Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Chướng Sở Tri Luận [彰所知論] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Chướng Sở Tri Luận [彰所知論] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.53 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.64 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Về Sự Hiểu Biết Rõ Ràng

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đầu tiên Tổ của Đế Vương là Tam Mạt Đa, lúc ấy chia đất đai rồi khởi sự xâm lấn, trộm lấy. Đây là việc trộm cướp lúc ban đầu. Bị vua thôi thúc hỏi chẳng được; nên đầu tiên có nói dối. Dùng vương pháp tru diệt; nên có sự sát hại và pháp bất thiện phát sinh. Lúc ấy chúnhg sanh tạo pháp bất thiện. Sau khi mệnh chung liền sanh vào bàng sanh. Kế tiếp là ngạ quỷ, rồi dần sanh xuống địa ngục. Kế đó sanh vào ngục Vô Gián có loài hữu tình. Như thế kiếp thành đã hết. Vì loài hữu tình đã làm điều bất thiện. Thọ mạng càng ngày càng giảm dần sự thọ dụng càng ngày càng ít. Người ở cõi Diêm Phù Đề thọ mạng 8 vạn tuổi và ở nơi Vô Gián địa ngục đồng thời sanh vào loài hữu tình. Như thế cả 2 càng lúc đã tạo thành thế giới hữu tình. 19 trung kiếp khi thế giới thành tựu, tức là 1 Trung Kiếp. Như thế thành kiếp thứ 20 của Trung Kiếp.
Lúc người ở Diêm Phù Đề 8 vạn tuổi thì bắt đầu có kiếp trụ. Kiếp trụ lại cũng trải qua 20 Trung Kiếp cho đến 10 tuổi thì nạn đao binh khởi lên; tuy chỉ có 7 ngày đêm. Tật bệnh tai ách khởi lên 7 tháng. Rồi 7 ngày tai nạn đói khát khởi lên. Trong 7 năm 7 tháng 7 ng2y đa phần chết hết. Chỉ trừ những kẻ thấy thế khởi tâm hy vọng thương mến nhau và xa rời sự giết hại, rồi từ từ việc thiện phát sanh. Tuổi thọ và sự thọ dụng lại tăng dần lên đến 8 vạn tuổi. Tăng mãi cho đến khi Vua Chuyển Luân ra đời. Nương vào pháp luật để giáo hóa nhân dân, rồi sau đó giảm dần cho đến thời Bà Già Phạn xuất thế, cứu khổ chúng sanh và trong thời gian tăng giảm ấy các bậc Độc Giác ra đời, làm cho các loài hữu tình tạo tác làm phước, trụ kiếp ở đời trải qua 20 Trung Kiếp.
Bắt đầu kiếp hoại thì đầu tiên hữu tình thế giới hoại. Trong Vô Gián ngục không có loài có tình sanh vào, đầu tiên khi nghiệp hết lại sanh ở nơi khác. Nếu có loại chưa hết thì sanh bên trên địa ngục, hoặc sanh vào thế giới địa ngục khác. Còn ngục Vô Gián thì trống không. Như thế các địa ngục bên trên cũng từtừ giảm dần cho đến trống không. Những chúng sanh sanh nơi cảnh ngạ quỷ và bàng sanh cũng trống không.
Trong cõi người thì trừ người Cưu Lâu. Ngoài ra cùng với cõi Trời không có Thầy giáo hóa, rộng tu thiền định sanh vào cõi trời Sơ Thiền.
Người ở Bắc Cưu Lâu sanh ở cõi trời Dục Giới. Rộng tu tĩnh lại sanh vào trời Sơ thiền. Chẳng có Thầy dạy bảo, rộng tu Nhị thiền sanh vào cõi trời Nhị thiền. Từ Vô Gián địa ngục đến cõi Phạm Thế đều trốnhg không, như thế lại trải qua 19 Trung Kiếp.
Sau đó 4 châu có 7 mặt trời xuất hiện. Đầu tiên chẳng có mưa, cây cỏ rừng rậm đều khô cằn. Khi 2 mặt trời xuất hiện thì nước hồ khô không còn một giọt. Khi 3 mặt trời xuất hiện thì sông Hằng Hà tất cả đều khô cạn. Khi 4 mặt trời xuất hiện thì hồ Vô Nhiệt khô. Khi 5 mặt trời xuất hiện thì nước biển cạn xuống. Khi 6 mặt trời xuất hiện thì Đại Hải lại khô. Khi mặt trời
thứ 7 xuất hiện thì vòng ngoài của thế giới lửa tụ lại, rồi từ ngục Vô Gián cho đến Phạm Thế lửa thiêu đốt trải qua một Trung Kiếp. Kiếp hoại tổng cộng trải qua 20 Trung Kiếp và kiếp không lại cũng như thế. Như thế thành, trụ, hoại, không liền theo 80 kiếp và tổng cộng 80 kiếp ấy là một Đại Kiếp đã vì Phạm Chúng và số nhiều vô lượng.
Khi khí thế giới băng hoại có 3 loại. Đó là lửa, gió và nước. Việc hoại cũng như trước đã nói. Như thế sau 7 lần thế giới lại hình thành. Lại bị nước làm hoại đến cõi trời Nhị thiền. Từ Cực Quang Thiên, liền sanh lên Đại Vân, rồi giáng xuống mưa lớn, khí thế giới nầy như nước hóa muối, bao bọc khắp nơi rồi nước kia tự khô. Một trận thủy tai rồi lần lượt 7 trận hỏa tai. Trải qua 7 lần hỏa tai lại có một lần thủy tai. Như thế thủy tai cho đến 7 lần, lại có 7 lần hỏa tai và sau đó thế giới hình thành rồi bị tai họa gió làm hư hoại, cho đến cõi Tam thiền. Gió nầy mạnh thổi tan tành núi Diệu Cao, hà huống là cái khác. Chỉ có đệ Tứ thiền là chẳng có tai họa. Như thế các loài hữu tình sanh về nơi ấy và khi mệnh chung, như thế trở về nơi khí thế giới của loài hữu tình, rồi bị hoại v.v… tất cả như trước đã nói.
Lại nữa nhơn quả là pháp tương tục duyên sanh và nhơn duyên tương tức mà sanh. Cho nên nói duyên sanh. Duyên sanh có 2. Một là ngoại duyên sanh và 2 là nội duyên sanh. Ngoại duyên sanh nghĩa là thế giới thành tựu như hạt giống sanh mầm, như trước đã nói. Nội duyên sanh nghĩa là như có vô minh liền có hành và gọi là thuận theo duyên sanh. Như vô minh diệt tức là hành diệt. Gọi là nghịch duyên sanh.
Thuận duyên sanh có 7. Lần lượt là Ước Vị, Ước Viễn Tục, Ước Liên Chuyển, Ước Sát Na, Ước Tam Tế. Ước Nhị Trọng Nhơn Quả, Ước Tam Hoặc v.v…
Ước Vị có nghĩa là ở nơi đời trước các phiền não phiền vị của ngũ uẩn gọi tên là Vô Minh. Do vô minh vượt trội cho nên nói như thế. Từ đây về sau đều dùng chữ vượt trội. Hành và các pháp, mỗi thứ đều đủ ngũ uẩn. Hành nghĩa là đời trước đã tạo thiện và bất thiện nghiệp ở nơi ngũ uẩn. Thức nghĩa là ở nơi bào thai là vừa kết thành trong khoảng sát na khi có ngũ uẩn.
Danh sắc nghĩa là sau khi thức đã hình thành. Lục xứ sanh trước nơi ngũ uẩn. Danh nghĩa là thọ, tương, hành, thức bốn uẩn.
Danh sắc nghĩa là chỗ phân vị của thai nhi. Yết La Uẩn (đây gọi là hòa hợp và lại nói là nghi cốt). Tần Bộ Đàn (đây gọi là Bao kết). Bế Hộ (đây nói là Nhục đoàn). Kền Nam (đây nói là Kiền thật). Bát La Xa Khư (đây nói là Chi thể Cận Lực cùng sanh) đây là 5 danh sắc.
Sáu xứ là ở nơi bào thai của mẹ từ mắt sanh ra cho đến 3 ho2a hợp. Vị liễu biệt cảnh vị nơi ngũ uẩn.
Xúc nghĩa là Căn, cách thức 3 loại hòa hợp. Vị năng liễu biệt nguyên nhân của khổ, vui ở nơi ngũ uẩn.
Thọ nghĩa là đã rõ nguyên nhân của ba thọ và tướng sai biệt. Lúc đứa bé cho đến khi chưa khởi lên sự mang thai nơi ngũ uẩn.
Ái tức là khi lớn lên muốn làm việc dâm dục, chỗ chưa thị tìm cầu đến nơi ngũ uẩn.
Thủ nghĩa là vì được các loại thượng diệu đầy đủ và biến ra khắp nơi tìm cầu ở ngũ uẩn.
Hữu nghĩa là nguyên nhân chạy tìm cầu rồi tích chứa và có thể tương lai là quả nghiệp khi ngũ uẩn sanh. Do nghiệp lực nầy mà từ đây bỏ mạng, liền kết lại có nơi ở ngũ uẩn.
Lão tử là từ tương lai sanh danh sắc cho đến thọ nơi ngũ uẩn. Nhứt Thiết Hữu Bộ nói: Ước Vị duyên sanh liền Viễn Tục, liên tục lại cũng như vậy. Trải qua bộ Tông, Vô Ước Vị nói: Ước Viễn Tục là Vô Minh và làm rõ cái tướng sai. Đây là chỗ nguyên nhân của tâm sở pháp bắt đầu. Chỗ phát khởi nghiệp; phước và phi phước cùng với bất động nghiệp.
Thức là do nghiệp dẫn, làm cho thức sanh. Danh sắc là ngũ uẩn của thai. Lục Xứ là mắt và căn sanh. Xúc là Căn, cảnh, thức ba loại hòa hợp. Rõ ràng là tâm sở pháp. Thọ nghĩa là do
chỗ sanh khổ, vui, xả v.v… Ái là tham trước cảnh vui. Thủ nghĩa là tìm cầu cảnh kia. Hữu là do kia phát khởi rồi thành ra nghiệp. Sanh nghĩa là do nghiệp tương tục kết thành. Sanh, lão, tử là làm cho sự sanh kia chuyển thành sanh rốt ráo rồi chết. Lại liên tục như thế.
Ước Sát Na nghĩa là do một sát na trong 12 ấy có Chi Duyên sanh đầy đủ, do tham làm việc sát, si cho nên vô minh, hết mạng liền hành. Ở nơi cảnh liễu biệt gọi là Thức. Ngũ uẩn đều đầy đủ gọi là Sắc. Trụ gọi là sắc căn; nói là Lục xứ. Căn, cảnh, thức 3 loại hòa hợp, có xúc. Nhơn do xúc nên có thọ. Tham sanh ra ái, cùng với điều nầy tương ưng với sự trói buộc nên gọi là Thu. Chỗ khởi thân, ngữ 2 nghiệp gọi là Hữu. Như thế các pháp tập khởi gọilà Sanh. Thuần thục biến đổi gọi là Lão; hoặc hoại diệt gọi là Tử.
Ước Tam Tế Nghĩa là Vô Minh cùng hành, xúc, quá khứ nhiếp, gọilà Nhơn Chi. Thức và 5 chi do xúc hiện tại nhiếp, gọi là Quả chi. Ái, thủ, hữu 3 loại thuộc hiện tại nhiếp, gọi là V ịlai Nhơn chi. Sanh, lão, tử 2 chi, xúc vị lai nhiếp, gọi là Quả chi. Quá khứ 2 chi, hiện tại 8 chi, vị lai 2 chi. Tổng cộng thành 12 chi.
Ước Lưỡng Trọng Nhơn Quả có 2. Một là tiền tế, hai là hậu tế. Tiền tế nghĩa là vô minh là cảm; hành tức là nghiệp; 2 nhơn chi kia, do chỗ sơ sanh ra thức và 5 chi, tức là Quả chi. Một khác là trọng nhơn quả. Hiện tại ái thủ 2 chi là cảm, hữu tức là nghiệp. Ba là thuộc về nhơn của tương lai, dochỗ kia sanh, sẽ sanh, lão tử tức là Quả chi. Một trọng nhơn quả. Như thế 12 hữu chi. Lưỡng Trọng Nhơnn Quả.
Ước Tam Hoặc nghĩa là Vô Minh, ái, thủ gồm 3 tức là Hoặc. Hành có 2 tức là Nghiệp. Nghĩa là nghiệp đế. Thức và 7 chi tức là khổ. Nghĩa là khổ đế. Đó là thuận theo duyên sanh. Nghịch duyên sanh là Vô Minh diệt tức hành diệt, vô minh diệt tức rõ biết vô ngã. Tức là đạo đề. Nếu vô minh diệt, sanh nguyên nhơn của hành diệt rồi dẫn nghiệp diệt, cho nên thức và 5 chi diệt. Do sự diệt nầy mà sau đó khởi phát nghiệp ái, thủ cũng diệt. Do diệt nầy nên sanh lão tử tất cả đều diệt. Tức là diệt đế. Nói là Tứ Đế. Khi tình duyên sanh và Tứ Đế đều là 5 pháp nhiếp. Một glà Sắc Pháp, hai là Tâm Pháp, ba là Tâm Sử Pháp, bốn là Bất Tương Ưng Pháp, năm là Vơ Vi Pháp.
Một là Sắc Pháp nghĩa là sắc uẩn, ngũ căn ngũ cảnh (trần) vô biểu sắc và 11 pháp. Nói ngũ căn nghĩa là chân căn thật vi tế như hương của hoa có ở tại con ngươi của mắt và nhĩ căn cực vi như cuốn vỏ của hoa ở bên trong lỗ tai. Tỉ căn cực vì như 2 đầu móng tay ở phía bên trong của mũi. Thiệt căn cực vi hình như nửa mặt trăng ở trên đầu lưỡi. Thân căn cực vi lại như thân cao từ đỉnh xuống đến chân của thân. Căn là trần cho nên chẳng thể duyên vào cảnh.
Nói ngũ cảnh là ví dụ như sắc nghĩa là con mắt duyên vào cảnh. Điều nầy có 2 loại. Một là hiển sắc; hai là hình sắc. Hiển sắc có 4 loại. Đó là xanh, vàng, đỏ, trắng. Hình sắc có 16 loại: Dài, ngắn, méo, tròn, cao, thấp, ngay, không ngay, ánh sáng, tối, mây, khói, trần, sương v.v…
20 loại nghe, nghĩa là tai duyên vào cảnh. Điều nầy có 2 loại. Một là chấp vào nhơn như lời nói và 2 là chấp vào nhơn như tiếng trống. Lại có ký, vô ký; mỗi thứ chia làm bốn. Điều nầy lại khả ý và bất khả ý, sai biệt than2h 6.
Hương có nghĩa là mũi duyên vào cảnh. Ở đây có 4 loại. Một là hương thơm; hai là hương chẳng thơm, ngang nhau và chẳng ngang nhau. Sai biệt thành 4.
Vị có nghĩa lưỡiduyên vào cảnh. Ở đây có 6 loại: Ngọt, chua, đắng. Chát, mặn, nhạt.
Xúc nghĩa là thân duyên vào cảnh. Nhơn xúc có 4 loại quả của xúc: Trơn rít, nặng nhẹ, lạnh nóng, đói khát v.v…
Nói là vô biểu sắc nghĩa là luật nghi, chẳng luật nghi đềugiống, khác vớisắc. Đây là 2 sắc uẩn.
Hai tâm pháp có 6. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức. Sáu thức là thức uẩn.
Ba tâm sơ hữu pháp có 46 gồm một đại địa pháp có 16 loại. Thọ nghĩa là nhận lãnh. Tướng là làm cho tâm chấp vào cảnh. Tư nghĩa là làmcho tâm giao động. Tác ý nghĩa là làm cho tâm duyên vào cảnh. Thắng giải nghĩa là làm cho tâm đối với cảnh có thể được. Nghĩa là làm cho tâm đối với cảnh sở duyên có ý nghĩa không khiếp nhược. Dục nghĩa là mong muốn hy vọng. Xúc nghĩa là hòa hợp liễu cãnh. Huệ nghĩa là dản trạch (làm cho rõ ra). Niệm nghĩa là làm cho tâm đối với cảnh nhớ nghĩ rõ ràng không quên. Định nghĩa là làm cho tâm chuyên chú vào một cảnh. Như thế 10 loại biến khắp tất cả tâm. Gọi tên là đại địa pháp.
Hai là Đại Thiện Địa Pháp lạicó 10. Đó là Tín – làm cho tâm đối với cảnh thanh tịnh. Bất phóng dật nghĩa là hằng huân tập những pháp lành và giữ hộ tâm tánh. Khinh an nghĩa là tâm có tánh kham chịu. Xả nghĩa là làm cho tâm bình đẳng. Tàm nghĩa là đối với các công đức và kẻ có đức (thì hổ thẹn) cung kính mà ở. Quý có nghĩa là thấy tội sợ. Vô tham nghĩa là chẳng tham trước việc hữu lậu. Vô sân nghĩa là đối với các loài hữu tình chẳng vui làm tổn hại. Bất hại nghĩa là lân mẫn với loài hữu tình làm cho chẳng tổn não. Cần nghĩa là đối với việc lành làmcho tâm dũng mãnh. Như thế 10 loại biến khắp các tâm lành. Gọi tên là Đại Thiện Địa Pháp.
Ba là Đại Phiền Nãi Địa Pháp. Ở đây có 6 loại. Gồm: Si nghĩa là vô minh, vô tri, vô hiển. Dật nghĩa là phóng dật, chẳng tu các việc thiện. Đãi nghĩa là tân giải đãi chẳng dõng mãnh. Bất tín nghĩa là tâm không thanh thoát. Hôn trầm nghĩa là thân tâm tương tục chẳng có tánh chịu khó. Nghĩa là bị nặng nề. Trạo cử nghĩa là tâm không yên tịnh. Như thế 6 loại tâm phiền não biến khắp. Gọi là Đại Phiền Não Địa Pháp.
Bốn là Đại Bất Thiện Địa Pháp. Ở đây có 2 loại. Một là Vô Tàm. Nghĩa là đối với công đức và kẻ có đức, làm cho tâm chẳng cung kính. Hai là Vô Quý. Nghĩa là trong các tội chẳng hề sợ hãi. Như thế 2 loại bất thiện tâm biến khắp. Gọi là Đại Bất Thiện Địa Pháp.
Năm là Tiểu Phiền Não Địa Pháp. Ở đây có 10 loại, gồm: Phẫn nghĩa là làmcho tâm tức giận. Hận nghĩa là đối với sự tức giận hay duyên vào; số số tâm tư kết oán chẳng xả. Xiểm nghĩa là tâm khúc mắc. Cuồng nghĩa là cảmhóa. Tật nghĩa là không nhẫn cái đức khác. Não nghĩa là cố chấp các tội. Do đây mà chẳng thọ như nghĩa để hối quá. Phúc nghĩa là ấn tàng tội của chính mình. Khan nghĩa là đối với pháp tài nầy làm cho tâm keo kiệt. Kiêu nghĩa là nhiễm trước tự thân chỗ có sắc lực, chủng tộc v.v… làm cho tâm buông lung. Hại nghĩa là đối với người khác có thể tạo ra sự bức bách. Như thế 10 loại tuy tu sở đoạn, biến ý thức địa. Gọi tên là Tiểu Phiền Não Địa Pháp.
Sáu Bất Định Pháp có 8 loại. Tâm nghĩa là làm cho tâm đối với cảnh trần chuyển làm tướng. Ti nghĩa là làm cho tâm đối với cảnh nhỏ chuyển làm tướng. Ác tác nghĩa là chỗ làm nghiệp ác, nghĩa là tìm cách giữ lại. Thùy miên nghĩa là chẳng hay gìn giữ thân tâm được tương tục, làm cho tâm lười biếng. Sân nghĩa là làm cho tâm đối với loài hữu tình làm tổn hại niềm vui. Tham nghĩa là ái trước hữu lậu. Mạn nghĩa là làm cho tâm ỷ vào đó. Nghi nghĩa là làm cho tâm dự tưởng. Như thế 8 loại đối với trước các địa đều không có cố định. Nên gọi là Bất Định.
Trong luận đối với pháp tập và luận ngũ uẩn nói có 11 thiện. Bên trong hiểu rõ Tứ Đế gọi là Vô Si. Tùy Phiền Não chấp vào bất tịnh làm tịnh. nhiễm ô tác ý thắng giải gọi là phi lý tác ý. Trong tà Thắng Giải căn bản phiền não, đối với các đế lý thì điên đảo quá độ. Nhiễm ô huệ phần gọi là bất chánh tri. Trong Tùy Phiền Não đối với các chỗ sở duyên chẳng thể ghi nhận rõ ràng sự nhiễm ô phân biệt. Gọi là thất niệm. Đối với các chỗ sở duyên làm cho tâm lưu đãng (mênh mông). Nhiễm ô định phần gọi là tán loạn. Đối với luận pháp tạng chẳng nói như thế, như bên trên tâm sở trừ thọ tương cả 2 đều bị hành uẩn nhiếp.
Tâm sở pháp cảnh, bất tương ưng hành có 14 loại. Nghĩa là có tình tương tục, tương ưng với luật nghi. Hữu biệt vật gọi là được, cùng với luật nghi kia chẳng tương ưng. Hữu biệt vật gọi là chẳng được cùng các hữu tình cùng làm sự nghiệp. gọi là chúng đồng phần. Nếu sanh vào cõi trời vô tưởng hữu tình thì có pháp có thể làm cho tâm, tâm sở diệt. Đây thật có vật gì là vô tưởng quá. Lại có biệt pháp có thể làm cho tâm, tâm sở diệt gọi tên là Vô Tưởng định. Vô Tưởng nghĩa là tên của định. Hoặc định vô tưởng gọi là Vô Tưởng Định. Như nói dưới đây. Bậc Thánh tương tục tưởng, thọ và diệt là thật có vật gọi là Diệt tận định. Hữu tình đầu tiên sanh, trụ, giữa khoảng chưa chết gọi là mạng căn. Đầu tiên là không làm cho có sanh, rồi làm cho lần lần trụ nên gọi là trụ. Rồi chuyển biến nên gọi là Lão. Biến hoại nên gọi là Vô Thường. Tức là có 4 tướng. Có thể làm cho tự thể gọi là Thân. Đủ nghĩa cứu cánh gọi là Câu Thân. Đây là 2 sở y, gọi là Văn Thân và 14 pháp lại nghĩa là nhiếp nội, phá hòa hợp chúng gọi là Bất hòa hợp. Chỗ tạo nghiệp quả đến với tự thành thục. Giống như phụ tr1ch xong, chẳng tổn hại. Vật cùng với kia lại trói buộc với Bất tương ưng hành.
Nhứt Thiết Hữu Bộ gọi Sắc Tâm Sở có 3 biệt vậtg. Kinh Bộ Sư nói: Đây là 3 pháp giả thuyết phân lập, từ, thọ, tưởng kia 40 có 6. Tâm sở Hữu pháp và Bất tương ưng gọi tên là Hành Uẩn. Vô Vi Pháp cho đến phía dưới nên biết. Như thế sắc pháp tức là 10 giới, trừ vô biểu sắc. Đây là mắt và 10. Tâm pháp 7 giới. Nghĩa là 6 thức và ý căn giới. Nếu nói xứ, thì 7 pháp kia có một nơi nhiếp ý, Tâm sở Hữu pháp, Bất tương ưng pháp; Vô vi pháp. Vô biểu sắc v.v… Tổng gọi là Pháp Giới. Lại có tên là Pháp Xứ. Như thế đã nói – nên biết 5 Pháp 5 Uẩn cùng 12 Xứ và 18 Giới.
Phẩm Đạo Pháp
Thứ ba

Lại nữa Đạo nghĩa là biết „thiểu dục tri túc“ đầy đủ chúng tánh, thân tâm xa rời nhiều loại phức tạp, ở gần với giới, hay siêng nghe.
Phẩm Quả Pháp
Thứ 4
Kế tiếp là quán Đạo Đế. Bốn pháp tánh ấy nghĩa thông suốt là đạo, khế hợp với chân lý là như, tu vô niệm trí là hành. Hiện chứng tam trí.
Mười lăm loại nầy gọi là Sơ Quả Hướng.
Thứ 16 là Đạo Đế kia vĩnh viễn ra khỏi và hiện chứng một trí. Đây là thứ 16, rồi trụ ở sơ quả. Chứng Tứ Đế rồi, 16 hạnh hay tu tập thuần thục.
Ở dục giới tu đoạn muốn đoạn 9 bực phiền não, trước phải đoạn 5 bực, tức là một lai hướng. Đoạn bực thứ 6 tức là nhứt lai quả. Nhứt lai kia lại trở lại dục giới thọ một lầ sanh phía dưới bậc 3. Ở dục giới một lần sanh xong rồi, hiện chứng hành tướng tu tập thuần thục, đoạn bực 7, 8 gọi là bất đoạn hướng. Đoạn bực thứ 9 gọi là bất hoàn quả. Bất hoàn quả kia đonạ tận dục giới tất cả phiền não, tất cả chẳng sanh trở lại dục giới. Hiện chứng cảnh giới bên trên, địa hành tướng. Tui tập thuần thục, tứ tĩnh lự, tứ vô sắc. Mỗi cái đoạn 9 phiền não. Sơ tĩnh lự một phẩm làm bắt đầu. Cho đến đoạn trừ hữu đảnh phẩm thứ 8 là hết. Gọi là A La Hán hướng. Đoạn phẩm thứ 9 gọi là A La Hán quả. A La Hán kia phiền não đoạn trừ chẳng còn nơi ba cõi. Gọi là A La Hán.
Kinh rằng: Càng Huệ Địa là địa thứ 8, con đường tư lươngcủa Tnah Văn, tức là Càng Huệ Địa. Dục ái khô khan, căn cảnh chẳng còn. Đây là chỗ tu thiện gọi là Càng Huệ Địa.
Chủng Tánh Địa tức là gai hạnh đạo, tất chẳng thành Phật, dự định thành Thanh Văn, Độc Giác chủng tánh, nên gọilà Chủng Tánh Địa.
Bát Nhơn Địa là hướng Sơ quả cho đến A La Hán quả, gọi là Bát Nhơn Địa.
Câu Kiến Địa là trụ ở Sơ quả. Tứ Đế hành tướng, hiệnchứng kiến vậy; gọi là Câu Kiến Địa.
Bạt Địa đó là nhứt lai quả. Dục giới phiền não đa phần đoạn lìa; nên gọi là Bạc Địa.
Ly Dục Địa là quả chẳng trở lại, lìa dục giới như tham dục v.v…; có tên là Ly Dục Địa.
Dĩ Bản Địa tức là A Lan Hán. Đã biết khổ, đã đoạn tập, đã chứng diệt, đã tu đạo nên gọi là Dĩ Bạn Địa.
Thanh Văn Địa tức là bất lai bất hoàn A La Hán. Ba cách gọi Thanh Văn Địa.
Bích Chi Phật Địa là như trên đã nói về 37 phẩm Bồ Đề phần. Duy tự một người muốn chứng Bồ Đề, như thế phát tâm tu 100 đại kiếp và thân sau cùng sanh vào trong đời không có Phật. Chẳng cần Thầy dạy và chứngthành Độc Giác. Đây có 2 loại: Một là Lân Giác (sừng lân, nhị bộ hạnh, Lân giác dụ duy nhất ở đầy đủ nơihạnh Thánh Đức. Ở cùng với bộ hành và các loại khác.
Cứu Cánh Chánh Giác như trên đã nói là 37 phần Đồ Đề làm cho hữu tình thành Phật. Phát khởi đại bi và phát Bổ Đề tâm. Phụng thờ chư Phật làm cho hoan hỷ. Lợi ích kẻ khác, hành hạnh lục độ. Ba vô số kiếp cứu cánh thành Phật. Thích Ca Như Lai xưa kia làm Thầy giáo hóa tên là Đại Quang Minh. Đối với nơi ủa Đại Thích Ca Như Lai, đầu tiên sơ phát tâm cho đến đầu vô số kiếp phụng thờ 7 vạn 5 ngàn Đức Phật và Phật sau cùng tên là Bảo Kế. Và lần thứ 2vô số kiếp phụng thờ 7 vạn 6 ngàn Đức Phật. Vị Phật sau cùng gọi là Nhiên Đăng. Ln ầthứ 3 trong vô số kiếp phụng thờ 7 vạn 7 ngàn Đức Phật và Phật sau cùng tên là Thắng Quan.
Sáu Độ đây lấy tâm đại bi đối với các loài hữu tình có tư cụ tất đều huệ thí. Vì phổ độ quần sanh nên khi còn Thái Tử đã thí Ba La Mật cứu cánh viên mãn. Khi chưa lìa tham dục, bị gãy tay chân, tâm chẳng chút giận buồn. Lúc làm Tiên Nhẫn Nhục, nhẫn và giới là 2 hạnh cứu cánh viên mãn. Khi làm con Bà La Môn thì thấy Đề Sa Phật trụ thiền định trong lửa và đã quên chân mình đã đứng suốt 7 ngày đêm. Nên tán thán rằng:
Trời đất ở đây nhà Đa Văn
Cõi trời cung điện mười phương chẳn
Trượng phu ngưu vương Đại Sa Môn
Tìm đất núi rừng chẳng đau sánh.
Như thế tán thán rồu liền siêu thoát 9 kiếp, đến Ba La Mật cứu cánh viên mãn. Xứ viên mãn, xứ ngồi tòa Kim Cang. Đầu đêm hàng phục các ma quân. Sau đêm thì vào định Kim Cang. Định huệ 2 hạnh cứu cánh viên mãn. Như thế tại nơi Kim Cang tòa hàng ma, trước đó trong 3 vô số kiếp tu phước trí đầy đủ, phụng thờ chư Phật. Lục độ tuy viên thành liền sanh thân khác. Ngoài tòa Kim Cang, chứng kiến tu đạo, thành chánh đẳng giác. Nơi Thanh Văn Thừa nguyên nhơn chẳng nói rõ biết các pháp vô ngã, không, bi, thí, hạnh tam luân thể không, thập địa hành tướng. Quả thì chẳng nói báo thân và Tứ Trí.
Chánh Giác pháp là nhiếp lấy lục chúng. Nghĩa là đoạn thân, trí. Lợi tha, đại bi đức đều đầy đủ. Thân có 2. Một là Sắc thân; hai là Pháp thân. Sắc thân có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, t1ưc là tự tánh thân, độ Càn Thát Bà và Bí Lục Già. Thị hiện vua Càn Thát Bà và vua Chuyển LuânThánh. Tức hóa thân, sau đó chu Phật và chúng tánh thân lượng. Thọ mệnh quốc độ và căn cơ v.v… Có nhiều loại khác nhau. Hai là Pháp Thân có 10 pháp vô học cùng đồng với chư Phật.
Trí lại có 2. Một là Biến Trí; hai là Chánh Trí. Biến Trí nghĩa là rõ uẩn giới, xứ, nhơn quả thể tánh. Cho nên nói là Biến Trí. Hai là Chánh Trí nghĩ là rõ Tứ Đế và pháp vô thường. Cho nên nói là Chánh Trí.
Đoạn lại có 2. Một là Đoạn Phiền Não Chứng; hai là Đoạn Sở Tri Chứng. Đoạn Phiền Não Chứng là đối trị với tham là căn bản của phiền não và tùy phiền não làm cho đoạn diệt. Hai là Đoạn Sở Tri Chứng. Nghĩa là đối trị lúc cảnh hay chướng. Tự tánh chẳng biết các pháp, làm cho đoạn diệt.
Lợi tha có 2. Một là an trí các hữu tình nơi giải thoát, xả bỏ tướng đúng sai, làm cho trụ nơi đạo. Hai là đối với loài hữutình an trí nơi cảnh lành, thí xả việc ác và làm cho trụ nơi chỗ thiện. Đại bà và đức làn lượt sẽ nói sau.
Chư Thánh giả thường nói về công đức có 11 loại. Nghĩa là Vô tránh, Nguyện trí, Tứ vô ngại giải, Lục thông, Tứ tĩnh lự, Tứ vô sắc, Tứ vô lượng, Bát giải thoát, Thập biến xứ, Bát thằng xứ, Tam đẳng trì v.v…
Vô Tránh nghĩa là nương vào tâm tĩnh lự thứ tư nguyện cho các loài hữu tình chớ duyên vào thân nầy để sanh các phiền não, tư duy đẳng trì; nên gọi là Vô Tránh.
Nguyện Trí nghĩa là nương vào tâm tĩnh lự thứ tứ, lấy nguyện làm đầu, theo như trí khởi lên mà như nguyện rõ biết; nên gọi là Nguyện Trí.
Tứ Vô Ngại Gíải, gồm có: Pháp vô ngại giải, biết tên của các pháp và nghĩa vô ngại giải, biết nghĩa chính xác. Thứ ba là tứ vô ngại giải, biết rõ lời nói ngôn từ. Thứ tư là biện tài vô ngại giải, biết rõ giáo lý theo chánh pháp. Đây gọilà Tứ Vô Ngại Giải.
Lục Thông, gồm: Một là Thần cảnh thôhng, đi qua tường, đá vô ngại; thứ hai là Thiên nhĩ thông, dầu gần dầu xa và những âm thanh khác đều nghe biết rõ. Thứ ba Thiên nhãn thông, có thể tùy theo chỗ ưng thu nhiếp hoặc bị chướng ngại thật nhỏ, xa cùng với các màu sắc. Thứ tư là Tha tâm thông, có thể biết được tâm của người khác có hay không có dục. Thứ năm là Túc trú thông là tự biết mình và biết đời khác của kẻ khác. Thứ sáu là Lậu tận thông, biết thế xuất thế tất cả đường đạo. Phía trước 5 loại còn lậu hoặc; nên nương vào 4 tĩnh lự. Còn thứ sáu Vô Lậu nên nương theo phần thứ 9.
Tứ Tĩnh Lự, gồm: Sơ tĩnh lự đầy đủ có 5 Chi. Một là tầm; hai là tý; ba là hý; bốn là lạc; năm là đẳng trì.
Tĩnh lự thứ 2 gồm đủ có 4 Chi. Một là nội đặng tịnh; hai là hỷ; ba là lạc, bốn là đẳng trì.
Tĩnh lự thứ 3 đầy đủ có 5 Chi. Một là hành xả; hai là chánh niệm; ba là chanh huệ; bốn là thọ lạc; năm là đẳng trì.
Tĩnh lự thứ 5 gồm đủ 4 Chi. Một là hành xả thanh tịnh; hai là niệm thanh tịnh; ba là phi khổ thọ lạc; bốn là đẳng trì.
Tứ Vô Sắc là lúc tu gia hạnh suy nghĩ về chỗ không vô biên, thức vô biên và vô sở hữu. Lúc chánh định thì trừ sắc và nương vào 4 uẩn. Điều thứ tư ấy là do tưởng vị yếu. Nghĩa là vô minh hơn, được gọi là phi tưởng. Hữu vị liệt tưởng gọi là Phi phi tưởng. Như the lần lượt không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ gọi là Tứ Vô Sắc. Nếu có thêm diệt tận định thì gọi tên là Cửu thư đệ tịnh.
Tứ Vô Lượng gồm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Trong 4 đó hai cái đầu lấy vô sân làm thể. Hỷ tức là hỷ thọ; Xả tức vô tham, sở duyên cảnh. Hữu tình ở dục giới bị sân gây hại và vui vẻ mong muốn với tham sân. Như thế lần lượt mà đối trị.
Bát Giải Thoát là nương vào 2 tĩnh lự đầu. Một là nội hữu sắc tưởng quán cùng ngoại sắc giải thoát. Tưởng bá tịnh chuyển làm tưởng thanh tịnh; lấy sắc quán sắc. Hai là nôi vô sắc tưởng quán cùng ngoại sắc giải thoát. Nội vô sắc quán. Ba là nương vào sau tĩnh lự và tịnh giải thoát. Thân sở chứng và cụ túc trụ. Quán tất cả sắc trở thành ánh sáng thanh tịnh. Như thế 3 loại 4 vô sắc định và lần lượt 4 giải thoát. Diệt thọ tưởng định làm 8 giải thoát. Nương vào hữu đảnh tâm mà các bậc Thánh đã yểm (ngăn chận) các thọ tưởng thô. Lấy tịnh tịnh định diệt tâm, tâm sở, gọi tên là Diệt Tận Định.
Thập Biến Xứ nghĩa là chu biết quán sát đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng và không cùng với thức 2 biến xứ. Nương vào 4 tĩnh lự, duy6en vào dục, có thể thấy sắc. Đối với địa và xứ chu biến quan sát, chẳng có trống không. Trong 10 phía trước thì 8 lấy vô tham làm thể. Sau 2 lần lượt là không thưc vô sắc làm tự tánh.
Bát Thắng xứ gồm: Một là nội có sắc tưởng quán, ngoại sắc ít. Hai là nội hữu sắc tưởng quán, ngoại sắc nhiều. Ba là nội vô sắc tưởng quán, ngoại sắc ít. Bốn là nội vô sắc tuởng quán, ngoại sắc nhiều. Nội vô sắc tưởng quán, ngoại sắc xanh, vàng đỏ, trắng là 4. Cộng với trước thành 8. Trong 8 ấy phía trước 2 như sơ giải thoát, lần lượt 2 là thứ giải thoát. Sau 4 như là tam giải thoát. Nếu Bát Thắng Xứ cùng 3 giải thoát thì như thế nào ?
Đáp rằng: Trước tu giải thoát tuy có thể xả bỏ thân mệnh. Tu thắng xứ nầy có thể chế ngự các sở duyên. Tùy theo chỗ sở duyên muốn mà hết, chẳng khởi nữa. Tu giải thoát một là các cảm hóa, rồi cắt dứt xa lìa.
Hai là ở nơi định được thắng tự tại. Hay đưa đến chỗ không tranh và cái đức cũng như thắng thần thông. Do điều nầy lại có thể chuyển biếc các việc, khởi việc giữ lại hay bỏ đi các nguyên nhân tạo tác.
Ba Tam Ba Địa nghĩa là: Không. Vô tướng. Vô nguyện
Không Tam Ma Địa có nghĩa là: Không, phi ngã 2 loại hành tướng, tương ưng với đẳng trì.
Vô Tướng Tam Ma Địa nghĩa là duyên vào diệt đế 4 loại hành tướng, tương ưng với đẳng trì. Niết Bàn vô tướng, lìa 10 tướng; nên gọi là vô tướng. Có thể duyên vào nơi định kia, được gọi là vô tướng.
Vô Nguyện Tam Ma Địa nghĩa là duyên với Đế và 10 loại hành tướng, tương ưng đẳng trí. Phi thường khổ là nguyên nhơn có thể giấu đisự xung khắc. Đạo như chiếc thuyền, phải nên xả bỏ. Có thể duyên vào nơi định, được gọi là vô nguyện. Tất cả đều vượt qua chỗ đối tượng. Những công đức nầy đều giải thoát. A La Hán, Bích Chi Phật, Như Lai đều cùng có tên là công đức.
Huệ Giải Thoát nghĩa là vô tam đẳng trì và tứ vô lượng.
Như Lai chẳng cùng với công đức có 18 loại. Nghĩa là 10 lực, 4 vô sở úy, 3 niệm trụ và 1 đại bi.
Thập Lực gồm có.Một là Xứ phi xứ phi lực. Hai là Nghiệp dị thục tri lực. Ba là Tĩnh lự giải thoát đẳng trì cho đến trí lực. Bốn là Căn thượng hạ trí lực. Năm là Chủng chủng thắng giải trí lực. Sáu là Chủng chủng giới trí lực. Bảy là Biến thù hành trí lực. Tám là Túc trụ tùy ni5êm trí lực. Chín là Sanh tử trí lực và Mười là Lậu tận trí lực.
Bốn Vô sở úy gồm: Một là Chánh đẳng giác vô úy. Hai là Lậu tận vô úy. Ba là Thuyết chướng vô úy. Bốn là Thuyết đạo vô úy. Do có trí lực đối với kia không sợ hãi. Nên có tên là Vô Úy.
Nói Tam Niệm Trụ nghĩa là khi Như Lai thuyết pháp cùngcác đệ tử, một lòng hướng về cung kính có thể hành chánh thọ. Như Lai duyên vào đó chẳng sanh hoan hỷ, xả bỏ mà an trụ chánh niệm chánh tri. Đây là niệm trụ thứt nhất của Như Lai.
Chư đệ tử tuy chẳng cung kính, chẳng hành chánh thọ, Như Lai duyên vào đó chẳng sanh ưu não, xả bỏ tất cả để an trụ vào chánh niệm chánh tri. Đây có nghĩa là niệm trụ thứ 2 của Như Lai.
Chư đệ tử một loại cung kính có thể hành chánh thọ; một loại không cung kính, không hnàh chánh thọ, Như Lai duyên vào đó chẳng sanh vui mừng và chê bai, xả tất cả để an trụ trong chánh niệm chánh tri. Đây có nghĩa là niệm trụ thứ 3 của Như Lai.
Đấy là 3 việc dùng niệm huệ làm thể. Nên có tên là Niệm Trụ.
Đại Bi nghĩa là đối với thế gian ngày đêm 6 thời, quán sát thế gian thật khổ, thật vui, thật nên điều phục, tùy đó lợi lạc. Cho nên gọi là Đại Bi. Đại Thừa nói: Như Lai 18 pháp bất cộng, ba bất hộ mà Thanh Văn thừa kia chưa từng nghe đến.
Phẩm Vô Vi Pháp
Thứ 5
Lại nữa Vô Vi Pháp có 3 loại: Một là Hư không. Hai là Trạch diệt. Ba là Phi trạch diệt. Nghĩa là Hư không vô vị; hư không hằng có không trở lại làm tánh. Do không chướng ngại nên biến tất cả nơi. Gọi là hư không vô sắc đối với hành. Ngoài ra còn có cửa ngõ khiêu khích, cho nên sáng, tối và không cùng với A Già Sắc v.v… Tất cả phi vô vi.
Hai là Trạch Diệt Vô Vi, nghĩa là có thể ngăn ngừa pháp vị lai sanh, được diệt khác trước, gọi là phi trạch diệt, được nguyên nhơn không chọn lựa hằng do khuyết duyên. Nên gọi là Phi Trạch Diệt.
Đây là 3 điều vô vi. Nhứt Thiết Hữu Bộ tin là có thật vật. Kinh Bộ Sư nói không có việc tạo tác. Hỏi chơn như há chẳng vô vi sao ?
Đáp rằng: Cái kia tức vô ngã, mà Thanh Văn thừa thì chẳng nói pháp vô ngã vậy. Nhơn vô ngã tức là vô thường và 26 hành tướng. Tam Đế hành tướng tức là hữu vi. Diệt Đế hành tướng,duy trạch diệt pháp, phi trừ pháp. Như thế khí tình, đạo quả vô vi. Biết năm điều tổng nhiếp tất cả chỗ các pháp. Tinh khí pháp tức khổ đế, thành nguyên nhơn của kia, tức là tập đế. Đạo quả 2 pháp tức là đạo đế. Trạch diệt vô vi tức là diệt đế. Hư không, phi trạch diệt 2 loại vô vi, 3 loại phi Tứ Đế nhiếp.. Khổ tập nhị đến hữu lậu pháp. Đạo, diệt nhị đế vô lậu pháp. Như thế mà nói thế, xuất thế gian, hữu vi vô vi, nên biết pháp nầy.
Chủng tướng giàu đầy đủ
Rõ biết Hoàng Thái Tử
Nhiều người cầu thỉnh rồi
Huệ tràng kiết tuờng hiền
Niệm trụ nhựt tạng luận
Siêu đời cùng đối pháp
Nhơn đó tạo luận nầy
Hữu tình biết chỗ luận
Cơ nghi có vô biên
Tóm lược lại có năm
Nghĩa khí, tình, đạo, quả
Cùng với pháp vô vi
Nên làm cho rõ bày
Chỗ chỗ đều giải rõ
Chỉ vì biết rõ ràng
Giải rồi lại chỉ kia
Luận nầy cùng câu cú
Vượt khỏi nghĩa giải đại
Kẻ trí cùng thỉnh cầu
Duy nguyện thùy nhẫn nạp
Hay sanh c1c căn lành
Chu biến khắp hư không
Con cùng các chúng sanh
Nguyện chứng quả vô thượng.
Luận biết điều rõ ràng vì Bồ Tát Chơn Kim Hoàng Thái Tử thỉnh cầu; nên pháp vương Thượng Sư Tát Tư Ca Đại Bàng Di Đạt Túc Trần Đảnh Thọ Tỳ Kheo Phát Tư Ba Huệ Tràng Kiết Tường Hiền nhân hạ tuần Trung Thu năm Nhâm Dần có 3 hồn túc trực; nên Đại Kiết Tường Tát Tư Ca pháp đế mới hoàn thành, trì giữ kinh luật hiện diện âm cùng trí tuệ, đệ tử của Sư thọ trì chấp bút.
Luận về sự hiểu biết rõ ràng hết quyển hạ
Đại Kinh nói rằng: Sum la và vạn tượng, một pháp ấn thành, nhiều loại giao thoa, rỡ rỡ hiện bày, chẳng pháp giới hiện lượng mà luận chỗ biết rõ ràng nầy do Nãi Tiên Hoàng Duệ Tông Hoàng Đế, thánh minh quán chiếu, thần trí sáng suốt, cảm tà kiến mê hoặc, chánh pháp bị chìm sâu mà khuyền thỉnh Đế Sư Pháp Vương vì lợilạc loài hữu tình mà tuyên duyên giác ngộ chơn lý. Đầu đuôi đã rõ. Tu tập lần lượt là điều cần yếu vậy. Rộng mà kín. Sâu xa mà có gốc gác. Vải xưa thuần vàng, tùy đó thọ dụng. Nghĩa nhiếp cả 5, cuối cùng về một. Cho nên nói về tình khí thế giới. Chẳng có kẻ quần manh chưa rõ mà chấp khác; hoặc nói một khí; hoặc nói tự nhiên trực chỉ do tâm đạo. Rõ ràng ở kiếp sơ. La lung 8 cực ở ngoài, cắt đốn lân hư bên trong. Như voi với kiến; như ngón tay trên bàn tay. Nói là đạo pháp, lấy thiểu dục tri túc. Văn, tư, tu, huệ 37 Bồ Đề phần lấy làm nhơn. Nói là quả pháp, lấy tư lương gia hạnh kiến tạo, tu tập vô học. Đây là quả. Nói vô vi, bốn Thánh Đế cùng diệt đề là chơn lý vậy. Do 5 điều nầy nhiếp tất cả pháp hiểu biết vậy. Nên nói là luận chỗ biết rõ ràng. Chơn trí linh tri, há thấy nghe rõ biết nghĩa ư ? Thâm nhập duyên khởi, cùng thật tướng của các pháp, chở che nương tựa niệm xứ, ánh sáng mặt trời chứa đựng, khởi lên pháp tương ưng là nghĩa, rồi trấn giữ lấy cương yếu, sau đó dùng thần thông lực của Tha Hóa Thiên, xem xét thế giới vi trần số mưa móc gội nhuần. Như mắt thấy được chỗ thọ dụng; tai nghe được chỗ khởi lên thần, thấy nghe được 3.000 đại thiên thế giới như trong tay cầm chắc quả xoài. Huống hồ sự diệu dụng của Đáng Chánh Biến Tri. Điều nầy rõ ràng có thể nói đối với việc nầy. Sao lại lo lắng cho đời. Trời đã mở vận hội mới cho đời. Tượng giáo đang thời kỳ thịnh. Lúc nầy bánh xe vàng đang chuyển động, khâm tuân thánh chế rằng: Ở trong trời đất có một người ở trên. Đệ tử Tây Thiên, vua nhà Đại Nguyên, dấu ấn bằng ngọc. Lũng Ác Nhĩ Long, tôn sư trọng đạo vì vạn th1ê đế vương biểu tượng, làm tuyên chánh viện cũng biết khiêm nhường, lại phụng thừa ghi nhận. Sâu vui Phật thừa. Một hôm nơi Giang Triết Tổng Thống Sa La Ba Đại Sư đang dịch luận biết rõ ràng, truyền đến trước phủ Tùng Giang có 8 vị Đại Sư Tăng Lục quản chủ, Sư tiếp tục khắc Đại Tạng Thánh Giáo, gặp lục nầy thật là gặp của quý hớn hở vui mừng, tấm gỗ theo lượng, xúc tiến khắc tựa trước sau. Ngôn từ chẳng đủ để thuật lại lời dạy khởi lên là lý do vậy. Cho đến khi Thánh Giáo được phất triển là điều tốt đẹp, tức thêm vào chỗ công là bổn hoài của lời tựa.
Đại Đức tháng 10 năm Bính Ngọ khải vọng
Giang Tây trước đây là Khiết Châu, Lộ Quan giảnhg tại chùa Báo Ân; giảng kinh, chú thích khắc lời tựa nầy.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 2 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.160.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập