Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tinh hoan hỷ địa và được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại từ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm đại từ nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại từ nghĩa là cứu giúp sự khổ não của tất cả chúng sanh. Nghĩa là thân tâm tu tập tất cả các công đức.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại bi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm đại bi nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại bi nghĩa là giáo hóa các chúng sanh không còn các khổ mà không chấp thủ, không có lạc nào mà không buông xả.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại hỷ nên sanh tâm an ổn, làm cho các chúng sanh trụ nơi tâm đại hỷ nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại hỷ nghĩa là được nghe đại sự của chư Phật nên sanh tâm hoan hỷ.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại xả nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm đại xả nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại xả nghĩa là Bồ tát xa lìa tâm ái.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi phương tiện luận nghĩa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi phương tiện luận nghĩa nên phát khởi tâm an ổn. Phương tiện luận nghĩa, nghĩa là nhập vào các pháp ngôn ngữ.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn không sợ hãi. Đí là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới nhẫn nhục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới nhẫn nhục nên phát khởi tâm an ổn. Giới nhẫn nhục nghĩa là không sanh tâm sân hận đối với tất cả chúng sanh.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới tinh tấn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tinh tấn nên phát khởi tâm an ổn. Giới tinh tấn nghĩa là Bồ tát làm cho chúng sanh trụ nơi pháp không lui sụt.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới thiền định tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới thiền định nên phát khởi tâm an ổn. Giới thiền định nghĩa là Bồ tát làm cho các chúng sanh trụ nơi thiền chi.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới bát nhã nên phát khởi tâm an ổn. Giới bát-nhã nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh trụ nơi các thiện căn.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không thô ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không thô ác nên phát khởi tâm an ổn. Giới không thô ác nghĩa là tâm nhu hòa đối với tất cả pháp Phật.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được nhiều an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không hối nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không hối nên phát khởi tâm an ổn. Giới không hối nghĩa là khéo làm những nghiệp đã làm.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không kiêu mạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không kiêu mạn nên phát khởi tâm an ổn. Giới không kiêu mạn nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh, giúp đỡ nghiệp tạo tác cho tất cả chúng sanh.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới thiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới thiện nên phát khởi tâm an ổn. Giới thiện nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh có thể nhẫn chịu sự sân hận, mắng chửi, nhục mạ của chúng sanh.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới tiếp nhận pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tiếp nhận pháp nên phát khởi tâm an ổn. Giới tiếp nhận pháp nghĩa là tin các pháp KHÔNG giải thoát.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới Phật tam muội nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới Phật tam muội nên phát khởi tâm an ổn. Giới Phật tam muội nghĩa là có tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp.
Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Khổ đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Khổ đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Khổ đế nghĩa là trí biết các ấm không sanh.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Tập đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Tập đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Tập đế nghĩa là trí đoạn trừ các ái.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Diệt đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Diệt đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Diệt đế nghĩa là trí không sanh các nghiệp vô minh sử.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Đạo đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Đạo đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Đạo đế nghĩa là trí được các pháp bình đẳng không điên đảo.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi quán sát lỗi tự thân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác quán sát lỗi tự thân nên phát khởi tâm an ổn. Quán sát lỗi tự thân nghĩa là quán sát tự giới, tự tâm vắng lặng.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm hộ người khác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm hộ người khác nên phát khởi tâm an ổn. Tâm hộ người khác nghĩa là thấy lỗi của người không sanh sân hận.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm thuần thục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm thuần thục nên phát khởi tâm an ổn. Tâm thuần thục nghĩa là giáo hóa chúng sanh không mệt mỏi.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm không sân hận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không sân hận nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân hận nghĩa là đối với tất cả chúng sanh không sanh tâm ác.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi quán sát tự thân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quán sát tự thân nên phát khởi tâm an ổn. Quán sát tự thân nghĩa là quán vô ngã.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi không còn một mảy may phiền não nào, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không còn một mảy may phiền não nào nên phát khởi tâm an ổn. Không còn một mảy may phiền não nghĩa là thân nghiệp vắng lặng một cách hoàn hảo.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi vô sanh pháp nhẫn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô sanh pháp nhẫn nên phát khởi tâm an ổn. Vô sanh pháp nhẫn nghĩa là chứng tịch diệt.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi vô diệt pháp nhẫn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô diệt pháp nhẫn nên phát khởi tâm an ổn. Vô diệt pháp nhẫn nghĩa là chứng vô sanh pháp nhẫn.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm thân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm thân nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm thân nghĩa là xa lìa thân tâm.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm thọ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm thọ nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm thọ nghĩa là chấm dứt tất cả thọ.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm tâm nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm tâm nghĩa là quán tâm giống như huyễn.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm pháp nghĩa là như thật biết tất cả các pháp.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tín căn nên nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tín căn nên phát khởi tâm an ổn. Tín căn nghĩa là không nương tựa vào tất cả những pháp khác.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tinh tấn căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn căn nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn căn nghĩa là như thật biết tất cả các pháp.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi niệm căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi niệm căn nên phát khởi tâm an ổn. Niệm căn nghĩa là khéo làm những việc đã làm.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi định căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi định căn nên phát khởi tâm an ổn. Định căn nghĩa là được tâm giải thoát.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tuệ căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tuệ căn nên phát khởi tâm an ổn. Tuệ căn nghĩa là hiện biết tất cả pháp.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tín lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tín lực nên phát khởi tâm an ổn. Tín lực nghĩa là vượt qua tất cả những nghiệp ma.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí lực nên phát khởi tâm an ổn. Trí lực nghĩa là xa lìa vô trí.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tinh tấn lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn lực nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn lực nghĩa là thành tựu pháp bất thối.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi niệm lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi niệm lực nên phát khởi tâm an ổn. Niệm lực nghĩa là nắm giữ tất cả pháp Phật.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tam muội lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tam muội lực nên phát khởi tâm an ổn. Tam muội lực nghĩa là viễn ly tất cả giác quán.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi bát-nhã lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã lực nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã lực nghĩa là trí tuệ không thể bị người khác chinh phục được.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi niệm giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi niệm giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Niệm giác phần nghĩa là như thật biết từng phần suy tư và hiểu biết các pháp.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trạch pháp giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trạch pháp giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Trạch pháp giác phần nghĩa là soi sáng biết tất cả pháp.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tinh tấn giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn giác phần nghĩa là như thật biết tất cả pháp Phật.
Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi hỷ giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hỷ giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Hỷ giác phần nghĩa là Tam muội Tam ma bạt đề.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi ỷ giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ỷ giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Ỷ giác phần nghĩa là khéo làm những việc đã làm đối với tất cả pháp Phật.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi định giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi định giác nên phát khởi tâm an ổn. Định giác phần nghĩa là biết tất cả pháp một cách bình đẳng.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi xả giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xả giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Xả giác phần nghĩa là không có tâm ưa thích đắm trước trong các thánh pháp và không có tâm nhàm chán, xem thường chẳng phải thánh pháp.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Chánh kiến nghĩa là nhập định vị.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Chánh giác phần nghĩa là xa lìa phân biệt rộng, phân biệt khác và các sự phân biệt.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh ngữ tâm nên phát khởi tâm an ổn. Chánh ngữ nghĩa là không sanh các tướng đối với tất cả danh tự, âm thanh.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Chánh nghiệp nghĩa là nhập quả báo nghiệp vào tất cả pháp.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh mạng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh mạng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh mạng nghĩa là xa lìa những sự mong cầu.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh tu hành nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Chánh tu hành nghĩa là bỏ bờ bên này để đến bờ bên kia.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bố thí ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bố thí ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Bố thí ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh bỏ tâm tham lam ganh ghét.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giới ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Giới ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh không hủy giới cấm.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhẫn nhục ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhẫn nhục ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Nhẫn nhục ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa tâm sân hận của chúng sanh.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tinh tấn ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa sự lười biếng của chúng sanh.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thiền ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thiền ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Thiền ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh khỏi tâm tán loạn.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát-nhã ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh hết ngu si.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giới tiếp nhận chánh pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tiếp nhận chánh pháp nên phát khởi tâm an ổn. Giới tiếp nhận chánh pháp nghĩa là hộ trì các Bồ tát.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi các công đức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi các công đức nên phát khởi tâm an ổn. Các công đức nghĩa là cúng dường các đại Bồ tát, ca ngợi tên của các Bồ tát trong mười phương.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí công đức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí công đức nên phát khởi tâm an ổn. Trí công đức nghĩa là cho các Bồ tát trí tăng thượng và cho y phục, thực phẩm, ngọa cụ, thuốc thang.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Công đức vắng lặng nghĩa là thâm nhập các pháp bình đẳng, không sanh tâm cao thấp.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức chánh kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Công đức chánh kiến nghĩa là thâm nhập tất cả pháp không có đầu, giữa và sau cùng.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bố thí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bố thí nên phát khởi tâm an ổn. Tâm bố thí nghĩa là xả bỏ tất cả pháp.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giữ giới nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giữ giới nên phát khởi tâm an ổn. Giữ giới nghĩa là không tạo ra tất cả điều ác.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhẫn nhục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhẫn nhục nên phát khởi tâm an ổn. Nhẫn nhục nghĩa là tin các nghiệp.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tinh tấn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn nghĩa là thâm nhập tất cả công đức không mỏi mệt.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thiền định nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thiền định nên phát khởi tâm an ổn. Thiền định nghĩa là không trú nơi một niệm nào.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã nghĩa là hiện tiền thấy các pháp.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhiếp thủ tất cả pháp của Như Lai nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhiếp thủ tất cả pháp của Như Lai nên phát khởi tâm an ổn. Nhiếp thủ tất cả pháp của Như Lai nghĩa là trực tâm nhiếp thủ tâm Bồ-đề.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi như pháp thuyết nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi như pháp thuyết nên phát khởi tâm an ổn. Như pháp thuyết nghĩa là trí theo ngôn ngữ của Như Lai.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh niệm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm nghĩa là thâm nhập các pháp, nhớ mãi không quên.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm ý nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm ý nên phát khởi tâm an ổn. Tâm ý nghĩa là như thật biết ý trình tự của các pháp.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm vững bền nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm vững bền nên phát khởi tâm an ổn. Tâm vững bền nghĩa là thành tựu hạnh oai nghi.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khứ tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khứ tâm nên phát khởi tâm an ổn. Khứ tâm nghĩa là thâm nhập nghĩa.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giải thoát chân chánh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giải thoát chân chánh nên phát khởi tâm an ổn. Giải thoát chân chánh nghĩa là chứng pháp vi diệu.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa rời tâm phiền não nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác xa rời tâm phiền não nên phát khởi tâm an ổn. Xa rời tâm phiền não nghĩa là hối hận lỗi phiền não đã phát khởi và không tạo tác những phiền não mới, nên sanh thiện pháp.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi như hạnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi như hạnh nên phát khởi tâm an ổn. Như hạnh nghĩa là trụ nơi thành tựu hạnh Bồ tát.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi làm những điều đáng làm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi làm những điều đáng làm nên phát khởi tâm an ổn. Làm những điều đáng làm nghĩa là tin không, giải thoát nên tin các nghiệp.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi viễn ly sự mong cầu bằng tâm ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác viễn ly sự mong cầu bằng tâm ác nên phát khởi tâm an ổn. Viễn ly sự mong cầu bằng tâm ác nghĩa là không tạo các việc ác để mong cầu những sự cung kính cúng dường.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không ca ngợi chính mình mà chê bai người nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không ca ngợi chính mình mà chê bai người nên phát khởi tâm an ổn. Không ca ngợi chính mình mà chê bai người nghĩa là tự thân không sanh tưởng công đức chân thật và không chê bai hay che dấu công đức chân thật của người khác.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp chân thật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp chân thật nên phát khởi tâm an ổn. Pháp chân thật nghĩa là không phát khởi tướng và không chấp trước tướng đối với các pháp.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi đoạn trừ vô minh tập khí phiền não nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi đoạn trừ vô minh tập khí phiền não nên phát khởi tâm an ổn. Đoạn trừ vô minh tập khí phiền não nghĩa là không nhàm chán căn bản phàm phu ngu si nên không nghĩ đến địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bất tùy ái nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bất tùy ái nên phát khởi tâm an ổn. Bất tùy ái nghĩa là các pháp ác bất thiện chưa sanh làm cho không sanh, các thiện pháp đã sanh làm cho không mất đi.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí hiển hiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí hiển hiện nên phát khởi tâm an ổn. Trí hiển hiện nghĩa là chứng Thánh đế.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm chánh trực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm chánh trực nên phát khởi tâm an ổn. Tâm chánh trực nghĩa là không phân biệt Thánh đạo.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không sanh thân tướng khác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không sanh thân tướng khác nên phát khởi tâm an ổn. Không sanh thân tướng khác nghĩa là xa lìa sự tăng pháp ác.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ý ngữ trước nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ý ngữ trước nên phát khởi tâm an ổn. Ý ngữ trước nghĩa là trước đã phát ra ngôn ngữ thiện cho đến những lời an ủi, phủ dụ và không hề mỏi mệt với những tai nạn, bệnh tật.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là tự nhiên biết tất cả luận nghị, kỹ thuật và nghiệp của xuất thế gian hay nghiệp của thế gian nơi tất cả thế giới mười phương.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí vô ngại trong các nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí vô ngại trong các nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Trí vô ngại trong các nghiệp nghĩa là đoạn trừ chấp thường và chấp đoạn.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không ngôn ngữ để nói ngôn ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không ngôn ngữ để nói ngôn ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Không ngôn ngữ đế nói ngôn ngữ nghĩa là xa lìa khái niệm tâm ý và ý thức.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí pháp giới nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí pháp giới nên phát khởi tâm an ổn. Trí pháp giới nghĩa là không lìa trí bất nhị của pháp giới đối với tất cả các pháp.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viễn ly nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viễn ly nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viễn ly nghĩa là vô tướng đối với các quán sát không có tướng chấp trước.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là trí thanh tịnh đối với hữu biên hay vô biên.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ý của thuyết ngôn ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ý của thuyết ngôn ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Ý của thuyết ngôn ngữ nghĩa là nương vào nguyện lực thù thắng của các thiện căn để hồi hướng.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nhu hòa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nhu hòa nên phát khởi tâm an ổn. Pháp nhu hòa nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh tin việc thiện.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi rời bỏ các nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi rời bỏ các nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Rời bỏ các nghiệp nghĩa là biết các kiến chấp.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Phật nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Phật nghĩa là không hủy phạm giới Như Lai.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Pháp nghĩa là không hủy báng Pháp.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Tăng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Tăng nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Tăng nghĩa là quán sát giới.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không kiêu mạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không kiêu mạn nên phát khởi tâm an ổn. Không kiêu mạn nghĩa là sanh tâm tôn trọng đối với tất cả chúng sanh.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân hận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không sân hận nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân hận nghĩa là từ bỏ tâm nóng như lửa.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không dua nịnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không dua nịnh nên phát khởi tâm an ổn. Không dua nịnh nghĩa là xa lìa những sự cúng dường, ăn uống... vì làm ơn cho người khác.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa vọng ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa vọng ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa vọng ngữ nghĩa là giáo hóa chúng sanh không thủ không xả.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không vì lợi dưỡng mà nói nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không vì lợi dưỡng mà nói nên phát khởi tâm an ổn. Không vì lợi dưỡng mà nói nghĩa là tiếp nối dòng Thánh nên thành tựu viên mãn các công đức hạnh đầu đà.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh mạng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh mạng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh mạng nghĩa là thâm nhập giáo pháp nên không có khổ nào mà không thọ và không có lạc nào mà không xả.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi độc hành không đồng bạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi độc hành không đồng bạn nên phát khởi tâm an ổn. Trụ nơi độc hành không đồng bạn nghĩa là xa lìa sự nói năng.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp lạc nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp lạc nên phát khởi tâm an ổn. Pháp lạc nghĩa là sợ khổ nơi ba cõi và không mất tâm Bồ-đề.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa cửu chủng sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa cửu chủng sự nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa cửu chủng sự nghĩa là xa lìa chín trú xứ của chúng sanh.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Tâm vắng lặng nghĩa là tâm không hối tiếc.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức tu hạnh xa-ma-tha nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức tu hạnh xa-ma-tha nên phát khởi tâm an ổn. Công đức tu hạnh xa-ma-tha nghĩa là tâm an lạc.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không buông lung nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không buông lung nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không buông lung nghĩa là không buông lung giới nên thực hành về giới, nhưng vượt qua tất cả những kiến chấp về giới.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không dối gạt trời người nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không dối gạt trời người nên phát khởi tâm an ổn. Không dối gạt trời người nghĩa là không xả bỏ tâm Bồ-đề.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tu hành nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Tu hành nghĩa là ban hạnh phúc an vui cho các chúng sanh nên lấy sự bình an là tối thượng.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không có hành động xấu ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không có hành động xấu ác nên phát khởi tâm an ổn. Không có hành động xấu ác nghĩa là khéo điều phục tâm.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nghĩa là làm đệ tử cho tất cả chúng sanh, cho nên họ có làm gì đều nên giúp họ.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nghĩa là không có tâm kiêu mạn đối với phước điền.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:
1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi cầu pháp thành tựu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi cầu pháp thành tựu nên phát khởi tâm an ổn. Cầu pháp thành tựu nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh không mỏi mệt và được ở cõi nước Phật thanh tịnh nên có thể tăng thượng. Thường cầu giới, nghe pháp nhưng không thủ bố thí, không xả tham ganh, không thủ giữ giới, không xả phá giới, không thủ nhẫn nhục, không xả sân hận, không thủ tinh tấn, không xả giải đãi, không thủ thiền định, không xả giác quán, không thủ bát nhã, không xả ngu si, không thủ thiện căn, không xả bất thiện căn.
2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm tôn trọng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm tôn trọng nên phát khởi tâm an ổn. Tâm tôn trọng nghĩa là đối với pháp như thật tu hành.
3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm tôn trọng đối với pháp sư nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác có tâm tôn trọng đối với pháp sư nên phát khởi tâm an ổn. Tâm tôn trọng đối với pháp sư nghĩa là đối với pháp sư tưởng như Phật.
4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không ác khẩu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không ác khẩu nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không ác khẩu nghĩa là nói những lời giáo hóa điều phục chúng sanh.
5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác có tâm không sân nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân nghĩa là nhập vào các nghiệp.
Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp.
Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.123.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.