Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 1 : Tư duy lựa chọn
Bát nhã khắp các pháp, Đại bi thâu chúng sinh. Vô tướng nói chính đạo, Đảnh lễ đấng Thế Tôn. Đại thánh Chiên diên luận, Nói lược nghĩa rộng sâu. Đại đức Phật đà mật, Nói rộng lời và nghĩa. Có thứ lớp trang nghiêm, Rộng lược nghĩa tương xứng. Danh, lý nhiếp lẫn nhau. Tôi đọc xong 2 luận. Nay rộng bớt, lược thêm, Tạo thành luận vừa phải. Lợi ích cho người học, Khiến chính pháp bền lâu. Nếu ai rõ 4 đế, Tin 4 đế khó động. Không lại xem mặt người, Hằng lìa 4 đường dữ. Tám bậc, người trời biết, Sau ắt đến khổ tế. Nên tạo Tứ Đế Luận, Không phải vì ngã mạn.
Duyên khởi, nghĩa nhiều thứ, Câu, nghĩa, theo trước sau. Người hỏi và tìm nghĩa, Chung riêng lý tương ưng. Chứng nghĩa và thí dụ, Theo đây nói 4 đế. Nguyện chúng sinh biết đây, Được thiên đạo Niết bàn.
Có 4 Thánh đế. Đây nói kinh này là do nhân gì duyên
gì Phật Thế Tôn nói kinh như thế này. Vì sao Thánh đế có 4, không thêm không bớt ? Sao có nghĩa là Thánh, sao có nghĩa là đế ? Nếu Thánh là đế thì 2 cái trước không nên gọi là đế. Nếu nói đế chính là Thánh thì nghĩa đế bất định. Lại có kinh nói : Nói đế là chỉ có một, không có đế thứ hai. Vì sao 4 nghĩa mà không bị phá hoại ? Lại có kinh nói : Tất cả pháp hành đều gọi là khổ. Cho nên chỉ có 2 đế. Nói 4 đế là không thành nghĩa.
Lại có thuyết trong đó tăng thêm một, an lập các pháp từ một đến hai cho đến rất nhiều. Tại sao nghĩa của đế không tăng thêm một ?
Lại nữa, 4 tướng không đồng, làm sao cùng một lúc mà quán chung được ? Lại nữa 4 tướng Bà la môn đế với Thánh đế có gì sai khác ? Xem bài kệ sau đây :
Bốn Thánh đế thế nào ? Phi đế, cảnh bất định. Chỉ thêm hai cùng quán, Tịnh, Thánh đế khác chi.
Sao chư Phật đều đồng một ý đối với 4 đế ? Sao chỉ lấy 4 đế làm chính thuyết cao tột của chư Phật ? Sao đồng quán 4 đế làm cảnh ? Trí tuệ bình đẳng mà quả có sai khác ? Sao A la hán trong 4 đế, trí viên mãn vô dư không đồng được Nhất thiết trí như chư Phật ? Nếu không đồng thì trong 4 đế phải còn có vô minh ? Nếu tất cả pháp ở trong 4 đế thì kể cả Kinh Thắng Xa ba diệp cũng phải tìm hiểu. Nếu không tìm hiểu thì phải có 5 đế. Nếu không 5 đế thì các pháp khác là phi đế. Nếu khổ v.v… 4 pháp gọi là Thánh đế thì chỉ nói một khổ là đầy đủ Thánh đế.
Các kinh như vậy không cần phải nói. Nếu trí 4 đế gọi là khổ thì nghĩa không phải vậy. Nếu biết một đế cũng biết các đế khác thì nói 3 đế sau vô dụng.
Sao trước nói khổ đế ? Nếu chưa nói nhân mà trước nói quả, làm sao không mâu thuẫn với 12 duyên sinh ? Sao nói diệt đế rồi sau mới nói đạo đế ? Xem bài kệ sau đây :
Một ý thượng quả đúng, Nhất thiết trí Diệp thí. Bốn sai một vô dụng, Trước khổ nhân duyên diệt.
Có 4 Thánh đế.
Vì sao Phật Thế Tôn nói kinh này ?
Đáp : Có các đệ tử phải được Thánh đạo, vì trước đã thụ tà pháp của ngoại đạo, như theo Thường hành ngoại đạo, có ngoại đạo không ở một nơi, có Hộ mạng đạo, Tương vi đạo, Lão Thanh Văn đạo, Tư Cù đàm đạo, đạo mặc áo lông chim, đạo thờ nước, đạo thắt bím tóc, đạo thờ lửa, đạo lõa thể v.v… Các đạo đó đều ca ngợi đạo pháp của mình cho là chỉ có pháp của mình là chân thật, vô dư, không trái chân lý, là quả bất tử mà các pháp khác không được như vậy.
Nghe những lời này, trí không quyết định các pháp đó pháp nào là chân thật, pháp nào là không chân thật, các đệ tử này đối với đế phi đế khởi vô minh hoặc. Để làm rõ thật đế cho nên Đại Tiên nói kinh này. Ví như có người bị anh lạc giả lừa gạt khiến được thấy anh lạc thật.
Lại nữa có các pháp khác nói nghĩa như thế. Nếu bỏ trang sức thế tục mang hình tướng Sa môn ở nơi A lan nhã tu hạnh Đầu-đà, gặp được bạch pháp giảm bỏ tài vật, gìn giữ hổ thẹn lên xe giới luật, khống chế các căn như kềm chế ngựa bất kham, mài luyện binh khí văn tuệ, mặc áo giáp thiền định. Nhân các tu hành này tự gọi mình là chân thật Sa môn. Những người như vậy là Sa-môn khởi tăng thượng mạn. Để khiến được thấy chân thật Sa môn nên Phật Thế Tôn nói kinh này để làm rõ nghĩa này, để làm thông suốt 4 đế, trở thành Sa môn chân thật trong Thánh pháp mà không phải do các hành khác. Như Kinh Sa môn nói : Nếu có như vậy thì đầy đủ, như kinh nói thật Sa môn là do quán 4 đế mà được thành lập, không phải do thế gian tu hành rốt ráo cùng được hữu lưu mà gọi là Sa môn, như bài kệ lõa hình nói.
Lại nữa đã khỏi 9 nạn, trước Phật đã sinh, chán lìa nhân pháp, dùng hương thiện căn huân tâm, đã lâu làm tư lương cho Thánh đạo, ý hành đều tịnh, phải thông suốt Thánh đế, làm tâm siêng làm, khiến uống thuốc Thánh đế trí, cho nên Phật Thế Tôn mới nói kinh này. Nếu như là thuốc có thể trị bệnh thì bố thí thuốc.
Lại nữa nghe cái khổ của ác đạo thật khó chịu được mà sinh tâm chán sợ, vì người này làm cho rõ nhân duyên không sa vào ác đạo cho nên nói kinh này.
Bởi vì sao ? Chúng sinh thụ sinh vào trong địa ngục, 6 phương lửa cháy bao vây, khắp người tan chảy như sắc vàng, hơi thở ra vào nóng như lửa đốt.
Lại có những người đói ăn viên sắt nóng khát uống nước đồng sôi, hoặc chém hoặc chặt, hoặc chẻ hoặc rút chịu đủ thứ khổ, bị những con chó và chim mỏ sắt ăn nuốt. Hoặc sinh làm ngạ quỷ thường bị đói khát ngặt nghèo, cổ họng như lỗ kim, thường muốn ăn uống mà không bao giờ biết no đủ. Do nghiệp đời trước bức bách, khát đi tìm nước đến gần bờ sông thì thấy sông khô, hoặc thấy đầy những máu mủ phân nhơ hôi thối, thấy cây cối hoa quả biến thành rừng trơ trụi. Như có bài kệ nói :
Trăng nóng như trời hè, Gió thổi như lửa đốt, Mưa rơi như nước sôi, Đi trên đất như lửa.
Cho nên ngạ quỷ chịu khổ rất khắc nghiệt.
Hoặc sinh vào súc sinh thường bị giam nhốt trói cột đánh đập, thường ăn thịt lẫn nhau, nghi sợ lẫn nhau, tâm thường bất an, chịu các khổ như vậy.
Hoặc sinh Tu la, oán kết, keo kiệt, ngạo mạn, xúc phạm, chịu các khổ như vậy. Phật vì các đệ tử nghe các khổ ở ác đạo như vậy sợ tự đọa nơi kia, muốn làm rõ tri kiến 4 đế không sa vào nhân duyên nên nói kinh này. Như người rơi xuống biển, thí cho thuyền bè khiến được cứu vớt. Như trong kinh nói : Nếu có chúng sinh trong các khổ như vậy, có thể như thật thấy khổ như vậy, tức được giải thoát 4 thứ ác đạo và tất cả các khổ sinh lão bệnh.
Lại nữa vì muốn làm cho chúng sinh xa lìa 5 thứ lời tà lừa gạt : 1. Có thể sinh các ác. 2. Chịu làm theo người ác. 3. Người hiền xa lìa. 4. Có thể phát khởi phiền não. 5. Lừa gạt làm thể, vì muốn người nói 5 phần chính ngữ lợi ích chúng sinh : 1. Tự đức tương ưng. 2. Chịu làm theo người thiện. 3. Sinh trưởng thiện căn. 4. Khiến lìa rừng rú gai góc của phiền não. 5. Khiến đến thật vui lìa lời nói 5 tà, làm theo 5 chính ngữ cho nên nói kinh này.
Ví như khiến bỏ thứ quý báu giả tạo mà lấy của quý báu chân thật. Như trong kinh nói : Chớ nói lời tà ác. Nếu Tăng tụ họp nên làm 2 việc một là Thánh im lặng, hai là nói Thánh chính pháp.
Lại có các phàm phu đều tự chấp trước những cái lý khác nhau của mình, chấp lý của mình là đúng của người là sai. Do chấp này nên tranh cãi nhau, như người mù bẩm sinh rờ voi. Để làm rõ vô tử tối thắng, tranh cãi không khởi lại, không điên đảo là trí tuệ Thánh đế nên nói kinh này. Vì hiện ý này, chấp trước đoạn thường nói ngã và các người cùng nhau tranh cãi, người thấy 4 đế thì không như vậy, vì hiểu rõ chân không, như Kinh Khư đa kha nói.
Lại nữa y vào sư trưởng chân chính, ở nơi vắng vẻ, tu hạnh Đầu đà, giảm tổn sinh cụ, thủ hộ 6 căn, tiết giảm việc ăn uống. Đầu hôm cuối đêm tỉnh thức vui vẻ nhất tâm nghe, như lý suy nghĩ, tụng niệm, ngồi ngăn ngắn, yên lặng nhập định, quán pháp môn đếm hơi thở. Do nhân duyên này liên tục thành thục. Tâm địa yên tĩnh vi tế hoặc tụ động nhẹ, vì những người như vậy được thông suốt nên nói kinh này. Như người nhuần nhuyễn lại cho thêm thuốc. Nếu nghĩa chân thật chỉ dùng trí căn gọi là thông suốt. Phải biết căn duyên 4 Thánh đế này là thông suốt kinh trong này phải nói.
Lại nữa, để phá 4 hoặc, làm rõ 2 phượng tiện nên nói kinh này. Như bài kệ nói :
Sinh khởi diệt lìa ám, Cùng các thứ tà chấp, Sáu mươi hai tà kiến, Trong nhân quả không rõ, Để phá mê lầm này, Hiển thị lý bất động, Và giải thoát trói buộc, Nên Phật nói kinh này.
Lại nữa các Phạm, các thiên tiên, người, Bà lợi, A tu la, long thần, Dược xoa, Diêm ma v.v… còn không thấy 4 Thánh đế nên không ra khỏi 3 cõi, như con tằm nằm trong cái kén, xoay vần trong 6 đường như bánh xe quay tròn, chạy quanh trong cõi tối tăm, rơi xuống vực sâu hiểm nghèo, chịu lửa nóng thiêu đốt. Nếu thấy 4 Thánh đế thì phá tối vô minh được trí sáng suốt, thoát khỏi 4 đường dữ không phải ngóng trông các đường khác. Do đó 4 Thánh đế là chân thật, không hai, không điên đảo, không tranh cãi, có thể thành tựu công dụng xuất thế vượt trội của Như Lai. Để làm rõ nghĩa đó nên nói kinh này.
Luận chủ muốn làm rõ nghĩa 4 đế là không có gì so sánh bằng, nên nói Thủ lô kha :
Biết ngoại đế không lìa, Luật lý hành hơn thua, Không thể độ sinh già Chết :Biển lớn buồn lo. Đây với người Thánh trí, Tham giận khởi đấu tranh, Người trí cầu giải thoát, Không cần biết ngoại đế. Nếu ai thấy Thánh đế, Thắng pháp khỏi ác đạo. Lìa lỗi không nhiễm bẩn, Thường tu 4 đẳng tâm. Các khổ đầy khắp cả, Giải thoát ngục 3 cõi. Thông tuệ cầu Niết bàn, Cần phải thấy Thánh đế.
Kệ trì tán nói :
Đệ tử và Sa môn, Khỏi nạn sợ ác đạo, Tội lỗi và tà chấp, Sư phá chấp hiển lý.
Vì sao Thánh đế chỉ có 4 thứ không tăng không giảm ? Đáp : Câu hỏi này không thành câu hỏi, vì nếu tất cả gì cũng đều hỏi như vậy thì vô cùng.
Lại nữa, thân kiến, đoạn kiến, thứờng kiến, vô sự kiến là chỗ đối trị của 4 pháp này. Cho nên Thánh đế có bốn.
Lại nữa, để đối trị 4 điên đảo nên nói 4 đế, cũng như 4 niệm xứ.
Lại nữa, để lìa 4 tà chấp, vì tất cả chúng sinh đều có 4 thứ tà chấp. Những gì là bốn ? Là quả, nhân, giải thoát, phương tiện tà chấp.
1. Quả tà chấp, là nghiệp ngã kiến, nghĩ nhớ ái sinh ra ấm giới nhập v.v… Bất tịnh, xú uế như chó chết, lửa 3 khổ theo thiêu đốt, kim cương vô thường phá hoại, ngã ngã sở sai khiến người làm người chịu. Khiến người chịu xa lìa cái chấp tịnh, lạc, thường, ngã trong đây là quả của tà chấp. Để lìa bỏ chấp này nên nói khổ Thánh đế.
2. Nhân tà chấp, là Thế chủ, Phạm vương, Tự tại nhân, song thời tự tính định, tự nhiên phi nhân, túc nghiệp thế dược là túc dược địa thủy hỏa phong lân hư không v.v… Những thứ phi nhân, bất bình đẳng nhân này chấp cho là sinh nhân, đó gọi là nhân tà chấp. Để lìa bỏ chấp này nên nói tập đế.
3. Giải thoát tà chấp, là quy ngũ nhập Tì nựu thể cực nhập không, đến 30 tháp trụ vô. Nếu trên riêng tồn tại lìa ngã đức, quả 3 định tạm xả, vĩnh viễn xả, các chấp như vậy giải thoát là chẳng phải định, chẳng phải vĩnh viễn, đó là giải thoát chấp. Để phá chấp này nên nói diệt đế.
4. Phương tiện tà chấp, là xa lìa 5 trần, ăn uống, y phục, đồ nằm, chỗ ở. Gió nước hoa quả củ rễ nhánh lá gạo mì dầu bã phân bò, những vật như vậy làm thức ăn. Vỏ cây cỏ dây da nai cột bện làm y phục. Hoặc lại bỏ trên đất, nằm trên đống tro. Hoặc đầu xuống dưới chân chổng lên trên. Hoặc hướng về mặt trời cho nóng đốt thân hình. Thường mặc áo ướt, thường ở dưới nước. Gieo mình từ trên núi, nhảy vào lửa, chìm lặn trong nước. Y vào thời tiết
thì nghiệp hết không có nhân. Do làm các hạnh này mà gọi là được Niết bàn, đó là phương tiện tà chấp. Để lìa bỏ chấp này nên nói đạo đế.
Vì 4 việc này nên nói 4 đế cũng như Thánh đạo.
Lại nữa, vì để phân biệt pháp hi hữu nên có 4 Thánh đế.
Bởi vì sao ? Vì thủ ấm là chỗ chúng sinh nương tựa đắm đuối nên nói khổ, phải biết không nên nương tựa đắm đuối. Do tham ái nên không vắng lặng. Tham ái diệt thì được vắng lặng. Khổ diệt thì ngã mạn tịch diệt, vì đối trị tâm khổ. Do tu đạo nên vô minh tịch diệt, vì đạo có thể đối trị vô minh.
Lại nữa, tất cả những người cầu giải thoát diệt khổ được vui, đó là công dụng thù thắng. Diệt khổ như thế nào ? Vì do tập diệt, được vui vì do tu đạo, vì có Thánh đế.
Lại nữa, các sư thuộc Kinh luận bộ nói : Nếu ai quán thấy tội lỗi sinh tử, quán công đức Niết bàn thì vào Chính định tụ.
Thế nào là tội lỗi sinh tử ? Là thức thụ sinh, khởi lầm lỗi. Thức này khởi nhân là tham ái.
Thế nào là công đức Niết bàn ? Là thức không khởi vui. Thức này không khởi phương tiện, tức là Thánh đạo nên nói 4 đế.
Lại nữa, phân biệt nhân quả thế xuất thế nên nói 4 đế.
Lại nữa vì thông suốt 4 thứ.
Lạinữa y trụ 4 thứ nên nói 4 đế.
Lại nữa, biệt tướng 4 thứ nên nói 4 đế.
Hỏi : Thế nào là nghĩa của Thánh và nghĩa của đế ?
Đáp : Thánh có 8 nghĩa :
1. Tự tại. Nếu ràng buộc vào gì khác thì không tự tại, mà gọi là nô lệ không gọi là Thánh. Chư Phật và đệ tử đối với tâm và pháp đều được tự tại nên gọi là Thánh.
2. Khỏi tham ái cái tốt. Như cho phép người tự tại xuất gia.
3. Sinh trong dòng Thánh gọi là Thánh nhân, như sinh trong dòng Bà la môn.
4. Sinh nơi Thánh địa. Nói địa là chân thật vô sinh. Ví như sinh nơi vùng đất trung tâm của một nước.
5. Hạnh lìa sinh tử như Bà la môn.
6. Không đi trên xe sinh tử, như xả bỏ thì không đắm nhiễm.
1. Không sinh trở lại, như hạt giống cũ.
2. Phải đến cung kính vì có phúc đức, như hoàng đế. Trì tán kệ nói :
Tự tại lìa tham lam, Giống Thánh sinh đất Thánh. Đi lìa không đi xe, Không sinh, đến cung kính.
Đế có 7 nghĩa :
1. Không điên đảo là nghĩa của đế. Ví như tướng của lửa.
一. Thật hữu là nghĩa của đế, như trong kinh nói.
一. Không đổi khác là nghĩa của đế.
一. 4. Không 2 hạnh là nghĩa của đế. Ví như hạnh của Thụ đề già, Xà da đạt đa.
一. 5. Không khởi trở lại là nghĩa của đế. Từ trí này không khởi trở lại, không đồng với hỏa luân trí.
一. 6. Không mâu thuẫn là nghĩa của đế. Ví như nghiệp và giới của Thánh.
7. Văn với nghĩa tương xứng là nghĩa của đế. Bởi vì
sao ? Nói đắm trước khổ, chắc chắn khổ là nghĩa. Do 7 nghĩa này nên gọi là đế. Ông hỏi : Nếu vì Thánh nên gọi là đế thì trước hai
không nên gọi là đế. Lại nữa, nếu nói Thánh gia đế cho nên gọi là đế thì nghĩa bất định ?
Đáp : Đế là nhân của Thánh vì có thể sinh Thánh. Ví như Phạm trụ, cho nên gọi là Thánh đế như con đường của đạo sư. Như trong kinh nói : Nếu chư Như Lai đã nói chính đáng đều nói 4 đế.
Hỏi : Nếu lấy Thánh nói gọi là Thánh đế thì phàm phu cũng nói nên gọi là phàm đế ?
Đáp : Thừa thần lực của Phật mà nói nên thành lập chính giáo của Phật, vì vậy mà không phải phàm đế, như Xá lợi phất hành nhân duyên.
Lại nữa vì Thánh nhân nên trước hiểu rõ, ví như thuốc tiên.
Lại nữa Thánh nhân y theo cái thấy chân thật cho nên gọi là Thánh đế, ví như thế đế.
Hỏi : Phàm phu y theo cái thấy nghĩa không chân thật nên chẳng phải Thánh chẳng phải đế ?
Đáp : Không có mắt thanh tịnh thì không thể thấy, ví như người mù bẩm sinh, lựa đồ báu giả, như người mắt có vảy màng thấy có nhiều mặt trăng. Phàm phu say cuồng không thấy được. Đây ví như trăm con voi trên đầu ngọn cỏ.
Lại nữa, Trí Tập Luận nói vì thể Thánh nên gọi là Thánh đế. Ví như ô xà xích mễ.
Lại nữa trong kinh nói vì Thánh tuệ vô thượng chiếu soi nên gọi là Thánh đế.
Ông hỏi : Lại có kinh nói đế là chỉ có một, không có thứ hai, sao 4 nghĩa mà không phá hoại nhau ?
Đáp : Vì nghĩa không điên đảo, vì một phẩm loại khác, 4 ví như 4 điên đảo.
Lại nữa do nghĩa của đế cho nên một ví như Thánh đạo mà chỗ dùng khác, bốn ví như đạo phần.
Lại nữa vì pháp tương thông với nhau, cho nên một ví như sắc khác nhau, bốn ví như 4 đại.
Lại nữa vì vô ngã bình đẳng nên một vô ngã thì tất cả bình đẳng, ví như giống nhau khác nhau.
Lại nữa vì không đổi khác nên y vào tâm giải thoát nói đế là duy nhất không có cái thứ hai. Bởi vì sao ? Khổ Thánh đế v.v… đều có đổi khác, như trong kinh nói : Tất cả hữu vi trống rỗng là pháp phá hoại, là một tâm chân thật không hoại giải thoát. Nếu như tương ưng tướng đổi khác đều thật không hư dối thì 4 nghĩa cũng vậy, cho nên có 4 Thánh đế.
Ông hỏi : Lại có kinh nói : Tất cả hành pháp đều là khổ cho nên chỉ có 2 đế, 4 nghĩa là không thành ?
Đáp : Phân biệt bộ nói ý là tất cả pháp hữu vi là vô thường nên khổ, chứ không do nghĩa đệ nhất đế nên khổ. Để lìa khổ này, nơi Thế Tôn tu phạm hạnh thanh tịnh, đó gọi là khổ đế. Sau lại nói rộng, cho nên không làm hỏng 4 nghĩa.
Lại nữa có nhiều thuyết nhiều kinh nói 3 khổ. Tất cả hữu vi thâu nhiếp từng phần. Hữu vi khổ là nói đầy đủ các phần. Như y cứ vào khổ khổ thì nói giống khổ, gốc khổ, cảnh giới khổ, khổ thụ v.v… Y cứ hoại khổ hành khổ mà nói cũng như vậy. Y cứ tất cả thụ mà nói đều là khổ, như vô thường là khổ. Cho nên nói tất cả hữu vi hoặc y cứ hành khổ nói sinh khởi là khổ, có sinh là khổ, sắc sinh tức là khổ sinh. Hoặc nói khổ đế này do rất nhiều ý nói khổ cho nên đều không mâu thuẫn.
Lại nữa không đổi khác cho nên y vào Niết bàn nói tất cả hữu vi khổ, do khổ nên tương ưng tướng khổ cho nên y nghĩa 4 đế không mất.
Ông hỏi : Lại nữa trong Tăng Nhất nói : An lập các pháp từ một đến hai đến rất nhiều. Sao riêng nghĩa của đế không tăng một ?
Đáp : Vì nghĩa chân thật, vì không điên đảo. Phật nói tất cả đều gọi là đế. Tuy 1, 2, 3 gọi là tăng một mà đế không tăng một. Vì phân biệt đế quán nên nói có bốn. Vì an lập trí và tướng nên như 4 niệm xứ, như trước nhân duyên thành lập 4 đế. Phải biết nghĩa này là biết Thánh đế nên là bốn. Biết khổ có nhân tức được thấy pháp. Như trong kinh nói : Nếu ai thấy 12 duyên sinh, gọi là thấy pháp, vì thông suốt 16 tướng xuất thế đều do thấy đế. Những gì hệ thuộc nhân duyên là nghĩa vô thường. Ví như tiếng trống, lấy Kinh Nan đà làm chứng. Nếu vô thường là khổ, khổ khổ là vô ngã, nếu vô ngã là không, nếu ai biết điều đó tức thấy được pháp, thông suốt 16 tướng, được diệt hoặc lìa khổ, vì nghĩa này nên Thánh đế có bốn.
Lại nữa vì là tối thượng phẩm, vì không chung với cảnh giới trí, nên không tăng một. Như hỏi : Lại nữa 4 tướng không đồng, làm sao một lúc đều quán tất cả được ?
Đáp : Vì do tưởng nên trong kinh nói : Tu tập tưởng vô thường, nhổ bỏ tất cả tham ái. Cảnh giới của tưởng này tức là khổ đế. Tất cả tham ái tức là tập đế. Nhổ bỏ tức là diệt đế. Tưởng vô thường tức là đạo đế. Vì ý nghĩa đó, tuy 4 bất đồng một lúc được thấy.
Lại nữa, do tư duy lựa chọn cho nên như kinh nói : Do tưởng vô thường v.v…, tư duy lựa chọn 5 ấm tham ái, chưa sinh không được sinh, đã sinh thì diệt. Trong đây 5 ấm tức là khổ đế, tham ái tức tập đế, không sinh và diệt tức diệt đế, vô thường v.v… tư duy lựa chọn tức là đạo đế. Vì ý nghĩa này một lúc được thấy 4 đế.
Lại nữa do quán mất cho nên như kinh nói : Quán kết xứ, tội lỗi tham ái liền diệt. Kết xứ tức khổ đế. Tham ái tức tập đế. Diệt tức diệt đế. Quán tội lỗi tức đạo đế. Vì ý nghĩa này nên một lúc thấy đế.
Lại nữa một lúc thấy đế ví như lửa. Lửa là thứ có thể thiêu đốt các vật. Một lúc thiêu đốt tỏa nhiệt và chiếu sáng. Quán đế cũng vậy, hại sinh tĩnh xuất mỗi mỗi đều tự lìa diệt, tu chứng cùng một lúc.
Lại nữa ví như mặt trời. Mặt trời là thứ có thể làm khô ráo mọi vật. Nghĩa là nước, chỗ tối, hoa mỗi mỗi tướng khác nhau, khô ráo, chín, nở cùng một lúc. Quán đế cũng vậy.
Lại nữa ví như ngọn đèn. Đèn có thể thiêu đốt các vật. Nghĩa là tim dầu vật tối mỗi mỗi tướng khác nhau nhưng thiêu đốt làm khô ráo phá chiếu đều cùng một lúc. Quán đế cũng vậy.
Lại nữa ví như chiếc thuyền. Thuyền có thể đến những vật không đồng tướng. Nghĩa là hai bờ bên này bên kia, đi đến, lìa, chuyên chở đều cùng một lúc. Quán đế cũng vậy.
Phân biệt bộ nói : Nếu tụ khổ tướng, quán thấu tâm sinh diệt chán hữu vi thì tu pháp môn vô nguyện giải thoát. Nếu quán hữu vi chỉ có sinh diệt không thấy các pháp khác thì tu pháp môn vô tướng giải thoát. Trong đó khổ tướng tức là khổ đế. Sinh tướng là phiền não. Nghiệp tức là tập đế. Diệt tướng tức là diệt đế. Pháp đó có thể khiến tâm lìa tướng thấy vô tướng, tức là đạo đế. Nếu thấy pháp vô vi là vắng lặng lìa sinh diệt thì 4 nghĩa cùng thành một lúc. Khác vô vi tịch tĩnh này gọi là khổ đế. Do loại trừ đây nên pháp vô vi tịch tĩnh gọi là tập đế. Pháp vô vi tức là diệt đế. Có thể quán tịch tĩnh này và thấy vô vi, tức là đao đế. Vì ý nghĩa này nên 4 tướng tuy đặc biệt cùng lúc quán, sau sẽ suy lường trở lại, nên không nói rộng.
Trì tán kệ nói :
Cùng tư trạch lỗi lầm, Lửa, mặt trời, đèn, thuyền. Để thoát khỏi tướng khổ Một lúc quán 4 đế.
Ông hỏi : Bà la môn đế với Thánh đế có gì khác nhau ?
Đáp : Thế Tôn chân Thánh chân Bà la môn, cho nên đế này không khác nhau. Ví như Đế Thích với vua trời.
Lại nữa, Bà la môn đế gồm trong đạo đế. Thánh đế là đạo quả đối trị gồm trong đạo cảnh giới.
Lại nữa, nhất hướng thiện là Bà la môn đế, thiện ác vô ký là thánh đế.
Lại nữa chỉ đạo là Bà la môn đế, đạo quả gọi là Thánh đế.
Ông hỏi : Vì sao chư Phật trong Thánh đế đồng có một tuệ ?
Đáp : Vì thông đạt pháp vô dư, tướng bình đẳng. Ví như tịnh nhãn quán sắc.
Lại nữa vì chứng thấy pháp. Ví như lửa nóng sáng. Việc này thế gian một tuệ cùng chứng.
Lại nữa như phép mài kính. Chư Phật thông đạt pháp giới, biết tất cả 3 đời đều như hiện tại. Ví như nhiều mặt nước gương, ảnh mặt trăng là một. Trì tán kệ nói :
Hai người một không khác, Đạo thiện quả nên khác. Vì vô dư chứng thấy, Nên kính pháp đồng tuệ.
Ông hỏi : Sao chỉ lấy 4 đế làm chính thuyết thượng phẩm của chư Phật ?
Đáp : Vì có thể vớt chúng sinh khỏi biển sinh tử, ví như pháp xuất thế.
Lại nữa là vượt trội trong các đế nên ví như thắng đế.
Lại nữa có thể thâu nhiếp tất cả các pháp chân thật, giống như ví với Thắng xa ba diệp.
Lại nữa các trời Phạm Thích v.v… chưa từng thấy nên ra sức kiên trì dũng mãnh các trời Tì sưu nựu v.v… trí chưa đạt tới, trí siêng năng đi xa như các ngoại tiên nhân được.
Lại nữa vì là cảnh giới của trí vô phân biệt, nếu có thể biết tất cả công đức trang nghiêm này như Xá lợi phất v.v… và Phật Thế Tôn.
Lại nữa vì nghĩa đầy đủ, do không chung cho nên đây nói công đức vượt trội hơn hết. Vì vậy 4 đế gọi là thượng phẩm chính thuyết.
Ông hỏi : Vì sao đồng quán 4 đế làm cảnh, nên trí tuệ bình đẳng mà quả thì có sai khác ?
Đáp : Không phải do cảnh đồng mà trí tuệ đồng. Ví như định và tham dục v.v…
Lại nữa do trí tuệ sai khác nên quả có sai khác. Ví như do nghiệp sai khác nên có quả sai khác.
Lại nữa vì tu đạo khác nên được quả không đồng. Ví như hạt giống không đồng quả có sai khác.
Lại nữa quán tội lỗi có thượng trung hạ phẩm nên được quả không đồng.
Ông hỏi : Nếu A la hán trong 4 đế trí đồng không khác, như vậy là phải không khác với Nhất thiết trí. Nếu không phải vậy thì trong 4 đế phải có vô minh ?
Đáp : A la hán không biết ngoài 4 đế cảnh giới chư Phật chẳng phải là vô minh. Bởi vì sao ? Chỉ vì có thuyết nói nếu A la hán không biết những ngôn thuyết ngoài 4 đế thì chẳng phải là vô minh, như Kinh Thắng xa ba diệp thí.
Lại nữa Phật Thế Tôn đã phán quyết rằng đối với khổ v.v… các đế mà không biết tức là vô minh. Không biết ngoài 4 đế như 4 Bì đà v.v… không gọi là vô minh.
Lại nữa chính đối đế trí đối trị phiền não gọi là vô minh, chẳng phải không biết Nhất thiết trí là 4 thứ nói riêng là vô minh.
Bởi vì sao ? Tự khổ một phần thức liên tục đều khác. Y vào vô thủy sinh tử, A la hán cũng không thể thấy được tâm này. Như vậy đã sinh, do đó duyên duyên tăng thượng v.v… và tư duy v.v… thiện ác vô ký v.v… Như vậy do nhân sinh ra do duyên thâu nhiếp ở trong địa vị đó, tiếp đến tâm thứ hai, tiếp đến tâm sau, theo phương pháp này : Sát na ban đầu, đến La bà, Mâu hưu đa, ngày, đêm, nửa tháng, một tháng, năm … sinh, biến đổi và diệt, tự trong liên tục đó A la hán cũng không thể thấy, huống chi là thấy tất cả tất cả chủng tử tự khổ. Nếu tự khổ còn không biết huống chi là biết tha khổ. Cho nên A la hán không thể thấy cảnh giới Nhất thiết trí. Trong 4 đế chung riêng chẳng phải là vô minh.
Lại nữa lìa cảnh giới trí mà 4 đế đối trị vô minh ra ngoài lại còn có những pháp khác mà cảnh giới Thanh Văn, A la hán cũng không thể thấy. Như Xá lợi phất nói : Ta không thấy có người trời có thể thấy biết ta nhập sơ định quán và suy xét ta nay thoái khởi. Duy chỉ Thế Tôn biết tên tịch định này. Cho đến Mục liên cũng không thể hiểu Xá lợi phất nhập định nào khởi định nào. Cho đến hóa độ Nan đà, Bà la môn Xà da và người cháu gọi bằng cậu là Ưu-ba đê xá, như định trí tuệ biện thuyết tu tập người khác không thể theo kịp. Như Xá lợi phất, Ca diếp ba cũng vậy. Cho nên lìa 4 đế vô minh v.v… đối trị gọi là chẳng phải trí, chẳng phải vô minh.
Ông hỏi : Nếu tất cả pháp gồm thâu trong 4 đế thì phải tìm hiểu Kinh Thắng xa ba diệp thí. Nếu không tìm hiểu thì phải có 5 đế. Nếu không 5 đế thì cácv pháp khác còn lại không phải đế ?
Đáp : Tự nhiên diệt v.v… thì không ra ngoài cảnh giới thức của đế, cho nên chẳng phải cảnh sở quán. Vì sao chẳng phải sở quán ? Nếu biết pháp này không được lưu tận và khổ tận nên không thoát khỏi ngưỡng vọng ngoại đạo, chẳng phải các kiến chấp không thể lay động như cờ Đế Thích. Nếu thông đạt đây không được xưng là thông đạt vi tế. Như bắn vỡ đầu sợi tóc, vì không thể biến hành cho nên không cần phải tu học.
Lại nữa các luận sư khác nói tất cả pháp do tướng cho nên đều gồm thâu vào đế. Tuy nhiên Bì đà và Bì đà phân túc truyền thế, Bản lượng phán, Tăng khư, Du già quảng luận, Dục trần luận, Tì-thế sư luận, Y phương luận, Tướng luận, Toán số luận, Thời trí luận, Thú luận, Nha vức luận, Minh luận, Ca vũ trang nghiêm luận, Nhân vũ luận, Thiên vũ luận, Thiên tiên vương truyện các luận, Ngoại đạo luận, Thường hành ngoại đạo luận v.v… cho đến 96 thứ. Lại có sức của thảo dược cây dây mây vỏ rễ tâm hoa quả lá v.v… mùi vị chín v.v… Lại có nghiệp quả báo của 4 đại biến đổi hi hữu không thể nghĩ bàn của thế gian v.v… có luận có thể phân biệt đây. Phật dựa vào luận này nói Thắng xa ba diệp thí. Những nghĩa như vậy không nói cho ông vì không sinh công đức, vì có thể sinh khởi các lầm lẫn, tăng trưởng hữu vi cho nên không nói. Ví như thuốc độc, thuốc gây thù ghét nhau, chú thuật huyễn hóa Bì đa la luận v.v… để làm tổn hại người khác cho nên Phật không nói, chứ không phải vì ngoài 4 đế mà không nói.
Ông hỏi : Nếu khổ v.v… 4 thứ gọi là Thánh đế, lại nói là khổ cụ túc Thánh đế, các kinh như vậy thì không nên nói.
Lại nữa nếu ông nói khổ đế gọi là khổ thì không phải nghĩa như vậy ?
Đáp : Kinh ấy nói trí là khổ đế. Như cảnh là không phân biệt. Như nói 4 lượng.
Lại nữa do cảnh giới an lập mà trí được thành lập, ví như 6 thức.
Lại nữa do công năng cho nên thể của trí là chỉ có một mà có thể thành 4, như trí 4 chính cần cũng vậy.
Lại nữa 4 Thánh đế trí là chung, cho nên trong quán 4 đế nói trí là vượt trội. Do ý nghĩa này nói trí như cảnh.
Lại nữa muốn làm rõ quyết định xuất ly là công đức của 4 đế, cho nên tùy nói một khổ đế là đầy đủ Thánh đế cùng với nghĩa tương ưng. Nếu nói liễu nghĩa thì khổ v.v… là liễu nghĩa đế.
Bởi vì sao ? Phật nói khổ đế là có tướng sinh v.v… vì an lập 4 thứ quán. Nếu không như vậy thì chỉ có 1 quán gọi là tu tập. Nếu đem kinh này phân biệt các đế thì chỉ có 1 đế là đạo đế, tức nói vô vi là đế. Kinh này không phải chứng minh nghĩa đó, mà dựa vào A tì đạt ma và Luận tạng mà thành lập.
Ông hỏi : Nếu biết 1 đế cũng biết các đế khác, vậy nói 3 đế sau là vô dụng ?
Đáp : Tôi không nói thấy khổ đế tức thấy các đế khác. Tôi nói thấy 4 đế cùng một lúc. Đồng thời lìa xa, đồng thời trừ bỏ, đồng thời chứng đắc, đồng thời tu tập thì nói các đế khác không phải là vô dụng. Ví như nói khổ đế lại vì số lượng cảnh giới nên nói số lượng đạo.
Lại nữa trong 4 đế tùy biết một tức đã thông các đế khác. Như biết 1 hạt tức thông các hạt khác. Cho nên 4 đế đều hữu dụng.
Lại nữa vào quán môn cho nên quán thủ ấm tức lìa bỏ ái niệm, như biết oan gia. Thủ ấm là khổ đế, ái niệm tức tập đế, lìa bỏ tức diệt đế, biết là đạo đế. Dựa vào quán môn khổ thì nghĩa của nó là như vậy.
Biết tham ái rồi tức bỏ. Do khổ này không sinh tham ái, tức tập đế. Tham ái tức khổ đế, khổ không sinh tức diệt đế, biết tức đạo đế. Dựa vào quán môn tập đế là như vậy.
Biết hữu vi vắng lặng rồi, nếu ai chứng pháp này vô minh liền diệt, sự tham khát hữu vi liền vắng lặng, hữu vi vắng lặng tức là diệt đế. Pháp lìa bỏ đây tức khổ đế, vô minh tham ái tức tập đế, biết tức đạo đế. Dựa vào quán môn diệt đế là như vậy.
Biết pháp trợ đạo liền sinh tu tập, phiền não chướng cùng những sai trái liền bỏ, do bỏ đó nên hữu sinh trở lại. Trợ đạo là đạo đế, hữu tức khổ đế, nghiệp phiền não tức tập đế, bỏ đó và hữu không sinh tức diệt đế. Dựa vào quán môn của đạo đế là như vậy.
Do quán môn các đế cho nên tuy lại quán một mà nói các đế khác chẳng phải là vô dụng.
Ông hỏi : Vì sao trước tiên nói khổ đế ?
Đáp : Vì ngăn dứt khổ tu quán 4 đế, và người xuất gia an trụ Phạm hạnh nên trước nói khổ.
Lại nữa các khổ sinh, già, chết nhiều vô biên vô lượng hằng bức bách từng giây từng phút nên người tu hành quán khổ này tìm nguyên nhân của khổ, ví như sư tử.
Lại nữa ngoại duyên không thể trị vô thủy thời tiết là bệnh căn bản. Người tu hành quán đây tìm nguyên nhân của bệnh, ví như thầy thuốc.
Lại nữa tai hoạn tật bệnh đầy khắp 3 cõi, người tu hành quán đây tìm nguyên nhân của nó, như tìm cây độc.
Lại nữa vì thô nên mất, vì chán ghét nương tựa nên sợ hãi xứ sở, cho nên trước nói khổ.
Ông hỏi : Nếu chưa nói nhân mà trước nói quả thì không trái với 12 duyên sinh sao ?
Đáp : Sinh tuần tự nên 12 duyên sinh thì trước nhân sau quả. Tư duy lựa chọn tuần tự nên trong 4 đế thì trước quả sau nhân. Cho nên 2 thuyết đều không mâu thuẫn.
Lại nữa trong quả có mê duyên do chấp quả. Như kinh nói : Nếu đây có kia cũng có, bởi đây sinh kia cũng sinh. Nếu trong nhân có mê duyên quả chấp nhân, nhs kinh nói : Già chết v.v… có pháp gì khiến có. Do ý nghĩa này nên đều có chỗ bị phá, đều không mâu thuẫn vì nói nghịch thuận nên 2 thuyết không đồng. Nghịch nói duyên sinh là 4 đế, cho nên không trái 12 duyên sinh.
Ông hỏi : Vì sao trước nói diệt đế sau nói đạo đế ?
Đáp : Có 2 nghĩa : một là thuận hai là nghịch. Như trong kinh nói : Giới thanh tịnh là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là tuệ thanh tịnh. Cho đến giải thoát tri kiến và minh giải thoát gọi là nói theo chiều thuận. Nói theo chiều nghịch là giải thoát thì lìa dục làm duyên, lìa dục thì chán ghét làm duyên, chán ghét thì lấy thật kiến làm duyên, cho đến không ưu hối thì lấy giới thanh tịnh làm duyên. Phẩm 2 : Lược nói 4 đế
Hỏi : Thứ tự của4 đế là thế nào?
Đáp :
Thô, hoành, trọng, kết, thủ Y đạo sợ việc quả. Bệnh, hỏa, oán y trái, Nhiệt, độc bức hại cảnh.
Muốn hiển thị cảnh thô đại nên nói khổ đế. Được tướng khổ rồi, pháp này do nguyên nhân gì sinh cho nên nói tập. Pháp này hết, tiếp nói diệt ở đâu ? Pháp này nhân đâu được diệt, nên tiếp nói đạo.
Lại nữa hoành võng từ vô thủy gọi là khổ, hoành căn gọi là tập, vĩnh viễn xa lìa hoành căn gọi là diệt, có thể nhổ bỏ gọi là đạo.
Lại nữa cực trọng gọi là khổ, chấp trọng gọi là tập, xả bỏ gọi là diệt, có thể diệt chấp gọi là đạo.
Lại nữa kết xứ gọi là khổ, kết đó gọi là tập, kết hết là diệt, quán sát tội lỗi gọi là đạo.
Lại nữa thủ cũng như vậy.
Lại nữa y xứ gọi là khổ. Người phàm phu thế gian tuy bị thủ ấm làm hại mà còn khởi nương tựa đeo bám, như nương tựa oan gia lầm cho là bạn thân. Nương nơi an ái gọi là tập. Nhân nơi cho là yên ổn yêu thích mà ở trong ngục 3 cõi không cầu thoát ra, ví như người điên trong nhà tù. Không nương tựa vào ái là diệt, vì không nơi nương tựa. Như Kinh Cù đề nói : Có thể diệt sự nương tựa vào ái gọi là đạo, vì quán sự nương tựa tội lỗi như quán nhà cháy.
Lại nữa 6 đường gọi là khổ, vì không có gì vui, như nhà xí nhơ nhớp. Nghiệp phiền não là tập, là nhân của đạo. Lìa đạo là diệt, vì không có vật giả danh, ví như lửa tắt. Như Kinh Lộc Đầu nói. Có thể dẫn xuất các đạo cho nên gọi là đạo, như Kinh Bà la-kha Mã Vương nói.
Lại nữa sợ hãi gọi là khổ, ngã ái gọi là tập, chỗ không sợ hãi là diệt, vận chuyển đến nơi thật sự an vui cao tột không còn sợ hãi gọi là đạo.
Lại nữa tác sự gọi là khổ, nguyên nhân của sự việc là tập, nhổ bỏ nguyên nhân của sự việc là diệt, có thể nhổ bỏ là đạo.
Lại nữa tương tự quả là khổ, tương tự chủng tử là tập, tưng tự chủng tử hoại là diệt, tương tự nhân hoại chủng tử là đạo.
Lại nữa khổ như bệnh, tập như nguyên nhân của bệnh, diệt như không có bệnh, đạo như thuốc chữa bệnh.
Lại nữa khổ như lửa, tập như củi, diệt như lửa tắt, đạo như nguyên nhân tắt lửa.
Lại nữa tự oán là khổ, kết hận là tập, trừ kết hận là diệt, có thể trừ nhân là đạo.
Lại nữa tự y là khổ, tự trần là tập, trần tịnh là diệt, nhân của tịnh là đạo.
Lại nữa khổ như nợ, tập như nghèo, diệt như hết nghèo, đạo như của cải.
Lại nữa khổ như nòng đốt, tập như nguyên nhân của nóng đốt, diệt như mát mẻ, đạo như công cụ làm mát mẻ.
Lại nữa khổ như độc phát, tập đế như độc, diệt như hết độc, đạo như A già đà.
Lại nữa khổ như não hại bức bách, tập như khả năng não hại, diệt như lìa não hại, đạo như nguyên nhân lìa não hại.
Lại nữa khổ như sát hại, tập như người hay giết hại, diệt như lìa giết hại, đạo như nguyên nhân lìa giết hại.
Lại nữa khổ cần phải biết, tập cần phải trừ, diệt cần phải chứng đắc, vì 3 việc này nên tu Thánh đạo, tuần tự là như vậy.
Thể tướng của 4 đế như thế nào ?
Kệ nói:
Tự chân, Phẩm Lý túc. Tướng hữu vi ảnh thức. Hư vọng tất cả ba. Bức hữu có mười hai.
Có các pháp sư nói chân tự 2 đế. Sinh là quả của tham ái cho nên gọi là chân khổ. Đạo là quả của nghiệp gọi là tự khổ. Sinh là do tham ái gọi là chân tập. Nghiệp dắt dẫn 6 đường gọi là tự tập. Sinh do hết ái gọi là chân diệt. Nhân 6 đường hết gọi là tự diệt. Chính trí có thể diệt sinh nhân gọi là chân đạo. Giới v.v… các phương tiện là nhân có thể lìa gọi là tự đạo.
Lại nữa các luận sư Lý túc nói thức là chân khổ. Các sắc tương ưng với thức này cũng gọi là khổ. Tự ái gọi là chân tập. các nghiệp tương ưng với tự ái này cũng gọi là tập. Tự ái hết là chân diệt. Do đây diệt nên những cái khác cũng gọi là diệt. Chính kiến gọi là chân đạo. Nếu chính kiến này không sinh những cái khác không đến diệt. Do đây sinh cho nên những cái khác cũng gọi là đạo.
Lại nữa Giả danh bộ nói đế có 3 thứ : một là khổ phẩm, hai là phẩm đế, ba là Thánh đế.
Khổ phẩm là 5 thủ ấm khổ. Phẩm đế là bức não tức là tướng của khổ. Thánh đế là khổ một vị. Tập phẩm là tham ái tập. Phẩm đế thì năng sinh là tướng. Tập Thánh đế là tập một vị. Diệt phẩm là Sa môn quả. Diệt phẩm đế thì vắng lặng là tướng. Diệt Thánh đế thì một vị là tướng. Đạo phẩm là 8 phần Thánh đạo. Đạo đế thì trực ly là tướng. đạo Thánh đế thì một vị là tướng.
Lại nữa Phân biệt bộ nói tất cả hữu vi đều khổ vì vô thường, chẳng phải đế đầu tiên cho nên khổ. Vì để xa lìa khổ này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là khổ Thánh đế.
Tất cả nhân đều gọi là tập, vì nhân là năng sinh, chứ không phải đế thứ hai nên là tập. Để đoạn tập này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là tập Thánh đế.
Tất cả hữu vi vắng lặng xa lìa gọi là diệt, là vì do vắng lặng, chứ không phải đế thứ ba nên là diệt. Để chứng diệt này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là diệt Thánh đế.
Tất cả thiện pháp đều là đạo, vì có thể xuất ly, chứ không phải đế thứ tư nên là đạo. Để tu tập đạo này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó gọi là Thánh đế.
Lại nói tướng chấp là phiền não. Phiền não với phiền não khởi nghiệp gọi là tập. Nếu từ đó có hữu gọi là tập Thánh đế, có sinh gọi là khổ Thánh đế. Như thế từ đế thứ hai sinh đế thứ nhất. Nếu tâm lìa bỏ tướng chấp, đạt tới cảnh giới vô tướng, do nhân này nên phiền não, phiền não khởi nghiệp dứt, do dứt này nên không có nhân duyên trở lại, hữu không sinh trở lại. Sự dứt không sinh trở lại gọi là diệt Thánh đế. Pháp này có thể khiến tâm lìa bỏ chấp tướng, chứng cảnh giới vô tướng. Các chính kiến này gọi là diệt đạo Thánh đế. Giống như chấp tướng, các ảnh khác tương tự hư vọng phân biệt v.v…cũng như vậy.
Lại trong Phân biệt luận nói Thế Tôn không dựa vào nhất thiết khổ mà giả nói khổ đế. Nếu vậy hiển thị quả vô ký để làm gì ? Vì chấp thủ ấm tính thể tướng nên giả nói khổ đế, giả nói pháp khổ nhân. Để từ biệt cái này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân khổ đế.
Không dựa vào tất cả nhân, giả nói tập đế. Để hiển thị năng sinh, giả có nhân tính thể tướng nên giả nói tập đế, giả nói pháp tập nhân. Để dứt đây nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân tập đế.
Không vào tất cả diệt, giả nói diệt đế. Để hiển thị đạo luân chuyển, dứt tính thể tướng nên giả nói diệt đế, giả nói pháp diệt nhân. Để chứng đắc nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân diệt đế.
Không dựa vào tất cả đạo, giả nói đạo đế. Để hiển thị có thể trừ hoặc đạo tính thể tướng nên giả nói pháp đạo đế nhân. Để tu pháp này nên tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn, đó là chân đạo đế.
Lại Tạng luận nói : Sơ lược nói khổ có 2 thứ : 1. Với người ghét là gặp gỡ.2. Với người yêu là chia lìa. Hai thứ này có 2 chỗ : một là thân, hai là tâm. Do 3 thứ ái nên thành 3 thứ khổ. Tập đế có ba là ái, kiến và nghiệp. Ái, kiến 2 hoặc gọi là hậu tập. Do đây đã có nghiệp. Thô diệu tập diệt đế có ba là : 1. Kiến 1xứ hoặc diệt, 2. Dục 1 xứ hoặc diệt, 3. Hữu 1 xứ hoặc diệt. Đạo đế có ba là : 1. Kiến đạo. 2. Tu đạo. 3. Thành thủ đạo. Ba đây tức 3 căn.
Lại nói khổ là tướng bức ép, tập là tướng sinh, diệt là tướng vắng lặng, đạo là tướng xuất ly.
Lại nói khổ là tướng hữu, tập là tướng năng hữu, diệt là tướng ly, đạo là tướng năng ly. Phẩm 3 : Phân biệt khổ đế 1
Khổ đế là gì ? Nói sơ lược là như vậy. Còn phân biệt rộng là thế nào ? Trong nhóm khổ tụ, sao trước tiên nói sinh ? Sao gọi là sinh ? Sao gọi là tướng sinh ? Sao gọi là việc sinh ? Sao gọi là sinh duyên sinh ? Sao gọi là khổ ? Nếu sinh là khổ thì nghĩa của 3 thứ sinh lạc không thành. Sinh với khởi vì sao là khác ? A la hán 5 ấm chưa diệt sao nói sinh đã hết ? Thế nào là lão ? Thế nào là tướng già ? Thế nào là sự già ? Thế nào là duyên già ? Thế nào là già khổ ? Tướng răng rụng v.v…không phải đều có khắp, khổ chẳng phải không khắp ?
Sao nói già là khổ Thánh đế ? Vì hữu vi diệt trong từng mỗi niệm, không dừng trụ.
Vìsao có già?
Trì tán kệ nói :
Phân biệt sơ 4 sinh, Khổ 3 và sai biệt, Hết 4 già và khổ, Răng rụng với niệm diệt.
Thế nào là bệnh ? Thế nào là tướng của bệnh ? Thế nào là việc bệnh ? Thế nào là bệnh duyên ? Thế nào là bệnh khổ ? Nếu do bệnh nên thân thường khổ thì sao không trái với kệ này :
Không bệnh là lợi nhất, Biết đủ, của dồi dào, Không nghi là rất thân, Niết bàn vui khôn sánh.
Nếu cõi trời không có bệnh, tất cả chúng sinh lấy bệnh làm pháp thì câu nói này phải xét chính đạo. Luận nói bệnh là nghiệp quả, nghiệp quả khổ này không phải khổ Thánh đế. Phật nói khổ gọi là bệnh.
Lại kệ nói đói là bệnh thứ nhất. Như vậy 2 thuyết này khác nhau thế nào ?
Thế nào là chết ? Thế nào là tướng chết ? Thế nào là việc chết ? Thế nào là duyên chết ? Thế nào là khổ chết ? Phóng dật chết, phá giới chết, duyên sinh chết, 3 thứ này khác nhau thế nào ?
Lại nữa có giác không giác chết, có hối không hối chết, có phòng dật không phóng dật chết, có chấp đắm không chấp đắm chết, có điều phục không điều phục chết, điều phục một phần ít chết, nghĩa ấy như thế nào ?
Năm ấm tự diệt trong từng mỗi niệm, người khác hại chết làm sao được ? Thế nào là oán ghét gặp gỡ ? Thế nào là tướng oán ghét gặp gỡ ? Thế nào là việc oán ghét gặp gỡ ? Thế nào là duyên oán ghét gặp gỡ ? Thế nào là oán ghét gặp gỡ khổ ? Nếu các loại oán ghét có tụ hội thì vĩnh viễn không rời nhau, phải có nghĩa này.
Thế nào là thân yêu chia lìa ? Thế nào là tướng của thân yêu chia lìa ? Thế nào là việc thân yêu chia lìa ? Thế nào là duyên thân yêu chia lìa ? Thế nào là thân yêu chia lìa khổ ?
Già v.v… tụ hội tức oán ghét gặp gỡ. Thiếu niên tráng niên v.v… chia lìa tức thân yêu chia lìa. Lại nói oán gặp yêu lìa chẳng phải nói trùng lặp sao ?
Thế nào là tìm cầu không được ? Thế nào là tướng tìm cầu không được ? Thế nào là việc tìm cầu không được ? Thế nào là duyên tìm cầu không được ? Thế nào là tìm cầu không được khổ ? Dục trần tức khổ, cho đến được cũng khổ thì cầu không được sao là khổ ?
Vì nhân duyên gì tìm cầu không được ? Sao lược nói 5 thủ ấm là lược nói nghĩa của khổ ?
Thế nào là các ấm, tướng như thế nào, ấm có nghĩa như thế nào ? Là sắc thức v.v… đồng là tướng hữu vi. Vì sao nói 5 ấm với thủ ấm khác ? Vì sao nói thủ ấm là khổ ấm ? Không gọi khổ ấm là nghĩa gì ? Tùy theo chính kiến 1 khổ đã tức thông đạt khổ đế, cần gì nói rộng tướng các khổ ư ? Trong kinh cũng nói sắc lạc cũng ở nơi lạc xứ. Nếu thủ ấm là khổ tức mâu thuẫn với kinh, vì sao kinh này riêng nói sơ lược ? Các kinh nói sắc khổ cho đến thức khổ. Thủ ấm lại nhân duyên gì khổ, tổng lược nghĩa như thế nào ?
Ông hỏi : Những gì là khổ đế ? Sơ lược đã nói như vậy. Còn phân biệt rộng là thế nào ?
Đáp : Có các đệ tử ưa lược nghe chính giáo, như Xá lợi phất v.v… khai trí thụ hóa cho nên lược nói. Có các đệ tử ưa nghe nói rộng, như Nan đà và Phất ca bà v.v… rộng phân biệt trí nên vì đó mà nói rộng.
Lại có các đệ tử có sức nhân rất mạnh như Đại Ca diếp đã tăng trưởng thiện căn cho nên vì đó lược nói. Người có sức duyên yếu như Sa đề v.v… chưa tăng trưởng thiện căn cho nên vì đó nói rộng.
Lại nữa người lợi căn như Ương quật ma la v.v… cho nên vì đó lược nói. Người độn căn thụ hóa như Xà nô v.v… cho nên vì đó nói rộng.
Lại nữa đệ tử đa văn như A nan v.v… có thể gìn giữ văn tạng cho nên lược nói. Đệ tử ít nghe như Chu la ban đà v.v… vì trí tuệ yếu chậm cho nên rộng phân biệt nói.
Lại nữa dồi dào Thánh ngôn thắng đức như Li bà đa v.v… thường tập nội quán cho nên vì đó lược nói. Người chưa có Thánh ngôn và thắng đức như Xiển na v.v… chưa tập nội quán thì vì đó rộng phân biệt nói.
Ông hỏi : Trong nhóm khổ, vì sao đầu tiên nói sinh ?
Đáp : Khổ bắt đầu cho nên các khổ già bệnh chết v.v… sinh là trước tiên. Ví như không hối v.v…, pháp thế xuất thế lấy giới làm đầu. Như già bệnh chết v.v… sinh là đủ, cho nên nói sinh làm đầu vì không tách rời nhau.
Lại nữa do sinh năng nên nếu sinh rồi có già bệnh chết v.v… Năng hại hỏa, nếu hỏa rồi thành thì có thiêu đốt chiếu soi v.v… chẳng phải không có hỏa sinh cũng như thế cho nên nói trước.
Lại nữa vì không tách rời nhau nên giả sử chúng sinh được lìa già bệnh, quyết chắc không lìa sinh. Bởi hành khổ cho nên thụ quả, đạo đối trị cho nên trước nói sinh.
Lại nữa bình đẳng lỗi lầm cho nên tất cả chúng sinh đều bị sinh hại ví như sát quỷ vô thường.
Lại nữa theo đuổi tất cả hữu phần, cho nên sinh là biến khắp vô minh v.v… 12 hữu phần, ví như sữa có độc. Lại nữa biến khắp 3 cõi nên sinh là biến khắp 3 cõi, như bò giống khác, cho nên trước nói sinh.
Lại nữa khổ căn cho nên sinh là gốc rễ của khổ, già bệnh chết nhánh lá của khổ. Như trong kinh nói : Tất cả các khổ lấy sinh làm gốc, bởi sinh là nhân như kinh có nói rộng, cho nên trước nói sinh.
Trì tán kệ nói :
Khổ trước năng không lìa, Bình đẳng theo hữu phần, Khắp 3 cõi khổ căn, Cho nên trước nói sinh.
Thế nào là sinh ? Kệ đáp :
Sinh, 5 kinh đều nói, Được ấm trước nối tâm, Sinh phần cùng các bạn, Thai vị với 5 thứ.
Giải thích : Như Kinh A tì đạt ma Tạng Luận, 12 duyên sinh v.v…, trong Tâm Tư Trạch Luận nói rộng về sinh, cần phải biết.
Lại nữa trong Phẩm Nghiệp tăng trưởng nói tùy miên là bạn dẫn tiếp sinh pháp nhân duyên, tụ tập được các sinh xứ, được ấm nhập giới v.v…, đó gọi là sinh.
Lại nữa khi sắp tiếp tục sinh thì sơ thức thụ sinh, đó gọi là sinh. Như kinh nói do thức nhập vào cho nên danh sắc hòa hợp. Nếu nói sinh tuần tự thì thức mới khởi gọi là sinh.
Lại nữa các luận sư khác nói sinh phần thì sơ thức cùng đồng bạn đều khởi, đó gọi là sinh.
Lại nữa sinh có nhiều thứ, nghĩa là như Kha la v.v… các thai vị sai khác cho đến khi xuất thai, như Kinh Thụ Sinh nói.
Lại nữa sinh có 5 thứ. Như kệ nói :
Được Thánh pháp là sinh, Thai vị dòng họ thành, Nhóm giống khác và hữu, Chỉ có tên là sinh.
Giải thích : Được Thánh pháp là sinh như trong kinh nói : Đã khỏi thân phận nô tì, từ mệng ta sinh.
Lại nữa đã sinh trong luật Thánh pháp như Kinh Ương quật-ma la nói.
Lại nữa vị trí trụ thai gọi là sinh, nghĩa là như Kha la la, Át-phù đà, Già ha na v.v…, ví như hạt giống, mầm, chồi, nhánh v.v…
Lại nữa thành dòng họ gọi là sinh, như sinh vàng báu v.v…, Sát lợi v.v…
Lại nữa nhóm đồng loại khác loại gọi là sinh, hình tướng có khác, nghĩa là như người, voi, ngựa v.v…, ví như cây Bà la, Đa la v.v…
Lại nữa hữu gọi là sinh, nghĩa là ấm, nhập, giới v.v…các hữu, gọi là sinh như nói có hoa quả, có con cái v.v…
Luận này chỉ nói hữu là sinh. Bởi vì sao ? Vì vốn là quả của tham ái cho nên nói chỉ có hữu gọi là sinh.
Thế nào là tướng sinh ? Thế nào là việc sinh ? Thế nào là duyên sinh ?
Đáp : Hiển thị hữu là tướng của sinh. Các thứ khổ là nghiệp, hữu vi là duyên sinh.
Thế nào là khổ ?
Đáp : Vì bị 3 thứ lửa khổ thiêu đốt là nơi thụ sinh không phải là nơi yêu thích, chẳng phải quả của phúc hành, bị nhóm đồng loại khác loại các khổ thiêu đốt. Nơi thụ sinh là nơi yêu thích, là quả của phúc hành, bị nhóm đồng loại khác loại hoại khổ thiêu đốt. Nơi thụ sinh là quả của bất động hành, bị nhóm đồng loại khác loại hành khổ thiêu đốt, ví như lửa rừng rẫy thiêu đốt cây cối cho nên nói là sinh khổ.
Lại nữa là chỗ nương tựa của các khổ, cho nên nếu có sinh thì thân tâm là chỗ tụ tập nương tựa của các khổ, chẳng phải lúc không sinh, ví như Lộc uyển là nơi nương tựa của chư tiên.
Lại nữa ấm nhập giới các hữu hiển thị gọi là sinh xứ. Xứ sinh rồi thì chặt phá, đâm, bẻ, mổ xẻ, chia lìa, rơi rớt v.v… các khổ bình đẳng theo đó mà sinh, vì vô thường oán không thể ngăn được, như Vương tử cảnh và đồ nặn bằng đất, cho nên nói sinh khổ.
Lại nữa sinh là nơi chứa giữ các khổ, lo buồn sầu não chẳng phải căn bản của sự tốt lành. Già chết nhân duyên, các bệnh phát khởi, đau nhập mất loại, các ác nương tựa, ngại hoại dẫm chân, cực nhọc cửa thành, oán đầy kho phủ, phiền não tiếp tục. Sinh này tối tăm, không đèn soi sáng, hầm sâu khó thoát, không lửa đốt thiêu, là oán khó biết, thật uổng không nghi, là đau không thuốc, là trói chẳng dây, rừng gai không lối, không có lửa sáng, trẻ con khen ngợi, người trí chê bai, lạc hữu sở ái, chư Phật Bồ tát dẫn nhân đại bi, hữu học bỏ lìa, vô học trừ hết. Chư Phật tự giác, đặt tên là khổ. Cho nên nói sinh là khổ.
Lại nữa thai vị là khổ, cho nên khi sắp thụ sinh đỏ trắng hòa hợp, có thức ghé đến chịu các khổ ô uế. Tiếp đến là các vị Kha la-la, Át phù đà, Già na, Ti thi v.v… chịu khổ chuyển thục khổ như ung nhọt đến lúc muồi.
Đã cứng cáp rồi khi sinh thân phần, chịu các khổ lớn như khổ đại gia. Khi nằm trong thai 2 tạng trùng ép, ví như tội nhân khốn khổ bởi dưới chưng trên ép. Do mẹ ăn uống, oai nghi không đúng cách, như chạy, nhảy, lội nước, làm việc lao động co duỗi, bị đánh đau đớn. Ăn uống không thích hợp, do oai nghi không đúng cách, ăn uống không thích hợp, khiến chi tiết trong thân như cắt xé, chịu các thứ khổ giống như phạm phép vua bị tra khảo khổ sở. Cho nên sinh là khổ.
Khi sắp xuất thai thân thể mềm như ruột cây chuối. Cửa mình ép bức như xe ép dầu, chịu sức ép rất khổ sở. Khi mới xuất thai, thân thể như mụt nhọt mới nảy, tay chạm phải nước hay áo như chạm nước tro nóng, như dao cắt đau đớn không chịu được, cho nên nói sinh khổ.
Nếu sinh là khổ vậy nghĩa của 3 thứ lạc sinh là không thành sao ?
Đáp : Vì để phân biệt nghiệp báo khác nhau, để an lập 3 cõi sai biệt, để làm rõ có 3 thụ cho nên do đó phải biết 3 an lạc sinh là thâu nhiếp trong hành khổ, là khổ đế, là khổ bức bách, là nhiều khổ, cho nên sinh là khổ.
Lại nữa vì có quả phúc hành nên có 3 lạc sinh. Như kệ nói:
Quả báo phúc đức vui, Tùy ý được thành tựu, Mau được vắng lặng nhất, Như nguyện Bát niết-bàn.
Vì vô thường ác độc xen lẫn nên khổ như thức ăn có lẫn chất độc. Tuy có trăm vị sắc hương ngon ngọt nhưng ăn vào ắt phải chết. Tất cả việc sinh tử cũng như vậy, xen lẫn chất độc vô thường nên nói là khổ.
Lại nữa vì khi sinh thì vui, khi trụ thì vui cho nên nói lạc sinh. Nhưng khi sự an lạc sinh này hoại thì khổ, cho nên Thánh nhân chán cái hoại khổ này như ghét phân nhơ nên nói là sinh khổ.
Sinh với khởi khác nhau thế nào ?
Đáp : Hóa sinh còn gọi là khởi, còn lại 3 gọi là sinh.
Lại nữa nhập thai gọi là sinh, xuất thai gọi là khởi.
Lại nữa hữu phần tuần tự sinh gọi là sinh, đồng thời sinh đủ gọi là khởi. Trong Tạng Luận nói : Sinh thuộc về thức, vì là chủng tử đầu vào thai. Khởi là thuộc về nghiệp, vì có khả năng phân tán đặt thức vào trong các đạo.
A la hán 5 ấm chưa diệt, sao nói là sinh đã hết ?
Đáp : Có trường hợp đã diệt cho nên nói sinh đã hết.
Lại nữa vì nhân duyên diệt cho nên đời này không có pháp sinh đời sau. Ví như do tham ái diệt cho nên nói khổ đế diệt.
Lại nữa vì nhổ bỏ gốc rễ của sinh nên nói đã hết. Ví như có cây đã dứt rễ cho nên dù có nhiều hoa lá cũng gọi là đã diệt. Sinh hết cũng như vậy.
Lại nữa về sau sẽ hết nên nói sinh hết. Ví như trên đỉnh núi ném một vật bằng đất xuống tuy chưa tới đất đã nói nó vỡ. Sinh hết cũng như vậy, cho nên nói La-hán sinh hết.
Thế nào là già ?
Đáp : Sắc trai trẻ diệt mất, cứ theo tuần tự, 4 đại suy tổn, các hành đổi khác, thân chậm khớp sưa, hình sắc thô xấu, các căn suy yếu, niệm thức trí hành, chẳng làm được gì, hướng về cửa chết, đó gọi là già.
Lại nữa vi tế qua căn khắp nhập vào trong vật sau mới rõ giảm tổn biến đổi, pháp này gọi là già. Bởi vì sao ? Nếu già nhập vào răng thì hiện tướng răng rụng, nhập vào da thì da nhăn đen xạm, nếu nhập vào tóc thì hiện tướng bạc rụng, nếu nhập vào 4 đại thì các đại suy yếu, nếu nhập vào căn môn thì căn trở thành bất lực, nếu nhập vào thân hình thì thân hình run rẩy cử động không ổn, nếu nhập vào trong tâm thì mất trí nhớ lơ đãng hay quên, nếu nhập vào xương sống lưng thì lưng còng, nếu nhập vào chi khớp thì chi khớp sai trật, sự linh hoạt thời trai trẻ đều mất hiện tướng hư cũ.
Lại nữa già có 2 loại một là nương tựa giảm mất, hai là khả năng nương tựa giảm mất. Nương tựa giảm mất là các đại máu thịt mỡ xương tủy v.v… hơi giảm mất, do sự giảm mất này có quả tương tự, nghĩa là chạy nhảy duỗi co đi lại gánh vác v.v… đều tổn thất. Khả năng nương tựa giảm mất là như các căn mắt tai v.v… khả năng tác dụng đều không rõ ràng, do không rõ ràng nên có quả tương tự. Niệm trí ý giảm sức hoạt động, sức chịu đựng của tâm đều tổn thất, như kinh và luận tạng, luận 12 duyên sinh có nói rộng, đó gọi là già.
Thế nào là tướng già, thế nào là sự già, thế nào là duyên già ?
Đáp : Giảm, biến đổi, chín muồi, hư hoại v.v… là tướng già. Tổn thất sự trai trẻ, mất đi sự linh hoạt, hay chán ghét là sự già. Ấm giới nhập sinh, gọi là duyên già. Cái già này lại là chỗ của lo buồn v.v…
Thế nào là già khổ ?
Đáp : Đây là có khả năng sinh tướng chán ghét của chúng sinh, đã đoạt mất sắc khả ái, sức làm việc, trí nhớ dẫn đến cái chết, như người phạm phép vua chờ đưa đến chỗ hành hình xẻo mũi chặt tay. Già cũng như vậy, cho nên nói già khổ.
Lại nữa chúng sinh ngụy biện rằng thân lực căn có thể giữ gìn tư lường, vất bỏ thức và trí lực không gián đoạn không một chớp mắt. Ngày già bức bách cướp đoạt như mặt trời lúc nóng giải thoát 5 thứ che mờ, ánh sáng mạnh mẽ chiếu khắp, các hầm nhỏ nước cạn đều khô kiệt. Cái già cũng như vậy, cho nên nói già khổ.
Lại nữa già là làm cho hình sắc xấu xí, mất đức tính được yêu thích, trừ diệt tuổi trai trẻ và cái vui không bệnh, sức làm việc và niệm trí nhẫn, tư duy ý thức đều bị tổn mất, các căn yếu đuối không còn sức dùng được, như quỷ cái La-sát hút tinh khí người cho đến chết, cho nên nói già khổ.
Lại nữa thân trẻ, thân đẹp, tâm yêu thích hình sắc đoan chính, đẹp mắt đẹp lòng người, bị tiếng sấm sét của cái già làm đổi khác, cuốn rút phá hoại, tự tâm không vui, người khác chán ghét, nên nói là già khổ.
Lại nữa cái già có thể phá hoại thân căn niệm trí, nên nói là già khổ. Do thân hoại nên đi đứng ngồi nằm co duỗi chuyển động đều không tự tại. Do căn hoại nên thấy nghe ngửi nếm chạm xúc v.v… đều không phân biệt rõ ràng.
Lại nói tôi nghe không rõ tựa như con nít. Do niệm hoại nên việc gì cũng không nhớ, không hiểu người nói, thấy rồi không biết là gì, cho nên nói là già, giống như hành tướng.
Lại Bạt-tư-phất bộ có nói các pháp hữu vi thật có tạm trụ. Trụ này có khác, đó là tướng hữu vi gọi là già. Như trong kinh nói thân này trụ được trăm năm, hoặc nói có 4 thức trụ. Vì ý nghĩa này gọi là già.
Nếu pháp hữu vi thật sự mỗi niệm mỗi niệm diệt thì không thành tuổi trai trẻ, cũng không có mạng căn, sao gọi là bệnh ?
Đáp : Thân giới sinh trưởng không bình đẳng. Khi sinh trưởng không bình đẳng có trái nghịch thì gọi là thân bệnh. Nếu khi bình đẳng thì gọi là không bệnh. Như Phật Thế Tôn nhân Kì-bà nói thân giới của Như Lai đến nay bình đẳng.
Lại nữa tự tính lại trái nghịch nhau không biết nuôi dưỡng, như rắn độc trong thân giới trái nghịch nhau gọi là bệnh.
Lại nữa bệnh có 2 thứ, một là thân hai là tâm. Thân bệnh lại có 2 thứ : một là do giới trái nghịch nhau gọi là khởi duyên bên trong, hai là do cái khác bức xúc gọi là khởi duyên từ bên ngoài. Thân bệnh này do tên bệnh, nguyên nhân bệnh, nơi bệnh có sai khác nên phẩm loại có nhiều thứ.
Tên bệnh sai khác như là lậu, hủi, ung thư, phù thũng, ăn không tiêu, sốt rét, điên cuồng v.v… Nguyên nhân sai khác là như do đàm, phong, túi mật và các phần đều bệnh, hoặc chỉ một, hoặc hai hoặc ba hoặc bốn. Như vậy đàm v.v… có 62 là nguyên nhân của bệnh. Nơi sai khác của nơi bệnh như là đầu, mắt, tai, yết hầu, tim, bụng v.v…, gọi là thân bệnh. Nói nếu rộng có đến bốn trăm lẻ bốn.
Tâm bệnh là do tà vọng khởi, nghĩa là lo phiền v.v… Bệnh này cũng có 2 loại : một là cảnh duyên bên trong gọi là nội môn hoặc, hai là cảnh do duyên bên ngoài gọi là ngoại môn hoặc.
Do tên bệnh, nguyên nhân bệnh nơi bệnh có khác nhau nên có nhiều phẩm loại khác nhau.
Tên bệnh sai khác, là tham sân mạn si kiến nghi siểm khúc khi cuống v.v… Nguyên nhân bệnh sai khác, là tịnh tướng, thất tướng, các tướng hữu vô v.v… là nguyên nhân của tâm bệnh. Nơi bệnh sai khác, là sắc v.v… 6 trần, như kinh nói sắc ái cho đến pháp ái, trong đây có nói rõ. Có điều là chỉ luận về thân bệnh không nói đến tâm bệnh.
Thế nào là bệnh tướng, thế nào là bệnh sự, thế nào là bệnh duyên ?
Đáp : Đối với bệnh thì bức não thân là tướng, khổ sở ưu phiền là sự, bản giới không bình đẳng là duyên.
Thế nào là bệnh khổ ?
Đáp : Người thông minh trên thế gian, tùy theo khả năng của mình muốn làm việc nọ việc kia, nhưng do tật bệnh không đạt được, trái với mong ước của mình nên khổ. Cho nên tật bệnh có thể làm nguyên nhân khổ. Như lửa là nguyên nhân của sự cháy, mặt trời là nguyên nhân của ánh sáng. Già, chết cũng vậy, là nguyên nhân của khổ cho nên khổ.
Lại nữa có khả năng làm gốc hại cho nên nói bệnh khổ. Ví như chuối tre lau lách.
Lại nữa vì làm cho thụ khổ có thể hại mạng cho đến chết. Như lửa, thuốc độc nên nói bệnh khổ.
Lại nữa khổ trong khổ nên sinh và trong sự tiếp nối, chúng sinh không thể chịu nổi. Như con voi con lạc vào khu rừng cháy, cho nên bệnh khổ.
Lại nữa không được tự tại, nên nếu người mắc bệnh thì mọi oai nghi cử động và tâm tưởng đều không tự tại. Thân hình gập lại không thể cử động co duỗi v.v… như người gỗ.
Lại nữa có thể làm bỏ mạng sống. Như người mắc bệnh không thể chịu đựng đau đớn tìm đến lửa hoặc thuốc độc để tự kết thúc mạng sống của mình. Như La-hán Đà-ni-kha.
Lại nữa tất cả mọi phương tiện đều không thể chữa trị lành bệnh, đưa đến mạng chung, nên nói bệnh khổ. Như người tiên Át-để cắt đứt việc uống thuốc chữa bệnh lỵ.
Lại nữa vì chán ghét nên bức hại làm tính khởi vô minh dài lâu, trí tuệ khủng chủng khốn khổ làm thể, chỗ nương tựa không an nên quên vô học. Do trí tuệ bị hoại nên không biết lựa chon lấy bỏ, không biết việc phải việc quấy, giống như người ngu. Do ý nghĩa này nên nói già khổ. Như Đại đức Phật-đà-mật nói : Chư Phật Thế Tôn vô lượng số kiếp sinh trưởng thiện căn, đầy đủ 10 lực, có 10 tự tại, phá thắng 4 ma, được 4 vô úy, có thể quán bình đẳng tất cả phương tiện, như trăng tròn trong bầu trời trong của mùa thu khả ái. Thân Na-la-diên sức lực kiên cố hình tướng da dẻ v.v… bị cái già làm suy tổn nên nói già khổ.
Nghĩa này khi Phật ở nước A-la-tì, Tì-kheo Ưu-đà-di dựa theo Phật nói kệ sau :
Cái già ngươi xấu xí, Xâm ô sắc đáng yêu.
Thân này vui lòng người,
Do ngươi mà biến đổi. TỨ ĐẾ LUẬN
( Hết Quyển 1 )
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.233.187 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.