Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng tự lấy đồng lá nóng quắn thân mình. Thức dậy, người ấy ghi nhớ trong mộng quấn đồng lá nóng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng còn không có đồng lá huống là có quấn thân mình. Người ấy tự luống nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy sự kinh sợ thì chấp trước nên sợ hải nên tạo mười nghiệp sợ hải thân khẩu và ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương cho đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt, người ấy thấy việc làm hiện trong tâm tưởng liền sợ hải, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, do nghiệp ấy làm nhơn duyên, vì hai duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, sanh vào trong sáu đạo. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy việc làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
- Nầy Ðại Vương! Hậu thức ấy lúc diệt gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không tưù đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh, không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt cũng không đến đâu.
Tử ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không tưé đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không.Sơ thức, thể tánh sơ thức không.Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thê" tánhNiết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. Hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả các pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết Bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp tánh, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy thân căn hư hoại chẳng cảm giác khi xúc chạm . Thức dậy, người ấy ghi nhớ sự hư hoại trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh không có thân căn huống là có hư hoại. Người tự ấy luống nhọc nhằn, đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, tự thấy thân căn hư hoại thì chấp trước nên sợ hải rồi tạo mười nghiệp sợ hải nơi thân khẩu và ý . Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm hiện trong tâm tưởng?. Người ấy thấy rồi sanh lòng sợ hải, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vật, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy mà trong sanh phần tức tâm sơ khởi vào trong sáu thứ.
Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy việc làm từ trước và thọ báo đều chẳng mất hư không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt gọi là vào tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy, lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy, lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đậu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu. Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức , thể tánh không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp khôn. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi không. hoại, thể tánh hoại không.
- Nầy Ðại Vương! Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết Bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy nhà ảo thuật hóa ra ngũ dục, tự thấy thân mình hưởng thọ ngũ dục. Thức dậy người ấy ghi nhớ cảnh ngũ dục trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng được thấy là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí . Tại sao? Vì trong mộng nhà ảo thuật còn cứu cánh không có huống là ngũ dục và hưởng thọ. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, họ thấy ảo sư thuật ra ngũ dục thì chấp trước mà ái trọng rồi nhiễm trước, do đó họ tạo mười nghiệp ái nhiễm nơi thân khẩu và ý.
Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt diệt chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt, thấy nghiệp đã làm hiện trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng ái nhiễm. Nghiệp trước đã hết, nghiệp khác sanh ra, như mộng thức nhớ cảnh sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai nhơn duyên ấy mà trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, sanh vào trong sáu loài. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tạo nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là vào tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy lúc tử không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cung không đến đâu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không.Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và thọ báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn . Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy, tất cả pháp đầy đủ ba môn giải thoát cùng đi chung với không trên đường trước Niết Bàn, xa lìa tướng xa lìa nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các cann như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phảibiết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy nước lớn cuốn trôi thân mình, vợ con quyến thuộc thấy vậy buồn rầu vô lượng. Thức dậy, người ấy nhớ sự nước trôi và buồn rồi trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng ấy là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mọ-ng cứu cánh không có nước, huống
là cuốn trôi và buồn rầu. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy nước cuốn trôi thì chấp trước mà lo buồn rồi tạo mười nghiệp lo buồn nơi thân khẩu và ý.
Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy việc làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Người ấy thấy rồi sanh lòng buồn sợ, nghiệp trước đã hết, nghiệp sau hiện ra, như người thức dậy nhớ sự cảnh trong mộng .
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi, sanh vào trong sáu thú. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! không một pháp nào từ đời nay đến đời sau mà có sanh diệt thấy việc làm tưé trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là vào tử số, nếu sơ thức sanh thì gọi là vào sanh số.
Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy lúc tữ không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tư" không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không. Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Khởi, thể tánh khởi khọng. Hoại, thể tánh hoại không.
Tác nghiệp và thọ quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp, cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà có chớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch.Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy tất cả pháp đều là đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết Bàn? xa rời tường xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ phải biết như vậy.
- Nầy Ðại Vương! Như người mộng thấy mình uống rượu say không còn hay biết, chẳng biết phải trái thiện ác tội phước tôn ty ưu liệt. Thức dậy, người ấy ghi nhớ sự việc trong mộng. Ý Ðại Vương thế nào, sự mộng ấy có thiệt chăng?
- Bạch Thế Tôn! Không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Người ấy cho sự mộng là thiệt thì có phải là trí chăng?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải trí. Tại sao? Vì trong mộng cứu cánh còn không có rượu huống là có uống say mê loạn chẳng biết tội phước tôn ti thiện ác phải trái hơn kém. Người ấy luống tự nhọc nhằn đều không có thiệt.
- Nầy Ðại Vương! Cũng vậy, hàng phàm phu ngu si không học chánh pháp, thấy uống rượu mê loạn họ sanh chấp trước mà nhiễm ái rồi tạo mười nghiệp nhiễm ái nơi thân khẩu và ý. Nghiệp ấy được tạo rồi liền dứt mất chẳng nương ở mười phương, mãi đến lúc lâm chung tối hậu thức diệt thấy nghiệp đã làm từ trước hiện trong tâm tưởng. Thấy rồi người ấy sanh lòng ái trước, tự phần nghiệp hết, nghiệp khác hiện ra, như người mộng thức dậy nhớ sự trong mộng.
Như vậy, tối hậu thức làm chủ, nghiệp ấy làm nhơn duyên, do hai duyên ấy nên trong sanh phần thức tâm ban đầu khởi sanh vào trong sáu đạo. Thức trước đã diệt, thọ sanh phần thức sanh, sanh phần tâm tương tục chủng loại chẳng tuyệt.
- Nầy Ðại Vương! Không một pháp nào từ đời nay đến đời sau, mà có sanh diệt thấy nghiệp đã làm từ trước và thọ quả báo đều chẳng mất hư. không người tác nghiệp cũng không người thọ báo.
Hậu thức ấy lúc diệt thì gọi là tử số. Nếu sơ thức sanh thì gọi là sanh số.
Hậu thức ấy lúc khởi không từ đâu đến, lúc diệt nó cũ'ng không đến đâu.
Duyên ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Nghiệp ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Tử ấy không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Sơ thức ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu.
Thọ sanh ấy lúc sanh không từ đâu đến, lúc diệt nó cũng không đến đâu. Tại sao? Vì tự tánh ly vậy.
Hậu thức, thể tánh hậu thức không. Duyên, thể tánh duyên không. Nghiệp, thể tánh nghiệp không. Tử, thể tánh tử không. Sơ thức, thể tánh sơ thức không. Thọ sanh, thể tánh thọ sanh không.Thế gian, thể tánh thế gian không. Niết Bàn, thể tánh Niết Bàn không. Hoại, thể tánh hoại không.
Nghiệp được tạo tác và quả báo như vậy đều chẳng mất hư, không người tác nghiệp cũng không người thọ báo, chỉ theo thế tục mà cóchớ chẳng phải đệ nhứt nghĩa.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết tất cả pháp đều không tịch. Tất cả pháp không là không giải thoát môn. Không ấy không có tướng không là vô tướng giải thoát môn. Ðã vô tướng nên cũng không nguyện cầu là vô nguyện giải thoát môn. Như vậy tất cả pháp đều đủ ba môn giải thoát cùng đi với không trên đường trước Niết Bàn, xa rời tướng, xa rời nguyện cầu, cứu cánh Niết Bàn giới, quyết định như pháp giới, cùng khắp hư không tế.
- Nầy Ðại Vương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng. Tất cả thí dụ đều phải biết như vậy. 26. PHẨM TỨ CHUYỂN LUÂN VƯƠNG
Bấy giờ Ðức Phật nói với Tịnh Phạn Vương: "Nầy Ðại Vương ! Các pháp như đã nói ở trên phải chuyên tâm tinh tiến quan sát tu hành chớ theo nơi khác.
Pháp ấy là Bồ Ðề của chư Phật quá khứ vị lai hiện tại, hay tự tại siêu việt tất cả thế gian, hay trừ tất cả khát ái hàng phục ngã mạn, diệt trừ tội lỗi, được bình đẳng nơi tất cả pháp. Nó chẳng phải là chỗ của hạng phàm phu, tất cả Thanh Văn chẳng đến được, chẳng phải cảnh giới của tất cả Bích Chi Phật, là chỗ tu hành của tất cả Bồ Tát, là chỗ chứng đắc của tất cả chư Phật.
Ở trong pháp ấy, Ðại Vương phải để tâm suy nghĩ rằng: Tôi phải thế nào để được làm mắt sáng ở trong Trời Người, được làm đèn sáng, đuốc lớn, thuyền bè, biết thủy lộ giới là Ðạo Sư, là thương chủ, là đạo thủ ở trong Trời Người.
Tôi phải thế nào để tự độ mình rồi lại độ được người, tự đã giải thoát lại giải thoát người, tự được an ổn lại an ổn người, tự chứng Niết Bàn lại khiến người chứng Niết Bàn.
Ðại Vương nên biết chẳng nên quan sát đời quá khứ và trải qua sự giàu mạnh tự tại.
- Nầy Ðại Vương! Các căn như ảo, không bao giờ thỏa mãn, cũng không có gì làm nó thỏa mãn được. Cảnh giới như mộng, ở nơi sắc thanh hương vị xúc không biết chán đủ.
- Nầy Ðại Vương! Thuở quá khứ có chuyển luân vương tên Vô Biên Xưng có đủ thất bửu oai lực tự tại thống lãnh tứ thiên hạ. Nhà vua ấy ở chỗ Ðức Phật trước trồng các cội lành nên được thành tựu ý lực nghĩ gì được nấy.
Lúc ấy, vua Vô Biên Xưng tự nghĩ ta thử sức phước đức của ta, nay ta tự nương phước đức khiến tất cả cây cối trong bốn thiên hạ nầy thường có bông trái dùng hoài không hết.
- Nầy Ðại Vương! Vua Vô Biên Xưng ý nghĩ như vậy rồi, khắp bốn thiên hạ tất cả rừng cây trổ bông kết trái xum xuê nhơn dân dùng mãi không hết.
Nhà vua ấy lại nghĩ tưởng làm cho tất cả nhơn dân trong bốn thiên hạ muốn gì đều được cả không hề trái ý. Nhà vua ấy nghĩ tưởng như vậy rồi, tất cả nhơn dân đều được đầy đủ theo chỗ mong cầu.
Nhà vua ấy lại nghĩ tưởng khiến khắp bốn thiên hạ đều mưa nước thơm. Liền đó khắp nơi đều mưa nước thơm.
Nhà vua ấy thử phước lực của mình nên lại nghĩ tưởng khắp bốn thiên hạ đều mưa hoa đẹp. Liền theo ý tưởng của nhà vua ấy, khắp nơi đều mưa hoa đẹp.
Nhà vua ấy lại nghĩ tưởng khắp nơi đều mưa y phục đẹp. Liền đó khắp nơi mưa y phục kiếp bối cõi trời
Nhà vua ấy lại muốn thử phước lực của mình nên nghĩ tưởng khắp bốn thiên hạ mưa bạc, rồi lại tưởng mưa vàng. Theo đúng ý tưởng của nhà vua ấy, khắp nơi mua bạc rồi mưa vàng.
Tại sao như vậy? Vì vua Vô Biên Xưng ấy từ quá khứ đã ở nơi tất cả chúng sanh tu cộng nghiệp thiện.
- Nầy Ðại Vương! Thuở ấy mặt đất Diêm Phù Ðề dọc ngang đều một vạn tám ngàn do tuần, có sáu mưoi ngàn vạn đại thành. Trung ương có hoàng thành tên Bửu Trang Nghiêm dọc ngang mười hai do tuần, bốn phía bằng phẳng khéo đẹp, đường sá trang nghiêm, ranh giới rành rẽ.
Ngoài thành Bửu Trang Nghiêm ấy có bảy lớp hàng cây Ða La bằng bốn thứ báu là vàng bạc lưu ly và pha lê rất đẹp đáng ưa. Nếu là cây Ða La vàng thì thân cành gốc rễ bằng vàng mà lá bông và trái bằng bạc. Nếu là cây Ða La bạc thì thân cành gốc rễ bằng bạc mà lá bông và trái bằng vàng. Nếu là cây Ða La bằng lưu ly thì gốc rễ thân cành bằng lưu ly mà lá bông và trái bằng pha lê. Nếu là cây Ða La pha lê thì gốc rễ thân cành bằng pha lê mà lá bông và trái bằng lưu ly.
Thành Bửu Trang Nghiêm ấy giáp vòng có bảy lớp treo lưới linh lạc báu, lại có màn lưới báu che trùm phía trên.
Ngoài thành có bảy lớp hào, mỗi hào sâu nửa do tuần, rộng một do tuần, đáy và bờ hào đều bằng phẳng, đầy nước trong sạch đủ tám đức, chim chóc uống nước ấy. Trong nước hào mọc đầy bốn thứ hoa sen xanh, vàng đỏ và trắng. Ðáy hào trải cát vàng. Bờ hào bằng bốn báu vàng bạc lưu ly và pha lê: bực vàng thì thang bạc, bực bạc thì thang vàng, còn lưu ly và pha lê thì trang sức trên dưới xen lẫn trang nghiêm. Lan can xung quanh hào bày bảy báu trang nghiêm vô tỉ.
Mỗi con đường đều có bảy lớp cổng báu, hai bên đường có những cây chuối vàng, bốn bên hào đường sá giáp vòng, nơi hai đầu đều có tọa ngồi bằng bảy báu.
Tất cả sự trang nghiêm báu quí ấy đều do phước đức của vua Vô Biên Xưng cảm thành.
Xung quanh ngoài thành Bửu Trang Nghiêm có tám vạn rừng vườn. Làm những rừng vườn ấy, vua Vô Biên Xưng không có lòng chấp trước là sở hữu của mình mà cho tất cả nhơn dân cùng hưởng.
Mỗi khu vườn ấy có tám ao lớn dọc ngang đều nửa do tuần, đầy hoa sen bốn màu. Bờ ao có tám thềm đường bằng bốn báu và cổng ngỏ bảy báu.
Hai bên thềm đường có cây chuối vàng Diêm Phù Ðàn trang nghiêm. Trong ao đầy nước tám đức, các loài chim uống nước ấy. Bốn bên ao nhà vua ấy lại cho trồng nhiều hoa đẹp để nhơn dân cùng hưởng.
Các lưới báu linh lạc báu khắp thành Bửu Trang Nghiêm, lúc gió nhẹ thoảng phát ra tiếng hòa nhã như ngũ âm do nhạc công giỏi trổi lên. Nhơn dân trong thành cùng vui chơi theo nhạc điệu ấy.
Thuở ấy thành lớn Bửu Trang Nghiêm giàu vui an ổn, nhơn dân giàu có no đủ, mọi nơi đều có hoa sen bốn màu đẹp thơm vô tỉ.
Một lúc khác, vua Vô Biên Xưng lại nghĩ rằng:Nay ta sẽ qua châu Tây Cù Ðà Ni. Vua cùng bốn binh chủng cùng bay lên hư không qua Cù Ðà Ni. Chư tiểu Quốc Vương ở châu Tây ấy đều đến phụng nghinh và đem quốc độ phụng hiến. Vua Vô Biên Xưng ở lại đó trăm ngàn muôn năm rồi mang bốn binh chủng lên hư không bay qua châu Ðông Phất Bà Ðề, các tiểu Quốc Vương ở châu Ðông đều phụng nghinh và đem quốc độ phụng hiến. Vua Vô Biên Xưng ở lại đó trăm ngàn vạn năm rồi đem bốn binh chủng lên hư không bay đến châu Bắc Uất Ðơn Việt, nhơn dân nơi châu Bắc đều hoan nghênh. Vua Vô Biên Xưng ở lại châu Bắc nhiều trăm ngàn năm cùng quyến thuộc vui vầy.
Một hôm vua Vô Biên Xưng nghĩ rằng ta có nghe trời Ðao Lợi ỏ đảnh núi Tu Di, nay ta nên lên đó.
Nghĩ như vậy rồi nhà vua ấy ngồi long tượng đem bốn binh chủng bay lên hư không thẳng lên núi Tu Di. Nhà vua ấy hỏi quan hầu cận rằng ngươi thấy núi Tu Di cùng đại hải và tứ thiên hạ thế nào?
Quan hầu thưa: Tâu Ðại Vương, tôi thấy núi Tu Di cùng đại hải và tứ thiên hạ đều xoay tròn. Như nhà gốm quay tròn vòng khuôn, tôi thấy núi Tu Di cùng đại hải và tứ thiên hạ cũng quay tròn như vậy.
Nhà vua ấy bảo quan hầu cho long tượng vương đại hành chưa ngừng thẳng tiến lên trước.
Nhà vua ấy lại hỏi quan hầu: Giờ đây ngươi thấy núi Tu Di cùng đại hải và bốn châu thiên hạ thế nào?
Quan hầu thưa: Tâu Ðại Vương! Tôi thấy núi Tu Di cùng đại hải và bốn châu thiên hạ đều chấn động.
Nhà vua ấy nói nay ta muốn đến đánh núi Tu Di, cho long tượng vương nầy tiểu hành chưa ngừng thẳng tiến lên trước.
Nhà vua ấy hỏi quan hầu: Giờ đây người thấy núi Tu Di cùng đại hải và tứ thiên hạ thế nào?
Quan hầu thưa: Tâu Ðại Vương, tôi thấy núi Tu Di cùng đại hải và bốn thiên hạ đều chẳng động chẳng chuyển.
Nhà vua ấy bảo: Ðã đến đảnh núi Tu Di rồi.
Vua ấy cùng bốn binh chủng đến đảnh núi Tu Di.
Ðế Thích thấy vua Vô Biên Xưng thì vui mừng đón tiếp và chia nửa tòa ngồi cho cho vua ấy cùng ngồi. Vua Vô Biên Xung tiếp nhận chỗ ngồi rồi cùng Ðế Thích ngự trời Ðao Lợi cả vô lượng năm.
Sau đó, vua Vô Biên Xưng lại nghĩ rằng: Ta nên truất phế Ðế Thích để riêng ta làm Thiên Vương.
Vừa nghĩ xong như vậy, nhà vua ấy cùng bốn binh chủng từ trời Ðao Lợi rơi xuống vườn bảy báu ngoài thành Bửu Trang Nghiêm ở Nam Diêm Phù Ðề.
Bấy giờ có dân trong thành ra thấy như vậy vội cấp bảo vào thành. Lúc ấy vua đang ngự trị thành Bửu Trang Nghiêm tên là Tác Ái, nghe có vị Thiên Tử bốn binh chủng từ trên không giáng xuống vườn thất bửu ngoài thành, liền truyền nghiêm xa giá cùng bốn bộ binh chủng xuất thành đến vườn thấy vua Vô Biên Xưng. Vua Tác Ái sai đem các thứ hoa và hương bột hương thoa đến rồi tự trịch y vai hữu quỳ gối hữu chắp tay hướng về vua Vô Biên Xưng mà thưa rằng: Ngài là ai?
Vua Vô Biên Xưng nói: Người có từng nghe thuở xa xưa có vua Vô Biên Xưng chăng?
Vua Tác Ái và các quan dân đều nói: Chúng tôi có nghe người xưa nói thuở trước có vua Vô Biên Xưng ngự trị bốn châu thiên hạ. Vua ấy cùng bốn binh chủng bay lên trời Ðao Lợi.
Vua Vô Biên Xưng nói: Như chỗ các ngươi đã nghe, vua Vô Biên Xưng chính là ta đây.
Từ đó vua Vô Biên Xưng nghe mùi vị đồ ăn uống ở nhân gian lòng chẳng ưa thích chẳng chịu được nên thân tâm trầm trọng hôn mê. Như đem đề hồ để trên cát nóng liền chìm mất chẳng tạm dùng còn, vua Vô Biên Xung ở Diêm Phù Ðề ăn uống các thứ lòng không ưa thích, thân tâm chìm mất cũng như vậy.
Vua Tác Ái thấy vua Vô Biên Xưng chẳng chịu được mùi vị đồ ăn uống ở nhơn gian nên thân tâm chóng hư hoại chẳng thể sống còn bèn thưa rằng: Ðại Vương có lời gì dặn bảo để tôi truyền lại cho người đời sau.
Vua Vô Biên Xưng nói với vua Tác Ái: Nhà vua nên biết từ xưa vua Vô Biên Xưng ngự trị bốn thiên hạ oai đức tự tại, tùy ý muốn gì đều được như vậy, muốn rừng cây đầy hoa quả thì bông trái có luôn hay trừ khổ cho mọi người. Nhơn dân muốn cần gì thì đều được thỏa mãn cả. Ta lại có thể mưa nước thơm, mưa hoa đẹp, mưa y phục báu, mưa bạc trắng, mưa vàng ròng. Ngự trị bốn châu giàu mạnh tự tại. Ta lên trời Ðao Lợi, Ðế Thích chia ngự tọa cùng cai trị cõi trời. Vì lòng tham không chán đủ nên phải từ cung trời rơi xuống Diêm Phù Ðề mà chết.
Vua Vô Biên Xưng bảo vua Tác Ái: Các sự việc vừa kể ấy, nhà vua nên truyền nói như vậy và kết luận rằng: Vua Vô Biên Xưng giàu mạnh tự tại, vì tham cầu không chán nên phải chết mất.
Vua Vô Biên Xưng nói xong thì chết".
Thuật đến đây, Ðức Phật nói với vua Tịnh Phạn: Vua Vô Biên Xưng ấy tức là thân Phật đây vậy. Nầy Ðại vvương! Phải biết các căn như ảo, cảnh giới như mộng.
- Nầy Ðại Vương! Vì thế nên phải nhiếp tâm quan sát như vậy, chớ tin nơi khác".
Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:
"Thường vui pháp tự tại
Luôn luôn sách tấn mình
Trong tham dục tự tại
Lòng phải biết chán lìa
Ly dục tự tại rồi
Trụ trong pháp tự tại
Nếu hàng phục được tâm
Thì hàng phục phiền não
Hàng phục được phiền não
Liền được lìa nghiệp đạo
Ðược lìa nghiệp đạo rồi
Là tháp chùa thế gian
Chẳng bị dục ô nhiễm
hiển bày lỗi phiền não
Nhớ lợi ích chúng sanh
Nên hiệu là tháp chùa
Nghe lời tham dục rồi
Liền lìa được tham dục
Nhứt thiết trí tịnh tâm
Nên hiệu là tháp chùa
Tối thắng đại trượng phu
Nhớ dứt lỗi chúng sanh
Giải thoát sân cho họ
Nên hiểu là tháp chùa
Tối thắng đại trượng phu
Nhớ dứt si cho chúng
Thoát tâm ngu si ấy
Nên hiệu là tháp chùa
Ðiều ngự thiên nhơn sư
Nhớ dứt mạn cho chúng
Làm tâm chúng sanh sạch
Nên hiệu là tháp chùa."
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.131.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.