Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ở trong Đại Chúng. Khi ấy Ngoại Đạo có sự nghi ngờ muốn giải quyết, hiểu lờ mờ về Hạnh của Đại Thừa đi đến chỗ Đức Phật ngự, cúi đầu cung trọng, chắp tay hỏi nghĩa Vô Ngã :”Đại Trượng Phu là bậc Nhất Thiết Trí thường nói “Thân này không có cái Ta (vô ngã)”. Nếu Thân không có cái Ta, Bản Tính cũng không có thì vì sao nói có việc của nhóm hai lưỡi:buồn khóc, cười giỡn, yêu ghét… hợp với điều gì mà sinh ra ? Đấy là chỗ nghi ngờ của tôi, nguyện xin ban ân trừ đoạn. Đức Như Lai đã nói “Thân và Bản Tính” thời có, không thế nào?”
Đức Phật bảo Ngoại Đạo:”Hãy chân thật lắng nghe ! Chân thật thọ nhận ! Ta sẽ vì ngươi mà nói”
Đức Phật nói:”Thể của Thân và Bản Tính vốn trống rỗng (Không:Sùnya) nên nói hoặc có, hoặc không có, tách rời ra thành hai Pháp. Nói là có , điều ấy là hư vọng”
Đức Phật nói:”Nên quán toàn thân: tóc, móng, da, lông, hai bàn tay, hai bàn chân cho đến việc của nhóm mỡ, gân, lá lách, ruột, xương, tủy… vòng khắp bên trong bên ngoài… chẳng thấy Bản Tính”
Ngoại Đạo nói:”Đại Trượng Phu ! Nếu điều ấy chẳng thấy Bản Tính thì dùng con mắt thịt của ta làm sao có thể nhìn thấy ? Hoặc dùng Thiên Nhãn để có thể nhìn thấy ư ?”
Đức Phật nói:”Thiên Nhãn nhìn thấy điều ấy, không có hình sắc, không có tướng, không có trụ. Đây là thấy mà chẳng thấy”
Ngoại Đạo nói:”Nếu nói như vậy thì Đại Thánh đã nói dối. Nếu điều ấy là chẳng phải thì làm sao hiện nhìn thấy việc của nhóm hai lưỡi: khóc cười, vui đùa, giận dữ, yêu ghét…? Do như vậy cho nên sao được nói là không có. Lại nói hoặc có, hoặc không có, tách rời ra thành hai nghĩa.
Lại nói:”Đại Trượng Phu ! Nếu điều ấy có, không chẳng được nói thì làm sao nói điều ấy có chỗ nhiễm dính (sở trước), điều ấy không có chỗ nhiễm dính (vô sở trước) ? Lại nói trống rỗng (không) thì cái gì là Sở Như ?”
Đức Phật nói:”Như vậy ! Như vậy! Trống rỗng (không) chẳng phải là Sở Như vì Thể chẳng thể đắc”
Ngoại Đạo nói:”Như điều này, việc của nhóm hai lưỡi: cười khóc, đùa giỡn, giận dữ, yêu ghét thì cái gì là Sở Kiến?”
Đức Phật nói: “Như mộng, như Huyễn, như Hóa, như tướng của ảnh tượng”
Ngoại Đạo nói:” Thế nào là tướng Mộng? Thế nào là tướng Huyễn Hóa? Thế nào là tướng Ảnh Tượng?”
Đức Phật nói:”Huyễn Hóa chẳng phải là tướng, trống rỗng (Không) chẳng phải là cầm giữ. Bản Thể của Mộng vốn trống rỗng (không) như Dương Diệm (hình ảnh không có thật được nhìn thấy bởi sự phản chiếu của ánh mặt trời). Ảnh Tượng không có hình sắc, hư giả chẳng thật. Sở Kiến (chỗ nhìn thấy) như vậy cho đến tất cả việc đều như Huyễn, như Hóa, như Mộng, như Ảnh. Nên nhìn thấy như vậy.
Lại nữa có hai loại Kiến (nhìn thấy) trang nghiêm Chân Như. Trang Nghiêm ấy, đây tức gọi là Ngã (cái Ta), đây tức gọi là Tha (cái khác), đấy gọi là Nhân Bổ Đặc Già La (Pudgala: cá nhân), gọi là Nhân Thế Gian Tư Duy (sự suy tư của Thế Gian về con người) cho đến tên gọi của nhóm: Tư tài (tiền của cá nhân), nam nữ, anh em, thê thiếp… nơi suy tư trang nghiêm của tâm. Pháp như vậy không có Tự (chính mình), không có Tha (người khác, cái khác) không có người, không có mạng, không có nam nữ, không có bạn bè, không có thê thiếp…Tất cả việc ấy chẳng nhìn thấy Tự Tính.
Thế nào là Xuất Thế Gian, quả báo trang nghiêm, Thiện Ác sinh diệt ấy? Chân Như, Quả Báo trang nghiêm ấy không có thiện, không có ác, chẳng sinh chẳng diệt, không có phiền não, không có khoái lạc, mà các Pháp ấy mỗi mỗi đều như vậy
Lại hai loại trang nghiêm: Thế Gian với Xuất Thế Gian ấy khiến các người Hữu Tình trang nghiêm mà sinh phiền não ở tại Luân Hồi, lâu dài triển chuyển chẳng biết Chân Như. người biết Pháp ấy, suy tư trang nghiêm , nghi Khổ này, nhận khổ kia, thọ nhận ác, xa lìa giải thoát mà chẳng thấy Đạo. Hữu tình ngu si do mê chấp cho nên luân chuyển sống chết, bị rơi vào nẻo ác, hàng Pháp của Thế Gian, chẳng thấy Chân Như, tận luân hồi ấy giống như dệt võng dùng sợi chỉ triển chuyển đưa qua đưa lại.
Lại như hai loại đi qua (hành vãng) của mặt trời mặt trăng, ngày đêm ẩn hiển, ló ra biến mất ở Thế Gian. Các hành vô thường, chẳng lâu bị phá hoại, luân chuyển sống chết, đến đi cũng thế, nhưng Thể của Chân Như thì lìa câu trang nghiêm.
Lại hàng Trời, Người, Càn Thát Bà ấy với nhóm nữ ấy trụ ở trên Trời, dùng quả báo trang nghiêm ấy nên bị rơi vào tất cả Hữu.
Lại có Trì Minh Thành Tựu, Dạ Xoa, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già dùng tất cả quả báo trang nghiêm ấy lại bị rơi vào Địa Ngục, Trời tinh tiến ác… dùng Thần Thông ấy để làm Công Đức. Do tất cả quả báo trang nghiêm ấy, hoặc bị rơi vào hàng Trời ấy
Lại như Đế Thích với Chuyển Luân Vương, đủ Đức tối thượng với câu tối thượng. Dùng tất cả quả báo trang nghiêm ấy lại sinh vào loài Bàng Sinh.
Bậc Trí ở tất cả Thời thích hợp nên xa lìa Đại Lạc tối thượng trên cõi Trời, luôn quán Tâm Bồ Đề sáng tỏ thông suốt, không có Tự Tính, không có trở ngại, cũng không có chỗ trụ, tất cả đều trống rỗng (không), cũng lại xa lìa tất cả hý luận.
Này Ngoại Đạo ! Tướng của Tâm Bồ Đề chẳng cứng chẳng mềm, chẳng nóng chẳng lạnh, không có tiếp chạm, không có cầm giữ
Lại tướng của Tâm Bồ Đề chẳng dài chẳng ngắn, chẳng tròn chẳng vuông, chẳng béo chẳng gầy
Lại tướng của Tâm Bồ Đề chẳng trắng chẳng đen, chẳng đỏ chẳng vàng, chẳng phải hình sắc, chẳng phải tướng
Tâm Bồ Đề ấy chẳng làm tướng, chẳng phải hiển chiếu, không có Tính, không có ràng buộc giống như hư không mà không có hình sắc. Tướng của Tâm Bồ Đề nên lìa quan sát
Này Ngoại Đạo ! Ngươi chẳng biết Tướng của Tâm Bồ Đề và Bát Nhã Ba La Mật Đa tương ứng với nhau.
Lại tướng của Tâm Bồ Đề, Tự Tính thanh tịnh, không có vật không có ví dụ, chẳng thể nhìn thấy. Là câu tối thượng
Lại tướng của Tâm Bồ Đề chẳng phải các vật tượng, không có tướng tương tự…Như nước thành bọt, tuy nhìn thấy mà chẳng phải có. Như huyễn hóa, như dương diệm, ví như nắm bùn làm các vật bằng đồ gốm, mọi tên gọi tuy có đủ nhưng đều thành hý luận. Nhóm Tham Sân Si cũng huyễn hóa mà có, một vị trống rỗng… như điện trụ một sát na mà chẳng thấy.
Quán Bát Nhã Ba La Mật Đa ấy với làm các điều lành cũng lại như vậy. Cho đến chốn bàn bạc vui cười, đùa giỡn, ca múa, hoan lạc, ăn uống, ái dục… tất cả như Mộng. Các hành của hữu tình rốt ráo Thể trống rỗng. Tâm dụ cho hư không, nghi ngờ thì lập cái gì ?!...Hành Bát Nhã Hạnh, luôn như đây quán rõ tất cả Tính, tự nhiên giải thoát, được câu Tối Thượng. Chư Phật đã nói:”Vô Thượng Bồ Đề do đây sinh ra nên tác Quán đó”
Người tác Quán này được Niết Bàn tối thượng cho đế xưa kia đã gây tạo các lỗi thảy đều được trừ diệt, sinh vô lượng Đức rồi ở đời này chẳng nhiễm các lỗi, chuyên tinh Quán Hạnh, quyết định thành tựu.
Nếu người cùng với Chân Như chẳng tương ứng thì nên niệm Phi Chân Như Chú với Kim Cương Linh Chân Như Vô Sinh Ấn để khởi hành tương ứng CHân Như, quyết định viên mãn Công Đức như trên.
Bấy giờ Ngoại Đạo nghe lời nói đó xong, xem xét kỹ lưỡng, quán sát rồi mối nghi ngờ ấy thảy đều trừ đoạn. Tác quán đó xong, được trụ Đại Thừa, chiêm phụng, vui vẻ, làm lễ rồi lui ra KINH NGOẠI ĐẠO HỎI THÁNH VỀ NGHĨA VÔ NGÃ CỦA ĐẠI THỪA
(Hết)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.183.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.