Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Kinh Sớ Thần Bảo Kí [仁王護國般若波羅蜜經疏神寶記] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Kinh Sớ Thần Bảo Kí [仁王護國般若波羅蜜經疏神寶記] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Vĩnh Lạc (PDF, 0.64 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Thích Bảo Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phật theo tứ giáo giải thích có 4 tướng khác nhau. Phật vốn không phân bốn mà do việc thuyết giáo nên có phân thân thành bốn. Nhìn chung đức Phật vốn chỉ có Một. Dựa theo Tam tạng kinh thì Phật, Như Lai thân sắc tướng có bốn khác nhau. Theo Bổn Môn chỉ có một đức Phật; Tích Môn Phật phân thành ba. Ðứng giữa bốn giáo mỗi giáo phân hai đức Phật mà có ba; cả hai cảm ứng đức Phật riêng.
Theo thể dụng, Phật vốn chỉ một Thể mà Dụng có bốn. Hiểu rõ ý này cho dù bốn đức Phật có giống hay khác bàn vẫn vô ngại. Nay cũng vì chỗ phân biệt ấy nên cần phải làm sáng tỏ. Phật dịch nghĩa là giác. Phật thấu suốt nhân quả thế gian và xuất thế hàm trong bốn pháp: khổ-tập-diệt-đạo. Phật thọ 80 tuổi giống như người đời, dù kiệt xuất hơn người mà vẫn chưa hề lìa thế nhân. Do Phật có 34 tâm thành thích ứng, đó là 8 nhẫn, 8 trí, 9 tâm vô ngại và 9 tâm giải thoát. Nói chung không ngoài hai đức: đoạn đức, trí đức Phật dứt trừ được kiến chấp và suy nghĩ sai lầm, chứng thành Phật quả dưới một thân cây. Vì thế cây ấy được gọi là cây Bồ Ðề, nói gọn là cây quí báu. Theo Tam Tạng Phật hiện tướng thành đạo, thân cao sáu trượng; là hiện thân được tôn sùng đặc biệt. Vì hai căn lợi và độn [5] của thông và tuệ nên thấy Phật có hơn kém không giống nhau. Kỳ thật, đức Phật đặc biệt chỉ một thân mà do thấy của ta có khác; không phải thân tướng Phật hiện lớn biến nhỏ; nói chung hay riêng cũng chỉ nghĩa ấy mà thôi. Trước đây phần nhiều hiểu sai từ Phật nên phải giải rõ như thế. Một niệm tương ưng không như 34 tâm mà do từ từ tu tập dứt trừ phiền não. Nay dùng trí một niệm tương ưng cùng với KHÔNG, không gián đoạn nhưng đoạn được Hữu trước sau, liền khiến cho phiền não trước dứt sạch; đến khi chứng quả trừ sạch hết chỉ còn lại tập khí (thói quen) mà thôi. Có sự khác nhau sâu xa đến như thế! Ðại Thừa, Tiểu Thừa vì căn cơ thiết lập sự giáo hóa không đồng, nên có các hình tướng đức Phật riêng như thế. Phật hiện thân cao vọi thù thắng đấng tôn sùng oai nghiêm. Người được Phật thọ ký cũng như Phật ban chức cho, như trời Sắc cứu cánh nhận được việc Phật giao phó cho. Ðiều này hoàn toàn giống điềm ứng tướng nói trong kinh Hoa Nghiêm, nhưng theo thứ tự cao thấp khác nhau. Ở kinh Hoa Nghiêm quả vị Phật cứu cánh cao tột, là khởi đầu việc ứng hóa thân. Ðiểm này theo Biệt giáo dạy phải đoạn phần vô minh của mười hai nhân duyên. Vì quyền giáo theo thứ bậc nên Phật chỉ thọ ký (trao chức). Việc này mới nhìn qua hình như giống nhưng kỳ thật hoàn toàn khác, tuy khác mà giống cũng khó phân định được rõ ràng. Phật tướng tròn đủ không như trên nói 3 tướng ẩn khuất mà chỉ hiện tướng như hư không không thể nghĩ bàn. Ðiều quan trọng là Phật cũng không lìa hiện tướng như ta thường thấy, dùng một căn cơ tròn đủ nên được xưng tán giống như hư không trong pháp giới. Chỉ do tâm hiện mà không dùng lời diễn đạt được, không dùng thức biết được. Thân Phật như thế rõ ràng là pháp thân trọn vẹn nên Ngài nói: thân này của ta là pháp thân, do mặt trời che khuất nó rộng lớn như hư không nên gọi Phật tròn sáng. Vì sợ những nhà học giả do hiểu lầm thâm ý này nên phải suy nghĩ chín chắn. Kinh Tượng Pháp quyết nghi dẫn chứng trong bốn thân Phật hoặc nghe hoặc thấy ngồi trên đài sen v.v... đều là Phật riêng theo ta, đâu có giống như ứng thân Phật theo thứ bậc cao thấp như kinh Hoa Nghiêm nói đâu? Thế nhưng ngoài ra ba thân khác của Phật ta cần phải biết. Theo Bổn môn, Tích môn; vì ba thân theo Tích môn, một thân là Bổn môn. Ðây y cứ theo chỗ thể dụng của Bổn-Tích nói như vậy. Nếu theo kinh Pháp Hoa khai mở cho thấy Bổn là một đức Phật viên dung mà thường phân 3 thân theo Tích môn. Nhưng lại cho rằng, như thật hiểu ý mới biết được thể dụng hơn kém của bốn thân Phật. Nay đem luận bàn hẳn không giống như ngôn ngữ dùng hằng ngày. Dựa theo bốn thân Phật làm rõ pháp quán tâm; không dùng bốn câu kệ, ba pháp quán quán chiếu mà có bốn Phật, tức do nơi nhứt niệm tròn sáng quán xét được ba thân để thấy tâm ta, tâm Phật đồng không hai tánh giác, cũng là ý chỉ quán tâm như Phật chỉ dạy.
1) Giải chữ Trụ, có nghĩa Phật đầy đủ ba thân ở tám nơi khác nhau. Nhà luận sư Ðại Suất của Ấn Ðộ phân biệt danh nghĩa, có 3 loại trụ xứ, song cũng không kể ra hết. Dùng ngôn ngữ ngày nay, Phật vốn không trụ, không trụ mà trụ, có sự có lý; lý trụ tức đệ nhứt nghĩa không, sự trụ như trên đã nói. Nhưng lý và sự khác nhau ra sao? Câu trả lời là không trụ không chẳng trụ không ở nơi không chẳng tồn tại, chỉ do gốc trụ thật như biến như hóa có giới hạn số, qui định về lượng thì chưa nghe; phân biệt nghĩa vô cùng tận. Dựa theo giáo nghĩa trụ không theo bốn phái mà theo Thể phân tích, hoặc có thứ bậc hay không, đều nhập vào nhị lý để làm chỗ nương trụ, theo đó Phật có bốn thân. Dựa theo lý trụ chỉ có hai, hai phân biệt là ở giữa và chân trung. Nói bốn thân nhưng lìa chỗ hơn nói có Niết Bàn khác ở chỗ bí tàng. Gọi Niết Bàn là từ chân không mà có tên: bí tàng dùng ba đức để xưng. Do phân biệt như thế lý phải có chỗ quy về. Dựa theo quyền-thật mà luận ý nghĩa không đồng nhất.
2) Giải chữ Thành, hơi dài dòng; ở đây giải theo chi tiết. Thành dịch tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa có dẫn trong kinh Bổn Duyên từ Thiên La đời vua Chiêu Vương; nói rõ Ban Túc vì lý do bị đuổi, nước mới bắt đầu có quốc hiệu là ‘Bất Hại’ vì quân lính mỗi ngày giết một người, đến nỗi thiên hạ đồn là ác độc. Phản lại quốc dân Ban Túc bị phế, bị La Sát bắt mang đi, được vua Phổ Minh giữ lại. Câu chuyện có hai thuyết: một để làm sáng tỏ lòng tin nên dùng đức của Ban Túc, và một thuyết khác vì việc khai giáo nên lập hội thuyết pháp bố thí; vì thế nay là phần mở đầu của kinh Bát Nhã này. Pháp hội qui tụ cả hằng ngàn vị vua để mong đền ân đất nước mà đầu tiên xưng là thành Vương Xá. Thành Vương Xá còn gọi bằng tên khác dịch tiếng Phạn có bốn nghĩa, cũng dịch dựa theo nhân duyên bốn nghĩa tất đàn như: 1) Lực Doanh, tiếng lực có sức mạnh dẽo dai; doanh là làm cho đầy đặn, sung mãn, từ dễ bị ngộ nhận. 2) Ma Già Ðà phiên âm là dị, từ xưa chưa ai dịch đúng, mỗi nhà dịch tùy theo nghĩa. Tất cả đều ghi nhận nước ấy có 12 thành mà Phật ở tại đó ít nhiều. Vì hai thân: báo thân, pháp thân mà ân đức có nặng nhẹ như kinh nêu rõ. Kinh Pháp Hoa cũng nói rằng pháp quán tượng và kinh hành là trả được hai ân cho đất nước và cỏ cây. Nên biết chư Phật, các bậc thánh nhân khi nêu ra một nơi đều có nguyên do, chứ không phải không căn cứ. Sau giải từ ‘xá’ là theo tiếng rời để giải, vương tức là thành vua; xá là nhà, có 6 tinh xá nên có tên này. 3) Giải từ ‘núi’ là ngọn Kỳ Xà Quật, Trung Hoa dịch là Linh Thứu sơn, có ba nghĩa nên mang tên như thế. Nơi đức Phật thường ở đó, chỉ cho biết Phật phần nhiều thuyết pháp tại hai nơi. Vì núi như bờ thành đẹp của Vương Xá cần phải bàn đến. Kinh Bát Nhã này Phật cũng thuyết tại Linh Thứu - một nơi danh thắng - nổi tiếng xưa nay.
Nhưng ở những nơi khác Phật thuyết kinh không danh thắng sao? Ðó là do người mới nhìn qua một lần nói vậy cũng chỉ trong vòng tương đối thôi. Nêu số chúng nghe pháp là chúng Tỳ kheo của Tam Thừa; nghe cùng một âm của đức Như Lai thuyết giáo. Dù cùng nghe pháp nhưng Phật thuyết có quyền, thật khác nhau nên đạt lợi ích có sâu, cạn chẳng đồng. Nên có phần phát khởi trực tiếp hợp với người đủ căn cơ kết duyên với bốn chúng.
Hỏi: Các kinh nêu số chúng hoặc nói trời người thuộc Tam Thừa, hoặc nói bốn chúng như Tỳ Kheo, ở đây khác thường lại nói trực tiếp ư?
- Ðáp: Trung hữu luận Tam Thừa lấy người làm bản vị; trực tiếp tức lấy loại mà nói. Khởi đi từ người như kinh đã đề cập, ở đây trước nhất theo loại để bàn nên nói: một do ảnh hưởng và hai là trực tiếp. Nhưng nói người mà không nói loại số chúng đa phần không phải một là đủ; còn nói loại không nói người hẳn loại bao hàm hết thảy. Tuy có bốn chúng mà nghĩa hẳn phải chung, không có phân quyền, thật, sâu, cạn gì cả.
Nay dựa vào một chúng mà chia thành bốn, mỗi chúng đều nằm trong số đó. Tại sao một chúng không bao hàm hết thảy? Tại sao chỉ nói một căn cơ mà không nói chung? Ở đây chú ý tới loại để nói chứ không nói nguyên ủy con người. Nếu gọi tỳ kheo, tỳ kheo ni mỗi chúng còn có bốn nghĩa khác nhau nên lấy người từ loại để nói. Luận Tam Thừa phải theo thứ tự trước sau nên biết; luận Bồ Tát tâm hơn còn hình thức kém. Nếu luận về hình thức y phục chưa hẳn Bồ Tát kém Thanh Văn, nay đem so sánh hình thức y phục người xuất gia trước là chúng Thanh Văn. Từ ‘Dữ’ có nghĩa cùng nhau, căn cứ theo luận có bảy mà đây giải một trong số đó. Chúng tỳ kheo tuy đa số không giống, nhưng chỗ nương tựa thời gian, nơi chốn v.v... bảy chỗ bất nhất không đồng. Nếu trưng chỗ đồng chỗ dị như trong kinh có ghi đầy đủ. Nhưng vì hậu thế phải luận để không có pháp nào là số một mà do nhân tâm mỗi người một khác; song tất cả đều được hòa hảo cùng nhau hay cũng gọi là chúng hòa hợp, hoặc nói bao hàm. Theo thông thường gọi là đại A La Hán, đại là lớn cũng phải hiểu là nhiều, là hơn, nên gồm ba nghĩa để giải, như từ ‘ma ha diễn’ là Ðại Thừa phần lớn hàm ý này được giải riêng. Tỳ kheo có 5 nghĩa mà sách chỉ đề cập ba là khất sĩ so nhân, ứng cúng so quả. Lấy nhân định quả như thường giải thích; nay thêm hai nghĩa nữa đối với văn không quan trọng; chia ra giải từng chữ tiếng Phạn chưa rõ phải đặt vào vị trí nào. Rõ ràng đối học vị đơn giản có hai hữu học và vô học. Như Thành Thật luận giải thích, La Hán có hai cấp là hành và trụ. Hành là thực hành cái học như người thường, trụ là quả phân hai khác nhau. Như nói người hiền lương giữ 5 giới thực hành hạnh A La Hán là người cần phải học. Học hạnh vô học như thế cũng không thật sự giống quả riêng để hướng tới. Tin tưởng những gì đã nói rõ không cần luận bàn. Theo như trên giải thích từ A La Hán dịch thành ba nghĩa là sát tặc (giết giặc phiền não), ứng cúng (thọ của cúng dường), vô sanh hay bất sanh (không sanh lại nhân gian nữa). Ðem quả luận nhân ý nghĩa đã rõ ràng; đây theo ý của Tạng và Thông giáo. Nếu theo nghĩa đầy đủ giải thích vô sanh thuộc về trung đạo. Cho nên nói không phải chỉ có bất sanh mà còn vô lậu Niết Bàn cũng như vậy. Ứng cúng nói ngược lại là cung ứng, là lấy đức từ bi ứng hợp theo nhu cầu, là nghĩa cung ứng. Công đức có 8 loại để tán thán đức của Thanh Văn hay chỉ đề cập sáu loại, hai loại sau nói chung có mở kết khác nhau. Các kinh tán thán đức phần nhiều dùng lời, câu để ca ngợi nhưng ở đây đặc biệt khác hơn là nêu pháp để tán thán. Do người tốt ảnh hưởng tới đức mà đức hẳn do người tạo. Lấy đức rõ người là ý này như sẽ giải thích, nhưng cũng dùng tán thán ba đức của người chính là Thanh Văn. Nay lấy bộ Bát Nhã làm chuẩn nên Nhị Thừa cũng chung các giáo thuyết. 2) Giải điểm khác nhau phần nhiều hợp với danh nghĩa ba pháp giả nêu rõ Biệt-Viên. Pháp hữu vi có hai trí và đức; dựa trí để đoạn đức. Nếu bàn hai đức thì đoạn đức hẳn có đủ để luận; đạo tịch nhiên vốn chỉ Một. Nay nêu cái khác để giải thích cũng lại nói Một như thường hý luận. Phải dựa hai loại giải thoát phân tích, kế dựa thập trí [6] để ca ngợi, vì một trí nằm trong hệ tư tưởng 9 cõi dục giới. Tu bốn pháp quán sẽ đạt trí vô lậu, như thế mỗi đế sau là chỗ phát khởi bốn trí. Ở hai cõi trên, hệ vào nơi pháp, mỗi cõi tu bốn quán hạnh, vì so sánh bốn trí. So sánh có nghĩa là so chỗ phát khởi trí ở trước. Tóm lại luận chung một quán so sánh với một trí, và ngoài ra tâm, thế trí là bốn, rồi sau thêm pháp tứ đế, diệt tận, vô sanh là 10 pháp. Nếu chỉ hợp tứ đế và bốn trí là tám thêm diệt tận, vô sanh thành đủ 10 pháp. Nên biết rằng chỉ nói sự khác nhau giữa mở kết, còn 5 khổ trí đề cập sau. Lặp lại rõ 16 món quán hạnh chẳng qua luận rộng phần kinh trên thôi. Ðối với tập trí như có khác biệt; còn phần diệt tận và vô sanh như luận dẫn. Còn theo thứ đệ lại thêm như thật trí thành 11 trí. Theo Ðại Thừa giáo luận chẳng có liên hệ gì với mở kết cả mà chỉ do nơi Phật chứ không phải do Nhị Thừa. Nhưng đối với hàng hữu học, vô học nêu rõ cái khác nhau của việc tăng, giảm như kinh nói. Kế tán thán ba căn, trước tiên đối với trí để luận, và sau giải thích. Vì đối với việc trước khi kiến đạo phải lấy tín đối với 9 căn thành tựu tin và hành cả hai. Ðến lúc kiến đạo nhắm tới căn chưa đạt và nay biết vô lậu nên nói là muốn biết. Như thế theo thứ lớp trải qua hai tiến trình suy tư và vô học, đổi danh tri căn thành tri kỷ (biết mình). Trên đã giải thích rõ 16 tâm hạnh theo trí rất rõ ràng, sao ở đây còn nêu ra làm gì nữa? Nhưng nhắm tới điểm rõ ràng đã nêu và cũng chỉ nêu cái đức để tán thán chứ không phải căn cứ ở chỗ thực hành. Nếu theo chỗ thực hành nên y trí như đã giải thích. Nay nói tâm hạnh phải sau quả cũng đâu có lỗi gì. Chỉ bổ khuyết một nghi vấn ở đây mới phải dùng chữ, cũng như đã giải thích huống gì phải nói hết 16 hạnh, nói đủ ý nghĩa không phải một. Nhưng nói tâm hạnh nghĩa là phải xa lìa Hữu; ở đây nói gọn chữ lìa hẳn cũng quá một lần. Vì 16 tâm hạnh thuộc biểu pháp nên mượn ba đức để tán thán; nói pháp giả trước chỉ cái Thể để giải thích danh (sắc). Vì danh sắc nên đứng đầu thọ và tiếp đến là tưởng, hành và thức là chủ của thọ. Nói chung mang danh thọ, nói riêng không có cái Thể có thọ nên trên nói là giả (tạm mượn). Pháp chỉ quán gọi đó là vô chủ (không ai làm chủ) mà vẫn hiện hữu. Ngoài ra, cũng nói một là giả hai là thật do theo tướng trạng gọi tên. Thật-giả cho là thật nhưng giả, nên nhập chung lại gọi là thật giả. Do tiếng chung hợp lại để gọi như thế, chỉ vì nó là hư thật. Thật đây nguyên ủy do hư giả; hư giả trở thành nghĩa phổ thông. Trong ba giả mỗi thứ có ba pháp quán như trên nói đều dựa pháp riêng. Pháp giả là hư dối không thật; vì các pháp hư nên không thật, không thật nên không; vì không nên quán không là thật giả. Ðối với giả gọi là thật, thật mà chẳng phải thật; chỗ thật ấy là không. Một sắc, một hương gốc ở nơi giả; do thể KHÔNG nên không chẳng phải Bát Nhã. Suy đến cùng lý không chỉ là giả, là dùng pháp giả quán. Chữ Quán ở trong, vì trong Hữu không phải Không nên Thể nó chẳng phải giả; nhưng Hữu có thể Không nên Dụng nó giả. Vì thế, không giả là phương tiện đi vào trung đạo. Do trung choán một bên nên hai bên chỉ có tên mà không gọi là quán. Do trung đạo thật nên dùng để nói, đây dựa theo pháp giả cho rõ. Hai pháp quán sau dùng theo lối loại suy để hiểu. Nếu dựa theo ba pháp giả hẳn rõ viên quán. Viên nhưng không riêng viên; chỉ y theo thứ lớp quy về nhất tâm là không-giả-trung quán, tự nhiên mất chiếu soi, đó là đạt vậy. Luận Ðại Trí Ðộ nêu thí dụ giải thích 3 điểm sau đây: trước đưa ra 2 thí dụ như con chó sắp rơi xuống giếng dụ cho ý hẳn nó phải sủa. Hai hình ảnh (con chó rơi và tiếng sủa) sợ rớt ngã, chúng sanh cũng thế -giống như thế - thành 3 nghĩa nên gọi pháp giả v.v... Thế nhưng hết thảy các pháp đều do danh hợp mà thành hình. Thế thì không gì ngoài danh cả và không chi là không có danh; cũng hợp với pháp nên nói ba cõi không ngoài pháp, cũng chỉ một giả danh thôi. Các pháp đều thành danh như thế để phân biệt.
Sau tán thán ba đức pháp không của tam muội (thiền định) do giả ngộ được pháp Không, và kế ca ngợi 3 pháp Không ấy, cũng đều căn cứ theo thứ lớp nhân quả. Vì các pháp giả nên Không, theo đó hiểu ý nghĩa như trên. Ðại Trí Ðộ luận dẫn dụng nêu 37 phẩm trợ đạo là siêu Niết Bàn, vì mỗi phẩm có khả năng đạt đến; đạt đến chỗ mong đạt là Niết Bàn. Ngoài ra, luận Niết Bàn có ba nghĩa cũng tức là 3 nghĩa Không. Ðó là: 1) đạt Niết Bàn môn, phải thích hợp hai nghĩa nhị môn 2) ngoại môn hay là các phẩm trợ đạo và 3) nội môn là 3 nghĩa Không. Thế nên đức Như Lai vào đại Niết Bàn cao tột hưởng trọn an lạc của ba đức vô cùng thâm viễn. Sau giải thích từ Không Môn cũng chỉ lặp lại. Vì quán mọi pháp vô ngã những gì của ta biến mất - hết thảy đều tan rã - tất cả do nhân duyên hòa hợp mà thành nên biết pháp nhờ các duyên tồn tại đều là Không. Không tạo, không thọ nên vốn nó Không; do 3 nghĩa Không ấy nên gọi Không Môn tức cửa vô tướng vậy. Quán thân tuy Không vẫn kẹt Thượng Không nên có tướng trong tướng đối trị chấp tướng để tu thực hành vô tướng. Chẳng hạn như co duỗi, cúi ngước... đều gọi đó là tướng. Tướng vốn không thật, nhưng do động chuyển thành gió. Gió tùy thức tác động. Nếu thức diệt, niệm niệm không khởi làm gì có tướng ư? Vô tướng cũng tức vô ngã. Nhưng thấy có tướng nam, nữ v.v... là có Ngã, tâm vẫn mê muội trong vô trí. Vọng thấy có xương, lóng các tướng liên hệ, vì thế mà xương, da che phủ các quan năng động tác, như cây cối tự nhiên, cũng như ví dụ trẻ con không khác.
Luận về vô tác, hễ vật có tướng tạo tác đều nương vào vô tướng; vô tướng cũng chính là không, nhưng do chỗ tạo tác nên có. Nói vô tướng là Không hay vô tác. Ba pháp hay cửa Không nói đây là pháp quan trọng trong thiền quán. Nhưng Không này không phải là tam muội (thiền định) nên phần nhiều dễ làm cho thoái tâm. Chỉ 3 hạng người sau mới đạt Niết Bàn, đó là người tu hành giữ giới, tu thiền quán pháp Không và người dũng mảnh tinh tấn, chỉ ba hạng người như thế tu 37 phẩm trợ đạo đạt đích thành tựu được phân nửa. Nhờ bước đầu này đạt đến 3 cửa giải thoát, cửa thứ hai cũng lần lượt đạt được; trừ những việc ẩn tàng không giao động.
Sau nói về Tứ Ðế và Mười Hai Nhân Duyên như phần tóm lược để tán thán. Như Tứ đế, nhân duyên phân ra hai mục chắc không khỏi có nhiều phức tạp, huống nữa phần sau tán thán Duyên Giác là thế nào? Phải nói rõ ở đây phân tích như thế, song đế, duyên, độ v.v... vẫn ẩn tàng nên phải nhanh, chậm có khác giữa khai-hiệp. Ở đây Thừa nói chung hợp thành một nên có giống có khác, như đã giải thích. Nói khác, tứ đế để người căn trí chậm lụt quán xét; thì nhân duyên cho những kẻ lợi căn nên có chung, có riêng, song tất cả đều phát xuất từ kinh là chính. Mỗi pháp chung bốn giáo, nhưng tùy theo cách dùng nghĩa mà văn có khác không giống. Về Duyên Giác có hai hạng khác nhau. Nói Ðại Tiên Duyên Giác có ba hạng a) Ðộc Giác kinh gọi là Duyên Giác tức là Ðại Tiên; gọi như thế tức nhìn từ ngoài vào trong, phân biệt chỗ ngộ giống nhau để gọi tên. b) Nhân Duyên Giác như đã nêu cũng giống nghe là ngộ. Duyên Giác sanh ra đời tuy không gặp Phật, mà chứng ngộ pháp vô sanh là khác ở điểm nào? Do không chấp thường, không chấp đoạn v.v... nên phân 3 nghĩa để giải thích. Nói chung hàng Duyên Giác do duyên sanh nên không đoạn, do duyên diệt nên không thường. Không chấp đoạn, không chấp thường [7] nên được tán dương công đức. c) Bích Chi Phật cũng còn gọi là Ðộc Giác; giữa hai bậc có giống có khác. Vì loại đồng nên sanh ra đời không gặp Phật; do căn tánh khác nên có tiểu đại hơn kém khác nhau. Ðại không đạt quả vô học [8] nhưng do hữu học đạt thành. Bích Chi Phật căn tánh sáng suốt không khác vô học như đã giải lược. Tư liệu nêu hai vòng: trước hỏi và sau lấy ý. Vì tam thừa [9] theo một hướng khác không hợp hai bên mỗi bên rõ tứ đế, nhân duyên khác.
Thứ đến nói Bồ Tát nhưng gọi là La Hán, nếu cho nhứt hướng giống tại sao tam thừa có khác? Câu trả lời là nơi một cảnh đạt ngộ trình độ có cao thấp nên nói không giống nhau. Nhìn chung tứ đế, nhân duyên cùng một cảnh nhưng tùy cơ [10] hiểu khác chỗ ngộ không giống, nên đưa ra ví dụ ba con thú cùng qua sông một lúc (con tới trước, tới sau khác nhau), cho nên kinh dẫn chứng việc chứng ngộ khác nhau. Vì cảnh giống nên gọi chung là quán nhân duyên; vì chỗ ngộ khác nên đạt Bồ Ðề không đồng cũng phù hợp với bốn pháp tứ đế như lời hỏi đáp cần phải biết. Sau hỏi về Ðại Tiên Duyên Giác ra đời không gặp Phật tại sao nay liệt vào giống hàng Thanh Văn? Vì kinh không có danh từ Ðộc Giác nên nói chung Duyên Giác nêu lên làm câu hỏi. Câu trả lời là Duyên Giác ra đời cũng như Phật xuất thế, và Thanh Văn bao hàm trong đó. Nay nói Duyên Giác sanh đời không gặp Phật là dựa theo hàng Ðộc Giác. Nếu kể hàng Bồ Tát nữa là 5 như ý nghĩa dịch giải, v.v... Bậc đạo tâm rộng lớn là kẻ có thật trí [11], phương tiện trí [12] đều thành tựu mọi công đức, nên cũng gọi bậc Ðại Sĩ hay Khai Sĩ. Vì các Ngài sẵn lòng đảm đương trọng trách để hưng long đạo pháp. Theo lời dạy cái tâm quan trọng hơn cả. Bồ Tát trước nghĩ tới lợi tha rồi sau mới nghĩ mình; thuần chân với mọi vật nên hơn hàng Thanh Văn. Muốn được thế phải khổ luyện qua 3 a tăng kỳ trong hàng trăm kiếp. Ðó là chưa nói tới việc đoạn dứt mê còn thua A La Hán. Thông giáo tuy khác Tạng giáo nhưng giáo pháp rõ ràng là không thay đổi nên thuyết giáo còn phải lặp lại; lặp lại đương nhiên có lý do nên nói phải hợp nguyện vọng, và vì thế nên khác nhau. Hàng thập địa hạnh viên mãn như hạnh Phật. Vì Thập địa cũng là Bồ Tát địa, nên được như danh xưng đương nhiên thay Phật giáo hóa. Bồ Tát không thành hay chưa thành Phật vẫn phải lấy tâm vô tác quán cảnh bất nhị (không hai) chư hành không tạo tác nên không thành. Nhứt niệm chưa tròn đủ nên chẳng hay chưa thành Phật vội. Luận đối chiếu Bồ Tát như trên với phần sau để so sánh. Phần giải ở đây đúng phải là cửa ban đầu của pháp đại thừa sâu rộng nên cùng hành thập địa đến đệ bát địa thành nghĩa chung nghĩa riêng khác nhau. Chánh giáo hàm Mật giáo; không phải mật của hiển mật. Nếu căn cứ ba loại người phát tâm như kinh Ðại Phẩm thì mỗi phái của ba phái hợp với nghĩa chung, cả hai thuyết đúng là A La Hán qua 3 a tăng kỳ chưa đoạn dứt mê lầm vẫn không gọi La Hán được mà chỉ khi nào chứng quả mới xưng danh. Ngoài ra, kinh Bản Hạnh nói có hai ý: 1) Dựa theo Bồ Tát tới khi đạt quả xưng danh và 2) Dựa theo Như Lai thành Phật giáo hóa một đời đồng như được ấn chứng. Về sau cả hai ý trên không còn bàn nữa. Ðối với ba phái Bồ Tát dựa theo quả vị so sánh như kinh nói. Cũng dẫn chứng Ðại Phẩm kinh, rằng Bồ Tát riêng với danh nhẫn cũng để tán dương đưa tới ý của nhị thừa [13]. Như trên nêu rõ đối với Thanh Văn đều là La Hán không bị ngăn cách do học hay vô học.
Hỏi: Ở đây với Bồ Tát có thâu có chọn, ý này như thế nào?
- Ðáp : Trong lấy Bồ Tát bất định hình thể làm tiêu chuẩn để giải thích. Ðây là một cách nói kiên định nhưng ý không thừa. Trên dựa theo Thanh Văn mà có hữu học hay vô học, tiến từ hữu học đạt đến vô học đều phải như thế, ở đây nói rõ Bồ Tát có liên hệ với Biệt-Viên giáo nên còn phẩm vị chót để mong đạt. Theo chỗ đúng hay gần đúng mà luận thì có thâu, có chọn lọc, phần giải không lược giản như thế. Theo câu hỏi, phần giải đáp lặp lại nguyên nhân hay duyên cớ. Vì thế nay nói rõ Bồ Tát về hình thức y phục lẫn lộn giống như người phàm, nhưng không hề nhầm lẫn. Vì đó lại phải nói rõ cho biết tốt xấu quyện trong nhau để quí trọng Tiểu Thừa. Nên biết rằng Ðại Thừa-Tiểu Thừa đức bằng nhau, nên nói tốt là nói Tiểu Thừa; do chấp danh tướng, hễ ngộ thì phàm thánh vượt qua, vì xấu là phàm phu nên phải nhấn mạnh rõ ràng. Sau nêu ý thêm về công đức thật trí gồm có 11 mục mà trong đó trước nhất tán thán trí đức, có thật trí, phương tiện trí. Thật trí chiếu không là thể Bát Nhã; phương tiện trí chiếu hữu là dụng Bát Nhã. Kinh Duy Ma Cật nêu rõ thật huệ, phương tiện mở tứ cú (bốn câu) cũng rất gần với cách giải thích ở đây. Bậc hướng quả tức nói rõ phẩm vị, đưa ra lặp lại rõ hơn để ca ngợi đức chung riêng có nguyên nhân. Nay dựa theo Thông giáo đệ thất, đệ bát địa luận về nhị trí đệ thất địa đạt vô sanh nhẫn nên phải là thật trí; qua khỏi đây là quyền trí; không dựa theo mà chấp nhận nghĩa quả thật là nguy! Hành giả Ðại Thừa chỉ ca ngợi riêng hàng thực hành Bồ Tát, hàng nhị thừa không phân chia nên gọi là Ðộc giác Ðại Tiên v.v...
Ca ngợi tán thán pháp nhãn. Nói đầy đủ phải có 5 loại mắt pháp [14] và có thấp cao khác nhau. Bồ Tát do nhơn tu tập phẩm vị chưa viên thành nên chỉ đạt tứ nhãn; vì chưa đạt quả cuối cùng nên chưa được Phật nhãn. Nhưng theo nghĩa Phật để nhìn chung Bồ Tát cũng hội đủ ngũ nhãn. Như Viên giáo, Ðốn giáo sơ tâm tuy còn là nhục nhãn mà đã hiểu cao hơn nên gọi là Phật nhãn. Ở đây luận hàng Thập Tín lại dùng chứng ngộ tương đương làm chuẩn. Sau tán thán Thông giáo lấy mắt pháp làm thí dụ nên chỉ đạt 5 phép thông phải nhường quả cuối cùng mà không đạt được sáu phép thần thông.
Sau nói về tam minh [15] với người chứng ngộ. Người chứng ngộ 6 phép thần thông phải thông suốt ba minh trong ba đời, do viết sai một chữ nên lầm. Về thập lực [16] có giải rõ như trong Trí Ðộ luận mà trong số cho dù không che dấu sanh tử lực và ngoài ra có đủ 9 lực còn lại. Do đè nén vô ngã nên dù trong sanh tử nhưng không dấu được lực tác dụng vô cùng. Hàng nhị thừa không đủ lực nên không khỏi lo sợ mong thoát ly sanh tử.
Về tứ vô lượng tâm hay bốn tâm lượng [17] quảng đại vốn nhờ tu phạm hạnh, tức là do giữ giới mà được. Ở đây tán thán Bồ Tát cũng chính là ca ngợi hạnh đức Bồ Tát. Nói rộng đủ như ba đức nêu trên nhưng chưa xả vẫn chưa hoàn toàn, chỉ có thể Bồ Tát xả không chấp và đây là việc làm cốt thiết nên chú tâm v.v... Ngoài ra, danh nghĩa các pháp khác như trật tự lớp lang của pháp giới [18]cần phải biết; từ Kim Cang diệt định để tán thán đoạn đức. Ðối với các mục trước thuộc về trí, đó là trí đoạn nhị đức. Nói dùng trí dứt mê; đoạn dứt nhân được ngộ. Vì thế nên nói vô ngại đạo đoạn là trí đức, giải thoát đạt ngộ là đoạn đức. Ngoài ra, cũng nói rằng, trí đức thật đã đoạn dứt, có nghĩa là dùng trí thật có chỗ đoạn, trong khi đoạn đức không chỗ đoạn. Nói không đoạn là đoạn ắt phải có ngộ và cũng do đoạn mới ngộ. Lý này thật khó rõ ràng. Hơn nữa, nó dây dưa mãi ấy mới đúng nghĩa đoạn dứt, cũng có nghĩa không còn năng sở [19] mới đạt viên giác hoàn toàn. Vì thế trước nói đoạn nên không còn năng đoạn ví như kim cương rắn chắc có thể làm tiêu phiền não nhưng tự thể không động, đó là nói về phần lý của đoạn vậy. Như kinh Thủ Lăng Nghiêm, Trung Hoa dịch là Dũng Kiện, ý nói tánh mãnh liệt có khả năng trừ ma ngăn địch. Lại nói tới số ngàn vạn ức nêu ba thí dụ số chúng phức tạp đủ hạng. Phàm phu có 4 chúng: 1) người, 2) người có học, 3) trời 4) bậc hiền. Chia hạng giải thích, bậc hiền có thể dễ lẫn lộn. Ðược làm người việc chính là phải giữ năm giới, có nghĩa phải tránh sát sanh, trộm cắp, tà dâm v.v... Chỉ phòng thân, khẩu, mà không nói ý nghiệp. Ðây chỉ nêu cái ngọn cần phải biết gốc. Chỉ nội một giới rượu nói chung ngăn hai nghiệp, lược bớt không nói hết ý. Như trên nói như thế cũng có nghĩa như trước đã giải thích. Ở đây phải chú trọng tới nhơn thừa, chưa luận Tiểu Thừa, Ðại Thừa để phải dè dặt hay chẳng dè dặt về ý nghĩa. Nếu nhắm đối tượng 10 điều thiện là chư thiên. Do dẫn dụng theo văn Pali, đức Phật lúc mới thành đạo chưa chuyển bánh xe pháp (chưa vận dụng truyền bá giáo pháp). Song nhờ hai người ủng hộ Phật tu tập, là điểm chính Phật chế 5 giới nên ngày nay mới có phần hỏi đáp. Ðầy đủ rõ ràng chỉ 5 giới mà không bốn cũng không phải sáu giới, nhưng bao hàm sâu rộng. Phần nào không nằm trong 5 giới cơ hồ không tồn tại, vì có 5 vì sao trên trời và 8 việc nhân gian mỗi mỗi rành rõ phân minh do giới không sát sanh. Lấy ngũ giới phân ra 5 hướng như phương đông thuộc mộc, mộc (cây cối, cỏ cây) chủ yếu thuộc nhân (nhân đức-hiền lành). Nhân lấy dưỡng sanh làm căn bản, nên giới không giết hại mạng sống hợp với hướng đông. Ngoài ra các giới khác hợp các phương khác phải biết, như kinh có giải thích rõ. Nếu y cứ theo Viên giáo hay Ðốn giáo [20] dạy nắm rõ ý trì (giữ gìn), phạm hẳn chỉ nhứt thừa Viên giáo. Có giải thích đầy đủ trong kinh Quang Minh sớ. Song bộ kinh này lúc Phật nói đầu tiên nhưng không phải lời dạy ban đầu. Do lúc bấy giờ chưa đủ ngôi Tam Bảo nên Phật chưa dạy pháp xuất thế mà cũng đã thu nhận bao dung cho nhóm nhỏ. Người xưa chưa lãnh hội hết lời Phật dạy ban đầu để làm người trời; mãi cho tới nay các nhà nghiên cứu mới khám phá ra ý nghĩa đó hàm đủ trong nghĩa kinh, cũng như nói rõ trong các chương riêng v.v... Gần bậc Thánh là hiền, hay cũng gọi là hạnh. Phải qua một đời là bậc hiền rồi mới đạt đến Thánh nên nói gần bậc Thánh. Nhưng nói theo chân bậc thánh phải gần gủi việc Thánh còn chưa được là người quán hạnh nên tạm dùng giả danh để gọi. Do danh xưng mà có người hành A La Hán [21], nhân đây liên quan đến hành giả hành phẩm vị vô học và thập địa v.v... đều còn phải nương vào pháp tu, nên biết tuy theo dấu chân Thánh, nhưng giống phàm phu. Họ vốn là bậc La Hán hay Bồ Tát, nếu cứ lấp lững như thế thật cũng không dễ lượng giá được tầm quan trọng, chỉ có Phật mới biết được mà thôi. Ngoại trừ dựa vào bổn môn, tích môn [22] để bàn mới tạm ổn. Thập địa có ba hạng, kinh luận dẫn không giống nhau. Ðiều dễ hiểu là không phải một nhà lập giáo mà do nhiều nhà nên có sự khác nhau, suy nghĩ kỹ ta thấy chỗ dụng của mỗi phái cùng chỗ cạn sâu không đồng nên có ba: 1) hàng Tam Thừa cùng thực hành thập địa. Ðây phải nói là phẩm vị chung như thông thường giải thích 2) Ðại Luận nêu rõ Càn Huệ Ðịa có hai loại: Một là Thanh Văn Càn Huệ Ðịa, như trước là thực hành chung, cộng tu công đức phẩm vị hoàn toàn giống như Tam Tạng kinh dẫn. Gọi Thanh Văn riêng đạt Niết Bàn mà chỗ thực hành của họ đều nhắm tới tự độ (giải thoát cho mình) nên phân ra chung riêng. Như tu quán Phật tam muội là chánh quán hay quán bất tịnh v.v... là trợ quán. Dù quán pháp nào cũng đều do sơ tâm cạn mỏng nên việc tu tập chưa đạt đến lý mầu của thiền định. Tuy trí huệ còn cạn mỏng chưa thể thích ứng để gọi là Càn Huệ Ðịa v.v... nên phần sau về Bồ Tát Ðịa sẽ đề cập. 3) Bồ Tát Càn Huệ Ðịa tu thập địa, như kinh đã giải thích đối với Bồ Tát sơ phát tâm; nhẫn đến chưa đạt đến thuận nhẫn. Nói cách khác hàng thập tín ngoài phàm phu. Hai hạng sau chỉ tướng chung riêng xen nhau xem văn kinh có thể dễ nhận thấy. Cho đến Bồ Tát địa, trước tiên Hoan Hỷ địa đến Pháp Vân địa đều gọi Bồ Tát, mượn riêng gọi chung là vậy. Do đó, có thể nói rằng, biệt lập nhẫn hạnh nên phải có phẩm vị riêng, nhưng mượn gọi chung là vậy. Do phẩm vị Bồ Tát nên mỗi vị có đức nhẫn hơn Nhị thừa. Ðó cũng do cách thực hành mà có chọn lọc, đào thải. Giả sử không mượn phẩm vị để gọi tên thì rất phức tạp, lại không biện giải được, trừ trường hợp ý nghĩa của phép tu chỉ quán [23], nên các nhà lập giáo tạm mượn nghĩa nêu lên như vậy. Phật địa cũng do nhân địa Bồ Tát như nói trên, đầy đủ công đức tự lợi lợi tha, đến khi thành tựu chủng trí [24] đạt đến Phật địa. Như thập địa của Biệt-Viên giáo trước sau gốc là Bồ Tát không chung với hàng nhị thừa; phẩm vị hẳn nhiên là không phải vay mượn. Chỉ dựa vào Biệt giáo để luận vẫn phải giáo hóa nên có thuyết có ngăn cách. Chỉ Viên giáo nhứt hướng đạt đạo viên mãn nên chủ ý lấy Biệt giáo ví dụ. Nhưng cũng nhờ pháp hồi hướng của năm phần pháp thân, như hồi hướng chính ở địa tiền. Ðây ngược lại nêu trước ra sau để tán thán đức hồi hướng. Giải thích dựa theo Biệt giáo làm rõ hơn, làm cho không bị ngưng trệ ở Không khiến quy về Trung, là nghĩa hồi hướng vậy. Nói đầy đủ như sau, như trên luận năm phần chưa đủ, do đó ở đây phải nói rõ. Năm phần pháp thân [25] không từ ba thân như trên nói phần pháp thân công đức. Tri kiến thân cũng chính là cùng trang nghiêm tánh đức pháp thân nên đủ ba thân - mà các phái lấy đó làm tôn chỉ. Hồi hướng là điều lợi lành có hai loại: 1) phản ảnh tự thân hướng về người khác hay suy nhân hướng tới quả. 2) Quả hẳn phải đến sau nên cũng có nghĩa là hồi sự hướng lý nói chung. Ca ngợi người tín nữ tu nhân cũng đầy đủ công đức của hàng thập địa. Ðối với đây mới nói rõ thập địa của ba đời không đến từ đầu-giữa-cuối mà trải qua 30 đời đạt thành thập địa. Do vậy mới nói tăng đạo giảm đời là thế. Hể luận một địa là luận đủ công đức các địa khác. Cũng có thể nói cõi sơ địa không biết cõi nhị địa đi lại giở chân cất bước ra sao. Nên nay khéo chỉ dẫn nhập: vào-ra có nghĩa là không phải một hướng. Vì thế mà biết pháp môn tu của Viên-Ðốn lý vô cùng tận. Trở lên để tán thán công đức hàng Phật tử tại gia. Sau luận thất hiền có hai thành phần như kinh dẫn giải. Song ở địa tiền phàm phu có chỗ sở hành chưa điều phục tâm hợp lý đạo. Tâm không điều phục không thuận đạo; đạo không thuận nên Thánh không thành. Ở đây dùng ngôn từ không thể diễn tả hết được. Thất hiền của Ðại Thừa danh xưng hơi khác chưa kiểm chứng hết được. Danh từ ngoại quốc gọi là Tích tài chỉ người Phật tử. Luận như kinh Tịnh Danh về sự giàu có phú hữu của bảy loại tịnh tài ngày một xa dần. Ngày nay người đời phần nhiều còn gọi như thế, không hiểu là có sự lạm xưng chăng? Người đủ đức hạnh là người có đức tức cũng có hạnh, là thành hạnh đức. Ở đây giải thích theo nghĩa đầu tiên cũng có thể lấy câu nầy làm chuẩn: các công đức nói riêng nơi hai mươi hai phẩm trợ đạo; trong 8 mục mà bát chánh đạo gồm bốn, đối với từng phẩm loại, trừ bảy giác chi và tám chánh đạo thuộc kiến đạo, các phẩm khác như đã nói trước nên ở đây chỉ còn 22 phẩm. Nói Nhứt thiết nhập v.v... luận về tướng các mục có đầy đủ thứ tự như pháp giới.
Hỏi: Phần tám môn giải thoát cho rằng có quán có chứng; ở đây theo bậc hiền quán nhưng chưa đạt; căn cứ vào đâu tán thán?
- Ðáp: Thất hiền nói trên do tu quán tuy chưa đạt ngộ hoàn toàn, nên đa phần nói như vậy.
Ngoài ra, cũng còn thắc mắc: giải thoát là gì?
-Ấy là trừ bỏ không trở lại, hay cũng có nghĩa xa lìa là giải thoát. Mới đầu lìa sắc đạt vô sắc, lìa tâm đạt đến vô tâm; cả hai phần tâm-sắc đều quên là hoàn toàn giải thoát, cho dù tâm có buộc cũng phải bỏ. Ðáng tiếc giáo lý Tiểu Thừa dạy quán như vầy: thậm chí cái vô cũng phải xả, ai là người xả đây? Cả hai (người-vật) đều toàn không pháp nào lưu trụ nên hoàn toàn không có y cứ.
Hỏi: Thế nhưng khắp cùng ba cõi có gì khác biệt?
- Ðáp : Vì thấy Có phải bỏ, bỏ được chỗ kiến chấp đó là giải thoát. Nếu còn thấy có các cảnh giới hơn liền nhận cõi mình hơn, chẳng còn hơn nữa mà tất cả do tâm biến hiện. Nếu hết thảy cảnh giới hoàn toàn trong suốt chính nơi đó sẽ ra sao ? Có an hay bất an để gọi là hơn mà bậc Thánh phải thoát khỏi? Vượt ý niệm này là toàn thiện vậy.
Tam huệ là gì? Ðó là do nghe, suy xét và tu tập tuần tự trước sau, ngỏ hầu dần dần thâm nhập đạo. Do tu tập phát huệ nên gọi chung như thế. Vì có thứ bậc theo từng phẩm loại, như ta biết Bồ Tát Quán Thế Âm do nghe-suy xét-tu tập mà nhập tam ma địa [26] có khác thường vậy. Tứ đế mỗi pháp còn có 4 nhân thành 16 pháp, dựa theo các pháp chân ấy quán xét để tán dương. Trong đó có pháp chung pháp riêng, gồm nhân quả của thế hay xuất thế thành bốn pháp. Ðó là bốn pháp: khổ, tập, diệt, đạo mà trong mỗi pháp tách riêng có bốn loại thành có sanh diệt, vô sanh, vô tướng, vô tác dựa pháp chân nghiên cứu dẫn luận. Chỉ luận xét một pháp cũng thấu rõ lẽ thật nên gọi là chân. Nếu đem phân tích ý nghĩa sẽ không cùng tận. Ở đây chỉ giải lược, vì ở Nhẫn vị còn chia thành thượng, trung, hạ quán xét điểm khác biệt. Ðơn cử quán 16 pháp chân, xét riêng chỗ thực hành mà nói đó là quán môn; cảnh để quán là đế môn, như trên nói khá đầy đủ. Quán xuôi hoặc quán ngược bốn, ba, hai, một pháp, không do bốn thiện căn [27] để tán thán đức của hàng Phật tử. Từ Noãn vị đến Thế đệ nhứt [28]phải quán nghịch quán thuận khác nhau. Quán nghịch là quán trước ra sau quán sau ra trước; quán thuận là quán theo thứ tự trước sau tức có nghĩa quán hết một pháp lại quán pháp khác như ta biết. Hay dựa theo quả quán từ sau tới trước tức quán ngược. Như trên giải thích có 90 pháp nhẫn. Ở đây theo ý kinh riêng quán 22 phẩm, từ 22 phẩm quán các pháp hợp thành 81 phẩm. Cõi tứ thiền mỗi cõi có 9 phẩm họp lại là 90 nhẫn. May thay kinh có nêu rõ đủ số dẫn dụng hà tất phải thêm nữa, gọi chung là nhẫn. Ðể an tâm không ai khác được an tâm hơn chính mình gọi là phương pháp điều tâm, đâu có pháp nào chẳng do nhẫn ư? Ví dụ số các trời có tới vạn trên vạn; đem nhân vạn với vạn thành số ức vậy. Ngoài ra, ba đế khác vốn khác nhau, chung riêng, mở hiệp, đầy đủ giản lược khác nhau, dựa chỗ chứng đắc để biết. Cõi trời thứ năm Hỷ Lạc thiên gồm có hai cách nói: a) Năm phần tức là các phần công đức làm phát sanh từ tứ thiền mà không liên hệ gì tới số chúng trời. b) Còn gọi là Ngũ Tịnh cư thiên, chính là Ngũ Na Hàm thiên vậy. Nhưng nói Hỷ Lạc đồng nghĩa như đây vậy. Ðây dùng ba quả Thánh theo dấu chư thiên vốn thật vô định. Như kinh Lăng Nghiêm nói rằng cõi thế gian đây cũng giống đồng trống, núi sâu, đại địa thiết lập đạo tràng [29]đều là chỗ cư trú của các bậc A La Hán người phàm không thể thấy được là vậy. Sau nêu Tứ Thiền bổ túc thêm ví dụ này; nói rộng như luận Câu Xá v.v... Ðịnh cõi thiên là công đức định như giải sơ lược là tu tập hai báo (phước-đức). Nói vị đắm trước thiền định mà chỉ có căn bản định mới có vị đắm trước. Nếu như với thiền vô chấp gọi là Bạch Tịnh thiền như sáu quán hạnh, tám thánh chủng v.v... Hành giả còn bị ngũ dục [30]làm mê chấp mà nói ý nghĩa định thật khôi hài. Tùy nơi để nói như lục dục, bốn tín thành tựu là tin Tam Bảo : Phật-Pháp-Tăng và giữ giới, đó là bốn niềm tin không hư hoại hay cũng gọi là tịnh tín (niềm tin thanh tịnh). Cũng y cứ ngũ đạo (năm cõi, đường) nêu ví dụ chung trong 5 cõi hoặc chỉ nêu ra cõi nhơn, thiên là cõi thọ vật dụng; hoặc loại thông minh trong số đó chết thành A Tu La. Ðến loài quỉ, súc sanh hình thù bất nhất nên nói 3 thiện, ác và bốn thú có đủ trong lục đạo vậy. Ngoài ra, trong lục đạo có trước sau: trước gồm có trời, người và ba ác thú, và sau A Tu La hoặc hữu hình hoặc vô hình. Hay trước sau bất định như kinh này nói là loài vô duyên không có trong số nêu trên. Ví dụ số chúng sanh phương khác mà đã gọi phương khác hẳn không trông thấy. Gọi chúng ở cõi khác gặp tuy thấy nhưng khác, tuy cũng thấy có tới lui mà không để lại tông tích tới lui. Hay thấy họ không di động vẫn an tọa mà đến cõi này hoàn toàn do biến hóa. Việc đó tùy duyên thấy khác nhau; tựu trung không khác do biến hóa. Cũng như việc biến hóa trong 10 phương tịnh độ. Biến hóa theo kinh Pháp Hoa là hóa uế thành tịnh tức làm cho 3 cõi thành Tịnh Ðộ. Theo chỗ hiện thành tướng tịnh, tuy không phân biệt những việc của một đời. Hơn nữa, theo sự thị hiện cõi y báo [31]mà nói nên gọi là cõi Tịnh không vắng lặng. Vã luận về hình tướng cõi Tịch Quang chỉ phải dùng trí mới thấy được, không phải chúng sanh dưới đất và chúng biến hóa đạt đến được. Nhưng cũng nói rằng họ có thể hóa hiện trăm ức tòa cao như kinh Hoa Nghiêm nói là hiện tướng cao tòa. Và trên hoa tức dưới cây báu có trăm nghìn vạn ức hóa thân Phật. Nhưng thật ra do cảnh giới hoa tạng [32] bất động không lìa mà có thăng lên cao, có vui chơi như kinh mô tả v.v...
Tám bộ chúng mỗi loài đều ngồi trên bảo hoa nói chung giữa chủ khách không thể phân biệt được sự biến hóa. Phật và đại chúng mỗi người đều có bát nhã. Luận về Bát Nhã (trí huệ) có hai loại: tuệ giác chung và tuệ giác không chung (chỉ Phật có). Cộng bát nhã (trí tuệ chung) như kinh này; bất cộng tức tuệ giác không chung như kinh Hoa Nghiêm. Dù cộng hay bất cộng (chung hay không chung) cũng vẫn là tuệ giác (bát nhã). Ðã là tuệ giác giống như kinh Hoa Nghiêm nói vậy. Do đó nên biết rằng Phật dung thông tất cả mọi dị biệt hoàn toàn không còn bỉ thử mà do lòng người sanh kiến chấp thấy có khác nhau. Trong phần chú giải nêu lên tám bộ chúng mà tứ thiên vương [33] mỗi vua thống lãnh hai chúng tất cả là 8 bộ chúng, nhưng các kinh lại tính số thiên long là 8 chúng. Dù nói theo cách nào đi nữa kỳ thật họ đều là chúng hộ pháp (duy trì ủng hộ Phật pháp) cả.
Ngồi tòa chín bậc như phần chú giải chỉ hợp với sự thay đổi kiếp (đời sống) tạo cấp bậc hay từng bậc. Ở đây bản kinh đã hiệu chánh nên tự thể không cần phải sửa đổi nữa, huống nữa chữ ‘kiếp’ chưa hẳn chính xác, vì chỉ nói sơ lược. Nhưng đây là nơi số chúng qui tụ mỗi hạng số nhiều không thể nghĩ bàn được, huống nữa số chúng hội họp mỗi vị ngồi vào tòa ngồi như thế cao rộng đến 950 dặm, cũng chỉ mới dựa theo thế tục để nói thôi. Với niệm không thể nghĩ bàn đâu dùng số lượng thông thường sánh ví được. Chẳng hạn, nhà ông Duy Ma Cật có sức dung chứa tới 32,000 tòa sư tử (ba vạn hai nghìn chỗ ngồi). Phỏng theo ý này sợ không đủ chỗ dung nạp như quan niệm rộng hẹp, hơn kém thông thường. Nhân đây nên biết Phật hóa hiện có thể tạo thành vô số chúng. Nếu đem tâm lượng phàm phu phân biệt lại chẳng hóa ra lầm lắm sao! Tuy nhiên, điều quan trọng chưa kể là người say mê trong mộng. Các kinh nêu nghi vấn hỏi số chúng. Câu trả lời là quả báo trong ba cõi đều do nghiệp tạo tác; người nào được gặp Phật là do hữu duyên hay vô duyên có khác. Chưa hẳn chỉ căn cứ một chiều theo thiện ác mà được. Thử lấy thí dụ như có nghe pháp hay không nghe pháp v.v... đủ để nhận xét vấn đề. Ở đây lấy câu trong Ðại Kinh làm thí dụ người giữ giới hòa huởn chưa hẳn làm chướng ngại đạo mà chuyên chở chậm mới làm ngăn trở. Dựa hai ý sau đây về hữu duyên hay vô duyên mới diễn đạt được ý chánh. Tưởng cần phân biệt thừa, giới mỗi phần có ba phẩm bổ sung vào việc luận về huởn gấp của tứ cú như kinh văn đều nói thế.
Hết cuốn hai


Chú thích:
[5] Lợi căn, độn căn: lợi là sắc bén nhanh lẹ, độn là chậm lụt, trì trệ. Người lợi căn là người gặp việc phản ứng mau lẹ, nhanh chóng, tốt; độn căn là căn tánh si ám, mù mờ quyết định không sáng suốt rõ ràng.
[6] Thập trí: mười trí hiểu biết theo như Tiểu thừa là: 1- Thế tục trí: trí thông thường 2- Pháp trí: trí hiểu bốn chân lý, 3- Loại trí: ở hai cõi: thượng (trời) 4,5,6,7 Khổ trí: trí hiểu biết bốn chân lý chung, riêng ở cõi trời và cõi thấp hơn. 8- Tha tâm trí: biết tâm niệm người khác 9- Tận trí: trí biết hết niềm tin đời trước của mình nên cũng gọi là tự tín trí 10- Vô sanh trí: trí giải thoát - Niết bàn tự tại (theo Câu Xá luận q.26). Thập trí theo Ðại Thừa là 1-Trí biết khắp ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai 2- Phật trí 3- Trí biết khắp không ngăn ngại 4- Trí biết khắp vô số các cõi pháp giới 5- Trí biết trọn vẹn đầy đủ 6- Trí biết khắp cõi thế gian 7- Trí kiểm soát được các thế giới 8- Trí biết khắp tất cả chúng sanh 9- trí biết cùng các pháp 10- Trí biết hết thảy chư Phật. (theo kinh Hoa Nghiêm q.16)
[7] Chấp đoạn, chấp thường: (đoạn kiến, thường kiến): cho rằng loài hữu tình sau khi chết mất hẳn là chấp đoạn. Ngược lại cho thân tâm còn hoài bất diệt là thường kiến. Cả hai lối chấp đều sai lầm, tai hại cho tiến trình tu tập giải thoát.
[8] Vô học: bốn thánh quả hàng Thanh Văn, ba quả trước là hữu học. Quả A La Hán thứ tư Vô học. Công hạnh viên dung không còn phải học nữa.
[9] Tam thừa: ba cổ xe chuyên chở đạo giải thoát là: Thanh Văn (Tu quán pháp Tứ Ðế), Duyên Giác (tu quán pháp 12 nhân duyên) và Bồ Tát ( tu pháp Lục Ðộ)
[10] Tùy cơ: tùy trình độ căn cơ đem pháp chuyển hóa độ chúng sanh.
[11] Thật trí: thông đạt về thực tướng của các pháp, đó là thực trí của Như Lai, còn quyền trí của Phật thông đạt về các loại sai biệt. Thực trí là thể, còn Quyền trí là Dụng. Bản thể của Như Lai thành Phật là do thực trí, còn diệu dụng giáo hóa ở đời là do quyền trí
[12] Phương tiện trí: hay còn gọi là quyền trí (xem chú thích 11) thông đạt về pháp phương tiện, hành phương tiện.
[13] Nhị thừa: giáo pháp được ví như cổ xe chở người đến được quả địa gọi là Thừa. Ðó là: 1/ Thanh Văn thừa: nghe thanh giáo của đức Phật, quán tứ đế mà đoạn trừ được phiền não 2/ Duyên Giác thừa: quán pháp 12 nhân duyên mà sinh Không trí, nhờ đó đoạn trừ phiền não.
[14] Ngũ nhãn: năm loại mắt pháp tính từ phàm phu đến chư Phật là: 1) Nhục nhãn: mắt của thân xác phàm. 2) Thiên nhãn: mắt của chư thiên cõi sắc hay mắt của những người tu thiền đạt được. 3) Huệ nhãn: mắt của hàng Thanh văn và Duyên giác đã đắc đạo, nhờ trí tuệ quán chiếu chân không vô tướng của vạn hữu vũ trụ. 4) Pháp nhãn: mắt trí tuệ của hàng Bồ Tát; vì phát nguyện cứu độ chúng sanh nên quán tất cả đều là pháp. 5) Phật nhãn: mắt của Phật nhìn khắp cả 3000 đại thiên thế giới. Chư Phật đạt được đầy đủ ngũ nhãn.
[15] Tam minh: 3 trí biết pháp rõ ràng phân minh hay trí nhận biết rõ mọi sự mọi vật. Ðó là: 1) Túc mạng minh: biết rõ tự thân, tha thân trong đời trước của mình. 2) Thiên nhãn minh: biết tướng sanh tử đời vị lai của tự thân và tha thân. 3) Lậu tận minh: biết khổ tướng hiện tại, đoạn mọi phiền não (đoạn dứt phiền não (lậu). Như thế Tam Minh chính là Túc Mạng thông, Thiên Nhãn thông và Lậu Tận thông trong lục thông.
[16] Thập lực: chỉ mười lực về trí đức của Như Lai, đó là:
1- Trí lực biết sự vật nào là có đạo lý hay phi đạo lý
2- biết rõ nhân quả nghiệp báo ba đời của tất cả chúng sanh
3- biết các Thiền định, tám giải thoát, ba tam muội
4- biết rõ tâm tánh của tất cả chúng sanh
5- biết mọi loại trí giải của tất cả chúng sanh
6- biết khắp và đúng thực các cảnh giới khác nhau của chúng sanh
7- biết hết các đạo mà người tu hành đạt tới.
8- thấy biết sanh tử nghiệp thiện ác của chúng sanh không bị ngăn ngại
9- biết đời trước của chúng sanh, rõ về Niết Bàn.
10- biết rõ như thực đối với mọi tàn dư tập khí, đoạn dứt hẳn chẳng sinh (Luận Trí Ðộ q.25 và Luận Câu Xá q.29)
[17] Bốn vô lượng tâm: bốn tâm từ rộng lượng bao dung là:
1- Từ vô lượng: ban sự an vui đến với mọi người, mọi loài
2- Bi vô lượng: đem đến người và vật sự lợi lạc dứt khổ
3- Hỷ vô lượng: lòng hoan hỷ thân cận trong mọi hoàn cảnh, trường hợp.
4- Xã vô lượng: tâm xã rộng dung mọi dị biệt với hết thảy chúng sanh
[18] Pháp giới: pháp giới có nhiều nghĩa, có sự có lý. Pháp là vạn pháp, giới là cõi; cõi pháp giới rộng lớn bao hàm là về sự. Hoa Nghiêm chủ trương lý tánh chơn như là pháp giới, cũng gọi là chơn như pháp tánh, thực tướng, thực tế.
[19] Năng - sở: năng là người tác động; sở là kẻ bị động; năng là chủ động, sở là đối tác bị động. Câu năng lễ, sỡ lễ: chỉ người đang lạy là ta, đức Phật được lễ lạy là sở (lễ)
[20] Ðốn giáo: giáo pháp nhanh chóng chứng đắc Phật quả, thành tựu Bồ Ðề giải thoát gọi là đốn giáo. Ðối với hạng người căn cơ nhanh nhẹn ngay từ đầu Phật nói thẳng pháp Ðại Thừa là ngộ được ngay.
[21] A La Hán dịch có 3 nghĩa: ứng cúng (thọ của trời, người cúng dường, sát tặc (diệt giặc phiền não), vô sanh (không thọ sanh lại nữa)
[22] Tích môn: chỉ việc đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo thuyết pháp cho tới hội Pháp Hoa, những điều thuyết trong các kinh suốt 49 năm mà Tam thừa pháp là phương tiện; Nhất thừa pháp là chân thật. Ðó là sự khai quyền hiển thực về giáo lý. Bộ kinh Pháp Hoa gồm có 28 phẩm, 14 phẩm đầu là phần Tự, Chính, Lưu Thông của Tích Môn; 14 phẩm sau thuộc Bổn Môn.
[23] Chỉ quán: chấm dứt (chỉ), quán xét làm dứt hết vọng niệm trong pháp Thiền quán Samatha, Vipassana, đình chỉ ở đế lý bất động.
[24] Chủng trí: tức nhứt thiết chủng trí của Phật. Trí Phật biết hết thảy mọi pháp nên thường cuối lời phục nguyện có câu: "nhứt thiết chúng sanh đồng thành chủng trí" (Hết thảy chúng sanh đồng đạt thành Phật trí)
[25] Pháp thân: chân thân của Phật, là một trong 3 thân. Thân này duy chỉ chân như trong pháp giới thanh tịnh. Chân như này có đầy đủ công đức chân thường, là chỗ sở y của hết thảy các pháp công đức hữu vi và vô vi.
[26] Tam ma địa: cũng gọi là Tam muội, có nhiều tên gọi, theo luận Thập Ðịa gọi đó là tam trị, căn cứ vào chướng đã đoạn mà gọi tên. Tam muội này có hai loại: hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu định gọi là tam tam muội, vô lậu định là tam giải thoát môn.
[27] Bốn thiện căn: theo ba tông: Câu Xá, Thành Thật, Pháp Tướng quan niệm có khác nhau. Ðó là sự tu hành kiến đạo cũng gọi là tứ gia hạnh vị: Noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất. Theo luận Câu Xá: 1/ noãn pháp: sinh từ hậu niệm của tổng tướng niệm trụ có 3 phẩm: thượng, trung, hạ đều quán đủ bốn thánh đế khổ, tập v.v... Noãn là tiền tướng của Thánh hỏa. Thánh hỏa ví với vô lậu trí kiến đạo. Tiền tướng của kiến hỏa sắp sinh là vị hơi có triệu chứng ám áp (Noãn). 2/ Ðảnh pháp: thiện pháp được sinh ra từ hậu niệm của Thượng phẩm Noãn pháp, cũng có 3 phẩm: hạ, trung, thượng đều quán đủ tứ đế, tu 16 hành tướng. Ðảnh ví với đỉnh núi. Ðỉnh núi ở ranh giới giữa hai ngã tiến và thoái. Hoặc tiến lên nhẫn vị, không còn bị thoái đọa nữa; hoặc thoái xuống ở Noãn vị, hoặc có gây nghiệp vô gián đọa vào địa ngục. ( Ở lưng chừng giữa tiến và thoái như vậy nên ví với đỉnh núi. Ðỉnh cũng là đỉnh đầu của người). 3/ Nhẫn: thiện căn sinh ở hậu niệm của đảnh pháp gọi là Nhẫn pháp cũng có 3 phẩm: Hạ nhẫn quán đủ bốn đế, tu 16 hành tướng như trên. Ở vị này không đọa vào 3 đường ác nữa. Trung nhẫn do đó mà diệt dần đế sở (bị) duyên, diệt hành tướng năng duyên, tới cực độ thì lưu thuộc ở một hành tướng khổ của khổ đế dục giới: đó gọi là giảm duyên, giảm hành. Thượng nhẫn quán một hành tướng khổ của khổ đế trước đây còn sót lại. Nên vị của thượng nhẫn chỉ là trong khoảng thời gian một sát na. Ðến vị này ắt không còn thoái đọa nhẫn pháp, hơn nữa không đọa đường ác. 4/ thế đệ nhất: là thiện căn sinh ở hậu niệm của Nhẫn pháp. Ðó là một sát na nên không có 3 phẩm thượng, trung, hạ giống như thượng nhẫn quán hành tướng khổ của khổ đế. Gọi thế là vì pháp hữu lậu thế gian. Trong pháp hữu lậu, không có pháp nào vượt qua được quán trí này. Xem đó là pháp tối thắng, nên gọi là thế đệ nhất, cũng ở trong một sát na. Vị này không gián đoạn ắt sinh vô lậu trí nhập vào kiến đạo, chân chính chứng ngộ thắng đế là thánh giả mà lìa sự sinh của kẻ phàm phu.
[28] Thế đệ nhất: gia hạnh thứ tư trong bốn loại gia hạnh. Ðó là mức cao nhất của hữu lậu trí, là nhất trong thế tục pháp, nên gọi là thế đệ nhất.
[29] Ðạo tràng: nơi trang nghiêm giảng kinh, thuyết pháp, nơi tu tập hành lễ cho nhiều người tham dự để tăng trưởng đạo tâm, thực hành thiện pháp.
[30] Ngũ dục: năm món ham muốn làm cho con người phải lao đao lận đận trong đời sống là: 1/ của cải (tài sản, tiền tài) 2/ sắc 3/ danh 4/ ăn uống 5/ ngủ nghỉ
[31] Y báo: hoàn cảnh sinh sống của ta như gia đình, nhà cửa, công ăn việc làm, chế độ chính trị... Nói chung, tất cả mọi phương tiện trang bị cho đời sống.
[32] Hoa tạng: là thế giới hay cõi Tịnh Ðộ của chư Phật trong báo thân các Ngài
[33] Tứ thiên vương: là ngoại tướng của trời Ðế Thích. Lưng chừng núi Tu Di, có một ngọn núi là La Kiền Ðà La. Núi này có 4 đầu, bốn vị Thiên vương mỗi vị ở mỗi đầu bảo hộ cho một cõi thiên hạ, vì thế mà gọi là Hộ quốc tứ thiên vương. Ðó là cõi trời thứ nhất của lục dục thiên, là cảnh đầu tiên của Thiên Xứ. Tứ Thiên Vương là: 1- Phương đông: Trì Quốc Thiên 2- Nam: Tăng Trưởng Thiên 3- Tây: Quảng Mục Thiên 4- Bắc: Ða Văn Thiên.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.19.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập