Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Ngũ Ấm Thí Dụ Kinh [五陰譬喻經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Ngũ Ấm Thí Dụ Kinh [五陰譬喻經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.14 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.1 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thí Dụ Năm Ấm

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy, một thời đức Phật đến nước Mỹ Thắng, khi đi qua con sông ngài thấy những bọt nước lớn tấp theo dòng nước, ngài bèn bảo các Tỳ Kheo rằng, này các Tỳ Kheo, thí như những bọt nước lớn tấp theo dòng nước này, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, ngay đây rõ được rằng (bọt nước) chẳng phải có, hư vô, không thực, chớp mất và hoàn không. Vì sao như thế? Bọt nước không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của sắc: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, xấu đẹp, xa gần…Tỳ Kheo thấy những điều đó cần phải tường tận quán sát, các pháp kia chẳng có, hư vô và không thật, chỉ vì (nhận thức) bệnh hoạn, huân tập, tà vạy và luống dối (bịnh, kiết, sang, ngụy). Các pháp vốn chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, là chẳng phải chân, là sự tan biến. Vì sao thế? Tính của sắc vốn không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như trời đổ mưa xuống, từng bong bóng nước vừa nổi lên rồi liền biến mất, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, liền biết được (sự khởi diệt) chẳng có, hư vô, chẳng thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Bong bóng nước vốn không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của thọ: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài,, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ Kheo thấy đó cần phải tường tận quan sát, các pháp kia chẳng có, hư vô, chẳng thực, chỉ vì (nhận thức) bệnh hoạn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là trống không, là chẳng phải thân, là sự hoàn không. Vì sao vậy? Tính của thọ không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như cái nóng hừng hực trong những ngày hè, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức rõ (sự nóng kia) chẳng có, hư vô, chẳng thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Cái nóng không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của tưởng: quá khứ,tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ Kheo thấy đó cần phải quán sát tường tận, các pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là trống không, là chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Tính của tưởng không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như có người tìm cầu gỗ tốt vác búa vào rừng, thấy cây chuối bự thẳng suông bèn bứng gốc, chặt ngọn, phức lá, theo lý phân tích (lợi-hòa-bì) mà hiểu, bên trong (cây chuối) vốn không có lõi, chẳng có gì bền cứng, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức rõ (cây chuối) chẳng có, hư vô, không thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Cây chuốì đó vốn không tự tồn tại vậy. Như thế Tỳ Kheo, đối với chỗ của hành: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ kheo thấy đó cần phải tường tận quan sát, pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Vì tính của hành không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như Thầy huyễn, Trò huyễn, ở giữa bốn con đường lớn trước mặt mọi người hiện ra đủ thứ huyễn hóa: bầy voi, bầy ngựa, xe cộ tháp tùng…bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức biết các thứ trên chẳng có, hư vô, chẳng thật, vô hình và tan biến. Vì sao vậy? Huyễn chẳng phải thuờng. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của thức: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần… Tỳ Kheo thấy đó tường tận quán sát, các pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp đó chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, là chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Vì tính của thức không tự tồn tại vậy.
Nhân đây đức Phật nói kệ rằng:
Bọt nước ví như sắc
Thọ như nước trong bọt
Tưởng như nóng mùa hè
Hành như cây chuối rừng
Ảo thuật thí như thức
Các Phật nói như thế
Cần nên quan sát chúng
Tường tận mà nghĩ suy
Thấu triệt pháp không-hư
Chớ chấp pháp hữu-thường
Muốn rõ ấm cần nên
Bậc trí đều nói vậy
Khi ba việc đoạn tuyệt
Biết thân không chỗ đến
Mạng-thức hơi còn nóng
Bỏ thân không còn nữa
chết rồi nằm dưới đất
Như cỏ chẳng biết gì
Quán việc này như vậy
Vì huyễn mà ngu-tham
Từng ý nghĩ không tham
Cũng chẳng có gì thường
Biết năm ấm vậy rồi
Tỳ Kheo nên tinh cần
Do vậy nên ngày đêm
Tự giác niệm chánh trí
Tu tập đường vắng lặng
Hành trừ, tối an lạc.
Khi đức Phật nói như thế, Tỳ Kheo nghe xong đều rất hoan hỷ.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Cảm tạ xứ Đức


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.213.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập