Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ, các Ni-kiền-tử tâm có dị kiến, phát khởi nghi hoặc, tìm cầu mà đến chỗ vị giải thích Đại thừa. Đến rồi làm lễ, cung kính chắp tay, hỏi về nghĩa vô ngã để trừ ngu tối: như được Phật nói, vì tôi khai thị. Nếu nói thân này không có Ngã thì cái Ngã tối thượng kia cũng không có; vì cớ gì trong thân hiện thấy các sự: khóc ,cười, vui đùa, phẫn nộ, ngã mạn, tật đố, lưỡng thiệt? Hoặc có hoặc không chẳng thể quyết rõ; chỉ nguyện nhân giả vì tôi mà trừ nghi.
Vị giải Đại thừa nói với Ni-kiền-tử rằng: trước hết, cái Ngã tối thượng được ông chấp thì quyết định là hư vọng; lấy gì gọi là có, lấy cái gì gọi là không có, trong hai điều này đều không thể được. Nếu lấy :tóc, móng, da, thịt, gân, xương, mỡ, tủy, bàng quang, dạ dày, tay, chân -tất cả chi phần của thân làm cái Ngã tối thượng, thì tìm kiếm trong , ngoài có cái gì có thể thấy?
Lúc ấy, Ni-kiền-tử thưa với người trí rằng: tôi dùng mắt thịt nên chẳng thể thấy, người khác có thiên nhãn thì họ có thể thấy.
Người trí nói: cũng không phải thiên nhãn có thể thấy; nó không phải là hiển sắc cũng không phải là hình sắc, vì tự tính không nên có cái gì có thể thấy?
Ni-kiền-tử nói: nó quyết định không có chăng?
Người trí nói:nếu nói là không thì làm sao lại hiện thấy?Từ nhân duyên sinh, các tướng khóc, cười mà hoặc nói là có, hoặc nói là không có thì cả hai đều tà vọng, không phải chính lý.
Ni-kiền-tử nói: hoặc có hoặc không đều chẳng thể nói thì, như thế nào mà thân này hiện có chỗ trụ?
Người trí nói: không có chút nào thấy có tướng được trụ.
Ni-kiền-tử nói: nếu không trụ trước tức giống hư không?
Người trí nói: Như được ông nói; vì như hư không.
Ni-kiền-tử nói: nếu thế thì các tướng khóc, cười phải làm sao trừ?
Người trí nói: ở trong nghĩa này nhưng có hai loại: một là thế tục, hai là thắng nghĩa. Nương thế tục mà nói, ắt có: tự, tha, mạng giả, sĩ phu, bổ-đặc-già-la, tác giả, thọ giả, tài bảo, vợ con, thân quyến, bè bạn…khác nhau như thế. Nương thắng nghĩa mà nói, ắt không có :tự,tha, mạng giả cho đến bè bạn, cũng không có một chút nào các tướng khác nhau. Nếu thế tục nói, ắt có sinh ,diệt, quả báo thiện, ác; trong thắng nghĩa, ắt không có sinh, diệt, quả báo thiện ác. Pháp chân như kia tự tính thanh tịnh, không có phiền não, không có ô nhiễm cũng không có giác liễu, xưa nay tịch tĩnh, đây gọi là tự tính chân như. Nói lại nghĩa này, dùng kệ tụng rằng:
Thế tục, thắng nghĩa đế
Hai loại, nay sẽ nói:
Thế tục tức thế pháp,
Thắng nghĩa không cao hơn.
Hữu tình nương thế tục
Tăng trưởng nơi phiền não,
Ở lâu trong luân hồi,
Không rõ pháp thắng nghĩa.
Do nương thế tục nên
Sinh chấp khắp tự, tha
Khởi phân biệt, nghi hoặc,
Mà chịu các khổ não .
Phàm phu ngu si kia
Lâu dài chịu bức bách,
Không tu nhân xuất ly
Sao biết lý giải thoát ?
Người ngu thường nương tựa
Pháp thế gian sinh diệt,
Trôi lăn trong năm đường
Liên tục mà không dứt.
Do không đạt thắng nghĩa
Không diệt khổ ách yếu .
Quay vòng chịu luân hồi
Như tằm tự trói buộc,
Cũng như vòng nhật, nguyệt
Chuyển vòng chẳng dừng nghỉ,
Chúng sinh trong ba hữu
Tới lui cũng như vậy .
Các hành trọn vô thường
Biến diệt trong sát-na.
Xa lìa pháp thế tục,
Phải cầu thắng nghĩa đế;
Cho đến các cõi trời
Và các Càn-thát-bà…
Chẳng khỏi vô thường kia
Đều là quả thế tục;
Các dạ-xoa, quỷ, thần
Trì minh được thành tựu
Chẳng khỏi đọa ác đạo
Đều là quả thế tục;
Đế-Thích, Chuyển Luân Vương
Phúc báu không ai sánh,
Không khỏi đọa bàng sinh,
Đây đều quả thế tục.
Năm dục cõi trời, người
Quyết định phải xả bỏ,
Nơi tâm Bồ-đề kia
Lấy huệ thường quán sát.
Tự tính không chỗ chấp,
Tất cả trọn đều không;
Siêu việt chỗ hí luận
Là tướng tâm Bồ-đề;
Không cương, không mềm mại,
Chẳng nóng cũng chẳng lạnh
Không xúc, không chấp thọ
Là tướng tâm Bồ-đề;
Không dài cũng chẳng ngắn,
Không tròn cũng chẳng vuông,
Chẳng tế cũng không thô
Là tướng tâm Bồ-đề;
Không trắng và không hồng,
Không đen cũng không trắng,
Không hình sắc, hiển sắc
Là tướng tâm Bồ-đề;
Không sắc không ánh sáng,
Không động, chẳng trói buộc,
Chẳng trụ như hư không
Là tướng tâm Bồ-đề;
Lìa tư duy, quán sát,
Chẳng cảnh giới ngoại đạo,
Với Bát-nhã tương ưng
Là tướng tâm Bồ-đề;
Không tợ, không đối đãi,
Không sánh, thường tịch tĩnh,
Tự tính vốn ngưng nhiên
Là tướng tâm Bồ-đề.
Như bọt nổi tích tụ,
Như huyễn hoá, dương diễm,
Vô ngã cũng vô thường,
Tất cả không vững chắc.
Thân này như ngói gạch,
Hư huyễn mà sung mãn,
Tương ưng với ba độc,
Rốt ráo không, không có.
Như nơi trăng, trong mây
Sát-na chẳng hiện hữu,
Lấy Bát-nhã thâm sâu
Đạt hữu vi như huyễn.
Chúng sinh, khí thế gian
Tất cả đều như mộng,
Do tự tâm phân biệt,
Tâm ấy cũng như mộng.
Nếu ai nương chính lý
Lấy huệ mà tu tập,
Vứt bỏ các chướng, nhiễm
Chóng được đạo vô thượng.
Bát-nhã tối thắng này
Được chư Phật ca ngợi,
Người trí khéo suy lường
Cẩn cầu pháp vô thượng.
Lìa hữu vi lầm lỗi,
Chứng thắng đức chân thường.
Do đây giải thoát nên
Tất cả không nhiễm trước.
Lúc ấy các ngoại đạo
Nghe rồi, sinh hoan hỉ,
Khéo quán sát trừ nghi,
Ngộ được trí Đại thừa.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.82.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.