Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh [大方廣佛華嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 56 »»

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh [大方廣佛華嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 56

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.59 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.67 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm

Kinh này có 80 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 | 64 | 65 | 66 | 67 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát có mười vô ngại dụng:
Chúng sanh vô ngại dụng.
Quốc độ vô ngại dụng
Pháp vô ngại dụng.
Thân vô ngại dụng.
Nguyện vô ngại dụng.
Cảnh giới vô ngại dụng.
Trí vô ngại dụng.
Thần thông vô ngại dụng.
Thần lực vô ngại dụng
Lực vô ngại dụng.
Thế nào là chúng sanh vô ngại dụng của Ðại Bồ Tát?
Ðại Bồ Tát có mười chúng sanh vô ngại dụng:
Biết tất cả chúng sanh không chúng sanh, vô ngại dụng.
Biết tất cả chúng sanh chỉ do tưởng chấp trì, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thuyết pháp chưa từng lỗi thời, vô ngại dụng.
Khắp hoá hiện tất cả chúng sanh giới, vô ngại dụng.
Ðể tất cả chúng sanh ở trong một lỗ lông mà không chật hẹp, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện tất cả thế giới phương khác cho họ đều được thấy, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện những thân trời: Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, vô ngại dụng.
Vì tát cả chúng sanh thị hiện Thanh Văn, Bích Chi Phật oai nghi tịch tịnh, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện Bồ Tát hạnh, vô ngại dụng.
Vì tất cả chúng sanh thị hiện chư Phật, sắc thân tướng hảo, nhứt thiết trí lực, thành Ðẳng Chánh Giác, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười quốc độ vô ngại dụng:
Tất cả cõi làm một cõi, vô ngại dụng.
Tất cả cõi vào một lỗ lông, vô ngại dụng.
Biết tất cả cõi vô tận, vô ngại dụng.
Một thân ngồi kiết già đầy khắp tất cả cõi, vô ngại dụng.
Trong một thân hiện tất cả cõi, vô ngại dụng.
Chấn động tất cả cõi chẳng khiến chúng sanh kinh sợ, vô ngại dụng.
Dùng đồ trang nghiêm tất cả cõi để trang nghiêm một cõi, vô ngại dụng.
Dùng đồ trang nghiêm một cõi để trang nghiêm tất cả cõi, vô ngại dụng.
Ðem một Như Lai, một chúng hội khắp tất cả Phật độ thị hiện cho chúng sanh, vô ngại dụng.
Tất cả cõi nhỏ, cõi vừa, cõi lớn, cõi rộng, cõi sâu, cõi ngửa, cõi úp, cõi nghiêng, cõi ngay, khắp các phương vô lượng sai biệt. Ðem những cõi này khắp thị hiện cho tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười pháp vô ngại dụng:
Biết tất cả pháp vào một pháp, một pháp vào tất cả pháp mà chẳng trái tâm giải của chúng sanh, vô ngại dụng.
Từ Bát nhã Ba la mật xuất sanh tất cả pháp, vì người khác giải nói đều làm cho khai ngộ, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp lìa văn tự mà khiến chúng sanh đều được ngộ nhập, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp nhập một tướng mà hay diễn thuyết vô lượng pháp tướng, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp lìa ngôn thuyết mà có thể vì người nói vô biên pháp môn, vô ngại dụng.
Nơi tất cả pháp khéo chuyển phổ môn tự luân, vô ngại dụng.
Ðem tất cả pháp vào một pháp môn mà chẳng trái nhau, trong bất khả thuyết kiếp nói chẳng cùng tận, vô ngại dụng.
Ðem tất cả pháp đều vào Phật pháp, khiến các chúng sanh đều được tỏ ngộ, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp không có biên te, vô ngại dụng.
Biết tất cả pháp không ngằn mé chướng ngại, dường như lưới huyễn vô lượng sai biệt, trong vô lượng kiếp vì chúng sanh mà nói chẳng thể cùng tận, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười thân vô ngại dụng:
Ðem tất cả thân chúng sanh vào thân mình, vô ngại dụng.
Ðem thân mình vào thân tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Ðem tất cả Phật thân vào một Phật thân, vô ngại dụng.
Ðem một Phật thân vào tất cả Phật thân, vô ngại dụng.
Ðem tất cả cõi vào thân mình, vô ngại dụng.
Ðem một thân đầy khắp tất cả pháp tam thế thị hiện cho chúng sanh, vô ngại dụng.
Nơi một thân thị hiện vô biên thân nhập tam muội, vô ngại dụng
Nơi một thân thị hiện thân đồng số chúng sanh thành Chánh giác, vô ngại dụng.
Nơi thân tất cả chúng sanh hiện thân một chúng sanh, nơi thân một chúng sanh hiện thân tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Nơi thân tất cả chúng sanh thị hiện pháp thân, nơi pháp thân thị hiện thân tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười nguyện vô ngại dụng:
Ðem nguyện của tất cả Bồ Tát làm nguyện của mình, vô ngại dụng.
Ðem nguyện lực thành Bồ đề của tất cả Phật, thị hiện tự mình thành Chánh giác, vô ngại dụng.
Tùy chúng sanh được hoá độ, tự mình thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vô ngại dụng.
Nơi tất cả vô biên tế kiếp, đại nguyện chẳng dứt, vô ngại dụng.
Xa lìa thức thân, chẳng chấp trí thân, dùng nguyện tự tại hiện tất cả thân, vô ngại dụng.
Xả bỏ thân mình để thành mãn nguyện của người, vô ngại dụng.
Giáo hoá khắp tất cả chúng sanh mà chẳng bỏ đại nguyện, vô ngại dụng.
Ở tất cả kiếp thật hành Bồ Tát hạnh mà đại nguyện chẳng dứt, vô ngại dụng.
Ở một lỗ lông hiện thành Chánh giác, do nguyện lực nên đầy khắp tất cả Phật độ. Ở bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới vì mỗi mỗi chúng sanh mà thị hiện như vậy, vô ngại dụng.
Nói một câu pháp khắp tất cả pháp giới, nổi mây lớn chánh pháp, chói điển quang giải thoát, nổ tiếng sấm thiệt pháp, rưới mưa vị cam lồ, dùng nguyện lực lớn thấm nhuần khắp tất cả chúnh sanh giới, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười cảnh giới vô ngại dụng:
Tại pháp giới cảnh giới mà chẳng bỏ chúng sanh cảnh giới, vô ngại dụng.
Tại Phật cảnh giới mà chẳng bỏ ma cảnh giới, vô ngại dụng.
Tại Niết Bàn cảnh giới mà chẳng bỏ sanh tử cảnh giới, vô ngại dụng
Nhập nhứt thiết trí cảnh giới mà chẳng dứt Bồ Tát chủng tánh cảnh giới, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới tịch tịnh mà chẳng bỏ cảnh giới tán loạn, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới như hư không, chẳng khứ, chẳng lai, không hý luận, không tướng trạng, không thể tánh, không ngôn thuyết mà chẳng bỏ cảnh giới hý luận của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới những trí lực, giải thoát mà chẳng bỏ cảnh giới của tất cả những phương sở, vô ngại dụng.
Nhập cảnh giới vô chúng sanh tế, mà chẳng bỏ giáo hoá tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới tịch tịnh thiền định giải thoát thần thông minh trí, mà ở tất cả thế giới thị hiện thọ sanh, vô ngại dụng.
Trụ cảnh giới Như Lai tất cả hạnh trang nghiêm thành Chánh giác, mà hiện oai nghi tịch tịnh của tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười trí vô ngại dụng:
Vô tận biện tài, vô ngại dụng.
Tất cả tổng trì không quên mất, vô ngại dụng.
Hay quyết định biết, quyết định nói những căn tánh của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Ở trong một niệm dùng trí vô ngại biết tâm hành của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Biết bịnh dục lạc tùy miên tập khí phiền não cảu tất cả chúng sanh, tùy theo chỗ thích nghi mà cho thuốc, vô ngại dụng.
Khoảng một niệm hay vào được Thập lực của Như Lai, vô ngại dụng.
Dùng trí vô ngại biết tất cả kiếp tam thế và chúng sanh trong đó, vô ngại dụng.
Ở trong mỗi niệm hiện thành Chánh giác, thị hiện cho chúng sanh không đoạn tuyệt, vô ngại dụng.
Nơi một chúng sanh tưởng biết tất cả chúng sanh nghiệp, vô ngại dụng.
Nơi ngôn âm của một chúng sanh, hiểu lời nói của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười môn thần thông vô ngại dụng:
Nơi một thân thị hiện tất cả thế giới thân, vô ngại dụng.
Nơi chúng hội một Ðức Phật, thính thọ lời thuyết pháp trong chúng hội của tất cả chư Phật, vô ngại dụng.
Ở trong tâm niệm của một chúng sanh, thành tựu bất khả thuyết Vô thượng Bồ đề, khai ngộ tâm của tất cả chúng sanh, vô ngại dụng.
Dùng một âm thanh hiện ngôn âm sai biệt của tất cả thế giới, làm cho tất cả chúng sanh đều được hiểu rõ, vô ngại dụng.
Trong một niệm hiện hết tất cả kiếp quá khứ có bao nhiêu nghiệp quả nhiều thứ sai khác, làm cho các chúng sanh đều được thấy biết, vô ngại dụng.
Một vi trần xuất hiện cõi Phật quảng đại vô lượng trang nghiêm, vô ngại dụng.
Làm cho tất cả thế giới đầy đủ trang nghiêm, vô ngại dụng.
Vào khắp tất cả tam thế, vô ngại dụng.
Phóng quang minh đại pháp, hiện tất cả chư Phật Bồ đề, tất cả chúng sanh hạnh nguyện, vô ngại dụng.
Khéo thủ hộ tất cả Thiên, Long, Bát Bộ, Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương, Thanh Văn, Ðộc Giác, Bồ Tát, bao nhiêu Thập lực của Như Lai, thiện căn của Bồ Tát, vô ngại dụng.
Nếu chư Bồ Tát được thần thông vô ngại dụng này thời có thể vào khắp tất cả Phật pháp.
Ðại Bồ Tát có mười thần lực vô ngại dụng:
Ðem bất khả thuyết thế giới để vào một vi trần, vô ngại dụng.
Trong một vi trần hiện khắp pháp giới tất cả cõi Phật, vô ngại dụng.
Ðem nước tất cả đại hải để vào một lỗ lông qua lại cùng khắp mười phương thế giới mà không làm xúc não chúng sanh, vô ngại dụng.
Ðem bất khả thuyết thế giới nạp trong thân mình, thị hiện tất cả việc làm do sức thần thông, vô ngại dụng.
Dùng một sợi lông buộc bất khả sổ núi Kim Cang, núi Thiết Vi, cầm đi du hành tất cả thế giới, chẳng làm cho chúng sanh có lòng kinh sợ, vô ngại dụng.
Ðem bất khả thuyết kiếp làm một kiếp, một kiếp làm bất khả thuyết kiếp, trong đó thị hiện sự thành hoại sai biệt, chẳng làm cho chúng sanh có lòng kinh sợ, vô ngại dụng.
Trong tất cả thế giới hiện thủy tai, hỏa tai, phong tai, những sự biến hoại mà chẳng não chúng sanh, vô ngại dụng.
Tất cả thế giới lúc tam tai hoại, đều có thể hộ trì đồ dùng của tất cả chúng sanh, chẳng để tổn hư thiếu thốn, vô ngại dụng.
Dùng một tay cầm bất tư nghì thế giới, ném ra ngoài bất khả thuyết thế giới, chẳng làm cho chúng sanh có tưởng kinh sợ, vô ngại dụng.
Nói tất cả cõi đồng với hư không, làm cho các chúng sanh đều được tỏ ngộ, vô ngại dụng.
Ðại Bồ Tát có mười lực vô ngại dụng:
Chúng sanh lực vô ngại dụng, vì giáo hóa điều phục chẳng bỏ rời.
Sát lực vô ngại dụng, vì thị hiện bất khả thuyết trang nghiêm để trang nghiêm.
Pháp lực vô ngại dụng, vì làm cho tất cả thân vào một thân.
Kiếp lực vô ngại dụng, vì tu hành chẳng dứt.
Phật lực vô ngại dụng, vì giác ngộ thùy miên.
Hành lực vô ngại dụng, vì nhiếp thủ tất cả Bồ Tát hạnh.
Như Lai lực vô ngại dụng, vì độ thoát tất cả chúng sanh.
Vô sư lực vô ngại dụng, vì tự giác tất cả các pháp.
Nhứt thiết trí lực vô ngại dụng, vì dùng nhứt thiết trí thành Chánh giác.
Ðại bi lực vô ngại dụng, vì chẳng bỏ tất cả chúng sanh.
Trên đây là mười môn vô ngại dụng của chư đại Bồ Tát. Nếu có Bồ Tát được mười môn vô ngại dụng này, thời nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, muốn thành hay chẳng muốn thành đều tùy ý vô ngại. Dầu thành Chánh giác nhưng vẫn chẳng dứt hạnh Bồ Tát. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát phát thệ nguyện lớn nhập vô biên môn vô ngại dụng mà thiện xảo thị hiện.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười môn du hý:
Ðem thân chúng sanh làm thân quốc độ, mà cũng chẳng hoại thân chúng sanh, là môn du hý của Bồ Tát.
Ðem thân quốc độ làm thân chúng sanh, mà cũng chẳng hoại thân quốc độ, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi Phật thân thị hiện thân Thanh Văn, thân Ðộc Giác, mà chẳng tổn giảm thân Phật, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi thân Thanh Văn, thân Ðộc Giác thị hiện Phật thân, mà chẳng tăng trưởng thân Thanh Văn, thân Ðộc Giác, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi thân Bồ Tát hạnh thị hiện thân thành Chánh giác mà chẳng đoạn thân Bồ Tát hạnh, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi thân thành Chánh giác thị hiện thân tu Bồ Tát hạnh, mà chẳng giảm thân thành Chánh giác, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi cõi Niết Bàn thị hiện thân sanh tử, mà chẳng nhiễm trước sanh tử, là môn du hý của Bồ Tát.
Nơi cõi sanh tử thị hiện Niết Bàn, mà chẳng rốt ráo nhập nơi Niết Bàn, là môn du hý của Bồ Tát.
Nhập tam muội mà thị hiện tất cả nghiệp đi, đứng, ngồi, nằm, nhưng chẳng bỏ rời tam muội chánh thọ, là môn du hý của Bồ Tát.
Ở chỗ một Ðức Phật nghe pháp thọ trì, thân chẳng động mà dùng sức tam muội ở trong bất khả thuyết Phật hội đều hiện thân mà chẳng phân thân cũng chẳng khởi định, mà nghe pháp thọ trì tương tục chẳng dứt, niệm niệm như vậy nơi mỗi mỗi thân tam muội đều xuất sanh bất khả thuyết bất khả thuyết thân tam muội. Thứ đệ như vậy, tất cả kiếp còn có thể cùng tận, mà thân tam muội của Bồ Tát chẳng thể cùng tận, là môn du hý của Bồ Tát.
Ðây là mười môn du hý. Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này, thời được đại trí du hý vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười cảnh giới:
Thị hiện môn vô biên pháp giới, làm chochúng sanh được nhập, là cảnh giới của Bồ Tát.
Thị hiện tất cã thế giới vô lượng diệu trang nghiêm làm cho chúng sanh được nhập, là cảnh giới của Bồ Tát.
Hóa hiện ra tầt cả chúng sanh giới, đều phương tiện khai ngộ, là cảnh giới của Bồ Tát.
Nơi thân Như Lai xuất hiện thân Bồ Tát, nơi thân Bồ Tát xuất hiện thân Như Lai, là cảnh giới
của Bồ Tát.
Nơi hư không hiện thế giới, nơi thế giới hiện hư không, là cảnh giới của Bồ Tát.
Nơi sanh tử giới hiện Niết Bàn giới, Nơi Niết Bàn giới hiện sanh tử giới, là cảnh giới của Bồ Tát. Ở trong ngôn ngử của một chúng sanh xuất sanh ngử ngôn của tất c ả Phật Pháp, là cảnh giới của Bồ Tát.
Ðem vô biên thân hiện làm một thân, một thân hiện làm tất cả thân sai biệt, là cảnh giới của Bồ Tát.
Ðem một thân đầy khắp tất cả pháp giới, là cảnh giới của Bồ Tát.
Ở trong một niệm làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ đề, đều hiện vô lượng thân thành Ðẳng Chánh Giác, là cảnh giới của Bổ Tát.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp nầy thời được cảnh giới đại trí huệ vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười lực:
Thâm tâm lực, vì chẳng tạp tất cả thế tình.
Tăng thượng thâm tâm lực, vì chẳng bỏ tất cả Phật pháp.
Phương tiện lực, vì tất cả công hạnh đều rốt ráo.
Trí lực, vì biết tất cả tâm hành.
Nguyện lực, vì tất cả mong cầu đều làm cho viên mản.
Hạnh lực, vì cùng tột thuở vị lai chẳng dứt.
Thừa lực, vì hay xuất sanh tất cả thừa mà chẳng bỏ Ðại thừa.
Thần biến lực, vì ở trong mỗi lỗ lông đều thị hiện tất cả thế giới thanh tịnh, tất cả Như Lai xuất thế.
Bồ đề lực, vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm thành Phật không đoạn tuyệt.
Chuyển pháp luân lực, vì nói một câu pháp đều xứng những tánh dục lạc của tất cả chúng sanh.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thập lực nhứt thiết trí vô thượng của chư Phật.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười vô úy:
Ðại Bồ Tát đều hay văn trì tất cả ngôn thuyết nghĩ rằng: giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến đem trăm ngàn đại pháp để hỏi tôi. Nơi tất cả câu hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy. Tùy theo chỗ họ hỏi đều có thể giải đáp quyết đoán trừ sự nghi hoặc cho họ không hề khiếp sợ. Ðây là vô úy thứ nhứt của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát được Như Lai quán đảnh vô ngại biện tài đến nơi bĩ ngạn rốt ráo tất cả văn tự ngôn âm khai thị bí mật. Nghĩ rằng: giả sử có vô lượng vô biên chúng sanh từ mười phương đến, đem vô lượng pháp hỏi tôi. Nơi tất cả lời hỏi của họ, tôi không thấy có chút gì là khó đáp cả. Vì không thấy khó nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Tùy chỗ hỏi của họ đều có thể giải đáp dứt nghi hoặc không kinh sợ. Ðây là môn vô úy thứ hai của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát biết tất cả pháp là không, lìa ngã, lìa ngã sở, không tạo tác, không tác giả, không tri giả, không mạng giả, không dưỡng dục giả, không bổ đặc già la. Rời uẩn, xứ, giới. Thoát hẳn các kiến chấp. Tâm như hư không. Nghĩ rằng: chẳng thấy chúng sanh có chút tướng tổn não được thân ngữ ý của tôi. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát đã rời ngã và ngã sở, nên chẳng thấy các pháp có chút tánh tướng. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến bĩ ngạn đại vô úy, kiên cố dũng mãnh chẳng ai trở hoại được. Ðây là môn úy thứ ba của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát được Phật lực gia hộ, Phật lực nhiếp trì, trụ tại oai nghi của Phật, việc làm chơn thiệt không biến đổi. Nghĩ rằng: tôi chẳng thấy có chút phần oai nghi làm cho chúng sanh móng lòng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, ở trong đại chúng an ổn thuyết pháp. Ðây là môn vô úy thứ tư của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát, thân khẩu ý đều thanh tịnh, sạch trắng nhu hòa, xa lìa những điều ác. Nghĩ rằng: tôi chẳng thấy thân khẩu ý ba nghiệp có chút phần đáng quở trách. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, có thể làm cho chúng sanh an trụ nơi Phật pháp. Ðây là môn vô úy thứ năm của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát thường được Kim Cang lực sĩ, Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương v.v... theo hộ vệ. Tất cả Như Lai luôn hộ niệm chẳng rời. Ðại Bồ Tát nghĩ rằng tôi chẳng thấy có chúng ma ngoại đạo kẻ tà kiến nào có thể đến làm chướng ngại hạnh Bồ Tát của tôi. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến bỉ ngạn đại vô úy, phát tâm hoan hỷ thật hành hạnh Bồ Tát. Ðây là môn vô úy thứ sáu của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát đã được thành tựu niệm căn đệ nhứt tâm không quên mất, được Phật hứa khả. Nghĩ rằng: Ðức Như Lai nói văn tự cú pháp thành đạo Bồ đề. Trong đó tôi chẳng thấy có chút phần quên mất. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, thọ trì tất cả chánh pháp của Như Lai, thật hành Bồ Tát hạnh. Ðây là môn vô úy thứ bảy của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát trí huệ phương tiện đều đã thông đạt, Bồ Tát chư lực đều đã rốt ráo, thường xuyên giáo hóa tất cả chúng sanh. Vì bi mẫn chúng sanh nên luôn dùng nguyện tâm khắn chặt nơi Phật Bồ đề. Vì thành tựu chúng sanh nên ở nơi đời phiền não trược thị hiện thọ sanh, dòng họ tôn quý, quyến thuộc viên mãn, chỗ mong muốn tùy tâm được toại nguyện, hoan hỷ vui sướng. Nghĩ rằng: tôi dầu cùng quyến thuộc này tụ hội mà chẳng có một chút gì đáng tham luyến để bỏ phế việc tu hành thiền định, giải thoát và các môn tam muội, tổng trì, biện tài, đạo pháp Bồ Tát. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát ở nơi tất cả pháp đã được tự tại đến bĩ ngạn, tu hạnh Bồ Tát thề chẳng đoạn tuyệt. Chẳng thấy thế gian có một cảnh giới nào làm mê loạn được Bồ Tát đạo. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy. Dùng đại nguyện lực nơi tất cả thế giới thị hiện thọ sanh. Ðây là môn vô úy thứ tám của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát luôn chẳng quên mất tâm Nhứt thiết trí, ngự nơi Ðại thừa, thật hành hạnh Bồ Tát. Dùng thế lực của đại tâm nhứt thiết trí, thị hiện tất cả oai nghi tịch tịnh của Thanh Văn, Ðộc Giác. Nghĩ rằng: tôi chẳng tự thấy sẽ ở nơi nhị thừa mà lấy chút phần xuất ly. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy đến nơi bĩ ngạn vô thượng đại vô úy. Có thể khắp thị hiện đạo nhứt thiết thừa, rốt ráo đầy đủ bình đẳng Ðại thừa. Ðây là môn vô úy thứ chín của đại Bồ Tát.
Ðại Bồ Tát thành tựu tất cả pháp bạch tịnh, đầy đủ thiện căn, viên mãn thần thông, rốt ráo an trụ nơi Phật Bồ đề, đầy đủ tất cả hạnh Bồ Tát. Ở chỗ chư Phật thọ ký nhứt thiết trí quán đảnh, mà thường khuyến hóa chúng sanh thật hành Bồ Tát đạo. Nghĩ rằng: tôi chẳng tự thấy có một chúng sanh đáng được thành thục, mà chẳng thể thị hiện Phật tự tại để thành thục. Vì chẳng thấy nên tâm được vô úy, rốt ráo đến nơi bĩ ngạn đại vô úy, chẳng dứt Bồ Tát hạnh, chẳng bỏ Bồ Tát nguyện. Tùy tất cả chúng sanh đáng được giáo hóa, hiện Phật cảnh giới để giáo hóa họ. Ðây là môn vô úy thứ mười của đại Bồ Tát.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được đại úy vô thượng của chư Phật, nhưng cũng chẳng bỏ vô úy của Bồ Tát.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười pháp bất cộng:
Ðại Bồ Tát chẳng do người dạy, tự nhiên tu hành sáu pháp Ba la mật, thường thích đại thí chẳng hề bỏn xẻn, luôn trì tịnh giới chẳng hủy phạm, đầy đủ nhẫn nhục tâm chẳng lay động, có đại tinh tấn chưa từng thối chuyển, khéo vào các thiền định trọn không tán loạn, khéo tu trí huệ trừ sạch ác kiến. Ðây là pháp bất cộng thứ nhứt: chẳng do người dạy mà tùy thuận đạo Ba la mật tu Lục độ.
Ðại Bồ Tát hay khắp nhiếp thọ tất cả chúng sanh, dùng của cải và chánh pháp để ban cho họ, chánh niệm hiện tiền, hòa nhan ái ngữ, trong lòng hoan hỷ, dạy nghĩa như thiệt, làm cho được tỏ ngộ Phật Bồ đề, không hiềm ghét bình đẳng làm lợi ích cho tất cả. Ðây là pháp bất cộng thứ hai: chẳng do người dạy, tùy thuận đạo Tứ nhiếp pháp siêng nhiếp thọ tất cả chúng sanh.
Ðại Bồ Tát thiện xảo hồi hướng: Chẳng cầu quả báo mà hồi hướng, cầu Phật Bồ đề mà hồi hướng, chẳng tham chấp tất cả thiền định tam muội thế gian mà hồi hướng, vì lợi ích tất cả chúng sanh mà hồi hướng, vì chẳng dứt trí huệ của Như Lai mà hồi hướng. Ðây là pháp bất cộng thứ ba: chẳng do người dạy, vì các chúng sanh phát khởi thiện căn cầu Phật trí huệ.
Ðại Bồ Tát đến bỉ ngạn rốt ráo thiện xảo phương tiện, lòng thường ngó lại tất cả chúng sanh, chẳng nhàm cảnh giới thế tục phàm ngu, chẳng thích đạo xuất ly của Nhị thừa, chẳng ham sự an lạc của mình, chỉ siêng hóa độ khéo có thể nhập xuất thiền định giải thoát, nơi các tam muội đều được tự tại, qua lại chốn sanh tử như dạo trong vườn chưa từng tạm sanh lòng mỏi nhàm. Hoặc ở ma cung, hoặc làm Thiên Ðế, Phạm Vương, Thế Chủ. Tất cả chỗ có chúng sanh, không nơi nào chẳng hiện thân trong đó. Hoặc xuất gia trong chúng ngoại đạo mà luôn xa lìa tất cả tà kiến. Tất cả văn từ chú thuật tự ấn toán số nhẫn đến ca vũ du hí của thế gian thảy đều thị hiện không một môn nào chẳng tinh xảo. Hoặc có lúc thị hiện làm phụ nữ xinh đẹp, trí huệ tài năng đệ nhứt trong đời. Nơi pháp thế gian và xuất thế đều hay hỏi hay thuyết, vấn đáp quyết nghi đều rốt ráo cả. Tất cả sự thế gian và xuất thế cũng đều thông đạt đến bĩ ngạn. Tất cả chúng sanh thường đến chiêm ngưỡng. Dầu hiện oai nghi Thanh Văn, Bích Chi Phật mà chẳng mất tâm Ðại thừa. Dầu trong mỗi niệm thị hiện thành Chán giác mà chẳng dứt Bồ Tát hạnh. Ðây là pháp bất cộng thứ tư: chẳng do người dạy, được phương tiện thiện xảo rốt ráo bĩ ngạn.
Ðại Bồ Tát khéo biết đạo quyền thiệt song hành, trí huệ tự tại đến rốt ráo. Những là an trụ nơi Niết Bàn mà thị hiện sanh tử. Biết không chúng sanh mà siêng thật hành công hạnh giáo hóa. Rốt ráo tịch diệt mà thị hiện khỏi phiền não. An trụ một pháp thân trí huệ kiên mật, mà hiện khắp vô lượng thân chúng sanh. Thường nhập thâm thiền định mà thị hiện thọ dục lạc. Thường xa rời tam giới mà chẳng bỏ chúng sanh. Thường thích pháp lạc mà hiện có thể nữ ca ngâm hát múa. Dầu dùng những tướng hảo trang nghiêm thân mình mà thị hiện thọ thân bần tiện xấu xí. Thường chứa nhóm những điều lành không có lỗi ác mà thị hiện sanh địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Dầu đã đến nơi Phật trí bĩ ngạn mà cũng chẳng bỏ trí thân Bồ Tát. Ðại Bồ Tát thành tựu vô lượng trí huệ như vậy. Thanh Văn Bích Chi Phật còn chẳng biết được, huống là tất cả hàng đồng môn chúng sanh. Ðây là pháp bất cộng thứ năm: chẳng do người dạy, quyền thiệt song hành.
Ðại Bồ Tát thân khẩu ý ba nghiệp tùy trí huệ hành thảy đều thanh tịnh. Những là đầy đủ đại từ lìa hẳn tâm sát sanh, nhẫn đến đầy đủ chánh giải không có tà kiến. Ðây là pháp bất cộng thứ sáu: chẳng do người dạy, thân khẩu ý ba nghiệp tùy trí huệ hành.
Ðại Bồ Tát đầy đủ đại bi chẳng bỏ chúng sanh, thay tất cả chúng sanh mà chịu khổ. Những là chịu khổ địa ngục, khổ súc sanh, khổ ngạ quỷ. Vì lợi ích cho chúng sanh nên chẳng sanh mỏi nhọc, chỉ chuyên độ thoát tất cả chúng sanh, chưa từng nhiễm say cảnh giới ngũ dục. Thường vì chúng sanh mà chuyên cần diệt trừ mọi sự khổ. Ðây là pháp bất cộng thứ bảy: chẳng do người dạy, thường có lòng đại bi.
Ðại Bồ Tát thường được chúng sanh thích thấy: Phạm Vương, Ðế Thích, Tứ Thiên Vương nhẫn đến tất cả chúng sanh thấy không biết chán. Tại sao vậy? Vì đại Bồ Tát từ đời lâu xa đến nay, hành nghiệp thanh tịnh không có lỗi lầm, vì thế nên chúng sanh thích thấy không nhàm. Ðây là pháp bất cộng thứ tám: không do người dạy, tất cả chúng sanh thảy đều thích thấy.
Ðại Bồ Tát nơi nhứt thiết trí đại thệ trang nghiêm chí nguyện kiên cố. Dầu ở chỗ phàm phu, Thanh Văn, Ðộc Giác, hiểm nạn, trọn không thối thất tâm nhứt thiết trí diệu bửu sáng sạch. Như có bửu châu tên là Tịnh trang nghiêm để trong bùn lầy vẫn không thay đổi màu sáng, có thể làm cho nước đục thảy đều đứng sạch. Cũng vậy đại Bồ Tát dầu ở chỗ phàm ngu tạp trược, trọn chẳng hư mất bửu tâm thanh tịnh cầu nhứt thiết trí, mà có thể làm cho những chúng sanh ác kia xa rời uế trược phiền não vọng kiến để được tâm bửu cầu nhứt thiết trí. Ðây là pháp bất cộng thứ chín: chẳng do người dạy: tại những chỗ hiểm nạn chẳng mất trân bửu Nhứt thiết trí.
Ðại Bồ Tát thành tựu trí tự giác cảnh giới. Không thầy tự ngộ rốt ráo tự tại đến bĩ ngạn. Dùng lụa pháp ly cấu để đội trên đầu, mà chẳng bỏ sự thân cận thiện hữu, thường thích tôn trọng chư Như Lai. Ðây là pháp bất cộng thứ mười: chẳng do người dạy, được pháp tối thượng chẳng rời thiện tri thức, chẳng bỏ tôn trọng Phật.
Trên đây là mười pháp bất cộng của Bồ Tát. Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi pháp này thời được pháp bất cộng quảng đại vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười nghiệp:
Tất cả thế giới nghiệp, vì đều có thể trang nghiêm thanh tịnh.
Tất cả chư Phật nghiệp, vì đều có thể cúng dường.
Tất cả Bồ Tát nghiệp, vì đồng gieo thiện căn.
Tất cả chúng sanh nghiệp, vì đều có thể giáo hóa.
Tất cả vị lai nghiệp, vì nhiếp thủ tột thưở vị lai.
Tất cả thần lực nghiệp, vì chẳng rời một thế giới đến khắp tất cả thế giới.
Tất cả quang minh nghiệp, vì phóng quang minh vô biên màu, trong mỗi quang minh có tòa liên hoa đều có Bồ Tát ngồi kiết già trên đó. Dùng đây để hiển hiện.
Tất cả giống Tam Bửu chẳng đoạn nghiệp, vì sau khi Ðức Phật diệt độ thời thủ hộ trụ trì những Phật pháp.
Tất cả biến hóa nghiệp, vì ở tất cả thế giới thuyết pháp giáo hóa các chúng sanh.
Tất cả gia trì nghiệp, ở trong một niệm tùy tâm sở thích của các chúng sanh đều vì họ mà thị hiện làm cho tất cả nguyện vọng đều thành mãn.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được nghiệp quảng đại vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thân:
Bất lai thân, vì chẳng thọ sanh ở tất cả thế gian.
Bất khứ thân, vì nơi tất cả thế gian cầu chẳng được.
Bất thiệt thân, vì tất cả thế gian được như thiệt.
Bất hư thân, vì dùng lý như thiệt thị hiện thế gian.
Bất tận thân, vì tột thưở vị lai không đoạn tuyệt.
Kiên cố thân, vì tất cả chúng sanh ma chẳng phá hoại được.
Bất động thân, vì chúng ma ngoại đạo chẳng động được.
Cụ tướng thân, vì thị hiện tướng trăm phước thanh tịnh.
Vô tướng thân, vì pháp tướng rốt ráo đều vô tướng.
Phổ chí thân, vì đồng một thân với tam thế Phật.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thân vô thượng vô tận của Như Lai.
Ðại Bồ Tát có mười thân nghiệp:
Thân nghiệp nơi một thân tràn đầy tất cả thế giới.
Thân nghiệp ở trước tất cả chúng sanh đều có thể thị hiện.
Thân nghiệp nơi tất cả loài đều có thể thọ sanh.
Thân nghiệp du hành tất cả thế giới.
Thân nghiệp qua đến tất cả chúng hội của chư Phật.
Thân nghiệp dùng một tay có thể che khắp tất cả thế giới.
Thân nghiệp có thể dùng một tay chà tất cả thế giới kim cang vi sơn nát như vi trần.
Thân nghiệp ở trong tự thân hiện tất cả cõi Phật thành hoại chỉ bày cho chúng sanh.
Thân nghiệp dùng một thân dung thọ tất cả chúng sanh giới.
Thân nghiệp ở trong thân hiện khắp tất cả cõi Phật thanh tịnh tất cả chúng sanh, rồi ở trong đó hiện thành đạo.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được Phật nghiệp vô thượng của Như Lai. Ðều có thể giác ngộ tất cả chúng sanh.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát lại có mười thân:
Ba la mật thân, vì đều chánh tu hành.
Tứ nhiếp thân, vì chẳng bỏ tất cả chúng sanh.
Ðại bi thân, vì thay tất cả chúng sanh chịu vô lượng khổ không mỏi nhàm.
Ðại từ thân, vì cứu hộ tất cả chúng sanh.
Phước đức thân, vì lợi ích tất cả chúng sanh.
Trí huệ thân, vì đồng một tánh với tất cả Phật thân.
Pháp thân, vì lìa hẳn thọ sanh các loài.
Phương tiện thân, vì tất cả xứ hiện tiền.
Thần lực thân, vì thị hiện tất cả thần biến.
Bồ đề thân, vì tùy thích tùy thời thành Chánh giác.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được thân đại trí huệ vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười ngữ:
Nhu nhuyến ngữ, vì làm cho tất cả chúng sanh đều an ổn.
Cam lồ ngữ, vì làm cho tất cả chúng sanh đều thanh lương.
Bất cuống ngữ, vì bao nhiêu lời nói đều chơn thiệt.
Chơn thiệt ngữ, vì nhẫn đến trong chiêm bao cũng không vọng ngữ.
Quảng đại ngữ, vì tất cả Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương v.v... đều tôn kính.
Thậm thâm ngữ, vì hiển thị pháp tánh.
Kiên cố ngữ, vì thuyết pháp vô tận.
Chánh trực ngữ, vì phát ngôn dễ hiểu.
Chủng chủng ngữ, vì tùy thời thị hiện.
Khai ngộ tất cả chúng sanh ngữ, vì tùy theo chỗ dục lạc của họ mà làm cho họ được hiểu rõ.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được vi diệu ngữ vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều tịnh tu ngữ nghiệp:
Tịnh tu ngữ nghiệp, thích lắng nghe âm thanh của Ðức Như Lai.
Tịnh tu ngữ nghiệp, thích nghe nói công đức của Bồ Tát.
Tịnh tu ngữ nghiệp, chẳng nói những lời mà tất cả chúng sanh chẳng thích nghe.
Tịnh tu ngữ nghiệp, chơn thiệt xa lìa bốn lỗi lầm của lời nói.
Tịnh tu ngữ nghiệp, hoan hỷ hớn hở tán thán Như Lai.
Tịnh tu ngữ nghiệp, ở chỗ tháp Như Lai to tiếng khen ngợi công đức như thiệt của chư Phật.
Tịnh tu ngữ nghiệp, dùng tâm thâm tịnh ban bố chánh pháp cho chúng sanh.
Tịnh tu ngữ nghiệp, âm nhạc ca tụng tán thán Ðức Như Lai.
Tịnh tu ngữ nghiệp, ở chỗ chư Phật lắng nghe chánh pháp chẳng tiếc thân mạng.
Tịnh tu ngữ nghiệp, xả thân thừa sự tất cả Bồ Tát và các Pháp Sư để lãnh thọ diệu pháp.
Nếu đại Bồ Tát đem mười việc này để tịnh tu ngữ nghiệp thời được mười điều thủ hộ:
Ðược Thiên Vương cầm đầu cùng tất cả Thiên chúng thủ hộ.
Ðược Thiên Vương cầm đầu cùng tất cả Long chúng thủ hộ.
Ðược Dạ Xoa Vương cầm đầu cùng tất cả chúng Dạ Xoa thủ hộ.
Ðược Càn Thát Bà Vương cầm đầu cùng tất cả chúng Càn Thát Bà thủ hộ.
Ðược A Tu La Vương cầm đầu, Ca Lâu La Vương cầm đầu, Khẩn Na La Vương cầm đầu, Ma Hầu La Già Vương cầm đầu, Phạm Vương cầm đầu. Mỗi Vương đều cùng chúng của mình để thủ hộ Bồ Tát này.
Ðược Như Lai Pháp Vương cầm đầu, tất cả Pháp Sư thảy đều thủ hộ.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát được sự thủ hộ này rồi thời có thể thành tựu mười đại sự:
Tất cả chúng sanh đều làm cho hoan hỷ.
Tất cả thế giới đều có thể qua đến.
Tất cả căn tánh đều có thể rõ biết.
Tất cả thắng giải đều làm cho thanh tịnh.
Tất cả phiền não đều làm cho đoạn trừ.
Tất cả tập khí đều làm cho xả ly.
Tất cả dục lạc đều làm cho sáng sạch.
Tất cả thâm tâm đều làm cho tăng trưởng.
Tất cả pháp giới đều làm cho cùng khắp.
Tất cả Niết Bàn khắp làm cho thấy rõ.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tâm:
Tâm như đại địa, vì có thể gìn có thể lớn những thiện căn của tất cả chúng sanh.
Tâm như đại hải, vì tất cả chư Phật vô lượng vô biên đại trí pháp thủy đều chảy vào.
Tâm như Tu Di Sơn Vương, vì đặt tất cả chúng sanh nơi chỗ thiện căn xuất thế gian vô lượng.
Tâm như Ma ni bửu vương, vì lạc dục thanh tịnh không tạp nhiễm.
Tâm như Kim Cang, vì quyết định thâm nhập tất cả pháp.
Tâm như Kim Cang vi sơn, vì chư ma ngoại đạo chẳng có thể động.
Tâm như liên hoa, vì tất cả thế pháp chẳng nhiễm được.
Tâm như hoa ưu đàm bát, vì trong tất cả kiếp khó gặp gỡ.
Tâm như tịnh nhựt, vì có thể phá trừ chướng tối tăm.
Tâm như hư không, vì chẳng lường được.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được tâm đại thanh tịnh vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ phát tâm:
Phát tâm: Tôi sẽ độ thoát tất cả chúng sanh.
Phát tâm: Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh dứt trừ phiền não.
Phát tâm: Tôi sẽ làm cho tất cả chúng sanh tiêu diệt tập khí.
Phát tâm: Tôi sẽ dứt trừ tất cả tâm nghi hoặc.
Phát tâm: Tôi sẽ diệt trừ khổ não cho tất cả chúng sanh.
Phát tâm: Tôi sẽ trừ diệt tất cả ác đạo chư nạn.
Phát tâm: Tôi sẽ kính thuận tất cả Như Lai.
Phát tâm: Tôi sẽ khéo học tất cả sở học của Bồ Tát.
Phát tâm: Tôi sẽ ở chỗ mỗi đầu lông trong tất cả thế gian thị hiện tất cả Phật thành Chánh giác.
Phát tâm: Tôi sẽ ở nơi tất cả thế giới đánh đại pháp cổ làm cho các chúng sanh tùy theo căn dục của họ đều được ngộ hiểu.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được tâm đại phát khởi năng sự vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười tâm cùng khắp:
Tâm cùng khắp tất cả hư không, vì phát ý rộng lớn.
Tâm cùng khắp tất cả pháp giới, vì thâm nhập vô biên.
Tâm cùng khắp tất cả tam thế, vì một niệm đều biết rõ.
Tâm cùng khắp tất cả Phật xuất hiện, vì đều biết rõ nơi nhập thai, giáng sanh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết Bàn.
Tâm cùng khắp tất cả chúng sanh, vì biết rõ căn dục tập khí.
Tâm cùng khắp tất cả trí huệ, vì tùy thuận biết rõ pháp giới.
Tâm cùng khắp tất cả vô biên, vì biết những huyễn vọng sai biệt.
Tâm cùng khắp tất cả vô sanh, vì các pháp tự tánh bất khả đắc.
Tâm cùng khắp tất cả vô ngại, vì chẳng trụ tự tâm tha tâm.
Tâm cùng khắp tất cả tự tại, vì một niệm khắp hiện thành Phật.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được vô lượng Phật pháp vô thượng cùng khắp trang nghiêm.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười căn:
Hoan hỷ căn, vì thấy tất cả Phật lòng tin chẳng hư hoại.
Hy vọng căn, vì những Phật pháp đã nghe đều tỏ ngộ tất cả.
Bất thối căn, vì tất cả tác sự đều rốt ráo.
An trụ căn, vì chẳng dứt tất cả Bồ Tát hạnh.
Vi tế căn, vì nhập lý vi diệu Bát nhã Ba la mật.
Bất hưu tức căn, vì rốt ráo sự việc tất cả chúng sanh.
Như kim cang căn, vì chứng biết tất cả những pháp tánh.
Kim cang quang diệm căn, vì chiếu khắp tất cả Phật cảnh giới.
Vô sai biệt căn, vì tất cả Như Lai đồng một thân.
Vô ngại tế căn, vì thâm nhập mười trí lực của Như Lai.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được căn đại trí viên mãn vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thâm tâm:
Thâm tâm chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian.
Thâm tâm chẳng tạp tất cả đạo Nhị thừa.
Thâm tâm thấu rõ tất cả Phật Bồ đề.
Thâm tâm tùy thuận đạo Nhứt thiết chủng trí.
Thâm tâm chẳng bị tất cả chúng ma ngoại đạo làm động.
Thâm tâm tịnh tu trí viên mãn của tất cả Như Lai.
Thâm tâm thọ trì tất cả pháp đã được nghe.
Thâm tâm chẳng nhiễm trước tất cả chỗ thọ sanh.
Thâm tâm đầy đủ tất cả trí vi tế.
Thâm tâm tu tất cả Phật pháp.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong đây thời được thâm tâm thanh tịnh nhứt thiết trí vô thượng.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thâm tâm tăng thượng:
Thâm tâm tăng thượng bất thối chuyển, vì chứa nhóm tất cả thiện căn.
Thâm tâm tăng thượng rời nghi hoặc, vì hiểu mật ngữ của tất cả Như Lai.
Thâm tâm tăng thượng chánh trì, vì đại nguyện đại hạnh lưu xuất.
Thâm tâm tăng thượng tối thắng, vì thâm nhập tất cả Phật pháp.
Thâm tâm tăng thượng làm chủ, vì tất cả Phật pháp đều tự tại.
Thâm tâm tăng thượng quảng đại, vì vào khắp tất cả pháp môn.
Thâm tâm tăng thượng thượng thủ, vì tất cả việc làm đều thành tựu.
Thâm tâm tăng thượng tự tại, vì tất cả tam muội thần thông biến hóa trang nghiêm.
Thâm tâm tăng thượng an trụ, vì nhiếp thọ bổn nguyện.
Thâm tâm tăng thượng không thôi nghỉ, vì thành thục tất cả chúng sanh.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được thâm tâm tăng thượng thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười điều siêng tu:
Siêng tu bố thí, vì đều xả thí tất cả mà không cầu báo đáp.
Siêng tu trì giới, vì đầu đà khổ hạnh thiểu dục tri túc không khi dối.
Siêng tu nhẫn nhục, vì rời quan niệm tự tha, nhẫn chịu tất cả điều khổ não trọn không sanh lòng sân hại.
Siêng tu tinh tất, vì thân ngữ ý ba nghiệp chưa từng tán loạn, tất cả việc làm đều chẳng thối chuyển mãi đến rốt ráo.
Siêng tu thiền định, vì giải thoát tam muội xuất hiện thần thông, rời lìa tất cả quyến thuộc dục lạc phiền não đấu tránh.
Siêng tu trí huệ, vì tu tập chứa nhóm tất cả công đức không mỏi nhàm.
Siêng tu đại từ, vì biết các chúng sanh không tự tánh.
Siêng tu đại bi, vì biết các pháp không, thay thế khắp tất cả chúng sanh thọ khổ không mỏi nhàm.
Siêng tu giác ngộ Thập lực của Như Lai, vì rõ thấu vô ngại chỉ bày cho chúng sanh.
Siêng tu pháp luân bất thối, vì chuyển đến tâm của tất cả chúng sanh.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được siêng tu đại trí huệ vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười thứ quyết định giải:
Quyết định giải tối thượng, vì gieo trồng tôn trọng thiện căn.
Quyết định giải trang nghiêm, vì xuất sanh những thứ trang nghiêm.
Quyết định giải quảng đại, vì tâm chưa từng hèn kém.
Quyết định giải tịch diệt, vì hay nhập pháp tánh thậm thâm.
Quyết định giải phổ biến, vì phát tâm không chỗ nào chẳng đến.
Quyết định giải kham nhiệm, vì hay thọ Phật lực gia trì.
Quyết định giải kiên cố, vì dẹp phá tất cả nghiệp ma.
Quyết định giải minh đoán, vì biết rõ tất cả nghiệp báo.
Quyết định giải hiện tiền, vì tùy ý hay hiện thần thông.
Quyết định giải thiệu long, vì ở chỗ tất cả Phật được thọ ký.
Quyết định giải tự tại, vì tùy ý tùy thời thành Phật.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được quyết định giải vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười quyết định giải biết tất cả thế giới:
Biết tất cả thế giới vào một thế giới.
Biết một thế giới vào tất cả thế giới.
Biết tất cả thế giới, một thân Như Lai, một tòa liên hoa thảy đều cùng khắp.
Biết tất cả thế giới đều như hư không.
Biết tất cả thế giới đủ Phật trang nghiêm.
Biết tất cả thế giới Bồ Tát đầy khắp.
Biết tất cả thế giới vào một lỗ lông.
Biết tất cả thế giới vào một thân chúng sanh.
Biết tất cả thế giới, một cây Phật Bồ đề, một Phật đạo tràng thảy đều cùng khắp.
Biết tất cả thế giới, một âm thanh cùng khắp làm cho các chúng sanh đều riêng hiểu biết lòng sanh hoan hỷ.
Nếu chư Bồ Tát an trụ pháp này thời được quyết định giải Phật độ quảng đại vô thượng của Như Lai.
Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có mười quyết định giải biết chúng sanh giới:
Biết tất cả chúng sanh giới bổn tánh không thiệt.
Biết tất cả chúng sanh giới đều vào thân một chúng sanh.
Biết tất cả chúng sanh giới đều vào thân Bồ Tát.
Biết tất cả chúng sanh giới đều vào Như Lai tạng.
Biết một thân chúng sanh vào khắp tất cả chúng sanh giới.
Biết tất cả chúng sanh giới đều kham làm pháp khí của chư Phật.
Biết tất cả chúng sanh giới tùy theo sở thích của họ mà vì họ hiện thân Ðế Thích, Phạm Vương, Tứ Thiên Vương.
Biết tất cả chúng sanh giới tùy theo sở thích của họ mà hiện oai nghi tịch tịnh của Thanh Văn, Bích Chi Phật.
Biết tất cả chúng sanh giới vì họ mà hiện thân công đức trang nghiêm của Bồ Tát.
Biết tất cả chúng sanh giới vì họ mà hiện thân tướng hảo oai nghi tịch tịnh của Như Lai để khai ngộ họ.
Nếu chư Bồ Tát an trụ trong pháp này thời được quyết định giải đại oai lực vô thượng của Như Lai.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 80 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Phật giáo và Con người


Nguồn chân lẽ thật


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.78.182 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập