Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU PHẬT HỌC »» Nhật ký Dharamsala »» 16. Ngày 27, 28 và 29 tháng 2, 2008 »»

Nhật ký Dharamsala
»» 16. Ngày 27, 28 và 29 tháng 2, 2008

Donate

(Lượt xem: 3.363)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nhật ký Dharamsala - 16. Ngày 27, 28 và 29 tháng 2, 2008

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ba ngày này, đức Đạt Lai Lạt Ma ban lễ quán đảnh Thập Lục Tổ Kadampa. Vì là pháp môn Mật tông cho nên tôi không được phép phổ biến ra ngoài. Mặc dù sáng sáng tôi vẫn thiền tọa và hành trì, cũng như quán tưởng theo những buổi thọ lễ quán đảnh và lời dạy của ngài.

Duy trong những buổi thiền tọa sáng sớm, tôi vẫn tiếp tục nhận thức và quán chiếu rõ ràng về đề tài thân như bọt huyễn.

Khi ở trong hoàn cảnh khó khăn, nơi xa lạ, tôi mới thấy ra sự bất lực và vô dụng của mình, không làm được gì giúp cho thầy của mình mà ngược lại, chư tăng còn phải lo cho mình, như mỗi sáng thầy ban cho nước sôi để pha trà hay cà phê, ban cho ít bánh và mứt gừng để trị ho. Thân mình, cứ ngỡ là cứng rắn lắm, thế mà chỉ vì không quen thủy thổ, không đủ tiện nghi mà sinh bệnh nhiễm trùng. Ho liên miên không dứt. Lại thêm đói lạnh. Thân mong manh như bọt bèo, khó kiếm mà dễ mất. Thầy Ngawang có dạy tôi là: “Con về đây tu học sẽ tốt cho con rất nhiều, để thấy ra là con ở Canada rất là sướng.” Quả là như thế, tôi tỉnh ngộ ra rất nhiều. Ở Canada sung sướng hơn là thế mà tâm phiền não vẫn không dứt được.

Sáng hôm đó, tôi ra ngoài và tìm ra được nhà thuốc tây, mua được thuốc trụ sinh Cipro trị mọi loại vi trùng và uống. Mấy ngày nay, trời rất đẹp và ấm áp trở lại, làm tôi như được hồi sinh, bớt lạnh hơn nên tôi có thể tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Xong, tôi đi mua quýt tươi và to mang đến cúng dường thầy Khen Rinpoche, vì sáng nay được nghỉ không có thuyết pháp. Đến nơi, thầy vui mừng kéo tôi vào nghe nói chuyện vì mấy hôm nay tôi mải lo đi nghe pháp và học ôn giảng nên không gặp ngài nhiều. Ngài khuyên tôi nên nghỉ ngơi. Sau đó, bóc quýt ăn, ngài tư lự kể lại chuyện đời của ngài, tại sao lại thích ăn quýt:

Vào những năm đầu tiên khi đức Đạt Lai Lạt Ma và chư tăng qua Ấn, chính phủ Ấn đưa toàn thể cộng đồng Tây Tạng về Bengali cư trú.

Thầy im lặng một lúc như để tưởng nhớ, và tiếp tục:

Con biết không, lúc đó rất là khổ cực vì tình trạng khó khăn chẳng thể làm gì được. Chính phủ Ấn phải mang đến đồ ăn cho chư tăng mỗi ngày. Trong vùng Bengali đó, đặc biệt là, cây quýt mọc lên tự nhiên rất nhiều ở mọi nơi và có những trái rất lớn, tươi ngon. Thời gian này, chư tăng không làm gì ngoài cầu nguyện hành trì, và khi rảnh rỗi thường hái trái quýt về ăn. Cho nên khi con mang quýt đến cúng dường, thầy lại nhớ lại thời xa xưa đó...

Tôi mủi lòng, ngồi im lặng một lúc.

Thầy lại nói tiếp:

Con biết không, ngay góc của trại tỵ nạn là một cái tháp, trong đó dựng máy chém đầu tù nhân. Thực dân Anh đã mang không biết bao nhiêu người Ấn, tốt cũng có, xấu cũng có, cả những nhà đấu tranh chống thực dân Anh ra đó xử trảm. Oan hồn ban đêm thường hiện ra than khóc và làm mọi người sợ hãi. Chư tăng ở trong trại cũng rảnh rỗi bèn họp nhau lại, lập đàn tràng làm lễ cầu siêu cho các oan hồn uổng tử nên sau đó không còn bị cảnh oan hồn hiện ra trong đêm...

Tôi xúc động khi nghe thầy kể chuyện ngày xưa, cũng nhờ tôi hay để ý thương thầy, mang cúng dường những món thầy thích nên hôm nay được nghe tự ngài kể chuyện ngày xưa một cách sống động.

Chiều hôm 28 tháng 2, khi tôi đi dự lễ quán đảnh về, khi đến lầu 3, sắp vào phòng thì thấy một số người Việt Nam đứng tụ họp gần trước cửa phòng, dường như chờ đợi để vào thăm Khen Rinpoche. Trong đó có một vị sư cô mặc áo vạt hò ngắn, có vẻ lớn tuổi, vẻ mặt rất hiền từ. Tôi cũng không quen biết ai trong nhóm đó, trừ cô Phật tử ngồi trước chỗ ngồi nghe pháp của tôi, thì cũng chỉ biết qua những buổi nghe pháp. Cô thấy tôi đi vào phòng, cạnh phòng thầy Khen Rinpoche bèn hỏi xin mượn phòng tôi nghỉ ngơi tránh nắng và sử dụng nhà tắm. Tôi hoan hỷ chắp tay và xin họ chờ giây phút để vào dọn dẹp phòng một chút, trước khi thỉnh họ vào vì trong nhóm có một sư cô.

Khi ra ngoài thỉnh họ vào thì sư cô cảm ơn và nói là không dám làm phiền. Tôi bèn quay vào phòng mang quýt và nước uống mời họ giải khát. Sau này, tôi mới được người bạn đạo ở Paris, cùng là tác giả chuyển dịch nhiều cuốn kinh sách chung với nhau cho biết, vị sư cô nghiêm trang và hiền từ đó chính là má nuôi của người bạn đạo đó, gọi tên thân mật là má Đều. Má Đều (vị sư cô đó) là một vị khá đặc biệt, vì ngoài tính tình nghiêm trang hiền từ, còn rất là mộ đạo, năm nào cũng đi Ấn hành hương, dù nghèo và có khi phải mượn tiền để đi hành hương cúng dường chư tăng. Trong 10 ngày qua, má Đều đi nghe pháp đầy đủ, từ sáng đến chiều và cũng phải nhịn ăn như tôi, mà má vẫn an nhiên vui vẻ dù toàn bộ 10 ngày không hề có thông dịch Việt ngữ hay Pháp ngữ để má có thể nghe hiểu (vì má ở bên Pháp). Khi tôi nghe chuyện đó, tôi cảm thấy thật là cảm phục má, 10 ngày ngồi chen chúc, từ sáng đến chiều mà không có thông dịch! Tôi cảm phục lòng nhẫn nại vô biên của má quá. Đặc biệt má còn nói, 10 ngày má sung sướng được an trú trong Pháp nhũ. Quả là một vị sư cô khác thường. Tôi rất lấy làm tiếc là đã không biết má trong khi ở đó và hy vọng là nhật ký này sẽ đến tay má để ít nhiều có thể tóm lại những ý chính của 10 ngày thuyết pháp làm quà cho má.

Đường nhập vào cửa đạo có hai: hạnh nhập hoặc lý nhập. Tôi thì có thói quen đi nghe pháp, học đạo, do đó theo lý nhập trước, rồi phát triển hạnh nhập sau, còn má Đều thì chọn con đường hạnh nhập là chính yếu. Tôi thầm nghĩ là con đường hạnh nhập thực là hay và cao cả.

Tối hôm đó, khi đến dùng cơm chung với thầy Ngawang, bệnh ho của tôi có vẻ bớt đi. Thầy Ngawang vui vẻ hỏi thăm tại sao tôi lại cạo đầu. Tôi kể lại căn bệnh của tôi, phải đi chữa bệnh bằng tia cực tím. Thầy căn dặn tôi kỹ càng về nghiệp, khi các chướng ngại đã trổ ra thì sẽ khó khăn như thế nào. Và dẫn tôi qua thăm ngài Lati Rinpoche, hỏi ngài về bệnh của tôi cũng như về gia đình tôi. Lati Rinpoche dặn tôi là kể từ hôm nay cho đến khi về, phải đi cúng dường đèn bơ mỗi ngày. Thầy Ngawang theo lời ngài, dẫn tôi đến tận tôn tượng linh thiêng thờ đức Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn và chỉ cách cho tôi cúng dường đèn bơ, dâng khăn trắng với vị thầy hương đăng, và hồi hướng. Tự nhiên, lòng tôi khởi lên tín tâm sâu xa mạnh mẽ vào sự hành trì hồi hướng.

Kể từ đó, mỗi ngày còn ở lại Dharamsala, tôi đều đi đến cúng dường đèn bơ và hồi hướng cho tất cả, thân nhân, bạn bè quyến thuộc được mọi sự an lành, tai qua nạn khỏi và nhất là tiêu trừ bệnh tật, khoẻ mạnh an vui trong đời sống và an hưởng đạo pháp.

Ngày hôm đó, tôi cũng được thầy Ngawang giới thiệu với một vị tăng trẻ rất giỏi, Geshe Jangchup Choden, rất thông thạo Anh ngữ và cũng là người thường hay viết thư tiếng Anh cho thầy Ngawang để gửi đi Montreal cho tôi.

Ngày 29 tháng 2, thầy Geshe Norbu dẫn phái đoàn đi hành hương khắp nơi đã trở về Dharamsala, nhiều vị trong phái đoàn có vẻ gầy đi và tiều tụy, có lẽ vì bệnh hoạn và những khó nhọc trong chuyến đi, nhưng ai cũng vui vẻ và chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi nhau tíu tít.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.91.33 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...