Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ, Đế Thích, Phạm Vương và Hộ Thế Thiên Vương ở trong hội, thấy ma Ba Tuần được thọ ký Bồ đề thì tất cả đều phát sinh tâm kỳ lạ, khen rằng :
- Hiếm có ! Lạ thay ! Thưa đức Thế Tôn ! Những ma đó đối với đức Phật giỏi nói pháp Tỳ-nại-da (Luật tạng) mà làm việc của ma, còn thấy Như Lai, phước chẳng vất bỏ mà đều được trao ký sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, rốt ráo Niết bàn. Thưa đức Thế Tôn ! Há có thiện nam tử, thiện nữ nhân, người do lòng thiện tin đối với Phật pháp đã thu được phước nghiệp mà nếu được tính lường thì phải biết đó đều là cảnh giới chư Phật, chẳng phải là sự đo lường của Thanh văn, Duyên giác khác.
Bấy giờ, đức Phật bảo Thích, Phạm, Hộ Thế, chư thiên và người... rằng :
- Đúng như lời nói của ông ! Chắc chắn chẳng hư dối ! Quả thật đó là cảnh giới Như Lai của chư Phật. Này thiện nam tử ! Luận về tam thì chính là pháp duyên sinh. Ví như nhuộm tơ lụa, hoặc chỗ ăn màu, hoặc chỗ chẳng ăn màu. Tâm hạnh hữu tình cũng lại như vậy, hoặc khởi lên phiền não, hoặc lại chẳng khởi lên, hoặc có lợi căn, hoặc có độn căn. Đức Như Lai tùy theo căn mà thiết lập pháp giáo hóa đều khiến cho họ hiểu ngộ, dẫn vào trong pháp. Này thiện nam tử ! Luận về phiền não thì không có địa phương, xứ sở, cũng không trụ xứ, lại không tích tụ. Từ chẳng như lý tác ý hòa hợp mà sinh ra. Nếu đúng như lý quan sát tính tạp nhiễm đó thì tức là thanh tịnh. Nhưng ta mật ý nói tên là tà kiến. Nếu biết như thật thì tức là chánh kiến, chẳng phải tà, chánh kiến qua hiện thật có. Nếu đối với tà kiến, chánh kiến mà biết mình chẳng sinh thủ trước thì đó gọi là vào Chánh kiến đạo. Này thiện nam tử ! Phiền não như da, thanh tịnh là tính. Do da phiền não đó đã che tuệ minh nên không sức. Vậy nên chẳng thấy căn bản thanh tịnh. Lại nữa, có phân biệt thì gọi là phiền não. Không phân biệt thì gọi là tính thanh tịnh. Này thiện nam tử ! Ví đại địa nương nước mà trụ, nước nương gió mà trụ, gió nương không mà trụ. Trong bốn giới đó thì không không chỗ nương. Ví hư không ấy chẳng hoại, chẳng động, không có sự gom chứa. Không gom chứa nên trụ ở tự tính chẳng sinh diệt tương ứng. Vậy nên ba cõi chẳng lâu, chẳng trụ, vô thường, biến dị, chẳng phải hư không giới. Như vậy uẩn, xứ, giới nương nghiệp phiền não mà trụ. Nghiệp phiền não nương chẳng phải như lý tác ý mà trụ. Chẳng phải như lý tác ý nương tự tính tâm thanh tịnh mà trụ. Tâm thanh tịnh đó chẳng bị sự nhiễm của khách trần phiền não. Sở hữu chẳng phải như lý tác ý, nghiệp phiền não, uẩn, xứ, giới.v.v... tất cả đều là nhân duyên hòa hợp nên có. Nhân duyên nếu khuyết thì chẳng sinh khởi. Tính thanh tịnh đó không có nhân duyên, cũng không hòa hợp, cũng chẳng sinh diệt như tính hư không. Chẳng phải như lý tác ý như gió, nghiệp phiền não như nước, uẩn xứ giới như đất. Do đó tất cả các pháp không có bền chắc, căn bản không trụ, bản lai thanh tịnh. Này thiện nam tử ! Đó gọi là Tự tính thanh tịnh pháp quang minh môn. Bồ tát, do chứng pháp môn này nên chẳng bị sự nhiễm ô của tất cả các phiền não cấu bẩn, cũng chẳng tư duy pháp thanh tịnh này. Do chẳng tư duy nên diệt tất cả duyên lự (nghĩ ngợi) dò tìm, chứng tính thanh tịnh. Do chứng thanh tịnh nên vượt khỏi ma cảnh. Đã vượt khỏi ma cảnh thì an trụ ở Phật cảnh. Đã an trụ ở Phật cảnh thì vượt khỏi hữu tình cảnh vào pháp giới chẳng động. Đã vào pháp giới chẳng động thanh tịnh thì vào cảnh giới bình đẳng không sai biệt, thì gọi là thu được trí Nhất thiết trí.
Khi nói pháp này, có vô lượng Bồ tát đối với tất cả cấu bẩn ràng rịt của nghiệp phiền não chướng đều được xa lìa, chứng Vô sinh nhẫn.
Lúc bấy giờ, Ưu bà tắc Thất Lợi Cúc Đa, ở trong đại chúng, liền đứng dậy, đầu mặt lễ dưới chân mà bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Hôm nay con theo đức Phật nghe pháp môn giải thoát thanh tịnh này, tiêu trừ ngay nghi hối. Sở dĩ vì sao ? Vì thuở xưa, con đã từng thiết lập hầm lửa sâu lớn và hòa độc vào đồ ăn, ở chỗ đức Như Lai dấy khởi ý tổn hại, nhưng Thế Tôn uy đức không gì tổn hại được mà vì con nói pháp. Con ít tin theo, lòng còn nghi hoặc, vẫn sinh hối hận, hôm nay ở trước đức Phật, lại được nghe Kinh điển thậm thâm này, lưới nghi đều tiêu tan, lòng không còn ưu hối, thu được ánh sáng pháp, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thưa đức Thế Tôn ! Con hôm nay gọi là ích lớn được lợi thù thắng.
Lúc bấy giờ, đức Phật khen ông trưởng giả Thất Lợi Cúc Đa rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Hôm nay ông nghe lời nói pháp của ta nên sinh niềm vui tịnh tín. Do nhân duyên đó, những đức Phật có ở trong Hiền Kiếp, ông đều được thừa sự, cung kính, cúng dường. Ở chỗ những đức Phật đó, rộng tu phạm hạnh, hộ trì Chánh pháp, qua bảy trăm vạn a tăng kỳ kiếp, ông sẽ được thành Phật hiệu là Ly Nhất Thiết Triền Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hành Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư Phật Thế Tôn.
Ưu bà tắc Thất Lợi Cúc Đa nghe đức Phật trao cho lời ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì vui mừng, nhảy nhót, được chưa từng có. Ông liền cỡi chuỗi ngọc vi diệu nghiêm sức trên thân, tung lên trên đức Phật mà nói lên rằng:
- Thưa đức Thế Tôn ! Nay trong nhà của con có bốn kho tàng lớn với vô lượng vàng báu tràn đầy trong ấy. Con dùng kho thứ nhất xả cho vợ con, tôi tớ và kẻ theo con làm việc. Kho lớn thứ hai xả cho tất cả những người bần cùng hạ tiện, cô độc, ăn xin. Kho lớn thứ ba xả cho tất cả bí sô vãng lai và tăng bốn phương. Kho lớn thứ tư phụng hiến đức Như Lai và những bậc Bí sô thượng thủ. Xin nguyện đức Thế Tôn khiến cho con mau chóng được Vô trụ tướng thí công đức thành tựu. Con nay muốn ở trong Tỳ nại da (Luận tạng) thiện thuyết của đức Như Lai, xuất gia, thọ giới, tu tập phạm hạnh.
Đến đây, đức Thế Tôn cho phép ông ấy xuất gia. Ưu bà tắc Thất Lợi Cúc Đa liền xuất gia thọ cụ túc giới.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Hư Không Tạng bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Đức Như Lai ở vô lượng a tăng kỳ kiếp đã tích tập pháp khó được thậm thâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, sau khi đức Phật diệt độ ai sẽ phụng trì ?
Trong chúng đó, có sáu mươi câu chỉ Đại Bồ tát liền đứng dậy chắp tay làm lễ đức Phật, khác miệng đồng âm, nói kệ rằng :
Sau Như Lai diệt độ
Chúng con đều có thể
Chẳng tiếc đến mạng thân
Hộ Chánh pháp Thế Tôn.
Bỏ tất cả danh lợi
Và lìa khỏi bà con
Chánh pháp này chẳng bỏ
Vì chứng trí Thế Tôn.
Hủy báng và mạ nhục
Lời chẳng thiện, thô ngôn
Do vì hộ chánh pháp
Như đây đều nhịn nhường.
Khinh tiện và đùa bỡn
Bài báng chẳng ngợi khen
Như thế này đều nhịn
Vì giữ gìn pháp Kinh.
Những Tỳ kheo mai hậu
Đến nhau câu lợi danh
Cùng ma kết bè đảng
Với pháp bị ngại ngăn.
Kẻ hủy giới, phá pháp
Gần gũi với tục nhân
Của cúng dường tham trước
Cầu chánh pháp chẳng chuyên.
Ưa tập theo ngoại đạo
Không biết, kiêu mạng mang
Thân mình tự khen ngợi
Não loạn kẻ lặng yên (tịch tịnh).
Xả bỏ A-lan-nhã
Thường ưa vô lợi ngôn (lời nói không lợi ích)
Ưa tập chú thuật ác
Chấp trước kiến bản thân.
Hoặc ưa biết tăng sự
Tạo lưu nạn cho tăng
Lìa bỏ khỏi thiền tụng
Đan xen việc thế gian
Thường cầu đến lợi dưỡng
Chẳng ưa Giới (cấm), đa văn
Tuy tu hành bố thí
Lòng mang tạp nhiễm luôn.
Kể đủ thứ ngã tướng
Chỉ nghĩ việc xin ăn
Ưa đến nhà áo trắng (nhà người đời)
Luận nói việc thế gian.
Ruộng đồng, những việc tục
Mậu dịch và bán buôn
Ưa làm việc như vậy
Tự xưng là Sa môn
Chấp cứng với các hữu
Mọi thứ kiến mang luôn
Nghe nói chân không pháp
Như thâm hiểm, kinh hoàng.
Chẳng tin có nghiệp quả
Nói báo đời sau không
Chỉ nói lời lừa dối
Phi pháp nói pháp chân.
Bí sô trong đời ác
Lực tự tại như vương (ma)
Ở đây thời mạt pháp
Con hay trì pháp chân.
Đối với các Kinh điển (tu đa la)
Chẳng cầu, chẳng đọc lên
Đều cho thấy mình nhất
Chấp dị ( khác), quấy (phi) hỗ tương.
Sở hữu thâm kinh điển
Cùng giải thoát tương ưng
Với chính pháp như vậy
Lòng chẳng ưa tuyên dương
Và ưa bàn thế tục
Khen hiếm có thế gian.
Như bọn người ác ấy
Chẳng lâu diệt pháp chân.
Kinh thậm thâm vi diệu
Đều khéo léo nghĩa văn
Ở thời ác thế đó
Đều bị diệt hoại tan.
Phi pháp vua vô đạo
Dân chạy trốn khắp cùng
Ở đời ác như vậy
Không sợ gì chẳng mang.
Chúng con đều có thể
Ở đời mạt như thế
Hộ lời nói Thế Tôn
Trì Chánh pháp Vô thượng.
Lòng Từ với hữu tình
Thiết bày phá chánh pháp
Cũng khởi bi mẫn tâm
Do trì Kinh này vậy.
Nếu thấy người trì giới
Khởi lên tham ái tâm
Con dùng lân mẫn niệm
Phương tiện khiến bỏ luôn.
Nếu thấy người lòng ác
Báng hủy pháp chánh chơn
Vì họ, từ bi khởi
Khiến thấy con, vui mừng.
Tùy sức hộ người đó
Lời thô ác chẳng thêm
Cũng chẳng cho họ nói
Người đó tự ở yên.
Lại dùng hạnh bốn nhiếp(Tứ nhiếp pháp)
Giúp người đó thuần thành
Lại khiến sanh cảnh giác
Tỉnh ngộ lỗi dối gian.
Con bỏ nơi náo loạn
A lan nhã trụ yên
Chẳng gần gũi việc tục
Tự tại như nai rừng.
Thiểu cầu và tri túc
Bốn Thánh chủng tu hành
Trụ Đầu đà và Giới (cấm)
Đầy trí tuệ đủ thiền
Con tu không gián đoạn
Điều, tịnh, giải thoát luôn
Nếu vào đến tụ lạc
Thì diệu pháp tuyên dương
Nếu có người cầu pháp
Khiến họ trụ không nhàn
Tự tu trì tịch mặc
Với pháp lạc thường an.
Nếu có người hiện tại
Làm những việc lỗi lầm
Con vì lợi sinh chúng
Phải tự quán thân hành.
Trụ pháp thường tịch tịnh
Với kính cùng chẳng kính
Như Tu di trụ yên
Chẳng nhiễm pháp thế gian.
Con làm thầy dẫn đạo
Bí sô hủy giới răn
Đến gia thêm lời ác
Xem đó, thọ nghiệp mình.
Cũng chẳng khởi lòng báo (đáp lại)
Tưởng hại đến người không
Thường trụ ở chánh pháp
Đây chẳng phải nên làm ?
“Sa môn là ta đó
Kia không hạnh Sa môn”
Nghe con Chánh giáo hối
Thì bài báng điển Kinh.
Hoặc cắt bỏ tai, mũi
Với con cũng chẳng nhìn
Nếu nghe cảnh giác thật
Thi chê pháp chánh chơn.
Những Bí sô mai hậu
Thọ trì pháp chánh chơn
Vì việc ấy gây họa
Chẳng cho nghe pháp chơn.
Với vua lời ly gián
Phá hoại đại chúng tăng
Chúng con thừa Phật lực
Đều khiến nghe pháp chơn.
Đang khi đời ác đó
Thà xả bỏ mạng thân
Vì giữ gìn chánh pháp
Làm lợi ích chúng sinh
Ý lạc người, trước biết
Sau mới chung ngữ ngôn
Đương lai lúc đại bố (sợ)
Thì trụ hạnh thật chân.
Con hỏi Thế gian nhãn (hỏi Phật)
Pháp Vương Quang Minh Tôn:
Kinh điển này giữ gìn
Thì được bao nhiêu phước ?
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Bồ tát Đại Hư Không Tạng và các Đại Bồ tát rằng :
- Này thiện nam tử ! Ví như một thế giới của phương Đông tách ra làm mười ba ngàn đại thiên thế giới. Như vậy phương Nam, Tây, Bắc, bốn phương bàn, phương trên, phương dưới mỗi mỗi đều tách làm mười ba ngàn đại thiên thế giới. Nghiền nát hết số thế giới thành bụi, lại dùng một hạt bụi làm một thế giới. Nếu lại có người ở phương Đông đi qua thế giới vi trần ấy xuống đến một hạt bụi. Lại nữa, họ lại đi về phía Đông qua thế giới bụi ấy lại xuống một hạt bụi. Như vậy đắp đổi đến hết số bụi ấy. Cõi thế giới Phật ở Đông phương không có bờ cõi, Nam phương, Tây phương, Bắc phương, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Ý ông thế nào ? Như vậy việc hạ xuống vi trần của mười phương thế giới, số ấy có biết chăng ?
- Thưa đức Thế Tôn ! Chẳng biết vậy ! Thế giới vi trần như vậy chỉ có đức Như Lai dùng trí vô ngại mới xét rõ được thôi ! Chẳng phải ai khác có thể biết được.
Đức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Những thế giới đó, hoặc vi trần hạ xuống và chỗ chẳng hạ xuống, hết những thế giới dùng làm tường vách vây quanh đại thành, lên đến trời Hữu Đảnh, xuống cùng mép nước. Trong thành này đặt hạt cải sạch đầy ắp. Dùng một hạt cải làm một thế giới Phật. Này thiện nam tử ! Ý ông thế nào ? Những thế giới hạt cải đó chắc là nhiều lắm chăng ?
- Thưa đức Thế Tôn ! Rất nhiều !
Đức Phật dạy rằng :
- Này thiện nam tử ! Như vậy hạt cải và các thế giới, ta biết số ấy, biết trăm lần, biết ngàn lần số ấy... cho đến biết Khẩn-ca-la-nhỉ, vị-la-a-súc-bà.v.v.. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ đề mà dùng bảy báu chứa đầy trong số thế giới ấy thí cho Bồ tát và chư Phật nhiều như số hạt cải ấy và trụ ở pháp công đức cung kính cúng dường. Nhưng nếu lại có người nghe kinh điển vi diệu thậm thâm này mà có thể tịnh tín nhẫn nhịn thì sự được phước đức này thắng hơn phước đức trước. Nếu lại có người hành Vô-già-thí ví như số hạt cải trên ấy. Hoặc lại có người được nghe Kinh này mà đối với những loài hữu tình sinh lòng vô ngại, trụ ở điều nhu nhẫn, buộc niệm nghĩ suy chừng trong khoảnh khắc bảy bước đi thì sự được phước đức này thắng hơn phước đức trước. Lại có người tu các phước nghiệp đã thành tựu được thiên chúa, Đế thích, Đại Phạm thiên vương, Chuyển Luân Thánh Vương nhiều như số hạt cải ấy. Hoặc lại có người thọ trì Kinh này, có thể biết vô thường, khổ, không, vô ngã, Niết bàn tịch tịnh. Biết như vậy rồi, đối với những loài hữu tình sinh ra đại bi, vì chẳng đoạn tuyệt giống Tam Bảo nên phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Như vậy phước đức này thắng hơn phước đức trước.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Hư Không Tạng bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Nguyện xin đức Như Lai gia trì kinh này để sau này, thời mạt pháp, ở Thiệm Bộ Châu được lưu bố.
Khi đó, đức Phật bảo Bồ tát Hư Không Tạng rằng :
- Này thiện nam tử ! Ta đem pháp này giao phó cho Tứ thiên vương. Sở dĩ vì sao ? Vì bốn vua này hộ trì thế giới nên khiến cho pháp này trụ ở thế gian lâu dài và được lưu bố rộng rãi. Ta nay lại dùng chân ngôn vi diệu gia trì bốn vị đại thiên vương.
Đức Phật liền nói chân ngôn rằng :
Đát nhĩ dã (2 lần) Tha độ độ lị tha đia lị trì phọc (2 lần) Nặc bí để đặc phọc (2 lần) Nặc lăng ca (dẫn) lị a (dẫn) Mạt đát nhỉ xả mê xả ma bát để phiến để mục khê nhỉ nga la (2 lần) Hạ bác khất xoa (2 lần) Sỉ a nô na la phiêu na ma vĩ nga ma tam ma bát địa bá tha thâu địa bát tha nô nga ma bát tha thâu địa bát la (2 lần) Chỉ nương (2 lần) Mục khê a lý dã (2 lần) Câu lị - Bộ đa lạc - Khất lệ (2 lần) A nhỉ nê lệ già minh nê lệ già đa (dẫn) Ma lệ già đa đát bá lệ già một đà bá na đạt ma nô tán địa a lý dã (2 lần) Ngã nả nộ nga ma a na lý dã (2 lần) Nhỉ già sỉ nhỉ lô sắt tra (2 lần) Bát la (2 lần) Ta na ninh y thấp phọc (2 lần) La bá na lỗ ca thất chỉ (2 lần) Đát lị (2 lần) Ngật lý (2 lần) Đa a nô la ngật sa (2 lần) Diễn đô y hàm (dẫn) Đạt ma tán địa ni bà nặc đô nhỉ lỗ ngật đề (2 lần) Nát nê thế (dẫn) Bát la (2 lần) Để lộ khất lệ (2 lần) Đổ đạt ma đà lý ni.
Lúc bấy giờ, Tứ đại thiên vương do sự gia trì của chân ngôn này nên lòng mang run sợ, thân nổi da gà liền đến chỗ đức Phật, đầu mặt lễ dưới chân, bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Bốn vua chúng con hộ trì Kinh này sẽ khiến cho Kinh ở đời vị lai trụ thế lâu dài. Chúng con có thể nhiếp trì chỗ lưu hành Kinh điển này như vậy. Có những thần, trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la... chẳng ưa pháp thì khiến cho chúng không thể gây chướng ngại. Nếu có thiện thần ưa pháp thì liền sẽ khiến cho họ lòng được tịch tịnh. Nếu có pháp sư ở hội nói pháp quên mất câu văn thì có thể khiến nhớ lại giữ gìn, thu được biện tài, thêm lớn tuệ giải.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo bốn vua trời rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Bốn vua các ông đều là con ta, từ pháp hóa sinh. Do ta khuyên các ông thủ hộ hánh pháp nên nhân duyên công đức được làm vua trời, sẽ vượt khỏi thế gian, mau chứng viên tịch.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Này thiện nam tử ! Ta nay cũng dùng Chân ngôn gia trì Đế Thích khiến hộ Kinh này trụ thế lâu dài.
Đức Thế Tôn nói Chân ngôn rằng :
- Đát nhĩ dã (2 lần) Tha thâu đệ thâu bà mạt để thâu bà vĩ dữu (2 lần) Hệ na nại lị na lý nhỉ đỗ lý nhỉ nạp mê xả mê khiêu ba xả mê khuất phệ minh khu lê a tô mục khê đà la ni a la nhỉ luân thâu lô (2 hiệp) Lệ bà mãnh đê a bệ nê bệ na tán địa tam mê tam ma phọc để tam ma la thấp di (2 hiệp) A thế hô hô hề hề khu lô khu lị a na để yết la (2 hiệp) Minh nhỉ phọc lạc khất đệ (2 hiệp) Ma mảnh đê ma ha phọc bà ta bát la (2 hiệp) Bệ a bế xa đổ xả yết lô nê phọc nẵng mẫn nại la (2 hiệp) Na nại xá đa na dạ na phọc ma la củ tra đạt ma ý xá phọc (2 hiệp) Lỗ mạt lỗ nại bà (2 hiệp) Phọc na nhĩ phọc tủ ta phọc (2 hiệp dẫn) Ha (dẫn).
Lúc bấy giờ, trời Đế Thích nghe chân ngôn này rồi vui mừng nhảy nhót, cung điện sở trụ đều chấn động, liền cùng với hàng trăm ngàn quyến thuộc, đi đến chỗ đức Phật, đầu mặt lễ dưới chân, bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Chư thiên chúng con ủng hộ kinh này. Ở Thiệm Bộ Châu, chúng con tuyên nói rộng rãi, lưu truyền khắp nơi khiến cho mọi người được tu hành. Nếu có pháp sư thọ trì Kinh này thì chúng con toàn thể quyến thuộc đều chung ủng hộ, khiến cho họ không có não loạn, khiến cho được hoan hỷ, phát sinh niềm tin ưa thanh tịnh. Người thọ trì Kinh ấy đều được thành tựu. Vì trang nghiêm pháp nên nếu ở thành vua, tụ lạc, thôn xóm có chỗ nói pháp thì con sẽ suất các quyến thuộc chung nhau đi đến chỗ pháp sư đó làm hộ vệ. Nếu có kẻ khinh miệt, giận mắng chữi pháp sư thì khiến cho họ phát tâm thanh tịnh. Nếu có các ma tạo tác những chướng nạn thì con sẽ ủng hộ pháp sư khiến cho ma thối lui tan tác, chẳng được tiện nghi.
Bấy giờ, đức Phật khen trời Đế Thích rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này Kiều Thi Ca ! Ông sẽ thu được thiện diệu tự tại, trụ pháp tự tại ! Ở tất cả chỗ Phật hộ trì chánh pháp, ông có thể rống tiếng sư tử. Vì sao vậy ? Này Kiều Thi Ca ! Vì ông có thể thọ trì chánh pháp của một đức Phật tức là đối với việc giảng nói chánh pháp của chư Phật ba đời ông đều có thể thủ hộ.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Này thiện nam tử ! Ta vì vua trời Đại Phạm chúa của thế giới Ta Ha nói câu chân ngôn uy đức. Do câu chân ngôn này nên vua trời Đại Phạm hộ trì Kinh này.
Đức Phật liền nói Chân ngôn rằng :
Đát nhĩ dã (2 hiệp) Tha mỗi đát lý (2 hiệp) Thâu bà mỗi đát lý (2 hiệp) Đạt ma mỗi đát lý (2 hiệp) Mỗi đát lý (2 hiệp) Dã nộ ta hử đề tam ma mỗi đát lý (2 hiệp) San địa mỗi đát lý (2 hiệp) A nổ nga ma mỗi đát lý (2 hiệp) A nộ la ngật xoa (2 hiệp) Mỗi đát lý (2 hiệp) A nổ độ la mỗi đát lý (2 hiệp) Tát đinh na (2 hiệp) Mỗi đát lý (2 hiệp) Đạt ma mỗi đát lý (2 hiệp) A nổ bệ la (2 hiệp) Ha mỗi đát lý (2 hiệp) A vĩ bát la (2 hiệp) Để ta la mỗi đát lý (2 hiệp) Ốt lô ca na mỗi đát lý (2 hiệp) Vĩ lô ca na mỗi đát lý (2 hiệp) Mẫu nỗ nga ma mỗi đát lý (2 hiệp) Một đà địa sắt tra (2 hiệp) Na mỗi đát lý (2 hiệp) A nỗ la khất xoa (2 hiệp) Mỗi tát lý (2 hiệp) Đạt ma bát la (2 hiệp) Để lạc khất xoa (2 hiệp) Nả mỗi đát lý (2 hiệp) Mẫu khất xoa (2 hiệp) Mỗi đát lý (2 hiệp) A na nô lý lô đà vĩ lô đà mỗi đát lý (2 hiệp) A đa mâu mỗi đát lý (2 hiệp) Một la (2 hiệp) Hạ ma (2 hiệp) Bá tha mỗi đát lý (2 hiệp) Na lăng ca la mỗi đát lý (2 hiệp) Đát tả nổ san địa ca lô na mỗi đát lý (2 hiệp) Đát tả nô san địa ca lô na mô nhỉ đa mỗi đát lý (2 hiệp) Đát tả nô san địa dữu (2 hiệp) Bế ngật xoa (2 hiệp) Mỗi đát lý (2 hiệp) Một la (2 hiệp) Hạ ma (2 hiệp) Bát địa nỗ nga ma na mỗi đát lý (2 hiệp) Chất đô nhỉ vĩ lý dã (2 hiệp) Mỗi đát lý (2 hiệp) A nô ta la nả mỗi đát lý (2 hiệp) Nhỉ ta để (2 hiệp) La nả mỗi đát lý (2 hiệp) Tát phọc đát la (2 hiệp) Nả nga ma la mỗi đát lý (2 hiệp) A bế xa mạt la (2 hiệp) Hàm môn (2 hiệp) Ôn tất lỵ (2 hiệp) Nặc na tố đại vĩ mật dũ để sắt tra (2 hiệp) Ta phọc (2 hiệp) Bà phọc (2 hiệp) Tam ma đề nhỉ sắt yết la (2 hiệp) Ma ma ha vĩ ma nan (dẫn) vĩ dã (2 hiệp) Phọc lỗ ca gia nhiễm mạc nhỉ vĩ băng cú lô thấp phọc (2 hiệp) Đạt ma lạc ngật xoa (2 hiệp) Ma để yết la (2 hiệp) Di một đà địa sắt tra (2 hiệp) Nam.
Lúc bấy giờ, vua trời Đại Phạm, chúa thế giới Ta Ha ở tại Phạm thế, do chân ngôn từ tâm gia trì và sức uy thần của đức Phật nên thiên nhĩ nghe rồi, liền cùng với sáu mươi sáu vạn phạm chúng đi đến chỗ đức Phật, đầu mặt lễ dưới chân, lùi về ngồi một bên, bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Chúng con nhờ gia trì đại từ đại bi của đức Phật khiến cho chúng con hộ trì Kinh này. Nếu đời đương lai có các pháp sư đối với Kinh điển bí mật thậm thâm này mà thọ trì, đọc tụng, cho đến chép thành sách phụng trì cúng dường, hoặc pháp sư đó ở tại chốn a lan nhã, hoặc ở ngã tư đường, thôn ấp, tụ lạc, thành vua, xứ sở mà tuyên nói Kinh như vậy thì chúng con sẽ cùng chung ủng hộ nhiếp thọ, gia thêm khí lực cho vị ấy, khiến cho ông được tinh cần, niệm tuệ, biện tài đều tăng trưởng. Người chẳng tin khiến cho tin, kẻ đã tịnh tín thì khiến cho trụ ở Chánh hạnh. Thưa đức Thế Tôn ! Chúng con nay pháp nhãn chân chánh của đức Như Lai đã nói đều cùng chung phụng trì khiến cho lưu bố rộng rãi.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo vua Đại Phạm rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này Phạm vương ! Hôm nay Như Lai tùy hỉ việc các ông thủ hộ chánh pháp ! Này Phạm vương ! Chẳng bao lâu ông sẽ ngồi ở đạo tràng, chuyển bánh xe chánh pháp như ta chuyển hôm nay ! Như hôm nay ông ủng hộ Kinh ấy thì các Phạm thiên khác ở đời đương lai sẽ ủng hộ chánh pháp cũng lại như vậy.
Bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Đại Bồ tát Từ Thị rằng :
- Này Từ Thị ! Ta nay đem pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề hiếm có đã tích tập trong vô lượng a tăng kỳ câu chỉ kiếp này phú chúc cho ông. Cho đến muốn cho ông thọ trì, đọc tụng, vì người khác giảng nói rộng rãi để báo đáp ơn Phật, cũng thỏa mãn mình đã mong nguyện cầu, khiến cho các loài hữu tình thêm lớn căn lành, khiến cho các Bồ tát hộ pháp quang minh, tiêu diệt tất cả những ma ngoại đạo, hộ trì chánh pháp chẳng đoạn tuyệt giống Tam Bảo.
Bồ tát Từ Thị bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Con nay sẽ đối với đức Như Lai còn tại thế và sau khi Niết bàn, luôn luôn hộ trì pháp tạng. Vì sao vậy ? Vì con cũng đã từng hộ chánh pháp ấy trong quá khứ. Thưa đức Thế Tôn ! Con tuy ở tại trời Đổ Sử Đa nhưng đối với loại Kinh đó thêm bội phần hộ trì khiến cho trụ thế lâu dài. Thưa đức Thế Tôn ! Nếu đời vị lai có chúng sinh đối với những Kinh như vậy mà nghe rồi thọ trì, đọc tụng, chép thành sách, theo đúng như pháp tu hành, vì người khác giảng nói rộng rãi thì phải biết là do uy lực của con gia trì. Thưa đức Thế Tôn ! Vào lúc đó, nếu có ma, ma dân cùng kết bè đảng thì chẳng thể gây chướng ngại khó khăn cho chút thiện căn thành tựu của con nhỏ bằng một sợi lông được tách ra làm trăm phần, ngàn phần, ca-la phần, cho đến ưu-ba-ni-sa-đà phận. Nếu trong ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả loài hữu tình đều ma hoặc quyến thuộc của ma mà ở chỗ con thành tựu một phần lực phước trí thiện căn còn chẳng thể sinh ra chướng nạn được. Huống gì là đối với pháp Vô thượng Bồ đề đức Như Lai đã tích tập trong vô lượng a tăng kỳ câu chỉ kiếp mà có thể gây ra chướng nạn được sao ?
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Bồ tát Từ Thị rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Có bốn thứ pháp làm hạnh Bồ tát. Những gì là bốn ? Đó là, Phá ma phiền não, hoại các ngoại đạo, thành thục hữu tình, hộ trì chánh pháp. Này thiện nam tử ! Bốn thứ như vậy chính là hạnh Bồ tát mà bốn thứ này do một hạnh tóm thâu. Cái gì là một ? Đó là hộ trì chánh pháp.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo tôn giả Đại Ca Diếp Ba, Cụ thọ A Nan Đà rằng :
- Ta đem Kinh này phó chúc cho các ông ! Các ông phải thọ trì Kinh này, vì người khác giảng nói rộng rãi !
Ngài Đại Ca Diếp bach rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Con sẽ tùy theo sức, đối với pháp Vô thượng Bồ đề của đức Như Lai mà gia thêm siêng năng thủ hộ, vì người khác tuyên nói.
Ngài A Nan Đà bạch rằng :
- Thưa vâng ! Thưa đức Thế Tôn ! Con đã thọ trì pháp yếu như vậy, vào đời đương lai, do uy lực của đức Phật, con sẽ tuyên dương lưu bố rộng rãi khiến cho pháp chẳng đoạn tuyệt.
Bấy giờ, Đại Bồ tát Phước Trang Nghiêm đứng dậy, vòng tay chắp tay, bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Kinh như vậy, đức Như Lai đã nói thậm thâm hy hữu, đoạn trừ các nghi võng, liễu nghĩa tối thắng, khó thấy khó giác ngộ; chính là tánh tướng đệ nhất nghĩa nên dùng giới, niệm, định, tuệ mà làm trang nghiêm, hiển nói giải thoát tịch tịnh vô nhiễm, chính là cảnh giới hiểu biết của những người trí, được sự ngợi khen của tất cả các đức Phật; cũng chính là vua của tất cả các Kinh đã in dấu ấn Đà la ni khiến cho người thọ trì được biện tài vô ngại, thêm lớn niệm tuệ, kiên cố chẳng thoái, tiêu diệt ma oán địch, chẳng bị sự phá hoại của tông phái khác, có thể tiêu diệt giới răn ác, thêm lớn hạnh Đầu Đà, không tham công đức. Kinh này lại chính là Chánh trụ đại xả công đức sinh ra vô lượng pháp trí của các đức Phật. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân có thể đối với Kinh này mà thọ trì, đọc tụng, buộc niệm nghĩ suy, vì người khác giảng nói rộng rãi, chép thành Kinh quyển cúng dường, thẩm đế quan sát, đúng như lý tác khởi ý, chánh hạnh tương ứng... thì được bao nhiêu phước ?
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn liền dùng kệ bảo Đại Bồ tát Phước Trang Nghiêm rằng :
Ta dùng Phật nhãn thấy mười phương
Những đất nước vô biên rộng lớn
Tràn đầy bảy báu ở bên trong
Đem hết bố thí cho Bồ tát,
Kinh này nếu người nhận giữ gìn (thọ trì)
Như Phật đã nói, không sở đắc
Mà tập tụng vì người tuyên dương
Như vậy công đức vượt kẻ trước.
Mọi thứ hương, hoa cùng tràng phan
Y phục, táng cái, lụa ngũ sắc
Chứa trong thế giới đó đầy tràn
Đem cúng dường chư Phật, Bồ tát,
Sau này đời mạt pháp tiêu tan
Nếu có người thọ trì Kinh ấy
Như nói tu hành chẳng buông lung
Thì được phước tụ vượt người trước.
Những biển lớn thế giới mười phương
Đều đựng đầy đủ thứ dầu cả
Bấc đèn cao như Tu Di sơn
Thắp đèn cúng dường Bảo tháp Phật,
Nếu có người khi pháp đó tan
Bóng tối che trùm, thế gian tận
Mà đuốc pháp này có thể nhen
Thì được công đức hơn người trước.
Nếu với vô lượng thầy dẫn đường
Phụng sự trải qua ức ngàn kiếp
Dùng đồ vừa ý trời cúng dường
Siêng cầu tối thắng Bồ đề Phật,
Vì báo Như Lai thâm trọng ân
Hộ trì Tam Bảo khiến trụ mãi
Đặt hữu tình Phật pháp trụ an
Phước trì Kinh này nhiều hơn đó.
Dùng Phật nhãn xem các hữu tình
Đạt địa vị Phạm vương, Đế thích
Kinh điển này nếu hay giữ gìn
Được phước lớn hơn phước trên đó.
Khiến hữu tình được La hán quả
Hay thành tựu Duyên giác, Thanh văn
Nếu có thể phát Bồ đề tâm
Thọ trì Kinh này phước hơn đó.
Giả sử phước Kinh là sắc cả
Chẳng thể thọ, hết cõi hư không
Trừ Nhất thiết trí Thế Tôn Phật
Nói thắng phước này chẳng thể thông
Hoặc ở câu chỉ ngàn ức kiếp
Kinh Như Lai nói này giữ gìn
Sinh ra công đức chẳng thể lượng
Như mười phương không có bờ biên.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Phước Trang Nghiêm nghe từ đức Phật là sự hộ trì Kinh này đã được công đức chẳng thể hạn lường nên phát sinh vui mừng, nhảy nhót không lường mà bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Vào thời mạt thế sau này, các loài hữu tình, nếu có người chẳng thể trì Kinh này thì phải biết là người đó bị rơi vào ma giới. Thưa đức Thế Tôn ! Con xem sự hộ trì chánh pháp khác thu được căn lành giống như hạt cải (nhỏ) mà nếu có người có thể hộ trì Kinh pháp này thì được công đức như hư không mười phương, không có cùng tận, chẳng thể ví dụ. Thưa đức Thế Tôn ! Nay con mặc giáp trụ dũng mãnh, thà bỏ thân mạng để hộ trì Kinh đó, chẳng vì tiếc lận mong lợi cho bản thân mà chỉ cầu cho tất cả hữu tình an lạc.
Khi nói pháp này, do lực phước đức của Bồ tát Đại Hư Không Tạng nên có vô lượng hằng sa cõi Phật ở mười phương vì Bồ tát Đại Hư Không Tạng và vô lượng đức Phật, các chúng Bồ tát mà từ ở hư không mưa xuống đủ thứ hoa để cúng dường. Ở trong hư không có âm thanh nói lên rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Bồ tát Mahatát Đại Hư Không Tạng mới có thể làm được Phật sự rộng lớn này. Cho đến đối với Đại Tập Pháp Yếu Thù Thắng Trang Nghiêm này cũng có thể nhiếp thọ loài hữu tình đời vị lai trang nghiêm chánh pháp, khiến cho họ chẳng mất tâm Bồ đề, ở trong Kinh này thọ trì, đọc tụng, ghi chép, giải nói.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn vì muốn chúc lụy Kinh điển này nên dùng thần thông lực, tức thời ở trong thân phóng ra ánh sáng lớn soi khắp cùng mười phương, vô lượng cõi Phật đều chấn động. Có vô lượng a tăng kỳ hữu tình phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vô lượng hữu tình được Vô sanh pháp nhẫn. Lại có vô lượng hữu tình tâm được giải thoát. Lại có vô lượng hữu tình được pháp nhãn tịnh. Lại có vô lượng hữu tình lìa khỏi các tham nhiễm. Lại có vô lượng hữu tình được thắng nhân phước đức ở người trời, sẽ được thấy Phật. Tất cả đại chúng đều phát sinh tùy hỷ. Đức Phật nói Kinh này rồi thì đại Bồ tát Đại Hư Không Tạng, cụ thọ Đại Ca Diếp Ba, cụ thọ A Nan Đà, Đại Phạm Thiên vương chúa thế giới Ta Ha, Thích Đề Hoàn Nhơn, Tứ Đại Thiên vương, các chúng Bí sô và Đại Bồ tát trời, người, a tu la, càn thát bà.v.v... tất cả chúng hội nghe lời Phật dạy đều vui mừng tín thọ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.148.105.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.