Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận [大宗地玄文本論] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.17 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.23 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nhứt Chủng Kim Cang Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần thứ 3
Đã nói qua về quy y đức xứ nhơn duyên đại thích phần rồi; bây giờ lần lượt nói về nhứt chủng Kim Cang đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng ấy như thế nào? - Kệ rằng:
Một loại Kim Cang địa
Tổng có năm ngôi thứ
Từ từ đến cứu cánh
Rồi viên mãn chẳng gì
Cùng với kia ngôi thứ
Như thế năm vị trí
Ở trong các kinh điển
Đầy đủ chẳng nói thừa
Luận rằng: Nhứt chủng Kim Cang đạo lộ vô ngại bổn địa địa trung tổng cộng có bao nhiêu ngôi vị? – Nói rộng thì có vô lượng; lược nói lại có 5. Đây là 5 ngôi thứ, tất cả như vậy, tất cả căn bản, tất cả chứa nhóm, tất cả ra khỏi, như kệ nói là một loại Kim Cang Địa tổng có 5 địa vị vậy. Những gì gọi là 5 loại căn bản? - Một là vô siêu thứ đệ tiệm chuyển vị; hai là vô dư cứu cánh tổng trì vị; ba là chu biến viên mãn quảng địa vị; bốn là tất cả các pháp cụ phi vị; năm là tất cả các pháp cụ thị vi. Đây gọi là 5 loại căn bản vị.
Như kệ nói nghĩa là dần dần rốt ráo và viên mãn cùng với không cũng như cùng với địa vị nầy. Như vậy ngũ vị tự nói về phía mình. Như vậy 5 vị nầy ngay thẳng nói không và tuyên nói về số lượng. Như kệ nói, đây là 5 loại kinh điển đầy đủ, nói chẳng có thừa. Vị ấy nương vào số gốc danh tự. Tướng nầy là gì? - Kệ rằng:
Hay nương vào số gốc
Tổng nói có năm mốt
Nghĩa hư giả ánh sáng
Bốn mươi loại danh tự
Bất động chơn Kim Cang
Mười loại tên gọi chánh
Cùng với đại cực địa
Đây gọi số nương vào
Luận rằng: Năm loại bổn vị nương vào danh tự sai biệt. Số nầy có bao nhiêu? – Nói rộng thì có rất nhiều, lược nói có 51 tên gọi. Như vậy 51 tên căn bản. Tất cả trời đất, tất cả cha mẹ, tất cả thể tánh, tất cả chỗ nương vào. Như kệ nói về chỗ sở y bổn số tổng cộng có 51. Những gì gọi là 51? – Đó là hư giả quang minh phần có 40 loại. Trong chơn Kim Cang có 10 loại. Trong 50 phần thêm vào Đại Cực tự nhiên Đà La Ni. Đây có tổng cộng là 51. Trong 40 loại ấy có tướng như thế nào? – Đó là 10 loại tâm ái lạc; 10 loại tâm thức tri; 10 loại tâm tu đạo; 10 loại tâm bất thối. Mỗi mỗi sai biệt nhau.
Những gì gọi là 10 tâm ái lạc? - Một là Tất Xoa Đa; hai là A Ma Kha Thi; ba là Đế Độ Tỳ Lê Gia; bốn là Hòa La Chỉ Độ; năm là Xà Ma Đà Đề Thi; sáu là Ma Ha A Tỳ Phật trí đa; bảy là A La Bà Ha Ni; tám là Bà Di Đa A Lê La Ha Đế; chín là Thi La Cụ Thi Thị A La; mười là Ma Ha Tỳ Kha A Tăng Na. Đây gọi là 10.
Những gì được gọi là 10 tâm thức tri? - Một là Lưu Già Độ; hai là Lưu Đế Ca Độ; ba là Lưu La Già; bốn là Lưu Ma Ha; năm là An Bà Sa; sáu là Tý Phạt Trí; bảy là A Tỳ Phạt Trí; tám là Tất Xoa Già; chín là Tất A La; mười là Lưu Sơn Ca. Đó gọi là 10.
Những gì gọi là 10 tâm tu đạo? - Một là Độ Già Kha; hai là Độ An Nhĩ; Ba là Độ Chỉ La; bốn là Độ Hòa Sai; năm là Độ Lợi Tha; sáu là Độ Sanh Bà Đế; bảy là Độ Sa Tất; tám là Độ A Ha; chín là Độ Phật A; mười là Độ Xoa Nhứt Bà. Đây gọi là 10.
Những gì là 10 tâm bất thối? - Một là La Đế Lưu Sa; hai là La Đàm Sa; ba là Tất Sự Già; bốn là Pháp Tất Tha; năm là Phật Độ Đà; sáu là La Xoa Tất; bảy là Sư La Văn Già; tám là Bà Ha Đế; chín là Ba La Đề Phất Đà; mười là Đạt Ma Biên Già. Đây được gọi là 10.
Như kệ nói về hư giả quang minh có 40 loại tên gọi. Còn những gì là 10 tâm chơn Kim Cang? - Một là Cưu Ma La Già; hai là Tu A Già Nhứt Bà; ba là Tu Na Ca; bốn là Tu Đà Hoàn; năm là Tư Đà Hàm; sáu là A Na Hàm; bảy là A La Hán; tám là A Ni La Hán; chín là A Na Ha Ha; mười là A Ha La Phất. Đây gọi là 10.
Như kệ bất động chơn Kim Cang 10 loại tên gọi chánh; trong 50 loại nầy lại có thêm Bà Già Bà Phật Đà; nên như thế mà quan sát phán xét. 51 loại danh tự nầy.
Như kệ đã nói cùng với đại cực địa cho nên gọi là chỗ nương tựa. Như vậy 51 loại tâm ấy sẽ không qua khỏi lần lượt chuyển đến ngôi vị, an lập tướng nầy thuộc về đâu? Kệ rằng:
Trong năm mươi mốt ấy
Lần lượt không đổi khác
Trong một đều tất cả
Gọi tên là dần dần
Luận rằng: Tuy một hành giả hồi hướng để vào trong 51 loại biệt tướng vị ấy. Như thế lần lượt chẳng qua khỏi các pháp. Vì sao vậy? – Trong môn nầy lượng pháp như thế. Như 51 vị của kệ ấy lần lượt chẳng qua khỏi. Như vậy hành giả lấy tướng gì mà dần dần chuyển đổi? – Nghĩa là chuyển đầy đủ. Tại sao gọi là cụ cụ chuyển tướng? Nghĩa là một tín tâm vị không ra khỏi 50 tâm mà chuyển, cho đến một đại cực địa vị đều không ra ngoài 50 tâm mà chuyển. Đó là một vật hay là khác vật? - Thật ra đó chẳng khác vật mà là một vật. Tại sao vậy? – Trong một tín tâm đều đủ tất cả vị, chẳng dư vị nào. Một là niềm tin đầy đủ tất cả vị. Cùng với những vị khác đầy đủ tất cả vị. Đây có nghĩa là gì? – Trong một tín tâm đầy đủ chẳng dư, lại lần lượt chuyển đổi. Đầy một trong đầy mà chẳng thể đầy nhiều trong đầy. Cho nên phải chuyển và làm cho trong môn nầy có 51. Tất cả đầy đủ, tất cả đầy đủ. Gọi đây là dần chuyển. Như kệ nói một ở trong đầy đủ tất cả tên và dần chuyển lên địa vị. Trong kinh Ma Ha Diễn Kim Cang chủng tử nói như thế nầy: Kim Cang đạo làm đầy đủ của hành giả lấy hai việc lớn mà quyết định chuyển. Những gì là 2 quyết định chuyển? - Một là biến độ thông đạt chuyển; hai là Cụ Cụ Tăng Trưởng chuyển. Đây gọi là hai. Nói là biên độ thông đạt chuyển tức là thông biến qua 51 loại con đường lớn. Nói là Cụ Cụ Tăng Trưởng chuyển nghĩa là mỗi một vị đều nhiếp lấy các vị khác, cho đến nói rộng ra.
Đã nói về vô siêu thứ đệ tiệm chuyển môn rồi; bây giờ lần lượt nói về vô dư cứu cánh tổng trì môn. Tướng nầy ra sao? Kệ rằng:
Ở trong năm mốt vị
Tùy đây được vào trước
Nhiếp tất cả tất cả
Tên vô dư cứu cánh
Luận rằng: Có 51 biệt tướng vị; hoặc có hành giả dùng tín thú để vào; lại có hành giả dùng Chơn Kim Địa để vào; hoặc có hành giả dùng Đại Cực Địa để vào. Như vậy các hành giả tùy theo đây mà đầu tiên được vào, rồi nhiếp hết tất cả tất cả các vị địa, cứu cánh chẳng sót, lại chẳng di chuyển, lại chẳng ra khỏi. Mỗi mỗi đều rõ ràng. Cho nên nói rằng tổng trì môn vị. Như kệ 51 vị tùy đây mà trước được nhập vào nhiếp hết tất cả, tất cả tên gọi, chẳng thiếu sót loại nào. Trong kinh Nan Nhập Vị Tằng Hữu Hội có nói như thế nầy:
Hồi hướng đến tín tâm
Tín tâm tức Phật địa
Phật địa tức Thập Địa
Cứu cánh có thứ bậc
Cho đến nói rộng ra. Như vậy đã nói qua về vô dư cứu cánh tổng trì môn rồi; bây giờ lần lượt nói về Chu Biến Viên Mãn Quảng Đại Môn. Tướng nầy như thế nảo? - Kệ rằng:
Năm mươi mốt loại vị
Chẳng trước sau cùng lúc
Đều chuyển đều hành vậy
Gọi chu biến viên mãn
Luận rằng: Năm mươi mốt vị không có trước sau, cùng một lúc đều chuyển cùng một lúc, đều hành, chẳng bao giờ thừa. Lại nữa 51 biệt tướng vị lai có vô lượng vô biên các vị cũng chẳng có trước sau, cùng lúc đều chuyển; cùng lúc đều hành chẳng có dư thừa; cho nên nói là Viên Mãn Vị. Như kệ 51 loại vị trước sau cùng lúc đều chuyển, đều hành; cho nên gọi là chu biến viên mãn. Trong kinh Pháp Giới Pháp Luân Vô Tận Tạng có nói như thế nầy: Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi nghe Đức Thế Tôn giảng thuyết, liền từ chỗ ngồi đứng dậy chắp hai tay đảnh lễ trước Phật và bạch rằng:
Kính bạch Đức Thế Tôn: Vì sao gọi là Hoành Chuyển Vô Hướng Tu Đạo Nhơn (con người tu đạo theo chiều ngang mà chẳng có phương hướng?). Kính mong Đức Thế Tôn vì Đại Chúng mà tuyên nói khai thị việc lớn nầy.
Liền đó Đức Thế Tôn bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: Mỗi một loại không có 2 hay một đường, một lối. Hành giả đại địa tất cả hành đạo chẳng trước chẳng sau cùng lúc phát khởi; cùng lúc cùng chuyển; cùng lúc ở lại; cùng lúc chứng nhập; cùng lúc an vị. Đây gọi là Hoành Chuyển Vô Hướng Đạo Nhơn, cho đến nói rộng ra.
Như vậy đã nói qua về Chu Biến Viên Mãn Quảng Đại Môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến tất cả các pháp đều phi môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Chúng vô lượng vô biên
Tất cả mỗi mỗi vị
Tất cả chẳng kiến lập
Tên đều chẳng địa vị
Luận rằng: Trong bài kệ nầy làm sáng tỏ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị điều phi môn, phi nhơn, phi quả, phi vị, phi địa, phi hữu, phi vô, phi danh, phi nghĩa, phi sự, phi lý, phi hoại, phi thường, phi sanh, phi diệt tất cả những loại vị đều chẳng kiến lập; tên gọi là Cụ Phi Vị Địa vậy. Như vậy thì lấy nghĩa gì để kiến lập vị danh? - Lấy phi nghĩa nầy để lập nên vị. Trong kinh Đại Minh nói như thế nầy: Vô vị, vị ấy chính là vị thứ nhứt. Cho đến nói rộng ra.
Đã nói qua về tất cả các pháp đều phi môn; bây giờ lần lượt nói đến tất cả các pháp đều là môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Tất cả mỗi mỗi pháp
Chẳng phải thân Kim Cang
Dùng một thân nghĩa nầy
Tên gọi là môn có
Luận rằng: Vô lượng vô biên tất cả vị pháp, tất cả tất cả đều là thân Kim Cang. Đều chẳng sai biệt, chỉ nương vào một thân; cho nên nói rằng Cụ Thị Môn. Vì sao vậy? - Ở trong môn nầy chẳng có một pháp nào mà chẳng phải là thân Kim Cang chơn thật. Như kệ đã nói tất cả các pháp chẳng phải không là thân Kim Cang, là nghĩa một thân nầy; cho nên nói, là Cụ Thị Môn vậy. Trong kinh Chủng Kim Đại Địa nói như thế nầy: Đạo nhơn không bịnh, tuy thấy ảnh chung; nhưng chẳng thấy thân riêng vậy.

Kim Cang Bảo Luận Sơn Vương Đại Quyết Thích Phần - Thứ tư
Như vậy đã nói qua về một loại Kim Cang Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Kim Cang Bảo Luân Sơn Vương Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Dần có, hết đầy, không
Một lúc và trước sau
Cùng đủ và chẳng đủ
Một lúc khác chuyển đổi
Luận rằng: trong bài kệ nầy muốn làm sáng tỏ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị một thân. Trong Kim Cang Đại Lực Bảo Luân Sơn Vương Thể lần lượt dần chuyển các pháp cùng với cái có nầy chẳng dư, cuối cùng chu biến viên mãn, đều chẳng tuyệt lìa. Trong 5 loại vị nầy cùng lúc chuyển, trước sau chuyển, đều cùng chuyển, đều không chuyển; lại cùng lúc chuyển, lại khác lúc chuyển, lại một nơi chuyển. Đầy đủ, đầy đủ, tự tại tự tại; chẳng có gì chướng ngại cả. Trong kinh Đại Nghiêm Tận Địa Hư Không Pháp Giới nói như thế nầy: Lại nữa Long Minh! Nhà ngươi như trước đã hỏi thế nào tên gọi là Kim Cang Bản Thân Quảng Đại Địa Địa, không chướng, không ngại, hằng sa công đức phẩm thì đây rất thù thắng cực diệu chẳng thể nói được, chẳng thể nói được. Năm loại Kim Cang Đạo Lộ Túc Hành Địa Địa. Đây là tự tánh căn bản của vô tận tạng, xuất sanh tăng trưởng rồi nương vào tạng ấy. Cho đến nói rộng ra.
Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển hai

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.137.117 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập