Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thọ Tân Tuế Kinh [受新歲經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thọ Tân Tuế Kinh [受新歲經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thọ Tân Tuế

Việt dịch: Thích Tâm Châu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chính tôi được nghe: một thời kia Đức Phật ở trong vườn Lộc-mẫu, khu vườn phía Đông nước Xá-Vệ, cùng với 500 chúng Đại-Tỳ-Khưu.
Rằm tháng bảy đức Phật trải tọa cụ ngồi nơi đất trống các vị Tỳ-Khưu-Tăng vây quanh trước sau Phật. Đức Phật bảo Ngài A-Nan rằng: Nay nơi đất trống này, ông mau đi đánh kiền-trùy đi. Sở dĩ thế, là nay ngày rằm tháng bảy, ngày chịu tuổi mới. Bấy giờ Tôn-giả A-Nan, gối bên hữu để xuống đất, quỳ dài, chắp tay, liền nói bài kệ này:
Tịnh-nhãn không gì sánh,
Không việc gì không luyện;
Trí tuệ không nhiễm trước,
Sao gọi là chịu tuổi?
Khi ấy đức Thế-Tôn, liền nói bài kệ nầy để đáp lại ngài A-Nan.
Chịu tuổi ba nghiệp sạch,
Thân, khẩu, ý làm ra.
Hai Tỳ-Khưu đối nhau,
Tự trần làm việc trái.
Lại tự xưng tên hiệu,
Ngày nay chúng chịu tuổi.
Tôi tịnh ý để chịu,
Kính mong sạch lỗi ấy.
Và Ngài A-Nan lại làm bài kệ hối về nghi-tắc.
Quá khứ hằng sa Phật,
Bích-chi cùng Thanh-văn.
Đều là chư Phật pháp,
Hay riêng Thích-Ca-Văn?
Đức Thế-Tôn lại làm bài kệ đáp lại ngài A-Nan:
Hằng sa quá khứ Phật,
Tâm đệ-tử thanh-tịnh.
Đều là chư Phật pháp,
Đâu, nay Thích-Ca-Văn?
Bích-chi không pháp ấy,
Không tuổi, không đệ-tử;
Riêng mình không bầu bạn,
Không cùng người thuyết-pháp.
Phật Thế-Tôn mai sau.
Hằng sa không kể xiết;
Các Ngài cũng chịu tuổi,
Như pháp ta (Cồ-Đàm) nay vậy.
Khi ấy Tôn-giả A-Nan nghe lời ấy rồi vui mừng hớn hở, không tự thắng được, liền lên nhà giảng tay cầm kiền-trùy đánh lên và nói ra lời này: "Tôi nay đánh cái trống tin thực này của Như-Lai, có ai là những đệ-tử của Như-Lai đều nên hợp-tập cả lại. Bấy giờ Ngài A-Nan lại nói bài kệ này:
Hàng phục mạ lực oán,
Trừ phiền não, không còn.
Đất trống, đánh kiền-trùy,
Tỳ-Khưu nghe họp lại.
Những ai muốn nghe pháp,
Thoát khỏi bể sinh tử.
Nghe tiếng vang, nhiệm này,
Chóng nên họp tại đây.
Tôn-giả A-Nan đánh kiền-trùy rồi, liền đến chỗ đức Thế-Tôn, đầu diện lễ dưới chân Phật xong, đứng về một bên, bạch đức Thế-Tôn rằng: Lạy đức Thế-Tôn, nay chính là thời giờ đã đến, kính mong đức Thế-Tôn sai bảo chúng con việc gì. Đức Thế-Tôn bảo Ngài A-Nan rằng: các ông theo thứ tự mà ngồi, Như-Lai tự biết sẽ đến thời. Bấy giờ đức Thế-Tôn ngồi trên tòa cỏ, Ngài bảo các vị Tỳ-Khưu: tất cả các ông nên ngồi trên tòa cỏ cả. Các vị Tỳ-Khưu bạch rằng: Lạy đức Thế-Tôn chúng con xin làm như thế. Liền khi ấy các vị Tỳ-Khưu đều ngồi trên tòa cỏ cả.
Bấy giờ đức Thế-Tôn mặc nhiên xem xét các vị Tỳ-Khưu. Xem xét rồi, Ngài liền bảo các vị Tỳ-Khưu: "Ta nay muốn chịu tuổi mới, vậy ta có lỗi lầm gì với chúng nhân không? Ta lại có phạm vào nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý gì không? "Như-Lai nói lời ấy rồi các vị Tỳ-Khưu mặc nhiên không đáp lại. Đức Như-Lai bảo đi bảo lại cùng các vị Tỳ-Khưu trong ba lần: "Ta nay muốn chịu tuổi mới, song ta không có lỗi lầm gì với chúng nhân ư?" Bấy giờ Tôn-giả: Xá-Lỵ-Phất liền từ tòa ngồi của mình đứng dậy, quỳ dài, chắp tay bạch đức Thế-Tôn rằng: Lạy đức Thế-Tôn, các Tỳ-Khưu chúng con xem xét đức Như-Lai không có lỗi lầm gì về nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý. Sở dĩ thế, là đức Thế-Tôn ngày nay vì những người chưa đắc-độ khiến họ đắc-độ, những người chưa được giải thoát khiến họ được giải-thoát, những người chưa được Niết-bàn khiến được Niết-bàn, những người không được cứu giúp khiến họ được cứu giúp. Ngài là nhãn-mục cho người mù, là y-vương cho người bệnh, Ngài lại là bậc độc-tôn trong ba cõi, không ai sánh kịp được. Ngài là ngôi tối tôn tối thượng. Ngài làm cho người chưa khởi đạo ý, khiến họ phát khởi đạo ý, những người chưa giác ngộ Ngài làm cho họ được giác-ngộ, những người chưa nghe pháp Ngài làm cho họ được nghe. Ngài đem chính pháp dẫn-dắt người mê qua đường tắt. Bởi sự duyên ấy đức Như-Lai không có lỗi lầm gì đối với chúng nhân, và cũng không có lỗi lầm gì về nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý cả.
Liền sau đó, Ngài Xá-Lỵ-Phất bạch đức Thế-Tôn rằng: con nay cũng hướng lên Như-Lai để tự trần tội lỗi, vậy con có lỗi lầm gì đối với đức Như-Lai cùng các vị Tỳ-Khưu-Tăng chăng? Đức Thế-Tôn bảo rằng: ông Xá-Lỵ-Phất! ông nay đều không có những phi-hạnh về nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý, sở dĩ thế, vì ông nay là bậc trí-tuệ không ai kịp được: chủng chủng trí-tuệ, vô-lượng trí-tuệ, vô-biên trí-tuệ, vô dữ đẳng-trí, tật-trí, tiệp-trí, thậm-thâm-trí, bình-đẳng-trí(2), và ở nơi ít muốn, ưa vui biết đủ, nhiều những phương-tiện, niệm không rối loạn phép Tổng-trì Tam-muội, căn nguyên Cụ-túc-giới, thành-tựu Tam-muội, thành-tựu trí-tuệ, thành-tựu giải-thoát, thành-tựu giải-thoát tri-kiến, thành-tựu dũng-mãnh, nhẫn được những lời nói, biết việc ác là phi pháp, tâm-tính thư thái, không làm việc hốp-tốp. Cũng như ngôi tối Đại-Thái-tử của Chuyển-luân Thánh-vương, sẽ nối ngôi vua quay bánh xe báu. Thì đây ông Xá-Lỵ-Phất cũng lại như thế, ông quay bánh xe pháp vô-thượng thanh-tịnh mà chư Thiên, thế-nhân cùng Long, quỷ thần, ma, hoặc Thiên ma, vốn không quay được. Nay ông nói ra thường như pháp-nghị, chưa từng trái lý.
Ngài Xá-Lỵ-Phất lại bạch Đức Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn 500 vị Tỳ-Khưu ở đây đều xin chịu tuổi mới, vậy 500 người này đều không có lầm lỗi gì đối với đức Như-Lai chăng? Đức Thế-Tôn bảo rằng: Ta cũng không trách gì về việc làm thuộc nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý của 500 vị Tỳ-Khưu này. Sở dĩ thế, là vì trong đại chúng có ông Xá-Lỵ-Phất này, rất là thanh-tịnh, không có vết nhơ gì. Nay hàng hạ tọa rất nhỏ trong chúng này cũng được đạo Tu-đà-hoàn, quyết sẽ lên kịp pháp bất thoái chuyển. Bởi duyên cớ ấy, nên ta không oán trách gì chúng này vậy.
Khi ấy ông Bằng-kỳ-xa ở trong chúng này liền từ tòa ngồi của mình đứng dậy đến trước đức Thế-Tôn, đầu diện lễ xuống chân Phật bạch đức Thế-Tôn rằng: Lạy đức Thế-Tôn con nay cùng gánh chịu trong việc này, con muốn có ít lời bàn, mong đức Thế-Tôn hoan-hỷ cho. Đức Thế-Tôn bảo rằng: ông muốn nói gì thì nói, nay chính là thời nên nói. Ông Bằng-kỳ-xa liền ở trước Phật, tán-thán đức Phật cùng Tỳ-Khưu-Tăng, mà nói bài kệ này:
Ngày rằm, ngày thanh-tịnh,
Năm trăm Tỳ-Khưu họp.
Mọi ràng-buộc đều cổi,
Không yêu và không sinh,
Chuyển-luân đại Thánh-vương.
Quần-thần đều vây quanh.
Khắp cả mọi thế-giới;
Thiên thượng cùng thế gian.
Dẫn-dắt cả mọi người,
Làm đạo-sư cõi người.
Đệ-tử vui theo hầu,
Suốt tam đạt(3) lục thông.
Đều là chân Phật-tử,
Không có chút trần-cấu.
Dứt dục-ái kích-thích.
Ngày nay tự quy mệnh.
Đức Thế-Tôn nhận lời nói của ông Bằng-kỳ-xa, ông Bằng-kỳ-xa niệm rằng: Ngày nay đức Như-Lai đã nhận lời nói của ta, ông vui mừng hớn-hở, không tự-thắng được, liền từ tòa ngồi của mình đứng dậy lễ Phật và lui về bản vị.
Đức Thế-Tôn bảo các vị Tỳ-Khưu: Đệ-tử làm bài kệ thứ nhất trong hàng Thanh-văn của ta là ông Bằng-kỳ-xa Tỳ-Khưu này và, lời nói không nghi-nạn cũng là ông Bằng-kỳ-xa Tỳ-Khưu này vậy.
Các vị Tỳ-Khưu nghe đức Phật nói rồi hoan-hỷ phụng hành.


Chú thích:
(1) Kinh này là cuốn kinh số 61 trong Đại-Tạng-kinh. Thụ tân tuế có nghĩa là chịu tuổi năm mới.
(2) Những trí ở đây tương-tự với những trí-tuệ trong kinh Giải Hạ ở trên, xem đấy sẽ hiểu.
(3) Tam đạt cũng như Tam minh (3 phép minh).

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Ai vào địa ngục


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.147.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập