Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Nghe như vầy: Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc trong rừng Kỳ Thọ thuộc nước Xá Vệ cùng với chúng Đại Tỳ Kheo đến dự, gồm năm trăm vị Tỳ Kheo với các Bồ Tát.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo:”Đời tương lai sẽ có Tỳ Kheo nhân có một Pháp, chẳng theo Pháp Hóa, khiến Pháp hủy diệt, chẳng được tăng trưởng lợi ích. Thế nào là một ? Chẳng giữ Cấm Giới, chẳng hay giữ gìn tâm, chẳng tu Trí Tuệ, buông thả ý nghĩ, chỉ cầu danh Thiện, chẳng thuận Đạo Giáo, chẳng chịu siêng năng noi theo nghiệp cứu đời. Đó là một việc khiến Pháp hủy diệt”
Đức Phật bảo Tỳ Kheo:”Lại có hai việc khiến Pháp hủy diệt. Thế nào là hai ?
Một là: chẳng giữ gìn Cấm Giới, chẳng nhiếp Tâm ấy, chẳng tu Trí Tuệ, nuôi dưỡng vợ con, buông thả tâm, phóng túng ý, buôn bán cải sửa cuộc sống để cùng nhau sinh sống.
Hai là: kết bè đảng cùng nhau ghét người Phụng Giáo, muốn khiến cho phá hoại đọa lạc. Cho nên theo nghĩa của lời nói là nịnh nọt ton hót (Du siểm). Bên trong phạm hành ác, bên ngồi tỏ ra trong sạch.
Đó là hai việc khiến Pháp hủy diệt.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:”Lại có ba việc khiếp Pháp hủy diệt,. Thế nào là ba ?
Một là: đã chẳng giữ gìn Cấm Giới, chẳng hay nhiếp tâm, chẳng tu Trí Tuệ
Hai là: tự đọc văn tự, chẳng biết chỗ tạm dừng của câu, đem phần trên làm phần dưới, đem phần dưới làm phần trên, đầu đuôi điên đảo, chẳng thể hiểu chỗ kết cục (quy) của nghĩa rốt ráo, tự cho là đúng.
Ba là khi gặp người sáng suốt than trách là chẳng theo Giáo ấy thì trở ngược ôm sự sân hận, nói là ganh ghét nhau. Người biết nghĩa thì ít, phần lớn chẳng thể phân biệt được Lý, đều cho mình là đúng.
Đó là ba việc khiến Pháp hủy diệt.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:”Lại có bốn việc khiến Pháp hủy diệt. Thế nào là bốn?
Một là: Tương lai có Tỳ Kheo đã buông bỏ nghiệp nhà, ở tạo chốn Không Nhàn nhưng chẳng tu Đạo Nghiệp.
Hai là: vui dạo chơi trong hội hè ồn áo của Nhân Gian, đi đến nói bàn, cầu Cà Sa tốt, quần áo năm màu.
Ba là: nghe cao nhìn xa dùng làm chỗ dựa chính, tự cho mình có Đức cao không ai theo kịp, dùng Trí nhỏ vụn tạp nhạp so sánh với ánh sáng của mặt trời mặt trăng, mỗi mỗi tự nuôi dùng.
Bốn là: chẳng nhiếp ba việc, chẳng giữ gìn Căn Môn, đi đến chỗ của phụ nữ, tuyên văn trau chuốt từ, phần lớn nói hợp đôi lay động lòng người, khiến trong thành đục, thân hành hoang loạn, vứt bỏ Chính Pháp.
Đó là bốn việc khiến Pháp hủy diệt.
Đức Phật bảo Tỳ Kheo:”Lại có năm việc khiến Pháp hủy diệt. Thế nào là năm ?
Một là: Hoặc có Tỳ Kheo vốn dùng Pháp cho nên xuất gia tu Đạo, bỏ phế Kinh Giáo thâm sâu, 12 Nhân Duyên, 37 Phẩm, Phương Đẳng, Tuệ huyền hư thâm diệu, Trí Độ vô cực, phương tiện Thiện Quyền, trống rỗng (Không), không có tướng (vô tướng), không có nguyện (vô nguyện), đến mấu chốt quan trọng của Hóa.
Hai là: trở ngược gom câu tạp, Kinh nhỏ vụn, Hạnh của Thế Tục cho nên Kinh Điển của vua chúa, cội nguồn của loạn đạo, ưa giảng Nghiệp này, dịch giải việc đời, hướng đến được lòng người khiến họ vui vẻ là Nhân đến danh tiếng.
Ba là: mới nghe Pháp Nhân. Đối với kẻ có học hiểu kém thì ý vui thích cho là dụng màu nhiệm. Còn kẻ có học đạt được thâm sâu thì chẳng cho là tốt.
Bốn là: Trời, Rồng, Quỷ Thần chẳng lấy làm vui, tâm ôm áy náy lo lắng, miệng phát ra lời này:”Đại Pháp muốn diệt, nên khiến như thế !”. Buông bỏ Diệu Pháp Hóa, trở ngược tuyên câu tạp. Chư Thiên rơi lệ, mau tìm hướng mà đi.
Năm là: Do Chính Pháp đó, hơi chút thấy buông bỏ, không có người tinh tu
Đó là năm việc khiến Pháp hủy diệt.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:”Sau khi Ta diệt độ, có 15 loạn thuộc việc Tà này khiến Pháp hủy diệt. Thật đau xót thay !
Nếu có Tỳ Kheo muốn chân thật học Đạo, vứt bỏ sự tô điểm tươi đẹp, chẳng cầu danh tiếng, chất phác giự chân thật, tuyên truyền Kinh chính, Nhã Điển của Phật, Hóa của Pháp thâm sâu, chẳng dùng nhiều lời, khảo xét cội nguồn, nói Kinh chẳng buông Chính Pháp, mong nói thường ở giữa, chẳng mất Ý của Phật, áo thô tiếp xúc thức ăn, được đẹp chẳng thích, được thô chẳng ghét. Quần áo thức ăn tốt xấu tùy theo ý của người cho chẳng vướng giận vui. Nhiếp thân miệng ý, giữ gìn các Căn Môn, chẳng trái ngược điều dạy bảo của Đức Phật. Nệm, mạng rất ngắn, thống chốc đã qua, như việc nhìn thấy trong mộng, tỉnh giấc chẳng biết nơi chốn. Nan của ba nẻo (tam đồ: Địa Ngục, quỷ đói, súc sinh) chẳng thể xưng tính, siêng tu Phật Pháp như cứu cái đầu bị cháy. Năm Giới, mười Thiện, sáu Độ vô cực, bốn Đẳng, bốn Aân,Trí Tuệ, khéo léo đều có thể Tinh Hành. Tuy chẳng gặp đời có Phật, rời nhà vì Đạo, học chẳng hoang đường, bình Bản Tâm ấy, xót thương tất cả, mười phương chịu ơn”
Đức Phật nói như vậy. Các Tỳ Kheo vui buồn lẫn lộn, tự quy Phật, làm lễ rồi lui ra. KINH PHẬT NÓI ĐIỀM TAI VẠ Ở TƯƠNG LAI _Hết_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.41.109 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.