Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tuỳ Tương Luận [隨相論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tuỳ Tương Luận [隨相論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 1.21 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.39 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Tùy Tướng

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

LUẬN NẦY GIẢI THÍCH VỀ 16 CHÂN LÝ
Hỏi rằng: Tổng quát về 16 chân lý ấy là gì? Sao gọi là 16 ?
Đáp rằng: Tỳ Phu Sa giải ra 16 loại tạo nên 16 tên gọi. Đây là thật thể để gọi các vật. Kinh Ưu Bà Đề Xá Sư giải thích có 16 tên. Vật tuy có 7, Khổ đế có 4 nghĩa là: Vô thường, Khổ, Không, Vô Ngã, Tập, Diệt, Đạo, ba đế mỗi một hợp chung thành 7. Kinh Phật Bổn Thuyết Ưu Bà Đề Sá giải về nghĩa nầy rằng: Sau khi Phật diệt độ ngài A Nan và ngài Ca Chiên Diên tụng lại những gì đã được nghe, rồi giải nghĩa kinh như các đệ tử tạo luận đã giải kinh. Vì vậy cho nên có tên là Kinh Ưu Bà Đề Xá (Ly Dục Tu Thiện Thuyết) Upadesa: Luận Nghị, là 1 trong 12 bộ kinh. Tỳ Bà Sa cũng từ Ưu Bà Đề Xá này mà ra. Nói lược là Ưu Bà Đề Xá tức truyền từ đây vậy. Chỉ xin kinh Tỳ Bà Sa, thì bây giờ trước tiên nương vào sự giải thích, trước nương vào nhân duyên, nên gọi vô thường là pháp hữu vi; vô lực chẳng thể tự khởi; tịch duyên phương khởi như con nhỏ chẳng thể tự mình đứng dậy, phải nhờ người khác giúp cho mới có thể đứng dậy được, cho nên nói là nương vào. Tức là tham ái và nghiệp. Tất nhiên, phải đầy đủ hai pháp này, ngũ ấm mới có thể sanh, nghiệp mới sanh ra kết quả. Tuy lại có thể sanh tiếp, nhưng nếu chẳng tham ái, đắm đuối, quả kia lại chẳng khởi. Cũng giống như đất nước có thể sanh ra mầm cỏ lúa vậy. Nếu không có người làm thì hạt giống nằm yên trong lòng đất. Mầm kia chắc chắn không thể sanh. Chẳng khởi lên tham ái và nghiệp, thì quả kia tức chẳng thể khởi. Tham ái và nghiệp là nhân duyên hòa hợp; quả sẽ được sanh, sanh rồi hiện hữu. Nếu nghiệp lực hết thì quả kia tức không còn nữa. Cuối cùng lại thành không, tức là trước sau không bị nhân duyên ràng buộc. Nói là thuộc duyên nên gọi tên là vô thường. Bách não tánh tên là khổ. Bức não có hai loại: Một là bức não nghịch. Hai là bức não tùy thuận.
Đối với Phật Tử mà bị bách não nghịch thì khi sống chết hằng sanh lo sợ. Kinh nói rằng: Cũng giống như, nung lưỡi kiếm trong lửa sự chói chang của mắt, người ta chấp vào nơi đó, muốn nghĩ đến tướng tai hại. Đối với sự suy nghĩ hằng sanh lo sợ. Phật bảo các đệ tử rằng: Sự sợ hãi sanh tử cũng lại như vậy cho nên đây nói nghĩa ngược lại; nên có sự sanh già bệnh chết v.v... hiện lên tướng bức não khổ đau vậy.
Đối với kẻ phàm phu thuộc về sự bức bách thuận là chỗ tham ái sanh tử, tức nghĩa là tùy thuận theo đó. Như hai anh em, người anh thật thương em, nhưng em hay giận anh. Người anh tuy có giận hờn, nhưng rất thương em mình. Kẻ phàm phu đắm trước sự sanh tử thọ khổ não cũng giống như sự đắm trước kia; nên lấy tánh bức não làm chỗ khổ. Đối trị với ngã sở nên gọi là không. Phàm phu chấp vào tất cả pháp nên nói đây thuộc về ta, làm cho rõ ra là tất cả chẳng phải thuộc về ta nên sự đối trị này tên gọi là Không. Sự đối trị ấy, ngã kiến cho là không, mà ta là phàm phu nên chấp vào ngũ ấm cho đó là ngã. Làm cho rõ tất cả các pháp đều chẳng có ngã. Để đối trị với việc này nên nói là vô ngã.
Tiếp theo giải thích về Tập Đế có bốn tên: Hạt giống pháp đạo lý có tên là nguyên nhân có thể sanh quả, gọi là pháp chủng tử, đầy đủ có bốn nghĩa, đó là đạo lý này, bốn nghĩa đó là:
Một là pháp chủng tử thì chẳng thể sanh; như lấy hạt giống mài giũa làm cho hoại ra. Tuy có đầy đủ các duyên nghịch, chẳng thể sanh mầm. Tham ái và phiền não lại hay sanh ra quả và hạt giống, nếu phá đi thì tuy có đầy đủ duyên, nhưng chẳng thể sanh quả được.
Hai là trần túc (chở che). Tuy đầy đủ các duyên mà chẳng thể sanh mầm. Do hạt mầm trải qua thời gian dài. Do tham ái sanh ra quả lại cũng như điều này: Thanh Văn qua sáu mươi đại kiếp tu hành. Độc Giác một trăm kiếp tu hành. Phật, ba a tăng kỳ kiếp tu hành. Kẻ ở tam thừa trước chưa phát tâm, đối với Nhất Xiên Đề khởi lên tham ái và phiền não. Rồi phiền não sanh nghiệp, nghiệp chiêu cảm quả. Nhưng như chưa thọ lãnh, chỗ tu hành trong quá khứ trải qua nhiều ngày tháng công đức trí tuệ chẳng sanh sâu rộng, ảnh hưởng đến nguyên nhân trước, lực ấy yếu đi. Tuy đầy đủ nhân duyên, nhưng chẳng thể sanh ra quả. Có kinh chép rằng: 98 hoặc sanh ra phiền não. Rồi một phiền não sanh ra 98 hoặc. Như nhân tham đầy đủ sanh ra 98 hoặc. Tất cả đều sanh ra tham lam. Ba lần mất đi, tuy đầy đủ duyên, tức chẳng thể sanh mầm. Như mùa xuân gieo hạt, liền sanh trưởng. Còn mùa đông, hạt không thể sanh. Nhân mất thì quả chằng thể sanh. Như Ương Quật Ma La (Vô Não) vì nhân vô minh nên đã giết 200 mạng người, khi chết tất phải đọa địa ngục, rồi hiện thành A La Hán. Trước đã tạo ra việc ác sai trái, tuy đầy đủ duyên mà chưa thể sanh quả. Bốn nhân duyên không đầy đủ là tuy chẳng phá, chẳng che chở, chẳng mất lại chẳng sanh ra mầm mống. Như đất nước, nhân công và nhân duyên chưa đủ vậy, nên chẳng thể sanh ra hạt mầm. Nhân sanh quả lại cũng như thế. Tuy chưa bị phá, chưa trải qua thời gian lâu dài và chưa mất mà nhân duyên chẳng đầy đủ, tức chẳng thể sanh ra quả. Nếu chẳng sanh tạo nghiệp, có thể sản sanh ra quả lành đủ ba việc: Một là gần gũi thiện tri thức. Hai là có tâm hướng vào lòng tin. Ba là tạo tác nhiều nghiệp lực ác. Đầy đủ ba việc đối lại với nhu cầu này; nếu chẳng có ba nghiệp nhân duyên chẳng đủ, tức chẳng thể có quả.
Kinh Xú Lậu nói rằng: Nếu chúng sanh nguyện sanh làm người mà tạo nghiệp, nhân duyên chẳng đầy đủ, phải thọ quả súc sanh. Nếu tạo ác nghiệp sanh vào chỗ súc sanh nhân duyên chẳng đủ để thọ quả làm người. Như A La Hán tuy đầy đủ các nghiệp mà đoạn trừ được nghiệp phiền não, thì không phiền não là bạn. Tức chẳng thể sanh trở lại nữa. Lại như trong diệt A Na Hàm dùng nghiệp hết rồi mà tham ái chưa hết, chẳng thể thọ sanh vào cõi sắc giới, sanh nơi trung ấm thân. Lại như mới được sơ quả, ý khởi lên việc tu đạo nên diệt phiền não. Phiền não sanh nghiệp, tuy đầy đủ nghiệp phiền não. Do đoạn kiến đạo phá được chỗ phiền não rồi, chẳng thể được dùng nghiệp mới để thọ sanh. Chủng tử pháp của thế gian đầy đủ bốn loại đạo lý mới được sanh ra mầm. Tham ái và nghiệp làm chủng tử pháp cũng lại như vậy đều đầy đủ bốn loại đạo lý mới có thể sanh ra quả. Sanh quả rồi lại làm nhân. Hỏi rằng nghiệp và phiền não cái nào là chủng tử chính? Đáp rằng: Phiền não là chính. Phiền não sanh nghiệp, nghiệp chẳng thể sanh phiền não. Phiền não là gốc vậy. Lại nữa, có nghiệp không phiền não tất chẳng thể sanh ra, có phiền não không nghiệp thì sanh ra nơi ấm thân.
Hai là hiển hiện gọi là tập khởi. Hiển hiện có hai nghĩa: Một là tham ái cùng nghiệp tương ưng làm cho quả sanh ra; chưa sanh sẽ sanh, chưa hiện sanh liền hiển hiện. Hai là tham ái có thể hiển nơi cảnh giới thật, thì kia là ác mà tham ái chuyên tâm. Nghĩa là cảnh giới là tốt, tức hiển hiện cảnh giới làm cho tốt như một người con gái, ba thức đưa lại làm cho kẻ phàm phu thấy cái cảnh ấy là khả ái. Còn cọp sói thấy thì muốn ăn thịt. Thánh nhân thấy là chỗ chứa xương cốt. Nghĩa là toàn bằng xương. Đây là tùy theo cảnh mà biết nghĩa là dễ thương nên muốn ăn. Đều do tham ái hiển hiện là cảnh giới vậy. Do tham ái hiển hiện nên sanh ra nơi chốn, rồi đối với đó mà nhiễm trước. Nghiệp có thể sanh quả, nếu chẳng có hai hiển hiện này, quả ắt chẳng được sanh. Làm sáng tỏ hai loại hiển hiện này là giải thích nghĩa chỗ huân tập khởi lên. Ngoại đạo cho là tất cả pháp chẳng có một nhân sanh. Nói đó là do tự tại thiên. Một nhân sanh ra tất cả vật, để phá việc này, phải rõ các nguyên do tụ tập rồi mới có thể sanh quả. Tuy do các duyên tụ hội, nếu chẳng thể làm cho quả khởi lại chẳng có nghĩa là nhân duyên, tập tụ làm cho quả khởi rồi làm nhân. Hai loại hiển hiện lại làm rõ nghĩa chỗ tụ hội. Lại làm rõ cái nghĩa của quả khởi. Cho nên lấy hiển thị để giải thích tập khởi. Như người thợ nung dùng nước làm chuẩn. Các duyên tụ tập lại cùng tạo nên một cái bình. Có thể tạo ra quả làm cho thành tựu nên gọi là duyên. Nhơn liền thì quả liền khởi. Duyên lại có thể làm cho sanh ra quả. Làm cho một kỳ báo được thành tựu đầy đủ.
Kết tiếp giải thích về Diệt Đế có bốn tên: Ngũ ấm hết chẳng thể sanh nên gọi là Diệt. Ở đây nói nương cậy vào quả báo. Hiện tại ngũ ấm hết, vị lai ngũ ấm chưa sanh nên gọi là Diệt. Làm cho thủ diệt, gọi là vô vi thể vậy. Diệt Đế tự lấy vô vi làm thể, không lấy ngũ ấm diệt bất sanh làm thể. Ngũ ấm diệt không sanh trong ba đời. Thể của Diệt Đế là vô vi. Chẳng phải pháp của ba đời. Ngũ ấm diệt không sanh có ba đời như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, và Ngũ ấm. Đây là quá khứ diệt chẳng sanh, nếu hiện tại thánh nhân ngũ ấm, tức là hiện tại diệt chẳng sanh. Ở trong pháp vô vi không có ngũ ấm. Ngũ ấm chỉ ở trong này mà sanh. Dùng nghĩa tận chẳng sanh lấy mất làm vô vi. Lại nữa nếu ngũ ấm tận diệt chẳng sanh thì mới chứng đắc được vô vi này. Lấy tận nghĩa chẳng sanh, mất vô vi gọi là vô vi diệt, hay diệt ba loại lửa vậy, tên gọi là tịch tĩnh. Ba lửa có hai loại. Một là lấy dục sân si làm ba lửa. Ba loại lửa này có ba nghĩa gọi là lửa. Một là hay đốt chúng sanh tất cả các căn lành. Hai là ba loại phiền não hay làm cho tâm nóng nảy, tức có nghĩa là đốt tâm. Ba là có thể đốt ba cõi gọi là lửa. Đây là ba phiền não biến khắp ba cõi. Từ lục trần, lục căn, lục thức sanh ra. Phiền não này căn, trần, thức đều có luân lưu, là do ba loại phiền não này vậy. Chẳng được an lạc. Ba phiền não như lửa hay đốt cháy. Căn trần thức như củi để đốt cháy.
Hỏi rằng: Cõi trên không sân thì làm sao nói là có sân vậy ?
Đáp: rằng: Phàm phu sanh lên cõi trên đầy đủ kiến đế phiền não, tại thượng giới chẳng không, mà thường chẳng khởi nên nói là không. Làm cho nói có chung quy là lời nói. Hai và ba khổ làm ba loại lửa. Ba khổ này có thể đốt cháy chúng sanh, làm cho chẳng được an lạc. Nếu ở dục giới tức đủ ba loại khổ. Sắc giới tức đủ hoại và hành khổ. Vô sắc giới chỉ có hành khổ. Ba loại khổ tức là ba tai nạn. Khổ khổ là hỏa tai. Hoại khổ là thủy tai. Hành khổ là phong tai. Đây có hai loại. Ba loại lửa tức hay động, lấy diệt hai loại này và ba lửa kia thì gọi là tịch tĩnh. Không có ba loại này gọi là diệu. Ba loại này là sanh, già, chết là ba cái khổ. Ba khổ này bình đẳng biến khắp ba cõi tức nghĩa là ba loại khổ. Ba cõi tất cả đều có sanh, có sanh khổ. Nếu ở cõi dục giới tức có đầu bạc, mặt nhăn của sự già. Sáu cõi trời ở Sắc giới chẳng có tướng mạo già này, lại có nghĩa khác. Như bức họa đầu tiên tức rõ ràng dễ thương. Trải qua thời gian màu sắc phai mờ rồi bạc dần. Sắc thân ở thượng giới lại có như nghĩa này. Tức có tên là già. Tâm ở vô sắc giới cũng có già, khi quả báo hết rồi thì tâm ấy dùng cải đổi lại khác, chờ thời tâm định kiên cố. Nếu kết cuộc tâm định yếu đuối thì phải thối đọa. Cho nên ba cõi đều có già khổ. Ba cõi đều có cùng tận. Tất cả đều có tử khổ, cho nên gọi tên là vướng mắc. Tánh của phàm phu hằng cầu được yên ổn cho nên tu thế tục thiện, cũng được quả báo an lạc, mà ba họa tai này làm cho thọ khổ. Có tên là ba khổ làm chỗ vướng mắc. Trong vô vi chẳng có ba sự vướng mắc này. Nên có tên là diệu.
Hỏi rằng: Ở cõi thượng giới lúc sanh thì tự chẳng khổ, vì sao có tên là khổ ?
Đáp rằng: Chết hết sanh là khổ, thọ có tên là khổ. Sanh là gốc khổ. Sanh tử có sanh cho nên có khổ. Hễ có tên sanh là có khổ. Như địa ngục chỉ là tên gọi, nơi ấy thật chẳng khổ, mà nơi ấy hay sanh khổ nên tên là khổ địa ngục.
Hỏi rằng: Sanh khổ trong ba khổ là khổ nào ?
Đáp rằng: Khổ nghĩa là thọ sanh là khổ. Khổ nếu lạc thọ sanh là hoại khổ. Xả thọ sanh là hành khổ. Dục giới sanh đầy đủ ba cái khổ. Sắc giới sanh đủ hai cái khổ. Nghĩa là hoại khổ và hành khổ. Vô sắc giới chỉ có hành khổ. Lão khổ cũng có đầy đủ ba loại. Nếu chuyển lạc thành khổ tức là khổ khổ. Nếu chuyển khổ thành lạc, chuyển lạc thành khổ tức là hoại khổ. Nếu chuyển lạc thành xả, tức là hành khổ. Khắp trong ba cõi sự chết khổ cũng có đầy đủ ba loại. Loại trước đã giải rồi.
Hỏi rằng: Trong kinh nói có bao nhiêu loại khổ ?
Đáp rằng: Có vô lượng khổ. Nhưng ở đây chỉ nói có tám loại khổ mà thôi, còn không nói khác. Lại nữa các khổ ấy chỉ riêng nói ba loại khổ. Ngày xưa nói tám khổ là trong ấy có bệnh khổ. Ở đây nói bảy cảnh khổ. Ngoài ra, còn nhiều sự khổ khác nữa. Vì vậy cho nên không nói bệnh khổ. Bệnh khổ tuy ở nơi cõi người tại dục giới, nhưng gần như chẳng gần dục giới thiên, nên chẳng nói. Ở cõi trời sở dĩ không có bệnh khổ, vì bệnh từ trong ngoài duyên sanh. Ngoài tức do nóng lạnh chẳng giống nhau về ăn uống nên sinh bệnh khổ. Bên trong, tức do làm nhiều cho nên tứ đại yếu. Hoặc ngồi nhiều làm cho tứ đại yếu. Tứ đại yếu cho nên sanh ra bệnh. Ở trên thượng giới chẳng có nóng lạnh, chẳng có bình đẳng ăn uống, chẳng thích hợp các duyên. Bên trong thì tứ đại rất mạnh, chẳng có đi, ngồi nhiều quá duyên vào nên chẳng có bệnh khổ. Giải rõ lại là nghĩa của bệnh lục dục thiên ba ngày không ăn cho đến bảy ngày. Quá bảy ngày thì chết. Nếu chưa chết thì bốn đại yếu dần lại có tên là bệnh khổ.
Hỏi rằng: Ngoài bốn khổ kia là gì ?
Đáp rằng: Năm ấm khổ thông ba cõi, cầu chẳng được, ái chẳng lìa, oán gặp gỡ tự tại quả báo. Chẳng có tạp trụ ở một nơi, không có ba khổ này mà lục dục thiên tức có. Chư thiên hạ phẩm nguyện ưa thích nơi thượng phẩm chẳng sanh khổ não. Tức cầu chẳng được là khổ cùng với A Tu La đấu tranh. Còn oán tắng hội khổ là đấu tranh nhưng chẳng như A Tu La chỗ ràng buộc, chỗ phá hoại.Ái biệt ly khổ. Giải thoát tất cả sự mất mát và vĩnh viễn xa lìa tất cả sự tổn thất đó. Đây là nhân duyên quả báo. Nhơn là phiền não duyên vào nghiệp, cho nên thọ ngũ ấm quả báo. Đây là ba pháp sai trái. Cứu cánh giải thoát thì có ba. Chẳng tạm thời giải thoát cho nên gọi là vĩnh ly.
Hỏi rằng: Phiền não gì mà gọi duyên là nhân của nghiệp ?
Đáp rằng: Phiền não là chủng tử. Lại hay sanh liền và gọi là nhân. Nếu chẳng phiền não, tuy lại có nghiệp tức chẳng thể liền sanh. Nếu không nghiệp, có phiền não thì giống như được sanh vào ấm. Nếu phiền não hết nghiệp thì được quả trang nghiêm. Cuối cùng do phiền não sanh nghiệp nên mới có quả.
Tiếp theo là giải thích về bốn chân lý ấy. Đối với việc làm gọi là đạo. Phàm ở đây có hai lối giải thích. Một là tận vô sanh trí là hay làm. Giới, Định, Huệ là chỗ làm. Từ pháp khổ biết con đường trí nầy. Mười hai tâm đoạn lìa phiền não và tận trí. Tâm thứ 13 là vô sanh trí. Giới hữu có lưu bổn gọi là hữu lưu. Do hai loại trí hạnh vậy, thành vô lưu định. Lại như trí này có ba loại nghĩa là văn, tư và tu. Tu huệ lại có hữu lưu và vô lưu. Lại do hai trí hạnh, cho nên thành vô lưu. Kẻ tận trí hạnh, khổ pháp biết hiện tiền. Đủ tám phần Thánh Đạo. Giới định gốc là hữu lưu làm cho tận trí hạnh, do vậy thành vô lưu.
Tận trí có hai loại. Một là chánh kiến, hai là chánh tư duy. Cùng quán vô thường mà có chỗ thô tế. Chánh kiến tế thấy tư duy thô, mà cả hai điều này hỗ tương với nhau để sanh. Nếu mà chánh kiến là tận trí, lại được nói chánh kiến thành vô lưu. Rốt cuộc sự so sánh này tận trí làm cho trí tuệ thành vô lưu. Như điều này đã làm sáng nghĩa, tức trong một lúc làm chỗ tận trí, làm cho giới định huệ thành vô lưu. Lấy tánh khác làm chỗ đồng thời, cho tới A La Hán tất đều như điều này. Nếu trở lại chánh kiến vọng chánh kiến, chánh tư duy vọng chánh tư duy tức chẳng thể đồng thời. Tất lấy chánh kiến trước làm chánh kiến sau vô lưu. Chánh tư duy cũng lại như vậy. Trong một lúc chẳng cùng có được. Một tánh có hai pháp. Như điều này đã làm rõ nghĩa, tức lúc khác làm sáng tỏ trí huệ. Vì tận trí chỗ làm cho đến A La Hán tất đều như điều này. Vì vô sanh trí là chỗ làm, đến A La Hán tất như điều này. Vì vô sanh trí làm, giới định huệ làm vô lưu, thấy chân lý có sau 10 tâm. Sau 10 tâm thuộc quả. Nếu bậc Tu Đà Hoàn làm 12 tâm quán tức là vô sanh trí, làm cho đồng thời giới, định huệ và dị thời huệ thành vô lưu.
Hỏi rằng: Thấy được khổ pháp tức vô sanh trí. Tại sao lại chẳng nói?
Đáp rằng: Thấy khổ pháp nếu bằng hình thì chờ khổ pháp trí, lại được có tên là tạo vô sanh trí. Nếu vọng khổ loại trí thì điều này làm khổ loại trí, làm gốc đoạn lìa thượng giới phiền não. Lại thuộc tận trí, tức bất định, là vô sanh trí vậy. Tất thuộc tận trí. Duy chỉ có tâm 13 là định. Có thể nói là vô sanh trí.
Cách giải đáp thứ hai là: Giới định huệ là vô lưu tâm chỗ làm thành vô lưu, nên gọi tâm là đạo. Tức là vô lưu tâm làm chỗ năng hành. Giới, Định, Huệ làm chỗ hành. Tận vô sanh trí là trợ tâm pháp. Trước giải khác, sau giải thích lại và nói trong đó đối với Giới, Định, Huệ cùng với lý tương ưng vậy. Tên như thế. Nếu luận thông tức cùng với bốn tướng, đạo lý tương ưng vậy, nên tâm là như. Nếu luận riêng chẳng đoạn, chẳng thường trong đạo lý tương ưng, nên gọi tên là như. Như thế được lý của trí. Nếu là tà tư duy thì chẳng phá như thế. Chẳng thể làm cho thành việc này, chẳng như gọi là như. Chánh kiến sở tác nên có tên là chánh hạnh. Nếu người Thanh Văn nghe chánh sư nói chánh giáo thì từ chánh thanh này gọi là sanh chánh văn. Chánh văn sanh chánh tu. Như thế lần lượt học tập, tên là sở tác. Nếu là Độc Giác và Phật, từ chánh tư sang chánh tu. Chẳng có từ chánh thanh gọi nghĩa là sanh chánh văn. Lấy điều này là hai thừa căn lợi tự có thể tư duy để được ngộ.
Hỏi rằng: Độc giác và Phật căn bản tất phải trải qua nghe pháp liền được sanh tư duy tu huệ. Vì sao mà không có chánh văn sanh chánh tư vậy?
Đáp rằng: Đời trước chẳng phải để chẳng nghe, bây giờ hiện tác là công việc. Không phải là điều này xưa đã chứa sự nghe rồi sao! Lúc ấy sư liền nói điều này nương vào điều nói này, nương vào đây mà sanh tư huệ. Thẳng đến tư duy, tự được ngộ chân lý. Thanh Văn tức phải nương vào lời mới của thầy để tư duy. Vĩnh viễn thoát khỏi thì gọi là xuất ly. Lại có hai cách giải.
Một cách giải rằng: Do tà tư duy mà sanh ra phiền não. Phiền não sanh nghiệp, nghiệp sanh quả báo. Điều này tất cả đều chẳng phải chánh tư duy. Nếu sanh vô lưu trí tuệ, thì trí tuệ sanh giới định. Tất cả đều đúng. Chánh và bất chánh tương phản. Chánh tức là qua khỏi bất chánh. Chẳng phải tạm thời qua khỏi mà là vĩnh viễn qua khỏi.
Lại một cách giải khác: Phiền não tức là điên đảo. Trí huệ là chẳng điên đảo. Điên đảo và chẳng điên đảo tương phản. Chẳng điên đảo là vĩnh viễn xa lìa điên đảo. Trước giải rộng, sau giải lược cho nên có sai khác. Trước có nhà giải là 16 tên. Chẳng có tánh vĩnh pháp nào gọi là vô thường. Nếu vô làm pháp gốc thì là có. Vĩnh vô hữu sanh, vĩnh vô trụ diệt. Pháp hữu vì tạm sanh, tạm trụ và tạm diệt. Pháp tánh này lại có tên là vô thường. Từ vô minh sanh vậy. Khổ là chẳng giải rõ thế gian, rồi tự mình làm khổ. Hà huống là chẳng chơn thật giải sâu xa về lý tà. Do đây mà khổ, vô minh là căn bản. Khổ này do vô minh vậy. Thọ sanh tử quả báo. Sanh tử không có nơi thì chẳng khổ. Người thế gian lìa đây gọi là không. Giữa sáu căn Phật tự lấy chỗ chứa nhóm dụ cho sáu căn. Làm cho lời nói trung gian như chỗ chứa nhóm trung gian. Ta, người chẳng ở trung gian này, nên người ta nói là lìa. Lấy ta, người làm chỗ lìa nên gọi tên là không. Chẳng tự tại nên gọi tên là vô ngã. Tự hại có hai nghĩa. Một là chẳng nương vào kẻ khác nên có tên là tự tại. Hai là tùy ý theo chỗ làm nên gọi là tự tại. Nếu muốn làm cho lửa tắt, lửa sẽ tắt. Muốn làm cho nước chẳng đông thì nước chẳng đông. Đây tức là tự tại. Tất cả pháp hữu vi nương vào nơi kia, nên có sanh, trụ, diệt. Lại nữa, chẳng được như ý. Nếu có thần thông tức hay chuyển đổi. Cuối cùng đều nương vào định và tu học thì mới có chỗ dụng. Tức chẳng miễn cưỡng nương vào vô tự tại. Tức là vô tự tại nên vô hữu ngã. Đạo lý này đều làm nguyên nhân. Bây giờ lần lượt giải thích thí dụ.
Lấy hạt giống làm thí dụ. Ví như có hạt giống cần đến sự trợ duyên mới có thể phát triển thành cây. Khi cây ấy chưa sanh, hạt giống đã có. Nhờ sức sống sanh ra mầm mọc ra. Vì thế Nghiệp hiện tại được chia làm bốn phần:
Đầu tiên chỉ thuần túy nghiệp thiện, nghiệp ác, chưa có sự trợ lực của các duyên, tự có thể cảm quả lực. Quả ấy đến khi mệnh chung, giống như vị lai. Nghiệp tức có thể cảm quả lực. Hay làm cho quả kia sau đó đến. Hiện tại có thể làm cho đến con đường đạo lý. Nói đến đạo lý ấy gọi là nguyên nhân. Ra khỏi đạo lý ấy gọi là tập khởi. Chủng tử gốc có thể sanh cây. Cây, mầm, cành, lá v.v... hiện tại và vị lai làm cho chủng tử ấy ở trong đất gồm đất nước và nhờ ngoại duyên mới có thể nảy mầm. Mầm mọc rồi, khởi lên hiện tại chủng tử ấy liền diệt. Nghiệp lạ cũng như thế. Gốc hay cảm quả, quả tại vị lai. Hiện tại báo tức tận, đầu tiên thọ nơi ấm để sanh. Trong ấm sanh vừa khởi nghiệp, phần đầu tức mất. Nghiệp có thể ra nơi ấm là đạo lý. Hoàn toàn do nhân duyên tu tập. Trung ấm quả ấy sanh nói là ra khỏi đạo lý. Lại có tên là tập khởi. Trải qua việc làm gọi là sanh xứ. Mầm ấy trước tiên ra khỏi hiện tại. Từ mầm sanh cây. Từ cây cành ấy sanh hoa. Đây gọi tên là hành độ. Hành ấy từ từ tăng trưởng. Độ mầm vị, cành vừa sanh mầm, liền hết. Nghiệp lại cũng như thế.
Trước sanh mầm trung ấm, xả bỏ mầm trung ấm thọ chánh sanh từ cây Kha La La cho đến bảy phần thì hết. Tên gọi là hành độ. Dần dần tăng trưởng tên gọi là hành quá. Trung ấm vị tên gọi là Đô Kha La La. Vừa sanh thì nghiệp thứ hai chia ra và mất. Kha La La tiếp tục sanh nên gọi là sanh. Sự sanh này từ nghiệp sanh, nên có tên là nghiệp. Là nơi chốn vậy. Nói là hành độ cũng gọi tên là sanh xứ nghiệp. Phần thứ ba tự dụng mạnh. Nếu vô nghiệp dụng, tuy ngoài duyên sanh quá. Chung cuộc chẳng được khởi.
Chỗ nương vào đạo lý gọi là duyên. Thân cây từ từ tăng trưởng, dụ như chưa sanh ra hoa. Từ khi sanh hoa rồi rơi cho đến kết liễu. Hạt giống ấy lại sanh cây lại trong tương lai. Tất cả đều gọi là nương nào nơi đạo lý. Hoa quả và tất cả nương vào vị này là chủng tử, mà được sanh ra hoa, vừa sanh chủng tử. Phần thứ ba liền hết. Nghiệp lại cũng giống như điều này. Đầu tiên là từ cây Kha La La đến phần thứ bảy, chưa thể tạo ra nguyên nhân của sanh tử và giải thoát cho đến lục căn đầy đủ. Sát na thứ hai qua đi, có thể tạo sanh tử giải thoát. Nguyên nhân vị này là nghiệp trong phần thứ tư này. Nghiệp phần thứ tư này là nương vào đạo lý nên gọi tên là duyên. Nghiệp phần thứ tư vừa sanh thì nghiệp phần thứ ba lại hết. Nghiệp phần thứ tư tự dụng lại mạnh lên. Quả tức liền sanh. Ngoài ra, nghĩa của duyên ấy yếu đi. Chính do nghiệp dụng mà quả đầy đủ. Nếu nghiệp cảm nơi trung ấm sanh thì nhơn duyên đều yếu. Lấy tham ái làm nhân, nghiệp làm duyên. Cả hai đều yếu. Chẳng thể lấy chủng tử toàn làm thí dụ. Dừng lại một ít để làm thí dụ. Lúc nghiệp tạo tác đầy đủ có thể cảm bốn vị này. Quả theo thời tiết mà sai khác. Ở đây có bốn loại về vị này.
Hỏi rằng: Một nghiệp nhỏ đầy đủ có cảm quả này không ?
Đáp rằng: Chỉ một sát na sáng là một nghiệp. Lại được nghĩa phân làm ba phần. Phần đầu và phần sau yếu, phần giữa mạnh. Yếu ấy cảm với trung ấm. Mạnh ấy cảm rồi sanh ra quả. Nếu nghiệp không lưu chuyển thì đầu mạnh sau yếu.
Hỏi rằng: Nghiệp sanh quả cùng chủng tử, nếu là khác thì sao ?
Đáp rằng: Nghĩa này chẳng thể. Nếu y cứ theo Tát Bà Đa bộ thì sự sáng ấy là pháp hữu vi đều trong sát na. Sát na diệt thì một chủng tử. Vả lại trong mười sát na là lời nói. Nếu chia hai, thì sẽ sanh ra hiện đệ nhất sát na hay chủng tử đệ nhị sát na. Đệ nhị sát na sinh ra đản lân (cực nhỏ). Sau đó làm rõ tướng. Đệ nhất sanh rồi diệt, chẳng đến đệ nhị, há có thể sanh đệ tam sao! Nếu giống như sự phân chia nguyên nhân thì tương tục là lời nói. Đệ nhất sát na đồng phần nhơn, tức có thể sanh ra đệ nhị sát na, rồi mất đi cho đến hoa thật đồng phần nhân nhiếp. Nghiệp quả này tại vị lai. Đệ nhất sát na diệt, đệ nhị sát na lấy quả quá khứ hiện tại và vị lai. Sau quá khứ lần lượt nhoại điều này. Nếu là không thì đệ nhất sát na chủng tử là gốc. Tức chẳng có đệ nhị, đệ tam sát na. Lần lượt tương tục. Sát na chủng tử đầu tiên lại được nói ở đây có thể sanh. Sau đó các quả nói là đồng phần nhân. Chủng tử tứ đại có bốn phần. Cùng có thể sanh một kết quả. Đây có tên là chẳng như nghiệp có đồng tùy được nhiếp nhơn quả này.
Như Chánh Lượng Bộ nói: Sắc chỉ niệm niệm diệt, có nghĩa tạm ở. Lúc chủng tử chưa sanh mầm thì chỉ là một chủng tử, sẽ theo hiện phần mà sanh quả. Chánh sanh mầm quả. Nếu tương tục lại có sanh thân cây lá và nghĩa. Sau đó rơi rụng, tất cả đều như điều này. Nghiệp tức chẳng phải như vậy. Nghiệp tuy tự diệt, có không mất pháp hiện tại. Nhiếp lấy quả này làm cho chẳng mất. Bây giờ rộng giữ giới lành để nói. Giới có căn bản. Căn bản có trước phương tiện và chánh phương tiện. Phương tiện trước có ba việc. Một là đại chúng hòa hợp hứa khả để thọ giới. Hai là chánh cầu xin giới. Ba là hoàn cảnh. Hoàn cảnh là quan trọng tận hình thọ giới tất cả ác. Chánh phương tiện là thầy vì mình mà nói. Đầu tiên, bạch tam yết ma cho đến hoàn bị tam yết ma. Tức thời được thân ruộng lành. Sự thiện này tức là giới. Điều quan trọng là tâm này nương theo đó mà nhiếp lấy đây làm căn bản. Tận tình thọ chẳng diệt. Từ đây về sau tương tục hằng lưu chuyển. Ở khoảng giữa nếu tạo tội. Giới tức chẳng thể phục lưu. Hoặc sám hối tứcđược phục lưu. Nói lưu nghĩa là từ căn bản lưu xuất một sát na giới thiệu, chỗ lưu xuất lại sanh rồi diệt. Chẳng phải từ sát na giới này sanh ra đệ nhị sát na giới. Rồi trở lại căn bản lưu xuất đệ tam sát na giới. Như từ đây về sau sanh vậy. Có thể từ căn bản lưu xuất. Hoặc là Tất Bà Đa nghĩa có giống tùy theo được cột vào giới thiệu. Sanh tuy hết đồng thời tùy theo đó bị ràng buộc. Điều này ở hiện tại quá khứ trói chặt quả hiện tại vị lai. Chánh Lượng Bộ giới thiệu sanh thiện nghiệp này cùng với chẳng mất pháp đều sanh. Đây chẳng nói có nghiệp, có thể do nghiệp, thân thể này sanh rồi mất, chẳng mất pháp chẳng diệt, nhiếp nghiệp quả làm cho chẳng mất. Chẳng mất pháp chẳng diệt diệt pháp là chờ thời diệt pháp. Đây có nghĩa là tạm trụ. Chờ lúc quả sanh thì thế này mới hết. Nếu là định giới, đều có tùy căn bản tương tục lưu nghĩa. Vật bố thí tức tùy theo vật trong hiện tại hằng được lưu chuyển. Nếu chẳng lưu hành thì chẳng thể được quả. Pháp chẳng có chẳng mất và các điều lành đều sanh. Chẳng có ra khỏi hiện tại, ngoài tâm không lưu việc lành mà hay lưu nghĩa.
Hỏi rằng: Nghiệp và vô thất pháp đều sanh, cùng là hữu vi pháp. Nghiệp thể là gì khi diệt còn vô thất pháp chẳng diệt sao ?
Đáp rằng: Làm lành là pháp tương tục của tâm, cho nên sanh mà tức là diệt. Vô thất pháp chẳng phải pháp khác của tâm tương tục, cho nên bất niệm niệm diệt. Cùng nghĩa với Tát Bà Đa. Tuy được lại niệm niệm diệt. Tuy chẳng phải pháp tâm tương tục, chủng loại tự tương tục chẳng dứt.
Hỏi rằng: Hay bố thí thường lưu định thế nào ?
Đáp rằng: Thân miệng là nghiệp về thân thể, tướng mạo thuộc về thân nghiệp. Lời nói thuộc về khẩu nghiệp. Dùng tay để nâng vật hoặc lấy vật, vác vật trước người thì đây thuộc về tướng mạo. Tướng mạo này thuộc về thân nghiệp. Phát ngôn hô to người này lấy vật này cho vật người kia. Đây là lời nói tức thuộc về khẩu nghiệp. Phát khởi thân khẩu nghiệp duyên vào ba loại. Một là có ba căn lành. Hai là từ ba căn lành sang chánh tư duy. Ba là từ chánh tư duy sanh tác ý. Nghĩa là tác ý thí. Nói tổng quát là luận dụng. Đây là ba duyên phát ra nơi thân khẩu nghiệp. Luận cho đúng thì tác ý. Phát thân khẩu nghiệp nói là bố thí. Lấy ba duyên phát thân khẩu nghiệp có tên là bố thí lành. Bồ Tát lặng yên mà mưa lành. Ý nghiệp lại là thí nghiệp. Ruộng có ba loại. Một là ruộng phước đức như Phật và Bồ Tát. Thứ hai ruộng ân dưỡng như cha mẹ. Thứ ba ruộng bần cùng, tức là những chúng sanh đói khát. Nếu thí ruộng phước đức tức là vô si thiện căn nhiều. Đối tham, cùng chúng sanh tâm khởi từ bi. Vô sân thiện căn nhiều trong một lúc cho đến đầy đủ ba căn lành. Tùy theo chỗ đối với ruộng, chẳng có nhiều ít sai biệt. Thí lại có hai loại. Một là cung kính thí. Hai là lợi ích thí. Nếu cung kính thí sẽ sanh việc lành. Cứu cánh của sự thí ấy là lành chẳng phục lưu. Vì sao như thế? Như Phật sau khi đã Niết Bàn vì cung kính Phật mà lấy y thực cúng dường. Lại như người đòi lấy y thực để cúng dường Thế Tôn quá khứ lại có tâm cung kính, tức chẳng có người nào thọ dụng việc này. Lành chẳng được tùy theo việc mà lưu chuyển. Hai là lợi ích bố thí là vì lợi ích trước người bốn đại. Trước người ấy thọ dụng vật này, làm cho tứ đại tăng trưởng. Vì lợi ích mà bố thí. Thuận tức tùy theo ba việc hằng lưu chuyển.
Ba việc đó là: Một là ba thiện căn. Hai là vật thừa. Ba là chúng sanh. Trong ba việc ấy, nếu một việc chẳng đủ, thiện ấy chẳng phục lưu. Như vật thừa tuy chưa hết, chúng sanh thọ dụng mà chù bố thí chết rồi thì hoặc khởi lên tà kiến, đoạn mất thiện căn. Thiện kia lại chẳng trở lại căn bản tức thiện ấy chẳng phục lưu. Nếu thí chủ còn sống, thiện căn chẳng đoạn người hay thọ dụng chưa mất mà vật dư đã hết rồi thì thiện lại chẳng phục lưu. Nếu thí chủ chẳng đoạn thiện căn lại chẳng chết và vật dư kia chưa hết mà kẻ thọ dụng đã diệt rồi, chẳng có người thọ dụng, thiện chẳng phục lưu. Người khác tuy dùng, chẳng có thí chủ gốc tâm chỗ này, mà tự thọ dụng, sự thiện ấy rốt cuộc chẳng riêng. Nếu đàn việt thí chủ với tâm phổ thông, điều này tức tùy dụng. Tất cả đều là đồ lành. Vì là ruộng phước nên lúc thọ thí kia phải đầy đủ nghe theo tùy ý dùng. Tức tùy theo chỗ hồi hướng đến người thí, truyền truyền sanh phước từ không cùng tận. Nếu chẳng phải vậy, thì liền hồi hướng đến kẻ kia, trái ngược tâm của thí chủ. Hồi hướng đến người thí chẳng những là không có phước, mà còn thêm tội nữa. Cho đến sau đó đọa vào đường ác để lãnh những quả báo. Đây không phải là điều dễ dàng nên dễ sân.
Hỏi rằng: Đoạn căn lành. Thiện tức là không còn căn, sao lại nói là sanh thiện ?
Đáp rằng: Điều này nên tạo ra hai.
Hỏi rằng: Tu Đà Hoàn sơ đạo vô lưu. Chẳng có vô lưu là những loại làm căn bản thì sao được A La Hán mà thối khởi tu đạo để phá phiền não. Phiền não thì chẳng có thiện căn làm gốc. Sao có thể sanh được ?
Đáp rằng: Sanh có hai loại nguyên nhân. Một là trước sanh nguyên nhân tức là có ba thiện căn. Lúc chưa tạo thiện, thì trước đó có thiện căn này rồi. Hay sanh chỗ làm thiện, cho nên có tên là nhơn sanh trước. Đầy đủ sanh nhân tức là tác ý, rồi suy nghĩ chọn lựa để sanh thiện. Chỉ lúc suy nghĩ chọn lựa mới lành sanh, nên có tên là đầy đủ sanh nhân. Nếu thiện căn chưa đoạn, lúc làm thiện, từ hai nguyên nhân sanh. Nếu thiện căn đoạn rồi, lúc làm thiện tức chỉ từ đầy đủ sanh nguyên nhân sanh. Nếu thiện sanh thì trở lại tiếp với ba căn lành, làm cho cùng với tâm lành được tương ưng. Đoạn thiện căn, chẳng thể là thiện căn. Thể đều diệt tận. Ngay vào tà kiến, lại chẳng có tâm lành và việc này liên tục nên gọi tên là đoạn. Nếu vô lưu đạo sanh, hữu lưu thiện căn, thể tức diệt. Tu Đà Hoàn sơ đạo vô lưu mà trước chưa có vô lưu thiện căn. Tuy từ đầy đủ sanh A La Hán thoái khởi phiền não. Ba bất thiện căn hết rồi lại do từ đầy đủ sanh, sanh nguyên nhân.
Hỏi rằng: Theo Tiểu Thừa, Phật thọ đồ cúng thí, ăn xong có đi vệ sinh không ?
Đáp rằng: Phật chẳng đi vệ sinh. Khi đồ ăn vào đến cổ, trong cổ có hàng ngàn sợi gân, thọ tất cả đồ ăn, ăn xong rồi biến thành máu thịt, cho nên chẳng đi vệ sinh. Chuyển Luân Vương có hai cách giải quyết. Một là đi vệ sinh bình thường. Hai là có hai chỗ đi ra bình thường của phàm phu nên có đi vệ sinh. Nếu lục thiên ăn thì gọi tên là Tu Đà. Tu dịch là Thiện; Đà dịch là Chơn thật. Vì đây là món ăn tinh diệu cho nên chẳng thành đồ bất tịnh.
Không bị cùng chung trói buộc nghĩa ấy là nghĩa diệt. Cùng chung trói buộc hết, thanh tịnh thì gọi là diệt. Như thí dụ phía trước dừng, nếu có câu sau mà có câu trước. Thiên Trúc hỏi Ni Lô Đà, đây là một việc có mười nghĩa chứa đựng tên Ni Lô Đà Lan lại gọi là Ni Lô Đà. Diệt lại gọi tên là Ni Lô Đà.
Bây giờ sẽ nói về nghĩa Diệt, chẳng nói về nghĩa khác. Lấy câu đầu tiên để phân biệt. Trong kinh Trung A Hàm có giải nghĩa về chỗ trói buộc này.
Kinh chép, Phật bảo Tỳ Kheo! Tham ái tại nơi mắt của ngươi, ngươi diệt trừ đi thì diệt hết tham ái. Cùng với sự trói chặt của thức. Tham ái tức bị phiền não trói buộc. Mắt và sắc, cảnh giới là sự trói buộc. Nếu diệt sự ràng buộc của tham ái, mắt và sự ràng buộc lại hoại diệt.
Kinh ví dụ rằng: Như người bị giam nơi lao ngục, bị kiềm tỏa trói chặt. Ngục ấy có sự trói buộc. Nếu đánh đổ được ổ khóa kia, lại thiệu diệt được ngục. Tức lìa khỏi hai sự trói buộc. Cả hai sự trói buộc ấy cộng lại buộc ràng chúng sanh nên mới cộng nghiệp. Giải thoát tham ái gọi là thanh tịnh. Giải thoát cảnh giới gọi là cùng tận. Đây tức là trừ được Vô Dư Niết Bàn. Tham ái diệt tức là Hữu Dư Niết Bàn. Cảnh giới diệt là Vô Dư Niết Bàn. Con mắt cũng như vậy. Tai mũi đều là lẽ tất nhiên. Ba cõi đều giải thoát nên có tên là tịch tĩnh. Ba cõi nguyên có hai loại. Một là ba đời lấy ba cõi làm tướng, cho nên chẳng rõ có kẽ ở trong pháp hữu vi, chẳng ở nơi tướng vô vi cho nên chẳng nói. Do tà tư duy cho nên khởi lên phiền não. Phiền não sanh ra nghiệp. Nghiệp lại sanh ra quả báo. Tức là có nhân quả tương sanh ở nơi ba cõi. Vô vi pháp không nhơn quả tương sanh, nên không có ba đời. Hữu vi pháp gốc là không, nên có sanh. Có sanh tức là có già chết. Vô vi pháp gốc nó là vô sanh. Vô sanh nên không già chết. Hữu vi pháp đầy đủ có hai loại. Ba tướng dao động nên tên gọi là tịch tĩnh. Tựu trung một phiền não có một giải thoát. 98 phiền não tức có 98 giải thoát pháp bổn lai chẳng sanh. Chẳng sanh tức là giải thoát. Chúng sanh điên đảo nên đối với sắc mà khởi lên tham trước. Nguyên nhân tham trước này mà sanh nghiệp. Nghiệp sanh ra quả báo. Phiền não đắm trước nơi sắc, chẳng thể gọi chỗ đối với không là cái lý, cho nên đối với vô vi, tức là sự tham ái này nếu bị đoạn, tức chứng được vô vi vậy. 98 hoặc có 98 nghiệp vô vi và quả báo theo đó. Phiền não không riêng có vô vi.
Chơn thật thiện gọi là diệu. Thiện có bốn loại. Một là chơn thật thiện. Hai là tự tánh thiện. Ba là tướng tạp thiện. Bốn là phát khởi thiện. Chơn thật thiện là Niết Bàn. Sanh tử là ác pháp. Niết Bàn là vô ác, chẳng từ nhơn duyên sanh, nên gọi là chơn thật thiện. Tự tánh thiện nghĩa là vô tham, vô sân và vô si, ba thiện căn bản. Đây là ba thiện căn bản chẳng có duyên theo. Tánh có thể đối trị với tham, sân, si ba ác. Niết Bàn thì không có ba ác. Điều này cùng Niết Bàn tương xứng nên nói là thiện. Giống như ba loại thuốc không duyên vào nhau, tánh hay tự trị bịnh. Dầu có thể trị gió, sửa có thể trị nóng, mật có thể trị đàm. Ba tướng tạp thiện là ý nghiệp thiện. Do đây cùng với ba thiện căn tương ưng, nên sanh tín trí và thiện khi tín trí sanh thì tâm và pháp trợ tâm cùng với ba thiện căn tương ưng tất đều thành thiện. Lúc chưa hỗn tạp thì ba thiện căn này mỗi mỗi có thể trị một loại ác. Tâm cùng với trợ tâm pháp chỉ cùng với ba thiện căn tương tạp, tức là không trị được dụng ác. Tướng lúc phức tạp tức có thể bị phá các việc ác. Như các loại thuốc lúc chưa hòa tan vào nhau còn tạp; mỗi cái có thể trị bịnh. Sau khi hòa tạp tức chẳng có chỗ không trị được bốn loại phát khởi thiện kia. Đây là thân khẩu thiện. Thân khẩu gốc chẳng thiện. Do ý nghiệp thiện nên phát khởi lên thân khẩu vậy. Thân khẩu sanh thiện giống như nước gốc không phải là thuốc mà trong thuốc ấy có nước để làm nóng lên. Do thuốc phát khởi nơi nước, làm cho nước trở thành thuốc. Ba thiện căn đều do tùy thuận chơn thật thiện mà được thành thiện. Ác là pháp thô. Vô vi vô ác là chơn thật thiện cho nên gọi là diệu hảo.
Hỏi rằng: Tâm và trợ tâm pháp cùng với ba thiện căn tương ưng trong một lúc đầy đủ cả ba thiện căn tương ưng không ?
Đáp rằng: Một lúc cùng với ba thiện căn tương ưng như tín, trí và hiện tiền. Tâm này được lý trí là vô si. Tham sân chẳng khởi tức là vô sân si.
Hỏi rằng: Tâm và trợ tâm pháp cùng với ba bất thiện căn tương ưng, một lúc đầy đủ cả ba bất thiện căn tương ưng chăng ?
Đáp rằng: Ác tâm hiện tiền, tâm này có lý ngược lại, mà cùng với vô minh tương ưng. Lúc khổ và tham tương ưng, chẳng cùng sân tương ưng mà tánh ác tương phản lại.
Hỏi rằng: Ba thiện căn thuộc tâm pháp chăng ?
Đáp rằng: Chẳng phải tâm pháp. Cố hữu là chẳng cùng với tâm tương ưng. Như Tăng Kỳ Đẳng Bộ nói: Tâm tánh chúng sanh gốc vốn thanh tịnh nhưng bị nhiễm ô khách trần. Còn tịnh tức là ba thiện căn. Chúng sanh từ vô thủy sanh tử đến nay đều có khách trần, tức là có phiền não, mà phiền não tức là tùy theo cái thấy của mắt để phiền não. Tùy theo mắt phiền não tức là ba bất thiện căn. Do có ba thiện căn mà sanh tín trí vậy. Tín trí mà sanh thì cùng với ba thiện căn tương phù. Cho nên nói là tương ưng. Do có ba bất thiện khởi tham sân bất thiện. Bất thiện lúc sanh cùng ba bất thiện tương phù, cho nên nói là tương ưng. Nếu khởi lên tà kiến đoạn ba thiện căn, thì ba thiện căn tạm diệt, nhưng không phải diệt hẳn. Sau đó sanh thiện thì lại tiếp tục làm cho sanh ra. Nếu đoạn mất ba thiện căn, đoạn tức là vĩnh viễn chẳng sanh. Cuối cùng có tên là vĩnh ly, như người ở giữa những oán tặc, lìa chưa xa thì chưa an ổn, không thể là an ổn tuyệt đối, nếu cả hai đều ra khỏi cảnh giới thì mới an ổn hoàn toàn. Bên trong họp lại cũng như thế. Nếu ở chỗ phiền não oán tặc, tức cả hai đều chưa được an ổn. Tuy có đoạn lìa, nhưng sự đoạn ấy chưa tận nên nghĩa an ổn chưa được chổ an ổn tối cao. A La Hán phiền não đều diệt tận, vĩnh viễn chẳng sanh lại. Đây chính là tối thắng an ổn. Tu Đà Hoàn thấy được chân lý phiền não cả hai diệt tận, vĩnh viễn chẳng sanh lại nữa, cũng được an ổn tối cao.
Để đối lại với tà đạo, nên có tên là Đạo. Có 96 loại Sa Môn hành tà đạo. Nếu thực hành giới, định, huệ chơn chánh đạo, thì được đến Niết Bàn. Để đối trị với tà đạo nên nói giới định huệ để làm đạo. Lại giải rõ điều này là đạo. Như người nói tâm này muốn đến một nơi. Trước tiên là phải tìm con đường, để cầu giải thoát thì đầu tiên phải tìm con đường xuất thế, mà giới định huệ là nơi có thể tìm, nên gọi là đạo. Để đối trị với chẳng phải chơn như nên gọi là như. Có hai cách giải. Một là làm rõ sự đối trị đó chẳng phải như lý. Hai là làm sáng tỏ sự đối trị ấy chẳng phải như thật hành. Bốn điên đảo cùng lý chẳng tương ưng, tức là chẳng phải chơn như, lấy thường lạc ngã tịnh đặt trong sanh tử, lấy vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, đặt nơi Niết Bàn. Bây giờ quán sự sanh tử là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Niết Bàn là thường, lạc, ngã, tịnh cùng với lý tương ưng tức là như.
Hỏi rằng: Niết Bàn của Tiểu Thừa là gì? Có chứng được ngã không? Ngã tức là tất cả pháp hay chẳng phải tất cả là vô ngã?
Đáp rằng: Tiểu Thừa là rõ các pháp trong vô ngã, cho nên gọi tên là Vô Ngã vậy. Niết Bàn hữu thể, có thể tức là có ngã pháp. Đối trị với việc làm chẳng như. Ngoại đoại có thường kiến, đoạn kiến. Thường kiến là cho ngã bất diệt đối với vị lai thọ báo. Vì quả báo ở vị lai, nên đối với hiện tại tu khổ hạnh. Phàm có 11 việc. Thứ nhất là ngồi luôn, thường ngồi chẳng đứng dậy. Hai là phát hạnh lớn, chẳng ở chẳng đi vào núi non hiểm nạn mà mang hạnh. Thứ ba là chẳng ăn, đoạn thực tự nhịn đói. Bốn là trường kỳ, chỉ đứng một chỗ. Năm là tùy theo mặt trời ở đâu mà xoay đầu về hướng đó để xem. Buổi sáng tức hướng đông, tùy theo mặt trời lên xuống quan sát chẳng giải đãi. Sáu là 5 nơi cứu, thường họa lửa nóng, lấy lửa mặt trời trên đầu, bốn phía toàn lửa nóng vây chung quanh. Bảy là giữ mắt, lấy mắt để nhìn một nơi, rồi chú mục vào đó. Tám là hướng về núi cao. Chín là gọi lửa. Mười là ngâm nước. Mười một là cúng dường chư Thiên. Tự chạy khỏi gân cốt, lấy đàn Tỳ Bà đàn để cúng dường chư Thiên. Đoạn kiến nghĩa là thân diệt, ngã lại cũng diệt. Chẳng có vị lai hiện tại. Tự tâm tạo tác các tội. Việc làm này chẳng cùng với chánh hạnh tương ưng, nên có tên là bất như hạnh. Bây giờ quán bất thường, bất đoạn, lìa hai bên đường, cùng tương ưng với thế giới của Niết Bàn, nên gọi là chánh hạnh. Sao gọi là Niết Bàn là thế giới có hai nghĩa: Một là đại lực nhân trấn thủ. Đại lực nhân ấy là Đức Phật và Độc Giác A La Hán, chứng được Niết Bàn chẳng có sai trái. Cho nên gọi là trấn thủ. Hai là oán tặc chẳng xâm nhập. Ở nơi Niết Bàn xa rời phiền não, tức là chẳng xâm nhập, không trồng có ba nghĩa. Một là bất khẳng khứ. Hai là Tị Lộ. Ba là Nghi Lộ. Nếu khởi ngã kiến, lấy sanh tử làm chỗ cuối cùng chẳng thể cầu Niết Bàn, tức là nghĩa bất khẳng khứ. Lìa dục tiến cầu, tu hành giữ giới tứ là Tị Lộ. Ở nơi vô lưu tám định chẳng biết thế nào là chánh, tức là Nghị Lộ. Nếu tu vô lưu huệ, phân biệt thị phi, tức trừ nghi lộ,chẳng đắm trước sanh tử, tức trừ được bất khẳng khứ. Tu vô lưu huệ hay trừ ngã kiến, giữ giới chấp nghi và phiền não. Niết Bàn chẳng phiền não tức là cùng với tướng của Niết Bàn. Điều này chẳng tà, nên gọi tên là chánh hạnh. Đối trị tất cả sợ hãi nên có tên là ra khỏi. Tất cả sự sợ hãi ấy Phật đã hỏi vua Ba Tư Nặc rằng: Có người nói có đại tiên từ phương đông đến đây. Đối với trên đất liền có mặt trời, như thế lần lượt rõ ra có người nói: Còn ba phương nữa có núi lớn đến. Nhà vua bây giờ tính như thế nào?
Vua trả lời với Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Đây không thể dùng lời ái ngữ mà được vậy, chẳng thể bố thí mà được vậy, chẳng thể tạo sự sợ hãi mà được vậy. Chẳng thể cùng binh lính mà được vậy. Chẳng phải lấy bốn phương tiện này để trị, như con đang chỉ nhứt tâm, mau tu nơi Bát Chánh Đạo để cầu xuất ly vậy.
Phật lại hỏi: Như lửa cháy trên đầu và áo của Ngài, tất nhiên Ngài phải dập lửa trước. Tu Bát Chánh Đạo cũng như thế sao?
Vua đáp: Bạch Đức Thế Tôn! Lửa cháy trên đầu và trên áo của con, cho nên con phải dập lửa trước, mới hết khổ. Nếu không làm như thế thì luôn luôn khổ. Nếu tu Bát Chánh Đạo tức vĩnh viễn lìa khỏi khổ. Còn tu Bát Chánh Đạo chẳng phải diệt lửa trước. Bốn phương núi tức dụ cho già, bệnh, chết, ái biệt ly khổ. Lão khổ hay hoại diệt tráng kiện, bịnh khổ hay đoạt sự mạnh khỏe, chết khổ hay khuynh loát đời sống. Ái biệt ly khổ hay quay mặt lại với sự an vui.
Phía trước tất cả là những nghĩa dị biệt mà ngài Thiên Thân (Thế Thân) sẽ giải nghĩa về chỗ sở chấp của Ưu Bà Đề Xá Sư (các Sư luận nghị).
Luận chủ nói: Như chỗ ta tin tưởng để giải, bây giờ sẽ nói có sanh thì có diệt, cho nên gọi là vô thường. Pháp hữu vi là có sanh diệt, chẳng được là thường. Sanh tức là có, diệt tức là không. Trước có sau không nên gọi là vô thường. Sanh sao chẳng thường sanh, diệt sao chẳng thường diệt, mà nói sanh diệt là vô thường?
Giải rằng: Sanh hoại thì diệt nên diệt là vô thường. Diệt lại hoại sanh nên sanh lại vô thường, tương dị tánh ấy gọi là khổ. Ngũ ấm là nơi các khổ tụ lại mà làm ngược lại tâm của chúng sanh, làm cho ở đây thọ khổ. Chúng sanh chẳng phải chẳng thọ thân, lấy y phục, uống ăn mà trưởng dưỡng, thế nhưng chẳng biết ân này hằng sanh các khổ não, ấy là điều sai nghịch của tâm chúng sanh. Đối với áo quần, ăn mặc tăng giảm thì hay sanh khổ não, muốn làm cho được an ổn, cho nên ngồi lâu lại sanh khổ. Riêng chỗ ngồi yên, ngồi lâu lại sanh khổ. Như trong bốn uy nghi hằng tương nghịch nhau, cho nên sự tương nghịch này do tâm chúng sanh và do duyên nơi cảnh giới chẳng chân thật làm ngược lại nên sanh là khổ. Thể lìa nên tên là không. Tất cả các pháp đều là giả danh, lại có nghĩa là vô hữu thể, hòa hợp nên sanh nghĩa của nguyên nhân. Đối với sự hòa hợp lập nên nguyên nhân cho nên sanh ra nghĩa của quả. Đối với chỗ sanh tạo nên quả làm nhân quả vô thể. Tại sao vậy? Căn trần hòa hợp có thể sanh thức, lìa căn trần phía ngoài, há lại chẳng có nguyên nhân là thể sao? Có nhân quả chẳng thể làm nên năng dụng chẳng có nhân quả. Đây là nhân quả, nên gọi là nghĩa, chẳng có tạo tác. Nhân vô thể, vô chân thật hay tạo tác. Vô năng dụng, quả vô thể, vô chân thật, hay thọ dụng, khổ lạc gọi là nghĩa. Trong đó không thể tức là thể lìa nghĩa, cho nên gọi tên là không. Không tự người nên tên là vô ngã.
Phật nói: Có pháp chẳng lìa 18 giới. Nếu nói có ngã, giới nào là chỗ nhiếp. Nếu 18 giới chẳng nhiếp, cho nên biết là vô ngã. Đây là nghĩa phá Phạt Tư Phất Đa La Khả Trụ Tử Bộ. Theo nghĩa ấy nói: Ta biến ra 18 giới, há có thể làm cho riêng một giới mà nhiếp ư? Nơi này chấp vào lời nói của ta, chẳng một chẳng khác là chẳng thể nói chứa giữ, làm cho phá đi, như nhãn căn và sắc trần là chỗ duyên vào. Nhãn thức là chỗ hay duyên vào. Căn duyên nơi trần nên sanh ra thức, làm cho trước tiên thành tựu chỗ duyên vào để phá. Ta biến tại căn trần, làm một chẳng khác một, nếu là khác, tức chỗ sở duyên. Có căn, trần, ngã ba pháp. Phật sao chẳng nói hai mà chẳng nói ba? Nếu nói có ngã khác đối với căn trần mà Phật chẳng nói vì chỗ sở duyên, ngã này tức vô dụng. Lại nữa, nếu nói căn trần khác, giỏi nói chẳng khác nghĩa tức là hoại. Nếu nói ngã và căn trần là một, tức duy chỉ có căn trần ở nơi nào có ngã? Tức ngươi nói chẳng phải một nghĩa lại hoại. Thứ đến thành tựu chỗ duyên vào để phá. Ngã và Thức là một hay khác một? Nếu nói khác tức có thể duyên vào hai loại. Nghĩa là ngã và thức, nếu có hai pháp, Phật sao chẳng nói? Tuy có mà Phật chẳng nói tức ngã vô dụng. Lại nữa, ngươi nói chẳng khác nghĩa tức là hoại. Nếu ngã và thức là một thì thức từ duyên sanh. Tức là hữu vi, Ngã lại là hữu vi. Ngươi lập ngã phi hữu, nhưng chẳng phải phi vô vi. Điều này nói là hoại. Lại nữa ngươi nói chẳng thể một. Điều này nói lại hoại. Nếu phá ngoại đạo tạo ngã, ngoại đạo lập nên nghĩa của ngã, mà tử trí thì chứng biết hữu ngã. Một là chứng trí, hai là so sánh trí. Ba là thệ trí, bốn là văn trí. Đây là bốn trí chứng tri hữu ngã. Ngoại đạo có đoạn thường, nhị kiến. Nếu đoạn kiến nghĩa là quan niệm thân này là ta, cho nên thân này diệt thì cái ta ấy cũng mất theo. Nghĩa là chính thân này thị hiện để thấy là có thân. Tức là chứng trí tuệ và biết là có ngã. Nếu thấy hơi thở ra vào ở năm uẩn thì đó là ngã tướng. Đã thấy được tướng này tức là biết có ngã.
Đây tức là so sánh trí tuệ với sự hiểu biết về ngã. Biết thân kia cũng có ngã. Tức là dụ cho trí tuệ biết là có ngã. Nghe Thanh Đế nói có ngã, tức biết là có ngã. Biết nghe tức là biết có ngã. Nếu thường thấy tức chỉ so sánh âm thanh hai loại trí tuệ và biết có ta nghe. Thường kiến nghĩa là vi trần và ngã kiến chẳng thể thấy chỗ chứng trí biết được. Lại nữa kẻ thường kiến hay nói ta là người hiểu được sự chứng biết đó. Điều này cho thấy rằng nơi mắt lòng trắng cho là mặt trăng. Giữa lòng trắng ấy có chấm đỏ, ấy là mặt trời. Lại khoảng giữa ấy có màu xanh, nói là hư không. Trong màu xanh ấy, người ta nói là ngã. Ngã tức là thường, cái này cũng có thể thấy vậy, cho nên chứng biết được chỗ ấy. Mặt trăng ấy tạo ra như người mẹ, mặt trời ấy tạo ra như người cha. Không gian ấy do Tự Tại Thiên tạo ra. Ngay thì chẳng phải do có nguyên nhân tạo ra nên là thường, cho nên gọi màu xanh ấy là không. Nếu bị che khuất tức chẳng thấy biết nên đây nói là không. Ngài Thiên Thân lần lượt phá điều ấy. Chứng biết chỗ biết chẳng quá bảy pháp. Tức là lục trần và thức. Lục trần và thức chẳng phải là ngã, há được chứng biết sao? So sánh trí tuệ và sự hiểu biết này như nhãn sắc và không, tác ý làm nhơn duyên sanh ra nhãn thức. Thức tức là chỗ sáng (hiểu biết) của mắt. Chỗ thấy ấy có chỗ dụng. So sánh bằng trí tuệ thì tất biết là có mắt. Ngã chẳng có chỗ dụng riêng. Với nghĩa gì để so sánh mà biết là có ngã vậy? Thí dụ kẻ trí như thấy cái nhà, bò, hình dung. Dụ ấy biết là bò rừng, hình dung. Lại nên biết như thế. Ngã lại chẳng chứng biết được chỗ biết. Lại chẳng giống như biết chỗ biết. Do chỗ nghe mà chấp ngã, cho nên Thánh Đế nói là có ngã. Ta tin âm thanh và lời nói của Thánh sư, vậy nên tạo ra ngã. Điều này chẳng phải như vậy. Thầy của ngươi nói có hai loại thường, đoạn. Nếu như Bạt Bà Lệ Kha. A Lại Già Dã, Ưu Lầu Ca v.v... là ba ngoại đạo, khởi lên thường kiến, chấp nói rằng có ngã, nói là có vị lai. Nếu mà Ha Lê Đa Văn, Đà A Luân La Già Na cùng với ba ngoại đạo khởi lên đoạn kiến, chấp và nói rằng vô ngã, chẳng nói có vị lai, chỗ nói Thầy của ngươi có, không, tự khẳng định. Há ở đây có thể chứng được có ngã sao? Lời nói chẳng phải tự người so với ngã để nói thì ngã là ngũ ấm chủ. Độc cư nơi ngũ ấm, giống như quốc vương, nước là chính mình sở hữu, chẳng cùng với ai cả. Nay làm cho rõ ngũ ấm là vô chủ, nên nói là vô tự nhân. Cho nên gọi là vô ngã.
Hỏi rằng: Ngoại đạo làm rõ cái ngã có chỗ dụng để làm gì? Nếu có chỗ dụng, tức có thể so sánh với chỗ hiểu biết?
Đáp rằng: Nói ngã ngoại tướng có năm, bên trong có chín. Đây là chỗ chấp trước của Ưu Lầu Ca. Ngoại tướng có năm ấy là: Một là chỗ hơi thở ra, hai là chỗ hơi thở vào, ba là chỗ nháy mắt, bốn là chỗ thấy, năm là thọ mệnh. Đầy đủ năm tướng như thế cho nên biết là có ngã. Ngã tướng tức là ngũ dụng. Bây giờ phá đi. Nếu phía trước bốn tướng ấy biết là có ngã thì như cái trứng, trước chẳng có bốn tướng. Há lại có ngã sao? Nghĩa này như thế nào? Tuy vô tiền tứ tướng, có năm tướng, tức biết có ngã. Lại phá đi thọ mệnh tức cùng với thân tướng tiếp nhau, người làm sáng cái ngã được giải thoát thì ngã ấy tức lìa khỏi thân. Lúc ngã lìa khỏi thân tức lại chẳng có thọ mệnh. Há được thọ mệnh chứng biết có ngã sao? Tướng bên trong nói ngã là thường, tâm như lân hư (cực vi nhỏ nhất) tâm lại là thường. Riêng có pháp và vi pháp. Pháp tức là thiện, phi pháp tức là ác. Pháp, phi pháp có thể làm cho tâm ta cùng hợp. Tâm ta cùng hợp để sanh chín pháp. Từ tâm ta sinh ra giác, có thể hiểu biết vậy. Từ giác sanh ra khổ lạc. Từ khổ lạc sanh dục ghét bỏ. Đối với lạc sanh dục. Đối với khổ khởi sanh lên sự ghét. Tử dục ghét gỏng sanh ra công lực làm cho cường lực dục diệt khổ cầu lạc. Từ công lực sanh ra pháp và phi pháp. Nếu với kẻ thường kiến, so với có vị lai. Đối với hiện tại tu khổ hạnh gọi là pháp. Đối với kẻ đoạn kiến, cho rằng không có vị lại. Đối với hiện tại tâm thường tạo ra các việc ác, nên gọi là phi pháp. Từ pháp, phi pháp sanh ra sự tu tập. Tu tập thuần thục, dụng này mau hết. Tu tập tức là nhân lực. Tu tập nên nhớ nghĩ những việc quá khứ. Do biệt hữu pháp và phi pháp hợp lại, cho nên trong chín pháp ấy sanh ra pháp và phi pháp. Có lúc thì làm lành, có lúc thì làm ác riêng có pháp và phi pháp, phàm có năm loại việc. Một là có thể sử dụng lửa bay lên. Hai là có thể sử dụng gió thổi quanh. Ba là có thể làm cho đất nước chìm xuống. Bốn là có thể làm cho những loại nhỏ nhất hòa hợp. Năm là có thể làm cho tâm ta hòa hợp. Ngoại đạo có hai tai họa. Một là trung gian tai. Hai là hỏa tai. Trong trung gian tai ấy, phàm trải qua 300.000 câu ti, tức là 300.000 câu ti kiếp, thì 100.000 câu ti lửa, 100.000 câu ti nước, 100.000 câu ti thế giới gió. Đối với lúc hỏa tai, thế giới trong một kiếp giảm, một kiếp sanh thì nước gió lại cũng như vậy. Mất tức là những bụi lớn mất, gốc của những vật cực nhỏ tướng ấy lìa mà còn trụ, sanh tức là pháp và phi pháp, làm cho hòa hợp. Pháp hợp làm con đường lành. Phi pháp hợp lại làm con đường ác. Vì trần gốc tức hợp lại, từ đây tăng trưởng, lại sanh ra bụi trần, rồi thành thế giới. Tâm ta lại đuổi theo trần bên ngoài rồi ly hợp, độ 300.000 câu ti, ở khoảng giữa hỏa tai đầy ắp, cho đến khi có hỏa tai thì trải qua 300.000 câu ti, thế giới hướng đến sự diệt vong. Gốc của vi trần hướng đến tướng lìa mà tụ lại. Tâm ta cũng hướng đến tướng nào mà trụ, tức ta từ từ được giải thoát độ 300.000 câu ti hỏa tai này rồi pháp và phi pháp lại làm cho hòa hợp trở lại.
Hỏi rằng: Lửa sao lại sanh? Gió sao lại thổi? Đất nước sao ở dưới?
Đáp rằng: Lửa có thể thành tựu đồ vật, mà lửa chẳng thể bay lên. Chúng sanh chẳng thể thành thục đồ vật ăn uống. Lại nữa lửa có ánh sáng. Chính là trí tuệ vậy. Tại nơi Tự Tại Thiên, thân ở vào sáu đường. Từ tâm hướng thượng, là người ở cõi trời. Từ tâm hướng hạ đến rốn là hướng đến A Tu La và ngạ quỷ. Từ rốn đến chân là súc sanh địa ngục. Người trời có ánh sáng trí huệ nên ở trên. Lửa có ánh sáng là chủ đối với trí tuệ nên ở trên. Gió lại chẳng ở một bên, chúng sanh tức chẳng được đến đi, như thuyền ở biển. Gió lại chìm xuống rồi nổi lên, thuyền tức chẳng thể tiến được. Do gió thổi nên có đến đi. Đất nước lại ở phía dưới, tức chúng sanh không có nơi nương tựa. Đất nước tối tăm sanh chỗ cảm xúc địa ngục súc sanh, cho nên ở phía dưới. Địa ngục súc sanh tối tăm nên có cảm, cho nên ở dưới đất. Đất nước tối sanh cảm, nên ở dưới.
Vì muốn vĩnh viễn được giải thoát, nên tu bốn pháp: Giới, bố thí, khổ hạnh, thiền định. Từ bốn pháp này mà sanh chánh pháp. Kẻ được chánh pháp là kẻ đắc đạo. Từ chánh pháp sanh lạc, sanh trí. Kẻ trí lại là thọ quả báo vui của trời. Trí huệ sau đó đoạn pháp và phi pháp. Ta và tâm có tướng vĩnh viễn xa lìa. Chín pháp vĩnh viễn chẳng thể sanh lại được. Tức vĩnh viễn được giải thoát. Nếu phá ngã kiến là lân hư (cực nhỏ) thì sự chấp này tự hoại.
Luận rằng: Ái dục có bốn loại:
Một là chấp ngã chẳng phân biệt ái dục.
Hai là chấp có ngã, chẳng phân biệt, lại có ái dục.
Ba là chấp có ngã, có hơn thua là phân biệt lại có ái dục.
Bốn là nối kết có tướng tiếp tục với ái dục.
Sau đây lần lượt sẽ giải thích.
Một là chấp ngã. Đối với hiện tại chấp nói trong thân này có ngã mà chẳng phân biệt. Chấp một ấm là ngã cùng với ấm chẳng phải ngã, lại chẳng phân biệt. Ngũ ấm đều chẳng phải ngã, mà đối với ngã sanh ái. Đối với ngã, sắc, hương, vị, xúc v.v... cùng cảnh sanh tâm nhiễm trước, nên có tên là dục. Ngã và ái là kiến đạo phải phá. Dục là tu đạo phải phá.
Đệ nhị ái dục là kẻ thường kiến, nghĩa là ngã bất diệt được đến vị lai, nên gọi tên là ngã phân biệt, chẳng khác với hướng giải thích vị lai, nói là có ngã. Đối với ngã ấy sanh ái. Đối với ngã sở lục trần sanh nhiễm trước, cho nên gọi tên là dục.
Đệ tam chấp có ngã như hướng giải thích lại chẳng phân biệt có hơn thua. Kẻ phân biệt là phân biệt vị lai ngã, hoặc thọ khổ, hoặc thọ lạc. Hoặc đối với trên đất sanh. Hoặc ở nơi dưới đất sanh. Điều này tức là nghĩa hơn thua. Lại có ái dục chẳng khác hướng đã giải thích.
Đệ tứ ái dục luận văn cho đến chẳng nói chấp ngã, lại là chấp ngã ái dục, chấp ngã vô phân biệt chẳng khác hướng giải thích. Nghĩa là ngã chẳng diệt, được đến vị lai. Đối với vị lai, sanh ra chỗ khởi lên chỗ nhiễm trước. Nghĩa là thân này tức do ái, sau đó kết thành thân. Trước sau có hai đời sống tương tục chẳng dứt, nên nói là kết lại, có sự tương tục ái dục chẳng khác với hướng giải thích.
Luận rằng: Trong kinh Phật nói ngũ ấm là căn bản của ái dục. Ái dục khi khởi lên, ái dục làm chỗ sanh, ái dục duyên vào đó. Kinh kia cũng nói ái dục có bốn loại. Luận ấy lần lượt liệt kê ra bốn tên, sau đây giải thích. Giải về nguyên nhân rằng. Một là ái dục nơi ngũ ấm là chỗ căn bản đầu nên gọi tên là nhân. Như chủng tử là quả. Căn bản nghĩa là cái nhân ban đầu. Theo kinh văn, ái dục là gốc. Tức ái dục là nguyên nhân. Bây giờ giải nghĩa là nhân căn bản, nói là căn bản đầu tiên. Đầu tiên đối với hiện tại chấp ngã nên sanh ra ái dục. Ái dục này tức có cảm vị lai quả lực, nên gọi tên là ban đầu. Như có chủng tử liền có sanh lực của quả, cho nên nói như quả cùng chủng tử.
Giải thích tiếp theo rằng đệ nhị ái dục là ngũ ấm tập khởi, hay làm cho quả đến. Giống như hạt mầm và kết quả. Đệ nhị ái dục này duyên vào vị lai có ngã và các trần sanh ra, vì ái dục rồi hòa hợp, có thể làm cho quả vị lai hiện tại vậy. Tâm ái dục ấy là tập khởi. Giống như hạt mầm cho đến khi ra hoa hay sanh trái và thời tiết, hạt, lá cùng hoa. Quả tức là trái.
Giải thích tiếp chỗ sanh về đệ tam ái dục là ngũ ấm sanh, hay sanh ngũ ấm tốt xấu, giống như quả cùng đất, nước, ruộng v.v... có hương vị lực biến thục, cảm đức vậy. Đệ tam ái dục phân biệt vị lai có hơn thua. Lúc thọ báo thì có lên xuống. Do đệ tam ái dục làm cho vị lai hơn thua và quả báo có thể sanh ra. Đệ nhị dần dần quả ấy thật có. Bây giờ nói quả ấy lại chấp quả ấy thật có, rồi quả ấy sanh ra nơi ruộng, nước và đất v.v... vì quả tạo thành duyên, tăng trưởng thành hương vị. Ruộng kia có tốt xấu và các lực dùng vào đó chẳng giống nhau. Quả đối với việc ấy sanh hương vị. Tùy theo duyên có khác nhau lại cũng như vậy. Tùy theo ái dục phân biệt nên có quả có tốt xấu, hương nương vào chánh lượng bộ và nghĩa của ngoại đạo lập thành.
Nghĩa có ba loại. Một là thơm, hai là hôi, ba là trung bình. Trung bình có nghĩa là không thơm không hôi. Nếu là dư bộ thì dừng ở chỗ hương thơm và mùi hôi. Chẳng có phân biệt dư khí, mà thơm hôi mỗi cái đều có hai loại. Một là tăng, hai là tổn. Như xạ hương, người ngửi tức tăng nơi lỗ mũi, có lân hư trần (hột thật nhỏ). Những con trùng nhỏ nghe mùi thơm này, tức tổn lỗ mũi lân hư trần, phẩn thì hôi. Nếu người ta ngửi sẽ tổn lỗ mũi lân hư trần. Heo, chó ngửi thì tăng nơi lỗ mũi lân hư trần. Mùi vị có 7 loại. Nghĩa là ngọt, đắng, cay, tạc, giam, rít, đục... gồm vị của nước. Kẻ rít vào như sanh cản trở. Mùi vị màu tro nghĩa là luôn cho vị đạm lên lỗ tai. Kẻ có sức lực thì có 10 loại. Tức là nhẹ, nặng, lạnh, nóng, rít, cốt, cứng, mềm, mòn, khô. Quả đã thuần thục có nước như trái Lâm Cầm. Bên trong thịt của nó khô, biến hóa thành thục có 3 loại. Một là ngọt, hai là chua, ba là cay. Ở đây có 3 vị, ba vị ấy gọi tên như thế, khi ăn trái ấy vào bụng thì biến hóa thành nhạt, gọi là ngọt, biến hóa thành nóng gọi là chua, biến hóa thành gió gọi là cay. Nhạt là thể ngọt, nước nhiều cho nên gọi chất nhạt ấy là ngọt. Nhiệt thể làm cho tạc vào cổ nên sanh nhiệt gọi là chua. Thể gió hay làm cho thân, mặt rít lên. Thể khô không láng mà rít, nên có tên là rít. Thân người có 3 phần. Từ tim trở lên là nhạt, từ tim trở xuống rốn là nóng, từ rốn trở xuống chân là hơi gió. Ba phần này nếu đều nhau thì thông suốt tức là điều hòa chẳng bệnh. Nếu ứ lại không thông sẽ trở thành bệnh. Đây là 6 vị biến hóa chẳng đồng. Ngọt bùi hai vị thuần thục thành ngọt, vị tạc thành thục trở thành chua. Đắng, cay, rít, ba vị thành thục trở thành cay rít. Kẻ uy đức dùng thuốc cây lá tự có uy đức, hoặc rễ cây cũng có thể ra ánh sáng, hoặc có thể chạy vào chỗ quỷ. Hoặc có thể trừ độc như thuốc Ma Già sanh ra tất cả dược thảo, nhưng lại chẳng có độc. Lực quả tùy duyên mà có chỗ bất đồng. Giống như chúng sanh cảm báo sai biệt vậy.
Giải nghĩa chữ duyên. Đệ tứ ái dục là do ngũ ấm duyên vào mà sanh ra. Ngũ ấm từ đây mà khởi đi. Như quả duyên nơi hoa đã trổ rồi sanh ra vậy. Đệ tứ ái dục nhiễm trước là vị lai sanh ra, kết thành hai loại tương tục nhau. Vị lai của ngũ ấm duyên vào đây mà khởi lên. Tên là duyên vào nơi đệ tứ ái dục, như duyên vào hoa trổ rồi thì sanh ra trái. Việc ấy xong rồi gọi tên là diệt. Việc ấy tức có 12 duyên sanh.
Đây là nguyên nhân, nhân ấy đoạn mất chẳng tương tục thì gọi là diệt. Tức là sáng tỏ đệ nhất ái dục đoạn thì làm cho 16 đế (chân lý) có 16 vật ấy diệt phía dưới bốn, mỗi cái có một pháp làm thể, chẳng khổ nên có tên là tịch tĩnh. Khổ chẳng làm khổ thọ là lời nói. Từ trước sanh ra quả này. Đây gọi là quả của sự khổ. Phía trước rõ nhân đoạn, làm rõ quả không. Nếu quả lại sanh huyên động chẳng phải ta, há xương là tịch tĩnh, lại do quả không vậy. Cho nên tịch tĩnh. Điều này tức là làm rõ cái không của đệ nhị ái dục. Đệ nhị ái dục là từ ái dục đầu tiên sanh, tức là quả vô thượng, nên gọi là mỹ diệu. Tối thắng chẳng sai, chẳng sánh, nên nói là vô thượng. Tức làm sáng tỏ cái không của đệ tam ái dục. Đệ tam ái dục phân biệt hơn thua bây giờ làm rõ chỗ thắng không thua, tức trừ hơn thua, ái dục chẳng thể trở lại. Gọi là vĩnh viễn xa lìa chẳng trở lại. Chẳng nghĩa là vĩnh viễn xa lìa, làm cho ra khỏi chẳng trở lại cho nên gọi tên là vĩnh ly. Tức là sáng cái không của đệ tứ ái dục. Đệ tứ ái dục là kết chặt và làm cho tương tục. Đây là trở lại sanh tử, làm cho đoạn lìa sự kết chặt, chẳng còn trở lại, chẳng có tâm sở hành nên gọi tên là Đạo.
Đạo tức là giới, định, tuệ làm thể. Từ vô lưu tâm sanh ra hành. Vô lưu tâm tự nó có 3 loại: Một là thành thục, hai là ngay thẳng, ba là sáng sủa. Thành thục thì không có giới hạn, sáng sủa thì chẳng có mê mờ, ngay thẳng tức là đúng vậy. Được tu huệ, lìa tán loạn thì gọi là thuần thục. Nên thuần thục chẳng thể thối lui mất mát vậy. Nếu tâm mờ ám tức cảnh mê hoặc. Do sự sáng suốt mà chẳng mê. Nếu có tà gá vào, tức chẳng gọi tên là ngay thẳng. Chánh chẳng phải tà nên gọi tên là ngay. Ngay thẳng mà không tạp, nên gọi là chơn. Vô lưu tâm tức đầy đủ ba đức này nên sanh ra đạo, lại cũng đầy đủ ba đức, thông đạt chơn thật cảnh nên gọi là như. Cùng với bốn đế lý chôn thật cảnh giới tương xứng cho nên gọi là như vậy. Quyết định gọi đây là chánh hạnh. Như kinh nói, tuy đây là đạo mà chẳng có đạo khác, vì thấy thanh tịnh nên chẳng hơn, chẳng sánh nên có tên là quyết định. Lại nếu có một pháp hơn pháp này tức thành bất định. Lại nếu có biệt pháp sánh với pháp này, lại chẳng phải là định. Bất định tức chẳng được xưng là chánh định vậy.
Luận dẫn trong kinh, chứng minh định nghĩa nói đây tuy là đạo chẳng có pháp nào sánh bằng nên hơn hẳn. Do vậy nói chẳng có con đường khác vậy. Thấy có hai loại. Một là tích kiến, tức là năm việc thấy. Hai là chánh kiến, tức là tận biết. Tận biết tức là A La Hán, đoạn trừ phiền não rồi, cuối cùng được trí. Hay đoạn trừ tích kiến (thấy hẹp hòi), được A La Hán chánh kiến. Nói là sự thấy thanh tịnh. Nếu giải rõ về chỗ thấy đạo, thì có 13 tâm, lại cũng được gọi tên là chánh kiến, mà hay có thể thấy thanh tịnh, gọi tên là chánh hạnh, cho nên chỉ có chánh hạnh là Đạo. Ngoài điều này ra sao có được con đường khác? Cứu cánh độ gọi là ra khỏi. Diệt đế tức là cứu cánh, mà cứu cánh thì chẳng sanh vậy. Vô lưu trí đoạn trừ phiền não, vượt qua các lưu, chứng được vô vi, nên gọi là độ. Vô vi tức là cứu cánh, chứng được vô vi đạo lại là cứu cánh vậy, mà diệt đế, cứu cánh gọi tên là mục, độ gọi là cứu cánh, mà cứu cánh độ xưng là xuất ly.
Luận rằng: Trong kinh lại cũng nói chúng sanh có bốn loại thấy. Một là thường kiến, hai là lạc (vui) kiến, ba là ngã sở kiến, bốn là ngã kiến. Phật vì phá bốn loại thấy này mà nói vô thường, khổ, không, vô ngã. Giải thích từ ngữ này thì khởi lên chỗ thấy, tất nhiên trước tiên khởi lên ngã kiến. Lúc khởi lên ngã kiến tức khởi lên đầy đủ ba cách thấy. Khởi ngã kiến thì cho ngã là thường. Tức khởi lên thường kiến, ngã tức là thường. Như con dao chẳng thể phá lửa, chẳng thể thiêu, tức chẳng thể hoại. Đây tức là lạc (vui). Tức là lạc kiến, tức là cho có ngã và ngã sở. Tức là thuộc về ta, tức là thấy thuộc về ta. Nếu phá ngã kiến cùng với ba cái thấy ấy đều bị phá. Tăng Khư Bì Thế Sư lại khởi lên thường kiến nói: Không chỉ là có, có chẳng là không. Tất cả pháp không tức thường là không. Không chẳng thành có được. Có tức là thường hằng có. Có chẳng thành không được. Tất cả pháp đều là thường, hiện thấy tất cả pháp có sanh diệt. Đây là chuyển khác vậy, chẳng có thể sanh bắt đầu, chẳng có thể diệt sau cùng, như vàng vẫn chuyển thành vàng. Thể của vàng chẳng hề sanh diệt. Thuyết này là tự tánh sanh không và năm đại. Năm đại lại sanh ra ngũ căn.
Hỏi rằng: Sao gọi là tự tánh sanh không?
Đáp rằng: Không cùng thanh đều khởi lên, không là gốc, thanh là ngọn. Thanh là không, đức không ấy thật nhỏ, chẳng vật nào có thể phá được. Tự tánh sanh gió và cùng với xúc khởi. Gió là gốc, xúc là ngọn. Xúc tức là cái đức của gió. Gió thô, không vi tế, mà không lại phá gió, gió tạp đối với không. Gió tức là đầy đủ cả hai đức. Tự đức là xúc và tha đức là thanh vậy. Tự tánh sanh lửa, lửa và màu sắc cùng sanh. Lửa là gốc, màu sắc là ngọn. Màu sắc tức là lửa đức. Lửa thô, gió tế. Gió đến phá lửa, lửa tạp đối với gió. Lửa có đầy đủ ba đức. Tự đức là màu sắc, tha đức là tiếng nói. Tự tánh xúc sanh nước, nước và mùi vị cùng sanh. Nước là gốc, mùi vị là ngọn. Mùi vị tức là thủy đức. Thủy thô, hỏa tế. Lửa đến phá nước. Nước tạp đối với lửa. Nước đầy đủ có bốn đức. Tự đức là mùi vị, tha đức là tiếng nói, sắc, xúc vậy. Tự tánh sanh đất. Đất cùng với mùi thơm cùng khởi lên. Đất là gốc, mùi thơm là ngọn. Mùi thơm là địa đức, đất thô mà nước tế. Nước đến phá đất. Đất tạp đối với nước. Đất đầy đủ có năm đức. Tự đức là mùi thơm, tha đức là âm thanh, sắc, xúc, vị cũng vậy. Ngũ đại tạo nhân sanh ra ngũ căn. Ngũ căn là quả, Không sanh ra vậy. Vậy là hoàn lại chấp không. Tự đức chẳng giữ tha đức kia. Tuy nghe đối với âm thanh mà chẳng thấy sắc vậy. Gió sanh da, da tức là da thịt. Da trở lại chấp gió. Tự đức tuy chấp xúc nhưng chẳng giữ đức kia, mà lửa sanh mắt, nước sanh lưỡi, đất sanh mũi. Loại trước hai điều có thể giải được. Ngũ căn tức là ngũ đại sanh. Ngũ căn diệt rồi hoàn quy trở lại ngũ đại, mà căn diệt rồi thì trở về không. Cho đến tỉ căn diệt rồi trở về với đất, cho nên các pháp là thường. Phá thường kiến làm sáng cái có này, có diệt tức là trước không, sau không, nên nói là vô thường. Lời nói này không chẳng phải có. Làm cho sáng tỏ chưa có cái có. Chưa có cái có tức là không. Gốc là không, bây giờ thành có, tức không chẳng hằng không. Điều này nói có chẳng phải không. Bây giờ làm rõ cái này có cái không. Trước là có bây giờ thành không, tức có chẳng thường có vậy.
Hỏi rằng: Lửa sao có thể phá được nước?
Đáp rằng: Màu sắc là lửa đức (cái đức của lửa). Trong nước có màu tức là lửa phá nước vậy.
Hỏi rằng: Thế nào (cái gì) là tự tánh mà nói có thể sanh ra?
Đáp rằng: Có ba loại pháp. Một là tự tánh, hai gọi là người, ba là biến dị. Ba loại này đầu tiên gọi là tự tánh, người hay gọi là người. Biến dị lại có tên là tự tánh. Lại có tên là biến dị cho nên đối với nó, đầu tiên không biết, nên không được gọi là người, chẳng thay đổi nên chẳng được tên là biến dị. Cho nên lại xưng là tự tánh vậy. Người có biết không thể thủ chẳng được gọi là tự tánh, chẳng chuyển đổi nên chẳng được gọi là biến dị, chỉ được gọi là người từ ba đức đến tất chẳng biết. Điều này có thể sanh rộng ra, sau đó có tên là tánh. Từ kia sanh có chuyển đổi nên gọi là biến dị vậy. Ba pháp tất là thường, trước hai kia là thường mà chẳng chuyển khác. Sau đó một là thường mà hay chuyển khác như tánh của vàng chẳng đổi mà có hoại sang loại khác. Người tức là ngã. Tự tánh như người mù có thể đi mà chẳng thấy người đi đường, như có mắt mà không thấy người có chân. Có thể thấy, chẳng thể đi. Tự tánh có thể làm mà chẳng hề hay biết. Người có thể biết mà chẳng thể làm. Người và tự tánh hợp lại tức sanh biến dị tự tánh.
Phàm tự tánh có tám loại. Một là căn bản tự tánh, hai là ba đức của tự tánh, ba là đại tự tánh, bốn là ngã chấp tự tánh, năm là duy trần tự tánh, sáu là đại thật tự tánh, bảy là tri căn tự tánh, tám là nghiệp căn tự tánh. Ba trong một là căn bản tự tánh bổn lai có từ căn bản tự tánh sanh ra bảy loại tự tánh. Bảy loại tự tánh ấy cùng với biến dị tự tánh. Từ căn bản ấy sanh ra ba đức tự tánh. Ba đức ấy tiếng Ấn Độ gọi thứ nhất là Tát Đỏa, chẳng thể phiên dịch được, nên nói là diệu hữu. Khi các vật này sanh, toàn là thể tinh diệu. Hai gọi là A La Xã, phiên dịch đúng là trần (bụi) động mà hay nhiễm, nhiễm nên gọi là trần. Ba gọi là Đa Ma, dịch đúng là tối, đây là cái thể ấy vậy. Nếu nói về nghĩa thì thứ nhất là khinh quang (ánh sáng nhẹ), thứ hai tên động trì, thứ ba tên động tắc (lấp kín) tất cả pháp hoặc trong hoặc ngoài. Chẳng ra khỏi ba loại này.
Trước luận về ngoại luận. Ngoại pháp có bốn ngoại luận. Không đại và hỏa đại là khinh quang. Phong đại là động trì, mà có thể mang vật làm cho chẳng đọa lạc. Địa, thủy là trọng tắc (lấp sâu) thể này nặng mà chôn nơi tối, ước chừng sáu cõi. Trời là ánh sáng nhẹ. Người là động trì. Bốn ác thú là trọng tắc (chôn sâu). Trong nội pháp luận thì xả, thọ là khinh quang, lạc thọ là động trì. Tâm động giao mà chấp chặt đối với cảnh. Khổ thọ là trọng tắc. Trí tuệ là khinh quang. Tham là động trì. Sân si là trọng tắc vậy.
Trước tiên ba đức sanh ra, trong ấy diệu hữu hiển thị đầu tiên, ngoại pháp chưa hiển sau đó mới hiển. Từ ba đức tự tánh sanh đại tự tánh. Đại tức là giác, giác tức là biết cái gốc, có giác tế của dụng. Từ đại tự tánh sanh ra ngã chấp tự tánh. Chấp nói là có ngã và những thứ khác. Hoặc là nghĩa của Tăng Khư là từ ngã chấp sanh ra duy trần. Duy trần sanh ra đại thật. Nếu là nghĩa của Bi Thế Sư thì từ đại thật sanh ra duy trần.
Bây giờ nương tựa vào trước để giải thích. Nói là duy trần là duy có năm trần, trừ pháp chưa hiểu. Từ năm trần sanh đại thật tức là ngũ đại. Tất cả pháp chẳng có thể ra ngoài, cho nên gọi là đại vậy. Thật là tất cả pháp, đến đi đều ở trong năm thứ này. Tất cả pháp tự có biến dị. Thể này thường tại chẳng khác. Như nhãn căn hoại thì hoàn lại không đại. Nhãn căn tự hữu hoại. Không đại chẳng hoại, cho đến tỉ căn về với đất lại cũng như thế, cho nên tên là thật vậy. Từ đại thật sanh trí căn. Nhãn và ngũ căn có thể biết vậy. Từ trí căn sanh ra nghiệp căn. Nghiệp căn có năm. Một là miệng, hai là tay, ba là chân, bốn là các lỗ, năm là nam nữ căn, miệng hay nói là ngữ căn. Tiếng nói tức là khẩu nghiệp. Tay tức là tróc căn (căn nắm giữ), tróc thuộc về khước nghiệp. Khiếu là phóng căn, hay phóng ra đổ dơ bẩn. Phóng ấy là khẩu nghiệp. Nam nữ căn hay sanh ra con gái, sự sanh là tử căn. Sanh con thì nam nữ căn là nghiệp vậy. Đây tức là 25 câu, thật đế nghĩa. Ngũ nghiệp căn, ngũ trí căn, ngũ trần ngũ đại là tổng cộng 20. Ngã chấp là 21. Đại là 22. Ba đức là 23. Người là 24. Tự tánh là 25 vậy.
Hỏi rằng: Ngũ đại luận 3 đức. Ngũ đại chỉ nên thuộc về đại thật. Cái ấy thuộc về ba đức nào?
Đáp rằng: Thể tánh này thuộc về ba đức. Ngũ đại tự thuộc về đại thật. Do như một mầm chia ra làm nhiều mầm, hoặc khắc nơi ngựa; hoặc khắc nơi voi. Ngựa voi tuy có thể tánh khác là năng. Ngũ đại lại cũng như vậy. Ngũ đại tự thuộc về đại thật, theo thể tánh mà tương nhiếp. Tự thuộc ba đức. Trước nói tự tánh sanh không, tức là nói căn bản, tự tánh có thể sanh vậy. Tăng Khư nghĩa này làm sáng tỏ nguyên nhân trong ấy đầy đủ có quả. Như cây Bát Đa, trong trái ấy có đầy đủ cành lá hoa quả. Tự tánh ở trong đây cũng đầy đủ bảy loại biến dị tự tánh. Người và điều này cùng hợp lại thì bảy loại tức lần lượt hiển thị, nên gọi là sanh, không trước thì chẳng có sau, có tên gọi là sanh vậy.
Hỏi rằng: Ba đức có trí tuệ cùng ba phiền não duyên vào vật làm cảnh?
Đáp rằng: Điều này là pháp diệu hữu, chẳng duyên theo cảnh để khởi. Như nhà Phật có ba thiện căn, ba bất thiện căn lại cũng duyên vào để khởi sao?
Hỏi rằng: Ba đức trong ấy có trí tuệ. Đại nói là giác thì cái nào là biến dị tự tánh tất chẳng biết sao?
Đáp rằng: Người là biết, người có thể biết bảy loại biến dị tự vô tri dụng. Như người phá nên gọi tên là đạo. Vì có thể hay phá vậy. Đạo thật chẳng thể phá.
Hỏi rằng: Duy trần là sắc và năm trần. Vì sao dụng trần đến hiển đạt thật vậy?
Đáp rằng: Ngũ đại và lân hư (cực nhỏ) chẳng thể thấy sắc và ngũ trần là các ngọn của ngũ đại. Thấy ngọn tức rõ được gốc. Sắc và ngũ trần chẳng phải lân hư cho nên có thể thấy vậy.
Hỏi rằng: Tự tánh hay sanh, lại cũng hay biến đổi. Tam đức hướng đến tự tánh là chỗ sanh, chỗ biến đổi. Hướng đến đại là có thể sanh, có thể biến. Vì sao mà tự tánh có thể sanh, rồi được gọi là thọ sanh, hay biến, chẳng được gọi là thọ biến, mà tam đức thì đều thọ đủ cả hai tên?
Đáp rằng: Năng biến, năng sanh đó gọi là nguyên nhân. Sở biến, sở sanh đó gọi lả quả. Gọi thẳng là biến, gọi thẳng là sanh. Đây gọi là quả. Quả khởi thì biến ra sanh. Nguyên nhân hết, thì có thay đổi ra sanh. Bây giờ nói tự tánh có thể sanh tức là hay biến. Nói có thể biến là hay sanh vậy. Điều này chẳng phải là sở biến, chẳng gọi là được thọ biến. Tam đức đều có hai nghĩa cho nên gồm cả hai tên vậy.
Hỏi rằng: Vì sao có thể sanh tự tánh?
Đáp rằng: Năng sanh là gốc. Gốc ấy là nghĩa của tự tánh, cho nên gọi tên là thọ tự tánh.
Hỏi rằng: Người cũng là gốc. Vì sao lại chẳng có tên là thọ tự tánh?
Đáp rằng: Ở đây chẳng có chỗ tác dụng, chẳng thể biến thành khác vậy, chẳng gọi là thọ tự tánh. Kẻ vui thấy Ni Kiền Tử khởi kiến. Nghĩa là nói sanh tử chân thật là vui. Niết Bàn chân thật là khổ. Điều này được giải thích rằng. Như người chỉ có một tay và một mắt khổ chăng? Nếu là khổ, một tay một mắt là khổ. Cả không có gì, thây này há chẳng thật khổ sao? Ở trong Niết Bàn lại chẳng có ngũ ấm, cho nên nói Niết Bàn là chơn thật cực khổ vậy. Không có một tay một mắt để người khác trị, nếu được một tay một mắt, điều này có vui chăng? Kẻ vui là được thêm một tay một mắt, tự cho là vui vì đầy đủ một thân, há chẳng thật vui sao? Ở đời hiện tại lại có đủ năm căn, cho nên biết rằng có thân này, chơn thật là quá vui vậy.
Tăng Khư Bi Thế Sư khởi lên vui mừng về sự thấy và cho rằng: Sanh tử chân thật là có vui, có khổ. Người trời là chân thật vui. Địa ngục, súc sanh là chân thật khổ. Điều này là nguyên nhân, mà là nguyên nhân chân thật có thiện và có ác. Ác có thể cảm sự khổ, thiện có thể cảm sự vui, mà là nguyên nhân chân thật vậy. Biết quả lại cũng chân thật, phá được hai cái thấy này, sanh tử hỗ tương chờ đợi để sanh vui. Vì sao mà đương nhiên biết như vậy? Mà thô là vui, còn tế là khổ. Như ngạ quỷ duyên vào địa ngục là khổ. Tự duyên vào báo này nên vui. Súc sanh duyên nơi địa ngục ngạ quỷ làm khổ, tự duyên vào điều này là vui. A Tu La duyên vào súc sanh là khổ. Tự duyên vào báo này là vui. Như người trời ở cõi sắc và vô sắc, hỗ tương hành tướng với nhau, vọng cho là vui, cho đến cõi phi tưởng, mà vọng đến Niết Bàn cũng là phi tưởng. Phi tưởng tức là khổ. Niết Bàn là vui, tức chẳng thể hơn Niết Bàn được. Cho nên Niết Bàn là chân thật vui. Sanh tử là chân thật khổ. Ở Đại Thừa, tam thừa Niết Bàn lại có khác, làm cho chẳng thể luận nghị ở điều này.
Hỏi rằng: Thường là tội trên địa ngục, ở giữa là súc sanh, tội dưới là ngạ quỷ. Bây giờ nơi nào cho rằng súc sanh hơn ngạ quỷ?
Đáp rằng: Nếu như Tiểu Thừa hướng dẫn lý luận Đại Thừa thì súc sanh hơn ngạ quỷ, ngạ quỷ thường là bạn của lửa, thọ nhiều tội khổ. Đầu nhỏ bụng lớn, thường hay đói khát, giả sử được nước trong thì cũng thành lửa lớn. Ở trong súc sanh. không có việc này cho nên biết rằng hơn vậy. Phá các thấy ở sau. Sanh tử có lưu chuyển là nguyên nhân. Tuy là nhân thiện lại cũng có lưu chuyển thì không còn chân thật nữa. Như đồ ăn ngon bị thuốc độc trong ấy, tức chẳng thành đồ ăn ngon. Thiện tức chẳng chân thật, vui há là chân thật sao?
Luận rằng: Ta tạo ra đồ vật cho nên gọi là ngã sở. Tăng Khư Bi Thế Sư tạo ra sự chấp trước vào điều này.
Một là ở bên trong tạo ra đồ vật, hai là ở bên ngoài tạo ra đồ vật. Ta biết ai là tác giả, thọ giả. Biết tức là ngã pháp, tức là chín pháp của giác pháp vậy. Tâm là ngã bên trong tạo nên đồ vật. Căn là ngã bên ngoài tạo nên đồ vật. Trần là ngã tư lương, biết có năm căn trần mỗi thứ có năm. Tâm chỉ là một. Tâm và ngã đều thường còn. Chẳng có pháp nào làm cho điều này cùng hòa hợp cả. Như trước đã giải thích chỗ ấy, gọi tên là đồ vật, như búa nơi miệng của thế gian. Đây là người thợ tạo ra đồ vật, dùng đồ này để tạo nên cái giường. Tâm và căn cũng như thế. Ta dùng để thấy sắc, thanh, hương cho nên có tên là tạo ra các đồ vật. Do trần sanh biết, cho nên gọi tên là tư lương, mà bên trong tạo ra đồ vật, nên chứng biết là có ngã. Bên ngoài có đồ vật nên biết bên trong cũng có đồ vật, mà tư lương thì chứng biết có các căn. Ngã pháp thông chứng là có ngã và tư lương tạo tác đồ vật. Bên trong tạo tác đồ vật chứng biết là có ngã. Ngã là kẻ tạo tác, nếu không có ngã thì ai làm cho tâm ở tại mắt, hoặc có lúc tại tai, mũi, lưỡi vậy? Cho nên biết là có ngã. Bên ngoài tạo nên vật nên chứng biết là bên trong cũng tạo nên vật. Phàm ở đây chứng thực cả hai nghĩa. Một là chứng biết tâm là một. Tâm nếu nhiều thì tại sao một lúc chẳng thể sanh ra năm cái biết để biết năm trần? Cho nên biết chỉ có một tâm. Tại con mắt tức có thể thấy, chẳng thể nghe. Tại lỗ tai có thể nghe mà chẳng thể thấy màu sắc. Cho nên ngũ căn chẳng cùng dạng chung vậy.
Hai là hằng chứng biết tâm hiện có. Nếu có tâm; tức là hằng hữu. Có ngũ thì hằng hữu ngũ căn. Vì sao chẳng hằng sanh biết để biết ngũ trần? Lúc tâm tại căn thì có thể biết trần. Cho nên biết nhất định là có tâm vậy.
Tư lương chứng biết có bên ngoài tạo nên đồ vật. Nếu không có bên ngoài tạo đồ vật thì lúc nhãn căn hoại đi thì sao mà chẳng thấy, lại thấy được màu sắc? Cho nên tất biết có bên ngoài tạo nên đồ vật. Ngũ pháp thông qua chứng biết 4 sự việc; tâm thì chẳng biết; căn trần lại cũng như thế. Nếu không có ngã, há có được biết? Ngã là sự biết. Cho nên biết là ngã pháp tức có ngã. Pháp chứng biết có ngã vậy. Nếu không có tâm tức một lúc cùng biết cả 5. Nếu lúc biết sắc thì chẳng thể biết nghe. Cho nên nhất định biết có tâm. Tại nơi căn biết là có sanh, lại được biết chứng đắc, tâm ấy là một. Tâm nếu chẳng phải một thì 5 tâm cùng ở tại nơi căn. Tức một lúc trong ấy có cả 5 sự biết vậy. Nếu không có nơi căn, thì lúc căn hoại đi, vì sao chẳng sanh sự biết? Nếu không có ngũ trần thì biết cái gì vậy? Tâm và ngã cùng cộng hưởng vậy. Cho nên có tâm là tạo ra vật bên trong. Căn chẳng cùng ngã hòa hợp; nên gọi là tạo tác đồ vật bên ngoài. Trần là tiền cảnh; thường có thể sanh riêng ngã pháp vậy.Gọi ngã là tư lương vậy. Đây gọi ngã tức là chỗ tạo tác ra đồ vật. Cùng ngã tư lương là chỗ ngã sở (thuộc về ngã) vậy.
Tăng Khư lập có ngã mà 5 nghĩa đã chứng biết; một cái tụ tập lại làm cái kia cho nên biết rằng có ngã. Như người đời hoằng dương giáo pháp mà tụ tập kinh thơ; chẳng phải tự làm cho nên làm vì người khác. Lại như người đời tụ tập nơi giường tòa, lại chẳng phải tự làm cho đến vì người khác nghi ngờ; tức thấy tụ tập làm cho kẻ kia; tức có người kia vậy. Thân của chúng sanh cũng lại như thế. Ngũ trần, tứ đại, ngũ căn, ngũ ấm cùng tụ tập. Thấy sự tụ tập này biết chẳng phải tự chính mình mà cho kẻ khác. Cái khác ấy là ngã vậy. Biết là có ngã. Hai là thấy tự tánh biến dị làm 3 đức và 7 pháp; nên biết là có ngã. Tự tánh chỉ biết; điều này chẳng thể biến dị làm 3 đức và 7 pháp; tức có thể biến dị làm 3 đức và 7 pháp; biết tất cả kẻ biết đến cùng; rồi mới được biến dị. Kẻ biết tức là ngã. Nên biết là có ngã.
Ba là thấy biến dị. Ở trong ấy có sự biết, cho nên biết là có ngã. Tự tánh chẳng giác. Tự tánh là gốc; biến dị là ngọn. Gốc tức chẳng giác; nên nơi ngọn không thể có giác. Trong biến dị tức có giác. Cho nên rộng biết có giác thể, đến hợp với tự tánh vậy. Trong biến dị có giác; giác thể tức là ngã. Do vậy ngã biết là co 1ngã. Đây là một việc tức hiển ngã bị cột chặt, mà từ giác sanh ra ngã chấp.
Bốn là thấy có thể dụng được nên biết là có ngã; tức có thể dùng biết, tất cá thể dùng. Tự tánh có thể dụng; cho nên biết là có ngã vậy. Lại dụ rằng: Như người nữ có thể dụng, còn người nam là hay dụng; thấy có người nữ tức biết có người nam vậy. Tự tánh có thể dụng; cho nên ngã hợp lại; hợp rồi biến dị thành 3 đức và 7 pháp.7 pháp trói chặt đối với ngã; sau đó nghe sư dạy được văn, tư, tu huệ biết từ tự tánh sanh sự trói buộc này, trụ tại sanh tử. Đối viớ tự tánh và sự trói buộc sanh yểm ác; tứcsanh yểm ác, xa lìa vĩnh viễn sự trói buộc vậy. Ngã ấy được giải thoát. Có dụ rằng: Như nam tử đối với trong chỗ tối tăm cùng người nữ bịnh hoạn, làm sự ham muốn. Nhiều lần như thế chẳng sợ sai quấy. Sau đó thấy rõ, tức sinh xa lìa. Nếu người nữ tánh mạnh hơn dụ người nam đến. Nếu là tánh yếu thì một là bị yểm ác, tức chẳng đến nữa. Tuy lúc ấy chẳng đến; nhưng giống như có nghĩa là đến. Tự tánh thứ nhứt bị yểm ác, tức vĩnh viễn chẳng cùng ngã hòa hợp. Chẳng có một tánh yếu của người nữ và với cái này tự tánh của kẻ có tánh yếu. Riêng 5 nghĩa ở nơi có chơn thật; cho nên biết là có ngã, tức biết từ tự tánh sanh biến dị; cho nên ràng buộc; tu được trí huệ; đối với tự tánh sanh yểm ly. Tự tánh tức cùng ngã ngã tương ly vậy. Ngã riêng ở; ngã được giải thoát. Nếu chẳng có ngã tức chẳng riêng có nghĩa ở. Nghĩa ở riêng tức chơn thật có vậy. Biết có ngã, sau đó riêng biệt tất nhiên phá ngã chấp, chẳng làm phiền cả hai vậy.
Mười sáu nghĩa chân thật giải thích theo Tùy Tướng Luận.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.52.94 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập