Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy:
Một thời Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đà, cấp cô độc thuộc nước Xá-vệ.
Bấy giờ, Đức Phật bảo các vị Tỳ-kheo:
-Ngày xưa, có Bồ-tát làm đại quốc vương tên là Trường Thọ, có thái tử tên Trường Sinh. Nhà vua dùng chánh pháp để trị nước, không sử dụng hình phạt đao gậy đối với dân, nên mưa thuận gió hòa, lường thực đầy đủ.
Có ông vua nước lân cận tánh tình bạo ngược, không biết trị nước bằng chánh pháp khiến dân chúng đói nghèo. Vua này bàn với cận thần:
-Ta nghe nước của vua Trường Thọ ở cách đây không xa, giàu có yên vui nhưng không chuẩn bị binh lính và vũ khí. Ta muốn đem quân đến đánh chiếm nước này, khanh thấy như thế có được chăng?
Quan cận thần đáp:
-Rất tốt.
Vua bạo ngược bèn khởi binh đi đến bờ cõi của vua Trường Thọ. Quan biên phòng của nước này chạy về tâu vua:
Vua tham lam tàn bạo nước kia đang kéo binh đến, muốn xâm chiếm đất nước chúng ta. Xin đại vương sớm chuẩn bị binh mã. Vua Trường Thọ liền triệu tập quần thần, bảo:
-Vua nước láng giềng đã đem quân đến, chỉ vì chúng tham lam muốn chiếm lấy lương thực và tài sản của muôn dân ở đây. Nếu ta đánh nhau với họ ắt dân lành sẽ bị thương tổn. Than ôi! Vì tranh giành đất nước mà giết hại dân chúng, ta không thể làm như vậy. Quần thần tâu:
-Chúng thần đều đã sớm chuẩn bị binh đội chiến thuật, chắc chắn sẽ thắng nước kia, cũng không để cho binh lính của Minh vương bị kẻ địch làm hại. Nhà vua đáp:
-Nếu ta thắng thì sẽ có người tử vong, binh lính nước kia và dân của ta đều ham tiếc mạng sống. Nếu vì thương mình mà hại người thì bậc Hiền giả không làm như thế.
Quần thần không nghe theo lời vua, họ giữ vua ở lại trong cung, rồi cùng nhau tập hợp binh đội, vũ khí, đưa đến biên giới bố trí, dàn trận để chống cự.
Vua bảo thái tử Trường Sinh:
-Nay quần thần vì ta cho nên muốn chống lại quân của vua bạo ngược kia. Ta nghĩ hai bên đánh nhau ắt có sự tử thương. Nay ta muốn cùng con bỏ nước trốn đi.
Thái tử vâng lời. Hai cha con bèn vượt thành đi vào chốn núi rừng u tịch.
Lúc ấy, vị vua bạo ngược thắng trận nên đem quân vào nước của vua Trường Thọ, đòi phải nạp cho ông ta ngàn cân vàng và ngàn vạn tiền.
Hôm sau, hai cha con vua Trường Thọ đi đến ngồi nghỉ bên gốc cây bên đường. Có một người Bà-la-môn từ phương xa đến, cũng dừng chân tạm nghỉ bên gốc cây, ông ta hỏi vua Trường Thọ: -Ông ở đâu và đến đây có việc gì?
Vua đáp:
-Ta là người trong nước này, tình cờ đến đây dạo chơi.
Vua Trường Thọ hỏi người Bà-la-môn:
-Hiền giả từ đâu đến đây cần việc chi?
-Tôi là đạo sĩ, nghèo quê mùa ở từ vùng xa xôi, được nghe vua Trường Thọ của nước này có hảo ý bố thí cho tất cả những người bần cùng, vì thế tôi đến đây muốn xin nhà vua giúp cho phương tiện để sinh sống, không biết vua bây giờ thế nào? ông là người trong nước chắc có biết việc này, nhưng tại sao bây giờ nhà vua không bố thí nữa?
Vua im lặng suy nghĩ: “Người này cần ta giúp đỡ nên từ xa đến đây, gặp lúc ta lưu vong không mang theo tài sản gì, nghĩ thật đáng thương!”.
Nhà vua rơi lệ nói với người Bà-la-môn.
-Ta chính là vua Trường Thọ. Có ông vua bạo ngược nước kia mang quân đến xâm chiếm nước ta, ta đã bỏ nước tính sẽ vào ở ẩn nơi chốn nui rừng kia, nay gặp Hiền giả đến đây, nhằm lúc ta chẳng có gì không biết lấy chi để giúp Hiền giả!
Hai người cùng rơi lệ, nghẹn ngào.
Vua nói:
-Ta nghe tân vương đang dốc sức truy tìm ta, ông có thể lấy đầu ta dâng lên sẽ được trọng thưởng.
Người Bà-la-môn nói
-Từ phương xa tôi đã nghe đại vương luôn cứu giúp tất cả mọi người, cho nên tôi tìm đến đây là để xin ngài, vì tôi quá nghèo khổ không biết lấy gì nuôi thân! Nhưng gặp lúc nhà vua bị mất nước, đó là do tôi bạc phước, bây giờ ngài dạy tôi lấy đầu ngài thật tôi không dám vâng lời.
Vua nói:
-Ông từ xa xôi đến đây, vì cần có của cải để sinh sống, nhưng gặp lúc ta hoàn toàn tay trắng không có gì để giúp đỡ. Vả lại, người sống trong đời đều phải chết, chúng ta cũng sẽ như vậy thôi. Nay ta xin đem thân cho ông sao ông lại từ chối không nhận? Bấy giờ nếu ông không nhận, sau có người đến tìm, ta cũng cho họ, chi bằng người nhận trước đi.
Người Bà-la-môn thưa:
-Tôi không nỡ giết đại vương! Tâu đại vương, nếu ngài có lòng từ rộng lớn, ắt ngài muốn tự sát để bố thí cho họ, song ngài nên cùng tôi đi đến đó mới được.
Nhà vua bèn đi theo người Bà-la-môn đến ngoài cổng thành, bảo ông ta trói mình lại rồi vào tâu với vua tham. Vua tham liền ban thưởng tiền vàng cho người Bà-la-môn rồi bảo ông ta đi về. Bấy giờ, vua tham định giết vua Trường Thọ rồi thiêu, còn đầu thì đem bêu nơi ngã tư đường. Quần thần của vua Trường Thọ tâu với vua tham:
-Chúng tôi là bầy tôi cũ, nay là ngày cuối nhà vua kia phải ehịu chết, xin được làm buổi tiệc nhỏ để tiễn đưa.
Vua tham bằng lòng, đám quần thần ấy đều nghẹn ngào, đến chỗ vua Trường Thọ. Dân chúng trông thấy đều nói:
-Vua bị chết thật oan uổng!
Muôn dân trong nội ngoại thành đều kêu trời.
Thái tử Trường Sinh khi ấy đang ở gần đường lộ. Nghe người ta nói cho biết phụ vương của mình bị vua tham bắt, thái tử liền đi chặt củi gánh vào chợ bán. Lúc đó vua cha đang đứng giữa cảnh huyên náo của mọi người, thái tử thấy cha mình sắp bị giết, lòng đau đớn như cắt. Vua Trường Thọ trông thấy Trường Sinh, sợ thái tử sẽ giận dữ tìm cách báo thù, nên ngước mặt lên trời than:
-Nếu là người con chí hiếu, thì hãy để cho cha vui chết mà lòng không thù hận, không nên vì cha mà báo oán tức là cha đã vui lòng chết, không chút lo buồn. Nếu con trái lời cha dặn vẫn thực hiện việc trả thù, tức là con đã làm cho cha chết với nỗi ân hận trong lòng.
Trường Sinh không nỡ trông thấy cha mình chết, nên đi vào núi: Vua Trường Thọ bị đưa đến chỗ chém và thân xác bị thiêu đốt. Thời gian dài về sau, Trường Sinh tự suy nghĩ: “Cha ta là ngườị vô cùng nhân nghĩa, đến chết vẫn không thay đổi! Như gã vua tham này thuộc loại người không biết phân biệt thiện ác, đã giết oan cha ta. Vì cha ta có tâm Từ bi, nhân hậu, nên chết vẫn không có lòng oán giận, nhưng ta thì không thể nhẫn như thế được! Ta mà không ra tay giết tên vua tham bạo này, ta thật sự không xứng đáng sống trên cõi đời này nữa!” Ị
Nghĩ vậy, Trường Sinh bèn đi làm thuê trong nước. Có vị quan đại thần đi khắp các vườn ngoài phố để thuê người, gặp Trường Sinh nên thuê về lo công việc trồng rau. Trường Sinh trồng rau rất tốt. Một hôm, quan đại thần đi xem ruộng rau, thấy rau tươi-tốt bèn gọi người - trông vườn hỏi. Người trông vườn thưa:
-Trước đây ngài có thuê một người lo việc trồng rau nên nay mới tươi tốt như vậy. Nhân đó quan đại thần gọi Trường Sinh đến hỏi: Ngươi có thể làm công việc nấu ăn được không? -Thưa được.
Quan lớn sai Trường Sinh nấu ăn và Trường Sinh đã làm công việc này rất khéo léo, ngon lành. Quan đại thần nhân đấy bèn thỉnh vua đến nhà mình dùng cơm, thấy thức ăn vừa khéo vừa ngon nhà vua mới hỏi:
-Ai nấu thức ăn này?
Đại thần tâu:
-Trước đây thần có thuê một người, chính anh ta đã nấu các món ăn này.
Nhà vua cho gọi Trường Sinh về cung, sai lo việc nấu thức ăn cho vua. Mấy ngày sau, vua hỏi Trường sinh:
-Ngươi có biết tập luyện về binh pháp không?
Trường Sinh tâu:
-Thưa có biết.
Lúc đó, vua ngồi qua một bên và nói:
-Ta có mối thù oán sâu đậm là con của vua Trường Thọ, nên luôn lo sợ về chuyện trả thù của hắn. Nay có ngươi làm kẻ hầu cận thì thật là may mắn cho ta.
Trường Sinh đáp:
-Thưa Vâng, thần nguyện sẽ hết sức bảo vệ tánh mạng của đại vương.
Hôm sau, vua hỏi Trường Sinh:
-Ngươi rành việc săn bắn không?
-Thần chỉ biết chút ít. Nhà vua ra lệnh cho kẻ tả hữu chuẩn bị xa giá, rồi cùng với Trườrg Sinh đi săn. Vừa đến chốn núi rừng, họ đã thấy có thú chạy, nên hai người cùng đuổi theo, chạy mãi vào núi sâu quên mất lối ra: Hai người lạc đường đến ba ngày, không tìm được nẻo về đến nỗi đói vkhốn khổ. Vua xuống ngựa, mở kiếm trao cho Trường Sinh nói: Ta rất mệt nhọc, ngươi hãy ngồi xuống cho ta nằm gối đầu lên đùi ngươi.
Trường Sinh tâu vâng. Nhà vua, nằm xuống và ngủ ngon,
Trường Sinh suy nghĩ: “Ta đã lần lừa cố công tìm cho được ngươi, nay quả là đã đạt sở nguyện!”, liền rút kiếm muốn giết tên vua tham tàn, nhưng lại nhớ đến lời phụ vương trước giờ chết đã ân cần căn dặn dò, nên tự trách: “Sao ta lại ngu tối muôn làm trái lời dạy trước khi qua đời của người cha hiền?”. Trường Sinh bèn tra kiếm lại, không giết.
Vua tham bàng hoàng thức giấc, hỏi Trường Sinh:
-Ta vừa nằm mộng thấy vương tử của vua Trường Thọ đến đây muốn giết ta, khiến ta vô cùng kinh sợ. Sao lại như thế này?
Trường Sinh thưa:
-Chắc là nơi rừng núi này có loại quỷ thần hung dữ thấy đại vương tới đây nên tìm đến quấy phá khủng bố. Đã có thần hộ vệ, đại vương cứ an nghỉ, chớ có lo sợ.
Nhà vua lại nằm xuống. Trường Sinh tuốt kiếm lần nữa, muốn giết vua, nhưng rồi nhớ đến lời vua cha nên dừng tay.
Vua tham lại kinh hoàng tỉnh giấc, nói với Trường Sinh:
-Ta lại nằm mộng thấy vương tử của vua Trường Thọ đến đây muốn giết ta. Ta rất sợ, làm thế nào bây giờ?
Trường Sinh đáp:
-Hẳn là Thần núi đã dọa dẫm đấy thôi, xin đại vương chớ lo sợ!
Nhà vua yên tâm nằm ngủ. Trường Sinh lại rút kiếm muôn giết ông ta, nhưng rồi nhớ đến lời cha, đành thôi. Trường Sinh bèn bỏ kiếm xuống đất, không còn ý muốn giết vua nữa.
Nhà vua lại kinh hãi tỉnh giấc, bảo Trường Sinh: '
-Ta lại nằm mộng thấy vương tử của vua Trường Thọ tự bày tỏ tâm ý của mình và không giết ta nữa.
Lúc đó Trường Sinh nói:
-Ta chính là thái tử Trường Sinh, con của vua Trường Thọ. Ta thật cố ý đến đây nhằm giết đại vương để báo thù cho phụ vương ta. Nhưng ta nhớ lại lời cha ta tha thiết dặn dò trước khi chết, người không muốn ta báo oán, do vì ta ngu tối nên muốn làm trái lời cha mình. Vì nhớ rất rõ lời dạy ân cần tha thiết ấy mà ta đã do dự không thể hành động theo ý mình. Bây giờ ta đã quăng kiếm xuống đất để chứng tỏ là đã hoàn toàn vâng theo lời cha ta dạy. Tuy nhiên, ta vẫn còn sợ sau này do mê muội không biết suy tính mà ta có thể lại làm hư lời dạy ngày trước. Nay ta xin đại vương hãy giết ta cho sớm để diệt trừ ý ác của ta, chóng giúp ta chấm dứt thân xác này.
Vua tham tự ăn năn nói:
-Ta là kẻ hung ác, bạo ngược không biết đâu là thiện ác. Cha của ngươi là bậc Hiền nhân luôn thể hiện lòng nhân hậu cho đến lúc chết vẫn không thay đổi, mà ta thì tham tàn nên mới không hiểu biết. Hôm nay mạng sống của ta như vậy là đã thuộc về tay ngươi, ngươi vì nhớ lời cha dạy mà không hại ta, ta chân thành cảm nhận tấm lòng thuần hậu ấy. Bây giờ muốn về nước thì nên đi đường nào?
Trường sinh đáp;
-Tôi biết đường đi, nhưng mấy hôm trước, do cố tình đến đây nhằm khiến cho đại vương lạc đường, chỉ vì muốn báo thù cho cha tôi mà thôi.
Trường Sinh dẫn vua ra khỏi khu rừng. Họ trông thấy đám quần thần đang đứng ngồi rải rác khắp ven rừng. Vua liền ngồi nghỉ và bảo dọn thức ăn uống. Vua hỏi quần thần:
-Các khanh có biết vương tử con vua Trường Thọ không?
Trong số các quan này, người không biết thì trả lời là không biết. Có người biết nhưng vì trước kia họ đã thọ ân của Trường Sinh, sợ thái tử bị hại nên họ cũng đáp là không biết. Vua chỉ tay nói: “Đây là vương tử Trường Sinh.” Vua nói tiếp:
-Kể từ hôm nay, ta trở về bản quốc, xin giao đất nước này lại cho thái tử, từ đây về sau khanh là em ta. Nếu có nước khác đến xâm chiếm, ta sẽ đến trợ lực cùng khanh.
Rồi vua cùng quan quân trở về nước cũ. Trong nước nhà vua có sản vật gì quý giá cũng đều sai sứ đem sang dâng tặng.
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
-Vua Trường Thọ lúc ấy nay chính là Ta, thái tử Trường Sinh tức là A-nan, vua tham tàn là Điều-đạt. Điều-đạt cùng Ta đời đời có oán thù. Ta tuy luôn có tâm thiện đối với Điều-đạt, nhưng ông ấy vẫn muốn làm hại Ta. A-nan vốn cùng Ta không có ác ý, cho nên gặp Ta với tâm hiểu biết thuận hòa.
Bồ-tát cầu đạo luôn tinh cần, khổ nhọc như vậy, đến nỗi bị giặc làm hại vẫn không có tâm oán giận. Nhờ thế, Ta đạt đến quả vị Phật, là Đấng Chí Tốn trong ba cõi.
Các Tỳ-kheo hoan hỷ đảnh lễ Đức Phật.
Phật là Hải thuyền sư
Cầu pháp đưa qua sông
Xe chở đạo Đại thừa
Độ tất cả trời người.
Cũng tự mở trói buộc
Đến bến bờ giác ngộ
Khiến cho các đệ tử
Giải thoát đạt Niết-bàn.
Kính thỉnh Pháp vương đến
Tâm ngay đạo lực an
Tối thắng hiệu là Phật
Cao tột hơn núi Tuyết.
Như hoa sạch vô ngần
Tỏa ngát hương tươi đẹp
Mọi người xem không chán
Tỏa ánh sáng linh diệu.
Chứng đắc tám Chánh giác
Không lìa, không bị nhiễm
Dứt ái phá lưới dục
Tự nhiên không thầy dạy.
Tự sống, không thầy lo
Độc hành không bè bạn,
Tích tụ thành quả Phật
Từ đó thông đạo Thánh.
Thẳng tiến không thoái chuyển
Huyền vi chân thanh diệu
Không sinh và không tử
Đó là gọi là Niết-bàn.
Cầu tịch tĩnh vô thượng
Rốt ráo không thọ khổ
Cõi trời tuy xứ thiện
Vẫn không bằng Niết-bàn.
Bậc Thầy trời trong trời
Ba cõi không ai sánh
Tướng tốt, thân trượng sáu
Thần thông dạo hư không.
Giác ngộ bỏ năm ấm
Dứt hẳn mười hai căn
Không tham ngôi trời người
Tâm tịnh mở cửa pháp.
Pháp là Phật vô thượng
Đạo hành nẻo thanh tịnh
Tam bảo đổi đời sau
Diệt hết các dục tình
Lìa khổ đạt giải thoát
Thường, lạc và an, tịnh
Nguyện luôn được gặp Phật
Bình đẳng độ quần sinh.
Phật nơi bản hạnh nguyện
Tinh tấn hơn trăm kiếp
Bốthí hành Tứ đẳng
Mười phương thọ ân sâu.
Trì giới tịnh dứt nhiễm
Lòng Từ giúp chúng sinh
Trí tuệ nhập thiền định
Đại bi rộng giảng kinh.
Là nơi người trí ngưỡng
Chỗ các Thánh tôn thờ
Thích, Phạm tôn làm thầy
Mới biết Phật tối thượng.
Khó gặp và không sánh
Cao tột vượt tất cả
Đem công đức ban bố
Con nay xin đảnh lễ.
Nghe mười phương ca tụng
Phá mê, thiền định tĩnh
Sáng thấu bảy cõi trời
Hương đức hơn Chiên-đàn.
Thiên đế thần diệu đến
Tán ngưỡng Đãng Tối Tôn
Thích, Phạm đều cung kính
Cúi đầu xin thọ học
Thế nên Phật độ đời
Phước thí khắp muôn loài
Thuyết pháp dạy giới hạnh
Nơi nơi thảy phân minh
Cũng đem pháp hành hóa
Đệ tử dốc phụng trì
Khiến trời, người, quỷ, rồng.
Thảy đều cung kính lễ.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.130.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.