Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 173 »»

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 173

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.58 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.69 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 600 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 162 | 163 | 164 | 165 | 166 | 167 | 168 | 169 | 170 | 171 | 172 | 173 | 174 | 175 | 176 | 177 | 178 | 179 | 180 | 181 | 182 | 183 | 184 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

02
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tám giải thoát mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tám giải thoát mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì tám giải thoát không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tám giải thoát mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát bốn niệm trụ mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát bốn niệm trụ mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì bốn niệm trụ không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát bốn niệm trụ mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp môn giải thoát không mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp môn giải thoát không mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì pháp môn giải thoát không không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp môn giải thoát không mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát năm loại mắt mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát sáu phép thần thông mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát năm loại mắt mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát sáu phép thần thông mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì năm loại mắt không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát năm loại mắt mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì sáu phép thần thông không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát sáu phép thần thông, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát mười lực Phật mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát mười lực Phật mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì mười lực Phật không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát mười lực Phật mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp không quên mất mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát tánh luôn luôn xả mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp không quên mất mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát tánh luôn luôn xả mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì pháp không quên mất không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát pháp không quên mất mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì tánh luôn luôn xả không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tánh luôn luôn xả, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát trí nhất thiết mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát trí nhất thiết mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì trí nhất thiết không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát trí nhất thiết mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp môn Đà-la-ni mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp môn Đà-la-ni mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp môn Đà-la-ni mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp môn Tam-ma-địa, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả Dự-lưu mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả Dự-lưu mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng được dẫn phát quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì quả Dự-lưu không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả Dự-lưu mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả vị Ðộc-giác mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả vị Ðộc-giác mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì quả vị Ðộc-giác không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả vị Ðộc-giác, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả hạnh đại Bồ-tát mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả hạnh đại Bồ-tát mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả hạnh đại Bồ-tát, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Này Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh nên đại Bồ-tát chẳng được dẫn phát tất cả pháp, mà nên dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế cùng hiệp với pháp nào?
Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát dẫn phát Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế chẳng hiệp với tất cả pháp. Vì chẳng hiệp nên được gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế không cùng hiệp với tất cả những pháp nào?
Này Xá Lợi Tử! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, chẳng cùng hiệp với pháp thiện, chẳng cùng hiệp với pháp phi thiện, chẳng cùng hiệp với pháp hữu tội, chẳng cùng hiệp với pháp vô tội, chẳng cùng hiệp với pháp hữu lậu, chẳng cùng hiệp với pháp vô lậu, chẳng cùng hiệp với pháp hữu vi, chẳng cùng hiệp với pháp vô vi, chẳng cùng hiệp với pháp tạp nhiễm, chẳng cùng hiệp với pháp thanh tịnh, chẳng cùng hiệp với pháp nhiễm ô, chẳng cùng hiệp với pháp bất nhiễm ô, chẳng cùng hiệp với pháp thế gian, chẳng cùng hiệp với pháp xuất thế gian, chẳng cùng hiệp với pháp sanh tử, chẳng cùng hiệp với pháp Niết-bàn. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp, không có sở đắc.
Lúc bấy giờ, trời Ðế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế sao chẳng hiệp với trí nhất thiết trí?
Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Bát-nhã-ba-la-mật-đa này cũng chẳng hiệp với trí nhất thiết trí. Vì do cái này đối với cái kia chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã-ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết trí không hiệp cũng không đắc?
Này Kiều Thi Ca! Chẳng phải Bát-nhã-ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết trí có hiệp có đắc đúng như danh, như tướng, như tác dụng của nó.
Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã-ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết trí cũng có hiệp có đắc?
Này Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa đối với trí nhất thiết trí không thọ, không thủ, không trụ, không đoạn, không chấp, không xả, đúng như danh, tướng v.v... hiệp đắc như vậy mà không hiệp đắc.
Này Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp cũng không thọ, không thủ, không trụ, không đoạn, không chấp, không xả, đúng như danh, tướng v.v… hiệp đắc như vậy mà không hiệp đắc.
Khi ấy, trời Ðế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thật hiếm có! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, vì tất cả pháp không làm, không nghỉ, không sanh, không diệt, không thành, không hoại, không được, không bỏ, không có tự tánh mà hiện tại, tuy có hiệp có đắc nhưng không hiệp không đắc.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa cùng hiệp với tất cả pháp; Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng cùng hiệp với tất cả pháp thì đại Bồ-tát ấy vứt bỏ hết Bát-nhã-ba-la-mật-đa; xa lìa hết Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Phật dạy: Thiện Hiện! Lại có nhân duyên các đại Bồ-tát vứt bỏ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; xa lìa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đó là khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế không có sở hữu, chẳng phải chơn thật, chẳng kiên cố, chẳng tự tại, nên đại Bồ-tát ấy vứt bỏ hết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xa lìa hết Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp nào?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin sắc; chẳng tin thọ, tưởng, hành, thức.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin sắc; chẳng tin thọ, tưởng, hành, thức?
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán sắc chẳng thể nắm bắt được; quán thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin sắc; chẳng tin thọ, tưởng, hành, thức.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhãn xứ; chẳng tin nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhãn xứ; chẳng tin nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ?
Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhãn xứ; chẳng tin nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin sắc xứ; chẳng tin thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin sắc xứ; chẳng tin thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin sắc xứ; chẳng tin thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhãn giới; chẳng tin sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhãn giới; chẳng tin sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xú cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; quán sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhãn giới; chẳng tin sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhĩ giới; chẳng tin thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhĩ giới; chẳng tin thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được; quán thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin nhĩ giới; chẳng tin thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tỷ giới; chẳng tin hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tỷ giới; chẳng tin hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán tỷ giới chẳng thể nắm bắt được; quán hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tỷ giới; chẳng tin hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin thiệt giới; chẳng tin vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin thiệt giới; chẳng tin vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán thiệt giới chẳng thể nắm bắt được; quán vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin thiệt giới; chẳng tin vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì chẳng tin thân giới; chẳng tin xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì chẳng tin thân giới; chẳng tin xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán thân giới chẳng thể nắm bắt được; quán xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin thân giới, chẳng tin xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin ý giới; chẳng tin pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin ý giới; chẳng tin pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán ý giới chẳng thể nắm bắt được; quán pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin ý giới; chẳng tin pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin địa giới; chẳng tin thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin địa giới; chẳng tin thủy, hỏa, phong, không, thức giới?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán địa giới chẳng thể nắm bắt được; quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin địa giới; chẳng tin thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin vô minh; chẳng tin hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin vô minh; chẳng tin hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán vô minh chẳng thể nắm bắt được; quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin vô minh; chẳng tin hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng tin tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng tin tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp không nội; chẳng tin pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp không nội, chẳng tinh pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán pháp không nội chẳng thể nắm bắt được; quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp không nội, chẳng tin pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin chơn như; chẳng tin pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin chơn như; chẳng tin pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán chơn như chẳng thể nắm bắt được; quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin chơn như, chẳng tin pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin Thánh đế khổ; chẳng tin Thánh đế tập, diệt, đạo.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin Thánh đế khổ; chẳng tin Thánh đế tập, diệt, đạo?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; quán Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin Thánh đế khổ; chẳng tin Thánh đế tập, diệt, đạo.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bốn tịnh lự; chẳng tin bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bốn tịnh lự; chẳng tin bốn vô lượng, bốn định vô sắc?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bốn tịnh lự; chẳng tin bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tám giải thoát; chẳng tin tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tám giải thoát; chẳng tin tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được; quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tám giải thoát; chẳng tin tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bốn niệm trụ; chẳng tin bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bốn niệm trụ; chẳng tin bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo ?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin bốn niệm trụ; chẳng tin bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp môn giải thoát không; chẳng tin pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp môn giải thoát không; chẳng tin pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được; quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp môn giải thoát không; chẳng tin pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin năm loại mắt; chẳng tin sáu phép thần thông.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin năm loại mắt; chẳng tin sáu phép thần thông?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; quán sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin năm loại mắt; chẳng tin sáu phép thần thông.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin mười lực Phật; chẳng tin bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin mười lực Phật; chẳng tin bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được; quán bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin mười lực Phật; chẳng tin bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp không quên mất; chẳng tin tánh luôn luôn xả.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp không quên mất; chẳng tin tánh luôn luôn xả?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được; quán tánh luôn luôn xả chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin pháp không quên mất; chẳng tin tánh luôn luôn xả.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin trí nhất thiết; chẳng tin trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin trí nhất thiết; chẳng tin trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được; quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin trí nhất thiết; chẳng tin trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng tin tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng tin tất cả pháp môn Tam-ma-địa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được; quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng tin tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả Dự-lưu; chẳng tin quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả Dự-lưu; chẳng tin quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán quả Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; quán quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả Dự-lưu; chẳng tin quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả vị Ðộc-giác.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả vị Ðộc-giác?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán quả vị Ðộc-giác chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả vị Ðộc-giác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả hạnh đại Bồ-tát.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả hạnh đại Bồ-tát?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả hạnh đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả pháp.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả pháp?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, quán tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được. Vì vậy nên đại Bồ-tát khi tin Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì chẳng tin tất cả pháp.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát gọi là đại Ba-la-mật-đa.
Phật dạy: Này Thiện Hiện! Ông dựa vào ý gì mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa?
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát đối với sắc chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sắc chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sắc chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sắc chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sắc chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức.
Bạch Thế Tôn! Con dựa vào ý này nên nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát, đối với nhãn xứ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với nhãn xứ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với nhãn xứ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn xứ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với nhãn xứ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức.
Bạch Thế Tôn! Con dựa vào ý này nên nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát, đối với sắc xứ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sắc xứ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sắc xứ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sắc xứ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sắc xứ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức.
Bạch Thế Tôn! Con dựa vào ý này nên nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Quyển 173
Hết

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 600 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Bức Thành Biên Giới


Những tâm tình cô đơn


Hạnh phúc là điều có thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.98.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập