Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Trí Độ Luận [大智度論] »» Bản Việt dịch quyển số 89 »»

Đại Trí Độ Luận [大智度論] »» Bản Việt dịch quyển số 89

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.81 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.03 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Trí Độ

Kinh này có 100 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85 | 86 | 87 | 88 | 89 | 90 | 91 | 92 | 93 | 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 100 |
Việt dịch: Thích Thiện Siêu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Kinh: Thế nào là 80 vẻ đẹp tùy hình? 1. Đỉnh đầu không thể thấy; 2. Mũi thẳng, cao, đẹp, lỗ mũi kín; 3. Mí mắt như trăng mới mọc, có màu xanh lưu ly; 4. Vành tai mọc thòng xuống; 5. Thân chắc thật như lực sĩ trời Na la diên; 6. Khớp xương như móc câu; 7. Mỗi lần thân xoay như voi chúa; 8. Khi đi chân cách đất bốn tấc, có dấu ấn hiện trên đất; 9. Móng tay màu đồng đỏ, mỏng và mướt; 10. Xương đầu gối cứng, tròn, đẹp; 11. Thân sạch sẽ; 12. Thân mềm mại; 13. Thân không cong; 14. Ngón tay tròn, thon; 15. Ngón tay đẹp; 16: Mạch sâu; 17. Mắt cá kín; 18. Thân mịn màng; 19. Thân vững chắc, đi không xiêng xẹo; 20. Thân đầy đặn; 21. Thức đầy đủ; 22. Dung nghi đầy đặn; 23. Chỗ ở yên ổn không thể động; 24. Uy đức chấn động hết thảy; 25. Mọi người đều ưa xem; 26. Mặt không lớn dài; 27. Dung mạo đoan chính, không pha tạp; 28. Mặt đầy đủ; 29. Môi đỏ như màu trái Tần bà; 30. Âm vang sâu lắng; 31. Rốn sâu, tròn, đẹp; 32. Lông trên thân xoay về phía hữu; 33. Tay đầy đủ; 34. Tay chân vừa ý; 35. Chỉ tay rõ ràng, ngay thẳng; 36: Chỉ tay dài; 37. Chỉ tay không dứt; 38. Chúng sinh ác tâm trong thấy hòa vui; 39. Mặt rộng, đẹp; 40. Mặt đầy đặn, trong sáng như trăng; 41. Theo ý chúng sinh vui vẻ cùng nói; 42. Lỗ chân lông tỏa mùi thơm; 43. Miệng tỏa mùi thơm; 44. Nghi dung như Sư tử; 45. Đi đứng như voi chúa; 46. Cách đi như ngỗng chúa; 47. Đầu như quả Ma la đà; 48. Âm thanh rõ ràng; 49. Răng bén; 50. Sắc lưỡi màu hồng; 53. Lông trong sạch; 54. Mắt rộng, dài; 55. Tướng các khiếu (lỗ) đầy đủ; 56. Tay chân trắng thuần như hoa sen; 57. Rốn không bày; 58. Bụng không bày; 59. Bụng nhỏ; 60. Thân không khuynh động; 61. Thân chắc nịch; 62. Phần thân lớn; 63. Thân cao ráo; 64. Tay chân sạch, mềm mại; 65. Hào quang thân dài một trượng; 66. Thân chiếu sáng khi đi; 67. Xem chúng sinh bình đẳng; 68. Không khi khi chúng sinh; 69. Theo ân thanh của chúng sinh không quá, không giảm; 70. Thuyết pháp không sai khác; 71. Tùy theo ngôn ngữ của chúng sinh mà thuyết pháp; 72. Có nhân duyên theo thứ lớp thuyết pháp; 74. Có tướng hết thảy chúng sinh không thể xem hết được; 75. Người xem không nhàm chán; 76. Tóc dài, đẹp; 70. Màu tóc như ngọc xanh; 80. Tay chân có đức tướng.
Này Tu Bồ Đề, ấy là 80 vẻ đẹp tùy hình thành tựu nơi thân Phật. Như vậy, Bồ Tát do hai trí nhiếp thủ chúng sinh, đó là tài thí và pháp thí. Ấy là việc hy hữu khó bì kịp của Bồ Tát.
Làm sao Bồ Tát dùng ái ngữ nhiếp thủ chúng sinh? Bồ Tát lấy Ba la mật vì chúng sinh thuyết pháp, nói rằng: Các ngươi tu sáu Ba la mật, thu nhiếp được hết thảy thiện pháp.
Làm sao Bồ Tát lấy lợi hành nhiếp thủ chúng sinh? Đó là Bồ Tát thường dạy chúng sinh, khiến tu sáu Ba la mật.
làm sao Bồ Tát lấy đồng sự nhiếp thủ chúng sinh? Đó là Bồ Tát dùng sức năm thần thông, các cách biến hóa đi vào trong năm đường cùng sự việc với chúng sinh. Đó là lấy bốn việc nhiếp thủ chúng sinh.
*Lại nữa, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, giáo hóa chúng sinh rằng: Này thiện nam tử, nên khéo học, phân biệt các mẫu chữ và nên khéo biết một mẫu chữ cho đến 42 mẫu chứ; khéo biết hết thảy ngôn ngữ đều từ trong mẫu chữ thứ hai cho đến mẫu chữ thứ 42, hết thảy ngôn ngữ đều vào trong ấy. Một mẫu chữ đều vào trong 42 mẫu chữ, 42 mẫu chữ cũng vào trong một mẫu chữ. Chúng sinh ấy nên khéo học 42 mẫu chữ như vậy. Khéo học 42 mẫu chữ rồi, có thể khéo biết phép tắc của mẫu chữ; khéo biết phép tắc của mẫu chữ rồi khéo biết phép tắc không có mẫu chữ này. Này Tu Bồ Đề, như Phật khéo biết phép tắc mẫu chữ, khéo biết mẫu chữ, khéo biết không có mẫu chữ, vì phép tắc không có mẫu chữ nên nói phép tắc mẫu chữ, vì sao? Vì vượt qua hết thảy danh tự, gọi là Phật pháp.
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Nếu chúng sinh rốt ráo không thể có được, pháp cũng rốt ráo không thể có được, pháp tính cũng rốt ráo không thể có được, vì rốt ráo không, vô thỉ không, vậy Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật cho đến Thí Ba la mật, khi hành bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, 37 pháp trợ đạo, mười tám không, Vô tướng, Vô tác tam muội, tám bội xả, định chín thứ lớp, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, làm sao trú trong năm thần thông do quả báo được mà vì chúng sinh thuyết pháp? Chúng sinh thật không thể có được, vì chúng sinh không có được nên sắc không thể có được, cho đến thức cũng không thể có được; vì năm uần không thể có được, nên sáu Ba la mật cho đến 80 vẻ đẹp tùy hình đều không thể có được. Trong không thể có được, không có chúng sinh, không có sắc cho đến không có 80 vẻ đẹp tùy hình, vậy làm sao Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật có thể vì chúng sinh thuyết pháp? Bạch Đức Thế Tôn, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, Bồ Tát còn không thể có được, huống gì có pháp Bồ Tát?
Phật bảo Tu bồ đề: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Vì chúng sinh không thể có được, nên biết nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, các pháp không, tự tướng không, tính không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không. Vì chúng sinh không thể có được nên biết năm uẩn không, mười hai nhập không, mười tám giới không, mười hai nhân duyên không, bốn đế không, ngã không, thọ giả, mạng giả, kẻ sinh, kẻ nuôi, kẻ dưỡng, chúng số, người, người làm, người khiến làm, khởi dậy, người khiến khởi dậy, lãnh thọ, người khiến lãnh thọ, kẻ biết, kẻ thấy đều không. Vì chúng sinh không thể có được nên biết bốn thiền không, bốn tâm vô lượng không, cho đến tám phần thánh đạo không, không không, vô tướng không, vô tác không, tám bội xả không, định chín thứ lớp không. Vì chúng sinh không thể có được nên biết mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung không, nên biết quả Tu đà hoàn không cho đến đạo Bích chi Phật không, Bồ Tát địa không, Vô thượng chánh đẳng chánh giác không. Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát thấy hết thảy pháp không như vậy, vì chúng sinh thuyết pháp, không mất các tướng không. Bồ Tát khi quán như vậy, viết hết thảy pháp thông suốt không ngại, biết hết thảy pháp không ngại rồi, không phá hoại các pháp tướng, không hai, không phân biệt, chỉ vì chúng sinh mà như thật nói pháp. Thí như người của Phật biến hóa, người biến hóa lại hóa làm vô lượng ngàn vạn ức người, có người dạy khiến bố thí, có người dạy trì giới, có người dạy nhẫn nhục, có người dạy tinh tấn, có người dạy thiền định, có người dạy trí tuệ, có người dạy bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, ý ông nghĩ sao? Người của Phật biến hóa ấy có phá hoại pháp tính chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn. Các người biến hóa ấy không có tâm, không có tâm tâm số pháp, làm sao phân biệt phá hoại các pháp?
Này Tu Bồ Đề, thế nên biết, Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, vì chúng sinh đúng chỗ thích hợp thuyết pháp; kéo chúng sinh ra khỏi điên đảo, khiến được ở vào chỗ nên ở, vì pháp không trói không mở, vì sao? Vì sắc không trói không mở; thọ, tưởng, hành, thức không trói không mở; sắc không trói không mở thời không phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức không trói không mở thời không phải là thức, vì sao? Vì sắc rốt ráo thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức cho đến hết thảy pháp, hoặc hữu vi, hoặc vô vi cũng rốt ráo thanh tịnh. Như vậy, Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp cùng không thủ đắc tướng chúng sinh và hết thảy pháp. Hết thảy pháp không thể có được nên Bồ Tát không trú pháp nên trú trong pháp tướng, đó là sắc không cho đến hữu vi, vô vi pháp không, vì sao? Vì tự sắc cho đến hữu vi, vô vi pháp tự tính không thể có được, không chỗ trú. Pháp không có sở hữu, không trú ở pháp không có sở hữu; tự tính pháp không trú trong tự tính pháp, tha tính pháp không trú trong tha tính pháp, vì sao? Vì hết thảy pháp đều không thể có được. Pháp không thể có được thời trú vào đâu? Như vậy, Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật, do các không ấy có thể nói pháp như vậy, hành Bát nhã ba la mật như vậy, đối với chư Phật và Thanh văn, Bích chi Phật không có lỗi, vì sao? Vì chư Phật, Bồ Tát, Bích chi Phật, A la hán được pháp ấy rồi, vì chúng sinh thuyết pháp cũng không chuyển đổi thật tướng các pháp, vì sao? Vì Như, pháp tính, thật tế không thể chuyển đổi, sao vậy? Vì tính các pháp không có.
Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, nếu pháp tính, như, thật tế không chuyển đổi, vậy sắc với pháp tính khác nhau chăng? Sắc với như, thật tế khác nhau chăng? Thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp hữu vi, vô vi, thế gian, xuất thế gian, hữu lậu, vô lậu khác nhau chăng?
Phật dạy: Không khác. Sắc không khác, pháp tính không khác; như không khác, thật tế không khác; thọ, tưởng, hành, thức cho đến pháp hữu lậu, vô lậu cũng không khác.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu sắc không khác, pháp tính không khác; như không khác, thật tế không khác; thọ, tưởng, hành, thức cho đến hữu lậu, vô lậu không khác, thời làm sao phân biệt hắc nghiệp có hắc báo, là quả báo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; bạch nghiệp có bạch báo, là quả báo sinh cõi trời, cõi người; hắc bạch nghiệp có hắc bạch báo, nghiệp chẳng hắc chẳng bạch có quả báo chẳng hắc chẳng bạch, đó là quả Tu đà hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Tu Bồ Đề: Theo thế đế nên phân biệt nói có quả báo, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa. Trong đệ nhất nghĩa đế không thể nói nhân duyên quả báo, vì sao? Vì đệ nhất nghĩa đế thật không có tướng, không có phân biệt, cũng không có ngôn thuyết, gọi là sắc cho đến pháp hữu lậu, vô lậu; tướng chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, vì rốt ráo không, vô thỉ không.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, nếu vì theo thế đế nên phân biệt nói có quả báo, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa đế, thời hết thảy phàm phu lẽ đáng có quả Tu đà hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Phật bảo Tu Bồ Đề: Ý ông nghĩ sao, người phàm phu có biết đó là thế đế, đó là đệ nhất nghĩa đế chăng? Nếu biết, người phàm phu ấy lẽ đáng là quả Tu đà hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Này Tu Bồ Đề, vì người phàm phu thật không biết thế đế, không biết đệ nhất nghĩa đế, không biết đạo, không biết phân biệt đạo quả, làm sao họ có các quả được? Này Tu Bồ Đề, thánh nhân biết thế đế, biết đệ nhất nghĩa đế, có đạo, có tu đạo, vì thế nên thánh nhân có các quả sai khác.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Tu đạo được quả chăng?
Phật dạy: không được. Tu đạo không được quả, không tu đạo cũng không được quả, cũng không lìa đạo được quả, cũng không trú ở trong đạo được quả. Như vậy, Bồ Tát khi hành Bát nhã ba la mật, vì chúng sinh nên phân biệt quả và cũng không phân biệt đó là tính hữu vi, tính vô vi.
Bạch đức Thế Tôn, nếu không phân biệt tính hữu vi, tính vô vi mà được các quả, cớ sao Thế Tôn nói dứt hết ba kiết gọi là Tu đà hoàn; dâm nộ si mỏng gọi là Tư đà hàm; dứt hết năm hạ phần kiết gọi là A na hàm; dứt hết năm thượng phần kiết gọi là A la hán? Biết pháp có tập hợp đều có tướng tán diệt gọi là đạo Bích chi Phật, dứt hết thảy phiền não và tập khí gọi là Vô thượng chánh đẳng chánh giác? Bạch dức Thế Tôn, Con làm sao biết không phân biệt tính hữu vi, tính vô vi mà được các đạo quả?
Phật bảo Tu Bồ Đề: Ông cho quả Tu đà hoàn, quả Tư đà hàm cho đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, các quả ấy là hữu vi, là vô vi chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Đều là vô vi.
Này Tu Bồ Đề: Trong pháp vô vi có phân biệt chăng?
Thưa không, bạch Thế Tôn.
Này Tu Bồ Đề, nếu người thiện nam, kẻ thiện nữ thông suốt hết thảy pháp hoặc hữu vi, hoặc vô vi đều là một tướng, tức vô tướng, khi ấy còn có phân biệt hoặc hữu vi, hoặc vô vi chăng?
Thưa không, bạch Thế Tôn.
Này Tu Bồ Đề, như vậy, Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp, không phân biệt các pháp, vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không. Bồ Tát ấy tự mình được pháp không có chấp trước, cũng dạy người khiến được pháp không có chấp trước, hoặc Thí Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật, hoặc sơ thiền cho đến đệ tứ thiền, hoặc từ, bi, hỉ, xả cho đến Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ, hoặc bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng. Bồ Tát ấy tự mình không chấp trước, cũng dạy người không chấp trước, vì không chấp trước nên không chướng ngại gì. Thí như người của Phật biến hóa làm việc bố thí, cũng không lãnh thọ quả báo bố thí, chỉ vì chúng sinh cho đến tu trí Nhất thiết chủng cũng không lãnh thọ quả báo của trí Nhất thiết chủng. Bồ Tát cũng như vậy, hành sáu Ba la mật cho đến hết thảy pháp mà không trú pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, cũng không thọ báo, mà chỉ vì độ chúng sinh, vì sao? Vì Bồ Tát ấy khéo thông đạt thật tướng các pháp.
Luận: Hỏi: Tám mươi vẻ đẹp tùy hình là pháp trang nghiêm thân, cớ sao ở trong thai "thức biết đầy đủ" lại là một ở trong các vẻ đẹp tùy hình?
Đáp: Thức ấy là thức do quả báo sinh, đối với thế gian tốt hay xấu tự nhiên biết được. Còn thức của người phàm phu không đầy đủ, nên phải học theo cách người khác mới biết được. Phật ở trong thai một năm đầy đủ, sung mãn mới sinh, nên thân và thức đều đầy đủ. Những người khác hoặc tám tháng, hoặc chín tháng ở trong thai, nói chung là mười tháng. Bồ Tát ở trong thai mười tháng nói chung là được một năm thời thân căn đầy đủ; thức do quả báo sinh cũng đầy đủ.
Hỏi: Chỗ chân đúng yên với chỗ ở yên sai khác thế nào?
Đáp: Chỗ ở yên là như kẻ dũng sĩ tại gia cầm chặt gậy gộc, ở yên một chỗ, không thể lay động. Lại khi xuất gia, ma dân, ác quỷ không thể làm chuyển động mà lùi bỏ.
Nghĩa của 42 mẫu chữ như trong Đại thừa có nói. Một mẫu chữ vào hết trong các mẫu chữ; thí như 2 số 1 hợp lại làm 2, 3 số 1 hợp lại làm 3; 4 số 1 hợp lại làm 4; như vậy cho đến ngàn, vạn. Lại như chữ A là định; A biến thành La, cũng biến thành Ba; như vậy đều vào trong 42 mẫu chữ, 42 mẫu chữ vào trong một mẫu chữ là, 42 mẫu chữ đều có phần chữ A, phần chữ A lại vào trong chữ A. Khéo biết chữ nên khéo biết tên các pháp; khéo biết tên các pháp nên khéo biết nghĩa các pháp. Không có mẫu chữ tức là nghĩa thật tướng của các pháp, vì sao? Vì trong nghĩa của các pháp, các pháp không có danh tự.
Tu Bồ Đề hỏi: Nếu các pháp rốt ráo không, không có danh tự, làm sao Bồ Tát trú trong sáu thần thông do quả báo sinh mà vì chúng sinh thuyết pháp? Nếu rốt ráo không có chúng sinh thời không có pháp? Phật chấp thuận lời Tu Bồ Đề nói: Như vậy, như vậy. Vì mười tám không, nên hết thảy pháp không thể có được. Ngã và chúng sinh, cho đến kẻ biết kẻ thấy, cho đến nên biết Phật, Bồ Tát cũng đều không. Biết như vậy rồi mà vì chúng sinh thuyết pháp không ấy. Nếu chúng sinh là thật có mà vì họ thuyết không thời không thể được; vì chúng sinh không, nhưng do điên đảo thành có. Thế nên Bồ Tát không bỏ mất không mà vì chúng sinh thuyết pháp. Không bỏ mất tức là không làm cho các pháp đều không, còn pháp được nói chẳng không. Nếu cho pháp được nói chẳng không thời là làm mất tướng không. Nếu miệng nói không mà tâm là có, cũng là bỏ mất không. Trong đây Phật tự nói: Tướng pháp không hai, không hư hoại. Muốn rõ ràng việc ấy nên Phật nêu thí dụ: Như người do Phật biến hóa, biến làm nhiều người, vì chúng sinh thuyết pháp, hoặc thuyết về công đức trì giới, bố thí. Phương tiện thuyết pháp như vậy không có lỗi, mà có thể kéo chúng sinh ra khỏi điên đảo, vì pháp không trói không mở. Trong đệ nhất nghĩa đế không trói không mở, trong thế đế nên có trói có mở. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Sác không trói không mở, vì sao? Vì trong không trói không mở ấy không có sắc tướng, cho đến thức cũng như vậy. Bồ Tát dùng pháp chẳng trú như vậy nên trú trong không pháp, vì chúng sinh thuyết pháp. Chúng sinh không thể có được, vì chúng sinh và hết thảy pháp không thể có được. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Pháp không có sở hữu, không trú trong pháp không có sở hữu, thí như hư không, không trú nơi hư không; tự tính pháp, không trú nơi tự tính pháp; thí như lửa không trú nơi lửa, pháp tha tính không trú nơi pháp tha tính; thí như trong tính nước không có tính lửa; lại vì tha tính bất định. Nếu thanh tịnh thuyết pháp được như vậy thời Bồ Tát ấy đối với chư Phật, thánh hiền không có lỗi, vì sao? Vì chư Phật, thánh hiền không nhiễm trước pháp, người thí pháp cũng không nhiễm trước pháp; chư Phật, thánh hiền vì rốt ráo không, lấy tướng tịch diệt làm sở hành của tâm, người thuyết pháp cũng như vậy. Chư Phật, thánh hiền vào ba môn giải thoát, được thật tính các pháp, đó là Vô dư Niết bàn, người thuyết pháp theo pháp ấy nên không có lỗi. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Chư Phật, hiền thánh được pháp ấy rồi, vì chúng sinh thuyết pháp, không làm chuyển đổi pháp tính, vì pháp tính không, vô tướng.
Tu Bồ Đề bạch Phật: Nếu không chuyển đổi pháp tính, thời sắc cùng với pháp tính khác nhau chăng?
Phật dạy: Không, vì sao? Vì thật tướng của sắc tức là pháp tính. Ý Phật muốn nói, khi Bồ Tát thuyết pháp cũng không phá hoại pháp tính.
Tu Bồ Đề hỏi: Sắc v.v... cùng với pháp tính không khác, cớ gì chỉ quý pháp tính? Vì Phật đáp sắc không khác pháp tính nên Tu Bồ Đề nạn hỏi: Nếu không khác thời làm sao phân biệt có thiện, ác, trắng, đen, quả Tu đà hoàn v.v..?
Phật dạy: Sắc v.v... tuy không lìa pháp tính, song vì theo thế đế nên có phân biệt, còn ở trong đệ nhất nghĩa đế không có phân biệt, vì sao? Vì thánh nhân được đệ nhất nghĩa đế, không có phân biệt gì, nghe nói có sở đắc không mừng, nghe không có sở đắc không lo, vì chứng được pháp vô tướng, nên cho đến mảy may pháp còn không thủ tướng, huống gì phân biệt có thiện, ác. Người chưa chứng đắc thật tướng, vì muốn đệ nhất nghĩa đế nên có chỗ phân biệt. Trong đây tự nói nhân duyên: Pháp ấy không có ngôn thuyết, cũng không sinh diệt, nhơ sạch; nghĩa là rốt ráo không, vô thỉ không.
Hỏi: Cớ gì trong đây chỉ nói hai không gọi là pháp?
Đáp: Hết thảy có, hoặc pháp, hoặc chúng sinh, nếu nói rốt ráo không thời là phá pháp; nếu nói vô thỉ không thời phá chúng sinh. Phá hai pháp ấy rồi thời phá hết tất cả pháp. Trong đây Bồ Tát vì chúng sinh thuyết pháp cho nên dùng hai không để phá pháp và phá chúng sinh; tuy còn có các không khác nhưng không sâu sắc, rốt ráo bằng rốt ráo không. Các không khác như lửa đốt cây, còn lại than tro; rốt ráo không thời không có tro, không có than. Có người nói: Hoặc nói đủ mười tám không, không có lỗi, vì lược nói nên nói hai không.
Tu Bồ Đề thưa: Nếu theo thế đế nên phân biệt có thiện ác, trắng đen và các quả báo, còn theo đệ nhất nghĩa đế thời người phàm phu lẽ đáng có thánh quả Tu đà hoàn v.v... vì sao? Vì nếu trong thế đế hư vọng phân biệt có các hiền thánh, còn trong đệ nhất nghĩa đế lý đáng phàm phu làm hiền thánh. Tu Bồ Đề phân biệt thật tướng nói phàm phu khác, còn Phật nói đệ nhất nghĩa nhất tướng, nên Tu Bồ Đề nói lý đáng phàm phu là bậc thánh.
Phật đáp: Nếu phàm phu phân biệt, biết đó là đệ nhất nghĩa đế, đó là thế đế, thời lẽ đáng phàm phu có các quả thánh. Vì phàm phu thật không biết đạo, không biết phân biệt đạo, không biết hành đạo, tu đạo, huống gì được đạo quả! Phật nói bậc thánh có thể phân biệt nên nói bậc thánh có thánh quả.
Bấy giờ Tu Bồ Đề tự biết có lỗi, nên nói: Trong tính vô lượng, vô tướng, vô động, làm sao thủ tướng, muốn lường pháp vô lượng; làm sao cưỡng cho phàm phu là thánh quả? Nên lãnh thọ lời Phật. Biết người hành đạo mới đắc quả, người không hành đạo không đắc quả; thế nên hỏi Phật: Tu đạo đắc quả chăng? Phật đáp không.
Lại hỏi: Trên kia Phật phân biệt nói tu đạo đắc quả, sao nay nói không? Phật đáp: Trên kia nói chẳng phải tâm chấp trước, nay vì Tu Bồ Đề đem tâm chấp trước mà hỏi, muốn từ đạo phát xuất quả, như từ mè ép ra dầu; nếu như vậy đạo với quả đồng hư dối. Thế nên Phật đều đáp không. Người nghe sinh tâm nghĩ rằng: Nếu tu không được, vậy không tu lý đáng được?
Phật dạy: Tu còn không được, huống không tu! Thí như hai người muốn đi đến, một người đứng yên không đi, một n lạc đường, cả hai đều không thể đến. Nếu không tu đạo còn không có được chút ít cái vui nhiếp tâm, huống gì đạo quả! Nếu tâm thủ tướng mà tu đạo, tuy có cái vui nhiếp tâm thiền định mà không có đạo quả. Nếu tâm không thủ tướng tu đạo thời có đạo quả. Thế nên Phật nói: Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật không phân biệt tính hữu vi, vô vi, nên có đạo quả sai khác.
Tu Bồ Đề hỏi: Nếu như vậy, cớ gì Phật nói dứt ba kiết sử được Tu đà hoàn, có các phân biệt như vậy?
Phật hỏi ngược lại rằng: Ý ông nghĩ sao, ông cho quả Tu đà hoàn là hữu vi, là vô vi chăng?
Tu Bồ Đề đáp: Là vô vi.
Phật dạy: Nếu như vậy, trong vô vi có sai khác chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn.
Phật dạy: Nếu không có phân biệt, cớ gì ông nạn hỏi? Phật lại hỏi Tu Bồ Đề: Nếu người thiện nam, kẻ thiện nữ thông suốt hết thảy pháp một tướng, tức là vô tướng, ở trong ba môn giải thoát, khi chứng Niết bàn, khi ấy có pháp để phân biệt hoặc hữu vi, hoặc vô vi chăng?
Tu Bồ Đề thưa: Không.
Ý Phật là, chỉ tâm khi ấy là chơn thật, khi khác đều hư dối, cớ sao ông vấn nạn? Bồ Tát hành Bát nhã ba la mật không phân biệt hết thảy pháp, ở trong các pháp không, nội không v.v... rất thanh tịnh, tự mình không chấp trước, cũng dạy chúng sinh không chấp trước; nghĩa là dạy bố thí cho đến trí Nhất thiết chủng, trong đạo Bồ Tát đều dạy người khiến không chấp trước. Thí như người của Phật biến hóa làm việc bố thí, cũng không phân biệt bố thí, không lãnh thọ quả báo bố thí, chỉ vì độ chúng sinh. Tâm Bồ Tát cũng như vậy, vì sao? Vì khéo thông suốt các pháp tính. Khéo thông suốt là không thủ tướng pháp tính, cũng không trú trong pháp tính, ở trong pháp tính không nghi, không hối mà thuyết pháp, không ngăn, không trở, không ngại, thế là thông suốt pháp tính.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 100 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Vào thiền


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.210.35 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập