Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Điều trị bệnh tận gốc - Năng lực chữa lành của tâm... »» 17. GIỚI THIỆU VỀ PHÓNG SINH »»

Điều trị bệnh tận gốc - Năng lực chữa lành của tâm...
»» 17. GIỚI THIỆU VỀ PHÓNG SINH

Donate

(Lượt xem: 6.211)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Điều trị bệnh tận gốc - Năng lực chữa lành của tâm... - 17. GIỚI THIỆU VỀ PHÓNG SINH

Font chữ:


Phóng sinh là một phương pháp rất thực tiễn và có năng lực giúp kéo dài mạng sống khi một người chưa già nhưng đang trong tình trạng nguy hiểm có thể chết bất kỳ lúc nào. Việc thực hành [các pháp] về Tara Trắng, Namgyalma hay về một đấng giác ngộ nào khác dĩ nhiên cũng cần được thực hiện để cầu nguyện kéo dài tuổi thọ. Bệnh nhân cần nhận lễ quán đảnh về một vị Bổn tôn trường thọ (long-life deity) từ một vị Lama đạo hạnh, và sau đó chuyên tâm thiền định và trì tụng các mật chú phối hợp với vị Bổn tôn này. Để bảo đảm được kéo dài thọ mạng, người ta cũng thường làm các tsa-tsa để tịnh hóa nghiệp chướng.

Những cái chết được gọi là “oan uổng” khi người ta bất thình lình bị chết ngay cả khi họ còn đủ phước đức để sống lâu hơn nữa. Họ đã làm những thiện hạnh trong quá khứ nhờ đó đã tạo được nhân để lẽ ra được sống lâu hơn, nhưng đồng thời họ đã làm một hành vi bất thiện nặng nề do tâm vị kỷ thúc đẩy hay vì một trong những mê lầm khác nào đó thúc đẩy, và như vậy họ tạo nên chướng ngại cho cuộc sống, khiến phải chịu đựng cái chết. Một cái chết oan uổng có thể xảy ra do bệnh tật, tai nạn xe hơi hay một nguyên nhân nào khác.

Để phóng sinh, bạn hãy mua các con vật đang còn sống tại những nơi chúng chắc chắn sẽ bị giết hoặc bán cho người ta giết thịt, rồi mang các con vật đó đến thả ở một nơi càng an toàn càng tốt, một nơi để chúng có thể được sống lâu hơn.

Điểm mấu chốt của phóng sinh là thông qua việc cứu các con vật khỏi bị giết, bạn kéo dài sự sống cho chúng và đương nhiên là cuộc sống của bạn sẽ được kéo dài thêm. Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Nếu bạn trồng khoai tây thì mọc lên khoai tây; nếu bạn trồng ớt thì mọc lên cây ớt. Cây nào mọc lên tất nhiên là tùy thuộc vào loại giống mà bạn gieo trồng xuống. Tương tự như vậy, một thiện hạnh bạn đã làm để kéo dài cuộc sống cho các con vật, đương nhiên thiện hạnh đó cũng sẽ kéo dài cuộc sống cho bạn.

Vì phóng sinh là cách thức để ngăn ngừa sự chết oan uổng và kéo dài cuộc sống, nên cách thức này thường rất có lợi khi áp dụng cho trường hợp bệnh nan y, đặc biệt là ung thư. Nhiều người đã áp dụng cách thức này và đã phục hồi bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ở chương hai, tôi đã đề cập trường hợp cô Alice bị ung thư và đã phóng sinh hàng ngàn con vật; đó là một trong những cách thức giúp kéo dài cuộc sống của cô.

Nói chung, nếu chúng ta muốn khỏe mạnh và sống lâu trong kiếp này cũng như nhiều kiếp sau, chúng ta nên phát nguyện không giết hại các chúng sinh khác. Những cách thực hành khác nữa để kéo dài cuộc sống có thể kể đến như nguyện giữ Tám Giới Đại Thừa và trì tụng một số mật chú có năng lực mãnh liệt. Việc phóng sinh cơ bản là để kéo dài cuộc sống, và việc trì tụng mật chú có tác dụng nhiều hơn trong việc chữa lành bệnh hay để che chở bệnh nhân khỏi bị ám hại bởi ma quỉ, vì trong một vài trường hợp, ma quỉ ám trở thành điều kiện (duyên) của bệnh. Phóng sinh cũng giống như việc ăn uống theo chế độ đặc biệt để tăng cường sức khỏe, trong khi trì tụng mật chú giống như uống thuốc để diệt vi trùng gây bệnh.

Mặc dù nghi lễ puja hay các pháp khác có thể áp dụng để kéo dài cuộc sống, nhưng phóng sinh là một pháp thực hành đặc biệt hữu hiệu. Việc phụng sự chúng sinh cũng là một cách hữu hiệu. Việc giúp đỡ bệnh nhân bằng cách cung cấp thức ăn uống, quần áo, chỗ ở hay thuốc men cũng tạo nhân kéo dài cuộc sống, cũng giống như việc cho người đang bị đói ăn.

Cách tốt nhất để cứu sống một con vật là bạn có thể tự mình chăm sóc nó. Bằng cách cho các con vật ăn hằng ngày, bạn thực hành Pháp bố thí và tạo ra nhiều thiện nghiệp, nhân của hạnh phúc. Bạn không chỉ mang hạnh phúc đến cho con vật mà còn liên tục tạo nhân cho hạnh phúc của chính mình trong tương lai. Hơn nữa, nếu con vật đó là loài ăn thịt, bạn sẽ giúp ngăn cản việc nó giết hại các con vật khác.

Phóng sinh không chỉ thực hiện vì lợi ích cho bản thân mình. Bạn cũng có thể hồi hướng công đức cho những người trong gia đình hay những người khác. Thực ra, bạn có thể hồi hướng cho tất cả chúng sinh hữu tình. Nếu bạn không có nhiều tiền, cách dễ làm nhất và rẻ nhất là bạn mua giun và phóng sinh chúng. Nếu bạn phóng sinh cá ở sông hồ, có thể chúng sẽ bị cá lớn ăn thịt, trong khi đó, như tôi đã nói, những con giun được thả ra sẽ biến ngay vào lòng đất. Việc phóng sinh cá thường là rất khó trừ phi bạn có thể thả chúng vào những ao hồ đặc biệt không có những kẻ thù trong thiên nhiên làm hại chúng.

Phóng sinh là cách thực hành rất phổ biến trong giới Phật tử người Hoa và thường được tiến hành tại các chùa, đền Trung Hoa. Các ngôi đền ở Singapore, Đài Loan, Hồng Kông thường có hồ lớn đặc biệt được bảo vệ để nuôi rùa. Khi người ta phóng sinh rùa, họ mang rùa đến chùa và thả vào các hồ đó. Du khách đến viếng chùa thường mang cho thực phẩm hoặc chỉ đơn giản là dạo chơi và ném bánh mì hay các loại thức ăn khác cho rùa.

Thực hành phóng sinh với sáu pháp ba-la-mật



Khi việc phóng sinh được thực hiện một cách hoàn hảo thì nó bao gồm cả sáu pháp ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Việc thực hành cúng dường hay bố thí có bốn loại: từ ái thí (bố thí tình thương), vô úy thí (giúp chúng sinh khỏi sự sợ hãi), Pháp thí (giảng Pháp), và tài thí (cho tặng tiền bạc hay vật chất).

[Khi thực hành phóng sinh] chúng ta tu tập từ ái thí, vì chúng ta không chỉ mong muốn cho các con vật có được hạnh phúc mà còn thực sự đem hạnh phúc đến cho chúng bằng việc cứu thoát chúng.

[Khi thực hành phóng sinh] chúng ta thực hành vô úy thí, vì chúng ta ngay tức thì giải thoát chúng khỏi sự sợ hãi bị giết hay bị hãm hại. Vì nghi thức phóng sinh cũng tịnh hóa nghiệp cho các con vật được phóng sinh, nên ta cũng giúp giải thoát chúng khỏi các cảnh giới thấp.

[Khi thực hành phóng sinh] chúng ta cũng thực hành Pháp thí khi trì tụng các mật chú có năng lực mãnh liệt để chú nguyện vào nước và sau đó rưới lên các con vật; việc này sẽ đem lợi lạc cho chúng vì tịnh hóa được các nghiệp bất thiện và giúp chúng có sự tái sinh tốt đẹp như ở cõi người, cõi trời hay cõi Tịnh Độ.

Khi chúng ta cho các con vật được phóng sinh ăn, đó là hình thức bố thí thứ tư, tài thí, tức bố thí vật chất.

[Khi thực hành phóng sinh] chúng ta tu tập trì giới vì tránh không làm hại các chúng sinh khác.

[Khi thực hành phóng sinh, chúng ta] tu tập nhẫn nhục theo ba ý nghĩa: sự nhẫn nhục tuyệt đối chỉ nghĩ đến Chánh pháp, sự nhẫn nhục tự nguyện gánh chịu khổ đau [thay cho chúng sinh] và sự nhẫn nhục không giận dữ với người khác hay sinh vật khác vào lúc phóng sinh.

Còn việc kiên trì chịu đựng khó nhọc khi phóng sinh, như đi mua các con vật phóng sinh rồi chuyên chở tới nơi thả chúng, những hành động này thuộc về hạnh tinh tấn.

[Khi thực hành phóng sinh, chúng ta] tu tập thiền định vì khi duy trì sự tỉnh thức về động cơ làm việc phóng sinh sao cho chúng ta không ngừng có những suy nghĩ hiền thiện trong suốt quá trình phóng sinh.

Còn sự tu tập trí tuệ là thấy biết bản thân chúng ta, hành động phóng sinh và các con vật được phóng sinh, tất cả chỉ hoàn toàn là do tâm gán đặt tên gọi.

Những lợi lạc của pháp thí



Điều hết sức quan trọng là chúng ta phải thực hiện việc phóng sinh theo cách thức hữu hiệu nhất – không chỉ là để cho bản thân ta hay một người nào khác sẽ sống lâu hơn, mà là để việc phóng sinh này sẽ thực sự làm lợi lạc cho các con vật. Theo ý nghĩa này thì việc thực hành Pháp thí là cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta chỉ mua các con vật từ nơi chúng sắp bị giết rồi đem thả ở nơi mà sự sống của chúng không còn bị đe dọa, thì chúng ta không mang đến cho chúng được nhiều lợi lạc. Vì không có cơ hội nghe Pháp nên sau khi chết đa số chúng sẽ tái sinh làm súc vật trở lại hay rơi vào các cảnh giới thấp hơn.

Dĩ nhiên, việc làm của ta cũng mang một phần lợi lạc cho chúng vì giúp chúng kéo dài sự sống, nhưng lợi lạc lớn nhất là giúp chúng được nghe trì tụng mật chú và những giáo pháp của đức Phật. Việc tụng đọc các giáo pháp về tánh Không, Bồ-đề tâm và mật chú sẽ để lại chủng tử trong tâm các con vật và bảo đảm rằng trong tương lai chúng sẽ được thân người, sẽ được nghe Pháp và tu tập Pháp, và sẽ thực hành con đường tu tập hướng tới giác ngộ. Việc tụng đọc giáo pháp của Đức Phật cho chúng nghe sẽ không chỉ giúp chấm dứt khổ đau của chúng trong luân hồi, mà còn làm cho chúng có khả năng đạt tới giác ngộ viên mãn. Như vậy chúng ta mang đến cho các con vật điều lợi lạc tối thượng, cứu giúp chúng hoàn toàn thoát khỏi sự khổ đau trong luân hồi cùng với nhân của khổ đau đó. Chính điều này khiến cho việc phóng sinh của chúng ta cực kỳ quý giá, cực kỳ thú vị.

Có rất nhiều câu chuyện cho thấy rõ những lợi lạc từ việc Pháp thí theo cách này. Chẳng hạn, sau khi Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni giảng Pháp cho 500 con thiên nga thì đến kiếp sau tất cả đều trở thành các vị tăng sĩ và A-la-hán. Nói cách khác, chúng hoàn toàn chấm dứt kiếp luân hồi. Một con chim bồ câu đã từng nghe Tôn giả Long Thọ (Ngrjuna) tụng kinh và sau tái sinh làm người, trở thành một vị sư rồi thành một Tôn giả. Tương tự, Tôn giả Thế Thân (Vasubandhu) nuôi một con chim bồ câu, từng được nghe Tôn giả tụng kinh. Và trong kiếp sau, con chim bồ câu đó tái sinh làm người, trở thành một nhà sư và đã viết bốn luận giảng về các giáo pháp đã được nghe khi còn là con chim bồ câu trong kiếp trước.

Có một câu chuyện về các thương gia Ấn Độ đang bị nguy khi chiếc tàu của họ sắp bị một con cá mập rất lớn nuốt chửng. Khi các thương gia lớn tiếng tụng bài kệ qui y, con cá liền ngậm miệng lại rồi chết. Sau đó nó tái sinh thành người tên là Shrijata, rồi trở thành nhà sư và tu tập chứng quả A-la-hán. Cũng chính con cá này trong kiếp quá khứ vốn là một con ruồi đã từng đậu trên một đống phân [trôi] nhiễu quanh bảo tháp, nhờ thiện nghiệp này mà kiếp sau nó tái sinh được vào chùa và trở thành một nhà sư.

Câu chuyện Shrijata: Những lợi lạc khi đi nhiễu quanh bảo tháp



Mãi đến lúc đã già, ông Shrijata mới bắt đầu tu tập Pháp, nhưng ông trở thành vị A-la-hán chỉ trong một đời. Khi tám mươi tuổi, ông Shrijata vẫn còn tại gia, nhưng ông chán nản vì gia đình đối xử không tốt. Các đứa trẻ luôn trêu chọc ông. Vào một ngày, ông cảm thấy hoàn toàn thất vọng vì bị trêu chọc quá đáng, nên ông ta nghĩ rằng “Cuộc sống sẽ rất bình an nếu mình rời nhà vào sống trong tu viện.”

Và Shrijata bỏ nhà ra đi xin vào sống trong một tu viện gần nhà, vị Tu viện trưởng là Ngài Xá Lợi Phất, một đệ tử lớn của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Ngài Xá Lợi Phất, bậc trí tuệ siêu việt, muốn biết xem ông lão có căn duyên trở thành nhà sư hay không, nhưng Ngài không thể quán sát thấy được gì cả. Ngài Xá Lợi Phất liền bảo với ông già: “Thông thường ở trong tu viện, các sư đều phải học, nếu không thể học được thì phải quét dọn hay phục vụ các sư khác. Ông thì quá già không học được, cũng không phục vụ người khác được.” Rồi Ngài Xá Lợi Phất từ chối việc xuống tóc xuất gia cho ông lão.

Shrijata rất bức xúc vì bị từ chối. Ông khóc, khóc mãi và đập đầu vào cổng tu viện. Sau một lúc, ông bỏ đi ra đến một công viên gần đó và tiếp tục khóc. Vào lúc này, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đang ở Ấn Độ. Tâm toàn giác của Đức Phật luôn luôn thấy biết mọi chúng sinh trong bất kỳ lúc nào, nên khi một chúng sinh có nghiệp đúng lúc cần sự dẫn dắt của Ngài thì Ngài lập tức xuất hiện trước mặt với bất kỳ hình tướng nào thích hợp với tâm thức họ, để dẫn dắt họ.

Theo con mắt người thường thì Đức Phật đang ở xa Shrijata, nhưng Ngài lập tức hiện ra trước mặt ông lão và hỏi xem ông ta phiền muộn điều gì. Ông lão kể lại rõ ràng mọi sự, kể cả việc Ngài Xá Lợi Phất đã từ chối không cho ông vào tu viện. Đức Phật bảo rằng ông lão quả có căn duyên xuất gia. Đức Phật dạy: “Xá Lợi Phất chưa tích lũy đủ hai loại công đức là trí tuệ và phương tiện. Tuy nhiên, Ta có đầy đủ hai loại công đức đó và đã thành tựu giác ngộ viên mãn, nên Ta thấy biết ông quả thật có thiện nghiệp trở thành người xuất gia.”

Lời dạy của Đức Phật có nghĩa rằng, dù Ngài Xá Lợi Phất đã là một vị A-la-hán nhưng vẫn còn bị che chướng nên không thể thấy biết được hết các hiện tượng vi tế. Theo nghĩa đen, A-la-hán có nghĩa là “bậc chiến thắng kẻ thù”. Đây không nói đến kẻ thù bên ngoài, mà nói đến đến kẻ thù bên trong, tức các vọng tưởng mê lầm (vô minh) và nhân của chúng, từ đó phát sinh tất cả khổ đau. Khi đã hoàn toàn trừ dứt kẻ thù bên trong, các vị A-la-hán thành tựu hạnh phúc giải thoát tối thượng vĩnh viễn, nhưng vì chưa hoàn tất sự tích lũy hai loại công đức, các Ngài vẫn còn những che chướng vi tế. Mặc dù các Ngài đạt được những chứng ngộ và thần thông không thể nghĩ bàn, nhưng các Ngài không thấy biết hết các hiện tượng vi tế.

Ngược lại, Đức Phật đã hoàn tất hai loại công đức, có nghĩa là Đức Phật đã tịnh hóa hết hai loại che chướng, thành tựu tâm toàn giác, do đó thấy biết hết mọi nghiệp vi tế. Nói cách khác, thiện nghiệp trở thành người xuất gia của ông lão là một thiện nghiệp vi tế mà chỉ có Đức Phật mới thấy biết được.

Đức Phật thấy rằng Shrijata đã tạo được nghiệp trở thành người xuất gia, dù thiện hạnh đó đã được làm ở một nơi xa xôi và vào một thời gian rất lâu trong quá khứ không thể tưởng tượng được. Đức Phật dạy rằng, trong một kiếp quá khứ rất lâu xa, Shrijata là một con ruồi bay quanh cái tháp. Có một giải thích khác là con ruồi đậu trên đống phân bò và đống phân ấy nổi trên mặt nước chảy quanh cái tháp. Lại một giải thích khác nữa là con ruồi bay theo mùi phân bò nằm rải rác chung quanh cái tháp và vì thế đã may mắn hoàn tất được một vòng nhiễu quanh cái tháp.

Cho dù con ruồi chẳng hề biết cái tháp là vật thiêng liêng, hay việc bay quanh cái tháp sẽ là nhân cho sự giải thoát, nhưng việc bay quanh tháp một cách vô ý thức đó đã tịnh hóa được nghiệp và tích lũy công đức, và như vậy đã trở thành nhân cho hạnh phúc. Con ruồi đã hành động hoàn toàn vì tham luyến mùi phân bò. Động cơ của nó hoàn toàn là không phước đức. Tuy nhiên, nhờ năng lực của thánh vật (bảo tháp) nên việc bay vòng quanh bảo tháp trở nên có phước đức. Đức Phật dạy rằng, thiện hạnh nhỏ của việc bay quanh tháp đã tạo ra nhân khiến Shrijata trở thành người xuất gia.

Khi Đức Phật quán xét xem ai có mối quan hệ nghiệp với ông lão để có thể chăm sóc dạy bảo ông ta, Ngài biết rằng Mục Kiền Liên, vị A-la-hán thần thông bậc nhất sẽ là thầy của Shrijata. Trong số hai đệ tử lớn của Đức Phật, Xá Lợi Phất có trí tuệ bậc nhất và Mục Kiền Liên có thần thông bậc nhất. Để có khả năng dẫn dắt, vị thầy cần có mối liên hệ nghiệp với người học trò. Nếu không có mối liên hệ nghiệp, vị thầy không thể thực sự làm lợi lạc cho học trò được. Và Đức Phật gửi Shrijata đến Ngài Mục Kiền Liên, lúc đó cũng là Tu viện trưởng ở một tu viện khác.

Sau khi Shrijata xuất gia, các tăng sĩ trẻ trong tu viện này lại trêu chọc ông lão, biến ông thành trò cười. Vào một ngày, ông lão bức xúc tột cùng vì bị trêu chọc nên bỏ tu viện ra đi. Ông quyết định nhảy sông tự tử. Ngay lúc đó, Ngài Mục Kiền Liên đi tìm ông lão. Vì không thấy ông trong tu viện, Ngài dùng thần thông quán xét xem ông ta đang ở đâu và thấy được ông lão nhảy sông tự tử. Ngài Mục Kiền Liên sử dụng thần thông xuất hiện tại chỗ và kéo ông lên. Shrijata rất đỗi ngạc nhiên vì ông không hề báo trước cho thầy của mình về ý định tự tử. Ông đã không nói nên lời. Ngài Mục Kiền Liên hỏi lý do thì ông lão đứng lặng thinh, miệng há hốc vì quá kinh ngạc. Cuối cùng, ông lão hoàn hồn và nói ra lý do thì Ngài Mục Kiền Liên dạy rằng: “Lý do mà ông bỏ tu viện đi tự tử là vì ông chưa có sự chán bỏ luân hồi.” Rồi Ngài Mục Kiền Liên bảo ông lão nắm chéo áo của Ngài, và Ngài cùng với ông lão bay lên bầu trời.

Họ bay qua nhiều biển rộng cho đến khi tới một ngọn núi lớn bằng xương. Họ đáp xuống ngọn núi bằng xương đó và ông lão hỏi thầy: “Những xương này là của ai?” Ngài Mục Kiền Liên trả lời: “Ồ! Những xương này đều là của ông trong đời quá khứ.” Ông lão trước đây từng sinh ra làm một con cá mập [khổng lồ]. Ngay khi nghe thầy nói như vậy, lông trên người Shrijata dựng đứng lên và lập tức phát sinh tâm buông bỏ luân hồi. Nhận thức được rằng luân hồi có bản chất đau khổ, mọi sự đều vô thường, ông lão phát sinh một quyết tâm dũng mãnh thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau.

Và vì thế, Shrijata đi vào con đường tu tập và trở thành A-la-hán ngay trong đời đó. Mặc dù sau tám mươi tuổi mới bắt đầu tu tập Pháp, nhưng Shrijata không những trở thành tăng sĩ mà còn đạt được quả vị A-la-hán, vượt khỏi vòng sinh diệt, hoàn toàn tự giải thoát mình khỏi khổ đau của luân hồi. Vị A-la-hán đạt sự giải thoát trọn vẹn, thoát khỏi mọi khổ đau và nhân khổ đau, bao gồm cả hạt giống của vọng tưởng mê lầm. Vị A-la-hán an trụ trong trạng thái như vậy nhiều kiếp, cho đến khi Đức Phật thấy đã đến lúc dẫn dắt tâm của vị đó vào con đường Đại thừa. Rồi Đức Phật chiếu các chùm tia sáng từ bàn tay và đọc một câu kệ nào đó cho vị A-la-hán, và như vậy vị A-la-hán đi vào con đường Đại thừa và tu tập để hiện thực hóa con đường Đại thừa, từng bước chấm dứt các ô nhiễm vi tế. Khi tất cả các ô nhiễm vi tế đã hoàn toàn trừ dứt, vị đó thành tựu con đường tu tập và trở nên giác ngộ; và rồi vị đó có thể giác ngộ cho vô số chúng sinh hữu tình khác.

Ông lão này có được khả năng giác ngộ vô số chúng sinh hữu tình là nhờ vào sự giác ngộ của ông ta; sự giác ngộ của ông ta đến từ việc đi vào con đường Đại thừa; việc ông ta đi vào con đường Đại thừa đến từ việc đi vào con đường giải thoát và trở thành một vị A-la-hán, và quả vị A-la-hán đến từ việc ông xuất gia. Và ông ta đã có khả năng trở thành một người xuất gia là nhờ vào nghiệp quả rất vi tế khi còn là con ruồi đã nhiễu quanh cái tháp. Con ruồi không hề biết cái tháp là một thánh vật có khả năng tịnh hóa tâm chúng sinh, nó chỉ vì tham đắm mùi phân bò mà đã bay vòng quanh cái tháp và hoàn tất sự bay nhiễu quanh thánh vật. Tất cả mọi sự phát xuất từ thiện hạnh rất nhỏ do đã bay quanh cái tháp. Mọi sự – mọi thực chứng của năm con đường nối tiếp dẫn đến giải thoát và mọi thực chứng của con đường Đại thừa đưa đến giác ngộ – đều bắt đầu từ thiện nghiệp rất nhỏ mà con ruồi đã tạo ra. Điều này cho thấy bảo tháp, tranh tượng, các bản kinh văn và các thánh vật khác nữa đều có năng lực mang đến những chứng ngộ. Tất cả các thánh vật đều rất lợi lạc trong việc tịnh hóa tâm, mang đến mọi thứ hạnh phúc và cuối cùng dẫn đến giác ngộ. Bảo tháp là thánh vật có năng lực mãnh liệt đến nỗi ngay cả một sự đi nhiễu không cố ý quanh đó cũng giúp cho chúng sinh tịnh hóa các nghiệp bất thiện và tích lũy công đức.

Từ đó có thể suy ra rằng, một khi có dụng tâm đi nhiễu quanh bảo tháp với một thái độ tích cực mong muốn làm lợi lạc cho chúng sinh hữu tình thì thiện hạnh đó sẽ có năng lực tích cực rất mãnh liệt. Việc chúng ta đi nhiễu quanh bảo tháp sẽ có được kết quả tốt đẹp lớn lao và nhanh chóng hơn so với việc con ruồi nhiễu quanh tháp hoàn toàn không hiểu biết, không dụng ý tích cực. Mỗi lần nhiễu quanh tháp sẽ mang đến những kết quả không thể nghĩ bàn. Nó không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn giúp chúng ta tịnh hóa được các nghiệp chướng trong quá khứ, vốn là nhân của bệnh tật. Ngoài việc giúp chúng ta chữa bệnh một cách triệt để, đi nhiễu quanh tháp còn là nhân cho sự hiện thực hóa toàn bộ con đường tu tập đưa tới hạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn.

Do vậy, một phương pháp thực tiễn để giúp giải thoát các con vật là mang chúng đi nhiễu quanh các thánh vật. Chẳng hạn, bạn mang một thùng chứa một trăm con giun đi nhiễu quanh tháp hay quanh một thánh vật nào khác, cứ đi một vòng thì bạn đã ban tặng món quà lớn nhất là sự giác ngộ đến cho một trăm con giun đó. Nếu bạn mang một ngàn con giun, thì cứ mỗi lần đi vòng quanh bạn mang sự giác ngộ đến cho một ngàn chúng sinh hữu tình từng là mẹ của bạn. Bạn cũng đang giúp giải thoát các chúng sinh này khỏi luân hồi; bạn đang giúp chấm dứt khổ đau luân hồi của họ, một dòng tương tục từ vô thỉ đến nay – điều đáng sợ nhất của khổ đau luân hồi là nó không có điểm khởi đầu. Bạn đang giúp một ngàn chúng sinh hữu tình từng là mẹ của bạn thoát khỏi cõi luân hồi từ vô thỉ này. Bạn cũng đang giúp họ có một tái sinh tốt; bạn đang mang lại sự tái sinh tốt cho hàng trăm hay hàng ngàn đời cho một ngàn chúng sinh hữu tình từng là mẹ của bạn.

Chỉ một lần đi nhiễu quanh các thánh vật có thể tạo ra nhân để có hàng trăm hay hàng ngàn tái sinh tốt, vì nghiệp có tính phát triển – sức phát triển của nghiệp mạnh hơn nhiều so với các hiện tượng vật chất bên ngoài tâm. Một hạt giống nhỏ có thể mọc lên thành một cây to với hàng chục ngàn cành lá, hoa quả, nhưng nghiệp gia tăng thậm chí còn nhiều hơn thế.

Trong nghi thức phóng sinh, việc giúp tịnh hóa [nghiệp của] các con vật bằng cách dùng nước đã chú nguyện là rất tốt, nhưng cũng rất tốt [nếu có thể] mang các con vật đi nhiễu quanh những thánh vật. Bằng cách này, bạn không chỉ giải thoát các con vật khỏi những cảnh giới thấp mà còn mang chúng đến với sự giác ngộ bằng cách giúp chúng tạo ra nhân cho sự giác ngộ.

Lợi ích của mật chú được trì tụng trong lễ phóng sinh



Cho dù những câu chuyện tôi vừa kể về kết quả của các chủng tử có được nhờ việc lắng nghe giáo lý Đức Phật là khó tin đối với đầu óc những người bình thường như chúng ta, nhưng việc trì tụng kinh điển, cầu nguyện và trì tụng mật chú quả thật lợi lạc ngoài sức tưởng tượng. Nếu chúng ta trì tụng các mật chú có năng lực mạnh để tịnh hóa nghiệp xấu thì các con vật được nghe các mật chú đó sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp nữa.

Chẳng hạn, bất kỳ người hay con vật nào nghe được hồng danh Đức Phật Rinchen Tsug-tor Chen thì sẽ không tái sinh ở các cảnh giới thấp. Nếu người đang hấp hối vẫn còn có khả năng nghe và không bị mất trí, bạn có thể trì tụng lời cầu nguyện đảnh lễ Đức Phật Rinchen Tsug-tor Chen vào tai họ. Nếu họ không còn nghe được nữa, thì bạn có thể xưng tán hồng danh Đức Phật này, hay trì tụng bất kỳ mật chú nào được nêu trong phần thực hành phóng sinh (Chương 18) rồi thổi vào thân họ sau khi tụng xong. Hay bạn có thể thổi vào nước hay vào bột đá có pha dầu thơm rồi rắc nước, rải bột đó lên thân thể họ để tịnh hóa nghiệp bất thiện. Bằng cách này, họ sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp và có cơ may tái sinh vào cõi tịnh độ của một vị Phật.

Một trong những cách tốt nhất để làm lợi lạc các con vật trong lễ phóng sinh là làm phép chú nguyện (thổi vào nước, bột, nhang, dầu thơm...) sau khi trì tụng các mật chú hiệu lực mạnh như chú Quán Thế Âm, Namgyalma, Luân Xa Như Ý (Wish-granting Wheel) và các mật chú chư Phật khác, xong rảy nước vào các con vật để tịnh hóa nghiệp cho chúng. Các mật chú này có hiệu lực rất mạnh, cho dù bản thân bạn chưa có thực chứng về Bồ-đề tâm, tánh Không, vân vân... hãy trì tụng với niềm tin trọn vẹn và hãy nghĩ rằng bạn đã tịnh hóa được nghiệp bất thiện cho các con vật. Đây là một phương pháp rất cụ thể để giúp giải thoát các con vật khỏi sự khổ đau của các cảnh giới thấp. Một khi nghiệp bất thiện được tịnh hóa, các con vật sẽ không còn bị rơi vào các cảnh giới thấp.

Có vẻ như việc tịnh hóa nghiệp bất thiện của một chúng sinh và làm thay đổi sự tái sinh của họ thật quá dễ dàng! Nhưng trên thực tế, việc này không phải hoàn toàn đơn giản và không phải chúng sinh nào cũng có kết quả tốt. Chúng sinh đó cần phải có nghiệp [tương ứng] đã tới lúc chín mùi để việc này xảy ra và kết quả cũng tùy thuộc vào niềm tin của chúng ta vào mật chú. Pháp thực hành này có năng lực vì kinh điển của Đức Phật là chân đế và tâm bi mẫn của Đức Phật đối với chúng sinh là không thể nghĩ bàn, nhưng pháp này chỉ có tác dụng nếu chúng sinh đó có được duyên nghiệp thích hợp để nó phát huy tác dụng. Không phải bất kỳ chúng sinh nào khi sắp chết cũng đều có duyên nghiệp với một hành giả chân tu có thể cứu họ thoát khỏi tái sinh vào các cảnh giới thấp hay chuyển di tâm thức vào cõi tịnh độ. Điều này chỉ xảy ra với một số chúng sinh mà thôi.

Lợi lạc của mật chú Quán Thế Âm



Những lợi lạc của việc trì chú Quán Thế Âm, OM MANI PADME HUM, là lớn lao như không gian vô tận. Trong kinh điển có nói rằng việc Đức Phật giảng nói về lợi lạc của mật chú này sẽ không bao giờ có thể cùng tận. Dĩ nhiên, những lợi lạc mà bạn nhận được còn tùy thuộc vào mức độ hoàn hảo khi bạn trì chú, và điều này được xác định bởi động cơ [của việc trì chú] cũng như phẩm chất của tâm bạn.

Có mười lăm lợi lạc chính của việc trì tụng chú Quán Thế Âm, áp dụng cho cả bản ngắn và bản dài của mật chú. Ngoài hai lợi lạc chính là chữa lành bệnh và che chở chống lại các tác hại khác nhau, việc trì chú Quán Thế Âm còn có các lợi lạc chính khác như sau:

Trong tất cả mọi kiếp tái sinh, bạn sẽ được gặp các vị vua đức hạnh và thành tín.

Bạn sẽ tái sinh vào nơi thiện đức, có Pháp tu tập.

Bạn sẽ hưởng được các duyên lành cho việc tu tập Pháp.

Bạn sẽ luôn gặp được các vị thầy tâm linh.

Bạn sẽ luôn có được thân người hoàn chỉnh.

Tâm bạn sẽ luôn quen thuộc và hòa hợp với con đường tu giác ngộ.

Bạn sẽ không thối chuyển các thệ nguyện của bạn.

Những người chung quanh bạn sẽ hòa hợp với bạn

Bạn sẽ luôn được giàu có.

Bạn sẽ luôn được che chở và được phục vụ.

Tiền bạc tài sản của bạn sẽ không bị mất cắp.

Bạn sẽ đạt được tất cả những gì mong ước.

Bạn sẽ luôn được các vị chư thiên và thiện long thần che chở.

Trong tất cả mọi kiếp tái sinh, bạn sẽ được gặp Phật, nghe Pháp.

Nhờ vào việc nghe Pháp thanh tịnh, bạn sẽ hiện thực hóa tánh Không, ý nghĩa sâu sắc của Pháp.

Kinh điển có nói rằng, bất kỳ ai trì tụng mật chú Quán Thế Âm với tâm bi mẫn đều sẽ nhận được mười lăm lợi lạc này.

Lợi lạc của mật chú Namgyalma



Mật chú Phật Namgyalma, một vị Phật mẫu giúp sống lâu và giúp tịnh hóa, có vô lượng lợi lạc. Mật chú này có năng lực mãnh liệt đến mức bất kỳ ai nghe được cũng sẽ không bao giờ phải tái sinh vào các cảnh giới thấp nữa.

Có một câu chuyện liên quan đến xuất xứ của mật chú Namgyalma này. Có người con trai tên là Cực Kỳ An Trụ (Extremely Stable One) của một thiên thần nọ thấy biết được rằng sáu kiếp tái sinh sắp tới của ông ta sẽ rơi vào cõi súc sinh thành chó, khỉ, vân vân... Khi sắp chết, các thiên thần có khả năng nhớ được các kiếp quá khứ và thấy được các kiếp tương lai. Trong cõi trời, các thiên nhân có cuộc sống tràn ngập lạc thú và chịu đựng khổ đau vật chất rất ít; tuy nhiên, khi thấy biết rằng sắp phải tái sinh vào các cảnh giới thấp, tinh thần của họ sẽ đau khổ không thể tưởng tượng được.

Khi thần Cực Kỳ An Trụ thấy mình sắp bị tái sinh lần lượt thành sáu loài súc vật khác nhau, ông rất bức xúc và đến gặp thiên vương Đế Thích để hỏi xem mình phải làm gì. Thiên vương Đế Thích khuyên ông nên đến tham vấn Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Khi ông ta đến, Đức Phật hóa hiện thành hình Bổn tôn Namgyalma và ban mật chú Namgyalma cho ông ta. Thần Cực Kỳ An Trụ trì tụng mỗi ngày sáu lần, và sau bảy ngày ông đã tịnh hóa được tất cả nhân phải tái sinh thành sáu con vật. Mật chú này đã mang lại sự tịnh hóa rất mãnh liệt.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni Phật vì lòng từ bi đã dạy cho bốn vị [Thiên vương] Hộ Pháp các lợi lạc sau đây của việc trì chú Namgyalma.

Nếu bạn tắm rửa và thay y phục sạch sẽ, thọ trì tám giới rồi trì tụng mật chú này một ngàn biến, thì dù đang bị nguy hiểm sắp chết, thọ mạng sắp cạn kiệt, bạn vẫn có thể kéo dài mạng sống thêm nữa, các che chướng của bạn có thể được tịnh hóa, và bạn có thể thoát khỏi bệnh tật.

Nếu bạn trì chú vào tai của những con vật, điều này sẽ bảo đảm những con vật đó không còn tái sinh lại cõi súc sinh nữa. Nếu có người nào bị đau rất nặng, bác sĩ không chẩn đoán được bệnh, thì việc trì mật chú Namgyalma như đã mô tả trên đây sẽ làm cho họ khỏi bệnh và sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp. Sau khi chết họ sẽ vãng sinh Tịnh độ. Đối với loài người, [ai trì chú này] sẽ không bao giờ còn phải tái sinh từ bào thai (thai sinh).

Nếu bạn trì mật chú Namgyalma hai mươi mốt biến rồi thổi vào hạt mù-tạt, xong rải hột mù-tạt lên da hay xương của một chúng sinh đã tạo nhiều ác nghiệp nặng nề và đã chết, chúng sinh đó sẽ lập tức thoát khỏi các cảnh giới thấp và sẽ tái sinh vào cõi cao hơn. Và dù họ đang ở các cảnh giới thấp, tâm thức họ cũng sẽ được tịnh hóa và họ sẽ được tái sinh lên các cõi trời...

Nếu chúng ta đặt mật chú này vào trong một bảo tháp hay treo cùng với các lá phướn treo trong nhà hay trên nóc nhà, thì nếu có ai đứng dưới bóng râm của tháp hay dưới các lá phướn đó cũng sẽ không tái sinh vào các cảnh giới thấp. Và khi gió thổi qua tháp, qua các lá phướn hay qua tượng có chứa mật chú Namgyalma rồi tiếp tục thổi qua thân các chúng sinh, thì các nghiệp dữ sẽ bị đọa vào ác đạo của các chúng sinh đó sẽ được tịnh hóa. Do đó, chắc chắn là việc trì mật chú Namgyalma hay gìn giữ chú trong người bạn sẽ có được sự tịnh hóa rất mạnh mẽ.

Lợi lạc của mật chú Luân Xa Như Ý (Wish-Granting Wheel Mantra).



Mật chú Luân Xa Như Ý “OM PADMO USHNISHA VIMALE HUM PHAT” có những lợi lạc không thể nghĩ bàn. Nếu bạn trì tụng mật chú Luân Xa Như Ý bảy biến mỗi ngày, bạn sẽ vãng sinh về một cõi tịnh độ. Việc trì tụng mật chú này rồi thổi lên vải hay lên cây nhang có thể tịnh hóa bạn và các chúng sinh khác. [Cách làm là] trì tụng mật chú, thổi lên cây nhang rồi đốt, khói nhang đó sẽ tịnh hóa được các chúng sinh khác.

Một khi mật chú này được treo ở cửa ra vào thì những ai đi qua bên dưới sẽ được tịnh hóa nghiệp và không bị tái sinh vào các cảnh giới thấp. Ở Tây Tạng, khi có người chết, người ta đặt tờ giấy ghi mật chú này lên xác người chết, như vậy sẽ giúp tịnh hóa nghiệp và ngăn họ khỏi rơi vào các cảnh giới thấp.

Chỉ cần nhớ mật chú này một lần cũng đủ tịnh hóa được ngay cả năm nghiệp vô gián. Mật chú này giúp ngăn chặn không rơi vào địa ngục A-tỳ – đây là địa ngục có sự đau khổ nặng nề nhất. Bạn sẽ tịnh hóa được tất cả nghiệp bất thiện cùng với các che chướng và sẽ không bao giờ còn rơi vào các cảnh giới thấp. Mật chú cũng giúp bạn nhớ lại các kiếp trước và thấy được các kiếp tương lai. Trì tụng mật chú này bảy lần mỗi ngày sẽ tích lũy công đức nhiều bằng cúng dường chư Phật nhiều như số cát sông Hằng. Và kiếp sau bạn sẽ vãng sinh về một cõi tịnh độ, có thể thành tựu hàng trăm mức định.

Nếu bạn trì tụng mật chú này rồi thổi vào cát và rải cát lên xác chết, thì chúng sinh đó dù đã phá bỏ thệ nguyện và đã rơi vào các cảnh giới thấp cũng sẽ được tái sinh vào cảnh giới cao hơn. Nếu bạn trì tụng mật chú này rồi thổi vào cây nhang hay nước hoa và xức lên người bạn thì ai ngửi được mùi nước hoa hay mùi khói nhang đó sẽ được tịnh hóa nghiệp và có thể trị được bệnh lây nhiễm. Mật chú này cũng có thể giúp bạn đạt được các phẩm tính hoàn hảo của một vị Phật.

Các lợi lạc của mật chú Mitukpa



Bất kỳ ai nghe được mật chú Mitukpa sẽ không bị tái sinh vào các cảnh giới thấp. Nếu bạn trì tụng mật chú Mitukpa một trăm ngàn lần rồi thổi vào cát, nước hay hạt mù tạt, sau đó đem rải chúng lên thân người hay con vật đã chết, thì nếu người hay vật đó đã bị tái sinh vào các cảnh giới thấp cũng lập tức được giải thoát. Ngay cả nếu như tâm thức sau khi chết đã rời khỏi xác và lạc hẳn đến một nơi nào đó, nhưng vì mối quan hệ trước đây với cái xác nên tâm thức đó cũng được tác động. Tất cả việc cần làm là làm sao cho chất liệu đã được chú nguyện chạm vào thân xác. Được như vậy, tâm thức của chúng sinh đã chết đó sẽ được tịnh hóa, thoát khỏi những cảnh giới thấp và tái sinh vào cảnh giới cao hơn.

Nghe được mật chú Mitukpa hay trì tụng mật chú có thể tịnh hóa cho người bị nghiệp nặng, thậm chí tịnh hóa được cho người phạm năm tội vô gián. Đơn giản là chỉ cần thấy được mật chú này cũng có thể tịnh hóa được tất cả các nghiệp bất thiện. Nếu bạn viết mật chú Mitukpa lên trên giấy rồi đưa cho người hấp hối xem, như vậy cũng giúp tịnh hóa được tất cả các nghiệp bất thiện của họ.

Lợi lạc của mật chú Kunrig



Kunrig là một Bổn tôn khác nữa cho sự tịnh hóa. Việc nghe hay trì tụng mật chú Kunrig đều cũng sẽ giúp ngăn chặn tái sinh vào các cảnh giới thấp. Ngài Kirti Tsenshab Rinpoche nói rằng ở vùng Amdo (Tây Tạng) dân chúng có thói quen thực hiện đại lễ quán đảnh Kunrig để chuẩn bị cho người hấp hối, nhằm tịnh hóa tất cả nghiệp bất thiện mà người đó đã tạo ra trong suốt cuộc đời.

Lợi lạc của mật chú Bổn tôn Tia Sáng Vô Nhiễm



Trong bản luận về mật chú Bổn Tôn Tia Sáng Vô Nhiễm nói rằng nếu bạn trì tụng mật chú này hai mươi mốt biến rồi thổi vào cát và rải cát lên mộ, người có xương được cát chạm vào nếu đã tái sinh vào các cõi địa ngục sẽ hoàn toàn được giải thoát khỏi địa ngục đó và tái sinh ở cảnh giới cao hơn. Nếu họ được tái sinh cảnh giới cao hơn, họ sẽ đón nhận một trận mưa hoa.

Lợi lạc của mật chú Milarepa



Mật chú Milarepa “OM AH GURU HASA VAJRA SARVA SIDDHI PHALA HUM” có những lợi lạc tương tự như các mật chú trên. Khi trì tụng mật chú này hằng ngày, bạn sẽ được vãng sinh vào cõi tịnh độ của Ngài Milarepa và có khả năng gặp Ngài Milarepa như Ngài đã hứa. Nếu bạn trì tụng mật chú này rồi thổi lên xương hay thịt của chúng sinh mà tâm thức đã tái sinh ở cảnh giới thấp thì họ sẽ được tịnh hóa hết các nghiệp bất thiện và sẽ tái sinh vào một cõi tịnh độ.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 33 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Những tâm tình cô đơn


Quy nguyên trực chỉ


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.62.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...