Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ, trong chúng có vị Bồ tát tên là Thường Hy Kỳ đứng dậy bạch đức Thưa đức Thế Tôn ! rằng :
- Con chưa biết tiếng này từ đâu phát ra ?
Đức Phật nói rằng :
- Này thiện nam tử ! Ông phải hỏi Bồ tát Đại Hư Không Tạng đó. Ông ấy sẽ vì ông nói cho !
Bấy giờ, Bồ tát Thường Hy Kỳ liền bạch Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng:
- Thưa Đại sĩ ! Tôi nay chẳng biết, như những âm thanh pháp này từ đâu mà phát ra ? Nguyện xin ngài vì tôi nói cho !
Bồ tát Đại Hư Không Tạng nói rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Ý ngài thế nào ? Tiếng vang trong hang kia từ đâu mà có ?
Bồ tát Thường Hy Kỳ đáp rằng :
- Nhân sự hiển xuất của âm thanh khác !
Bồ tát Đại Hư Không Tạng nói rằng :
- Này thiện nam tử ! Tiếng vang trong hang đó là thân đó sao ? Là tâm đó sao ? Là sắc đó sao ? Là tiếng đó sao ? Có thể có thật chăng ? Chẳng thật, thưa Đại sĩ ! Tiếng vang không tự thể nhân âm thanh mà hiển pháp, há có thật sao ?
- Thưa thiện nam tử ! Tiếng vang đã chẳng thật, nhân âm thanh mà có. Như vậy việc phát ra âm thanh pháp của hư không cũng lại như vậy. Từ sự hiển xuất của trí chẳng nghĩ bàn, do lòng nhiếp trì tự hư không mà phát ra nên có lưu chuyển. Chẳng phải tức là lưu chuyển có thể hiển xuất âm thanh ấy. Thưa thiện nam tử ! Ngài quan sát nhân duyên hòa hợp đã tạo tác lý thậm thâm, y nhân cảm ứng quả, cũng không tính nhân quả, chẳng lưu chuyển mà hai pháp này không tự tính nên không tác giả. Nếu biết nhân duyên chẳng thể cảm ứng quả thì rõ các pháp vốn không hòa hợp. Sở dĩ vì sao ? Vì như đức Thế Tôn nói, nếu biết tạp nhiễm thì tức là thanh tịnh, chẳng đoạn tạp nhiễm cũng tự thanh tịnh. Vì sao vậy ? Vì tự tính phiền não vốn thanh tịnh vậy. Như hai pháp này gọi là thi thiết cú. Đó là tạp nhiễm và cả thanh tịnh đều nương theo sự kiến lập của “thắng nghĩa tế”. Trong thắng nghĩa tế thì tập nhiễm và thanh tịnh đều chẳng thể được. Thắng nghĩa tế thì gọi là vô tế. Vô tế đó gọi là thật tế. Thật tế này tức là không tế. Không tế này tức là ngã tế. Ngã tế này tức là nhất thiết pháp tế. Nếu tế môn sở hữu của nhất thiết tế, không tế, tịch tịnh tế, cực tịch tịnh tế thì đối với tất cả các pháp không có cái thủ trước, thu hoạch trí vô ngại.
Bấy giờ, ngài Xá Lợi Tử hỏi Bồ tát Thường Hy Kỳ rằng:
- Thưa thiện nam tử ! Ngài vì sao tên là Thường Hy Kỳ?
Đáp rằng :
- Thưa đại đức Xá Lợi Phất ! Tôi đối với tất cả pháp thường siêng tinh tấn phát sinh tâm hiếm lạ (hy kỳ) ưa muốn đủ đầy mà chẳng thể hiểu rõ. Tôi lại đối với tất cả hạnh Bồ tát phát sinh lòng hiếm lạ, sẽ nguyện trí vào đến tâm hạnh của tất cả loài hữu tình mà chẳng thể lý giải, nguyện đối với tất cả ma nghiệp phiền não khiến cho chúng chẳng được tiện nghi mà chẳng thể lý giải. Vậy nên đối với pháp thường phát tâm hiếm lạ (hy kỳ). Do nhân duyên đó nên được tên là Thường Hy Kỳ.
Lúc bấy giờ, trưởng lão Xá Lợi Tử bạch đức Phật rằng :
- Rất lạ, thưa đức Thế Tôn ! Chánh sĩ này biện tài như vậy sáng tỏ tất cả pháp của chư Phật, không có gì nhiễm trước, pháp đã nói ra cũng chẳng thủ trước.
Bấy giờ, trong hội có vị Bồ tát tên là Bảo Cát Tường bạch Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Nguyện xin ngài vì tôi nói về Tam ma địa, tôi sẽ đúng như lời nói mà tu hành theo.
Bồ tát Đại Hư Không Tạng bảo Bồ tát Bảo Cát Tường rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Có Tam ma địa tên là Bồ tát Thanh Tịnh Ý Lạc, có thể trừ đạo chướng, đi đến Bồ đề. Có Tam ma địa tên là Nhất Thiết Hữu Tình Vô Ngại Quang Minh, gọi là cùng với hữu tình tạo tác chiếu sáng. Có Tam ma địa tên là Hộ tự Tha, siêu việt tất cả não hại khác. Có Tam ma địa tên là Vô Cấu, có thể khiến cho thu hoach được lòng thanh tịnh. Có Tam ma địa tên là Biến Chiếu, gọi là có thể tăng trưởng các thiện pháp. Có Tam ma địa tên là Đoan nghiêm, gọi là có thể thu hoạch được tính lắng sạch (trừng tịnh). Có Tam ma địa tên là Cao Quảng, gọi là có thể thu hoạch được không thấy đảnh. Có Tam ma địa tên là Viễn ly, gọi là có thể điều phục các phiền não. Có Tam ma địa tên là Hồi Toàn, có thể xoay trở lại bên phải vào chơn đạo. Có Tam ma địa tên là Thoái Chuyển, có thể chuyển các kiến của ngoại đạo, tà nhân (nguyên nhân). Có Tam ma địa tên là Tác Lạc, đi dạo các vườn pháp thọ khoái lạc. Có Tam ma địa tên là Cứu Cánh, gieo trồng hạnh thanh tịnh đi đến địa vị sau. Có Tam ma địa tên là Uy Đức, được tâm tự tại, không yếu hèn. Có Tam ma địa tên là Nhập Bình Đẳng, đối với các hữu tình lòng bình đẳng. Có Tam ma địa tên là Tri Tác Nghiệp, có thể tùy theo việc làm biết được nghiệp quả. Có Tam ma địa tên là Sư Tử Tràng, có thể lìa khỏi sợ hãi, thân nổi da gà. Có Tam ma địa tên là Tâm Dũng Kiên, có thể tiêu diệt tất cả ma phiền não. Có Tam ma địa tên là Phân Đà Lợi, ở các thế gian được vô nhiễm. Có Tam ma địa tên là Bát độ ma, gọi là có thể thu hoạch được tâm trang nghiêm. Có Tam ma địa tên là Quang Trang Nghiêm, có thể soi sáng tất cả các cõi Phật. Có Tam ma địa tên là Thiện Tác Nghiệp, là có thể mãi mãi hại lòng yêu ghét. Có Tam ma địa tên là Tràng Trang Nghiêm, là có thể soi sáng pháp của chư Phật. Có Tam ma địa tên là Hữu Vi Cự, có thể soi sáng tất cả các tập khí. Có Tam ma địa tên là Nhật Đăng, có thể lìa khỏi tất cả các hắc ám. Có tam ma địa tên là Nhật Toàn, có thể quan sát tâm của tất cả hữu tình. Có Tam ma địa tên là Công Đức Tạng, các pháp công đức chuyển thuận theo. Có Tam ma địa tên là Na La Diên, có thể hàng phục tất cả luận nạn khác. Có Tam ma địa tên là Kiên Cố, có thể được thân Kim Cương bất hoại. Có Tam ma địa tên là Cụ Kiên, có thể vượt tất cả tuệ của thế gian. Có Tam ma địa tên là Mạn Trà La, có thể được các thần thông chẳng thoái. Có Tam ma địa tên là Kim Cương Trường, là có thể đi đến chỗ Bồ đề tràng. Có Tam ma địa tên là Kim Cương Dụ, giỏi có thể xuyên thủng các lậu pháp. Có Tam ma địa tên là Cụ Hạnh, có thể biết các tâm hạnh của hữu tình. Có Tam ma địa tên là Trị Địa có thể khiến xa lìa lỗi ái dục. Có Tam ma địa tên là Tồi Hoại, có thể tiêu diệt phá hoại bốn ma oán. Có Tam ma địa tên là Nhật Quán Thân, có quan sát tướng của tất cả sắc thân. Có Tam ma địa tên là Bất Tuần, có thể khiến cho chuyên chú tính một cảnh. Có Tam ma địa tên là Nhập Hư không, có thể tịnh tất cả tâm tinh tấn. Có Tam ma địa tên là Vô Tránh, có thể vượt tất cả cảnh sở duyên. Có Tam ma địa tên là Vô Cấu Luân, có thể chuyển bánh xe diệu pháp thanh tịnh. Có Tam ma địa tên là Điển quang, có thể quan sát tâm từng sát na hoại. Có Tam ma địa tên là Thiện Tác Thắng Duyên, có thể chóng viên mãn các thiện pháp. Có Tam ma địa tên là Năng Tịnh, có thể đoạn tất cả bất thiện pháp. Có Tam ma địa tên là Thân Trang Nghiêm, có thể đầy tướng đại nhân với vẻ đẹp đi theo. Có Tam ma địa tên là Ngữ Trang Nghiêm, Phạm âm nói pháp khiến mọi người vui mừng. Có Tam ma địa tên là Tâm Trang Nghiêm, khiến cho các thiện pháp chẳng hoại mất. Có Tam ma địa tên là Vô Úy, có thể được kiên cố, chẳng thoái chuyển. Có Tam ma địa tên là Đẳng Thí, đối với các hữu tình không giản biệt. Có Tam ma địa tên là Giới (cấm) Tích tập, khiến cho tất cả nguyện đều đầy đủ. Có Tam ma địa tên là Nhẫn Giáp Trụ, có thể đối với thân mạng không đoái hoài tiếc nuối. Có Tam ma địa tên là Tinh Tấn Kiên Cố, có thể thu hoạch mau chóng các thần thông. Có Tam ma địa tên là Vô Lượng Tạng, có thể khiến cho Phạm Vương bị nhiếp phục. Có Tam ma địa tên là Vô Sở Hữu, khiến cho cõi Vô Sắc có khả năng kham được. Có Tam ma địa tên là Cao Tràng, chẳng bị sự lăng phục của loài hữu tình. Có Tam ma địa tên là Cao Đăng, khéo có thể quan sát đến mười phương. Có Tam ma địa tên là Tuệ Cự, có thể tiêu diệt tất cả sự ngăn che ràng rịt. Có Tam ma địa tên là Hải Ấn, có thể hiện đủ thứ sự tác nghiệp. Có Tam ma địa tên là Vô Lượng Toàn, có thể đoạn tất cả các ác kiến. Có Tam ma địa tên là Không Tính, có thể lìa khỏi tất cả kiến (thấy) của các tướng. Có Tam ma địa tên là Vô Tướng, có thể đoạn biến kế (kể khắp) các phân biệt. Có Tam ma địa tên là Vô Nguyện, khéo có thể thanh tịnh tướng của các Nguyện. Có Tam ma địa tên là Bất Động, có thể hại tất cả ý tứ động. Có Tam ma địa tên là Cụ Túc Âm, có thể khéo thu hoạch được Vô Ngại Biện. Có Tam ma địa tên là Biến Trì, có thể giữ gìn tất cả pháp đã nghe. Có Tam ma địa tên là Tịnh Niêm, có thể khéo thọ trì pháp của chư Phật. Có Tam ma địa tên là Vô Tận, đều khiến cho hữu tình sinh hoan hỷ. Có Tam ma địa tên là Bảo Nghiêm, có thể khiến cho tất cả được tay báu. Có Tam ma địa tên là Tùy Khứ, có thể theo hữu tình được tâm trí. Có Tam ma địa tên là Trí Sở Thú, đối với đường hữu tình khiến cho giác ngộ. Có Tam ma địa tên là Ý Nhập, có thể khiến cho tâm ý đều thanh tịnh. Có Tam ma địa tên là Pháp Vân, tùy theo thắng giải ấy mà mưa xuống pháp vũ. Có Tam ma địa tên là Niệm Phật, có thể chứng pháp cam lồ thanh tịnh. Có Tam ma địa tên là Niệm Pháp, có thể chứng các pháp thiện ly dục. Có Tam ma địa tên là Niệm Tăng, khiến cho đối với Phật pháp chẳng thoái chuyển. Có Tam ma địa tên là Niệm Xả, khiến cho đối với đồ tư dụng đều có thể xả bỏ. Có Tam ma địa tên là Niệm Giới, kiến lập những Phật pháp căn bản. Có Tam ma địa tên là Niệm Thiên, khiến cho đối với tịnh pháp không tội lỗi. Có Tam ma địa tên là Nhập Pháp Giới, biết các pháp hỗ tương nhập vào. Có Tam ma địa tên là Hư Không Tính, khiến cho tất cả pháp đều vô ngại. Có Tam ma địa tên là Vô Sinh tính, có thể khiến cho thu được Vô Sinh Nhẫn. Có Tam ma địa tên là Loại Bất Loại, đối với văn cú sai biết, dùng trí khéo léo đều có thể giữ gìn. Có Tam ma địa tên là Diệu Thuyết Vô Cấu Ấn Bồ tát, do được tam ma địa này, trong một khoảnh khắc sát na, có thể dùng tuệ chứng đại Bồ đề. Này thiện nam tử ! Đó là tám mươi tam ma địa môn mà mỗi một đều có năm trăm tam ma địa môn để làm quyến thuộc. Tập hợp tính toán chúng thành ra bốn vạn tam ma địa môn. Thanh tịnh tạp nhiễm đầy đủ là tám vạn Tam ma địa môn. Trước, sau, giữa bờ cõi tam muội đó và trí vô tận đều có năm trăm tam ma địa môn đều thanh tịnh, tạp nhiễm hợp thành tám vạn bốn ngàn tam ma địa môn... cho đến chừng ấy tam ma địa như vậy là chừng ấy pháp Ổ-đà-nam, lại thành tám vạn bốn ngàn pháp uẩn sai biệt của Như Lai do tám vạn bốn ngàn tâm hạnh sai biệt của loài hữu tình đó. Này thiện nam tử ! Căn bản Ổ đà nam khiến cho các loài hữu tình vào trí hạnh của Phật, sinh ra tỉnh ngộ vậy. Lại nữa, tất cả Phật trí vào tâm hạnh của tất cả hữu tình nên đã nói pháp tạng nhiều vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng phải điều có thể nói hết được trong trăm ngàn kiếp, hôm nay tôi chỉ lược nói phần ít đối với tam ma địa môn này.
Khi nói pháp này, trong hội có một vạn sáu ngàn Bồ tát đối với tam ma địa môn chứng Vô sanh pháp nhẫn. Tám muôn bốn ngàn người, trời, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khen Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ông nói hay lắm về pháp môn công đức tam ma địa như vậy ! Ông đã hiển dương thắng trí vi diệu của Như Lai mà bản thân ông đã tự chứng pháp môn này, chẳng do người khác giác ngộ cho !
Lúc bấy giờ, Bồ tát Bảo Cát tường bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Vì nhân duyên gì mà Bồ tát Đại Hư Không Tạng ở chỗ đức Như Lai có thể mưa xuống mọi thứ báu từ hư không ?
Đức Phật bảo Bồ tát Bảo Cát Tường rằng :
- Này thiện nam tử ! Ta nhớ thuở quá khứ vô lượng chẳng thể tính kiếp, bấy giờ, có đức Phật xuất hiện ở đời hiệu là Vô Cấu Viêm Vô Lượng Quang Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hành Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư Phật Thế Tôn, thế giới tên là Di Khư La, kiếp tên là Công Đức Quang. Này thiện nam tử ! Thế giới Di Khư La ấy, đất nước yên vui, nhân dân đông đúc, bảy báu làm đất. Đất ấy bằng phẳng như bàn tay, thanh tịnh, mềm mại như tơ noãn ca chỉ lật đa. Khi đi chạm vào đất được khoái lạc thù thắng. Vàng Diêm phù đàn che bên trên đất ấy với đủ thứ những báu làm trang sức, giới hạn bằng tám con đường với những hàng cây báu la liệt như cõi trời Tha Hóa. Tùy theo sự thọ dụng đều vừa ý người cõi ấy. Những chúng người, trời đều chung dừng ở nơi cung điện, lâu các, lòng họ nghĩ đến ăn uống thì theo ý đều đến. Này thiện nam tử ! Đức Như Lai Vô Cấu Viêm Vô Lượng Quang Vương đó có sáu mươi na do tha chúng đại Bồ tát. Vào lúc đó có vua Chuyển Luân Thánh tên là Phước Báo Trang Nghiêm với bảy báu đầy đủ. Thành của vị quốc vương ấy như chỗ ở cung điện của Thiệm Bộ Châu. Đông, Tây, Nam, Bắc bốn phương mỗi bề đều bốn dũ thiện na, xen lẫn bảy báu để làm trang nghiêm. Lại, có năm trăm vườn tược trang hoàng chói chang. Này thiện nam tử ! Vua Phước Báo Trang Nghiêm đó có tám muôn bốn ngàn thể nữ đoan chính thù diệu, có bốn vạn người con trai đều đoan nghiêm, sức mạnh vô địch, có hai bảo nữ, một tên là Cát Tường Uy, hai tên là Cát Tường Quang. Nhà vua cùng thể nữ và các vương tử vây quanh trước sau đi đến khu vườn Ái Trang Nghiêm kia để du ngoạn, ca múa và tự vui sướng. Hai người bảo nữ này, mỗi người mang thai đã hóa sinh ra một người con trai, sắc tướng quang minh đoan nghiêm không ai sánh bằng. đời trước đã gieo trồng thiện căn, thành tựu nguyện lực, chí cầu Bồ đề Chánh Đẳng Vô Thượng. Một người tên là Sư Tử, người thứ hai tên là Sư Tử Dũng Bộ, vừa hóa sinh ra xong, họ liền cùng đồng thanh, hướng về phụ vương nói kệ rằng :
Xưa tạo thiện ác đều chẳng vong (mất)
Cúng dường Như Lai cũng chẳng mất
Chẳng xả bỏ Bồ đề ý lạc
Kiên cố, đa văn cũng chẳng quên.
Chẳng mất Đàn na và tịnh giới
Hạnh nhẫn nhục nhu hòa hoàn thành
Biết ơn, đền ơn, làm thiện nghiệp
Tinh tấn chẳng bỏ Bồ đề nguyền
Nhất tâm thiền định được giải thoát
Định cùng tuệ lòng chẳng mê hoặc.
Hay tu nghiệp trí thường chẳng động
Vậy nên Bồ đề mau chứng thành.
Diệt các phiền não mà chẳng nhiễm
Do đây chẳng sinh bào thai tàng
Chỗ hóa sinh tại trên hoa sen
Như sen trong nước mà không nhiễm.
Đông phương có Phật hiệu Y Vương
Chúng con từ đó đến cầu pháp
Thân cận Phật Vô Cấu cúng dường
Thành tựu ba đời trí vô ngại.
Phụ vương cùng đến chỗ Thế Tôn
Phụng sự lễ kính để tu sửa
Gặp Như Lai ra đời khó khăn
Giống như hoa Ưu Đàm Bát hiện.
Vua nghe lời đó rất vui mừng
Cùng với vợ con và thị tùng
Một ngàn câu chỉ những quyến thuộc
Đi đến đó diện kiến Thế Tôn.
Ân cần thành kính Thế Tôn đó
Dùng hoa đẹp, hương xoa cúng dường.
Đầu diện lễ, đi vòng bên phải
Chắp tay, thân thẳng trụ Phật tiền
Sư tử cùng với Dũng Bộ đó
Cũng lại đảnh lễ đức Thế Tôn
Lễ dưới chân Phật rồi tán kệ
Vì cầu chính pháp lợi hữu tình
Nguyện làm người cứu, chỗ nương cậy
Ở đời mù tối làm đuốc đèn.
Diệu đạt hữu tình tâm ý lạc
Theo họ khai ngộ giỏi mở mang
Nay Phụ vương con cậy tôn vị
Bị năm dục kia đã buộc ràng.
Chẳng đến thân cận với đức Phật
Cũng mất nghe pháp và cúng dường !
Hay thay ! Thế Tôn sanh bi mẫn
Đại Bồ đề, nguyện ngài tuyên dương
Khiến cho tất cả được nghe pháp
Phật thừa đều được, chẳng thoái hoàn.
Vọt lên hư không, Phật an tọa
Cao tám mươi cây Đa la hơn :
Vua nay nghe ta nói thắng pháp
Nghe rồi như nói mà tu hành
Năm dục vô thường, mạng khó giữ
Thân như móc sớm, bọt trên sông (nước)
Dục lạc như mông như đùa bỡn
Ai, người có trí sinh tham lam ?
Con người tập (quen) dục không chán đủ
Chuyển thành rực cháy, khát ái tăng.
Kẻ ngu theo cảnh không ngưng nghỉ
Chỉ bậc Thánh tuệ biết đủ dừng.
Năm uẩn như huyễn luôn chẳng chắc
Nên khéo xét cuống hoặc thế gian.
Các giới như là loài rắn độc.
Sáu xứ như thôn ấp rỗng không
Không vua, không nước, không thê tử
Giúp bạn chỉ có với vô thường.
Chỉ thí, giới, định và tinh tấn
Đời nay, đời khác làm bạn cùng.
Xem thần thông ta, lực uy đức
Đủ biện tài, tướng tốt đoan nghiêm !
Ông ưa đời sau nghiệp như vậy
Nên phát Bồ đề vô thượng liền !
Phước báo đại vương cùng với chúng
Bảy mươi câu chỉ nghe pháp xong,
Và thê tử, thị tùng, quyến thuộc
Phát tâm vô thượng Bồ đề luôn.
Đều nói đã phát tâm tối thắng
Đều nguyện rộng độ loài chúng sinh,
Thề tu hạnh Bồ đề thù thắng
Nguyện được thành Phật, Thế Gian Tôn !
Này thiện nam tử ! Vua Phước Báo Trang Nghiêm từ chỗ đức Phật nghe được kệ đó rồi cùng với quyến thuộc chắp tay cung kính cúi đầu làm lễ mà bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Nguyện xin ngài rũ lòng từ nhận sự cúng dường của con !
Bấy giờ, lòng đức Thế Tôn sinh thương xót liền nhận lời mời của vua. Vua Phước Báo Trang Nghiêm dùng đủ thứ quần áo, đồ ăn, thức uống, ngọa cụ, y dược... đều là những của cải thù thắng, thượng diệu, khác lạ, trân quí hơn hết, ở trong tám muôn bốn ngàn năm, để cúng dường đức Phật. Đồng tử Sư Tử và Sư Tử Dũng Bộ cùng hai vạn Vương tử khác phát tâm tịnh tín, bỏ địa vị vinh hoa của thế gian, ở trong pháp của đức Phật đó xuất gia làm đạo. Hai người con vua siêng năng tu hành tinh tấn đối với pháp Bồ đề phận. Họ tu tập chẳng bao lâu thu hoạch được năm thần thông. Dùng lực thần thông Như ý và lực thần thông biết nguyện, họ có thể ở tất cả thế giới chư Phật thi tác (thi hành công tác) Phật sự, rộng vì loài hữu tình giảng nói diệu pháp, khiến cho vô lượng vô số a tăng kỳ hữu tình an trụ ở tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Này thiện nam tử ! Vua Phước Báo Trang Nghiêm ấy qua khỏi tám muôn bốn ngàn năm rồi, vì nghe pháp nên đi đến chỗ đức Như Lai Vô Cấu Viêm Vô Lượng Quang Vương, thấy hai đồng tử xuất gia tu đạo, xét nét tự suy nghĩ, hai đồng tử đó xuất gia không biết có được thu hoạch gì chăng ? Biết ở trong tám muôn bốn ngàn năm, ta dùng đủ thứ nhạc cụ cúng dường công đức ! Này thiện nam tử ! Đức Như Lai Vô Cấu Viêm Vô Lượng Quang biết ý nghĩ trong lòng nhà vua, liền bảo đồng tử Sư Tử Dũng Bộ rằng : “Này thiện nam tử ! Ông nên thị hiện Tuệ thần thông, Phước thần thông, Lực thần thông... ánh lòa che uy quang sẵn có của đại chúng cùng tất cả ánh sáng cung điện của ma, hiển hiện tướng Bồ đề khiến cho đại chúng này phát sinh lòng hy hữu, được đến với chánh kiến, hàng phục dị luận, thắp lên đuốc đại pháp, dứt trừ các phiền não, du hí thần thông tự tại của Bồ tát”. Bấy giờ, Bồ tát Sư tử Dũng Bộ tức thời cất tay vỗ vào đại hư không thì ba ngàn thế giới sáu thứ chấn động. Ông lại cất tay sờ soạn vào hư không tức thời ở trong không có trăm ngàn câu chỉ nhạc trời chẳng tấu mà tự kêu lên, âm thanh ấy hòa nhã. Ông lại cất tay vỗ như lần trước tức thời mưa xuống hoa trời rất đẹp nhiều vô lượng mà từ xưa chưa từng nghe thấy. Hoa ấy mềm mại như tơ noãn Ca chỉ lật na mà khi tay chạm đến thì thọ khoái lạc thù thắng. Đồng thời mưa xuống đủ thứ báu, hương bột, hương xoa, bảo cái, tràng phan bằng lụa ngũ sắc, quần áo, đồ ăn, thức uống... tất cả đồ tư sinh hoạt trang nghiêm chứa đầy ba ngàn đại thiên thế giới mà tất cả chúng hội được chưa từng có. Lúc bấy giờ, đức Như Lai Vô Cấu Viêm Vô Lượng Quang Vương bảo vua Phước Báo Trang Nghiêm rằng : “Cơn mưa báu huệ thí rộng lớn như vậy, ngài có thể biết được số lượng ấy chăng ?” Nhà vua bạch đức Phật rằng: “Thưa đức Thế Tôn ! Cơn mưa báu huệ thí giống như hư không chẳng thể lường biết được”. Đức Phật dạy rằng : “Này Đại vương ! Bồ tát Sư Tử Dũng Bộ này nếu dùng sức thần thông trí tuệ thì trong khoảnh khắc sát na, mưa xuống báu như vậy khắp ở hằng hà sa số thế giới, tất cả loài hữu tình tùy ý chọn lấy đều được thỏa mãn, đều khiến cho vui mừng”. Này thiện nam tử ! Đang khi ấy có vị trời Địa Cư xướng lên rằng : “Bồ tát này ở vào đời đương lai nhất định được thành tựu kho tàng hư không, có thể tùy theo sở cầu của lòng hữu tình mà đều từ không trung mưa xuống báu như vậy”. Như vậy vua bốn trời, chúng thiên, trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đổ Sử Đa, trời Lạc Biến Hóa, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Vương... đắp đổi bảo nhau đều như vậy. Lúc bấy giờ, đức Như Lai Vô Cấu Viêm Vô Lượng Quang Vương tức thời liền ấn khả : “Như vậy sẽ thành kho tàng hư không?”. Đức Phật đó nói lời đó rồi thì hằng hà sa số chư Phật đều chung lên tiếng đồng lúc ấn khả cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Vua Phước Báo Trang Nghiêm đó thấy thần biến của Bồ tát Sư Tử Dũng Bộ như vậy thì chắp tay hướng về đức Phật bạch rằng : “Thưa đức Thế Tôn ! Sức phước đức thần thông của Bồ tát mới có thể chẳng thể nghĩ bàn như vậy !” Nhà vua liền lập vương tử Thắng Tuệ nối ngôi làm vua, tự bỏ quốc vị, cảo bỏ râu tóc, ở trong pháp của đức Phật đó xuất gia làm đạo. Đã xuất gia rồi, ngài suy nghĩ rằng : “Việc xả thí là vì muốn lợi ích thân miệng ý. Luận về xuất gia là khiến cho thân miệng ý đều thanh tịnh. Việc xả thí là vì cứu tế sự thiếu thốn. Luận về xuất gia là không có sự thiếu thốn. Việc xả thí là được sự báo đền dễ tan vỡ nguy hại. Luận về xuất gia là thu được kết quả bền vững chân thật. Việc xả thí là có ngã sở nhiếp lấy. Luận về xuất gia là không có sự nhiếp thọ. Việc xả thí là có thân kiên. Luận về xuất gia là lìa khỏi tất cả kiến. Việc xả thí là giống như đứa trẻ con vui mừng dạo chơi mà không biết gì. Luận về xuất gia là trí tuệ tịch tịnh, đều biết khắp cùng”. Tác khởi suy nghĩ như vậy rồi, nhà vua nhàn cư tịch tịnh, chẳng sinh buông lung, thêm siêng tu đạo, sau đó chưa lâu được năm thần thông. Này thiện nam tử ! Vua Phước Báo Trang Nghiêm lúc bấy giờ, ông chớ xem là ai khác mà tức là đức Như Lai Câu Lưu Tôn đó. Bồ tát Sư Tử bấy giờ tức là thân ta đó. Bồ tát Sư Tử Dũng Bộ tức là Bồ tát Đại Hư Không Tạng đó. Bồ tát Đại Hư Không Tạng này, ở trong vô lượng trăm ngàn câu chỉ na du đa kiếp, từ kho tàng hư không, thường có thể mưa xuống báu không có ngưng nghỉ. Này thiện nam tử ! Vương tử Thắng Tuệ bấy giờ thì nay là Bồ tát Từ Thị đó. Này thiện nam tử ! Ý vui thanh tịnh, đời trước gieo trồng căn lành, việc nghe lời pháp giáo thì phải biết rằng, đó đều chính là chỗ nương cậy của loài hữu tình.
Khi nói về nhân duyên xưa của Bồ tát Đại Hư Không Tạng này thì có mười hai vạn người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Hư Không Tạng bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Sao gọi là đạo xuất thế gian của Bồ tát ?
Đức Phật bảo Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Này thiện nam tử ! Đạo xuất thế gian là những pháp gọi là sáu Ba la mật, ba mươi bảy pháp Bồ đề phận, Chỉ, quán bốn nhiếp pháp, bốn vô lượng tâm, bốn thiền, bốn vô sắc định, năm thần thông. Này thiện nam tử ! Đây gọi là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Thế gian là cái gọi là năm uẩn. Bồ tát Vì cầu Bồ đề dùng phương tiện tuệ biết sắc vô thường. Tu hành bố thí biết sắc khổ, biết sắc vô ngã, biết sắc tịch tịnh, biết sắc không, biết sắc vô tướng, biết sắc vô nguyện, biết sắc vô hành, biết sắc chẳng sinh, biết sắc chẳng khởi, biết sắc duyên sanh, biết sắc xa lìa, biết sắc không chấp, biết sắc không a-lại-gia, biết sắc chẳng phát khởi, biết sắc như huyễn, biết sắc như mộng, biết sắc như ánh loáng mặt trời, như trăng dưới nước, như tiếng vang trong hang, như ánh chớp, biết sắc như bóng dáng, như cỏ cây, như gạch ngói... mà tu hành bố thí. Khi Bồ tát làm bố thí như vậy thì biết sắc Chân như. Do biết sắc Chân như nên liền biết thí Chân như. Biết thí Chân như nên liền biết hồi hướng Chân như. Biết hồi hướng Chân như nên liền được Bồ đề Chân như. Được Bồ đề Chân như nên liền biết hữu tình Chân như. Biết hữu tình Chân như nên liền biết Ngã Chân như. Biết Ngã Chân như nên liền biết tất cả pháp Chân như. Biết tất cả pháp Chân như nên chẳng phải Chân như, chẳng hy vọng Chân như, chẳng khác Chân như. Tùy theo sự biết như vậy mà hành bố thí. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Như vậy biết thọ, tưởng, hành, thức, vô thường rồi mà hành bố thí. Như vậy biết thức vô ngã, biết thức tịch tịnh, biết thức không, biết thức vô tướng, biết thức vô nguyện, biết thức vô hành, biết thức vô sanh, biết thức vô khởi, biết thức duyên sanh, biết thức xa lìa, biết thức không chấp, biết thức không a lại gia (tàng chứa) , biết thức chẳng phát khởi, biết thức như huyễn, như mộng, như ánh loáng mặt trời, như trăng dưới nước, như tiếng vang trong hang, như bóng sáng, như ảnh tượng, biết thức không hình tướng rồi mà làm bố thí. Khi làm bố thí như vậy thì biết thức Chân như nên liền được thí Chân như. Do được thí Chân như nên liền được hồi hướng Chân như. Được hồi hướng Chân như nên liền được Bồ đề Chân như. Được Bồ đề Chân như nên liền được hữu tình Chân như. Được hữu tình Chân như nên liền được Ngã Chân như. Được Ngã Chân như nên liền được tất cả pháp Chân như. Được tất cả pháp Chân như nên chẳng phải Chân như, chẳng hư vọng Chân như, bất dị Chân như mà hành bố thí. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Lại nữa, này thiện nam tử ! Bồ tát biết sắc vô thường rồi mà hộ trì giới... cho đến biết sắc như cỏ cây, gạch ngói rồi mà hộ trì giới. Khi Bồ tát hộ giới như vậy thì biết sắc Chân như. Do biết sắc Chân như nên biết giới Chân như. Biết giới Chân như nên được hồi hướng Chân như. Được hồi hướng Chân như nên được Bồ đề Chân như. Được Bồ đề Chân như nên được hữu tình chân như. Được hữu tình Chân như nên biết Ngã Chân như. Biết Ngã Chân như nên được tất cả pháp Chân như. Được tất cả pháp Chân như nên chẳng phải Chân như, chẳng hư vọng Chân như, bất dị chân như thì tùy theo mà hộ trì giới. Này thiện nam tử ! Đó gọi là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Như vậy biết thọ, tưởng, hành, thức, vô thường rồi mà hộ trì giới. Như vậy cho đến biết thức không hình tướng rồi mà hộ trì giới. Khi hộ trì giới như vậy thì do biết thức chân như nên được giới chân như. Được giới chân như nên liền được hồi hướng chân như. Được hồi hướng chân như nên liền được Bồ đề chân như. Được Bồ đề chân như nên được hữu tình chân như. Được hữu tình chân như nên biết Ngã chân như, Biết Ngã chân như nên được tất cả pháp chân như. Được tất cả pháp chân như nên chẳng phải chân như, chẳng vọng chân như, bất dị chân như thì thuận theo mà hộ giới. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Lại nữa, này thiện nam tử ! Bồ tát biết sắc vô thường rồi mà hành nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát nhã... cho đến biết sắc như cỏ cây, gạch ngói rồi mà hành... bát nhã. Khi Bồ tát hành bát nhã như vậy thì biết sắc chân như. Do biết sắc chân như nên được bát nhã chân như. Được Bát nhã chân như nên được hồi hướng chân như. Được hồi hướng chân như nên được Bồ đề chân như. Được Bồ đề chân như nên được hữu tình chân như. Được hữu tình chân như nên biết Ngã chân như. Biết Ngã chân như nên biết tất cả pháp chân như. Biết tất cả pháp chân như nên chẳng phải chân như, chẳng vọng chân như, bất dị chân như mà hành bát nhã. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Như vậy biết thọ, tưởng, hành, thức, vô thường rồi mà hành bát nhã... Như vậy cho đến biết thức không hình tướng rồi mà hành bát nhã, Như vậy khi hành bát nhã thì do biết thức chân như nên được tuệ chân như. Được tuệ chân như nên được hồi hướng chân như. Được hồi hướng chân như nên được Bồ đề chân như. Được Bồ đề chân như nên được hữu tình chân như. Được hữu tình chân như nên biết ngã chân như. Biết Ngã chân như nên biết tất cả pháp chân như. Biết tất cả pháp chân như nên chẳng phải chân như, bất vọng chân như, bất dị chân như mà hành Bát nhã. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Lại nữa, này thiện nam tử ! Biết sắc vô thường rồi thì đối với thân quán thân, tu thân niệm xứ... cho đến biết sắc như cỏ cây, gạch ngói rồi tu thân niệm xứ. Khi Bồ tát tu thân niệm xứ như vậy thì biết sắc chân như. Biết sắc chân như nên biết thân chân như... cho đến biết tất cả pháp chân như. Biết tất cả pháp chân như nên phi chân như, bất vọng chân như, bất dị chân như mà tu thân niệm xứ, chẳng cùng thân chung làm việc dò tìm. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Như vậy thọ, tưởng, hành, thức, biết vô thường rồi thì tu thân niệm xứ... Như vậy cho đến biết thức không hình tướng rồi thì tu thân niệm xứ. Như vậy khi tu thân niệm xứ do biết thức chân như nên được thân niệm xứ chân như. Thân niệm xứ chân như nên được hồi hướng chân như. Hồi hướng chân như nên được Bồ đề chân như. Bồ đề chân như nên được hữu tình chân như. Hữu tình chân như nên biết Ngã chân như. Ngã chân như nên biết tất cả pháp chân như. Tất cả pháp chân như nên phi chân như, bất vọng chân như, bất dị chân như mà tu thân niệm xứ... Cho đến tu thọ tâm pháp niệm xứ cũng lại như vậy, chẳng cùng với pháp cùng làm việc dò tìm. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Như vậy, biết sắc vô thường rồi tu tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ đề phận, bát Thánh đạo phận, chỉ quán, tứ nhiếp pháp, tứ vô lượng tâm, tứ thiền, tứ vô sắc định, ngũ thần thông... cũng như vậy, biết sắc khổ, sắc vô ngã, sắc tịch tịnh, sắc không sắc vô tướng, sắc vô nguyện, sắc vô hành, chẳng sinh, chẳng khởi, duyên sinh, xa lìa... cho đến biết sắc như cỏ cây, gạch ngói rồi dẫn đến trí thần thông. Như vậy biết thọ, tưởng, hành, thức vô thường rồi dẫn đến trí thần thông... Cho đến biết thức không biểu tướng rồi dẫn đến trí thần thông. Như vậy uẩn chân như, thần thông chân như... cho đến tất cả pháp chân như. Tất cả pháp chân như nên phi chân như, bất vọng chân như, bất dị chân như dẫn đến trí thần thông cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Vì sao vậy ? Vì đạo này siêu việt đạo thế gian, biết sắc chân như, sắc ấy chẳng hoại, chẳng đoạn, chẳng thường, từ ở duyên sinh, tự tính vô sinh. Như vậy, biết thọ, tưởng, hành, thức chân như... thức ấy chẳng hoại, chẳng đoạn, chẳng thường, từ ở duyên sinh, tự tính vô sinh vượt khỏi uẩn thế gian (thế gian ngũ uẩn) cùng cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc mà không nhiễm trước. Do chẳng nhiễm trước nên vì loài hữu tình mà thọ sinh ở năm đường. Nói đây, gọi là đạo xuất thế gian là do đức Phật giả nói có ở thế gian. Vậy nên chẳng hoại. Vì sao vậy ? Vì tướng vô thường chẳng hoại thế gian. Tướng khổ, tướng vô ngã, tướng tịch tịnh, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô nguyện, tướng vô hạnh... cho đến tướng chân như chẳng hoại thế gian. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Đạo này thanh tịnh. Nếu Bồ tát trụ ở đạo thanh tịnh này thì liền có thể đối với loài hữu tình ở đường ác đó tạo tác ánh sáng lớn. Do được ánh sáng nên gọi là đạo xuất thế gian an trụ. Đạo này tối thắng có thể khiến cho trụ ở Bồ đề trường. Đạo này Tịnh thắng có thể lìa khỏi tất cả tâm bất thiện. Đạo này thù thắng có thể đạt đến đỉnh trí tuệ của Phật. Đạo này vô thượng có thể đi qua những dòng nước dữ sanh tử. Đạo này vô tỷ có thể siêu việt tất cả đạo thiên lệch khác. Đạo này vô đẳng, không có một pháp có thể đồng loại với nhau. Đạo này vô đẳng đẳng, chẳng lìa khỏi nhân Phật đạo thuở xưa. Đạo này yên ổn, có thể giỏi tiêu diệt hàng phục những ma oán địch. Đạo này vô ngại, việc du hí trí thần thông như ý. Đạo này không tối, có ánh sáng tuệ. Đạo này bình chánh, không các dua nịnh quanh co. Đạo này ngay thẳng, lìa khỏi những tà khúc (quanh co). Đạo này bình đẳng, lòng bình đẳng đối với hữu tình. Đạo này rộng lớn, dung chứa các loài hữu tình. Đạo này rộng rãi, hỗ tương chẳng bức bách nhau. Đạo này năng sinh, không có mệt mỏi. Đạo này phước tư lương, Đàn Ba la mật. Đạo này không nhiệt não, giới Ba la mật. Đạo này không vô úy, nhẫn Ba la mật. Đạo này chẳng thoái chuyển, tinh tấn Ba la mật. Đạo này lìa các cảnh, thiền Ba la mật. Đạo này khắp hư không, trí tuệ Ba la mật. Đạo này tùy thuận trí, có thể khiến cho biến hóa. Đạo này thường mãn túc, gom các thiện pháp. Đạo này theo bánh xe pháp, đã nghe thì chẳng quên. Này thiện nam tử ! Đó là đạo xuất thế gian của Bồ tát. Đạo này thù thắng, thanh tịnh, không sánh như vậy đó. Nếu Bồ tát muốn trụ ở đạo thanh tịnh này thì phải mặc giáp trụ lớn thành tựu Đại thừa và do đây đi đến Bồ đề trường. Những gì gọi là mặc giáp trụ lớn (áo giáp và mũ trụ) ? Những Bồ tát này nếu mặc giáp trụ người chưa độ khiến cho độ, sửa trị thuyền lớn. Mặc giáp trụ người chưa giải thoát khiến cho giải thoát, giải thoát những kiến phược phiền não. Mặc giáp trụ người chưa yên khiến cho yên, khiến cho họ bỏ tất cả sự nhiếp lấy sợ hãi. Mặc giáp trụ người chưa Niết bàn khiến cho được Niết bàn, khiến cho kẻ điên đão được chánh đạo. Mặc giáp trụ giải thoát tất cả hữu tình, khiến cho hữu tình chấp trước ngã biết thọ, mạng là không sở đắc. Mặc giáp trụ thọ trì chánh pháp, chẳng tham thân mạng. Mặc giáp trụ tịnh đất nước Phật, tu tập căn lành không chán đủ. Mặc giáp trụ trang nghiêm tướng tốt, gom chứa đủ thứ phước tư lương. Mặc giáp trụ tiêu diệt lời nói của những ma ngoại đạo, thu hoạch lực thần thông. Mặc giáp trụ khiến cho tất cả hữu tình hoan hỷ, thu hoạch bốn vô ngại trí. Mặc giáp trụ cầu chánh pháp chư Phật, được trí Đà la ni. Mặc giáp trụ quan sát tâm của tất cả loài hữu tình, được trí thần thông. Mặc giáp trụ biết trí trước sau của căn tất cả hữu tình, do trí tuệ phương tiện. Mặc giáp trụ đầy đủ mười lực, gom chứa sức trí tuệ. Mặc giáp trụ vô sở úy, ở tất cả xứ lòng không thoái mất. Mặc giáp trụ đầy đủ mười tám bất cộng pháp, tu tất cả thiện pháp, đoạn tất cả bất thiện pháp. Mặc giáp trụ nghe tất cả pháp chẳng kinh, chẳng bố, chẳng úy thì biết tất cả pháp như huyễn, mộng, bóng sáng, tiếng vang trong hang, trăng dưới nước. Mặc giáp trụ Đại bi, biết các hữu tình bản lai Niết bàn đều thành tựu. Mặc giáp trụ phương tiện khéo léo thì nghe không, vô tướng,vô nguyện, vô hành, tất cả pháp chẳng sinh mà có thể thị hiện ở sinh tử. Mặc giáp trụ tiên (trước) gia trì chẳng động thì nghe tướng vượt qua Ni dạ ma, tất cả các pháp chẳng sinh, tất cả các hạnh chẳng diệt, chẳng thủ lấy quả chứng. Đó là giáp trụ Đại thừa của Bồ tát. Bồ tát mặc hai mươi giáp trụ lớn này rồi thì cỡi xe Đại thừa đi đến bờ kia. Lại nữa, thừa (xe) dùng bốn nhiếp pháp làm bánh xe, khéo có thể nhiếp lấy các hữu tình. Thừa dùng mười thiện tịnh làm tay nan hoa, khéo có thể thông đạt các Chánh hạnh. Dùng thiện căn Ý lạc thanh tịnh làm trục, giỏi tạo tác căn bản hạnh thậm thâm. Dùng trí duyên sanh rộng lớn làm bầu giữa bánh xe, đủ sức gánh vác việc thiện của hữu tình. Dùng đại từ bi làm vành bánh xe, nhiếp lấy quyến thuộc của pháp bảo mà trang nghiêm. Dùng lực kiên cố làm dây ràng buộc thì công đức tối thắng không thoái mất. Dùng thề nguyền trước và trí khéo léo làm vận động thì phương tiện đại bi có thể vận động đôi (song vận). Dùng xa ma tha (chỉ) làm càng xe, dẫn đến việc phát khởi Chánh tuệ, giỏi có thể biết khắp bốn Thánh đế. Dùng nan hoa Vô Già thí làm tư lương (của cải lương thực). Dùng Như ý túc du hành các cõi Phật. Dùng sợi dây chánh niệm giữ tâm Bồ đề chẳng thoái mất. Lại nữa, Thừa thì rộng rãi dung chứa tất cả hữu tình, tiêu diệt hàng phục nhị thừa, chế ngự các ngoại đạo, phá hoại bọn ma, hiển hiện minh trí, có thể đạt đến rốt ráo sự ứng học của tất cả Bồ tát, Phạm vương, Đế thích, chư thiên đều khen ngợi chiêm ngưỡng như tất cả người nói pháp ngồi ở tòa Sư tử. Thừa ấy cũng có thể hiển hiện sắc tướng vi diệu xem không chán, ý lạc kiên cố như móc khóa Kim cương, thường không hoại. Dùng tâm Bồ đề mà làm dẫn đường đi trước, khiến cho công đức hạnh nguyện của thân thỏa mãn. Dùng tịnh thiên nhãn thường quan sát. Dùng ánh sáng thanh tịnh chiếu soi mười phương, thường mưa hoa Giác chi thanh tịnh, thường tấu âm nhạc vô ngại pháp, khéo nói pháp chánh lý tương ứng, giỏi giáo hóa các hữu tình đồng loại, tất cả Bồ tát là quyến thuộc, vô lượng công đức đã trang nghiêm, tuông ra Nhất thiết trí vô thượng. Này thiện nam tử! Như vậy Bồ tát hoàn bị hai mươi giáp trụ thanh tịnh, cỡi Đại thừa này trụ ở đạo xuất thế để làm Phật sự, an lập hữu tình.
Khi nói Giáp trụ Đại thừa trang nghiêm này thì bảy vạn hai ngàn người, trời, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Ba vạn hai ngàn Bồ tát đối với đạo xuất thế gian được thanh tịnh, được vô sinh nhẫn.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.124.23 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.