Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tì Bà Thi Phật Kinh [毘婆尸佛經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Tì Bà Thi Phật Kinh [毘婆尸佛經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.22 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.29 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Tỳ Bà Thi

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
Sau khi thành đạo, Phật Tỳ-bà-thi suy nghĩ:
“Nên thuyết pháp nơi nào trước để đem lại lợi lạc cho hữu tình? Ngài nghĩ kỹ, thấy thành lớn chỗ ngự của vua Mãn-độ-ma, nhân dân phồn thịnh, cơ duyên thuần thục. Suy nghĩ như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục tay cầm bát, lần lượt đi khất thực, đến thành Mãn-độ-ma, vào vườn An lạc Lộc dã, tạm trú ở đây với tâm tự tại, không sợ hãi.
Thế Tôn nói kệ:
Bậc nhị túc, chánh biến,
Tự tại hành trì bát;
An trú vườn Lộc dã,
Không sợ, như sư tử.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
Phật Tỳ-bà-thi bảo người giữ cửa:
“Ta muốn gặp Thái tử Khiếm-noa và cận thần Đế-tô-rô. Ta đang ở vườn An lạc Lộc dã, muốn gặp hai vị đó.”
Người giữ cửa nghe nói, đến chỗ Thái tử Khiếm-noa và cận thần Đế-tô-rô, trình bày sự việc:
“Phật Tỳ-bà-thi thành đạo chánh giác, đến thành Mãn-độ-ma, ở trong vườn An lạc Lộc dã, muốn gặp các ngài.”
“Thái tử Khiếm-noa nghe tâu, cùng Đế-tô-rô lên xe ra khỏi thành Mãn-độ-ma, vào vườn An lạc Lộc dã, đến trước Phật Tỳ-bà-thi, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, mắt chăm chú chiêm ngưỡng tôn nhan của Phật không rời.
Bấy giờ, Phật Tỳ-bà-thi muốn cho Khiếm-noa vui vẻ phát lòng tin nên khai thị diệu pháp. Phật dạy:
“Như Phật quá khứ giảng dạy, nếu bố thí, trì giới, tinh tấn tu hành, xa lìa dục sắc phiền não lỗi lầm, sẽ được sinh nơi cõi trời thanh tịnh.”
Thái tử Khiếm-noa cùng Đế-tô-rô nghe lời dạy, tâm được thanh tịnh, như tâm của Phật Tỳ-bà-thi Chánh đẳng giác, sinh tâm hiểu biết chân chính, tâm không nghi ngờ, tâm thiện, tâm nhu hòa, tâm quảng đại, tâm vô ngại, tâm vô biên, tâm thanh tịnh. Đức Phật lại giảng nói, khai thị các pháp hành của Tứ đế là khổ, tập, diệt, đạo.
Bấy giờ, Thái tử Khiếm-noa và Đế-tô-rô thông đạt Tứ đế, thấy pháp, biết pháp, đắc pháp, được pháp kiên cố, nương nơi pháp, trụ nơi pháp, bất động nơi pháp, không xả pháp, không luống không nơi pháp. Như tấm vải trắng không có các vết bẩn, tâm giác ngộ pháp cũng như vậy.
Lúc này, Thái tử Khiếm-noa và Đế-tô-rô bạch Phật Tỳ-bà-thi:
“Kính bạch Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, con mong được xuất gia thọ giới của Thiện Thệ.”
Phật dạy:
“Lành thay! Nay đã đến lúc.”
“Đức Phật cho cạo tóc và truyền giới cụ túc cho hai người. Sau đó, Ngài vì hai người này hiện ba loại thần thông, làm cho họ phát tâm tinh tấn hướng đến Phật tuệ. Một, hiện biến hóa thần thông. Hai, hiện thuyết pháp thần thông. Ba, hiện điều phục thần thông. Thấy sự thị hiện như vậy, Thái tử Khiếm-noa và Đế-tô-rô càng dũng mãnh tinh tấn, không bao lâu tương ưng với chân trí, đoạn sạch các lậu, thành A-la-hán. Thế Tôn nói kệ:
Thế Tôn Tỳ-bà-thi,
Thuyết pháp vườn Lộc dã;
Khiếm-noa, Đế-tô-rô,
Đều đến nơi Phật ở.
Cúi đầu sát đảnh lễ,
Nhất tâm chiêm ngưỡng Ngài.
Phật dạy thí, trì giới,
Pháp khổ, tập, diệt, đạo.
Nghe xong càng tin nhận,
Hiểu pháp không sanh diệt;
Đều cầu xin xuất gia,
Thọ giới của Thiện Thệ.
Lại thấy sức thần thông,
Liền phát tâm tinh tấn;
Không lâu, đoạn hết lậu,
Chứng quả A-la-hán.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
“Các Thầy hãy lắng nghe! Nhân dân thành Mãn-độ-ma phồn thịnh, có tám vạn người gieo trồng gốc thiện đời trước, nghe Thái tử Khiếm-noa và Đế-tô-rô vì lòng tin chân chính xuất gia; đức Phật thuyết pháp, hiện thần thông, cả hai đều chứng thánh quả. Họ đều suy nghĩ: ‘Thật sự có xuất gia như vậy, có phạm hạnh như vậy, có thuyết pháp như vậy, có điều phục như vậy. Đây là sự việc hiếm có trên thế gian, được nghe việc chưa từng nghe, chúng ta nên nguyện xuất gia.’ Sau khi nghĩ như thế, tám vạn người đều xả bỏ gia đình duyên sự, ra khỏi thành Mãn-độ-ma, vào vườn An lạc Lộc dã, đến nơi Phật Tỳ-bà-thi, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, đứng qua một bên, chắp tay chăm chú chiêm ngưỡng Phật. Để cho họ phát sinh lòng tin, Phật nói:
“Diệu pháp mà chư Phật quá khứ đã dạy: người bố thí, trì giới, tinh tấn, tu hành, thoát ly dục sắc, phiền não, các lỗi lầm, thì sinh về cõi trời thanh tịnh.”
Tám vạn người nghe lời dạy, tâm được thanh tịnh, như tâm Phật Tỳ-bà-thi Chánh đẳng giác, sinh tâm hiểu biết chân chính, tâm không nghi ngờ, tâm thiện, tâm nhu hòa, tâm quảng đại, tâm vô ngại, tâm vô biên, tâm thanh tịnh. Phật lại giảng dạy, khai thị các pháp hành của Tứ đế là khổ, tập, diệt, đạo. Tám vạn người kia thông đạt Tứ đế, thấy pháp, biết pháp, đắc pháp, kiên cố nơi pháp, nương dựa nơi pháp, bất hoại nơi pháp, trụ nơi pháp, không dao động nơi pháp, không xả pháp, không luống không nơi pháp. Như tấm vải trắng không bị vết nhớp; tâm họ cũng như vậy.
Tám vạn người đồng bạch Phật:
“Cầu xin đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác thu nhận chúng con, cho phép chúng con được xuất gia thọ trì giới của Thiện Thệ.”
Phật cho phép họ cạo tóc thọ giới. Ngài lại hiện ba loại thần thông làm cho họ phát khởi tinh tấn. Một, biến hóa thần thông. Hai, thuyết pháp thần thông. Ba, điều phục thần thông. Sau khi Phật thị hiện như thế, tám vạn người dũng mãnh tinh tấn, không bao lâu đoạn tận phiền não, tâm ý giải thoát, chứng A-la-hán.
Thế Tôn nói kệ:
Trong thành Mãn-độ-ma,
Tám vạn người nghe được;
Khiếm-noa và Đế-tô-rô,
Xuất gia chứng thánh đạo.
Đều phát tâm thanh tịnh,
Đi đến nơi đức Phật;
Nghe pháp tâm hoan hỷ,
Liền phát lòng dũng mãnh.
Chắp tay bạch Thế Tôn,
Cho con xin xuất gia;
Thọ trì đối giới luật,
Đã đúng lúc nhận họ.
Cạo tóc cho thọ giới,
Rồi lại hiện thần thông;
Đoạn sạch các trói buộc,
Như diệt rừng Thi Lợi.
Cháy sạch không còn sinh,
Thành tựu giải thoát lớn;
Các khổ nương như vậy,
Diệt hết không còn nữa.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
Phật Tỳ-bà-thi độ đại chúng kia rồi, ra khỏi vườn An lạc Lộc dã đến thành Mãn-độ-ma. Tám vạn Bí-sô cũng đến thành Mãn-độ-ma, tới trước Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, ngồi qua một bên. Phật giảng dạy đầy đủ nhân duyên đắc đạo, làm cho họ thêm kiên cố.
Thế Tôn nói kệ:
Làm việc rất khó làm,
Luân hồi dứt luân hồi;
Tám vạn người như vậy,
Đoạn sạch các trói buộc.
Cũng như Đế-tô-rô,
Và Thái tử Khiếm-noa;
Tinh tấn cầu xuất gia,
Đều được quả giải thoát.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
Phật Tỳ-bà-thi suy nghĩ: ‘Nên giảm bớt số đông Bí-sô đang ở nơi thành Mãn-độ-ma; bảo sáu vạn hai ngàn Bí-sô đi khắp nơi, du hóa đến các thôn xóm, tùy ý tu tập. Sau sáu năm lại trở về thành Mãn-độ-ma, thọ trì Ba-la-đề-mục-xoa’. Khi Phật suy nghĩ, trên hư không có một vị thiên tử, biết tâm niệm của Phật, bạch rằng:
“Lành thay! Nay đúng lúc bảo sáu vạn hai ngàn Bí-sô du hóa các thôn xóm, tùy ý tu hành, sau sáu năm lại trở về nước cũ, thọ trì Ba-la-đề-mục-xoa.”
Đức Phật dạy:
“Này các Bí-sô, nên sai sáu vạn hai ngàn người du hóa tới các thôn xóm, tùy ý tu hành, sau sáu năm lại trở về nước cũ, thọ trì Ba-la-đề-mục-xoa.”
Khi ấy, sáu vạn hai ngàn người nghe dạy, đi ra khỏi thành Mãn-độ-ma, du hóa các phương.
Thế Tôn nói kệ:
Vô lậu, Đẳng chánh giác,
Điều ngự, Đại trượng phu;
Hướng dẫn chúng quần sinh,
Đi đến đạo tịch tĩnh.
Sai đại chúng Bí-sô,
Chúng Thanh văn tối thượng;
Sáu vạn hai ngàn người,
Ra khỏi thành Mãn-độ.
Du hành các thôn xóm,
Như rồng uy thế lớn;
Tùy ý tự tu hành,
Sáu năm về chỗ cũ.
Thế Tôn nói kệ xong bảo các Bí-sô:
“Sáu vạn hai ngàn Bí-sô kia ra khỏi thành, đi đến các làng xóm tùy ý tu hành. Trải qua một năm, hai năm, cho đến sáu năm, các Bí-sô ấy bảo nhau:
“Đã hết sáu năm, nên trở về nước cũ.”
“Khi họ nói như vậy, Thiên nhân ở không trung lên tiếng:
“Nay đã đúng lúc trở về thành Mãn-độ-ma, thọ trì Ba-la-đề-mục- xoa. Sáu vạn hai ngàn Bí-sô dùng thần lực của mình và uy đức của chư thiên, trong chốc lát đã về thành Mãn-độ-ma.
Thế Tôn nói kệ:
Đại Bí-sô của Phật,
Sáu vạn hai ngàn người;
Du hóa khắp làng xóm,
Thời gian đủ sáu năm.
Tự nhớ trở về nước,
Thiên nhân lên tiếng nói;
Nên về thành Mãn-độ,
Thọ trì giới thanh tịnh.
Nghe vậy rất vui mừng,
Cảm giác cả toàn thân;
Liền dùng sức thần thông,
Như cỡi voi quý lớn.
Nhanh chóng về thành cũ,
Tự tại không trở ngại;
Vô thượng nhị túc tôn,
Xuất hiện ở thế gian.
Khéo giảng các luật nghi,
Độ thoát chúng quần sinh;
Nay Phật sẽ giảng dạy,
Ba-la-đề-mục-xoa.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
Sáu vạn hai ngàn Bí-sô kia vào thành Mãn-độ-ma, đến trước Phật Tỳ-bà-thi cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, ngồi qua một bên. Phật dạy:
“Hãy lắng nghe! Ta sẽ giảng giải về Ba-la-đề-mục-xoa:
Nhẫn nhục là tối thượng,
Nhẫn được chứng Niết-bàn;
Phật quá khứ đã dạy:
Xuất gia làm Sa-môn,
Từ bỏ sự sát hại,
Bảy chi tội thân, miệng;
Giữ giới cụ túc này,
Phát sinh đại trí tuệ.
Được thân Phật thanh tịnh,
Bậc tối thượng thế gian;
Xuất sinh trí vô lậu,
Chấm dứt khổ sinh tử.
Khi Thế Tôn nêu giảng về giới luật này, có chư thiên, thiên tử, dùng uy lực chư thiên, rời khỏi thiên cung, đến trước Phật Tỳ-bà-thi, đảnh lễ chắp tay, lắng nghe Ba-la-đề-mục-xoa.
Thế Tôn nói kệ:
Vô lậu, không nghĩ bàn,
Phá tối, đến bờ giác;
Tất cả trời Thích, Phạm,
Đều nghe giới Đại Tiên.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
“Một hôm, trong tịnh thất, cạnh hang Thất diệp ở thành Vương xá, Ta ngồi suy nghĩ: ‘Khi Phật quá khứ Tỳ-bà-thi tuyên bố tạng Tỳ-nại-da, e rằng có chư thiên không đến nghe giới của Đại Tiên. Nay Ta đến cõi trời để hỏi chúng Phạm thiên.’ Nghĩ như thế rồi, Ta nhập chánh định đến trời Thiện hiện nhanh như người lực sĩ co duỗi cánh tay. Thiên tử nơi ấy, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, bạch: ‘Lành thay Thế Tôn! Đã lâu Ngài không đến đây, con là đệ tử Thanh văn của Phật Tỳ-bà-thi Chánh đẳng Chánh giác. Ngài thuộc giòng Sát-đế-lợi, họ Kiều-trần, xuất gia vì lòng tin, sống tám vạn tuổi. Phụ vương tên Mãn-độ-ma, mẫu hậu tên Mãn-độ-ma-đế. Thái tử Khiếm-noa, Đế-tô-rô, xuất gia thọ giới, chứng A-la-hán. Vị thị giả hiền thiện đệ nhất tên A-du-ca. Phật thuyết pháp ba hội, độ nhiều Thanh văn. Đại hội thứ nhất có sáu vạn hai ngàn người đắc quả A-la-hán. Đại hội thứ hai mười vạn người đắc quả A-la-hán. Đại hội thứ ba có tám vạn người đắc quả A-la-hán. Đức Phật Tỳ-bà-thi có sự tối thượng như vậy, xuất gia như vậy, chứng Bồ-đề như vậy, thuyết pháp như vậy, điều phục như vậy, làm cho các đệ tử mặc y mang bát như vậy, tu hành Phạm hạnh, xa lìa năm dục, đoạn phiền não đắc giải thoát, chứng pháp Vô sanh, chứng A-na-hàm... cũng như vậy.
Sau đó, là Phật Thi-khí, Phật Ty-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp thuyết giảng pháp điều phục, mặc y mang bát, tu các phạm hạnh, xa lìa năm dục, đoạn phiền não chứng pháp vô sanh, chứng A-na-hàm... cũng như vậy.
Bấy giờ, có vô số trăm ngàn thiên tử, cung kính vây quanh Thế Tôn cùng đi đến trời Thiện kiến. Chư thiên ở trời Thiện kiến thấy Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi cùng vô số trăm ngàn thiên tử cung kính vây quanh Phật, đi đến trời Sắc cứu cánh. Thiên vương kia từ xa thấy Thế Tôn, đảnh lễ sát chân Thế Tôn, bạch:
“Lành thay Thế Tôn! Đã lâu Ngài không đến đây, con là đệ tử Thanh văn của Phật Tỳ-bà-thi Chánh đẳng Chánh giác. Ngài thuộc dòng Sát-đế-lợi, họ Kiều-trần sống tám vạn tuổi. Phụ vương tên Mãn-độ-ma, mẹ tên Mãn-độ-ma-đế. Đô thành cũng tên Mãn-độ-ma. Thái tử Khiếm-noa, Đế-tô-rô, xuất gia thọ giới, chứng A-la-hán. Vị thị giả hiền thiện đệ nhất tên A-du-ca. Phật thuyết pháp ba hội, độ nhiều chúng Thanh văn. Đại hội thứ nhất độ sáu vạn hai ngàn người đắc quả A-la-hán. Đại hội thứ hai độ mười vạn người đắc quả A-la-hán. Đại hội thứ ba độ tám vạn người đắc quả A-la-hán. Phật Tỳ-bà-thi có sự tối thượng như vậy, xuất gia như vậy, phạm hạnh như vậy, chứng Bồ-đề như vậy, thuyết pháp như vậy, điều phục như vậy, quy định các đệ tử mặc y mang bát, tu các phạm hạnh, xa lìa năm dục, đoạn phiền não, chứng pháp Vô sanh, chứng A-na-hàm...
“Sau đó là Phật Thi-khí, Phật Ty-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp, mặc y mang bát thuyết pháp điều phục, tu các phạm hạnh, xa lìa năm dục, chứng pháp vô sanh, chứng A-na-hàm...
“Nay, bậc Đại Mâu-ni thuyết pháp phạm hạnh điều phục chúng sanh cũng như vậy.”
Thiên tử nói kệ:
Vô thượng Nhị túc tôn,
Nhập vào tam-ma-địa;
Dùng sức thần thông lớn,
Ra khỏi cõi Diêm-phù.
Đến cõi trời Thiện hiện,
Chỉ trong một chớp nhoáng;
Như lực sĩ duỗi tay,
Sát-na đến cõi ấy.
Thế Tôn rất hy hữu,
Vô lậu, không chướng ngại;
Thân thanh tịnh giải thoát,
Như sen không dính nước.
Trong trăm ngàn thế giới,
Không ai sánh bằng Phật;
Hàng phục đại ma vương,
Như sông cuốn cỏ rác.
Các vị trời Thiện hiện,
Đều đến cúi đầu lạy;
Quy y bậc Tối thượng,
Chánh giác Đại từ tôn.
Điều phục các chúng sanh,
Sáu căn đều thanh tịnh;
Phát sinh tuệ vô thượng,
Y pháp tu tinh tấn.
Quá khứ Tỳ-bà-thi,
Bậc Chánh đẳng chánh giác;
Thuyết diệu pháp ba hội,
Hóa độ chúng Thanh văn.
Luật nghi và phạm hạnh,
Giữ gìn không khuyết phạm;
Thanh tịnh và viên mãn,
Như trăng trong đêm rằm.
Phật Thi-khí Thế Tôn,
Như Lai Tỳ-xá-phù;
Hiền kiếp Câu-lưu-tôn,
Câu-na-hàm Nâu-ni.
Cùng với Phật Ca-diếp,
Các Như Lai như vậy;
Chúng Thanh văn được độ,
Đều chứng đắc, lậu hết.
Không có các phiền não,
Thường tu bảy giác chi;
Hành trì Bát chính đạo,
Xa lìa lỗi năm dục.
Thông đạt trí tuệ lớn,
Đều là bậc tri thức;
Như vua Tỳ-sa-môn,
Thường uống vị cam lồ.
Như ánh sáng mặt trời,
Tất cả Phật, Thế Tôn.
Uy nghi và pháp hành,
Lợi ích chúng quần sanh;
Mở bày các phương tiện,
Hướng dẫn đều giống nhau.
Thế Tôn nói kệ xong, bảo các Bí-sô:
“Ta đến chỗ chư thiên kia, nghe sự việc này, biết các thiên nhân, đối với pháp hội của chư Phật, đều tùy hỷ, có người ưa thích thọ trì, đi đứng nằm ngồi, tư duy đọc tụng, không có các mê hoặc, đoạn trừ hẳn luân hồi, giải thoát an lạc.
Phật thuyết kinh này xong, mọi người đều hoan hỷ, tin thọ phụng hành.
HẾT QUYỂN HẠ

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 2 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


San sẻ yêu thương

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.107.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập