Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 1: Biết Rõ Các Hành Tướng (Phần 1)
Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật ở thành Vương Xá, trên núi Thứu Phong, cùng một ngàn hai trămnămmươivị ĐạiTỷ-khưu, đều là A-la¬hán, đãhếttấtcả các lậu, không còn phiền não, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, như Đại Long Vương, những điều đã làm đều đã đầy đủ, xả bỏ gánh nặng, được thiệnlợilớn, hếtmọi ràng buộc, chính trí vô ngại, tâm trú tịch tĩnh, đã đượctự-tại. Chỉ có một tôn giả còn trú bổ-đặc-già-la là A-nan.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Tùy ý ông muốn,hãyvì các Bồ¬tát Ma-ha-tát, tùy cơ tuyên thuyết pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử nghĩ: Nay Tôn giả Tu-bồ-đề dùng trí tuệ biện tài của chính mình để tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mậtcủaBồ-tát Ma-ha¬tát sao? Dùng oai thần vàsức gia trì của Phật để thuyết sao?
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề nhờ oai thầncủa Phật, biết được Xá-lợiTử suy nghĩ về tâm như thế,về sắc như thế. Biết như vậyrồi liềnbảo Xá-lợi Tử: Ông nay nên biết, đệ tử Thanh Văncủa Thế Tôn, đốivới các pháp, nếutự tuyên thuyết hoặc vì người khác tuyên thuyết, tấtcả đều là sức oai thầncủa Phật. Vìsao? Nếu người đó có thể tu học pháp được Phật nói, họ có thể chứng đượctự tính các pháp. Nhờ chứng pháp nên có nói ra điều gì cũng không trái với các pháp. Vì thế, Xá-lợiTử. Pháp Phật nói thuận vớitự tính các pháp. Các Thiện nam tử nên biết như vậy.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Phậtdạy con hãy theo ý muốncủa mình, tùy cơ tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mậtcủaBồ-tát Ma¬ha-tát. Thế Tôn, vì nghĩagì mà gọi là Bồ-tát? Nên nói pháp nào là pháp Bồ-tát?
Thế Tôn, con chẳng thấy có pháp nào gọilà Bồ-tát; cũng chẳng thấy có pháp nào gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì nghĩa này, nếuBồ-tát và pháp Bồ¬tát đều không thể có, không thể thấy, không thể chứng đắc, thì Bát-nhã Ba-la-mậtcũng không thể có, không thể thấy, không thể chứng đắc. Con sẽ vì những Bồ-tát nào, sẽ dạy Bát-nhã Ba-la-mật nào?
Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe lời nói này, tâm không lay động, không kinh, không sợ,cũng không lui mất, tứcgọilà dạy Bát-nhã Ba-la¬mậtcủaBồ-tát Ma-ha-tát, là biết rõ Bát-nhã Ba-la-mật, là an trú Bát-nhã Ba-la-mật.
Lạinữa, Thế Tôn. Bồ-tát Ma-ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, lúc quán tưởng Bát-nhã Ba-la-mật, nên học như thế. Nhưng Bồ-tát đó tuy học như thế, không nên sinh tâm mình học như thế. Vì sao? Vì cái tâm không phải tâm kia, tính nó thanh tịnh.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề: Thế nào, Tu-bồ-đề. Ngài có cái tâm không phải tâm đó không?
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, ý ông thế nào? Nếu cái tâm không phải tâm, dù có, dù không, thì có thể chứng đắc không?
Xá-lợiTử nói: Không thể, Tu-bồ-đề.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bảo Xá-lợiTử:Nếu cái tâm không phải tâm, dù có, dù không, mà không thể chứng đắc, tại sao ông nay lạihỏi có cái tâm không phải tâm không?
Xá-lợiTử nói: Tính của cái không phải tâm gọi là gì?
Tu-bồ-đề nói: Tấtcả không bị hoại, xa lìa các phân biệt, chính là tính của cái không phải tâm.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử khen ngợi Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu¬bồ-đề, đúng như Phật nói, ông là bậctối thắng đệ nhất trong việc hành tam-muội Vô tránh. NếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế,tức không còn thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nên biết, Bồ-tát Ma-ha-tát này không rời Bát-nhã Ba-la-mật.
Nếu có người muốnhọc pháp Thanh Văn thì đốivới Bát-nhã Ba-la-mật hãy nên lắng nghe, tiếp nhận, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, tu hành như được nói. Đó chính là tương ưng vớisự tu học Bát-nhã Ba-la-mật này.
Nếu muốnhọc pháp Duyên Giác thì đốivới Bát-nhã Ba-la-mật hãy nên lắng nghe, tiếp nhận, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, theo đó mà tu hành. Đó chính là tương ưng vớisự tu học Bát-nhã Ba-la-mật này.
Nếu muốnhọc pháp Bồ-tát thì đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này hãy nên lắng nghe, tiếp nhận, đọctụng, ghi nhớ, suy nghĩ, theo đó mà tu hành. Đó chính là nhờ phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật mà đượctương ưng với đầy đủ các nhóm pháp. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật này rộng nói tấtcả các pháp thuộctạng Bồ-tát. NếuBồ-tát Ma-ha-tát tu học như vậytứctương ưng với pháp Bồ-tát. Nếu muốn tu học pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật này, hãy lắng nghe, tiếp nhận, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, theo đó mà tu hành; tức đốivới Bát-nhã Ba-la¬mật này có đầy đủ phương tiện, tậphợp các pháp Phật. Vì sao? Vì Bát¬nhã Ba-la-mật này rộng nói tấtcả các pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác. NếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế tức đượctương ưng với pháp Vô thượng.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát được nói đó, con không thể thấycũng không thể chứng đắc, mà Bồ-tát chỉ là danh tự. Thế Tôn, tức danh tự này cũng không thể thấy, không thể có được. Bát-nhã Ba-la-mậtcũng chỉ là danh tự, nên không thể thấy, không thể có được. Thế nào là giáo pháp Bồ-tát? Thế nào là Bát-nhã Ba-la-mật? Vì ý nghĩa như vậy nên con sinh nghi.
Thế Tôn, ở nơi danh tự con cầuBồ-tát Ma-ha-tát mà cuối cùng vẫn không thể có được. Danh tựđó không phải là chỗ trú cũng không phải không là chỗ trú; không quyết định cũng không phải không quyết định. Vì sao? Vì danh tựđó không có tự tính. Vì thế, không phải chỗ trú cũng không phải không chỗ trú; không phải quyết định cũng không phải không quyết định. NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này mà không lay động, không kinh, không sợ,cũng không lui mất, nên biếtrằng Bồ-tát Ma-ha-tát này không lìa Bát-nhã Ba-la-mật, trú địaBồ-tát mà không thoái chuyển, tương ưng với thiện trú, vô trú.
Lạinữa, Thế Tôn. Bồ-tát Ma-ha-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật, khi quán tưởng Bát-nhã Ba-la-mật, không trú ở sắc, không trú ở thụ,tưởng, hành, thức. Vìsao? Nếu trú ở sắc, tức hành sắc hành, không phải hành Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu trú ở thụ,tưởng, hành, thứctức hành các hành thuộc thụ, tưởng, hành, thức, không phải hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Trú ở các pháp thì không thể nhận Bát-nhã Ba-la-mật, không tương ưng với Bát¬nhã Ba-la-mật, không thể viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật, không thể thành tựu Nhất thiết trí. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật không được nhận ở sắc, không được nhận ở thụ,tưởng, hành, thức. Nếu không được nhận ở sắc tức không phảisắc; không được nhận ở thụ,tưởng, hành, thứctức không phải thụ,tưởng, hành, thức.
Vì thế, Bát-nhã Ba-la-mật không phải là cái được nhận. Bồ-tát Ma-ha-tát đốivới pháp không được nhận nên hành như thế. Đógọi là Bồ-tát Ma-ha¬tát, là nương tam-ma-địa Nhất thiết pháp vô thụ, là pháp rộng lớn, tròn đủ,vô lượng, quyết định, không bị tấtcả Thanh Văn, Duyên Giác làm hoại.
Thế Tôn, Nhất thiết trí đó không có tướng, không nắm được. Nếu có tướng tức có thể nắmbắt thì các hàng vương tộc Thất-lý-ni-ca, các du hành Bà-la-môn Ba-lý-một-la-nhạ-ca kia, những người như thế không thể sinh tin hiểu đốivới Nhất thiết trí. Vì sao? Người đó, đốivới Nhất thiết trí, nếu sinh tin hiểutứcsẽ dùng trí suy đoán đolường mà vào pháp này, không nhậnsắc,
không nhận thụ,tưởng, hành, thức, không lấy pháp hỷ lạc làm cái quán sát của trí, không lấysắc bên trong làm cái quán sát của trí, không lấysắc bên ngoài làm cái quán sát của trí, không lấysắc bên trong bên ngoài làm cái quán sát của trí, cũng không lấy cái nằm ngoài sắc bên trong bên ngoài làm cái quán sát của trí. Như vậy, không lấy thụ,tưởng, hành, thức bên trong làm cái quán sát của trí; không lấy các thụ,tưởng, hành, thức bên ngoài làm cái quán sát của trí; không lấy các thụ,tưởng, hành, thức bên trong bên ngoài làm cái quán sát của trí; cũng không lấy cái nằm ngoài thụ,tưởng, hành, thức bên trong bên ngoài làm cái quán sát của trí mà các hạng Thất-lý-ni-ca kia, ở nơi pháp như thế và Nhất thiết trí trí sinh tin hiểu sâu xa, ở nơitự tính của các pháp mà được giải thoát.
Lạinữa, đốivớitấtcả các pháp đều không nắmbắtcũng không phải không nắmbắt, cho đến Niết-bàn cũng không nắmbắtcũng không phải không nắmbắt. Thế Tôn, người tu pháp Bồ-tát đốivớisắc, thụ,tưởng, hành, thức tuy không tiếp nhận nhưng vẫn chưa viên mãn mườiLực, bốn Vô úy, mười tám pháp Bấtcộng của Như Lai, cũng không nửa đường thủ chứng Niết-bàn. Vì vậy, Thế Tôn. Bồ-tát Ma-ha-tát nên hiểu rõ Bát-nhã Ba-la-mật như thế.
Lạinữa, Thế Tôn. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, lúc hành Bát-nhã Ba-la-mật, lúc quán tưởng Bát-nhã Ba-la-mật, nên quán thế này: Pháp nào là Bát-nhã Ba-la-mật? Tướng của Bát-nhã Ba-la-mật là gì? Các pháp không có sinh, cũng không có sở đắc, Bát-nhã Ba-la-mật làm sao có sở đắc? Nếu khi Bồ¬tát quán tưởng như vậy, tâm không lay động, không kinh, không sợ,cũng không lui mất, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này không rời Bát-nhã Ba-la¬mật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề:Nếu các sắc pháp rờitự tính củasắc; thụ,tưởng, hành, thứcrờitự tính của thụ,tưởng, hành, thức; Bát¬nhã Ba-la-mậtrờitự tính của Bát-nhã Ba-la-mật; Nhất thiết trí cũng rờitự tính của Bát-nhã Ba-la-mật, Bát-nhã Ba-la-mậtcũng rờitự tính của Nhất thiết trí; Nhất thiết trí rờitự tính của Nhất thiết trí; làm sao có thể nói Bồ¬tát Ma-ha-tát không rời Bát-nhã Ba-la-mật?
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, đúng vậy, đúng vậy. Tấtcả sắc pháp rờitự tính củasắc; thụ,tưởng, hành, thứcrờitự tính của thụ,tưởng, hành, thức; cho đến Nhất thiết trí rờitự tính của Nhất thiết trí; tướng của Bát-nhã Ba-la¬mậtrờitự tính củatướng Bát-nhã Ba-la-mật; các tướng rờitự tính của các tướng; vô tính cũng rờitự tính.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử lạihỏi Tu-bồ-đề:Tại sao, Tu-bồ-đề?NếuBồ¬tát Ma-ha-tát theo đây mà học, họ có thể thành tựu Nhất thiết trí không?
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, đúng vậy, Xá-lợiTử.NếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế có thể thành tựu Nhất thiết trí. Vì sao? Các pháp không sinh cũng không phải không sinh. Bồ-tát Ma-ha-tát nên biết như thế. Người hành như thế có thể tùy thuận, gầngũi Nhất thiết trí đó; thân tâm thanh tịnh, các tướng thanh tịnh; mọi lúc mọinơi nghiêm tịnh cõi Phật; thuần thục chúng sinh, đầy đủ Phật pháp. Đó là Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, gần Nhất thiết trí.
Tôn giả Tu-bồ-đề lại nói: Nếu có Bồ-tát Ma-ha-tát hành nơisắc pháp thì đó là hành tướng; nếu hành sắctướng thì đó là hành tướng; nếu sinh sắc hành thì đó là hành tướng; nếu diệtsắc hành thì đó là hành tướng; nếu hoạisắc hành thì đó là hành tướng; nếu làm trống rỗng sắc hành thì đó là hành tướng; ta hành các hành cũng làhành tướng; ta hành Bồ-tát hành cũng là hành tướng; đốivới pháp Bồ-tát, ta có cái đượccũng là hành tướng. Như vậy, nếu hành thụ,tưởng, hành, thức thì đó là hành tướng; nếu hành các tướng của thụ,tưởng, hành, thức thì đócũng làhành tướng; nếu sinh thụ,tưởng, hành, thức thì đó là hành tướng; nếu diệt thọ,tưởng, hành, thức thì đó là hành tướng; nếu hoại thụ,tưởng, hành, thức thì đó là hành tướng; nếu làm trống rỗng thụ,tưởng, hành, thức thì đó là hành tướng; ta hành các hành cũng là hành tướng; ta hành Bồ-tát hành cũng là hành tướng; ta được pháp Bồ-tát cũng làhành tướng; nếu khởi niệm có thể hành như thế, cho đến cái gọi là hành Bát-nhã Ba-la-mật, thì đócũng là hành tướng. Nếu hành như thế, nên biếtBồ-tát này chưa có thể đầy đủ phương tiện thiệnxảo.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề: Hành như thế nào mới là Bồ¬tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật?
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử,nếuBồ-tát Ma-ha-tát không hành sắc, không hành sắctướng, không hành sự sinh khởisắc, không hành sự diệt trừ sắc, không hành sự hủy hoạisắc, không hành sự làm trống rỗng sắc, không hành các hành của ta, không khởi các hành của ta; Bồ-tát hành như thế. Không hành thụ,tưởng, hành, thức; không hành tướng của thụ,tưởng, hành, thức; không hành sự sinh khởi thọ,tưởng, hành, thức; không hành sự diệt trừ thụ,tưởng, hành, thức; không hành sự hủy hoại thụ,tưởng, hành, thức; không hành sự làm trống rỗng thụ,tưởng, hành, thức; không hành các hành của ta; không khởi các hành của ta. Bồ-tát hành mà không khởi niệm như thế.Nếu hành như thế thì gọi là hành Bát-nhã Ba-la-mật. Nếu được như thế thì gọi là Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Bồ-tát Ma-ha-tát đó tuy hành như thế, không khởi niệm ta hành, không khởi niệm ta không hành, không khởi niệmta vừa hành vừa không hành, không khởi niệmta vừa không phải hành vừa không phải không hành. Cũng không khởi niệm có cái được hành, không khởi niệm không có cái được hành, không khởi niệmvừa có cái được hành vừa không có cái được hành, không khởi niệmvừa không phải có cái được hành vừa không phải không có cái được hành. Vì sao? Không có sự khởi niệm, không có sự nắmbắt, không có sự không nắmbắt đốivớitấtcả các pháp. Đây gọi là tam-ma-địa Vô thụ nhất thiết pháp củaBồ-tát Ma-ha-tát, rộng lớn, tròn đủ,vô lượng, quyết định, không bị tấtcả Thanh Văn, Duyên Giác làm hoại. Tam-ma-địa này có ở các hành củatấtcả tam-ma-địa. NếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể hành như vậy, thì sớm được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề, nhờ oai thầncủa Phật, nói thế này: Bồ-tát Ma-ha-tát tuy hành vô số tam-ma-địa nhưng không có hành tướng; tuy nhìn thấyvô số tam-ma-địa nhưng không có cái được thấy. Bồ-tát đó không khởi niệm: Tam-ma-địa này, ta đã vào; tam-ma-địa này, ta sẽ vào; tam-ma-địa này, ta đang vào. Như vậyvớimọi thời, mọi chỗ,mọi loại, đềurờitấtcả các tướng, không có cái được sinh khởi. Nếu được như vậy, nên biếtBồ-tát này trước đó đã theo Phật, đã được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử hỏi Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát không có hành tướng đốivới tam-ma-địa, vịđó được Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nhưng tam¬ma-địa này có được quán không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Xá-lợiTử. Vì sao? Tam-ma-địa đó không có tính, rờimọi phân biệt, mọisự liễu tri.
Bấy giờ, Thế Tôn khen: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, đúng vậy, đúng vậy. Tu-bồ-đề, như sức oai thần, biện tài và gia trì của Phật Thế Tôn đã tuyên thuyết: Các Bồ-tát Ma-ha-tát nên hành như thế, nên tu học như thế.
Vì sao? NếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế, đó là tu học Bát-nhã Ba-la¬mật.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát tu học như thế,tức là tu học Bát-nhã Ba-la-mật sao?
Phật nói: Xá-lợiTử, đúng vậy, đúng vậy. NếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế, chính là tu học Bát-nhã Ba-la-mật.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát tu học như thế thì nên học pháp nào?
Phật nói: Xá-lợiTử,nếuBồ-tát Ma-ha-tát biết không có pháp cũng không có cái đượchọc; đó là tu học. Vì sao? Tấtcả pháp kia đều không có, nhưng hàng dị sinh ngu muộilại phân biệt, đeo bám các pháp không có đó.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếu các pháp không có thì nay sao lại có?
Phật nói: Xá-lợiTử, các pháp không có nhưng naylại có, như thế là vì hàng dị sinh ngu muội kia không biết được pháp là không có nên nói là vô minh; vì thế cố chấp vô minh. Vì cố chấp nên khởi tâm phân biệt; do phân biệt nên rơi vào nhị biên. Cứ quay vòng như thế đốivớitấtcả các pháp, phân biệt đủ loại, khởi các tướng sở đắc. Chúng phân biệtrồi thì dựa vào nhị biên mà sinh chấp trước. Vì thế mới phân biệt các pháp quá khứ, phân biệt các pháp vị lai, phân biệt các pháp hiệntại. Do các phân biệt nên đeo bám danh sắc.
Xá-lợiTử, các dị sinh đó không hiểu các pháp không có tính nên khởi phân biệt, đốivới đạo Như thật không thể biết rõ cũng không thể thấy. Do không biết, thấy, nên không ra khỏi ba cõi. Đốivới các pháp Thậttế, không thể an trú, cũng không sinh tin; vì thế rơi vào số dị sinh ngu muội đó.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử lạibạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát học như thế có phảilà học Nhất thiết trí không?
Phậtcố chấp: Xá-lợiTử,Bồ-tát Ma-ha-tát học như thế không phảihọc Nhất thiết trí. Bồ-tát Ma-ha-tát học như thế cũng là học Nhất thiết trí. Học như thế cũng làhọctấtcả các pháp, đượcgầngũi Nhất thiết trí, thành tựu Nhất thiết trí.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu có người huyễnhỏi làm thế nào tu học Nhất thiết trí, làm thế nào gầngũi Nhất thiết trí, làm thế nào thành tựu Nhất thiết trí. Người đóhỏi như vậy, con nên trả lời thế nào?
Phật nói: Tu-bồ-đề, nay ta hỏi ông, ông tuỳ ý đáp.
Tu-bồ-đề nói: Hay thay! Thế Tôn, con mong muốn nghe.
Phật nói: Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Huyễn khác vớisắc, sắc khác với huyễn không? Và như thế, huyễn có khác thụ,tưởng, hành, thức và thụ, tưởng, hành, thức có khác với huyễn không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn. Khác huyễn không phảisắc, khác sắc không phải huyễn. Huyễn đó là sắc, sắc đó là huyễn. Thụ,tưởng, hành, thứccũng vậy.
Phật nói: Tu-bồ-đề, ý ông thế nào? Có năm thủ uNn là Bồ-tát chăng?
Tu-bồ-đề nói: Như vậy, Thế Tôn. Đúng thế, Thiện Thệ.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Nên biếtnăm thủ uNn là người huyễn. Vì sao? Nói sắc như huyễn; thụ,tưởng, hành, thứccũng như huyễn. Sắc, thụ,tưởng, hành, thức đó chính là sáu căn, nămuNn. Vìvậy, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng như huyễn. Nếu muốn tu học Bát-nhã Ba-la-mật, nên học như huyễn, tức được Vô Thượng Chính đẳng Chính giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếu có Bồ-tát mới trú Đại thừa, nghe nói như vậy mà không kinh sợ không?
Phật nói: Tu-bồ-đề,Bồ-tát mới trú Đại thừa đó, nếunương theo ác tri thức thì nghe pháp này xong liềnbị kinh sợ. Nhưng Bồ-tát đó, nếu theo thiện tri thức, thì nghe pháp này không sinh kinh sợ.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, thế nào là ác tri thứccủaBồ-tát Ma-ha-tát.
Phật nói: Nếu có ngườibảo phảixa rời Bát-nhã Ba-la-mật, thì đó là ác tri thứccủaBồ-tát.
Thế nào là thiện tri thứccủaBồ-tát?
Phật nói: Nếutự mình tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật để chuyển hóa người khác; lại vì người khác chỉ rõ nghiệp phiền não cùng những lỗilầm của phiền não, khuyên họ hiểu biết, hiểu biếtrồilại khiếnhọ xa rời; lại khuyên họ đừng rời chư Phật. Tu-bồ-đề nên biết, người này mặc được áo giáp Đại thừa, được Đại thừa trang nghiêm, an trú Đại thừa. Đó là thiện tri thứccủaBồ-tát Ma-ha-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, Bồ-tát Ma-ha-tát mặc áo giáp Đại thừa, được Đại thừa trang nghiêm, an trú Đại thừa. Thế Tôn, nên nói cú nghĩa nào là nghĩacủaBồ-tát?
Phật nói: Tu-bồ-đề, nên biết không phải cú nghĩa chính là nghĩacủaBồ¬tát. Vì sao? Bồ-tát không bị chướng ngại đốivớitấtcả các pháp, hiểu biết như thậttấtcả các pháp; cho đến Vô Thượng Chính đẳng Chính giác cũng không chướng ngại, cũng hiểu biết như thật. Đây gọi là nghĩacủa Bồ-tát.
Lạinữa, Thế Tôn. Sao lạigọi là Ma-ha-tát?
Phật nói: Là bậctối thượng trong chúng hữu tình. Vì nghĩa này nên gọi là Ma-ha-tát.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, con cũng thích nói nghĩa của Ma-ha-tát.
Phật nói: Tùy thích cứ nói, nay chính là lúc.
Xá-lợiTử nói: Có ngã kiến, chúng sinh kiến, mạng kiến, bổ-đặc-già-la kiến, chư hữu thú kiến, đoạn kiến, thường kiến và hữu thân kiến. Nếurời các kiến đó, vì chúng sinh mà nói pháp thì đó là Ma-ha-tát.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, con cũng thích nói nghĩa của Ma-ha-tát.
Phật nói: Tùy thích cứ nói, nay chính là lúc.
Tu-bồ-đề nói: Hoặc tâm Bồ-đề, tâm Nhất thiết trí, tâm vô lậu, tâm vô đẳng, tâm vô đẳng đẳng; đốivới các tâm như vậy mà không chướng ngại, không đeo bám, không bị tấtcả Thanh Văn, Duyên Giác làm hoại. Vì nghĩa đó nên gọi là Ma-ha-tát; nhờđó mà vào được trong chúng Bồ-tát Ma-ha-tát.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Tu-bồ-đề:Tại sao tâm đó không ngăn ngại, không chấp trước?
Tu-bồ-đề nói: Vì vô tâm nên không có tâm chướng ngạicũng không có tâm chấp trước.
Xá-lợiTử hỏi: Nghĩacủa tâm là gì?
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, tâm có thể sinh ở nơihữu, ở nơi vô không? Có thể có được không?
Xá-lợiTử nói: Không thể, Tu-bồ-đề.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bảo Xá-lợiTử:Nếu tâm không thể có được ở nơihữu, vô, thì sao còn nói đến tâm?
Tôn giả Xá-lợiTử khen Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, đúng như Phật nói, ông là bậctối thắng đệ nhất trong việc hành tam-muội Vô tránh.
Bấy giờ, Tôn giả Mãn Từ Tử bạch Phật: Thế Tôn, con cũng thích nói về nghĩacủa Ma-ha-tát.
Phật nói: Tùy thích cứ nói, nay chính là lúc.
Mãn Từ Tử nói: Ma-ha-tát nghĩa là mặc áo giáp Đại thừa, lấy pháp Đại thừa mà tự trang nghiêm, an trú Đại thừa. Vì vậy nói là Ma-ha-tát.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nói Bồ-tát Ma-ha-tát mặc áo giáp Đại thừa làdựa vào nghĩa nào để nói là áo giáp Đại thừa?
Phật nói: NếuBồ-tát Ma-ha-tát khởi niệm thế này: Ta nên độ vô lượng vô số chúng sinh khiến đến Niết-bàn. Tuy độ chúng sinh như vậy nhưng đã không khởitưởng độ chúng sinh, không một chúng sinh nào chứng đắc Niết-bàn. Vì sao? Vì tự tính củatấtcả các pháp vốn như vậy, xa rờimọi tạo tác.
Tu-bồ-đề, ví như huyễnsư, ở ngã tư đường, dùng huyễn thuật làm cho đám đông người xuất hiện; vàkhi họ xuất hiệnrồi thì người này lại lánh mặt. Tu-bồ-đề, ông nghĩ thế nào? Những người huyễn đótừ trước đến nay có thật không? Có bị mất đi, có bị hủy hoại không?
Tu-bồ-đề nói: Không, Thế Tôn.
Phật nói: Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát cũng vậy. Tuy độ vô lượng vô số chúng sinh khiến đến Niết-bàn, nhưng thật không có chúng sinh được độ. Bồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như vậy mà không kinh sợ, nên biếtBồ-tát Ma¬ha-tát này mặc áo giáp Đại thừa mà tự trang nghiêm.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như con hiểu nghĩa Phật nói, nếuBồ-tát Ma-ha-tát biết rõ như thế,tức là mặc áo giáp Đại thừa, dũng mãnh kiên cố, mà khéo trang nghiêm.
Phật nói: Tu-bồ-đề, đúng vậy, đúng vậy. Vì sao? Nhất thiết trí đó là pháp vô vi, không tạo tác; vì lợi ích chúng sinh nên khởi các phương tiện. Và chúng sinh kia cũng là pháp vô vi, không tạo tác.
Tu-bồ-đề nói: Đúng như Phật nói. Vì sao? Sắc không buộc không cởi; thụ,tưởng, hành, thức không buộc không cởi. Thế Tôn, Chân như sắc không buộc không cởi; Chân như thụ,tưởng, hành, thứccũng không buộc không cởi.
Bấy giờ, Tôn giả Mãn Từ Tử bạch Tu-bồ-đề: Như Tôn giả nói, sắc không buộc không cởi; thụ,tưởng, hành, thức không buộc không cởi; Chân như sắc không buộc không cởi; Chân như thụ,tưởng, hành, thức không buộc không cởi. Theo đó, sắc không buộc không cởi là gì? Thụ,tưởng, hành, thức không buộc không cởi là gì? Chân như sắc không buộc không cởi là gì? Chân như thụ,tưởng, hành, thức không buộc không cởi là gì?
Tu-bồ-đề nói: Mãn Từ Tử, ông nay nên biết. Sắccủa người huyễn không buộc không cởi; thụ,tưởng, hành, thứccủa người huyễn không buộc không cởi; Chân như sắccủa người huyễn không buộc không cởi; Chân như thụ,tưởng, hành, thứccủa người huyễn không buộc không cởi. Vì sao? Vì không có, nên không buộc không cởi; vì xa rời nên không buộc không cởi; vì không sinh nên không buộc không cởi. NếuBồ-tát Ma-ha¬tát biết rõ như thế,tức an trú Đại thừa, mặc áo giáp Đại thừa, được Đại thừa trang nghiêm.
Lúc đó, Tôn giả Mãn Từ Tử nghe nói như vậy liền đứng lặng thinh.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như lời Phậtdạy, Bồ-tát Ma-ha-tát an trú Đại thừa, mặc áo giáp Đại thừa, được Đại thừa trang nghiêm. Thế Tôn, vì sao gọi là Đại thừa? Bồ-tát làm sao hiểu rõ? Thừa này xuất hiệntừđâu? Sau khi xuất hiện thì trú ởđâu?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đại thừa không có hạnlượng, không có phầnsố, không có giớihạn. Vì nghĩa này nên gọi là Đại thừa. Bồ-tát Ma-ha-tát nên biết rõ như vậy.
Lại nói: Đại thừatừđâu xuất hiện, trú ở chỗ nào? Thừa này từ ba cõi hiện, trú ở Ba-la-mật. Thừa đó không bị chấp trước nên trú ở Nhất thiết trí; từđó sinh ra Bồ-tát Ma-ha-tát.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu pháp không xuất hiện, cũng không có chỗ trú; và vì không trú nên tương ưng với Nhất thiết trí vô trú.
Lạinữa, Đại thừa này cũng không có, nên không sinh ra. Vì không sinh ra nên mới sinh ra như thế. Vì sao? Hoặc có sinh ra, hoặc không sinh ra, hai pháp như vậy đều không thể có được, đều không sinh ra; cho đếntất cả các pháp, không có pháp nào có thể sinh ra, cũng không có phi pháp nào có thể sinh ra.
Tu-bồ-đề, Bát-nhã Ba-la-mậtcủaBồ-tát Ma-ha-tát sinh ra như thế.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, như Phật nói, pháp Đại thừa đó đốivớihết thảy thế gian, trời, người, A-tu-la, là pháp tối thắng, ngang bằng hư không. Giống như hư không kia có thể nhận vô lượng vô số chúng sinh, pháp Đại thừa kia cũng vậy, có thể nhận vô lượng vô số chúng sinh.
Thế Tôn, đốivới pháp Đại thừa, Bồ-tát Ma-ha-tát không thấy có đến, không thấy có đi, cũng không có chỗ trú; không thể được phần trước, không thể được phần sau, không thể được phần giữa; vì ba đời giống nhau, không có cái được sinh ra. Cho nên nghĩacủa Đại thừa được nói như vậy.
Bấy giờ, Thế Tôn khen: Hay thay! Hay thay ! Tu-bồ-đề, đúng vậy, đúng vậy. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát tu học như thế đốivới pháp Đại thừa; tức Bồ-tát Ma-ha-tát đó được thành tựu Nhất thiết trí.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.97.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.