Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
7. PHẨM NHƯ LAI DANH HIỆU THỨ BẢY
(Hán Bộ Phần Ðầu Quyển 12)
Lúc bấy giờ Ðức Thế Tôn ở nước Ma Kiệt Ðề, trong đạo tràng bồ đề, sơ thỉ thành chánh giác, nơi điện Phổ Quang Minh, ngồi trên tòa Liên Hoa tạng sư tử, diệu ngộ đều viên mãn, tuyệt hẳn hai hạnh, đạt pháp vô tướng, an trụ nơi chỗ trụ của chư Phật, được Phật bình đẳng, đến chỗ vô chướng, chỗ làm vô ngại, đứng nơi bất tư nghì, thấy khắp tam thế.
Cùng với mười Phật sát vi trần số chư Bồ Tát câu hội, tất cả đều là bực nhứt sanh bổ xứ, từ phương khác đồng vân tập đến, đều khéo quan sát chúng sanh giới, pháp giới, thế giới, Niết Bàn giới, các nghiệp quả báo, tâm hành thứ đệ, tất cả văn nghĩa thế gian, xuất thế gian, hữu vi trần, vô vi, quá khứ, hiện tại, vị lai, những pháp như vậy đều khéo quan sát cả.
Chư Bồ Tát nghĩ rằng: nếu Ðức Thế Tôn có lòng mẫn niệm chúng tôi, xin tùy theo sự ưa thích mà khai thị những điều:
Phật sát, Phật trụ, Phật sát trang nghiêm, Phật pháp tánh, Phật sát thanh tịnh, Phật thuyết pháp, Phật sát thể tánh, Phật oai đức, Phật sát thành tựu, Phật đại bồ đề.
Như chư Phật Thế Tôn trong thập phương thế giới, vì thành tựu tất cả Bồ Tát, vì khiến chủng tánh Như Lai không dứt, vì cứu hộ tất cả chúng sanh, vì khiến chúng sanh lìa tất cả phiền não, vì rõ tất cả công hạnh, vì diễn thuyết các pháp, vì dứt trừ tất cả tạp nhiễm, vì dứt hẳn tất cả lưới nghi, vì trừ bỏ tất cả tham vọng, vì hoại diệt tất cả chỗ ái trước, mà diễn nói thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập tạng, thập địa, thập nguyện, thập định, thập thông, thập đảnh của Bồ Tát. Và cũng diễn nói Như Lai địa, Như Lai cảnh giới, Như Lai thần lực, Như Lai vô úy, Như Lai tam muội, Như Lai thần thông, Như Lai tự tại. Như Lai vô ngại, nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý của Như Lai, Như Lai biện tài, Như Lai trí huệ, Như Lai tối thắng.
Mong Ðức Thế Tôn cũng vì chúng tôi mà diễn thuyết cho!
Lúc đó Ðức Thế Tôn rõ tâm niệm của chư Bồ Tát, đều tùy theo từng loại mà vì họ hiện thần thông.
Sau khi Ðức Phật hiện thần thông, phương đông, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới hiệu Kim Sắc, Phật hiệu Bất Ðộng Trí, nơi đó có Bồ Tát tên Văn Thù Sư Lợi, cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa liên hoa tạng sư tử ở phía đông mà ngồi kiết già trên đó.
Phương nam, quá mười Phật sát vi trần số thế giới có thế giới Diệu Sắc, Phật hiệu Vô Ngại Trí, có Bồ Tát Giác Thủ cùng mười Phật sát vi trần số chư Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa liên hoa tạng sư tử ở phía nam mà ngồi kiết già trên đó.
Phương tây, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Liên Hoa Sắc, Phật hiệu Diệt Ám Trí, có Bồ Tát Tài Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở phía tây mà ngồi kiết già trên đó.
Phương bắc, mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Chiêm Bặc Hoa Sắc, Phật hiệu Oai Nghi Trí, có Bồ Tát Nhựt Bửu Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở phía bắc mà ngồi kiết già trên đó.
Phương đông bắc, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Ưu Bát La Hoa Sắc, Phật hiệu Minh Trí Tướng, có Bồ Tát Công Ðức Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở phía đông bắc mà ngồi kiết già trên đó.
Phương đông nam, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Kim Sắc, Phật hiệu Cứu Cánh Trí, có Bồ Tát Mục Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở phía đông nam mà ngồi kiết già trên đó.
Phương tây nam, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Bửu Sắc, Phật hiệu Tối Thắng Trí, có Bồ Tát Tinh Tấn Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở phía tây nam mà ngồi kiết già trên đó.
Phương tây bắc, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Kim Cang Sắc, Phật hiệu Tự Tại Trí, có Bồ Tát Pháp Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở phía tây bắc mà ngồi kiết già trên đó.
Hạ phương, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Pha Lê Sắc, Phật hiệu Pham Trí, có Bồ Tát Trí Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở hạ phương mà ngồi kiết già trên đó.
Thượng phương, quá mười Phật sát vi trần số thế giới, có thế giới Bình Ðẳng Sắc, Phật hiệu Quan Sát Trí, có Bồ Tát Hiền Thủ cùng mười Phật sát vi trần số Bồ Tát đồng đến đây lễ Phật, rồi hóa hiện tòa Liên hoa tạng sư tử ở thượng phương mà ngồi kiết già trên đó.
Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Ðại Bồ Tát thừa thừa oai lực của Phật quan sát tất cả chúng hội Bồ Tát mà nói rằng: "Chư Bồ Tát này rất hi hữu".
Chư Phật tử! Phật quốc độ chẳng thể nghĩ bàn. Phật trụ, Phật sát trang nghiêm, Phật pháp tánh, Phật sát thanh tịnh, Phật thuyết pháp, Phật xuất hiện, Phật sát thành tựu, Phật vô thượng bồ đề đều chẳng thể nghĩ bàn.
Tại sao thế?
Chư Phật tử! Tất cả chư Phật trong mười phương biết rằng chúng sanh ưa thích không đồng, nên tùy chỗ thích nghi mà thuyết pháp điều phục họ, nhẫn đến khắp pháp giới, hư không giới.
Chư Phật tử! Ðức Như Lai nơi thế giới Ta Bà này, trong những tứ châu thiên hạ, thị hiện nhiều thân, nhiều hiệu, nhiều sắc tướng, nhiều dài ngắn, nhiều tuổi thọ, nhiều xứ sở, nhiều căn, nhiều chỗ sanh, nhiều tiếng lời, nhiều quan sát, khiến chúng sanh đều thấy biết khác nhau.
Chư Phật tử! Ðức Như Lai ở trong tứ châu thiên hạ này, hoặc hiệu Nhứt Thiết Nghĩa Thành, hoặc hiệu Viên Mãn Nguyệt, hoặc hiệu Sư Tửu Hống, hoặc hiệu Thích Ca Mâu Ni, hoặc hiệu Ðệ Nhất Tiên, hoặc hiệu Tỳ Lô Giá Na, hoặc hiệu Cù Ðàm Thị, hoặc hiệu Ðại Sa Môn, hoặc hiệu Tối Thắng, hoặc hiệu Ðạo Sư, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến chúng sanh thấy biết riêng khác.
Chư Phật tử! Phương đông của tứ thiên hạ này, có thế giới tên Thiện Hộ Ðức. Như Lai ở tại thế giới đó, hoặc hiệu Kim Cang, hoặc hiệu Tự Tại, hoặc hiệu Hữu Trí Huệ, hoặc hiệu Nan Thắng, hoặc hiệu Vân Vương, hoặc hiệu Vô Tránh, hoặc hiệu Năng Vi Chủ, hoặc hiệu Tâm Hoan Hỉ, hoặc hiệu Vô Giữ Ðẳng, hoặc hiệu Ðoạn Ngôn Luận, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết riêng khác.
Chư Phật tử! Phương nam của tứ thiên hạ này, có thế giới tên Nan Nhẫn. Ủức Như Lai ở thế giới đó hoặc tên Ðế Thích, hoặc hiệu Bửu Xưng, hoặc hiệu Ly Cấu, hoặc hiệu Thật Ngữ, hoặc hiệu Năng Ðiều Phục, hoặc hiệu Cụ Túc Hỉ, hoặc hiệu Ðại Danh Xưng, hoặc hiệu Năng Lợi Ích, hoặc hiệu Vô Biên, hoặc hiệu Tối Thắng, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết riêng khác.
Chư Phật tử! Phương tây của tứ thiên hạ này, có thế giới tên Thân Huệ. Ðức Như Lai ở thế giới đó hoặc hiệu Thủy Thiên, hoặc hiệu Hỉ Kiến, hoặc hiệu Tối Thắng Vương, hoặc hiệu Chơn Thiệt Huệ, hoặc hiệu Ðáo Cứu Cánh, hoặc hiệu Hoan Hỉ, hoặc hiệu Pháp Huệ, hoặc hiệu Sở Tác Dĩ Biện, hoặc hiệu Thiện Trụ, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết khác nhau.
Chư Phật tử! Phương bắc của tứ thiên hạ này có thế giới tên Hữu Sư Tử. Ðức Như Lai ở thế giới đó hoặc hiệu Ðại Mâu Ni, hoặc hiệu Khổ Hạnh, hoặc hiệu Thế Sở Tôn, hoặc hiệu Tối Thắng Ðiền, hoặc hiệu Nhứt Thiết Trí, hoặc hiệu Thiện Ý, hoặc hiệu Thanh Tịnh, hoặc hiệu Kề La Bạt Na, hoặc hiệu Tối Thượng Thí, hoặc hiệu Khổ Hạnh Ðắc, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết khác nhau.
Chư Phật tử! Phương đông bắc của tứ thiên hạ này có thế giới tên Diệu Quan Sát. Ðức Như Lai ở thế giới đó hoặc hiệu Ðiều Phục Ma, hoặc hiệu Thành Tựu, hoặc hiệu Tức Diệt, hoặc hiệu Hiền Thiên, hoặc hiệu Ly Tham, hoặc hiệu Thắng Huệ, hoặc hiệu Tâm Bình Ðẳng, hoặc hiệu Vô Năng Thắng, hoặc hiệu Trí Huệ Âm, hoặc hiệu Nan Xuất Hiện, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết khác nhau.
Chư Phật tử! Phương đông nam của thứ thiên hạ này có thế giới tên Hỉ Lạc. Ðức Như Lai ở thế giới đó hoặc hiệu Quang Diệm Tụ, hoặc hiệu Biến Tri, hoặc hiệu Bí Mật, hoặc hiệu Giải Thoát, hoặc hiệu Tánh An Trụ, hoặc hiệu Như Pháp Hành, hoặc hiệu Tịnh Nhãn Vương, hoặc hiệu Ðại Dũng Kiện, hoặc hiệu Tinh Tấn Lực, có mười ngàn hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết khác nhau.
Chư Phật tử! Phương tây nam của tứ thiên hạ này có thế giới tên Thậm Kiên Lao. Ðức Như Lai ở thế giới đó hoặc hiệu An Trụ, hoặc hiệu Trí Vương, hoặc hiệu Viên Mãn, hoặc hiệu Bất Ðộng, hoặc hiệu Diệu Nhãn, hoặc hiệu Ðảnh Vương, hoặc hiệu Tự Tại Âm, hoặc hiệu Nhứt Thiết Thí, hoặc hiệu Trì Chúng Tiên, hoặc hiệu Thắng Tu Di, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết khác nhau.
Chư Phật tử! Phương tây bắc của tứ thiên này có thế giới tên Diệu Ðịa. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Phổ Biến, hoặc hiệu Quang Diệm, hoặc hiệu Ma Ni Kế, hoặc hiệu Khả Ức Niệm, hoặc hiệu Vô Thượng Nghĩa, hoặc hiệu Thường Hỉ Lạc, hoặc hiệu Tánh Thanh Tịnh, hoặc hiệu Viên Mãn Quang, hoặc hiệu Tu Tý, hoặc hiệu Trụ Bổn, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Hạ phương của tứ thiên hạ này có thế giới tên Diệm Huệ. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu là Tập Thiện Căn, hoặc hiệu Sư Tử Tướng, hoặc hiệu Mãnh Lợi Huệ, hoặc hiệu Kim Sắc Diệm, hoặc hiệu Nhứt Thiết Trí Thức, hoặc hiệu Cứu Cánh Âm, hoặc hiệu Tác Lợi Ích, hoặc hiệu Ðáo Cứu Cánh, hoặc hiệu Chơn Thiệt Thiên, hoặc hiệu Phổ Biến Thắng, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Thượng phương của tứ thiên hạ này có thế giới tên Nhựt Trì Ðịa, Ðức Như Lai ở đó, hoặc hiệu Hữu Trí Huệ, hoặc hiệu Thanh Tịnh Diện, hoặc hiệu Giác Huệ, hoặc hiệu Thượng Thủ, hoặc hiệu Hạnh Trang Nghiêm, hoặc hiệu Phát Hoan Hỉ, hoặc hiệu Ý Thành Mãn, hoặc hiệu Như Thạch Hỏa, hoặc hiệu Trì Giới, hoặc hiệu Nhứt Ðạo, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Cõi Ta Bà này có trăm ức tứ châu thiên hạ. Ðức Như Lai ở đây có tất cả trăm vạn ức danh hiệu, khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương đông của cõi Ta Bà này, có thế giới tên Mật Huấn. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Bình Ðẳng, hoặc hiệu Thù Thắng, hoặc hiệu An Ủy, hoặc hiệu Khai Hiểu Ý, hoặc hiệu Văn Huệ, hoặc hiệu Chơn Thiệt Ngữ, hoặc hiệu Ðắc Tự Tại, hoặc hiệu Tối Thăng Thân, hoặc hiệu Ðại Dũng Mãnh, hoặc hiệu Vô Ðẳng Trí, có trăm vạn ức hiệu như vậy, khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương nam của cõi Ta Bà này có thế giới tên Phong Dật. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Bổn Tánh, hoặc hiệu Cần Ý, hoặc hiệu Vô Thượng Tôn, hoặc hiệu Ðại Trí Cự, hoặc hiệu Vô Sở Y, hoặc hiệu Quang Minh Tạng, hoặc hiệu Trí Huệ Tạng, hoặc hiệu Phước Ðức Tạng, hoặc hiệu Thiên Trung Thiên, hoặc hiệu Ðại Tự Tại, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương tây của cõi Ta Bà này có thế giới tên Ly Cấu. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Ý Thành, hoặc hiệu Tri Ðạo, hoặc hiệu An Trụ Bổn, hoặc hiệu Năng Giải Phược, hoặc hiệu Thông Ðạt Nghĩa, hoặc hiệu Nhạo Phân Biệt, hoặc hiệu Tối Thắng Kiến, hoặc hiệu Ðiều Phục Hạnh, hoặc hiệu Chúng Khổ Hạnh, hoặc hiệu Cụ Túc Lực, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương bắc của cõi Ta Bà này có thế giới tên Phong Lạc. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Chiêm Bặc Hoa Sắc, hoặc hiệu Nhựt Tạng, hoặc hiệu Thiện Trụ, hoặc hiệu Hiện Thần Thông, hoặc hiệu Tánh Siêu Mại, hoặc hiệu Huệ Nhựt, hoặc hiệu Vô Ngại, hoặc hiệu Như Nguyệt Hiện, hoặc hiệu Tấn Tật Phong, hoặc hiệu Thanh Tịnh Thân, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương đông bắc của cõi Ta Bà này có thế giới tên Nhiếp Thủ. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Vĩnh Ly Khổ, hoặc hiệu Phổ Giải Thoát, hoặc hiệu Ly Thế Gian, hoặc hiệu Vô Ngại Ðịa, hoặc hiệu Ðại Phục Tạng, hoặc hiệu Giải Thoát Trí, hoặc hiệu Quá Khứ Tạng, hoặc hiệu Bửu Quang Minh, hoặc hiệu Tịnh Tín Tạng, hoặc hiệu Tâm Bất Ðộng, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương đông nam của cõi Ta Bà này có thế giới tên Nhiêu Ích. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Hiện Quang Minh, hoặc hiệu Tận Trí, hoặc hiệu Mỹ Âm, hoặc hiệu Thắng Căn, hoặc hiệu Trang Nghiêm Cái, hoặc hiệu Tinh Tấn Căn, hoặc hiệu Ðáo Phân Biệt Bỉ Ngạn, hoặc hiệu Thắng Ðịnh, hoặc hiệu Giản Ngôn Từ, hoặc hiệu Trí Huệ Hải, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương tây nam của cõi Ta Bà này có thế giới tên Tiển Thiểu. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Mâu Ni Chủ, hoặc hiệu Cụ Chúng Bửu, hoặc hiệu Thế Giải Thoát, hoặc hiệu Biến Tri Căn, hoặc hiệu Thắng Ngôn Từ, hoặc hiệu Minh Liễu Kiến, hoặc hiệu Căn Tự Tại, hoặc hiệu Ðại Tiên Sư, hoặc hiệu Khai Ðạo Nghiệp, hoặc hiệu Kim Cang Sư Tử, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Phương tây bắc của thế giới Ta Bà này có thế giới tên Hoan Hỉ. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Diệu Hoa Tụ, hoặc hiệu Chiên Ðàn Cái, hoặc hiệu Liên Hoa Tạng, hoặc hiệu Siêu Việt Chư Pháp, hoặc hiệu Pháp Bửu, hoặc hiệu Phục Xuất Sanh, hoặc hiệu Quảng Ðại Nhãn, hoặc hiệu Hữu Thiện Pháp, hoặc hiệu Chuyên Niệm Pháp, hoặc hiệu Võng Tạng, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Hạ phương của cõi Ta Bà này có thế giới tên Quan Thược. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Phát Khởi Diệm, hoặc hiệu Ðiều Phục Ðộc, hoặc hiệu Ðế Thích Cung, hoặc hiệu Vô Thường Sở, hoặc hiệu Giác Ngự Bổn, hoặc hiệu Ðoạn Tăng Trưởng, hoặc hiệu Ðại Tốc Tật, hoặc hiệu Thường Lạc Thí, hoặc hiệu Phân Biệt Ðạo, hoặc hiệu Tòi Phục Tràng, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Thượng phương cũa cõi Ta Bà này có thế giới tên Chấn Âm. Ðức Như Lai ở đó hoặc hiệu Dũng Mãnh Tràng, hoặc hiệu Vô Lượng Bửu, hoặc hiệu Lạc Ðại Thí, hoặc hiệu Thiên Quang, hoặc hiệu Cát Hưng, hoặc hiệu Siêu Cảnh Giới, hoặc hiệu Nhứt Thiết Chủ, hoặc hiệu Bất Thối Luân, hoặc hiệu Ly Chúng Ác, hoặc hiệu Nhứt Thiết Trí, có trăm vạn ức hiệu như vậy khiến các chúng sanh thấy biết sai khác.
Chư Phật tử! Mười phương quanh cõi Ta Bà này mỗi phương đều có trăm ngàn ức vô số, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết thế giới, tận pháp giới, hư không giới, trong đó danh hiệu của Như Lai đều không đồng.
Như thuở xa xưa, lúc Ðức Như Lai còn là Bồ Tát, do nhiều thứ đàm luận, nhiều thứ ngôn ngữ, nhiều thứ âm thinh, nhiều thứ nghiệp, nhiều thứ báo, nhiều thứ xứ sở, nhiều thứ phương tiện, nhiều thứ căn, nhiều thứ tín giải, nhiều thứ địa vị mà được thành thục, cũng khiến các chúng sanh thấy biết như vậy nên vì họ thuyết pháp. 8. PHẨM TỨ THÁNH ÐẾ THỨ TÁM
(Hán Bộ Phần Sau Quyển 12)
Lúc bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Ðại Bồ Tát bảo chư Bồ Tát rằng: "Chư Phật tử! Khổ Thánh Ðế, trong cõi Ta Bà này, hoặc gọi là tội, là bức ngặt, là biến dị, là phan duyên, là nhóm, là đâm, là căn tựa, là hư dối, là chỗ nhọt ghẻ, là kẻ ngu si.
Chư Phật tử! Khổ Tập Thánh Ðế, cõi Ta Bà này, hoặc gọi là trói buộc, là diệt hoại, là ái trước, là vọng niệm, là thú nhập, là quyết định, là lưới, là hí luận, là tùy hành, là gốc điên đảo.
Chư Phật tử! Khổ Diệt Thánh Ðế, cõi Ta Bà này, hoặc gọi là Vô tránh, là ly trần, là tịch tịnh, là vô tướng, là vô một, là vô tự tánh, là vô chướng ngại, là diệt, là thể chơn thật, là trụ tự tánh.
Chư Phật tử! Khổ Diệt Ðạo Thánh Ðế, cõi Ta Bà này, hoặc gọi là Nhứt Thừa, là thú tịch, là đạo dẫn, là cứu cánh vô phân biệt, là bình đẳng, là xả đảm, là vô sở thú, là tùy thánh ý, là tiên nhơn lành, là thập tạng.
Chư Phật tử! Nơi cõi Ta Bà này nói về tứ thánh đế có bốn trăm ức mười ngàn danh từ, theo tâm ý của chúng sanh khiến họ được điều phục.
Chư Phật tử! Như cõi Ta Bà này nói về khổ thánh đế, trong thế giới Mật Huấn hoặc gọi là doanh cầu căn, là bất xuất ly, là hệ phược bổn, là làm điều không nên làm, là khắp tranh đấu, là phân tích đều vô lực, là chỗ để tựa, là cực khổ, là tháo động, là hình trạng vật.
Chư Phật tử! Về khổ tập thánh đế, trong thế giới Mật Huấn, hoặc gọi là thuận sanh tử, là nhiễm trước, là đốt cháy, là lưu chuyển, là gốc bại hoại, là mối hữu lậu, là ác hạnh, là ái trước, là nguồn bịnh, là phân số.
Chư Phật tử! Về Khổ diệt thánh đế, trong thế giới Mật Huấn, hoặc gọi là đệ nhất nghĩa, là xuất ly, là tán thán, là an ổn, là thiện thú nhập, là điều phục, là nhứt phần, là vô tội, là ly tham, là quyết định.
Chư Phật tử! Về khổ diệt đạo thánh đế, trong thế giới Mật Huấn hoặc gọi là mãnh tướng, là thượng hạnh, là siêu xuất, là hữu phương tiện, là bình đẳng nhãn, là ly biên, là liễu ngộ, là nhiếp thủ, là tối thắng nhãn, là quán phương.
Chư Phật tử! Về tứ thánh đế, ở thế giới Mật Huấn có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh để khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Về khổ thánh đế, ở thế giới Tối Thắng, hoặc gọi là khủng bố, là phần đoạn, là khả yểm ố, là phải thừa sự, là biến dị, là chiếu dẫn oan, là hay khi đoạt, là khó cộng sự, là vọng phân biệt, là có thế lực.
Chư Phật tử! Về khổ tập thánh đế, ở thế giới Tối Thắng, hoặc gọi là bại hoại, là si căn, là đại oan, là dao bén, là dứt mùi vị, là cừu thù, là chẳng phải vật của mình, là ác đạo dẫn, là thêm đen tối, là hư lợi lành.
Chư Phật tử! Về khổ diệt thánh đế, ở thế giới Tối Thắng, hoặc gọi là đại nghĩa, là nhiêu ích, là nghĩa trung nghĩa, là vô lượng, là chỗ phải thấy, là ly phân biệt, là tối thượng điều phục, là thường bình đẳng, là khả đồng trụ, là vô vị.
Chư Phật tử! Về khổ diệt đạo thánh đế, ở thế giới Tối Thắng, hoặc gọi là hay đốt cháy, là tối thượng phẩm, là quyết định, là vô năng phá, là thâm phương tiện, là xuất ly, là bất hạ liệt, là thông đạt, là giải thoát tánh, là năng độ thoát.
Chư Phật tử! Ở thế giới Tối Thắng, về tứ thánh đế, có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm ý chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Ly Cấu, về khổ thánh đế, hoặc gọi là hối hận, là tư đải, là triển chuyển, là trụ thành, là nhứt vị, là phi pháp, là cư trạch, là chỗ vọng trước, là thấy hư vọng, là không có số.
Chư Phật tử! Ở thế giới Ly Cấu, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là vật không thật, là chỉ có lời nói, là chẳng trong trắng, là sanh địa, là chấp thủ, là bỉ tiện, là tăng trưởng, là gánh nặng, là hay sanh, là thô rắn.
Chư Phật tử! Ở thế giới Ly Cấu, vể khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là vô đẳng đẳng, là khắp trừ sạch, là ly cấu, là tối thắng căn, là xưng hội, là không tư đãi, là diệt hoặc, là tối thượng, là tất cánh, là phá noãn.
Chư Phật tử! Ở thế giới Ly Cấu, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là vật kiên cố, là phương tiện phần, là giải thoát bổn, là bổn tánh thật, là chẳng thể chê mắng, là rất thanh tịnh, là mé hữu lậu, là toàn nhận gởi, là làm rốt ráo, là tịnh phân biệt.
Chư Phật tử! Ở thế giới Ly Cấu, tứ thánh đế, có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm ý chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở Phong Dật thế giới, về khổ thánh đế, hoặc gọi là chỗ ái nhiễm, là gốc hiểm hại, là phần biển hữu lậu, là chứa nhóm lên, là gốc sai biệt, là tăng trưởng, là sanh diệt, là chướng ngại, là cây đao gươm, là số làm thành.
Chư Phật tử! Ở thế giới Phong Dật, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là đáng ghét, là danh tự, là vô tận, là phân số, là chẳng đáng ưa, là hay chụp cắn, là vật thô bỉ, là ái trước, là khí cụ, là dao động.
Chư Phật tử! Ở thế giới Phong Dật, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là dứt tương tục, là khai hiển, là vô văn tự, là vô sở tu, là vô sở kiến, là vô sở tác, là tịch diệt, là đã đốt sạch, là xả trọng đảm, là đã trừ hoại.
Chư Phật tử! Ở thế giới Phong Dật, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là hạnh tịch diệt, là hạnh xuất ly, là siêng tu chứng, là đi an ổn, là vô lượng thọ, là khéo rõ biết, là đạo cứu cánh, là khó tu tập, là đến bờ kia, là vô năng thắng.
Chư Phật tử! Ở thế giới Phong Dật, về tứ thánh đế, có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm chúng sanh, khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiếp Thủ, về khổ thánh đế, hoặc gọi là hay cướp dựt, là bạn chẳng lành, là nhiều khủng bố, là những hí luận, là địa ngục tánh, là không thật nghĩa, là gánh tham dục, là gốc sâu nặng, là tùy tâm chuyển, là bổn trống rỗng.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiếp Thủ, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là tham trước, là ác thành biện, là quá ác, là tốc tật, là hay chấp thủ, là tưởng, là có quả, là vô khả thuyết, là vô khả thủ, là lưu chuyển.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiếp Thủ, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là bất thối chuyển, là ly ngôn thuyết, là vô tướng trạng, là khả hân lạc, là kiên cố, là thượng diệu, là ly si, là diệt tận, là viễn ác, là xuất ly.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiếp Thủ, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là ly ngôn, là vô tránh, là giáo đạo, là thiện hồi hướng, là đại thiện xảo, là sai biệt phương tiện, là như hư không, là tịch tịnh hạnh, là thắng trí, là năng liễu nghĩa.
Chư Phật tử! Về tứ thánh đế, ở Nhiếp Thủ thế giới có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh, khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiêu Ích, về khổ thánh đế, hoặc gọi là trọng đảm, là chẳng bền, là như giặc, là lão tử, là ái sở thành, là lưu chuyển, là mệt nhọc, là tướng trạng ác, là sanh trưởng, là dao bén.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiêu Ích, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là bại hoại, là hỗn trược, là thối thất, là vô lực, là táng thất, là oai vi trần, là bất hòa hợp, là sở tác, là thủ, là ý dục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiêu Ích, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là xuất ngục, là chơn thật, là ly nạn, là phúc hộ, là ly ác, là tùy thuận, là căn bổn, là xả nhơn, là vô vi, là không tương tục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Nhiêu Ích, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là đạt vô sở hữu, là nhứt thiết ấn, là tam muội tạng, là đắc quang minh, là bấtt thối pháp, là năng tận hữu, là quảng đại lộ, là năng điều phục, là hữu an ổn, là gốc bất lưu chuyển.
Chư Phật tử! Về tứ thánh đế, ở thế giới Nhiêu Ích, có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Tiển Thiểu, về khổ thánh đế, hoặc gọi là hiểm lạc dục, là chỗ hệ phược, là tà hạnh, là tùy thọ, là vô tâm sĩ, là tham dục căn, là hằng hà lưu, là thường phá hoại, là tánh khói lửa, là nhiều ưu não.
Chư Phật tử! Ở thế giới Tiển Thiểu, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là quảng địa, là năng thú, là viễn huệ, là lưu nạn, là khủng bố, là phóng dật, là nhiếp thú, là trước xứ, là trạch chủ, là liên phược.
Chư Phật tử! Ở Tiển Thiểu thế giới, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là sung mãn, là bất tử, là vô ngã, là tự tánh, là phận biệt tận, là an lạc trụ, là vô hạn lượng, là đoạn luân chuyển, là tuyệt hành xứ, là bất nhị.
Chư Phật tử! Ở Tiển Thiểu thế giới, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là đại quang minh, là diễn thuyết hải, là giản trạch nghĩa, là hòa hiệp pháp, là ly thủ trước, là đoạn tương tục, là quảng đại lộ, là bình đẳng nhơn, là tịnh phương tiện, là tối thắng kiến.
Chư Phật tử! Về tứ thánh đế, ở Tiển Thiểu thế giới có bốn trăm ức mười ngàn danh hiệu như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở thế giới Hoan Hỉ, về khổ thánh đế, hoặc gọi là lưu chuyển, là xuất sanh, là thất lợi, là nhiễm trước, là trọng đảm, là sai biệt, là nội hiểm, là tập hội, là ác xá trạch, là khổ não tánh.
Chư Phật tử! Ở thế giới Hoan Hỉ, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là địa, là phương tiện, là phi thời, là phi thật pháp, là vô để, là nhiếp thủ, là ly giới, là phiền não pháp, là hiếp liệt kiến, là cấu tụ.
Chư Phật tử! Ở thế giới Hoan Hỉ, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là phá y chỉ, là bất phóng dật, là chơn thật, là bình đẳng, là thiện tịnh, là vô bịnh, là vô khúc, là vô tướng, là tự tại, là vô sanh.
Chư Phật tử! Ở thế giới Hoan Hỉ, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là nhập thắng giới, là đoạn tập, là siêu đẳng loại, là quảng đại tánh, là phân biệt tận, là thần lực đạo, là chúng phương tiện, là chánh niệm hạnh, là thường tịch lộ, là nhiếp giải thoát.
Chư Phật tử! Về nhiếp thánh đế, ở Hoan Hỉ thế giới có bốn trăm ức mười ngàn danh hiệu như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở Quan Thược thế giới, về khổ thánh đế, hoặc gọi là bại hoại tướng, là như phố khí, là ngã sở thành, là chư thú thân, là sát lưu chuyển, là chúng ác môn, là tánh khổ, là khả khí xả, là vô vị, là lai khứ.
Chư Phật tử! Ở Quan Thược thế giới, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là hành, là phẩn độc, là hòa hiệp, là thọ chi, là ngã tâm, là tạp độc, là hư xưng, là oai vị, là nhiệt não, là kinh hãi.
Chư Phật tử! Ở Quan Thược thế giới, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là vô tích tập, là bất khả đắc, là diệu dược, là bất khả hoại, là vô trước, là vô lượng, là quảng đại, là giác phần, là ly nhiễm, là vô chướng ngại.
Chư Phật tử! Ở Quan Thược thế giới, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là an ổn hạnh, là ly dục, là cứu cánh thật, là nhập nghĩa, là tánh cứu cánh, là tịnh hiện, là nhiếp niệm, là thu giải thoát, là cứu tế, là thắng hạnh.
Chư Phật tử! Về tứ thánh đế, ở Quan Thược thế giới có bốn trăm ức mười ngàn danh hiệu như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Ở Chấn Âm thế giới, về khổ thánh đế, hoặc gọi là dấu lỗi, là thế gian, là sở y, là ngạo mạn, là tánh nhiễm trước, là dòng chảy mau, là chẳng vui được, là che dấu, là mau diệt, là khó điều.
Chư Phật tử! Ở Chấn Âm thế giới, về khổ tập thánh đế, hoặc gọi là cần chế phục, là tâm thú, là năng phược, là tùy niệm khởi, là đến hậu biên, là cộng hòa hiệp, là phân biệt, là môn, là phiêu động, là ẩn che.
Chư Phật tử! Ở Chấn Âm thế giới, về khổ diệt thánh đế, hoặc gọi là vô y xứ, là bất khả thủ, chuyển hườn, là ly tránh, là tiểu, là đại, là thiện tịnh, là vô tận, là quảng bác, là vô đẳng giá.
Chư Phật tử! Ở Chấn Âm thế giới, về khổ diệt đạo thánh đế, hoặc gọi là quan sát, là năng tồi địch, là liễu tri ấn, là năng nhập tánh, là nan địch đối, là vô hạn nghĩa, là năng nhập trí, là hòa hiệp đạo, là hằng bất động, là thù thắng nghĩa.
Chư Phật tử! Về tứ thánh đế, ở Chấn Âm thế giới có bốn trăm ức mười ngàn danh từ như vậy, tùy tâm ý của chúng sanh khiến họ điều phục.
Chư Phật tử! Như cõi Ta Bà này nói tứ thánh đế có bốn trăm ức mười ngàn danh hiệu, cũng vậy, mười phương tất cả vô lượng, vô biên, bất khả thuyết thế giới, tận pháp giới hư không giới, trong mỗi thế giới nói tứ thánh đế đều có bốn trăm ức mười ngàn danh từ, tùy tâm ý của chúng sanh khiến họ được điều phục.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.98.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.