Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận [大乘百法明門論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận [大乘百法明門論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » English version (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.04 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Trăm Pháp Minh Môn

Việt dịch: Nguyên Thuận

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
(Download file MP3 -6.95Mb
Font chữ:

Như lời Phật dạy:
"Tất cả pháp đều vô ngã."
Tất cả pháp là những gì? Sao gọi là vô ngã? Hết thảy pháp có thể phân thành năm nhóm:
1. Tâm pháp
2. Tâm sở hữu pháp
3. Sắc pháp
4. Tâm bất tương ứng hành pháp
5. Vô Vi Pháp
Chúng được theo thứ tự như vậy, bởi vì nhóm một là tối thắng, nhóm hai giao tiếp với nhóm một, nhóm ba là bóng hiện của hai nhóm trước, nhóm bốn nằm riêng biệt khỏi ba nhóm kia, và nhóm năm hiện ra bởi bốn nhóm đầu.
--------------------------------------------------------------------------------
1. Tâm pháp, tựu chung có 8 loại:
--------------------------------------------------------------------------------
1. nhãn thức
2. nhĩ thức
3. tỷ thức
4. thiệt thức
5. thân thức
6. ý thức
7. mạt-na thức
8. a-lại-da thức
--------------------------------------------------------------------------------
2. Tâm sở hữu pháp, tựu chung có 51 loại và phân làm sáu nhóm:
--------------------------------------------------------------------------------
1. Biến hành có 5
2. Biệt cảnh có 5
3. Thiện có 11
4. Căn bổn phiền não có 6
5. Tùy phiền não có 20
6. Bất định có 4
1. Biến hành có 5:
1. khởi ý
2. tiếp xúc
3. cảm thọ
4. nghĩ tưởng
5. suy tư
2. Biệt cảnh có 5:
1. mong muốn
2. quyết định
3. ghi nhớ
4. tập trung
5. suy lường
3. Thiện có 11:
1. lòng tin
2. tinh tấn
3. xấu hổ
4. hổ thẹn
5. không tham lam
6. không sân hận
7. không si mê
8. khinh an
9. không buông lung
10. xả bỏ
11. không tổn hại
4. Căn bổn phiền não có 6:
1. tham lam
2. sân hận
3. si mê
4. kiêu mạn
5. nghi ngờ
6. bất chánh kiến
5. Tùy phiền não có 20:
1. phẫn nộ
2. hận thù
3. phiền muộn
4. che giấu
5. dối trá
6. nịnh bợ
7. kiêu ngạo
8. tổn hại
9. tật đố
10. keo kiệt
11. không biết xấu hổ
12. không biết hổ thẹn
13. bất tín
14. lười biếng
15. buông lung
16. hôn trầm
17. bồn chồn
18. mất chánh niệm
19. tà tri
20. tán loạn
6. Bất định có 4:
1. ngủ
2. hối tiếc
3. tìm tòi
4. dò xét
--------------------------------------------------------------------------------
3. Sắc pháp, tựu chung có 11 loại:
--------------------------------------------------------------------------------
1. mắt
2. tai
3. mũi
4. lưỡi
5. thân
6. sắc
7. thanh
8. hương
9. vị
10. xúc
11. pháp
--------------------------------------------------------------------------------
4. Tâm bất tương ứng hành pháp, tựu chung có 24 loại:
--------------------------------------------------------------------------------
1. đạt được
2. mạng sống
3. điểm tương đồng
4. tánh dị biệt
5. vô tưởng định
6. diệt tận định
7. vô tưởng báo
8. danh từ
9. câu cáng
10. văn tự
11. sanh
12. trụ
13. lão
14. vô thường
15. lưu chuyển
16. đặc điểm
17. tương ứng
18. tốc độ
19. thứ tự
20. thời gian
21. phương hướng
22. số mục
23. tánh hòa hợp
24. tánh không hòa hợp
--------------------------------------------------------------------------------
5. Vô Vi Pháp, tựu chung có 6 loại:
--------------------------------------------------------------------------------
1. hư không vô vi
2. trạch diệt vô vi
3. phi trạch diệt vô vi
4. bất động diệt vô vi
5. tưởng thọ diệt vô vi
6. Chân Như Vô Vi
Về vô ngã thì tựu chung có 2 loại:
1. sổ thủ thú vô ngã
2. pháp vô ngã
Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Báo đáp công ơn cha mẹ


Cảm tạ xứ Đức


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.215.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập