Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Sa Di La Kinh [沙彌羅經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Sa Di La Kinh [沙彌羅經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.12 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Sa Di La

Việt dịch: Thích Nguyên Chơn

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Từ thuở xa xưa
Có một đồng tử
Tên Sa-di-la
Tuổi mới lên bảy
Chí đã mến đạo
Lễ cầu tì-kheo
Xin làm đệ tử
Vào nơi núi rừng
Phụng sự sư trưởng
Tụng niệm kinh pháp
Ngày đêm siêng năng
Chưa từng biếng trễ
Đến năm tám tuổi
Thành tựu Vô sanh
Đắc A-la-hán
Đạo nhãn thanh tịnh
Thấy biết cùng khắp
Nhĩ căn thông thấu
Các việc thiện ác
Trong cõi trời người
Thảy đều nghe được
Thân bay lên không
Đến khắp các nơi
Lại khéo biến hiện
Một thân thành vạn
Vạn thân hợp một
Tự tại hóa hiện
Không gì chẳng được
Chứng đắc túc mạng
Nơi đâu sanh ra ?
Từ người, vật nào ?
Cho dù côn trùng
Cựa, động bay, bò,
Thảy đều biết rõ.
Một hôm thiền định
Quán thấy kiếp xưa
Lần lượt gá sanh
Làm con năm người
Bỗng nhiên bật cười.
Vị thầy liền hỏi :
Này Sa-di-la!
Ngươi cười điều chi ?
Nơi núi rừng này
Chẳng có ca múa
Ngươi cười ta ư ?
Di-la liền thưa :
Chẳng dám cười thầy !
Con tự cười mình
Chỉ một thần thức
Luân chuyển thọ sanh
Làm con năm nhà
Khiến năm người mẹ
Vì một thân này
Ngày đêm than khóc
Cảm thương sầu khổ
Chẳng thể tự ngăn
Luôn nói nhớ con
Chưa từng quên lãng.
Tự nghĩ một thân
Làm khổ năm người
Vì thế tự cười
Chẳng dám cười thầy !
Khi sanh làm con
Người mẹ thứ nhất
Thì nhà bên cạnh
Cùng ngày tháng ấy
Cũng sanh một trai
Sau khi con chết
Người mẹ tưởng nhớ
Thấy bé trai kia
Ra vào đi đứng
Trong lòng bèn nghĩ :
Nếu con ta còn
Cũng sẽ như thế !
Do đó cảm thương
Sầu khổ than khóc
Nước mắt như mưa.
Khi sanh làm con
Người mẹ thứ hai
Chẳng may khi ấy
Con lại yểu mạng
Sớm lìa trần thế
Mẹ lại tưởng nhớ
Thấy người bên cạnh
Đang cho trẻ bú
Liền nghĩ là mình
Cho con bú mớm
Vì thế cảm thương
Khóc than sầu khổ.
Khi sanh làm con
Người mẹ thứ ba
Vừa lên mười tuổi
Mệnh đã lìa trần
Người mẹ tưởng nhớ
Nên lúc ăn cơm
Sầu khổ lệ rơi
Trong lòng nghĩ rằng :
Nếu con ta còn
Sẽ ngồi bên ta
Cùng nhau ăn uống
Nay đã lìa xa
Bỏ ta một mình
Nghĩ tưởng như thế
Nghẹn ngào kêu trời
Oán thán nhớ thương.
Lại gá làm con
Người mẹ thứ tư
Thân này cũng thế
Sớm đã lìa đời
Người mẹ tưởng nhớ
Thấy bạn con mình
Lập thành gia thất
Thương cảm nói rằng :
Nếu con ta còn
Cũng sẽ như thế
Ta phạm tội gì
Mà giết con ta !
Khi sanh làm con
Người mẹ thứ năm
Vừa lên bảy tuổi
Đã mến chánh pháp
Bỏ nhà xuất gia
Từ mẹ theo thầy
Vào núi cầu đạo
Chuyên tâm thiền định
Chứng quả La-hán
Người mẹ ở nhà
Ngày đêm nhớ con
Khóc than nghĩ rằng :
Thân ta đời này
Chỉ sanh một con
Theo thầy học đạo
Chẳng biết nơi đâu ?
Đói khát, lạnh nóng
Chết sống thế nào ?
Vì thế bấy giờ
Năm người mẹ kia
Hội tụ một nơi
Mỗi mỗi sầu bi
Thương nhớ con mình
Cùng nhau than khóc
Chẳng thể tự dừng.
Tự nghĩ :
Chỉ một thần hồn
Lần lượt thọ sanh
Làm con năm nhà
Nương gá hai thân
Thọ hình thành nhân
Khiến năm người mẹ
Than khóc phát cuồng
Hằng nhớ đến ta
Ý muốn tự sát
Vì thế tự cười.
Ta nghĩ thế gian
Đều nhân nơi ái
Sanh tử thiện ác
Hành nghiệp tạo tác
Đều có căn nguyên
Ác đọa địa ngục
Thiện sanh cõi trời
Ta sợ thế gian
Vô lượng khổ não
Nên mới xuất gia
Vào núi tu đạo
Tinh tấn thiền định
Đắc đạo thành Thánh
Quán thấy địa ngục
Ngạ quỷ, súc sanh
Là nơi thống khổ
Dẫy đầy sợ hãi.
Cảm thương năm mẹ
Chẳng thể tự thoát
Lại lo cho ta
Nhưng nay sở cầu
Của ta đã mãn
Hạnh nguyện như thuyết
Đoạn tuyệt thân căn
Xa lìa tử sanh
Như chẳng gieo mầm
Niết-bàn sẽ được.
Di - la nói xong
Bay lên hư không
Ẩn thân đi mất.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bhutan có gì lạ


Về mái chùa xưa


Vào thiền


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.66.151 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập