng ngay trước mắt chúng ta bằng xương bằng thịt, chúng ta sẽ khó tiếp nhận được bất cứ lợi lạc nào, bởi vì tâm thức ta, vốn là chìa khóa duy nhất cho sự tăng trưởng tâm linh, lại không sẵn sàng đón nhận cơ hội đó. Đây chính là lý do vì sao ngạn ngữ Tây Tạng nói:

Từ bất cứ ai mà người ta thấy như một đức Phật,
Những ban phước sẽ được tiếp nhận như từ một vị Phật.
Từ bất kỳ ai mà người ta thấy như một người ngu si,
Những hiệu quả sẽ đến như từ một người ngu si.

Như vậy Phật tánh ở khắp nơi, nhưng cũng có thể rèn luyện lòng sùng tín bằng việc thiền quán đức Phật, chẳng hạn ở dạng một pho tượng hay một hình ảnh tâm thức. Tự thân pho tượng sẽ không thay đổi cuộc sống chúng ta, chính tâm ta có thể mở rộng ra qua hành động sùng tín. Điều này là tinh túy của phương tiện thiện xảo. Những đối tượng tâm linh có thể tạo cảm hứng cho chúng ta, nhưng yếu tố chánh không phải là ở đối tượng mà là cách chúng ta nhìn nó, một cách tích cực, và cách chúng ta cảm nhận, với sùng tín và niềm tin, chúng giúp ta trên con đường đạo.

Dựa vào một đối tượng tâm linh hay hình ảnh tâm thức nào là một cách tự quán đảnh với hoan hỷ phát sinh từ vị Phật bên trong tất cả chúng ta.

Cho đến bây giờ, tôi đã nhấn mạnh việc người ta có thể thiền quán về một nguồn sức mạnh mà họ lựa chọn như mặt trời, mặt trăng hay một vài hình ảnh cá nhân. Nhưng ở đây, tôi sẽ mô tả một nguồn sức mạnh đặc thù của Phật giáo (Tây Tạng), một sự thiền định sùng mộ về đấng Đạo sư Rinpoche Padmasambhava, người đặt nền tảng cho Phật giáo Tây Tạng ở thế kỷ thứ chín, người là hiện thân của tất cả các bậc giác ngộ – chư Phật, chư Bổn tôn, các vị thánh và các nhà hiền triết.

Có nhiều biểu tượng tâm linh có thể tạo hứng khởi cho chúng ta như nguồn sức mạnh. Ví dụ, chúng ta có thể thiền quán đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giúp chúng ta có được trí huệ, hay đức Phật Dược Sư để chữa bệnh, hoặc đức Tara, đức Phật trong thân người nữ, làm lặng tất cả sợ hãi và nguy hiểm. Tôi đã chọn Guru Rinpoche (được biết như đức Padmasambhava) vì lòng từ bi vô biên của Ngài, đã giúp nhiều người cầu khẩn Ngài qua nhiều thế kỷ và vì tôi được tu tập trong dòng truyền thừa của Ngài. Sự hiện diện oai nghiêm của Guru Rinpoche là sự biểu hiện kim cương của Phật tánh tuyệt đối, một sức mạnh và phúc lạc tràn ngập của vũ trụ làm an lặng tất cả phiền não.

Để làm nền cho sự thiền định này, tôi sẽ đi vào một cách khá chi tiết về việc chúng ta có thể quán tưởng hình ảnh Guru Rinpoche như thế nào. Mỗi một chi tiết của hình tượng thánh kết hợp với một hình ảnh thiêng liêng cho chúng ta một lời dạy, và những dấu hiệu, biểu tượng, màu sắc và tư thế có thể khởi dậy những cảm nhận tích cực trong ta như tấm gương phản chiếu những lời dạy đó, vừa là từng cái một tiếp nối nhau, vừa như chúng được thấy và cảm nhận là một phần trong toàn thể.

Những chi tiết có thể giúp cho một thiền giả có kinh nghiệm an trú trong tỉnh giác về một hình ảnh tâm thức trọn vẹn và phong phú. Nhưng đừng lo nghĩ nếu bạn thiếu kinh nghiệm và sự khéo léo thiện xảo; hãy đơn giản quán tưởng như thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái.

Trong sự thiền định được hướng dẫn sau đây, vấn đề thật sự là những cảm nhận mà ngôn từ nỗ lực để truyền đạt. Hãy dùng những cảm nhận để cầu gọi trong tâm thức bạn một hình ảnh của Ngài Padmasambhava đơn giản nhưng cảm thông sâu sắc. Nếu bạn chỉ cảm nhận sự ấm áp và sự hiện diện của Đức Padmasambhava, thì trong bản thân sự ấm áp và hiện diện này có thể là sự chữa lành rất hiệu quả.

Cũng nên nhớ rằng những hình ảnh thể hiện trong sách này có ý nghĩa như một trợ giúp. Một bức hình hay bức tượng có thể tạo cảm hứng, dạy bảo hay giúp đỡ bạn như một điểm khởi đầu cho thiền định, nhưng đừng cảm thấy bị giới hạn bởi nó. Điều cốt yếu trong quán tưởng là hình ảnh trong tâm thức bạn, và sự nhiệt thành, rộng mở có thể đến qua sự sùng tín.


CẦU KHẨN HÌNH ẢNH UY NGHI CỦA ĐỨC PADMASAMBHAVA

Giống như một bông hoa nở rộ từ tánh Không, sự hiện diện uy nghi của Đức Padmasambhava hiển lộ từ sự quán tưởng. Trong ánh sáng hào quang đẹp đẽ, Ngài Guru Rinpoche trẻ trung và rực rỡ ngồi trên một mặt trăng chiếu sáng trong trẻo, ở trên một vầng mặt trời sáng chói. Mặt trăng và mặt trời ở ngay trên một hoa sen khổng lồ, tỏa hương thơm ngát, tươi mát với hơi nước. Hoa sen có ngàn cánh hoa chiếu sáng đầy màu sắc.

Mặt trời, mặt trăng và hoa sen là biểu tượng sinh ra của Ngài. Ngài được sinh ra bởi "sự sanh vô nhiễm" trong "Liên hoa Phật bộ", từ sự hợp nhất giữa trí huệ (mặt trời) và đại bi (mặt trăng).

Mặt của Ngài Guru Rinpoche màu trắng hơi hồng luôn luôn trẻ trung và minh triết, vượt khỏi phạm trù thay đổi và tuổi tác. Nụ cười hoan hỷ của Ngài vượt lên đau khổ. Đôi mắt từ ái, trong sáng không chớp đem lại phúc lạc cho vũ trụ, chữa lành tâm chúng ta trong mỗi một vận động và mỗi trạng thái của nó và thân thể chúng ta trong từng tế bào và nguyên tử.



Áo choàng của Ngài tỏa chiếu ánh sáng. Áo choàng trắng bên trong và áo phủ bên trong màu đỏ biểu hiện sự giác ngộ của một Bồ tát, người giúp đỡ tất cả mọi người đau khổ trong thế giới này. Áo phủ bên ngoài màu xanh dương của Ngài biểu hiện sự hoàn thiện trong những chứng đắc mật truyền, và Ngài đắp y của một vị tăng đã thọ đại giới. Áo choàng ngoài không tay thêu kim tuyến là biểu tượng rằng tất cả những tu tập tôn giáo đều là một trong chân lý của vũ trụ. Áo choàng này, nón và giày của Ngài cũng nhắc nhở thần lực huyền diệu của Ngài. Chúng là tặng phẩm từ vị vua của Zahora đã ngạc nhiên trước những thần lực của Ngài. Vị vua cố gắng thiêu cháy Ngài, nhưng Guru Rinpoche đơn giản chuyển hóa ngọn lửa thành nước, bây giờ được biết là hồ Rewalsar ở Ấn Độ.

Guru Rinpoche nắm giữ những biểu tượng của giáo lý. Một chày kim cương (vajra) bằng vàng trong tay phải Ngài biểu tượng cho sự khéo léo thiện xảo không thể hủy hoại và thần lực, nguyên lý của nam. Trong tay trái Ngài cầm một sọ người, giữ một bình đầy nước cam lồ của sự bất tử. Sọ người biểu tượng sự hợp nhất giữa tánh Không và phúc lạc (bliss) là nguyên lý của nữ. Cái bình và nước cam lồ biểu tượng sự trường thọ và chân lý vô thời gian của Phật tánh.

Trong đạo Phật (Tây Tạng), những vị thầy mật truyền thường kết hợp về mặt tâm linh với một người nữ phối ngẫu. Trí huệ của nữ tính được tượng trưng ở đây là một cây đinh ba, dựa vào khuỷu tay trái của Ngài Guru Rinpoche. Ba mũi sắc bén của cây đinh ba biểu hiện ba bản tánh chân thật của tâm: sự rỗng rang, trong sáng và sức mạnh của đại bi. Ba trang hoàng cho cây đinh ba đại diện cho ba thân Phật: bộ xương đầu là toàn thể sự rỗng rang, hình ảnh trưởng thành sung mãn là hình tướng thanh tịnh của Phật, và sự trẻ trung là hình ảnh không thanh tịnh của đức Phật dưới cái thấy của tâm thức bình thường.

Giữa những biểu hiện khác là lọn tóc treo ở cây đinh ba. Đây là sự nhắc nhở việc thực hành trong nghĩa trang việc thiền định về sự tan biến của thân xác và sự giải thoát do chứng ngộ chân lý của sống và chết.

Trong trí huệ vô hạn của Ngài, Guru Rinpoche biết một cách đồng thời từng sự việc xảy ra trong vũ trụ, mà không rời lìa khỏi bản tánh rỗng rang, tuyệt đối của Ngài. Lòng đại bi vô biên của Ngài mở rộng tới toàn pháp giới và đến tận mỗi một chúng sanh, như một người mẹ gieo rắc tình thương yêu cho đứa con duy nhất.

Bây giờ chúng ta đã khá quen thuộc với hình ảnh này, sau đây là một pháp thiền định sùng mộ mở rộng.


CẦU KHẨN SỨC MẠNH VÀ LÒNG ĐẠI BI CỦA ĐỨC PADMASAMBHAVA

Hãy quán tưởng rằng bạn đang ngồi ở một nơi cao ráo như một đỉnh núi, nhìn vào bầu trời trong xanh bao la. Thưởng thức cái nhìn trong vài phút, an trú trong sự rộng mở. Hình ảnh đang ở tại một điểm cao nâng tâm thức bạn lên trên sự ồn náo của mình. Bầu trời rộng mở làm sạch những hình ảnh, cảm xúc và tư tưởng ồn ào khỏi tâm bạn.

Từ sự rộng mở này, đầu tiên hình dung một chỗ ngồi trên hoa sen với những cánh hoa đẹp đẽ, sau đó là một đĩa mặt trời và phía trên nó là đĩa mặt trăng. Cuối cùng, Guru Rinpoche hiện ra rực rỡ.

Hãy cảm nhận sự an bình và ấm áp vô biên của bổn tôn rất thương yêu linh thánh này và an trú thoải mái trong những cảm nhận này một lúc. Hãy để sự sùng mộ tan vào trái tim bạn. Khi bạn đem tỉnh giác của bạn đến hình ảnh, hãy hoàn toàn hiến mình vào nó, không phải chỉ như một hình tướng do tâm thức bạn tạo ra, mà như là vị Guru thật sự và chữa lành, thuần khiết.

Bây giờ tưởng tượng toàn trái đất đầy những khuôn mặt hoan hỷ, những đôi mắt hạnh phúc tràn đầy những tấm lòng sùng mộ của tất cả các loại sinh linh. Tất cả đều nhìn chăm chú vào khuôn mặt thương yêu, đẹp đẽ và đầy sức mạnh của Ngài Guru Rinpoche, nguồn của tất cả sự chữa lành. Hãy tưởng tượng rằng bạn nghe tất cả họ cùng tụng thần chú trong cùng một giọng với một âm điệu dịu dàng và mạnh mẽ như sấm sét. Thần chú (mantra) là một lời cầu nguyện đến Ngài Guru Rinpoche, một phương tiện chữa lành cho những vấn đề của chúng ta, một biểu lộ hân hoan của những năng lực tinh thần và thân xác, một tôn vinh sự hiện diện của bậc thiêng liêng này, một sự thiền định về âm thanh thanh tịnh mà bản thân nó là bản tánh của nhất thể.

Từ những chiều sâu của lòng mình, hãy hát chân ngôn của Ngài Guru Rinpoche, hoặc một trong hai dạng dưới đây:

Trong âm Sanskrit được Tây Tạng hóa:

OM AH HUNG BEDZAR GURU PEMA SIDDHI HUNG

Trong Phạn ngữ:

OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM

Mật chú này có thể tạm dịch là: "Hiện thân của thân, ngữ, tâm của chư Phật, Ôi Padma(sambhava), mong Ngài ban cho tất cả sự gia hộ ban phước."

Như một kết quả của lời cầu nguyện và sự rộng mở là những tia sáng của ánh sáng ban phước nhiều màu sắc từ Guru Rinpoche chạm đến bạn đem đến sự ấm áp và rộng mở trong thân và tâm. Những ánh sáng này không chỉ đẹp đẽ, thanh tịnh mà còn là năng lực của sự an bình, ấm áp, phúc lạc và rỗng rang. Hãy để cảm nhận này thấm sâu vào bạn qua mỗi một lỗ chân lông và ngõ vào thân thể, xua tan tất cả lo nghĩ và phiền não, như ánh sáng mặt trời xua tan bóng tối. Hãy cảm nhận toàn thân bạn chuyển hóa thành ánh sáng và năng lượng chữa lành.

Lặp lại chân ngôn nhiều lần, đem toàn bộ con người bạn vào âm thanh. Hình dung rằng những lời cầu nguyện của bạn làm mở rộng tâm thức của tất cả chúng sanh vào niềm vui sùng mộ và ánh sáng từ Guru Rinpoche tỏa chiếu trong mọi hướng, xua tan tất cả đau khổ, phiền muộn và mê lầm. Tất cả chúng sanh được giải thoát trong một dàn đồng ca hùng lực. Lời hát tràn đầy vũ trụ, trở thành một trong âm thanh, ánh sáng và hoan hỷ.

Hãy hoan hỷ trong sự ấm áp và rộng mở này. Để cho tất cả ý niệm và cảm giác tan vào một đại dương của sự an bình sùng mộ, trong đó không có những phân biệt hay ranh giới, vượt trên đau khổ và kích động, xấu và tốt, đây và kia, anh và tôi, mà nơi đó tất cả là một và cùng như nhau.

Mặc dù mục đích cao hơn của sự thiền định này là chứng ngộ tâm linh, bạn cũng có thể thiền định về Đức Guru Padmasambhava như một nguồn sức mạnh cho sự chữa lành thông thường những vấn đề cảm xúc hay thân xác, bằng việc quán tưởng bất cứ dạng năng lượng chữa lành nào đều bắt nguồn từ hình ảnh, giống như tia sáng laser. Hoặc tưởng tượng cam lồ chữa lành từ cái bình của Ngài Guru Rinpoche chảy vào trong bạn, thoạt tiên tẩy sạch tất cả đau khổ của tâm thức, cảm xúc và thân thể, rồi làm tràn đầy toàn thân, tâm bạn với an bình và sức mạnh. Ngài Guru Rinpoche cũng có thể là nguồn năng lực trong các pháp thiền định có nhờ đến một người khác làm người chữa bệnh cho bạn.

Dù bất cứ sự quán tưởng nào, bạn có thể lặp lại nó thường xuyên trong một thời khóa nếu cảm thấy thoải mái. Khi bạn tụng ca hằng ngày, thỉnh thoảng đem cảm giác rộng mở của thiền định vào cuộc sống của bạn. Bạn có thể tụng ca chân ngôn lớn tiếng hoặc niệm thầm khi bạn ở nơi công cộng.


THIỀN ĐỊNH TRONG SỰ RỘNG MỞ RỖNG RANG

Trong quan điểm cao hơn của đạo Phật, những hình tướng xuất hiện khởi lên từ tánh Không và tan biến trở lại trong tánh Không. Vì thế chúng ta bắt đầu sự thiền định sùng tín này bằng cách đi vào trạng thái rỗng rang, để cho sự quán tưởng khởi lên giống như sự phản chiếu trong một tấm gương trong sáng. Sau khi an trú trong tĩnh lặng trên sự quán tưởng, chúng ta lại kết thúc trong sự rỗng rang và nhất thể. Đó là một tiến trình giống như việc sinh ra, sống và chết đi, một cách tốt để thực hành việc để cho mọi sự đến và đi. Trong mỗi buổi thiền định, đơn giản hãy luôn luôn ở trong trạng thái rộng mở rỗng rang của tâm bạn đúng như nó là vậy mà không bám chấp.

Tùy thuộc vào trạng thái của tâm, chúng ta có thể an trú lâu hơn trong khoảng không của sự rỗng rang. Chúng ta có thể bắt đầu với một quán tưởng, và sau đó buông bỏ kỹ thuật và đơn giản chỉ thiền định trong một cách rỗng rang. Và rồi loại kinh nghiệm thiền định không còn quan trọng lắm, chúng ta có thể hòa nhập toàn bộ kinh nghiệm, người kinh nghiệm và những cách thức để kinh nghiệm vào nhất thể.

Đừng cố định dạng sự rộng mở rỗng rang, hoặc xem nó như cái này hay cái kia, hay đạt được bất cứ điều gì trong nó. Hãy chỉ để sự vật là vậy. Đây là cách để tìm thấy trung tâm của bạn. Nếu bạn tin vào thật tánh của mình, bạn không cần phải tìm kiếm trung tâm nào khác. Hãy chỉ rỗng rang và tỉnh thức.

Chừng nào mà chúng ta còn lệ thuộc vào khổ đau, việc thiền định có thể giúp chúng ta sâu xa và mạnh mẽ. Khi chúng ta chứng ngộ bản tánh của sự rỗng rang, thiền định được hòa tan vào đời sống hằng ngày.

Dựa vào những nguồn chữa lành bên ngoài cũng ích lợi và thậm chí rất cần thiết khi chúng ta còn chịu sự chi phối của những khái niệm nhị nguyên và tùy thuộc vào những đối tượng bên ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng sự chữa lành rốt ráo vượt trên sự phụ thuộc vào những lực bên ngoài. Nó là sự bảo đảm cho bản tánh rỗng rang, an bình của chúng ta khiến chúng ta có thể đạt đến trọn suốt sự rỗng rang và an bình đó.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Vầng sáng từ phương Đông


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.28.217 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...